Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kỳ vọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND huyện thanh trì – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.92 KB, 88 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.....................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH
TRÌ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở ỦY BAN NHÂN
DÂN HUYỆN THANH TRÌ.....................................................................................2
1.1. Tổng quan về UBND huyện Thanh Trì. 2
1.1.1. Thông tin chung về đơn vị.

2

1.1.2. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển. 2
1.1.3. Giới thiệu khái quát bộ máy tổ chức. 5
1.1.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản trị nhân lực.
1.1.4.1. Nhân tố bên ngoài:

6

1.1.4.2. Nhân tố bên trong:

7

6

1.2. Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân lực.
9
1.2.1. Tổ chức bộ phận chuyên trách: 9
1.2.1.1. Tên gọi: Phòng Nội vụ.
1.2.1.2. Vị trí, chức năng:



9

9

1.2.1.3. Các vị trí chuyên trách đảm nhiệm nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân
lực: 10
1.2.1.4. Mối quan hệ giữa các vị trí công việc:

10

1.2.2. Tổ chức nhân sự chuyên trách: 11
1.2.2.1. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực: 11
1.2.2.2. Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công tác quản
trị nhân lực:
13
1.3. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách nhân sự.

14

1.3.1. Quyền hạn của phòng Nội vụ trong các nghiệp vụ quản trị nhân lực:

14

1.3.2. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nhiệm vụ liên quan
đến QTNL của phòng: 15
i


PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NHU CẦU VÀ HỌC

THUYẾT KỲ VỌNG TRONG VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TẠI TRỤ SỞ UBND HUYỆN........................21
THANH TRÌ – HÀ NỘI..........................................................................................21
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kỳ
vọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở
UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội. 21
2.1.1. Cơ sở lí luận về ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kỳ vọng trong
việc tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND
huyện Thanh Trì – Hà Nội.
21
2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 21
2.1.1.2. Mục đích của việc tạo động lực lao động. 22
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động: 23
2.1.1.4. Học thuyết nhu cầu của Maslow và thuyết kỳ vọng của Victor Vroom và
phương hướng tạo động lực lao động.26
2.1.1.5. Một số hoạt động quản trị nhân lực cơ bản và cách thức ứng dụng hai học
thuyết tạo động lực trong hoạt động quản trị nhân lực: 29
2.1.1.5. Sự cần thiết của việc ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kì vọng
trong việc tạo động lực cho người lao động: 41
2.1.2. Cơ sở thực tiễn về ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kỳ vọng trong
việc tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND
huyện Thanh Trì – Hà Nội.
42
2.2. Thực trạng việc ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kì vọng trong việc
tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND huyện
Thanh Trì – Hà Nội.
43
2.2.1. Một số đặc điểm của UBND huyện Thanh Trì có ảnh hưởng đến việc ứng
dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kì vọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ
công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội: 43

2.2.2. Thực trạng việc ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kì vọng trong các
hoạt động quản trị nhân lực tại UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội.
46
2.2.2.1. Thực trạng việc ứng dụng học thuyết nhu cầu trong các hoạt động quản
trị nhân lực:...........................................................................................................46
2.2.2.2. Thực trạng việc ứng dụng học thuyết kỳ vọng trong các hoạt động quản
trị nhân lực:...........................................................................................................57
ii


2.2.3. Đánh giá việc ứng dụng học thuyết nhu cầu và học thuyết kì vọng trong việc
tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại trụ sở UBND huyện
Thanh Trì – Hà Nội:
62
2.2.4. Một số kết quả thể hiện động lực làm việc của cán bộ công chức, viên chức
UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội: 69
2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng học thuyết nhu cầu và học
thuyết kì vọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc
tại trụ sở UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội. 71
2.3.1. Giải pháp chung. 71
2.3.2. Giải pháp cụ thể. 72
2.3.2.1. Về đánh giá thực hiện công việc:............................................................72
2.3.2.2. Về đào tạo và phát triển nhân lực:...........................................................74
2.3.2.3. Về thù lao lao động:.................................................................................75
2.3.2.4. Về quan hệ lao động trong tổ chức:.........................................................76
2.3.3. Giải pháp khác. 78
2.3.3.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức, viên chức:..........................78
2.3.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ:...........................................78
KẾT LUẬN.............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................80

PHỤ LỤC:...............................................................................................................81

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND huyện Thanh Trì................................5
Bảng 1.1. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực.........................12
Bảng 1.2. Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công tác
quản trị nhân lực......................................................................................................13
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nhiệm vụ liên
quan đến quản trị nhân lực......................................................................................16
Bảng 2.1. Đặc điểm đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Thanh Trì
năm 2015.................................................................................................................43
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của UBND huyện
Thanh Trì 03 năm gần nhất (2013 – 2015)..............................................................48
Bảng 2.3. Số lượng công chức, viên chức của UBND huyện Thanh Trì được đào
tạo, bồi dưỡng trong 03 năm (2013 – 2015)............................................................50
Bảng 2.4. Mức thưởng cho các danh hiệu thi đua...................................................60
Bảng 2.5. Đánh giá của CCVC về công tác đánh giá thực hiện công việc.............63
Bảng 2.6. Đánh giá của CCVC về công tác đào tạo và phát triển nhân lực............65
Bảng 2.7. Đánh giá của CCVC về công tác thù lao lao động.................................67
Bảng 2.8. Đánh giá của CCVC về môi trường làm việc.........................................69
Bảng 2.9. Thành tích của cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện Thanh Trì
từ năm 2013 – 2015.................................................................................................71

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH
BHYT
BHTN
CCVC
HĐND
UBND
THCV

