Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Triều nguyễn với vấn đề độc lập dân tộc hc recovered

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.28 KB, 70 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Độc lập dân tộc đã trở thành một giá trị thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Với thời
gian làm chủ đất nước dài ngắn khác nhau, triều đại nào cũng có ưu nhược điểm, mặt tích
cực và mặt tiêu cực, không nhiều thì ít. Tuy nhiên, sự đánh giá về những mặt này đối với
vương triều Nguyễn có vẻ đặt biệt hơn so với các triều đại khác trong lịch sử nước ta.
Đặc biệt ở chỗ các nhà sử học chưa có được sự nhất trí trong nhận thức và sự giống nhau
trong quan điểm. Chẳng hạn có những nhà sử học cho rằng nhờ có nhà Nguyễn nên dân
tộc ta mới có được một đất nước Việt Nam rộng lớn và hoàn chỉnh như ngày nay, thì cũng
có những nhà sử học khác lại lên án triều Nguyễn là một triều đại “bán nước” và “cực kỳ
phản động”.
Triều đại này đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử hết sức quan trọng trong dòng chảy lịch
sử của dân tộc. Đó là công cuộc thống nhất đất nước, mặc dù từ khi phong trào Tây Sơn
nổ ra, đất nước về cơ bản đã được thống nhất. Nhưng phải đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi
thì tình trạng phong kiến phân quyền mới thực sự chấm dứt.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nhằm sáng tỏ được giai đoạn từ năm 1802 - 1858 triều Nguyễn đã thành một
quốc gia hoàn toàn độc lập; có một lãnh thổ thống nhất, có sự tự chủ trong các hoạt động
đối nội, đối ngoại của mình; đi sâu nghiên cứu để cho chúng ta thấy được vai trò của nhà
1


Nguyễn trong giai đoạn này, thấy được những đóng góp của nhà Nguyễn đối với lịch sử
dân tộc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, giai đoạn này cũng cho ta thấy được
những nguyên nhân nào để cho thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta vào năm 1558.
Đề tài còn làm sáng tỏ được sự mất nước của nhà Nguyễn vào tay thực dân Pháp


vào năm 1884 đó là sự tất yếu hay không tất yếu; thấy được sự nhu nhược của cả một
vương triều đồng thời cũng thấy được những nỗ lực của vương triều ấy để bảo vệ nền độc
lập của dân tộc. Để từ đó, có một đánh giá khách quan nhất về vương triều Nguyễn (1802
- 1858), để thấy được công và tội của gia tộc này trong một vết đen tối của lịch sử dân
tộc.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

Nghiên cứu được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đến đường lối, chính sách của
triều Nguyễn đối với việc vận hành đất nước.
- Tái hiện một cách khách quan, chân thực về những công việc mà nhà Nguyễn đã
làm để ổn định, bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển của đất nước.
- Tập trung làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào tay thực
dân Pháp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhà Nguyễn với vấn đề độc lập dân tộc. Trong
đó đề tài đi sâu vào vấn đề nhà Nguyễn đã có những biện pháp gì để bảo vệ và duy trì nền
độc lập của mình và đặc biệt hơn đó là thái độ của cả vương triều Nguyễn đối với sự xâm
lược của thực dân Pháp, những hành động nào để bảo vệ nền độc lập dân tộc hay đó là sự
đầu hàng dần dần qua những bản hiệp ước để rồi mất độc lập vào tay người Pháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:Từ năm 1802 đến năm 1884 (tức làtừ khi triều Nguyễn
được xác lập vào năm 1802, đến năm 1884 Pháp buộc triều Nguyễn ký điều
ước Patơnốt. Hiệp ước này mang ý nghĩa một bản khai tử đối với chủ quyền
đối ngoại của vương triều Nguyễn).

 Không gian nghiên cứu : nghiên cứu theo chiều dài lịch sử của vương triều
Nguyễn.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1.
Phương pháp nghiên cứu


2


Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, của tư tưởng Hồ Chí Minh kết
hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác. Quá trình nghiên cứu được bắt đầu
bằng phương pháp thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu để chọn ra những khái niệm
và tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận của đề tài, tiếp đó nhóm tiến hành việc phân tích các
tài liệu đã thu thập được và tổng hợp chúng để xây dựng thành một hệ thống khái niệm,
phạm trù mới cũng như các quan điểm, nhận định mang ý kiến độc lập của nhóm. Trong
quá trình thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu như thống kê, sưu tầm, xử lí tư liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp… nhưng chủ đạo
vẫn là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

4.2.

