Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.87 KB, 2 trang )
9 câu nên “hỏi ngược” nhà tuyển dụng
Tự tin, hồ sơ hoàn hảo, trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng…Tất cả cũng vẫn chưa đủ để có một
cuộc phỏng vấn thành công. Trong khi đó, yếu tố quan trọng để các nhà tuyển dụng đánh giá cao các ứng
viên chính là khả năng phản ứng và đặt câu hỏi ngược trở lại cho họ.
Hiện nay, hầu hết các ứng viên sau khi trả lời tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng thường có khuynh hướng rất
ngại hỏi lại các nhà tuyển dụng một phần vì sợ như thế là “thách thức” nhà tuyển dụng và như vậy là không hay
phần là để đảm bảo độ an toàn cho chính bản thân mình.
Kerry Patterson, tác giả cuốn “Crucial Conversations” cho rằng: “Các ứng viên hiện nay chọn giải pháp im lặng và
không có ý kiến gì khi đã trả lời xong hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng bởi vì họ lo lắng nguy hại đến sự tín nhiệm,
lo sợ sự “trả miếng” trong quyết định cuối cùng của người phỏng vấn. Và khi nhân viên đã chọn giải pháp này, thì họ
vẫn cứ tiếp tục chấp nhận như thế cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.”
Dù bạn có lặng thinh bởi vì bạn sợ những bối rối hay là bạn nghĩ rằng câu hỏi của mình chẳng có ý nghĩa gì lắm thì
bạn cũng nên học cách đưa phản hồi và trình bày ý kiến của mình.
“Tôi có thể hiểu hơn về một người bằng các câu hỏi mà họ hỏi tôi hơn là thông qua những điều họ nói với tôi” Edith
Onderick-Harvey, Giám đốc công ty tư vấn Change Dynamics Consulting nói. “Các câu hỏi về mục tiêu và ưu thế của
doanh nghiệp, vai trò của bạn trong việc đạt được những mục tiêu này và yêu cầu phản hồi của sếp để thể hiện rằng
bạn đã quan tâm đến sự nghiệp của mình, đến công ty chứ không phải chỉ có riêng công việc”.
Dưới đây là 9 câu hỏi bạn có thể sử dụng để hỏi lại người phỏng vấn. Tất nhiên, bạn không nên yêu cầu họ trả lời tất
cả bởi vì người phỏng vấn thường không có thời gian.
“Thành công của tôi được đánh giá như thế nào?”
Các nhân viên thường quên rằng thành quả của họ cần phải được đánh giá đúng mức trong công ty và so với các vị
trí khác. Để biết được công việc của bạn có hiệu quả ra sao, bạn nên chia sẻ điều này với nhà tuyển dụng. Hãy thử
tìm hiểu xem, liệu anh ấy có thích các con số không, hay là thích những kết quả, hay là muốn biết xem bạn đạt được
những thành công đó như thế nào. Sau đó, dựa trên công việc sắp tới để bạn có thể bạn có thể đưa ra những ưu
tiên cho câu hỏi.
“Tôi cần phát triển để được thăng tiến trong sự nghiệp ở vị trí nào?”
Câu hỏi này thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có thể nắm chắc được tương lai cho mình và không
chờ đợi ai đó giúp đỡ hoặc điều khiển. Nếu bạn có thể gắn những mục tiêu của mình, của công ty với những kinh
nghiệm cần có của bạn chắc chắn sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng.
“Tôi có thể phát huy điểm mạnh gì của mình ở vị trí công việc này?”
Đừng quá quan tâm tìm kiếm những điểm yếu mà bạn quên đi những điểm mạnh của mình. Câu hỏi này không phải