Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giáo trình tin học ứng dụng cầu đường UTT Midas - Eexcel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 124 trang )

Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Trường Đại học công nghệ giao thông vận tải
Cơ sở đào tạo Thái Nguyên
Bộ Môn Công Trình

BÀI GIẢNG
TIN HỌC ỨNG DỤNG

Giảng viên: Th.s Đào Đắc Lý
Tel: 0982148991
Hotmail:

Th.s Đào Đắc Lý

1

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

LỜI NÓI ĐẦU
Việc áp dụng công nghệ thông tin và sức mạnh tin học để giải các bài toán trong các
lĩnh cuộc sống để công việc thực hiện đơn giản và giảm bớt khối lượng là một xu thế tất
yếu của thời đại bùng nổ khoa học công nghê. Cùng với xu thế đó trong nghành giao
thông cũng sử dụng rất nhiều phần mềm tin học ứng dụng để phục vụ các công việc từ


thiết kế, thi công, đánh giá, kiểm định.....
Trong nội dung bài giảng này giới thiệu cho các bạn hai phần mềm chính là Phần mềm
phân tích tính toán thiết kế kết cấu Midas civil cho công trình cầu và Phần mềm văn
phòng Excel.
Nội dung bài giảng được tác giả biên soạn và có tham khảo nội dung của các cuốn sách
và rất hoan nghênh các bạn sinh viên có thể tìm đọc:
[1]. Lê Quỳnh Mai và các tác giả (2009), Giáo trình tự động hóa thiết kế cầu đường, NXB
Giao thông
[2]. Ngô Đăng Quang và các tác giả (2005), Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với
Midas/Civil tập 1, NXB Xây dựng
[3]. Ngô Đăng Quang và các tác giả (2007), Mô hình hóa và phân tích kết cấu cầu với
Midas/Civil tập 2, NXB Xây dựng
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp
ý kiến cho những lần xuất bản sau
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 1 năm 2017
Tác giả

Th.s Đào Đắc Lý

2

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, thi công và

quản lý công trình Cầu – Đường.
- Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, nhiều công nghệ, giải pháp hiện đại của công nghệ thông tin
đã đang thâm nhập nhanh chóng vào cuộc sống thường ngày của từng cá nhân, tổ
chức và làm thay đổi các thói quen, qui trình công tác. Trong lĩnh vực xây dựng nói
chung, việc ứng dụng công nghệ đã trở thành điều kiện cần phải có đối với mỗi doanh
nghiệp, tổ chức để đảm bảo tính nhanh, đúng và đầy đủ của quá trình thiết kế, xây lắp,
điều hành và quản lý quá trình xây dựng.
- Tự động hóa một công việc được hiểu là công việc đó được thực hiện tự động hoàn
toàn hay một phần nhờ có sự trợ giúp của các thiết bị. Trong lĩnh vực công trình giao
thông, cho nên thiết bị trợ giúp phù hợp là các hệ thống có khả năng tạo hồ sơ khảo
sát, dự toán, tính toán kết cấu, vẽ các đối tượng hình học, dựng mô hình, quản lý
thông tin công trình. Hệ thống thông tin, bao gồm phần cứng (máy tính, máy in, máy
quét và các thiết bị chuyên dùng) và phần mềm (các chương trình ứng dụng), đã và
đang được triển khai rộng rãi trong khắp các công ty tư vấn thiết kế công trình giao
thông, công ty xây dựng và cả các nhà quản lý công trình giao thông bởi chúng có
những đặc điểm rất phù hợp cho việc lập hồ sơ thiết kế công trình, xây dựng công
trình, nghiệm thu và quản lý công trình trong giai đoạn khai thác:
+ Hệ thống thông tin cho phép thực hiện nhiều công việc khác nhau như: dự toán,
phân tích kết cấu, vẽ đối tượng hình học, tạo văn bản, dựng mô hình, quản lý xây
dựng, quản lý khai thác và thông tin công trình.
+ Tốc độ tính toán nhanh, chính xác, điều này góp phần cho quá trình lập hồ sơ,
thiết kế, thi công công trình nhanh chóng và chất lượng.
+ Khả năng lưu trữ và tận dụng lại dữ liệu đạt hiệu quả rất cao, điều này cho phép
người thiết kế có thể tận dụng lại tối đa dữ liệu đã có từ trước. Đặc biệt hơn, khi
ghép nối các thông tin công trình xây dựng với nhau sẽ tạo ra một sự quản lý tổng
thể từ chất lượng tới giá thành của sản phẩm từ giai đoạn đầu tư đến vận hành
khai thác.
- Có thể nói rằng mức độ tự động hóa thiết kế công trình hiện nay đang ở nhiều cấp
độ khác nhau, tùy theo từng công việc cụ thể, điều này được thể hiện rõ trong cách

thức tạo ra từng thành phần trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công và hồ sơ quản lý thông
tin công trình. Ví dụ, trong thiết kế cầu, phần phân tích kết cấu có mức độ tự động hóa
rất cao, nhưng việc tạo bản vẽ lại có mức độ tự động hóa thấp hơn nhiều. Tuy vậy, xu
hướng nâng cao mức độ tự động hóa đang ngày càng rõ nét bởi sự phát triển rất mạnh
của các phần mềm chuyên dụng, chúng đang là công cụ hỗ trợ không thể thiếu cho các
Th.s Đào Đắc Lý

3

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công và các nhà quản lý, đồng thời là thành phần chủ chốt cho
quá trình tự động hóa. Nhờ chúng mà việc quản lý thông tin công trình trở nên dễ
dàng hơn, giúp giảm giá thành và tăng chất lượng của công trình xây dựng giao thông
nói chung, của công trình cầu đường nói giêng.
- Trong đó nổi lên việc triển khai và ứng dụng Mô hình hóa thông tin công trình
(Building Information Moddeling - BIM) đã trở thành một nhu cầu tất yếu của nhiều
đơn vị thiết kế, thi công xây dựng ở Việt Nam. Luật Xây dựng sửa đổi được Quốc hội
thông qua năm 2014 đã đưa yêu cầu về việc ứng dụng BIM trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng (điều 4, điều 66). Mô hình thông tin công trình (BIM) tổng quát vòng đời
của một công trình bao gồm 4 bước sau: Kế hoạch, thiết kế, thi công, vậ hành và bảo
trì nâng cấp, mỗi bước của quá trình trên đều cần phải sử dụng các hệ thống phần
mềm cũng như thiết bị khác nhau.

