Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH tế CHÂU á năm 1997

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.25 KB, 3 trang )

Nhóm 8.
NỘI DUNG: Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997.
Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng được
bắt đầu từ tháng 7/1997 tại Thái Lan và nhanh chóng ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác
trong khu vực.
Có nhiều ý kiến xung quanh nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên tựu
chung lại thì có thể nói, cuộc khủng hoảng Đông Á là một cuộc khủng hoảng về mô hình
thể chế phát triển, cho dù những yếu kém về thể chế chưa hẳn đã là nguyên nhân trực tiếp
gay ra khủng hoảng.

Nguyên nhân.
1. Những nguyên nhân về thể chế kinh tế.
1.1 Thể chế quản lý công ty.
Cuộc khủng hoảng đã phơi bày nhiều yếu kém nghiêm trọng có nguyên nhân
sâu xa từ cấu trúc thể chế của khu vực công ty Đông Á trong bối cảnh mới về
trình độ phát triển kinh tế và nhất là quá trình toàn cầu hóa các lường chu
chuyển vốn.
Thứ nhất, cấu trúc thể chế công ty như trên đã dẫn đến mức độ nợ quá cao của
các doanh nghiệp tư nhân ở các nước Đông Á.
-

-

-

Do cấu trúc thể chế tập đoàn với sự liên kết chặt chẽ với chính phủ và khu vực
tài chính đã khiến các tập đoàn quá mạo hiểm (chấp nhận những khoản tín
dụng ngắn hạn để đầu tư vào các dự án quy mô lớn và dài hạn).
Quan hệ thiếu minh bạch giữa chính phủ và doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
quan hệ cá nhân đã làm méo mó thị trường khiến nền kinh tế kém hiệu quả.
Mô hình đầu tư “Kim tự tháp” và những khoảng đầu tư chéo giữa các công ty


con trong tập đoàn đã tạo ra rủi ro hệ thống.
Thứ hai, Thể chế tập đoàn gia đình trị góp phần làm tha hóa hệ thống thể chế
kinh tế.
Các tập đoàn với quyền lực lớn có thể chi phối cơ chế tư vấn và điều phối kinh
tế.
Quyền lực kinh tế của các tập đoàn thường được chuyển thành quyền lực chính
trị, gây ảnh hưởng đến mọi quyết định của chính phủ.


-

Sự cấu kết không lành mạnh giữa khu vực kinh doanh tư nhân và khu vực nhà
nước, mưu cầu lợi ích cá nhân và không quan tâm đến lợi ích xã hội.
 Nền tảng của tham nhũng, làm bộ máy nhà nước tha hóa, mất năng lực điều
hành nền kinh tế.
Thứ ba, Thể chế công ty Đông Á dẫn đến những yếu kém trong hoạt động
quản lý công ty.

Những mối quan hệ dài hạn giữa ngân hàng và công ty, dưới sự bao bọc của
chính phủ khiến việc công bố thông tin bị hạn chế, tiêu chuẩn kiểm toán thấp.
- Sự tập trung sở hữu vào tay một số ít cổ đông lớn khiến các công ty không chịu
sự kiểm soát mạnh từ bên ngoài như ở Mỹ.
- Trong chế độ “Tư bản chủ nghĩa móc ngoặc”, công ty chú trọng đến việc “tạo
quan hệ”, hối lộ hơn là cải cách kỹ năng quản lý và hoàn thiện cách tổ chức
kinh doanh.
- Các vị trí quản lý cấp cao do thành viên gia đình nắm giữ dẫn đến trình độ
quản lý không phát triển.
1.2 Thể chế tài chính
- Thứ nhất, “chủ nghĩa tư bản móc ngoặc” đã dẫn đến những quyết định đầu
tư sai lầm và việc cho vay quá mức cho các dự án không hiệu quả. Thiếu thông

tin xác thực về các tập đoàn và ngân hàng.
Sự thiếu hụt “tính minh bạch” dẫn tới sự sụp đổ lòng tin của nhà đầu tư. Tệ
nạn tham nhũng tràn lan.
-