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Công chức, viên chức
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Thực hiện công việc

v


LỜI NÓI ĐẦU
Đối với bất cứ quốc gia nào, việc tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức có tầm quan trọng đặc biệt, vì họ là bộ phận quan trọng quyết định
đến hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước. Động lực có ảnh hưởng đến hiệu suất
làm việc của cá nhân và tổ chức. Điều này luôn luôn đúng với bất cứ tổ chức nào,
nhưng đối với tổ chức nhà nước điều này quan trọng hơn, bởi vì nếu cán bộ công
chức, viên chức không có động lực làm việc hoặc động cơ làm việc không tích cực
sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cơ quan nhà nước và có tác động không
tốt đến xã hội, đến công dân – đối tượng phục vụ của các cơ quan nhà nước.
Ở nước ta, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của thời kỳ hội

nhập trong những năm gần đây đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới động lực làm
việc của công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong đó có
UBND huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội. Thực tiễn công tác tạo động lực lao
động cho đội ngũ công chức, viên chức của Việt Nam nói chung và các cơ quan
hành chính sự nghiệp nói riêng cho thấy mặc dù chính sách tạo động lực đã được
quan tâm và áp dụng có hiệu quả song công tác tạo động lực còn nhiều bất cập và
hạn chế. Trong những năm qua, UBND huyện Thanh Trì cũng đang từng bước cố
gắng thực hiện những chính sách tạo động lực cho đội ngũ công chức, viên chức
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc để góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: “Ứng dụng học thuyết
nhu cầu và học thuyết kỳ vọng trong việc tạo động lực cho đội ngũ công chức,
viên chức làm việc tại trụ sở UBND huyện Thanh Trì – Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo, thạc sĩ Đào Thị Thanh Trà_Giảng viên trường
Đại học Lao động – Xã hội. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình thực tập, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nhận thức và
kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô để bài báo cáo thực tập của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH
TRÌ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Ở ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
1.1. Tổng quan về UBND huyện Thanh Trì.

1.1.1. Thông tin chung về đơn vị.
Tên gọi: Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì.
Website: />Email:
Điện thoại: 0438611093.
Fax: 0436814660.
Địa chỉ: 375 Ngọc Hồi, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
Đơn vị chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Đơn vị trực thuộc: 15 xã và 1 thị trấn trong địa bàn huyện. Đó là các xã: Đại Áng,
Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai,
Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ và thị
trấn Văn Điển.
1.1.2. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển.
* Lịch sử hình thành:
Huyện Thanh Trì là vùng đất có lịch sử lâu đời, tên gọi cổ nhất của huyện
Thanh Trì xưa là Long Đàm, có từ cuối thời Trần. Thời nhà Minh đô hộ, Long
Đàm đổi thành Thanh Đàm. Đến thời Lê Trung Hưng, vì kiêng tên húy của vua Lê
Thế Tông (1573 – 1599) là Lê Duy Đàm nên Thanh Đàm đổi thành Thanh Trì.
Trải qua những thăng trầm lịch sử với nhiều biến đổi, đến năm 1945, Thanh
Trì vẫn tồn tại hai khu vực, khu vực phía Nam thuộc tỉnh Hà Đông, khu vực phía
Bắc thuộc ngoại thành Hà Nội. Ngày 31/5/1961, theo Quyết định 78/CP của Hội
đồng Chính phủ, huyện Thanh Trì được thành lập với 21 xã và 01 thị trấn (là
những xã và thị trấn thuộc hai khu vực nói trên). Theo Nghị định số 132/2003/NĐ
– CP ngày 06/11/2003, huyện Thanh Trì đã chuyển giao 09 xã: Đại Kim, Định
Công, Hoàng Liệt, Lĩnh Nam. Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở
để thành lập quận mới Hoàng Mai; Huyện Thanh Trì còn 01 thị trấn – Văn Điển và
15 xã là Duyên Hà, Đại Áng, Đông Mỹ, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ
2


Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh

Quỳnh, Yên Mỹ và được duy trì đến hiện tại.
UBND huyện Thanh Trì được thành lập tháng 5/1930. Nơi đóng trụ sở
huyện cũng thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử. Trụ sở UBND huyện Thanh Trì
trước đây đóng ở xã Quỳnh Đô, sau chuyển tới xã Đông Phù Liệt. Đến Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, nơi đây vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa của huyện
Thanh Trì. Đến năm 1954, sau khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội, chính quyền huyện
mới chuyển trụ sở về thị trấn Văn Điển như hiện nay.
* Quá trình phát triển:
Từ khi thành lập đến nay, UBND huyện Thanh Trì đã trải qua nhiều lần thay
đổi trụ sở và lãnh đạo chủ chốt:
Từ năm 1930 – 1938: UBND huyện Thanh Trì do đồng chí Ngô Duy Cảo
làm chủ tịch, đồng chí Phạm Dụ, Nguyễn Văn Đào làm phó chủ tịch và trụ sở ủy
ban đóng tại xã Quỳnh Đô (nay là xã Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì – Hà Nội) với biên
chế là 38 cán bộ.
Từ năm 1939 – 1944: UBND huyện Thanh Trì do đồng chí Nguyễn Trần Đỗ
làm chủ tịch, đồng chí Lê Hoàng, Nguyễn Đức Lạc làm phó chủ tịch. Trụ sở ủy
ban vẫn đóng tại xã Quỳnh Đô với biên chế 62 cán bộ.
Từ năm 1945 – 1954: Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, trụ sở ủy ban
huyện được chuyển tới xã Đông Phù Liệt (nay là xã Đông Mỹ - Thanh Trì – Hà
Nội). Thời gian này UBND huyện cử đồng chí Hoàng Quốc Minh làm chủ tịch và
hai đồng chí Dương Ngà và Trần Quang Nghĩa làm phó chủ tịch. Số biên chế có
mặt là 78 cán bộ.
Đến năm 1954, trụ sở ủy ban huyện chuyển về khu Ga – thị trấn Văn Điển
như hiện nay.
Đến nay, UBND huyện Thanh Trì gồm 17 phòng, ban. Các phòng, ban
chuyên môn từ phân bố rải rác xung quanh trụ sở ủy ban huyện nay đã được
chuyển về cùng trụ sở đảm bảo cho việc phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn
được thuận lợi.
Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức gồm 173 người, trong đó số
công chức là 121 người, số viên chức là 52 người. Chất lượng đội ngũ công chức,