1.2. Khái quát chung về các phần mềm trong thiết kế, thi công và quản lý

công trình Cầu – Đường.
- Các phần mềm dùng trong thiết kế, thi công và quản lý công trình cầu đường nói
chung rất đa dạng và hỗ trợ hầu hết các công đoạn trong quá trình thiết kế, thi công và
quản lý công trình Cầu – Đường. Ngay từ công đoạn khảo sát địa hình, toàn bộ quá
trình từ xử lý dữ liệu (bình sai, chuyển đổi định dạng) đến dựng mô hình bề mặt đều
đã được tự động hóa ở mức cao, hầu hết các nội dung liên quan đến xử lý số liệu khảo
sát đều được tự động thực hiện như: vẽ đường đồng mức, phân tích độ dốc bề mặt, xác
định đường tụ thủy, xác định lưu vực, vẽ mặt cắt và dựng mô hình ba chiều.
- Dựa vào đặc điểm của các phầm mềm chuyên dụng ta có thể chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm các phần mềm đa năng: là những phần mềm có thể dùng cho nhiều mục
đích khác nhau, đại diện cho nhóm này là AutoCAD và Excel, ta có thể sử dụng
chúng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình tạo hồ sơ thiết kế, thi công. Tuy
nhiên, để có thể sử dụng đa năng, các phần mềm này được thiết kế không tập
trung vào một lĩnh vực cụ thể nào, khiến cho mức độ tự động hóa cho từng công
việc không được cao khi thực hiện trực tiếp trên các phần mềm này. Ta có thể
dùng AutoCAD để tạo các bản vẽ kỹ thuật cho ngành cơ khí cũng như công trình,
bởi nguyên tắc tạo bản vẽ trong AutoCAD là “lắp ghép” từ những đối tượng hình
học cơ bản. Với Excel, ta có thể dùng để lập dự toán hay tạo bảng tính duyệt kết
cấu, bởi mỗi ô trong bảng tính của nó đều có thể nhận bất cứ nội dung nào.
+ Nhóm các phần mềm chuyên dụng: là các phần mềm chỉ dùng được cho một
mục đích cụ thể nào đó. Bởi đích nhắm đến của chúng là rõ ràng cho nên mức độ
tự động hóa là rất cao. Ví dụ trong phân tích kết cấu, sau khi nhập xong số liệu,
phần mềm phân tích kết cấu sẽ tự động hoàn toàn trong việc tính và xuất kết quả.
Bởi sự đa dạng của các bài toán thiết kế, cho nên các phần mềm loại này cũng rất
Th.s Đào Đắc Lý

4

0982148991



Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

đa dạng về chủng loại và nguồn gốc, chúng có thể được tạo ra từ những công ty
sản xuất phần mềm chuyên nghiệp như Hài Hòa, AutoDesk, MIDAS IT, Bentley,
Microsoft hay từ chính những công ty tư vấn thiết kế, và thậm chí từ chính những
kỹ sư thiết kế. Cũng bởi tính đa dạng này mà việc lựa chọn để tìm được một phần
mềm phù hợp đôi khi là một bài toán khó đối với người sử dụng. Dựa trên mức độ
phổ biến trong sử dụng, có thể kể ra một số phần mềm chuyên dụng sau
Các phần mềm hỗ trợ phân tích kết cấu và công trình cầu
 RM
 Midas
 CSI Bridge
 SAP2000
Các phần mềm hỗ trợ phân tích kết cấu và công trình cầu
 Nova
 TDT
 ADS civil
Các phần mềm phân tích địa kỹ thuật, nền móng
 Fb-Pier
 Geo-Slope
 Paxis
 SIGMA
Các phần mềm ứng dụng quản lí trong xây dựng và lập dự toán
 Microsoft Project
 Eta
 G8
 Acitt

 HitoSoft
- Công trình cầu đường là một kết cấu phức tạp từ bước lập kế hoạch, thiết kế, thi
công và khai thác công trình. Do đó một phầm mềm chuyên dụng thường không giải
quyết được mọi vấn đề, mỗi một công trình đều có những đặc thù riêng. Vì vậy về cơ
bản từ thiết kế đến thi công công trình cầu đường thường được hỗ trợ bởi nhiều phần
mềm khác nhau và nhiều giai đoạn đặc biệt là lập bản vẽ đang còn ở mức độ thủ công
cao.

1.3. Khái quát chung về các ứng dụng nền trong thiết kế, thi công và quản
lý công trình Cầu – Đường.
1.3.1.
Ứng dụng nền
- Trong hồ sơ thiết kế, phần tài liệu được trình bày dưới dạng bảng biểu (bảng tính
kết cấu, bảng tính khối lượng, ...) và bản vẽ (mô tả cấu tạo hình học của công trình)
chiếm một khối lượng đáng kể. Nội dung của những tài liệu trong phần này lại luôn có
mối quan hệ rõ ràng và chặt chẽ với phần tính toán trong quá trình thiết kế, chính vì
vậy, khả năng thực hiện tự động hóa công đoạn này là hoàn toàn khả thi và mang lại
hiệu quả cao. Những công việc cụ có thể tự động hóa bao gồm: tính toán, lập bảng
Th.s Đào Đắc Lý

5

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

tính, lập bản vẽ, trong đó, phần tính toán tạo tiền đề cho quá trình thực hiện lập bảng

tính và bản vẽ.
- Phần tính toán có thể được tách ra thành một mô-đun riêng và thực hiện độc lập với
bất cứ công cụ lập trình nào, và hiện nay, công nghệ lập trình cho phép dễ dàng kết
nối các mô-đun loại này với các ứng dụng khác.
- Phần lập bảng tính và bản vẽ, thực chất sử dụng kết quả thực hiện của mô-đun tính
toán và thể hiện kết quả này dưới dạng bản vẽ kỹ thuật và bảng tính, bảng biểu phù
hợp với các quy định về trình bày tài liệu trong hồ sơ thiết kế. Trong nhiều trường hợp
người ta có thể kết hợp mô-đun tính toán vào cùng với quá trình tạo bảng tính hay bản
vẽ, cách làm này rất hiệu quả đối với các bài toán không quá phức tạp về tính toán
(như thiết kế hình học đường ô tô hay tính duyệt mặt cắt kết cấu). Nhưng đối với các
bài toán có độ phức tạp cao trong tính toán (như bài toán tính kết cấu hay ổn định
trượt mái dốc) thì mô-đun tính toán thường được tách riêng ra và kết quả tính toán sẽ
được trình bày bởi mô-đun tạo bản vẽ và mô- đun tạo bảng tính riêng.
- Để có thể kết nối với nhau, các phần mềm chuyên dụng thường cung cấp kết quả
tính toán dưới dạng dữ liệu có cấu trúc và được lưu trữ trong các tệp có định dạng
TEXT, ví dụ như CSV hay DXF. Với các dữ liệu có cấu trúc này, người dùng sẽ tự
thực hiện việc kết nối các phần mềm lại với nhau. Việc kết nối này cũng chỉ có thể
giải quyết thêm một số bài toán phát sinh, cho nên một số phần mềm đã cho phép
người dùng có thể can thiệp sâu hơn nữa vào bên trong nó bằng các công cụ lập trình,
để họ có thể tự giải quyết các bài toán phát sinh mà người thiết kế phần mềm không
thể dự kiến trước được. Khi người dùng xây dựng những chương trình của họ dựa trên
những ứng dụng được thiết kế theo cấu trúc mở này, họ sẽ tận dụng những khả năng
sẵn có của chúng để làm nền, giúp cho việc lập trình được nhanh và hiệu quả hơn rất
nhiều so với cách lập trình thông thường, và do đó, có thể gọi chúng là các ứng dụng
nền, điển hình và được sử dụng nhiều nhất làm ứng dụng nền trong lĩnh vực thiết kế là
AutoCAD và Excel, ngoài việc phù hợp với định dạng tài liệu trong hồ sơ thiết kế
(bản vẽ và bảng tính) chúng còn cho phép người dùng xây dựng các chương trình
chạy cùng với mục đích bổ sung thêm các chức năng chuyên biệt.
- Như vậy, một phần mềm được gọi là ứng dụng nền khi nó thỏa mãn đồng thời các
tiêu chí sau:

+ Cho phép một chương trình chạy bên trong và cùng với nó (tương tự như một lệnh).
+ Cho phép sử dụng các tính năng của nó thông qua công cụ lập trình thích hợp
- Một lệnh mới hay một chức năng mới được xây dựng trên ứng dụng nền thực chất
là một chương trình hoàn chỉnh, vì vậy, để xây dựng nó cần có công cụ lập trình tương
ứng. Thông thường công cụ lập trình được hiểu như là một tập hợp bao gồm:
Th.s Đào Đắc Lý

6

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

1.3.2.
Ngôn ngữ lập trình.
a) AUTOCAD
- AutoCAD là một phần mềm hỗ trợ tạo bản vẽ kỹ thuật được dùng phổ biến nhất
hiện nay. Đây là sản phẩm của hãng Autodesk và được phát triển liên tục trong nhiều
năm nay, điều này thể hiện ở việc cập nhật hàng năm của các phiên bản AutoCAD.
Hình vẽ trong AutoCAD được tổ chức chủ yếu theo dạng vector và chuẩn lưu trữ dạng
DWG được biết đến như là chuẩn lưu trữ hình vẽ dạng vector hiệu quả nhất thế giới.
Để tạo sự thuận lợi tối đa cho người dùng, AutoCAD đã được thiết kế với cấu trúc và
tính năng rất hợp lý. Khi những tính năng sẵn có của AutoCAD không đáp ứng được
nhu cầu của người dùng thì người dùng có thể sử dụng khả năng cho phép lập trình
mở rộng của AutoCAD để bổ sung thêm hay tạo mới những tính năng chuyên biệt cho
AutoCAD nhằm đáp ứng được nhu cầu cá nhân.
- Một ví dụ về công cụ lập trình trên AutoCAD, đó là AutoLISP. Với công cụ lập

trình này, không nhất thiết phải có môi trường lập trình và thư viện hỗ trợ lập trình, ta
chỉ cần tạo ra một tệp dạng TEXT chứa các mã lệnh viết bằng ngôn ngữ AutoLISP.
AutoLISP là một ngôn ngữ lập trình thông dịch, Nó là một phiên bản mới nhất về
ngôn ngữ lập trình nhân tạo cũ nhất mà ngày nay vẫn còn được sử dụng.
Autolisp nằm trong bộ Common LISP.LISP viết tắt của LIST Processor. Nói
chung Lisp dễ học bởi cú pháp của nó đơn giản nhưng nó không tương tác
được với các cơ sở dữ liệu như Excel, Access. Nên việc sử dụng nó tạo ra các
ứng dụng phức tạp là rất khó. Ngoài ra trên môi trường AutoCAD còn có Object
ARX, VBA.
- AutoDesk cung cấp cho chúng ta một bộ các phần mở rộng để kiểm soát AutoCad.
Những phần mở rộng này được gọi là Object ARX.
- Mỗi công cụ lập trình luôn có những đặc điểm riêng và khó có thể phán xét cái nào
hay hơn hoặc kém hơn một cách tổng quát. Do đó, để lựa chọn được công cụ lập trình
thích hợp khi lập trình trên ứng dụng nền, cần dựa vào mục đích cụ thể. Ví dụ, khi lập
trình trên AutoCAD, để tạo các công cụ trợ giúp vẽ thì AutoLISP là lựa chọn hợp lý.
Nhưng để xây dựng những ứng dụng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải can thiệp sâu vào bên
trong AutoCAD thì chỉ có thể dùng ObjectARX mới làm được.
b) VBA
- Trong lĩnh vực tự động hóa thiết kế cầu đường, hầu hết các bài toán lớn và cơ bản
đã được giải quyết, nhưng còn rất nhiều các bài toán khác, tuy không lớn và không
quá phức tạp, nhưng lại rất đa dạng và khó khái quát, vẫn chưa có phần mềm thực
hiện, và do đó, phạm vi ứng dụng của lập trình trên ứng dụng nền là rất lớn và có tính
hiệu quả cao. Hơn nữa, với quy mô của các bài toán này, thì việc lựa chọn VBA làm
công cụ lập trình là rất phù hợp.