Nguồn tư liệu

Đề tài được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu mà nhóm đã thu thập được
trong quá trình nghiên cứu như:
Tham khảo một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước gồm các
nhóm tài liệu như: các báo cáo kết quả công trình nghiên cứu khoa học, sách
chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài báo khoa học được công bố trên

các tạp chí chuyên ngành về giai đoạn triều Nguyễn.
- Tham khảo các cuốn sách như: Lịch sử Việt Nam – tập 5 (Trương Thị Yến chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam – toàn tập (Trương Hữu Quýnh - chủ
biên), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885 (Yoshiharu
Tsuboi), v.v...
- Tham khảo trung tâm dữ liệu trên các trang web chính thống có liên quan đến
nhà Nguyễn và dòng tộc họ Nguyễn.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh thế giới và khu vực tác động đến vấn đề độc lập dân tộc
Chương 2: Độc lập dân tộc dưới thời Nguyễn (1802 – 1858)
Chương 3: Vai trò của nhà Nguyễn đối với vấn đề độc lập dân tộc
-

3


NỘI DUNG
Chương 1: Bối cảnh lịch sử thế giới và khu vực thế kỉ XIX tác động đến vấn
đề độc lập dân tộc
I.
Công cuộc bành trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Vào đầu thế kỷ 19 cùng với sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản trên thế giới là sự
tăng cường xâm nhập và nô dịch thuộc địa của phương Tây. Quá trình phát sinh, phát
triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với sự xâm lược thuộc địa. Ngay trong buổi bình minh
của chủ nghĩa tư bản, vào thế kỷ XVI thì đại bộ phận của châu Mỹ - Latinh đã trở thành
thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng duyên hải châu Á, châu
Phi cũng không thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây. Từ cuối
thế kỷ XVIII, vì những lý do kinh tế - chính trị, việc xâm chiếm thuộc địa được giai cấp
4



tư sản thống trị các nước đẩy mạnh. Nói một cách khác, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát
triển thì nguy cơ đe đọa độc lập của các nước phương Đông càng trở nên nghiêm trọng.
Giai cấp tư sản phương Tây đã đi khắp nơi trên thế giới để tìm đến mọi mục tiêu có
thể thâm nhập. Họ không từ bất cứ một thủ đoạn nào từ mua chuộc, lừa bịp đến dùng vũ
lực, đàn áp quân sự và núp dưới chiêu bài đi truyền giáo, thương mại... để che đậy âm
mưu xâm lược của mình.
Hầu hết các nước tư bản phương Tây đều có những lý do xác đáng để biện minh cho
việc đi tìm và xâm chiếm thuộc địa của mình. Chính sách bành trướng thuộc địa là động
cơ chung lôi cuốn các nước châu Âu, và nội dung chủ yếu trong đường lối đối ngoại của
tư bản phương Tây là xâm lược thuộc địa. Thuộc địa là nơi có ý nghĩa quan trọng đặc biệt
với chính quốc: nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công; nơi tiêu thụ
hàng hóa của chính quốc và đem lại nguồn lợi nhuận kếch xù cho nhà tư bản. Do tầm
quan trọng của thuộc địa như vậy, nên giai cấp tư sản phương Tây đã bất chấp mọi luật lệ,
quyền lợi của các dân tộc phương Đông để tìm cách xâm nhập vào châu Á, Phi, Mỹ Latinh.
Vào thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia châu Á, Phi, Mỹ - Latinh đang ở trong giai
đoạn phát triển của chế độ phong kiến. Ở một số nước thuộc châu Phi còn ở trong tình
trạng bộ lạc và thậm chí đang còn tồn tại chế độ cộng sản nguyên thủy. Đến đầu thế kỷ
XIX thì toàn bộ châu Mỹ - Latinh đã mất độc lập. Riêng châu Á, nhìn riêng lẻ từng quốc
gia thì chúng ta thấy vẫn có sự phát triển nhất định nhưng so sánh với phương Tây đã tiến
hành cách mạng công nghiệp thì châu Á có trình độ phát triển chậm chạp và kém hơn. Đa
số các vương quốc phong kiến châu Á đều có nền kinh tế nông nghiệp, kỹ thuật canh tác
lạc hậu, năng suất lao động thấp, chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến phần nào triệt tiêu
động lực sản xuất của người lao động, đời sống nông dân, nhân dân lao động nói chung
lâm vào cảnh bần cùng. Công - thương nghiệp cũng chẳng khá hơn, mọi hoạt động của
thương mại đều bị trở ngại lớn, đó là chính sách “bế quan” , một chính sách mà hầu như
nước châu Á nào cũng áp dụng như một cách tự vệ trước nguy cơ xâm nhập của phương
Tây.
Cụ thể như Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, Việt Nam... đều từ chối mở cửa thông