viên chức ngày càng được nâng cao, số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao tăng dần qua các năm đồng thời số người lao động có trình độ chuyên môn
thấp giảm dần. Người lao động từ chưa được đào tạo chính quy, chưa đạt chuẩn
3


nay đã dần được thay thế bởi những cán bộ có trình độ chuyên môn tương xứng
với yêu cầu công việc.
Trong quá trình hình thành và phát triển, UBND huyện Thanh Trì đã không
ngừng cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, trang bị cơ sở vật chất hiện đại
nhằm phục vụ cho quá trình công tác của cán bộ công chức, viên chức trong cơ
quan. Trước năm 1945, trụ sở ủy ban huyện chỉ là khu nhà cấp bốn, cơ sở vật chất
thiếu thốn, lạc hậu. Đến nay, trụ sở ủy ban huyện đã được xây dựng hiện đại với
quy mô lớn, bao gồm một tòa nhà 05 tầng khang trang gồm các phòng nghiệp vụ
rộng rãi. Cơ sở vật chất trong trụ sở bao gồm 51 bộ máy tính; 16 máy in; 49 máy
điện thoại để bàn móc nối song song, máy photo, scan.. và các loại bàn ghế bảng
kê đa năng hiện đại...

4


1.1.3. Giới thiệu khái quát bộ máy tổ chức.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của UBND huyện Thanh Trì
Chủ tịch

Các phó Chủ tịch

Phòng
Nội vụ


Phòng
Lao
động TBXH

Phòng
Thanh
tra

Phòng
Tài
chính –
Kế
hoạch

Phòng
Kinh tế

Phòng
Tài
nguyên
và Môi
trường

Phòng
Quản lý
đô thị

Phòng
Văn
hóa

thông
tin

Phòng

pháp

Phòng
Giáo
dục và
Đào tạo

Phòng
Y tế

Văn
phòng
HĐND
&
UBND

Ban
quản lý
dự án

Trung
tâm
phát
triển
quỹ đất


Trung
tâm dân
số kế
hoạch
hóa gia
đình

Ban bồi
thường
giải
phóng
mặt
bằng

Văn
phòng
đăng
ký đất
và nhà

(Nguồn: UBND huyện Thanh Trì)
Cơ cấu tổ chức UBND huyện Thanh Trì được thiết lập theo cơ cấu trực
tuyến, mỗi cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp, mối quan hệ trong cơ
5


cấu tổ chức được thiết lập theo chiều dọc, công việc được tiến hành theo tuyến do
đó mệnh lệnh được thi hành nhanh, việc quản lý thống nhất và hiệu quả, tránh tình
trạng chồng chéo mệnh lệnh. UBND huyện Thanh Trì có đầy đủ các phòng, ban để

thực hiện các hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội, đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội
của huyện. Mỗi phòng, ban thực hiện một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa
các phòng, ban có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo cho các hoạt động trong tổ chức
được diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mà UBND huyện
đề ra.
Qua thực tế vận hành, bộ máy tổ chức UBND huyện Thanh Trì đã thể hiện
sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận, không xảy ra tình trạng chồng chéo, gián
đoạn trong quá trình vận hành. Ví dụ, để chuẩn bị nhân sự cho các phòng, ban
trong UBND, buộc phải có sự kết hợp giữa phòng Nội vụ với các phòng, ban
chuyên môn bởi phòng Nội vụ chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong UBND
huyện còn các phòng ban chuyên môn khác sẽ phối hợp tham mưu trình độ chuyên
môn của người lao động đảm bảo theo tiêu chuẩn và quy định đề ra. Theo đó,
phòng Nội vụ sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn định biên các phòng chuyên môn để tham
mưu với lãnh đạo UBND huyện nhằm tuyển dụng, sắp xếp, bố trí nhân sự đảm bảo
phù hợp với cơ cấu tổ chức theo quy định và nhu cầu về nhân lực của các phòng
chuyên môn.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu tổ chức UBND huyện Thanh Trì được thiết lập
thống nhất, gọn nhẹ, có sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng, ban, góp phần làm
tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức.
1.1.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản trị nhân lực.
1.1.4.1. Nhân tố bên ngoài:
* Mọi chính sách áp dụng cho cán bộ công nhân viên đều theo quy định của
Nhà nước:
UBND huyện Thanh Trì là cơ quan hành chính sự nghiệp, chịu sự quản lý và
điều hành trực tiếp của Nhà nước nên những chính sách về tuyển dụng lao động,
chính sách tiền lương, chính sách tiền lương tối thiểu, quy định về trả lương làm
thêm giờ, quy định về thời giờ làm việc – nghỉ ngơi,…đều thực hiện theo đúng quy
định của Nhà nước và được áp dụng chung cho tất cả công chức, viên chức do đó
công tác quản lý trong các hoạt động quản trị nhân lực sẽ dễ dàng vì đã có văn bản
hướng dẫn của Nhà nước.