Th.s Đào Đắc Lý

7

0982148991



Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

- VBA (Visual Basic for Applications) là một công cụ lập trình cho phép xây dựng
nhanh và hiệu quả chương trình nhằm bổ sung thêm những tính năng mới cho ứng
dụng nền (AutoCAD, Excel). Một chương trình được xây dựng bằng VBA dựa trên
ứng dụng nền nào thì nó phụ thuộc chặt chẽ vào ứng dụng nền đó, bởi theo mặc định,
dự án VBA sẽ hoạt động và sử dụng các thành phần trong chính ứng dụng nền đó.
Điều này có nghĩa là ta rất khó có thể chuyển đổi một dự án VBA từ loại ứng dụng
nền này sang một ứng dụng nền khác cũng như tạo ra một ứng dụng chạy độc lập.
VBA, thực chất là sự kết hợp giữa công cụ lập trình Visual Basic (VB) và các thành
phần được phép sử dụng của ứng dụng nền, cho nên về cơ bản, việc xây dựng một
chương trình bằng VBA trên AutoCAD hoặc Excel là giống nhau.
- Ngôn ngữ lập trình Visual Basic (VB) là một loại ngôn ngữ dễ sử dụng, có số lượng
người dùng đông đảo và tài liệu tham khảo rất phong phú. Điều này cho phép người
dùng trao đổi kỹ năng, tìm kiếm tài liệu, mã nguồn một cách dễ dàng. Ưu điểm của
ngôn ngữ lập trình VB:
+ Môi trường lập trình thân thiện, dễ dùng và đầy đủ nên việc xây dựng ứng dụng sẽ
nhanh và không cần thêm công cụ lập trình nào khác.
+ Trên tất cả các ứng dụng nền hỗ trợ VBA, giao diện lập trình là đồng nhất, do đó
người dùng có thể lập trình mở rộng trên nhiều ứng dụng nền một cách thuận lợi.
+ Thư viện lập trình có rất nhiều và đa dạng cho nên người dùng có thể xây dựng
ứng dụng của mình nhanh và chuyên nghiệp.
+ Tốc độ thực thi của chương trình nhanh.
+ Khai thác được hầu hết các tính năng sẵn có của ứng dụng nền.
+ Chương trình VBA có thể được nhúng trong tệp của ứng dụng nền hoặc có thể
được lưu dưới dạng một dự án độc lập. Điều này giúp cho việc phân phối, chia sẻ

mã lệnh được thuận tiện
c) MATLAB
- Ngoài lập trình trên nền ứng dụng AutoCAD hay Excel phổ biến trong tính toán
thiết kế kết cấu hầm, một ngôn ngữ lập trình phổ biến khác được sử dụng khá nhiều
đó là MATLAB.
- MATLAB là một bộ chương trình phần mềm lớn dành cho tính toán kỹ thuật. ta có
thể dùng MATLAB để:





Tính toán.
Phát triển thuật toán.
Thu thập dữ liệu.
Mô hình và mô phỏng.

Th.s Đào Đắc Lý

8

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

 Phân tích dữ liệu.
 Vẽ đồ thị.

 Giao diện đồ họa.
- MATLAB là tên viết tắt từ “MATrix LABoratory”. Như tên của phần mềm cho
thấy, phần cốt lõi của phần mềm là dữ liệu được lưu dưới dạng array (ma trận) và các
phép tính toán ma trận, giúp việc tính toán trong MATLAB nhanh và thuận tiện hơn
so với lập trình trong C hay FORTRAN. Đặc biệt, khả năng tính toán của MATLAB
có thể dễ dàng được mở rộng thông qua các bộ toolbox. Toolbox là tập hợp các hàm
MATLAB (M-file) giúp giải quyết một bài toán cụ thể.
- MATLAB gồm 5 phần chính:
 Development Environment: là một bộ các công cụ giúp ta sử dụng các
hàm và tập tin của MATLAB. Nó bao gồm: MATLAB desktop,
Command Window, a command history, an editor, debugger, browsers
for viewing help, the workspace, files, the search path.
 MATLAB Mathematical Function Library: tập hợp các hàm toán học
như sum, sine, số học, v.v.
 MATLAB Language (scritp): ngôn ngữ lập trình bậc cao.
 Graphics: các công cụ giúp hiễn thị dữ liệu dưới dạng đồ thị. Ngòai ra
nó còn cho phép xây dựng giao diện đồ họa.
 MATLAB Application Program Interface (API): bộ thư viện cho phép ta
sử dụng các hức năng tính toán của MATLAB trong chương trình C hay
FORTRAN.
- Ngày nay, nhiều phương pháp tính toán số đã và đang phát triển mạnh mẽ và trở
thành một công cụ hữu hiệu không thể thiếu được khi giải quyết các bài toán khoa
học-kỹ thuật như phương pháp sai phân hữu hạn, phương pháp phần tử hữu hạn (PP
PTHH), các phương pháp không chia lưới, phương pháp phần tử biên,…Trong đó
phương pháp PTHH đã trở thành một phương pháp phổ biến, hiện đại và hiệu quả.
- Để có hiệu quả về mặt lý thuyết cũng như thực tế, tiết kiệm tối đa thời gian tính
toán, với kiến thức chuyên môn không đủ mà cần phải nắm chắc một trong những
công cụ tính toán hữu hiệu như phương pháp phần tử hữu hạn, thì cần phải nắm chắc
ngôn ngữ lập trình MATLAB.
d) EXCEL

- Microsoft Excel là một phần mềm chuyên xử lý bảng tính của hãng phần mềm
thông dụng hiện nay. Excel thực sự là một công cụ rất mạnh mẽ phục vụ công tác tính
toán, lập bảng biểu… Với các bài toán từ đơn giản đến phức tạp, ta đều có thể sử dụng
Excel để giải quyết một cách dễ dàng với rất nhiều tính năng sẵn có:
 Khả năng tổ chức dữ liệu mạnh mẽ với hệ thống các ô, vùng dữ liệu, các
bảng tính…;

Th.s Đào Đắc Lý

9

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

 Khả năng xử lý dữ liệu như truy vấn, lọc, tính toán… với hệ thống rất
phong phú các hàm cơ bản cũng như các hàm chức năng chuyên biệt;
 Khả năng lập báo cáo với cách tổ chức bảng biểu và hệ thống biểu đồ
tương đối hoàn chỉnh;
 Khả năng in ấn với nhiều lựa chọn khác nhau. Với cách tổ chức giống
như bảng tính thông thường, Excel là một phần mềm bảng tính trực
quan và rất dễ sử dụng.
- Chính bởi điều này khiến cho Excel là một trong những phần mềm không thể thiếu
đối với kỹ sư thiết kế và xây dựng cầu đường. Có rất nhiều công trình cầu đã và đang
được xây dựng ở nước ta được tính toán từ các bảng tính lập trên Excel và được đánh
giá với độ chính xác cao.


