Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Giáo trình Tin học ứng dụng ngành may 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.08 MB, 103 trang )

Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG
oOo
GIÁO TRÌNH
TIN HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH MAY 1
Biên soạn: GV-ThS. Nguyễn Tuấn Anh
TP.HCM, ngày 28/03/2010
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 1
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH 7
1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN 7
1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính 7
1.1.2. Phân loại máy tính 9
1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG. 10
1.2.1. Phần mềm (Software) 10
1.2.2. Phần cứng (Hardware) 11
1.3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH 13
1.3.1. Thùng máy và nguồn - Case and Power 13
1.3.2. Bo mạch chủ - Mainboard 15
1.3.3. Đơn vị xử lý trung tâm - CPU 20
1.3.4. Bộ nhớ ngẫu nhiên - RAM. 23
1.3.5. Ổ mềm - FDD. 26
1.3.6. Ổ cứng - HDD 26
1.3.7. Ổ quang - CDROM 29
1.3.8. Thiết bị ngoại vi. 31
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG SẢN XUẤT MAY MẶC 39


2.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CAD∕CAM 39
2.1.1. Một số khái niệm 39
2.1.2. Mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của CAD/CAM: 40
2.1.3. Tình hình ứng dụng hệ thống CAD∕CAM tại Việt Nam 40
2.2. ỨNG DỤNG CAD∕CAM TRONG MAY MẶC 41
2.2.1. Tình hình ứng CAD∕CAM trong ngành may mặc 41
2.2.2. Giới thiệu về một số hệ thống CAD∕CAM trong ngành may mặc 42
2.2.3. Giới thiệu hệ thống cắt trải vải tự động và chuyền treo (Hanger) 44
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CORELDRAW THIẾT KẾ CÁC
SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ THỜI TRANG 49
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 2
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
3.1. GIỚI THIỆU 49
3.1.1. CorelDraw là gì 49
3.1.2. Cài đặt CorelDraw 49
3.1.3. Khởi động CorelDraw X3. 49
3.1.4. Hộp thoại Welcome to CorelDraw 50
3.1.5. Giới thiệu màn hình 50
3.1.6. Một số phím tắt 51
3.1.7. Một số thuật ngữ 52
3.1.8. Quản lý dữ liệu CorelDraw 52
3.1.9. In ấn 53
3.1.10. Các chế độ xem màn hình trong CorelDraw 53
3.1.11. Thiết lập một số thuộc tính ban đầu 54
3.2. CÔNG CỤ VẼ TRONG CORELDRAW 55
3.2.1. Công cụ chọn và chỉnh sửa 55
3.2.2. Công cụ vẽ đường nét 58
3.2.3. Vẽ các đối tượng cơ bản 61
3.3. BIẾN ĐỔI ĐỐI TƯỢNG TRONG CORELDRAW 64
3.3.1. Biến đổi vị trí (Position) 64

3.3.2. Biến đổi xoay (Rotate) 64
3.3.3. Biến đổi tỷ lệ, co giãn (Scale and mirror) 65
3.3.4. Biến đổi kích thước (Size) 65
3.3.5. Biến đổi xô nghiêng (Skew) 65
3.3.6. Cắt, xén, hàn, nối đối tượng (Shaping) 66
3.3.7. Nhóm, liên kết, khóa đối tượng 68
3.3.8. Sắp xếp thứ tự đối tượng (Order) 68
3.3.9. Phân bố, gióng hàng các đối tượng (Align and Distribute) 69
3.4. MÀU SẮC CỦA ĐỐI TƯỢNG 70
3.4.1. Màu sắc trong tin học 70
3.4.2. Thiết lập màu sắc cho đường nét (Outline) 70
3.4.3. Tô màu cho đối tượng (Fill) 71
3.4.4. Công cụ tô màu (Interactive Fill tool) 73
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 3
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
3.5. VĂN BẢN TRONG CORELDRAW 73
3.5.1. Các dạng văn bản 73
3.5.2. Đặt văn bản lên đường dẫn mở 74
3.5.3. Đặt văn bản theo đường dẫn đóng 74
3.5.4. Chèn ký tự vào dòng văn bản 75
3.5.5. Đặt văn bản vào trong đối tượng đóng 75
3.6. CÁC HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT TRONG CORELDRAW 75
3.6.1. Hiệu ứng tạo các đối tượng trung gian (Blend) 75
3.6.2. Hiệu ứng tạo hình bao (Envelope) 78
3.6.3. Hiệu ứng tạo các đối tượng đồng tâm (Contour) 79
3.6.4. Hiệu ứng tạo chiều thứ 3 (Extrude) 80
3.6.5. Hiệu ứng tạo bóng đổ (DropShadow) 81
3.6.6. Hiệu ứng làm biến dạng đối tượng (Distortion) 82
3.6.7. Hiệu ứng tạo độ trong suốt (Transparency) 83
3.6.8. Hiệu ứng nhìn qua thấu kính (Lens) 84

3.6.9. Hiệu ứng tạo phối cảnh (Add Perpective) 85
3.6.10. Hiệu ứng đặt hình ảnh vào trong một đối tượng (PowerClip) 86
3.7. ỨNG DỤNG CORELDRAW TRONG NGÀNH MAY MẶC 87
3.7.1. Ứng dụng CorelDraw thiết kế logo 87
3.7.2. Một số ứng dụng CorelDraw trong lĩnh vực Dệt - May - Thời trang 89
3.7.3. Ứng dụng CorelDraw vẽ phác họa trang phục 91
3.7.4. Ứng dụng CorelDraw vẽ chi tiết trang phục 98
3.7.5. Ứng dụng CorelDraw thiết lập tài liệu kỹ thuật 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 4
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ thông tin (CNTT) có vai trò cực kỳ to lớn trong cuộc sống hiện đại.
CNTT góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ công nghiệp cho đến nông nghiệp, từ
những ngành phức tạp như nghiên cứu không gian vũ trụ cho đến những ngành giải
trí đơn thuần như game, truyền hình… Nhờ CNTT các quốc gia thu hẹp được
khoảng cách không gian, thu ngắn thời gian di chuyển, nhờ CNTT tốc độ phát triển
kinh tế, kỹ thuật… trên thế giới được đẩy nhanh vượt bậc. Minh chứng cho những
điều này đó là sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo, được xem là nguồn tài
nguyên tiềm năng đưa loài người vươn xa hơn nữa.
CNTT còn là chìa khóa giúp nhiều ngành nghề phát triển, đặc biệt là đối với các
ngành khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hóa học… chính là nền tảng đưa các
ngành khoa học liên quan phát triển xứng tầm. Bên cạnh đó, nhờ CNTT con người
có một cuộc sống tiện nghi hơn bao giờ hết, cơ hội tiếp cận được với nguồn tri thức
khổng lồ của nhân loại một cách nhanh chóng, khám phá ra những điều mới mẻ của
cuộc sống… Thời điểm này, con người đã sẵn sàng bước vào một kỷ nguyên sáng
rực nhất trong lịch sử tiến hóa của mình - kỷ nguyên của Công nghệ thông tin.
Hòa vào sự phát triển chung của các ngành khoa học kỹ thuật, ngành Công nghệ
Dệt - May - Thời trang cũng đang có những bước tiến dài và mạnh mẽ. CNTT đã
len lỏi vào trong nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, trên cả những mặt hàng