Tuy nhiên, do chính sách của chính phủ được áp dụng đồng loạt với tất cả
mọi đối tượng là công chức, viên chức nhưng với mỗi công chức, viên chức, họ có
năng lực và mức độ cống hiến khác nhau nhưng lại được hưởng lương theo hệ số
6


như nhau do đó chưa đảm bảo sự công bằng. Việc trả lương vẫn dựa trên bằng cấp
và thâm niên công tác nên một số công chức, viên chức mới được tuyển dụng với
hệ số lương thấp nên có tư tưởng làm thêm, chưa thật sự nhiệt tình với công việc,
do đó gây khó khăn cho lãnh đạo cơ quan trong công tác quản lý.
* Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật được Nhà nước đầu tư thuận lợi:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của UBND huyện Thanh Trì trong những năm qua
đã được Nhà nước quan tâm đầu tư. Trụ sở UBND huyện Thanh Trì được Nhà
nước hỗ trợ kinh phí xây dựng gồm một tòa nhà 05 tầng khang trang, sạch đẹp và
hai tòa nhà 02 tầng kiên cố được quy hoạch hợp lý tạo nên cảnh quan hài hòa.
Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ trang bị các loại máy móc phục vụ cho quá trình
làm việc của công chức, viên chức như: máy vi tính, máy in, máy photo, điều hòa
trong các phòng ban,…qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân
viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Người lao động được trang bị các thiết bị
làm việc tiên tiến, hiện đại, từ đó giúp nâng cao tính sáng tạo và tăng sự hứng khởi
trong lao động, cũng vì vậy mà các chính sách quản trị nhân lực của cơ quan được
người lao động hưởng ứng và thực hiện hiệu quả hơn.
* Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Thanh Trì đang ngày càng
phát triển:
Huyện Thanh Trì thuộc ngoại thành Hà Nội, kinh tế phát triển ổn định và có
mức tăng trưởng khá. Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng
trưởng. Hàng năm, thu ngân sách tăng về số lượng, cơ bản đạt và vượt kế hoạch
được giao. Do đó, nguồn ngân sách dành cho các hoạt động quản trị nhân lực của
UBND huyện Thanh Trì cũng tăng theo, góp phần tăng hiệu quả trong công tác
quản trị nhân lực của ủy ban.

Mặc dù vậy, loại hình kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nền kinh tế phát
triển còn chậm, chính sách hỗ trợ và các khoản phúc lợi dành cho cán bộ công
chức, viên chức còn hạn chế do đó một số cán bộ còn chưa tích cực làm việc, ảnh
hưởng đến công tác quản lý.
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện ổn định, trật tự, an toàn xã hội
được đảm bảo do đó cán bộ công chức, viên chức yên tâm công tác. Tuy nhiên,
cùng với cả nước và Thủ đô, huyện phải đối mặt với những tác động xấu về diễn
biến phức tạp trên biển Đông, các thế lực thù địch và đối tượng cơ hội chính trị
tăng cường chống phá bằng nhiều hình thức,…gây nên những thách thức và khó
khăn trong công tác quản lý đối với lãnh đạo UBND huyện.
1.1.4.2. Nhân tố bên trong:
7


* Trên 80% cán bộ công nhân viên là đảng viên và có trình độ cao:
Phần lớn người lao động trong tổ chức có trình độ chuyên môn cao (Số cán
bộ có trình độ đại học và trên đại học là 165 người, chiếm 95,4%), trên 80% công
chức, viên chức là đảng viên nên luôn chấp hành tốt quy chế làm việc, kỉ luật lao
động, có tác phong, phong cách làm việc khoa học, văn minh, lịch sự, không gây
phiền hà, sách nhiễu, không mắc các tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ
được giao. Do đó, họ luôn có ý thức chấp hành tốt những chính sách quản trị nhân
lực của cơ quan. Bên cạnh đó, đối tượng quản lý trong tổ chức là những lao động
có trình độ cao, do vậy đòi hỏi lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì không ngừng
hoàn thiện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý để lãnh
đạo tốt đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan.
* Bầu không khí văn hóa trong Ủy ban thân thiện, cởi mở:
Tại UBND huyện Thanh Trì, tất cả cán bộ công chức, viên chức được đối xử
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Lãnh đạo giao nhiệm vụ, đôn đốc nhắc nhở các
thành viên tránh tạo không khí căng thằng mang tính ra lệnh ép buộc. Nhằm tạo
không khí làm việc thoải mái, những khó khăn, khúc mắc, nguyện vọng của người

lao động đều được xem xét và giải quyết một cách thỏa đáng nhất. Trong cơ quan
không có sự to tiếng giữa lãnh đạo và nhân viên, người lao động được làm việc
trong bầu không khí thân thiện, cởi mở nên họ sẽ có tâm trạng làm việc vui vẻ, mối
quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên luôn được duy trì tốt đẹp vì vậy những chính
sách quản trị nhân lực mà lãnh đạo UBND đưa ra luôn được cán bộ công chức,
viên chức trong cơ quan nhiệt tình ủng hộ và chấp hành tốt.
Tuy nhiên, các phòng, ban được bố trí biệt lập nên việc giao tiếp giữa các
phòng còn hạn chế, công việc trong từng phòng thường được lặp đi lặp lại trong
từng tháng gây nên sự nhàm chán và tạo ra không khí kém năng động trong cơ
quan. Mặt khác, vì tính chất bảo mật của công việc nên việc chia sẻ thông tin còn
hạn chế giữa các phòng, ban. Do đó, lãnh đạo cơ quan cần có những chính sách
phát triển quan hệ lao động để tạo ra bầu không khí thân mật hơn trong tổ chức.
* Phong cách quản lý của lãnh đạo dân chủ, tôn trọng tập thể:
Phong cách quản lý trong cơ quan của lãnh đạo thể hiện phong cách quản lý
dân chủ, mỗi nhân viên đều được tự do thể hiện sự đóng góp cũng như ý kiến của
mình trong công việc. Lãnh đạo cơ quan luôn cố gắng duy trì mối quan hệ với cấp
dưới một cách lịch sự trên cơ sở lòng tin và tôn trọng đối với người lao động. Lãnh
đạo luôn quan tâm tới nhân viên, giao trách nhiệm gắn liền giao quyền lực cho
nhân viên, khi ra một quyết định nào đó thì lãnh đạo đơn vị luôn tham khảo ý kiến
của cấp dưới, xem khả năng thực hiện nó ra sao. Trưởng các phòng, ban luôn tạo
8