Câu hỏi ôn tập
1. Hãy trình bày các phần mềm ứng dụng trong thiết kế cầu đường phổ biến hiện nay.
2. Thế nào là ứng dụng nền? hãy kể tên các ứng dụng nền phổ biến trong thiết kế kết
cấu cầu đường.
3. Hãy trình bày các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay ứng dụng cho thiết kế tính
toán cầu đường

Th.s Đào Đắc Lý

10

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

CHƯƠNG II: SỬ DỤNG EXCEL TRONG TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG
2.1. Tổng quan về Excel
2.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của Excel :
- Excel là một ứng dụng trong bộ OFFICE của hãng MICROSOFT; ứng dụng
nàychuyên nghiệp về xử lý bảng biểu, bảng tính . . .Excel du nhập vào Việt Nam
khoảng năm 1993 với phiên bản đầu tiên là Excel 4.0. Do một số hạn chế về nên
MICROSOFT nhanh chóng nâng cấp phần mềm này lên Excel 5.0. So với Excel 4.0,
phiên bản Excel 5.0 có điểm khác biệt nổi bật là ngôn ngữ tạo lập các thủ tục ( Macro
) và hàm ( Function) của người dùng sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic, và nội
dung được chứa trong một trang tính riêng biệt ( Module). Vào các năm 1995, 1997,
2000, 2002, 2007...2015 đều có các phiên bản Excel mới ngày càng được hoàn thiện,

gần gũi với người sử dụng và phát triển các ứng dụng làm việc nhóm, tạo các siêu liên
kết . . .
2.1.2. Khả năng của Excel :
- Excel có thể được hiểu như một bảng tính điện tử ( vì giao diện chính của nó bao
gồm một bảng có nhiều hàng & cột ). Excel có các khả năng sau đây :
• Khả năng soạn thảo : có thể sử dụng Excel như một phần mềm soạn thảo văn bản (
Ví dụ : như Word ), song nó đặc biệt mạnh về chức năng bảng biểu, đồ thị.
• Khả năng lập trình : có thể sử dụng Excel như một ngôn ngữ lập trình để giải quyết
các công việc, bài toán trong lý thuyết cũng như trong thực tế ( Ví dụ : VBA ).
• Khả năng phân tích, sử lý, tổng hợp các cơ sở dữ liệu : Excel hỗ trợ các công cụ để
có thể sử lý các cơ sở dữ liệu như Foxpro, Access . . .
• Ngoài ra Excel còn có một số chức năng đặc biệt như tạo các đồ thị, biểu đồ; tìm lời
giải theo lý thuyết tối ưu; tạo các bảng biểu nhiều chiều . . .
- Có thể nói hiện nay Excel là một ứng dụng không có đối thủ cạnh tranh.
2.1.3. Các ưu, nhược điểm của Excel :
a) Ưu điểm :
- Rất dễ sử dụng: giao diện của Excel rất gần gũi với người dùng, người dùng có thể
sử dụng Excel tuỳ theo trình độ, tuỳ theo mức độ hiểu biết nhiều hay ít về Excel.
- Trực quan : các công thức, các hàm do người dùng thiết lập trong ô tính lập tức sẽ
trả giá trị ngay sau khi được nhập; Vì vậy người dùng dễ dàng kiểm soát kết quả ngay
trong quá trình thiết kế tính toán.

Th.s Đào Đắc Lý

11

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng


BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

- Định dạng đơn giản : số liệu đầu vào, các kết quả tính toán trung gian được hiển thị
ngay trong trang tính cho phép người dùng dễ dàng định dạng, trang trí trước khi kết
xuất, in ấn.
- Khả năng làm việc nhóm : một sổ tính của Excel cho phép nhiều người có thể thiết
kế, kiểm tra trong cùng một thời điểm.
b) Nhược điểm :
- Dễ nhầm lẫn : các công thức, các hàm do người dùng thiết lập trong ô tính khó kiểm
soát cấu trúc, rất dễ bị xoá, bị sửa đổi trong quá trình thiết kế, sử dụng.
- Bị khống chế kích thước : do kích thước trang tính có giới hạn nên không thể sử lý
các cơ sở dữ liệu có số cột hoặc hàng lớn hơn kích thước trang tính.
2.1.4. Ứng dụng Excel trong thực tế :
- Mặc dù có một số nhược điểm như vừa nêu, song các ưu điểm của Excel vẫn là cơ

bản, nó cho phép giải quyết được hầu hết các công việc, bài toán nhỏ và vừa trong
thực tế học tập, sản xuất với thời gian thiết kế rất ngắn. Chính vì vậy, trong công tác
tính toán, thiết kế các công trình cầu hầm hiện nay, hầu hết đều sử dụng Excel như
một công cụ để tính toán, sử lý số liệu trong các khâu công tác như : tính toán thiết kế;
lập dự toán; lập hồ sơ dự thầu; kiểm toán kết cấu trong thi công; lập quyết toán; lập
các phiếu kiểm định chất lượng vật liệu & cấu kiện . . .

2.2. Hệ thống giao diện và các kiến thức cơ bản về công thức và hàm
2.3.1. Hệ thống giao diện và các thao tác cơ bản trong Excel
- Excel 2007 và các phiên bản mới hơn dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX”
(dựa trên chuẩn XML giúp việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn)
thay cho định dạng chuẩn trước đây là “.XLS”.

Th.s Đào Đắc Lý


12

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Hình 2.1. Giao diện Excel
- Excel 2007 và các phiên bản mới hơn thay đổi giao diện người dùng từ việc sử dụng các
thanh thực đơn truyền thống thành các cụm lệnh dễ dàng truy cập được trình bày ngay trên
màn hình gọi là Ribbon.
 Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout, Formulas, Data, Reviews, View,
Developer, Add-Ins.

Hình 2.2. Thanh công cụ Ribbon
 Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử dụng thường xuyên trong quá trình
làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn
hay xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,…
 Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị,
ký hiệu, …
 Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn.
 Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi
công thức, điều khiển việc tính toán của Excel.

Th.s Đào Đắc Lý

13


0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

 Data: Các nút lệnh thao đối với dữ liệu trong và ngoài Excel, các danh sách,
phân tích dữ liệu,…
 Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ trợ dịch từ, thêm chú thích vào các
ô, các thiết lập bảo vệ bảng tính.
 View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia
màn hình, …
 Developer: Tab này mặc định được ẩn vì nó chỉ hữu dụng cho các lập trình
viên, những người có hiểu biết về VBA. Để mở nhóm này nhấn vào nút Office
- Excel Options - Popular - Chọn Show Developer tab in the Ribbon.
 Add-Ins: Tab này chỉ xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử dụng các tiện
ích bổ sung, các hàm bổ sung,…
 Sử dụng các tổ hợp phím tắt để di chuyển
- Để đến được nơi cần thiết trong bảng tính ngoài việc dùng chuột cuốn các thanh
cuốn ngang và dọc, các phím mũi tên thì bạn nên nhớ các tổ hợp phím ở bảng bên
dưới để giúp di chuyển được nhanh hơn.
Bảng 2.1 Tổng hợp các phím tắt trong Excel
Nhấn phím
→ hoặc Tab
← hoặc Shift + Tab