thương với bên ngoài. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nhu cầu thuộc địa càng gia
tăng, giai cấp tư sản tìm mọi cách mở cửa vào thị trường châu Á, trong khi xã hội châu Á
vẫn tiếp tục ở trong “giấc mộng của sự bế quan”. Các nước châu Á từ chối quan hệ với
phương Tây, cố thủ trong một đường lối đối ngoại “tự cô lập”. Tất cả điều đó khiến cho
châu Âu ý thức được ưu thế của mình, người phương Tây thực tế hơn, khoa học hơn và
vật chất hơn trong công cuộc đi chinh phục đất đai. Họ đã lợi dụng sự lạc hậu, yếu kém
5


về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước châu Á để bắt ép hoặc dùng ưu thế về sức mạnh
quân sự, buộc giai cấp cầm quyền các nước này “mở cửa”, mở đường cho công cuộc đi
“khai hóa” một cách có hệ thống vào đầu thế kỷ XIX.
Đa số giai cấp thống trị châu Á về cơ bản thiếu một sự chuẩn bị đối phó với nguy cơ
ngoại xâm, không tích cực xây dựng, củng cố quốc phòng, chấn hưng và phát triển kinh
tế, thực hiện việc đổi mới về các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, tự mình làm suy
yếu mình. Trong tình thế đó, nhân dân dù có tinh thần chống xâm lược rất ngoan cường,
cuối cùng giai cấp phong kiến cũng phải nhượng bộ thực dân. Như vậy, sự phát triển
mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản thế giới trong đầu thế kỷ XIX là tiền đề dẫn đến việc tăng
cường chính sách bành trướng thuộc địa của các cường quốc tư bản.
Tại Đông Nam Á, một khu vực địa lý, lịch sử quan trọng, từ thế kỷ XVI đến đầu thế
kỷ XIX cũng bắt đầu quá trình suy thoái. Đối diện với văn minh phương Tây và với nguy
cơ xâm nhập của tư bản nước ngoài, giai cấp phong kiến cầm quyền các vương quốc ở
khu vực Đông Nam Á đều lúng túng, bế tắc. Sự trì trệ của chế độ phong kiến đã góp phần
làm cho giới thống trị luẩn quẩn không tìm thấy đối sách thích hợp để thay đổi vận mệnh
đất nước và bắt kịp được vận hội mới của thời đại. Trong thế kỷ XIX, Đông Nam Á đã
trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Tại khu vực này chỉ có nước
Xiêm La vẫn giữ được độc lập về chính trị. Thực chất Xiêm chỉ độc lập về mặt hình thức,
bởi bị ràng buộc hàng một loạt các hiệp ước bất bình đẳng được ký với Anh, Pháp, Hà
Lan, Hoa Kỳ, Nhật, Đức...
Trong bối cảnh của cả khu vực như vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài những

biến động chính trị mà tư bản phương Tây tạo nên trong quá trình tìm kiếm thuộc địa và
khu vực ảnh hưởng.
II.
Vấn đề biên giới Việt - Thanh
1. Giai đoạn 1802 – 1858