điều kiện cho người lao động được làm chủ công việc của mình đồng thời khen
ngợi, động viên nhân viên kịp thời do đó người lao động trong cơ quan luôn có
tinh thần phấn đấu mạnh mẽ để được lãnh đạo công nhận về năng lực của mình và
có cơ hội thăng tiến trong công việc, do đó phong cách quản lý dân chủ trong tổ
chức cũng có tác động lớn đến công tác quản trị nhân lực tại UBND huyện Thanh
Trì.
Mặc dù vậy, việc quản lý, điều hành của lãnh đạo còn thiếu linh động do

chịu sự tác động của các quy định của Chính phủ, việc ra quyết định phải dựa trên
quy chế, quy định của Nhà nước do vậy các quyết định của lãnh đạo còn thiếu chủ
động, linh hoạt, đặc biệt là vấn đề khen thưởng đột xuất, thưởng nóng còn hạn chế,
giảm động lực lao động của nhân viên.
* Mục tiêu, chiến lược phát triển của đơn vị được xác định theo từng giai
đoạn cụ thể:
Các mục tiêu, chiến lược phát triển của UBND huyện Thanh Trì được hoạch
định rõ ràng, do vậy bộ phận chuyên trách công tác quản trị nhân lực trong cơ quan
phối hợp với lãnh đạo sẽ xây dựng các chiến lược quản trị nhân lực đúng đắn, phù
hợp với đặc điểm và tình hình phát triển của cơ quan.
Chẳng hạn, một trong những mục tiêu đặt ra của UBND huyện Thanh Trì là
từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhằm đảm bảo
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Thanh Trì nói riêng và của cả nước
nói chung. Do vậy, lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì rất quan tâm chú trọng đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có
chuyên môn vững vàng, đủ khả năng hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội quan trọng của địa phương.
1.2. Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ chuyên trách công tác quản trị nhân
lực.
1.2.1. Tổ chức bộ phận chuyên trách:
1.2.1.1. Tên gọi: Phòng Nội vụ.
1.2.1.2. Vị trí, chức năng:
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND huyện Thanh Trì có chức
năng tham mưu và giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các
lĩnh vực: Tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước;
cải cách hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; tiền lương đối với
9



cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng; tôn giáo; thi đua – khen thưởng;
công tác Thanh niên. Chức năng của phòng Nội vụ chuyên về công tác quản trị
nhân lực.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản
lý trực tiếp và toàn diện của Huyện ủy, UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội.
1.2.1.3. Các vị trí chuyên trách đảm nhiệm nhiệm vụ liên quan đến quản trị
nhân lực:
* Trưởng phòng Nội vụ: Đ/c Nguyễn Học Sơn.
Trưởng phòng Nội vụ phụ trách công việc chung của phòng. Chịu trách
nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc sở Nội vụ và trước
pháp luật về công tác nội vụ, quản lý điều hành chung mọi hoạt động công tác của
phòng, đồng thời trực tiếp thực hiện một số công việc sau:
Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, cán bộ, công chức, công tác đề bạt, bổ
nhiệm, phân công công tác, bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; xây
dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức, biên chế các phòng, ban chuyên môn trực
thuộc UBND huyện theo hướng dẫn của cấp trên.
* Phó phòng Nội vụ: Đ/c Nguyễn Thị Hương.
Phó phòng nội vụ giúp trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công
tác liên quan đến quản trị nhân lực như: Tham mưu cho trưởng phòng về công tác
bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ, trực tiếp phụ trách công tác thi
đua khen thưởng trong cơ quan, giải quyết các chế độ bảo hiểm, chế độ chính sách
cho người lao động trong tổ chức.
* Chuyên viên: Đ/c Nguyễn Đức Hạnh.
Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý tổ chức bộ
máy, biên chế cán bộ công chức, viên chức trong UBND huyện, thực hiện chế độ
chính sách cho cán bộ công chức, viên chức. Làm báo cáo tháng, quý, năm gửi
lãnh đạo phòng phê duyệt.
1.2.1.4. Mối quan hệ giữa các vị trí công việc:
Phòng Nội vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng, cấp dưới phải tuân thủ sự chỉ

đạo, điều hành của cấp trên, đồng thời phát huy tính dân chủ, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, chủ động phối hợp, đoàn kết kỷ cương và thống nhất trong thực thi
công vụ.
10