Home

Ctrl + Home

Di chuyển
Sang ô bên phải
Sang ô bên trái
Lên dòng
Xuống dòng
Đến ô ở cột A của dòng hiện hành
Đến địa chỉ ô A1 trong worksheet
Đến địa chỉ ô có chứa dữ liệu sau cùng
trong worksheet
Di chuyển ô hiện hành qua trái một màn
hình
Di chuyển ô hiện hành qua phải một
mành hình
Di chuyển ô hiện hành lên trên một màn
hình
Di chuyển ô hiện hành xuống dưới một
màn hình
Mở hộp thoại Go To
Đến ô bên phải đầu tiên mà trước hoặc

Ctrl + End
Alt + Page Up
Alt + Page Down
Page Up
Page Down
F5
End + → hoặc Ctrl + →
Th.s Đào Đắc Lý


14

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

sau nó là ô trống
Đến ô bên trái đầu tiên mà trước hoặc sau
End + ← hoặc Ctrl + ←
nó là ô trống
Lên ô phía trên đầu tiên mà trên hoặc
End + ↑ hoặc Ctrl + ↑
dưới nó là ô trống
Xuống ô phía dưới đầu tiên mà trên hoặc
End + ↓ hoặc Ctrl + ↓
dưới nó là ô trống
Di chuyển đến sheet phía trước sheet hiện
Ctrl + Page Up
hành
Di chuyển đến sheet phía sau sheet hiện
Ctrl + Page Down
hành
 Thanh công thức( Formula bar ) : Excel đặc biệt khác Word là ở chỗ trong màn
hình giao diện có bố trí một thanh công thức.
Thanh công thức có 3 phần :


Hình 2.2. Thanh công thức
 Phần bên trái : chứa địa chỉ của ô tính hiện hành, hoặc tên vùng địa chỉ hiện
hành do người dùng đã định nghĩa.
 Phần ở giữa : chứa 1 dấu bằng cho phép người dùng nhập công thức hoặc hàm
ào ô tính.
 Phần bên phải: hiển thị giá trị, công thức hoặc hàm người dùng nhập vào ô tính.
Khi thiết kế trang tính, sổ tính bao giờ cũng phải cho hiển thị thanh công thức để dễ
dàng theo dõi các công thức, hàm đã nhập vào các ô tính.
2.3.2. Các kiến thức cơ bản về công thức và hàm
a) Công thức
- Công thức giúp bảng tính hữu ích hơn rất nhiều, nếu không có các công thức thì
bảng tính cũng giống như trình soạn thảo văn bản. Chúng ta dùng công thức để tính
toán từ các dữ liệu lưu trữ trên bảng tính, khi dữ liệu thay đổi các công thức này sẽ tự
động cập nhật các thay đổi và tính ra kết quả mới giúp chúng ta đỡ tốn công sức tính
lại nhiều lần. Vậy công thức có các thành phần gì?

Th.s Đào Đắc Lý

15

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

- Công thức trong Excel được nhận dạng là do nó bắt đầu là dấu = và sau đó là sự kết
hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm.


Hình 2.3. Các thành phần của công thức
Bảng 2.2: Các toán tử trong công thức

Th.s Đào Đắc Lý

16

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Bảng 2.3: Các toán tử trong công thức

b) Giới thiệu hàm (Function)
- Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng
nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều
thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng
bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu
một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.
Ví dụ:
=Rand()

hàm không có đối số

=If(A1>=5,”Đạt”,”Rớt”)

hàm 3 đối số


=PMT(10%,4,1000,,1)

hàm nhiều đối số và đối số tùy chọn

- Trong Excel từ phiên bản 2007 có các nhóm hàm chính như:
 Hàm ngoại: Call, Registed.ID,…
 Hàm lấy dữ liệu từ SSAS: Cubeset, Cubevalue,…
 Hàm dữ liệu: Dmin, Dmax, Dcount,…
 Hàm ngày và thời gian: Time, Now, Date,….
 Hàm kỹ thuật: Dec2Bin, Dec2Hex, Dec2Oct,…
 Hàm tài chính: Npv, Pv, Fv, Rate,…
 Hàm thông tin: Cell, Thông tin, IsNa,…

Th.s Đào Đắc Lý

17

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

 Hàm luận lý: If, And, Or,…
 Hàm tham chiếu và tìm kiếm: Choose, Vlookup, OffSet,…
 Hàm toán và lượng giác: Log, Mmult, Round,…
 Hàm thống kê: Stdev, Var, CountIf,…
 Hàm văn bản: Asc, Find, Text,…

c) Nhập công thức và hàm
- Nhập công thức trong Excel rất đơn giản, muốn nhập công thức vào ô nào chỉ việc
nhập dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu
và các hàm. Ta có thể nhìn vào thanh Formula để thấy được trọn công thức. Một điều
hết sức lưu ý khi làm việc trên bảng tính là tránh nhập trực tiếp các con số, giá trị vào
công thức mà nên dùng đến tham chiếu.
- Một trong những cách dễ dàng nhất để sử dụng hàm trong Excel là sử dụng thư
viện hàm. Khi muốn sử dụng hàm nào ta chỉ việc vào thanh Ribbon à chọn nhóm
Formulas à Function Library là chọn hàm cần sử dụng. Ngoài ra ta có thể nhấn vào
nút f x trên thanh công thức để gọi hộp thoại Insert Function một cách nhanh chóng
và khi cần tìm hiểu về hàm này bạn chỉ cần nhấn vào Help on this function.

Hình 2.4.Hộp thoại Insert Function
d) Tham chiếu trong công thức
- Các tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa
các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi. Có 3 loại tham chiếu sau:
 Tham chiếu tương đối: Tham chiếu tương đối trong công thức (ví dụ như A1)
dựa vào vị trí tương đối của địa chỉ ô chứa công thức và địa chỉ của ô tham chiếu đến.
Khi vị trí của ô chứa công thức thay đổi thì địa chỉ ô tham chiếu đến cũng thay đổi
tương ứng. Khi ta chép công thức sang các dòng hay cột khác, thì địa chỉ tham chiếu
Th.s Đào Đắc Lý