- Thứ hai, đặc điểm thể chế và trình độ phát triển ở Đông Á đòi hỏi các nước
này phải phụ thuộc vào các nguồn vốn nước ngoài để duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao. Các ngân hàng dựa vào các khoảng vốn vay ngắn hạn và
bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay trung hạn cho doanh nghiệp trong
nước => đối mặt với 2 rủi ro: Rủi ro về kỳ hạn nợ và rủi ro về tỷ giá.
- Thứ ba, trách nhiệm quản lý không rõ rang của ngân hàng: hầu như không
có thủ tục và quy định về phân loại nợ hay đánh giá tình trạng nợ của ngân
hàng và công ty, luật phá sản ít có hiệu lực. Sự mập mờ trong công tác kế toán
khiến các nhà đầu tư rút vốn khi có dấu hiện bất ổn.
- Thứ tư, vị thế chi phối của các ngân hàng trong hệ thống tài chính góp phần
làm chậm sự phát triển của các thể chế tài chính khác như thị trường chứng


khoán và thị trường trái phiếu. Các công ty dựa dẫm vào ngân hàng nên không
có động lực để cải tiến các tiêu chuẩn kiểm toán, kế toán và công bố thông tin.
- Thứ năm, tự do hóa tài chính vội vàng trong những khuôn khổ thể chế như
trên đã khiến hệ thống tài chính dễ bị tổn thương. Mở cửa thị trường ngân
hàng làm tăng mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng => biên lợi nhuận
của các ngân hàng nội địa giảm => chuyển tới hoạt động cho vay có lợi hơn
nhưng rủi ro hơn. Việc tự do hóa về tài chính và ngoại hối khiến các ngân hàng
tăng đột ngột vay từ nước ngoài dẫn tới bùng nổ của tính dụng trong nước
dành cho những dự án đầu tư kém hiệu quả.
1.3 Thể chế quản lý kinh tế vĩ mô, dân chủ và phát triển kinh tế.
Thứ nhất, sự thiếu dồng bộ và thiếu minh bạch của luật pháp gắn quyện chủ nghĩa
thân quen, mọc ngoặc và tham nhũng giưa các giới chức chính và doanh nghiệp đã

tạo ra nhiều tác dộng tiêu cực tới nền kinh tế.
Thứ hai, những yếu kém trong quản lý là một trong những nguyên nhân căn bản
gây ra khủng hoảng.
Thứ ba, những xung đột nọi bộ trong cơ chế quản lý bị gây ra bởi quá trình dân
chủ hóa chính trị và tự do hóa thị trường.
Thứ tư, các chính phủ Đông Á thiếu thể chế để giải quyết những tranh chấp ngày
càng căng thẳng giữa lao động với giới quản lý.

2. Những nguyên nhân ngoài thể chế.
Thứ nhất, do các nước Đông Á đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi sâu sắc
và toàn diện từ mô hình kiểu cũ hướng về mô hình chủ nghĩa thị trường tự do.
Thứ hai, những tác động từ bên ngoài là nguyên nhân những rủi ro việc thực
hiện cải cách thể chế mà bản thân chính phủ các nước Đông Á không làm chủ
được những quyết định về thể chế của mình.
KẾT LUẬN.
Không thể quy hết nguyên nhân của khủng hoảng cho sự yếu kém trong thể chế.
Hệ thống thể chế là tổng hòa của nhiều loại thể chế đa dạng. Quá trình chuyển đổi dễ dẫn
đến những xung đột và mâu thuẫn giữa chúng (thể chế tài chính tự do>< thể chế công ty
theo kiểu tập đoàn gia đình trị; cải cách luật lệ và chính sách>< hệ thống thể chế cho
phép nó đi vào thực thi).
Rủi ro của việc thực hiện cải cách thể chế trước sức ép của nước ngoài.



×