quần áo thông thường hay những sản phẩm thời trang cao cấp. Nhờ CNTT, việc tự
động hóa sản xuất ngành may đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm thời gian, nhân
công, chi phí sản xuất. Mặc dù vậy, so với các ngành công nghiệp dịch vụ khác như
cơ khí, xây dựng hay viễn thông… thì mức độ tin học hóa sản xuất của ngành may
vẫn chưa cao và chưa đồng bộ. Phần lớn CNTT chỉ được áp dụng ở một số khâu
triển khai sản xuất nhất định như khâu thiết kế sản phẩm… còn ở các khâu khác
trong quá trình sản xuất việc ứng dụng CNTT còn gặp nhiều trở ngại. Những lý do
chính khiến việc áp dụng CNTT vào trong sản xuất may mặc chưa đạt hiệu quả
mong muốn đó là đặc thù của ngành rất khó tin học hóa, chưa có sự đầu tư cao về
tin học mặc dù lợi nhuận từ đó không phải là nhỏ, trình độ lao động ngành may còn
nhiều hạn chế…
Những năm gần đây, nhiều tập đoàn sản xuất phần cứng và phần mềm nổi tiếng
trên thế giới đã xâm nhập vào lĩnh vực may mặc trong đó phải kể đến Lectra hay
GGT. Bên cạnh đó sự cạnh tranh về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm diễn
ra ngày càng gay gắt khiến các doanh nghiệp Dệt - May - Thời trang phải nỗ lực
đưa công nghệ mới vào sản xuất, trong đó việc ứng dụng CNTT được xem là một
trong những nhân tố quyết định sự phát triển hay thành công của một doanh nghiệp.
Đào tạo nguồn nhân lực cao, am hiểu về CNTT cho ngành Dệt - May - Thời
trang là một trong những định hướng phát triển vững bền và hiệu quả cho mỗi
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Khoa Công nghệ May và
Thời trang thuộc trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là nơi hỗ trợ đắc lực
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 5
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
nguồn nhân lực ngành may và thời trang cho cả nước. Khoa đã đổi mới chương
trình đào tạo theo hướng tiếp cận công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phù
hợp với đặc điểm phát triển chung của ngành. Bên cạnh những kiến thức chuyên
ngành, các nội dung về CNTT cũng đang được khoa tăng thời lượng. Sinh viên
ngành may ngoài việc phải biết các phần mềm thông dụng như xử lý văn bản, xử lý
số liệu, mạng Internet… thì việc thành thạo các phần mềm chuyên ngành đóng vai
trò hết sức quan trọng. Thực tế, để tiếp cận sâu về CNTT, khoa đã ứng dụng CNTT

vào quá trình giảng dạy và học tập để sinh viên làm quen với môi trường máy tính.
Đặc biệt là các nội dung giảng dạy về CNTT đã được chọn lọc và mang tính thực
tiễn cao.
Nằm trong khối kiến thức về CNTT, môn học “Tin học ứng dụng ngành may
1” giúp sinh viên ngành may nắm bắt những kiến thức cơ bản về tin học, có thể vận
dụng cụ thể vào trong sản xuất ngành may sau khi ra trường. Khối lượng kiến thức
này không những cần thiết đối với sinh viên ngành may để đi làm trong các doanh
nghiệp mà còn là cơ sở để các em tiếp cận được với các môn học khác dễ dàng hơn
nhờ hiểu biết về máy tính và sự liên quan chặt chẽ giữa CNTT đối với khối kiến
thức chuyên ngành khác.
Nội dung môn học “Tin học ứng dụng ngành may 1” được chia làm ba phần:
- Phần một trình bày tổng quan kiến thức về máy vi tính như phần cứng, phần
mềm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và chức năng của những thiết bị nội vi, ngoại
vi…
- Phần hai giới thiệu về tình hình ứng dụng CNTT trong ngành may, những khó
khăn, thuận lợi và khả năng ứng dụng CNTT vào trong các quá trình sản xuất của
ngành may.
- Phần ba giới thiệu phần mềm CorelDraw, một phần mềm nổi tiếng và hữu ích
đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa. Qua đó cũng giới thiệu về những khả năng ứng
dụng của CorelDraw trong thực tế ngành may và thời trang.
Những nội dung tiếp theo về các phần mềm chuyên ngành may được đề cập
trong môn học Tin học ứng dụng ngành may 2.
Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai
sót không mong muốn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp,
các em sinh viên và quí vị độc giả để chúng tôi hoàn thiện tài liệu này hơn trong lần
chỉnh sửa sau.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 6
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY VI TÍNH
1.1. LỊCH SỬ MÁY TÍNH CÁ NHÂN.
1.1.1. Lịch sử phát triển máy tính cá nhân.
Năm 1975 công ty MITS (Mỹ) giới thiệu chiếc máy tính cá nhân Altair đầu tiên
trên thế giới, chiếc máy này sử dụng bộ vi xử lý 8080 của Intel, không có màn hình
mà chỉ hiện kết quả thông qua các đèn Led.
Năm 1977 công ty Apple đưa ra thị trường máy tính Apple II có màn hình và
bàn phím đầu tiên.

(a) (b) (c)
Máy tính Altair (a) và Apple II (b, c)
Năm 1981 công ty IBM sản xuất máy tính cá nhân (PC) có hệ thống mở, tức là
máy có nhiều khe cắm mở rộng để có thể cắm thêm phụ kiện quan trọng, thiết kế
này đã phát triển thành tiêu chuẩn của máy tính ngày nay.
Công ty IBM (một công ty khổng lồ lúc đó) đã tìm đến một công ty nhỏ có tên là
Microsoft để thuê viết phần mềm cho máy tính PC của mình, kể từ đó Microsoft trở
thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới.
Sau khi phát minh ra chuẩn PC mở rộng, IBM đã cho phép các nhà sản xuất PC
trên thế giới bắt chước (nhái) theo chuẩn này và chuẩn máy tính IBM PC đã nhanh
chóng phát triển thành hệ thống sản xuất máy PC khổng lồ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, IBM đã không có thỏa thuận độc quyền về MS DOS cho nên
Microsoft có thể bán hệ điều hành MS DOS cho bất cứ ai, vì vậy mà Microsoft đã
nhanh chóng trở thành một công ty lớn mạnh.
Phần mềm PC đã được Microsoft kiểm soát và thống trị trong suốt quá trình phát
triển của máy tính cá nhân.
+ Từ năm 1981 đến 1990 là hệ điều hành MS DOS phát triển qua nhiều phiên
bản và đã có trên 80% máy tính PC trên thế giới sử dụng hệ điều hành này.
+ Năm 1991 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 3.1 và có trên 90% máy
tính PC trên thế giới sử dụng.