18

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên


cũng tự động thay đổi tương ứng. Excel mặc định công thức nhập vào dùng tham
chiếu tương đối. Ví dụ, khi ta chép công thức tại ô B2 chứa tham chiếu tương đối đến
ô A1 (=A1) xuống ô B3 thì khi đó công thức trong ô B3 tự động thay đổi tham chiếu
đến ô A2 (=A2).
 Tham chiếu tuyệt đối (tham chiếu tuyệt đối cả cột và dòng): Một ô có công
thức tham chiếu tuyệt đối đến một ô nào đó (ví dụ $A$1) khi đó dù cho ô chứa công
thức bị di chuyển hay sao chép đến nơi khác thì công thức vẫn luôn luôn tham chiếu
đến ô đó (A1). Excel mặc định công thức nhập vào dùng tham chiếu tương đối, do
vậy ta cần chuyển sang tham chiếu tuyệt đối khi cần thiết (bằng cách đặt dấu $ trước
các tiêu đề dòng và cột – phím tắt là F4). Ví dụ, nếu ta chép một công thức (tại ô B2
xuốn ô B3) có tham chiếu tuyệt đối đến ô =$A$1 thì công thức trong ô B3 vẫn là
=$A$1.
 Tham chiếu hỗn hộp (tham chiếu tuyệt đối dòng hoạc cột): Tham chiếu hỗn
hợp là dạng tham chiếu kết hợp 2 loại tham chiếu tương đối và tuyệt đối, trong tham
chiếu hỗn hợp chỉ có cột hoặc dòng được cố định (tuyệt đối). Ví dụ, tham chiếu cố
định cột có dạng $A1, $B1, ... và tham chiếu cố định dòng có dạng A$1, B$1, ….
Khi vị trí của ô chứa công thức thay đổi thì phần địa chỉ tương đối (trong tham chiếu
hỗn hợp) sẽ thay đổi theo còn phần địa chỉ tuyệt đối (trong tham chiếu hỗn hợp) sẽ
không thay đổi. Ví dụ khi ta chép công thức có chứa tham chiếu hỗn hợp (=A$1)
trong ô A2 sang ô B3 thì công thức trong ô B3 thay đổi thành =B$1.
Lưu ý: - Dấu $ trước thứ tự cột là cố định cột và trước thứ tự dòng là cố định dòng.
- Nhấn phím F4 nhiều lần để (tuyệt đối) cố định/ bỏ cố định dòng hoặc cột.
Tham khảo đến worksheet khác: Xét ví dụ sau, hàm AVERAGE tính toán bình
quân các giá trị thuộc vùng B1:B10 trên Worksheet Marketing trong cùng Workbook.

Ghi chú: Tên worksheet và dấu chấm than (!) được đặt trước vùng địa chỉ tham chiếu.
Lưu ý:
Tham chiếu đến địa chỉ ở worksheet khác nhưng cùng workbook thì có dạng
Tên_sheet!Địa_chỉ_ô. Ví dụ:


Th.s Đào Đắc Lý

19

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

=A2*Sheet2!A2
=A2*’Thong so’!B4
Khi tên sheet có chứa khoảng trắng thì để trong cặp nháy đơn ‘ ’
Tham chiếu đến địa chỉ trong workbook khác thì có dạng
[Tên_Workbook]Tên_sheet!Địa_chỉ_ô. Ví dụ:
=A2*[Bai2.xlsx]Sheet3!A4
=A2*’[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4
Khi tên Sheet hay Workbook có chứa khoản trắng để trong cặp nháy đơn ‘ ’
=A2*’C:\Tai lieu\[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4
Khi tham chiếu đến workbook khác mà workbook này không mở
=A2*’\\DataServer\Excel\[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4
Khi tham chiếu đến tài nguyên chia sẽ trên máy chủ trong mạng
e) Các lỗi thông dụng và cách xử lý lỗi
Bảng 2.4 Các lỗi thông dụng khi thực hiện với công thức và hàm
Lỗi
#DIV/0!
#NAME?
#N/A


Giải thích
Trong công thức có chứa phép chia cho 0 (zero) hoặc chia ô rỗng
Do dánh sai tên hàm hay tham chiếu hoặc đánh thiếu dấu nháy
Công thức tham chiếu đến ô mà có dùng hàm NA để jiễm tra sự tồn
tại của dữ liệu hoặc hàm không có kết quả
#NULL!
Hàm sử dụng dữ liệu giao nhau của 2 vùng mà 2 vùng này không có
phần chung nên phần giao rỗng
#NUM!
Vấn đề đối với giá trị, ví dụ như dùng nhầm số âm trong khi đúng
phải là số dương
#REF!
Tham chiếu bị lỗi, thường là do ô tham chiếu trong hàm bị xóa
#VALUE! Công thức tính toán có chứa kiểu dữ liệu không đúng.

2.3. Các hàm thông dụng trong Excel dùng trong thiết kế kết cấu cầu hầm
2.3.1. Phân loại hàm của Excel
- Excel chia các hàm thành nhiều nhóm tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng chính của
nó. Bao gồm:
Hàm ngoại lai: Các hàm ngoại trong Excel (DDE - Dynamic Data Exchange) cho bạn
gọi các chương trình khác theo kiểu những thư viện kết nối động (DLL), các chương
Th.s Đào Đắc Lý

20

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng


BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

trình này là các tập tin chương trình bên ngoài Excel. Sử dụng tính năng này, bạn có
thể thực hiện các chương trình thuộc về những ứng dụng khác hay là bạn có thể lập
chương trình riêng cho mình và cất nó trong thư viện nối kết động.
Hàm Cube: Là các hàm tìm và nạp dữ liệu từ SQL Server Analysis Services (phiên
bản 2000 & 2005) vào bảng tính, bao gồm các thành phần, các tập hợp, các giá trị
tổng hợp, KPI (Key Performance Indicator) từ khối OLAP (On Line Analytical
Processing). Các dữ liệu thu về này có thể đặt bất kỳ đâu trong bảng tính và có thể
tính toán bình thường bằng các hàm trong Excel.
Hàm dữ liệu: Các hàm này giúp trích thông tin từ một cơ sở dữ liệu hay một danh
sách và có thể thực hiện các tính toán trên thông tin trích ra.
Hàm ngày tháng và thời gian: Các hàm ngày tháng giúp chúng ta tính toán trên dữ
liệu ngày tháng rất dễ dàng và linh hoạt. Các ngày, giờ sẽ được gán một con số tuần tự
(ngày là phần nguyên và giờ là phần số thập phân của số tuần tự).
Hàm kỹ thuật: Những hàm kỹ thuật chó phép chúng ta thực hiện các phép tính đặc
biệt trong các ngành kỹ thuật. Để sử dụng các hàm này cần phải Add-Ins bộ Analysis
ToolPak.
Hàm tài chính: Các hàm tài chính cho phép bạn tính toán những vấn đề liên quan đến
tài chính trong bảng tính như tính vốn ban đầu và tiền lời cho một khoản vay, tính
khấu hao, tính doanh thu...
Hàm Thông tin: Các hàm thông tin cho phép chúng ta biết được những thông tin về
các ô trong bảng tính. Chúng ta có thể xác định thông tin chứa trong một ô bất kỳ và
giúp chúng ta kiểm tra thông tin chứa trong các ô.
Hàm luận lý: Các hàm luận lý giúp chúng ta quyết định về thông tin trong các ô trên
bảng tính. Chúng ta có thể kiểm tra xem những điều kiện nào là đúng, những điều kiện
nào là sai. Nếu đúng thì hàm sẽ làm thao tác gì và sai thì hàm sẽ làm gì.
Hàm tham chiếu và tìm kiếm:Những hàm tìm kiếm và tham khảo giúp chúng ta truy
xuất tới các ô trong bảng tính theo địa chỉ, hàng và cột. Sử dụng nhóm hàm này thành