Giữa các vị trí công việc trong phòng có mối quan hệ nhất định, hỗ trợ và
giúp đỡ lẫn nhau cùng thực hiện công việc. Ví dụ, muốn xét một đối tượng người
lao động nào đó để được nâng lương trước thời hạn, đồng chí phụ trách mảng chế
độ chính sách trong phòng sẽ hỏi đồng chí phụ trách công tác thi đua, khen thưởng
để căn cứ vào quy định về danh hiệu khen thưởng mà người lao động đó đã đạt
được để xét nhân viên đó được nâng lương trước thời hạn 4 tháng, 6 tháng hay 1
năm.
Lãnh đạo và các nhân viên của phòng có phẩm chất và năng lực tốt, bản lĩnh
chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao được đào tạo chính quy, nhiệt tình
trong công việc và dù mỗi người đảm nhận một lĩnh vực riêng nhưng nhân viên
trong phòng luôn hỗ trợ nhau trong công việc và luôn ý thức xây dựng tinh thần
đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng thực hiện những mục tiêu đã đặt ra.
1.2.2. Tổ chức nhân sự chuyên trách:
Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
Thanh Trì. Phòng được giao 12 biên chế, hiện nay số thực tế có mặt là 10 cán bộ,
công chức. Trong đó gồm: 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 07 chuyên
viên.
Số cán bộ nhân viên chuyên trách công tác quản trị nhân lực trong cơ quan
là 03 cán bộ. Hiện tại, tổng số lao động trong cơ quan là 173 người, số cán bộ
chuyên trách quản trị nhân lực là 03 người, chiếm 1,73%, như vậy một cán bộ
chuyên trách đảm nhiệm 58 người. So với tổng số lao động trong cơ quan, số cán
bộ chuyên trách công tác quản trị nhân lực còn chưa đầy đủ, do vậy những cán bộ
này phải đảm nhiệm khối lượng công việc nhiều dẫn đến tiến độ thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn đôi khi còn chưa đảm bảo thời gian quy định.

1.2.2.1. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực:

11


Bảng 1.1. Năng lực cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân lực

STT

1

2

3

Giới
tính

Trình
độ
chuyên
môn

Chuyên
ngành
đào tạo

Quản lý
Nhà
nước


1962

Trưởng
phòng

Nam

Sư phạm
Đại học
văn

Chuyên
viên
chính

Nguyễn Thị Hương

1974

Phó
Trưởng
phòng

Nữ

Thạc sĩ

Luật


Chuyên
viên

Nguyễn Đức Hạnh

Chuyên
1959
viên

Đại học

Hành
chính
học

Chuyên
viên

Họ và tên

Nguyễn Học Sơn

Năm
sinh

Chức
vụ

Nam


(Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Thanh Trì)
Qua bảng trên, có thể thấy cả 03 cán bộ đảm nhiệm công tác quản trị nhân
lực đều có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo các kỹ năng soạn thảo văn
bản, kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, máy photo và sử
dụng thành thạo tin học văn phòng như: Word, Excel,…Các cán bộ phụ trách công
tác quản trị nhân lực đều có chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ loại A, đồng
thời được đào tạo về nghiệp vụ quản lý Nhà nước, do vậy các hoạt động quản trị
nhân lực được thực hiện tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, các cán bộ đảm nhiệm
công tác quản trị nhân lực đều có kinh nghiệm làm việc, thâm niên công tác lâu
năm nên họ rất có trách nhiệm với công việc và giải quyết công việc một cách linh
hoạt.
Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều và số cán bộ đảm nhiệm công tác
quản trị nhân lực còn thiếu so với biên chế được giao nên tiến độ giải quyết một số
công việc còn chưa đảm bảo so với thời gian quy định. Ngoài ra, đối với đồng chí
Nguyễn Học Sơn, dù đã có kinh nghiệm quản lý lâu năm nhưng do chuyên ngành
được đào tạo là sư phạm văn nên chuyên môn về quản trị nhân lực còn hạn chế,
giảm hiệu quả thực hiện công việc.

12


1.2.2.2. Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công tác
quản trị nhân lực:
Bảng 1.2. Thực trạng phân công công việc trong bộ phận chuyên trách công
tác quản trị nhân lực
STT

Họ và tên

Chức vụ


1

Nguyễn Học Sơn

Trưởng phòng

2

Nguyễn Thị Hương

Phó Trưởng
phòng

3

Nguyễn Đức Hạnh

Chuyên viên

Công việc được phân công
- Phụ trách chung, phân công công tác
cho Phó trưởng phòng, cán bộ, công
chức của phòng, đánh giá mức độ
hoàn thành công việc của nhân viên
trong phòng; trực tiếp phụ trách công
tác tổ chức cán bộ, nhân sự UBND
huyện Thanh Trì; tổ chức các cuộc
họp định kỳ hàng tuần, hàng tháng,
họp định kỳ, đột xuất,…

- Tham mưu giúp UBND huyện trong
việc tuyển dụng, sử dụng, điều động,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá cán
bộ, công chức, viên chức; thực hiện
chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức
quản lý đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
- Tham mưu cho trưởng phòng giải
quyết công việc, phân công công việc
cho chuyên viên.
- Phụ trách trực tiếp về công tác thi
đua khen thưởng, giải quyết các chế
độ bảo hiểm, chế độ chính sách cho
người lao động trong cơ quan.
Tham mưu cho trưởng phòng về công
tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế
cán bộ công chức, viên chức trong
UBND huyện Thanh Trì, tham mưu
về công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
công chức, viên chức, tổng hợp báo
cáo nâng lương cho người lao động,