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 7
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
+ Năm 1995 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 95 và có khoảng 95%
máy tính PC trên thế giới sử dụng.
+ Năm 1998 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 98 và có trên 95% máy
tính PC trên thế giới sử dụng.
+ Năm 2000 Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window 2000 và năm 2002
Microsoft cho ra đời hệ điều hành Window XP với khoảng 97% máy tính PC sử
dụng. Năm 2007 xuất hiện hệ điều hành Window Vista nhưng đã không được đón
nhận, năm 2010 Microsoft đã đưa ra phiên bản Window 7 thay thế hệ điều hành
Vista và đã qua giai đoạn thử nghiệm.
Hiện nay có trên 95% máy tính cá nhân trên thế giới sử dụng các sản phẩm
Windows của Microsoft, vì vậy các công ty sản xuất thiết bị ngoại vi muốn bán
được ra thị trường thì phải có trình điều khiển do Microsoft cung cấp hoặc một thoả
thuận với Microsoft để sản phẩm ấy được Windows hỗ trợ. Một thiết bị máy tính
không được Window hỗ trợ thì coi như không bán cho ai được, đó là lý do làm cho
Microsoft trở thành không những là nhà thống trị phần mềm mà còn đóng vai trò
điều khiển sự phát triển phần cứng PC.
IBM là nhà phát minh và phát triển hệ thống máy tính PC nhưng họ chỉ nắm
được quyền kiểm soát trong 7 năm từ 1981 đến 1987, sau đó quyền kiểm soát đã
thuộc về công ty Intel (Intel được thành lập năm 1968 với mục tiêu sản xuất các
chip nhớ).
+ Năm 1971 Intel đã phát minh ra bộ vi xử lý đầu tiên có tên 4004 có tốc độ là
0.1MHz.

Bộ vi xử lý đầu tiên của Intel 4004
+ Năm 1972 Intel giới thiệu chipset 8008 có tốc độ 0.2MHz.
+ Năm 1979 Intel giới thiệu chipset 8088 có tốc độ 5MHz hãng IBM đã sử dụng
để lắp cho chiếc PC đầu tiên của mình.
+ Năm 1988 Intel giới thiệu chipset 386 có tốc độ 75MHz.

+ Năm 1990 Intel giới thiệu chipset 486 có tốc độ 100-133MHz.
+ Năm 1993-1996 Intel giới thiệu chipset 586 có tốc độ 166-200MHz.
+ Năm 1997-1998 Intel giới thiệu chipset Pentiun 2 có tốc độ 233-450MHz
+ Năm 1999-2000 Intel giới thiệu chipset Pentium 3 có tốc độ 500-1200MHz
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 8
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
+ Từ năm 2001 đến nay Intel giới thiệu chipset Pentium 4 có tốc độ từ 1500MHz
đến 3800MHz và nhiều chip khác mà vẫn chưa có giới hạn.
Intel không những dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản suất CPU mà còn là nhà
cung cấp hàng đầu về Chipset và Mainboard kể từ năm 1994 đến nay.
IBM và Compact là hai nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới trong
những năm 1981 đến 1997, hai công ty này đã cung cấp phần lớn máy tính cá nhân
cho thị trường thế giới trong thập niên 90 của thế kỷ trước, các công ty này đã sử
dụng bộ xử lý của Intel và thuê công ty Microsoft viết hệ điều hành.
Máy vi tính hiện nay của hãng IBM và hãng Compact
1.1.2. Phân loại máy tính.
a. Phân loại theo chức năng sử dụng.
- Mainframe là một siêu máy tính của hãng IBM với tốc độ nhanh nhất thế giới
hiện nay. Đây là những máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được
dùng trong các công việc đòi hỏi tính toán lớn như làm máy chủ phục vụ mạng
Internet, máy chủ để tính toán phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ
- PC (Personal Computer - Máy vi tính cá nhân) là tên gọi khác của máy tính để
bàn (Desktop), đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay.
- Laptop, Desknote, Notebook là những máy tính xách tay, kê đùi tiện ích cho
việc di chuyển, giảng dạy và hội thảo.
- PDA (Personal Digital Assistant) là những thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân
có các tên gọi khác như máy tính cầm tay, máy tính bỏ túi (Pocket PC). Ngày nay
rất nhiều điện thoại di động có tính năng của một PDA.
Mainframe, PC, Laptop và PDA
b. Phân loại theo chức năng của thiết bị tin học.

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 9
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Thiết bị nhập (Input Devices) là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như
bàn phím, chuột, máy quét, máy scan
- Thiết bị xử lý (Processing Devices) là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ
vi xử lý, bo mạch chủ.
- Thiết bị lưu trữ (Storage Devices) là những thiết bị lưu trữ dữ liệu gồm bộ
nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chỉ đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
RAM.
+ Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ
và các thiết bị lưu trữ khác.
- Thiết bị xuất (Output Devices) là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ
máy tính như màn hình, đèn chiếu, máy in
1.2. PHẦN MỀM VÀ PHẦN CỨNG.
1.2.1. Phần mềm (Softwares).
Phần mềm là tập hợp tất cả các câu lệnh do các nhà lập trình viết ra để hướng
dẫn máy tính làm một số công việc cụ thể nào đó. Không như các thiết bị điện tử
khác, máy vi tính không có phần mềm thì không thể hoạt động.
Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình
để viết. Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con
người với ngôn ngữ của máy tính. Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ con người thì được
gọi là ngôn ngữ lập trình bậc cao, gần với ngôn ngữ máy tính được gọi là ngôn
ngữ lập trình bậc thấp.
Ngôn ngữ thông dịch giữa máy tính và con người
a. Một số chương trình phần mềm thông dụng.
- Trình điều khiển thiết bị - Driver Control: Đây là các chương trình làm việc
trực tiếp với phần cứng, là lớp trung gian giữa hệ điều hành và thiết bị phần cứng.
Các chương trình này thường được nạp vào trong bộ nhớ ROM trên Mainboard và
trên các Card mở rộng, hoặc được tích hợp trong hệ điều hành và được tải vào bộ