thạo bạn mới thấy được sự mạnh mẽ của bảng tính Excel.
Hàm toán và lượng giác: Các hàm toán học và lượng giác được dùng rất nhiều và
cách áp dụng rất đa dạng. Excel cung cấp rất nhiều hàm loại này
Hàm thống kê: Các hàm thống kê trong Excel giúp ta phân tích dữ liệu trong bảng
tính và giúp chúng ta có những quyết định tin cậy hơn từ những kết quả thống kê thu
được

Th.s Đào Đắc Lý

21

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Hàm văn bản: Những hàm văn bản trong Excel giúp ta điều khiển các chuỗi văn bản
có trong bảng tính. Chúng ta có thể định dạng văn bản, tìm kiếm, thay thế và thực hiện
rất nhiều thao tác trên văn bản.
2.3.2. Cấu trúc hàm
- Một hàm trong Excel bao giờ cũng có cấu trúc như sau :

Tên hàm : thường được viết tắt của 1 từ hoặc 1 nhóm từ tiếng Anh. Tên hàm thường
được đặt để gợi ý cho ý nghĩa của hàm.
Ví dụ :
+ Hàm LOG10(Number) – tính logarit cơ số 10 của 1 số.
+ Hàm ROUND(number, num_digits): làm tròn số number lên trên đến số lẻ thập
phân num_digits chỉ định.

Đối số : Hàm sử dụng đối số giống như công thức sử dụng biến.
Ví dụ :

Hàm

Công thức

LOG10(100)=2

lg(100)=2

Có rất ít hàm không có đối số :
Ví dụ : - Hàm PI() : trả về số pi;
- Hàm TODAY() : trả về ngày tháng năm hiện hành;
- Hàm NOW() : Trả về giờ phút giây hiện hành.
Các hàm khác nhau sẽ sử dụng số lượng các đối số khác nhau. Khi 1 hàm có nhiều
đối số, các đối số sẽ được ngăn cách với nhau bằng dấu “ , ” hoặc dấu “ ; “.
Khi định dạng số kiểu Mỹ ( English United States ) các đối số sẽ được ngăn cách với
nhau bằng dấu “ , ”; Khi định dạng số kiểu Việt Nam (Vietnamese) các đối số sẽ được
ngăn cách với nhau bằng dấu “ ; ”.Để biết được điều này ta chú ý tại thanh công cụ
Home như hình dưới:

Th.s Đào Đắc Lý

22

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng


BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Tại vị trí number nếu xuất hiện dấu “,” như hình trên thì các đối số sẽ được ngăn cách
bằng dấu “,”. Tương tự đối với dấu “;”.
2.3.3. Một số hàm thông dụng
a) Hàm thống kê
 Hàm MAX()
Trả về giá trị lớn nhất (maximum) của một tập giá trị.
Cú pháp: = MAX(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Có thể có từ 1 đến 255 đối số (con số này trong Excel 2003
trở về trước chỉ là 30)
Ví dụ:

 Hàm MIN(): Trả về giá trị nhỏ nhất (minimum) của một tập giá trị.
Cú pháp: = MIN(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Có thể có từ 1 đến 255 đối số (con số này trong Excel 2003
trở về trước chỉ là 30)
Ví dụ:

Th.s Đào Đắc Lý

23

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên


Lưu ý:
Các đối số có thể là số, ô rỗng, giá trị logic, hoặc các chữ thể hiện số... Nhưng
không bao gồm các đối số bị lỗi hoặc chữ không thể chuyển thành số sẽ gây ra lỗi.
Nếu đối số là mảng hay tham chiếu, thì chỉ các giá trị số trong mảng hay tham
chiếu đó mới được sử dụng. Những ô rỗng, giá trị logic, hay text, v.v... sẽ được bỏ
qua, nếu muốn sử dụng cả những giá trị này, bạn có thể dùng hàm MAXA(), MINA()
với cú pháp tương đương.
Nếu không có đối số nào chứa số, MAX(), MIN() sẽ trả về kết quả là zero (0).
 Hàm AVERAGE() và AVERAGEA()
Tính trung bình (trung bình cộng) của các số.
Cú pháp: = AVERAGE(number1, number2, ...)
number1, number2, ... : Các số dùng để tính trung bình. Tối thiểu phải là 1 và tối đa là
255 đối số (con số này trong Excel 2003 trở về trước chỉ là 30). Các đối số có thể là
số, là tên, là mảng hay tham chiếu đến các giá trị số.
Ví dụ:

Th.s Đào Đắc Lý

24

0982148991


Bài giảng Tin học ứng dụng

BM Công Trình – Cơ sở Thái Nguyên

Lưu ý:
Nếu đối số là một mảng hay là một tham chiếu có chứa text, giá trị logic, ô rỗng, các

giá trị lỗi, v.v... thì các giá trị đó sẽ được bỏ qua; tuy nhiên, các ô chứa giá trị là zero
(0) thì vẫn được tính.
Nếu cần tính trung bình cả các giá trị logic và các giá trị text thể hiện số, bạn sử dụng
hàm AVERAGEA(), với cùng cú pháp.
b) Hàm tham chiếu và tìm kiếm (Lookup functions)
 Hàm LOOKUP
Chức năng: Hàm LOOKUP dùng để dò tìm môt giá trị trong một dòng, một cột hoặc
trong một mảng các giá trị.
Hàm LOOKUP có hai hình thức là dạng vector và dạng mảng:
Dạng vector: Cú pháp: = LOOKUP(lookup_value,lookup_vector,result_vector)
+
Lookup_value: là giá trị sẽ được tìm kiếm trong vùng Lookup_vector.
Lookup_value có thể là một số, một chuỗi hay một tham chiếu
+
Lookup_vector: là vùng dò tìm, vùng này có thể là một dòng hay một cột. Giá
trị chứa trong vùng có thể là số, chuỗi.
+
Result_vector: là vùng chứa giá trị trả về (1cột hoặc 1 dòng). Độ lớn của
Result_vector phải tương ứng với Lookup_vector.

Th.s Đào Đắc Lý

25

0982148991


×