13


(Nguồn: Phòng Nội vụ - UBND huyện Thanh Trì)
Nhận xét:
Trong phòng Nội vụ, các cán bộ phụ trách công tác quản trị nhân lực trong
UBND huyện Thanh Trì đã có sự phân công công việc hợp lý, các nhiệm vụ không

bị chồng chéo nhau. Tuy nhiên, số lượng cán bộ công chức, viên chức trong cơ
quan ngày càng tăng do việc sát nhập một số phòng, ban từ các trụ sở đóng bên
ngoài ủy ban nay được sát nhập vào trụ sở UBND huyện như: Phòng Y tế, Phòng
Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài nguyên môi trường,...trong khi đội ngũ cán bộ
chuyên trách quản trị nhân lực còn mỏng nên họ phải giải quyết một khối lượng
công việc lớn, có thời điểm phải làm thêm vào thứ bẩy và chủ nhật để kịp tiến độ
công việc được giao. Vì vậy, tổ chức cần tuyển thêm cán bộ chuyên trách công tác
quản trị nhân lực để đảm bảo công việc của phòng được thực hiện hiệu quả hơn.
1.3. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách nhân sự.
1.3.1. Quyền hạn của phòng Nội vụ trong các nghiệp vụ quản trị nhân lực:
* Về công tác tuyển dụng, đào tạo:
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, quản
lý chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi đã trình UBND
huyện xét duyệt.
* Công tác tổ chức bộ máy, quản lý biên chế tiền lương, tuyển dụng:
- Giúp UBND tổ chức các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
các cấp và UBND huyện; Giúp UBND huyện nghiên cứu và cụ thể hóa các quy
định về chế độ công tác, quy chế và lề lối làm việc.
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo và đề xuất với UBND huyện những kiến nghị
cần thiết trong việc thực hiện những quy định của UBND Thành phố về phân công
quản lý cho UBND huyện về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ công chức, viên
chức của cơ quan. Căn cứ vào các quy chế tổ chức do UBND huyện ban hành,
hướng dẫn việc xây dựng và nghiên cứu giúp UBND huyện phê duyệt các nội quy
hoạt động, phân công phân nhiệm chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức
trong đơn vị và theo dõi việc thực hiện.
- Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp và cân đối kế hoạch biên chế, quỹ tiền
lương để trình UBND huyện và báo cáo lên UBND Thành phố xét duyệt. Căn cứ
chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp của huyện được
UBND Thành phố giao hàng năm, lập kế hoạch phân bổ cụ thể cho các đơn vị trình
14



UBND huyện xem xét, quyết định để thi hành và báo cáo lên Sở Nội vụ Thành phố
để theo dõi.
* Công tác cán bộ, công chức:
- Theo dõi, cập nhật và tổng hợp tình hình đội ngũ cán bộ công chức, viên
chức để giúp UBND huyện giải quyết các vấn đề cụ thể trong phạm vi trách nhiệm
và quyền hạn của UBND huyện đã được phân cấp như: Lập ác thủ tục để trình
UBND Thành phố ký các quyết định hoặc đề nghị cấp trên giải quyết các vấn đề:
tiếp nhận, điều động, nâng bậc lương hàng năm, điều chỉnh ngạch, bậc, thi tuyển,
thi nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, nghỉ hưu, kỷ luật,…đối với cán bộ
công chức, viên chức theo phân cấp quản lý cán bộ của UBND Thành phố và quy
định của Nhà nước.
- Đề xuất với UBND huyện thực hiện việc bố trí đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức theo chức danh, tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành. Nghiên cứu, giải
quyết các đơn, thư khiếu nại những đề nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của phòng Nội vụ.
1.3.2. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nhiệm vụ liên
quan đến QTNL của phòng:

15


Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực thi nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nhiệm vụ
liên quan đến quản trị nhân lực
Tháng 12

Thời
gian


Họ tên cán bộ

Nguyễn Học Sơn

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Đức Hạnh

Nhiệm vụ chuyên về QTNL
được thực hiện trong tháng
- Phân công công tác cho Phó
trưởng phòng, cán bộ, công chức
của phòng.
- Tổ chức đánh giá thực hiện
Phụ trách chung. công việc tháng 12/2015.
- Tham mưu kiện toàn cán bộ
chủ chốt của UBND huyện và
cán bộ chủ chốt các xã nhiệm kỳ
2011 – 2016.
- Phối hợp với các đơn vị liên
Phụ trách trực
quan tổ chức thành công Hội
tiếp về công tác nghị tổng kết công tác thi đua
thi đua khen
khen thưởng năm 2015.
thưởng, giải quyết - Đánh giá kết quả thi đua cuối
các chế độ bảo năm của cán bộ công chức, viên
hiểm, chế độ
chức trong UBND huyện.
chính sách

- Xây dựng danh sách khen
thưởng.
- Tổng hợp danh sách nâng
lương thường xuyên, nâng lương
Tham mưu khối trước thời hạn năm 2015.
phòng, ban
- Tổng hợp số cán bộ đi học
chuyên viên, chuyên viên chính
năm 2015.
Tên công việc

16


Tháng 1
Nguyễn Học Sơn

Nguyễn Thị Hương

20/2 đến 30/2

Nguyễn Đức Hạnh

Nguyễn Học Sơn

- Chỉ đạo phòng xây dựng báo
cáo tổng kết nhiệm vụ chuyên
môn của phòng năm 2015,
phương hướng nhiệm vụ năm
2016.

- Tổ chức đánh giá thực hiện
Phụ trách chung.
công việc tháng 1/2016 .
- Tham mưu UBND huyện về
việc giao chỉ tiêu biên chế hành
chính sự nghiệp và định mức lao
động năm 2016 cho các đơn vị
thuộc huyện.
Phụ trách trực
- Tham mưu UBND huyện ban
tiếp về công tác hành kế hoạch cải cách hành
thi đua khen
chính và kế hoạch thanh tra công
thưởng, giải quyết vụ năm 2016.
các chế độ bảo - Triển khai hướng dẫn khen
hiểm, chế độ
thưởng cấp Nhà nước.
chính sách
- Phối hợp đánh giá phân loại
chất lượng cán bộ, công chức,
Tham mưu khối viên chức tháng 1/2016.
phòng, ban
- Tổng hợp danh sách nâng bậc
lương thường xuyên, nâng bậc
lương trước thời hạn, nâng phụ
cấp thâm niên vượt khung tháng
1 đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc huyện.
Phụ trách chung. - Tổ chức đánh giá thực hiện
công việc tháng 2/2016 .