nhớ lúc máy khởi động.
- Hệ điều hành - Operation System (OS): Là tập hợp của rất nhiều chương
trình có nhiệm vụ quản lý tài nguyên máy tính, làm cầu nối giữa người sử dụng với
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 10
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
thiết bị phần cứng, ngoài ra hệ điều hành còn cho phép các nhà lập trình xây dựng
các chương trình ứng dụng chạy trên nó.
- Chương trình ứng dụng - Application Software: Là các chương trình chạy
trên một hệ điều hành cụ thể, là công cụ cho người sử dụng khai thác tài nguyên
máy vi tính. Ví dụ chương trình MS Word dùng soạn thảo văn bản, PhotoShop dùng
xử lý ảnh, chương trình ACDSee dùng duyệt ảnh v.v
5 Người sử dụng Người sử dụng Người sử dụng
4 Chương trình ứng dụng Scandisk, Ghost, Turbo Word, Excel, PhotoShop
3 Hệ điều hành MS DOS Windows
2 Driver Trình điều khiển thiết bị Trình điều khiển thiết bị
1 Thiết bị phần cứng CPU, Mainboard, RAM, HDD, Card Video
Phân bố phần mềm (Software) trên máy vi tính.
b. Khai thác phần mềm trên máy vi tính.
Máy vi tính với linh kiện chủ chốt là CPU - là một thiết bị điện tử đặc biệt làm
việc theo các câu lệnh do con người lập trình. Về cơ bản CPU chỉ làm việc một
cách máy móc theo những dòng lệnh có sẵn với một tốc độ cực nhanh khoảng vài
trăm triệu lệnh/giây, vì vậy sự hoạt động của máy tính hoàn toàn phụ thuộc vào các
câu lệnh bao gồm:
+ Lệnh nạp vào BIOS để hướng dẫn máy tính khởi động và kiểm tra thiết bị.
+ Hệ điều hành cài đặt trên ổ cứng như hệ điều hành MS-DOS, hệ điều hành
Windows.
+ Chương trình cài đặt trên ổ cứng hay trên ổ CD-ROM.
Khi kích hoạt vào một nút lệnh về thực chất là đã yêu cầu CPU thực hiện một
đoạn chương trình của nút lệnh đó.
Lưu ý: Virus cũng là phần mềm do những tin tặc (hacker) viết ra, thực chất đây

là một đoạn lệnh điều khiển CPU thực thi các việc với ý đồ xấu. Ví dụ lệnh cho
CPU copy và paste để nhân bản một file nào đó ra đầy ổ cứng hay tự động kích hoạt
một chương trình nào đó chạy không theo ý muốn người dùng. Nếu không hiểu
được bản chất phần mềm thì người sử dụng không diệt được các loại virus máy
tính.
1.2.2. Phần cứng (Hardwares).
Phần cứng là các thiết bị vật lý (có thể trực tiếp nhìn thấy) trong máy vi tính
thường được điều khiển bằng các trình Driver. Tổng thể máy tính là một hệ thống
gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau thông qua một bo mạch chủ, sự liên kết
này được điều khiển bởi CPU và hệ thống phần mềm hướng dẫn. Mỗi thiết bị trong
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 11
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
hệ thống có một chức năng riêng biệt trong đó có ba thiết bị quan trọng nhất là
CPU, Mainboard và RAM.
Những thành phần chính trên máy vi tính
1- Bo mạch chủ (Mainboard) đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ
thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất.
2- Bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit) là thành phần quan trọng nhất
của máy tính, thực hiện các lệnh của chương trình khi phần mềm nào đó chạy, tốc
độ xử lý của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện này, CPU là linh kiện nhỏ
nhưng đắt nhất trong máy vi tính.
3- Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM - Random Access Memory) là bộ nhớ
tạm thời, lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho CPU xử lý, tất cả các chương
trình trước và sau khi xử lý đều được nạp vào RAM.
4- Thùng máy (Case) dùng để gắn các thành phần như Mainboard, ổ đĩa, card
mở rộng, quạt…
5- Bộ nguồn (Power) thường đi theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho
Mainboard và các ổ đĩa.
6- Ổ cứng (HDD - Hard Disk Drive) là thiết bị lưu trữ chính của hệ thống, ổ
cứng có dung lượng lớn và tốc độ truy cập khá nhanh, vì vậy chúng được sử dụng

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 12
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
để cài đặt hệ điều hành và các chương trình ứng dụng, đồng thời ổ cứng được sử
dụng để lưu trữ tài liệu. Tuy nhiên ổ cứng là ổ cố định, không thuận tiện cho việc di
chuyển dữ liệu đi xa.
7- Ổ đĩa quang (CD-ROM - Compact Disk) là ổ đĩa lưu trữ với dung lượng khá
lớn khoảng 640-780MB, đĩa CD-ROM gọn nhẹ dễ dàng di chuyển đi xa, tuy nhiên
đa số các đĩa CD-ROM chỉ cho phép ghi được 1 lần. Ổ CD-ROM được sử dụng để
cài đặt phần mềm máy tính, nghe nhạc, xem phim v.v
8- Ổ đĩa mềm (FDD - Floppy Disk Drive -) dùng để đọc và ghi nhiều lần và dễ
dàng di chuyển đi xa. Tuy nhiên do dung lượng hạn chế (chỉ có 1.44MB) và nhanh
hỏng nên ngày nay đĩa mềm ít được sử dụng mà thay vào đó là các ổ USB có nhiều
ưu điểm vượt trội.
9- Bàn phím (Keyboard) là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều
khiển hệ thống, trình điều khiển bàn phím do BIOS trên Mainboard xác lập.
10- Chuột (Mouse) là thiết bị nhập trên các giao diện đồ hoạ như hệ điều hành
Windows và một số hệ điều hành khác, trình điều khiển chuột do hệ điều hành
Windows nắm giữ.
11- Card màn hình (Video Card) là thiết bị trung gian giữa máy tính và màn
hình, có thể được tích hợp trực tiếp trên Mainboard. Trên Card màn hình có:
+ RAM: Lưu dữ liệu video trước khi hiển thị trên màn hình, bộ nhớ RAM của
Card Video càng lớn thì cho hình ảnh có độ phân giải càng cao.
+ IC - DAC (Digital Analog Converter): Chipset đổi tín hiệu ảnh số sang tín hiệu
tương tự.
+ IC: Chipset giải mã Video.
+ BIOS: Trình điều khiển Card Video khi Windows chưa khởi động.
12- Màn hình (Monitor) dùng hiển thị các thông tin về ký tự, hình ảnh giúp
người sử dụng nhận được các kết quả xử lý trên máy tính, đồng thời thông qua màn
hình người sử dụng giao tiếp với máy tính để đưa ra các điều khiển tương ứng.
13- Một số thiết bị ngoại vi khác giúp trích xuất dữ liệu máy vi tính như máy in

(Printer), máy quét (Scanner), máy chiếu (Projector), máy vẽ (Plotter), máy cắt
(Cutter)
1.3. THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY VI TÍNH.
1.3.1. Thùng máy và nguồn.
a. Thùng máy - Case.
Case là thùng máy để gắn các thành phần như Mainboard, ổ đĩa, các Card mở
rộng. Hiện nay có hai loại Case:
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 13
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Case đồng bộ nằm trong các máy tính bán sẵn trên thị trường, trong đó đã có
đầy đủ linh kiện và thiết bị ngoại vi. Ở Việt Nam, Case đồng bộ thường xuất hiện ở
các máy tính cũ nhập khẩu từ Mỹ.
- Case không đồng bộ là loại Case có thể lắp ráp rời với nhiều linh kiện bên
trong, đây là loại Case gặp phổ biến nhất hiện nay.

(a) (b) (c) (d)
Case đồng bộ (a, b) và Case không đồng bộ (c, d).
b. Bộ nguồn - Power.
Bộ nguồn thường đi kèm theo Case, có nhiệm vụ cung cấp điện áp cho
Mainboard và các ổ đĩa hoạt động. Nếu sử dụng Case có nguồn yếu khi chạy máy
tính sẽ bị vượt quá công suất và dễ gây hư hỏng nguồn hay Mainboard. Ví dụ, nếu
lắp máy Pentium 4 sử dụng socket 478 thì nguồn phải có thêm đầu cắm 4 pin. Nếu
lắp máy có sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn ATA thì đầu cắm nguồn nên có đầu hỗ
trợ đầu nối nguồn chuẩn ATA.

Sơ đồ các đầu cắm vào nguồn.
Bộ nguồn thường có các quạt gió làm mát giúp thiết bị chạy tốt, ổn định và tuổi
thọ cao. Các dây cắm từ bộ nguồn bao gồm:
+ Dây màu cam là chân cấp nguồn 3.3V.
+ Dây màu đỏ là chân cấp nguồn 5V.

+ Dây màu vàng là chân cấp nguồn 12V.
+ Dây màu xanh da trời là chân cấp nguồn -12V.
+ Dây màu trắng là chân cấp nguồn -5V.
+ Dây màu tím là chân cấp nguồn 5VSB (nguồn cấp trước).
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 14
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
+ Dây màu đen là dây Mass (trung hòa).
+ Dây màu xanh lá cây là chân lệnh mở nguồn chính PS_ON (Power Swich On),
khi điện áp PS_ON=0V là mở, PS_ON>0V là tắt.
+ Dây màu xám là chân bảo vệ Mainboard, dây này báo cho Mainboard biết tình
trạng của nguồn tốt PWR_OK (PowerOK), có điện áp >3V và Mainboard hoạt
động.
Để kiểm tra bộ nguồn có hoạt động hay không đấu dây PS_ON (xanh lá cây) vào
Mass (vào một dây đen nào đó), nếu quạt quay là nguồn tốt, ngược lại bộ nguồn bị
hỏng.
Mạch cấu tạo chung của nguồn
+ Mạch chỉnh lưu có nhiệm vụ đổi điện áp AC-220V đầu vào thành DC-300V
cung cấp cho nguồn cấp trước và nguồn chính.
+ Nguồn cấp trước có nhiệm vụ cung cấp điện áp 5VSTB cho IC Chipset quản
lý nguồn trên Mainboard và cung cấp 12V nuôi IC tạo dao động cho nguồn chính
hoạt động (Nguồn cấp trước hoạt động liên tục khi cắm điện)
+ Nguồn chính có nhiệm vụ cung cấp các điện áp cho Mainboard, ổ đĩa cứng,
đĩa mềm, đĩa CD-ROM nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh PS_ON điều khiển
từ Mainboard.
1.3.2. Bo mạch chủ (Mainboard, motherboar).
Bo mạch chủ của máy vi tính
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 15
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
a. Chức năng Mainboard.
Mainboard là bản mạch chính liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại thành

một bộ máy vi tính thống nhất. Vai trò của Mainboard:
- Điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trên.
- Điều khiển điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn chết hoặc cắt rời trên
Mainboard.
Sơ đồ khối của Mainboard
b. Nguyên lý hoạt động của Mainboard.
- Mainboard có hai IC quan trọng là Chipset cầu bắc (North Bridge) và Chipset
cầu nam (South Bridge), chúng có nhiệm vụ là cầu nối giữa các thành phần cắm
vào Mainboard như nối giữa CPU với RAM, giữa RAM với các khe mở rộng PCI
- Giữa các thiết bị này thông thường có tốc độ truyền qua lại rất khác nhau còn
gọi là tốc độ BUS.
c. Các thành phần trên Mainboard.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 16
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
1- Chipset cầu bắc và Chipset cầu nam.
- Nhiệm vụ chung của Chipset:
+ Kết nối các thành phần trên Mainboard và các thiết bị ngoại vi lại với nhau.
+ Điều khiển tốc độ Bus cho phù hợp giữa các thiết bị.
- Khái niệm về tốc độ Bus: Tốc độ truyền dữ liệu giữa thiết bị với các Chipset
(tốc độ truyền dữ liệu giữa CPU với Chipset cầu bắc chính là tốc độ Bus của CPU,
tốc độ truyền giữa RAM với Chipset cầu bắc gọi là tốc độ Bus của RAM, và tốc độ
truyền giữa khe AGP với Chipset là Bus của Card Video AGP).
- Nhà sản xuất Chipset nổi tiếng là Intel, SIS, ATA, VIA
2- Giao tiếp với CPU.
Giao tiếp với CPU có 2 dạng: Khe cắm (Slot) và đế cắm (Socket).
- Slot CPU: Khe cắm có ở các máy Pentium 2, CPU không gắn trực tiếp vào
Mainboard mà gắn vào một vỉ mạch sau đó vỉ mạch đó được gắn xuống Mainboard
thông qua khe Slot.
- Socket 370: Trong các máy Pentium 3, đế cắm này có 370 chân.
- Socket 423: Trong các máy Pentium 4 đời đầu dành cho CPU có 423 chân.

- Socket 478: Trong các máy Pentium 4 đời trung, loại này có 478 chân.
- Socket 775: Trong các máy Pentium 4 đời mới.
- Socket 939: Trong các máy sử dụng chip AMD mới nhất.