- Ký hợp đồng làm công tác
chuyên môn trong các đơn vị sự
nghiệp thuộc huyện quản lý.
- Tham mưu UBND huyện xây
dựng quy chế luân chuyển, điều
động cán bộ công chức, viên
chức cơ quan UBND huyện và
quy chế luân chuyển, điều động
cán bộ ngành giáo dục đào tạo
huyện.
17


Nguyễn Thị Hương

Tháng 3

Nguyễn Đức Hạnh

Nguyễn Học Sơn

Nguyễn Thị Hương

Phụ trách trực
tiếp về công tác
thi đua khen
thưởng, giải quyết
các chế độ bảo
hiểm, chế độ
chính sách


- Đánh giá kết quả thi đua tháng
2/2016
- Tổng hợp danh sách khen
thưởng tháng 2/2016.

Tham mưu khối
phòng, ban

- Tổng hợp danh sách nâng bậc
lương thường xuyên, nâng bậc
lương trước thời hạn, nâng phụ
cấp thâm niên vượt khung tháng
2 đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc huyện.

- Tổ chức đánh giá thực hiện
công việc tháng 3/2016 .
Phụ trách chung - Thực hiện chế độ chính sách
đối với các đồng chí đủ tuổi nghỉ
hưu.
- Tham mưu UBND huyện thực
hiện định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác của cán bộ công chức,
viên chức theo Nghị định số
158/NĐ-CP của Chính phủ.
- Tham mưu UBND huyện khen
thưởng kịp thời cho các tập thể
Phụ trách trực
và cá nhân có thành tích xuất sắc

tiếp về công tác theo quy định.
thi đua khen
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác
thưởng, giải quyết bầu cử HĐND huyện Thanh Trì,
các chế độ bảo lập danh sách cán bộ đi tập huấn
hiểm, chế độ
bầu cử.
chính sách
- Lập danh sách các phòng, ban
và người lao động được khen
thưởng tháng 3/2016.

18


1/4 đến 16/4

Nguyễn Đức Hạnh

Nguyễn Học Sơn

Nguyễn Thị Hương

Nguyễn Đức Hạnh

- Tổng hợp danh sách cán bộ đi
học lí luận chính trị tháng
3/2016.
- Tổng hợp danh sách nâng bậc
Tham mưu khối lương thường xuyên, nâng bậc

phòng, ban
lương trước thời hạn, nâng phụ
cấp thâm niên vượt khung tháng
3 đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc huyện.
- Tổ chức đánh giá thực hiện
công việc tháng 3/2016 .
- Ký hợp đồng lao động cho
Phụ trách chung chuyên viên phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu
cử HĐND.
- Phát động phong trào thi đua
Phụ trách trực
tháng 4/2016.
tiếp về công tác
- Tổng hợp danh sách người lao
thi đua khen
động được hưởng bảo hiểm hưu
thưởng, giải quyết
trí.
các chế độ bảo
hiểm, chế độ
chính sách
Tham mưu khối
phòng, ban

- Tổng hợp danh sách cán bộ đi
học thạc sĩ, lí luận chính trị
tháng 4/2016.


Nhận xét:
Giữa các tháng, việc thực thi công vụ của các cá nhân được phân công hợp
lý, phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Mỗi đồng chí phụ trách một mảng công
tác riêng, chính vì vậy mỗi đồng chí phải tự xây dựng kế hoạch hoạt động trong
tháng nên các nhiệm vụ được giải quyết một cách chủ động. Các công việc hàng
tháng cần thực hiện tương đối giống nhau do vậy các cán bộ phụ trách thực hiện
công việc thành thạo và có kinh nghiệm giải quyết, tuy nhiên do các công việc
trong các tháng tương đối giống nhau nên dễ gây ra sự nhàm chán, chủ quan.
Các nhiệm vụ trong tháng được phân công đều cho các cá nhân theo năng
lực và chuyên môn được đào tạo. Giữa các cá nhân có sự phối hợp nhất định trong
19


việc thực thi công vụ từng tháng. Tùy theo nhiệm vụ của từng tháng, theo sự chỉ
đạo của ủy ban sẽ có công việc đột xuất nên có thêm một số nhiệm vụ mới, ví dụ
trong tháng 03 và tháng 04, UBND huyện đang chuẩn bị cho công tác bầu cử đại
biểu hội đồng nhân dân các cấp, do vậy khối lượng công việc cần thực hiện nhiều
hơn đòi hỏi sự phối hợp giữa các cá nhân tích cực hơn.
Tóm lại, các nhiệm vụ chuyên về quản trị nhân lực được thực hiện kịp thời,
đầy đủ, việc phân công, bố trí nhiệm vụ được thực hiện khoa học, hợp lý, nhiệm vụ
cần thực hiện trong các tháng tương đối giống nhau, đảm bảo sự chuyên môn hóa
trong công việc. Các nhiệm vụ trong tháng cơ bản được hoàn thành tốt tuy nhiên
do khối lượng công việc lớn nên việc giải quyết công việc đôi khi còn chậm và
phải giải quyết ở những tháng sau. Nhưng nhìn chung, tâm lý của cán bộ quản lý
nhân sự vẫn mong muốn có thêm cán bộ chuyên trách quản trị nhân lực để công
việc được san sẻ đảm bảo thời gian hoàn thành công việc và nâng cao hiệu quả làm
việc.

20



×