CPU Socket 775 và Socket 939
3- Khe cắm RAM (RAM Slot)
- SDRAM Slot (Synchronous Dynamic RAM) là RAM động đồng bộ có khả
năng theo kịp tốc độ của hệ thống dùng cho máy Pentium 2 và Pentium 3, SDRAM
có tốc độ Bus 66MHz - 133MHz.
- DDRAM Slot (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM), là SDRAM
có tốc độ dữ liệu nhân 2 dùng cho máy Pentium 4, DDRAM có tốc độ Bus từ
200MHz đến 533MHz.

Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 17
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
SDRAM Slot, DDRAM Slot
4- Khe cắm mở rộng.
- ISA slot (Industry Standard Architecture - Kiến trúc tiêu chuẩn công nghệ) đây
là khe cắm cho các Card mở rộng theo tiêu chuẩn cũ, hiện nay khe cắm này chỉ còn
tồn tại trên các máy Pentium 2 và Pentium 3. Khe cắm này dùng để cắm card mạng,
card âm thanh…
- PCI slot (Peripheral Component Interconnect - Liên kết thiết bị ngoại vi) đây
là khe cắm mở rộng thông dụng nhất có Bus là 33MHz, cho tới hiện nay các khe
cắm này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các máy Pentium 4. PCI dùng để cắm các
card mạng, card âm thanh…
Khe cắm PCI
- AGP slot (Accelerated Graphic Port - Cổng tăng tốc đồ hoạ) là cổng dành
riêng cho Card Video có hỗ trợ đồ hoạ, tốc độ Bus thấp nhất của khe này đạt
66MHz - 1X. 1X = 66MHZ (Pentium 2 & Pentium 3), 2X = 66MHz x 2 = 133MHz
(Pentium 3), 4X = 66MHz x 4 = 266MHz (Pentium 4), 8X = 66MHz x 8 = 533MHz

(Pentium 4), 16X = 66MHz x 16 = 1066MHz (Pentium 4)…
5- Một số chân cắm khác.
- IDE Header (Intergrated Drive Electronics) là đầu cắm 40 chân, có đinh trên
mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD. Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên
mainboard:
+ IDE1: Chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính.
+ IDE2: Chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD,
DVD
Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì hai IDE giống
nhau.
- FDD Header là chân cắm dây cắm ổ đĩa mềm trên mainboard. Đầu cắm FDD
thường nằm gần IDE trên main và có tiết diện nhỏ hơn IDE.
Lưu ý: Đầu bị đánh chéo cắm vào ổ đĩa mềm, đầu không chéo cắm vào đầu FDD
trên mainboard.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 18
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Power Connector đầu cắm cáp nguồn trên mainboard (đầu lớn nhất để cáp dây
cáp nguồn lớn nhất từ bộ nguồn). Đối với Pentium 4 trở lên có một đầu cáp nguồn
vuông 4 dây cắm vào mainboard.
- FAN Connector là chân cắm 3 đinh có ký hiệu FAN nằm ở khu vực giữa
mainboard để cung cấp nguồn cho quạt giải nhiệt của CPU. Trong trường hợp Case
có gắn quạt giải nhiệt, nếu không tìm thấy một chân cắm quạt nào dư trên
mainboard thì lấy nguồn trực tiếp từ các đầu dây của bộ nguồn.
6- Cache - Bộ nhớ đệm.
Cache nằm giữa bộ nhớ RAM và CPU nhằm rút ngắn thời gian lấy dữ liệu trong
lúc CPU xử lý, có hai loại Cache là Cache L1 và Cache L2.
Với các máy Pentium 2 Cache L1 nằm trong CPU còn Cache L2 nằm ngoài
CPU. Từ các máy Pentium 3 và 4 Cache L1 và L2 đều được tích hợp trong CPU.
Không như bộ nhớ RAM, bộ nhớ Cache được làm từ RAM tĩnh có tốc độ nhanh và
giá đắt.

7- ROM BIOS (Read Only Memory Basic Input/Output System - Bộ nhớ chỉ
đọc lưu trữ các chương trình vào ra cơ sở).
Đây là bộ nhớ chỉ để đọc, được các nhà sản xuất Mainboard nạp sẵn các chương
trình phục vụ các công việc:
+ Khởi động máy tính và kiểm tra bộ nhớ RAM, kiểm tra Card Video, bộ điều
khiển ổ đĩa, bàn phím
+ Tìm hệ điều hành và nạp chương trình khởi động hệ điều hành.
+ Cung cấp chương trình cài đặt cấu hình máy (CMOS Setup). Khi vào chương
trình CMOS Setup, phiên bản Default của cấu hình máy được khởi động từ BIOS,
sau khi thay đổi các thông số và lưu lại thì các thông số mới được lưu vào RAM
CMOS và được nuôi bằng nguồn Pin 3V, RAM CMOS là một bộ nhớ nhỏ được tích
hợp trong South Bridge.
8- Cổng giao tiếp.
Cổng giao tiếp bên ngoài
- PS/2 Port: Cổng gắn chuột và bàn phím (2 cổng tròn nằm sát nhau, cổng màu
xanh đậm để cắm dây bàn phím, màu xanh nhạt để cắm dây chuột).
- USB Port (Universal Serial Bus): Cổng vạn năng dùng để cắm các thiết bị
ngoại vi như máy in, máy quét, webcam Cổng USB đang thay thế vai trò của các
cổng COM, LPT. Cổng USB dẹp và thường có ít nhất 2 cổng nằm gần nhau và có
ký hiệu mỏ neo đi kèm.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 19
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- COM Port (Communications): Cổng tuần tự để cắm các loại thiết bị ngoại vi
như máy in, máy quét Nhưng hiện nay rất ít thiết bị dùng cổng COM. COM là
cổng có chân cắm nhô ra, thường có 2 cổng COM trên mỗi mainboard và có ký hiệu
COM1, COM2.
- LPT Port (Line Printer Terminal - Cổng song song, cổng cái, cổng máy in):
Thường dành riêng cho cắm máy in. Tuy nhiên đối với những máy in thế hệ mới
hầu hết cắm vào cổng USB thay vì cổng COM hay LPT.
- Nút Power: Dùng để khởi động máy.

- Nút Reset: Để khởi động lại máy trong trường hợp cần thiết.
- Đèn nguồn: Màu xanh báo máy đang hoạt động.
- Đèn ổ cứng: Màu đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu.
Các thiết bị này được nối với mainboard thông qua các dây điện nhỏ đi kèm
Case. Trên mainboard có những chân cắm với các ký hiệu để giúp gắn đúng dây
cho từng thiết bị.
1.3.3. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU - Center Processor Unit).
a. Khái niệm về CPU.
Là linh kiện quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ não của con người,
toàn bộ quá trình xử lý, tính toán và điều khiển đều được thực hiện tại đây.
CPU của Intel cho máy Pentium 4
Trong các CPU Pentium 4, có tới hàng trăm triệu Transistor được tích hợp
trong một diện tích rất nhỏ khoảng 2 đến 3cm
2
. CPU là linh kiện quyết định đến tốc
độ của máy tính, tốc độ xử lý của CPU được tính bằng MHz hoặc GHz
(1MHz=1.000.000Hz, 1GHz=1.000.000.000Hz).
Hãng sản xuất CPU lớn nhất hiện nay là Intel (Mỹ) chiếm đến 90% thị phần về
CPU cho máy tính, ngoài ra còn có một số hãng cạnh tranh như AMD, Cyrix,
Nexgen, Motorola…
b. Yếu tố tác động đến hiệu suất của CPU.
- Độ rộng Bus gồm độ rộng Bus dữ liệu (Data Bus) là nói tới số lượng đường
truyền dữ liệu bên trong và bên ngoài CPU, độ rộng Bus địa chỉ (Add Bus) cũng là
số đường dây truyền các thông tin về địa chỉ.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 20
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Tốc độ FSB (Front Site Bus - Bus phía trước) là tốc độ dữ liệu ra vào các chân
của CPU. Thông thường tốc độ xử lý của CPU thường nhanh gấp nhiều lần tốc độ
Bus của nó.
- Bộ nhớ đệm (Cache) là bộ nhớ nằm bên trong của CPU, nó có tốc độ truy cập

dữ liệu theo kịp tốc độ xử lý của CPU, điều này khiến cho CPU trong lúc xử lý
không phải chờ dữ liệu từ RAM vì dữ liệu từ RAM phải đi qua Bus của hệ thống
nên mất nhiều thời gian.
c. Sơ đồ cấu tạo của CPU.
Nguyên lý hoạt động của CPU
CPU gồm có 3 khối chính đó là:
- ALU (Arithmetic Logic Unit): Thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản.
- Control Unit: Tạo ra các lệnh điều khiển như ghi hay đọc v.v…
- Registers: Là các thanh ghi chứa các lệnh trước và sau khi xử lý.
d. Nguyên lý hoạt động của CPU
- CPU hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào các mã lệnh, mã lệnh là tín hiệu số
dạng nhị phân (0,1) được dịch ra từ các câu lệnh lập trình, như vậy CPU sẽ không
làm gì cả nếu không có các câu lệnh hướng dẫn.
- Khi chạy một chương trình thì các chỉ lệnh của chương trình đó được nạp lên
bộ nhớ RAM, các chỉ lệnh này đã được dịch thành ngôn ngữ máy và thường trú trên
các ngăn nhớ của RAM ở dạng mã nhị phân (0,1). CPU sẽ đọc và làm theo các chỉ
lệnh một cách lần lượt.
* Để hiểu nguyên lý của CPU, câu chuyện sau có thể giải thích rõ hơn:
Có một ông thợ rất cần cù có thể làm việc cả ngày không biết mệt mỏi, nhưng tự
bản thân ông ta không biết là gì cả, ngược lại ông ta có thể làm được bất cứ việc gì
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 21
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
nếu có sự chỉ dẫn từng bước một. Ông được bàn giao một cửa hàng có đủ các dụng
cụ để làm việc, đồng thời kèm theo quyển sách hướng dẫn chi tiết cách thức sử
dụng cửa hàng.
Một hôm có một chuyên gia điện tử viết ra một quyển sách hướng dẫn chi tiết
các bước để làm ra một bộ đèn nháy đồng thời kèm theo toàn bộ linh kiện cần thiết
rồi gửi tới cửa hàng, ông ta cất nó vào trong tủ chứa. Một ngày khác có một người
hoạ sỹ chuẩn bị đầy đủ giấy mực, bút mầu cùng với bản hướng dẫn chi tiết các
bước để làm ra một bức tranh gửi tới cho cửa hàng, ông ta cũng cất nó vào trong

tủ chứa.
Nơi làm việc của ông ta có một cái bàn đựng đồ nghề cách chỗ ngồi khoảng
cách 2m, một cái khay đựng đồ nghề để trước mặt còn cái tủ chứa thì cách chỗ
ông ta ngồi chừng 10m.
Bắt đầu một ngày làm việc mới, theo sự chỉ dẫn của tờ giấy treo trên tường,
ông ta đi kiểm tra toàn bộ căn phòng, thấy không có vấn đề gì ông ta sai người
giúp việc vào tủ mang toàn bộ số dụng cụ làm việc để lên bàn và sẵn sàng làm
việc.
Khách hàng yêu cầu vẽ một bức tranh, ông thợ sai người vào tủ mang toàn bộ
dụng cụ để vẽ tranh ra để lên bàn, theo yêu cầu của khách và với quyển chỉ dẫn để
bên cạnh ông ta bắt đầu vẽ.
Đang vẽ tranh khách hàng lại yêu cầu ông thợ lắp mạch điện tử, ông thợ lại sai
người vào tủ mang toàn bộ đồ nghề lắp mạch trong tủ ra để trên bàn, thấy chiếc
bàn đã hết chỗ người giúp việc dừng lại còn ông thợ giơ lên một thông báo "bàn
hết chỗ" cho khách hàng biết, lúc này ông ta không chịu làm gì nữa .
Ông ta làm việc rất nhanh nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào quyển sách hướng
dẫn, thỉnh thoảng ông ta sai người giúp việc mang những đồ đạc ở trên bàn đặt vào
cái khay trước mặt, sản phẩm làm xong ông thợ để tạm vào khay trước khi nó được
chuyển ra bàn.
Ông ta đang làm việc khách hàng lại yêu cầu ông ta dừng lại để làm một việc
khác, ông ta hỏi "Có cất sản phẩm đang làm dở vào tủ hay không" khách hàng bảo
có ông ta sai người cất nó vào tủ, nếu khách hàng bảo không thì ông ta liền bỏ đi.
Câu chuyện trên có liên quan gì đến chiếc máy vi tính? Cách thức làm việc của
cửa hàng ông thợ chính là cách thức làm việc của máy tính:
- Ông thợ đó chính là CPU.
- Chiếc bàn cách ông ta 2m chính là bộ nhớ RAM.
- Cái khay trước mặt ông ta chính là bộ nhớ Cache.
- Cái tủ cách ông ta 10m dùng để đựng mọi thứ chính là cái ổ cứng.
- Toàn bộ công cụ và quyển sách hướng dẫn làm việc chính là hệ điều hành.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 22

Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- Chuyên gia điện tử và ông hoạ sỹ chính là hai nhà lập trình viết ra chương
trình cho ông thợ làm việc và sử dụng các công cụ có sẵn.
- Nội dung trong các quyển sách hướng dẫn chính là các câu lệnh sai khiến ông
thợ làm việc.
- Người giúp việc chính là Chipset trên Mainboard.
- Tờ giấy trên tường hướng dẫn ông thợ vào đầu mỗi phiên làm việc chính là
BIOS.
- Khách hàng chính là người sử dụng máy tính.
e. Giới thiệu một số CPU:
- CPU đời máy 586 (trước đời máy Pentium 2): Tốc độ CPU từ 150 MHz đến
233 MHz, bus là 66MHz, bộ nhớ Cache 128K, năm sản xuất 1995-1996.
- CPU cho các máy Pentium 2 được hàn trên một vỉ mạch: Tốc độ CPU từ 233
MHz đến 450 MHz, bus (FSB) là 66 và 100 MHz, bộ nhớ Cache 128K - 256K, năm
sản xuất 1997-1998, mainboard hỗ trợ có khe cắm Slot.
- CPU cho các máy Pentium 3: Nhãn CPU ghi 1000/256/133/1.7V nghĩa là tốc
độ 1000MHz/Cache L1:256K/Bus 133/Vcc 1,7V. Tốc độ CPU từ 500 MHz đến
1.300 MHz, bus (FSB) 100 MHz và 133 MHz, bộ nhớ Cache từ 256K- 512K, năm
sản xuất 1999 -2000, đế cắm trên Mainboard là Socket 370.
- CPU cho các máy Pentium 4.

CPU 586 trước P.2, CPU cho máy P.3 và CPU cho máy P.4
+ CPU Socket 423 sản xuất vào đầu năm 2001, tốc độ từ 1.400 MHz đến 2.000
MHz, sử dụng Bus 100 MHz, loại CPU này có thời gian tồn tại ngắn.
+ CPU Socket 478 tốc độ xử lý từ 1.400 MHz đến 3.800 MHz ( 2006 ) và chưa
có giới hạn cuối. Tốc độ Bus (FSB) 266, 333, 400, 533, 666, 800 MHz. Bộ nhớ
Cache từ 256 đến 512K. Năm sản xuất từ 2002 đến nay vẫn tiếp tục sản xuất. Sử
dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket 478.
+ CPU Socket 775 tốc độ xử lý từ 2.400 MHz đến 3.800 MHz (2006) và chưa có
giới hạn cuối. Tốc độ Bus (FSB) 533, 666, 800 MHz. Bộ nhớ Cache từ 512K đến

1MB. Năm sản xuất từ 2004 đến nay. Sử dụng Mainboard có đế cắm CPU là Socket
775.
+ CPU hãng AMD mới nhất cạnh tranh với Intel, CPU hãng AMD - Socket 939
(ra đời 2006).
1.3.4. Bộ nhớ ngẫu nhiên - RAM.
a. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM - Random Access Memory).
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 23
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
Thanh RAM tháo rời
Là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy tính, không có bộ nhớ này
thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai loại bộ nhớ hay dùng
nhất là RAM và ROM.
Bộ nhớ này lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU,
bộ nhớ RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xoá khi mất điện. Bộ nhớ
ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) đây là bộ nhớ cố định, dữ liệu không
bị mất khi mất điện, bộ nhớ này dùng để nạp các chương trình BIOS (Basic Input
Output System - Chương trình vào ra cơ sở) đây là chương trình phục vụ cho quá
trình khởi động máy tính và chương trình quản lý cấu hình của máy.
Bộ nhớ RAM là bộ nhớ không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy tính nào,
CPU chỉ có thể làm việc được với dữ liệu trên RAM vì chúng có tốc độ truy cập
nhanh, toàn bộ dữ liệu hiển thị trên màn hình cũng được truy xuất từ RAM.
Khi khởi động máy tính để bắt đầu một phiên làm việc mới, hệ điều hành cùng
với các trình điều khiển phần cứng được nạp lên bộ nhớ RAM. Khi chạy một
chương trình ứng dụng công cụ của chương trình cũng được nạp lên bộ nhớ RAM.
Với một hệ thống để chạy đúng tốc độ thì khoảng trống của RAM phải còn khoảng
30% trở lên, nếu sử dụng hết khoảng trống của RAM thì máy sẽ chạy chậm hoặc bị
treo. Dung lượng bộ nhớ RAM được tính bằng MB (Megabyte), dung lượng RAM
càng lớn thì chứa được càng nhiều dữ liệu và cho phép chạy được càng nhiều
chương trình cùng lúc. Nếu máy tính cài hệ điều hành Window XP thì dung lượng
RAM tối thiểu phải đạt 128MB. Tốc độ bộ nhớ RAM được qui định là tốc độ truy

cập dữ liệu vào RAM.
+ Trong các máy Pentium 2 và Pentium 3 khi lắp máy chọn RAM có tốc độ bằng
tốc độ Bus của CPU, nếu tốc độ của 2 linh kiện này khác nhau thì máy sẽ chạy ở tốc
độ của linh kiện có tốc độ thấp hơn, vì vậy nên chọn tốc độ của RAM ≥ Bus của
CPU.
+ Trong các máy Pentium 4, khi lắp máy chọn RAM có tốc độ ≥50% tốc độ Bus
của CPU (Với máy Pentium 4, khi hoạt động thì tốc độ Bus của CPU nhanh gấp 2
lần tốc độ của RAM vì nó sử dụng công nghệ (Quad Data Rate) nhân 4 tốc độ Bus
cho CPU và công nghệ (Double Data Rate) nhân 2 tốc độ Bus cho RAM). Khi gắn
một thanh RAM vào máy phải đảm bảo Mainboard có hỗ trợ tốc độ của RAM mà ta
định sử dụng.
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 24
Tin học ứng dụng ngành may 1 ThS. Nguyễn Tuấn Anh
- SDRAM (Synchonous Dynamic RAM) là RAM động theo kịp tốc độ của hệ
thống). SDRAM được sử dụng trong các hệ thống máy Pentium 2 và Pentium 3.
- DDRAM tên đầy đủ là DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM) là
SDRAM có tốc độ dữ liệu nhân 2.
- DDRAM 2 là thanh DDRAM tốc độ nhân 2 - hỗ trợ cho các CPU đời mới nhất
có tốc độ Bus >800MHz.
- RDRAM hoạt động rất mạnh có 2 khe cắt gần nhau ở phần chân cắm, bên
ngoài RDRAM có bọc tôn giải nhiệt.
SDRAM, DDRAM, DDRAM2 và RDRAM
b. Bộ nhớ vào ra cơ sở (RAM CMOS).
RAM CMOS
- Là một chipset rất nhỏ nằm tích hợp trong Chipset cầu nam, RAM CMOS được
nuôi bằng nguồn Pin 3V vì vậy dữ liệu trong RAM CMOS không bị mất khi tắt
Khoa Công nghệ May và Thời trang Trang 25

×