Xưa nay, vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề vấn đề vô cùng nhạy cảm. Đặc biệt,
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng ngay sát cạnh nhau thì việc thường
xuyên xảy ra những va chạm, xung đột biên giới cũng là lẽ thường tình. Hơn nữa, việc
láng giềng phương Bắc đem quân xâm lược nước ta đã không là chuyện là từ nghìn đời
nay.
Đến nửa đầu thế kỷ XIX, việc giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ vẫn là một trong
những nội dung quan trọng của mối quan hệ bang giao hai nước Việt - Trung. Ngoài hoàn
cảnh địa lý là hai nước láng giềng trực tiếp thì còn có nhiều nhân tố khách quan và chủ
quan khác tác động đến vấn đề biên giới và lãnh thổ giữa hai bên lúc này.
6


Trước hết, phải thấy rằng, về phía Việt Nam thì vùng biên giới tiếp giáp Trung Quốc
là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như Nùng, Tày, Thái… Các dân tộc thiểu số
này ở vùng núi non hiểm trở, xa trung tâm quyền lực chính trị, nên ít nhiều được tự do.
Do đó, từ rất lâu đời, các triều đại phong kiến Việt Nam đã đối xử với họ theo chính sách
“Ky mi”, tức ràng buộc một cách lỏng lẻo và “tranh thủ” các tù trưởng - người đứng đầu
những dân tộc thiểu số này bằng cách ban chức tước, tặng phẩm, gả công chúa…để cốt
tạo mối ràng buộc giữa họ với chính quyền Trung ương. Và nhà Nguyễn cũng không
ngoại lệ. Song mặt khác, chính vì họ ở xa trung tâm quyền lực chính trị như vậy nên thực
tế rất dễ bị đế chế Trung Hoa dụ dỗ, mua chuộc. Đây cũng là nhân tố tiềm ẩn gây nên
những ảnh hưởng xấu đến biên giới, lãnh thổ Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc chưa bao giờ chịu từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam. Vì
vậy, nhà Thanh luôn tận dụng thời cơ để uy hiếp chủ quyền lãnh thổ, gây mất ổn định

biên cương nước Việt dưới nhiều mức độ khác nhau. Đó cũng là nhân tố địa - chính trị
quan trọng khiến cho vấn đề biên giới, lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn tiềm tàng những
nguy cơ bất ổn, buộc nhà Nguyễn phải thường xuyên đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó
nhằm bảo vệ chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh thổ.
Vào tháng 7 năm 1828, phủ Khai Quang tỉnh Vân Nam nước Thanh cho lính sang
địa giới Tuyên Quang, truy bắt phạm nhân là Triệu Ứng Lũng. Trước sự việc ấy, triều
Nguyễn đã quở trách trấn thủ Tuyên Quang và cho viết thư báo với trấn thủ Vân Nam để
ngăn chặn những sự việc tương tự với lời lẽ cứng rắn “Kẻ tội ác trong thiên hạ đều như
nhau, kẻ phạm tội trốn đi xa, cố nhiên cần phải bắt cho được. Nhưng giới hạn bờ cõi,
Nam Bắc rõ ràng, sao lại xông xáo vượt qua giới hạn như thế…về sau có người nước
Thanh trốn sang thì báo cho quan biên giới bắt hộ giải sang, không được vượt qua biên
giới”1. Hay năm 1831, nhà Thanh đã cho 600 quân sang chiếm đồn Phong Thu (Lai
Châu) và đòi quân Việt phải rút đi. Với tinh thần kiên quyết bảo vệ lãnh thổ quốc gia “xử
trí cho thích đáng mới giữ được quốc thể”, vua Minh Mạng đã cử tướng Nguyễn Đình
Phổ đem hơn 1000 biền binh của thành hạt và 10 thớt voi tiến lên Hưng Hoá (Sơn La, Lai
Châu ngày nay) để đòi lại. Quân Nguyễn được lệnh nghiêm giữ, nếu quân Thanh rút lui
trước thì cũng về trấn đợi lệnh. Quân Thanh bấy giờ tiến bức đồn Phong Thu không
thành, phải lui về động Bình Lư. Triều đình đã giao cho các tù trưởng địa phương cai
quản và phòng giữ đồn Phong Thu2.
1Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Đại Nam thực lục, tập
II, Nxb Giáo dục, tr.752.
2Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Đại Nam thực lục, tập
III,Nxb Giáo dục, tr. 183 -184.

7


Cũng trong nửa đầu thế kỷ XIX, ngoài một số vụ việc tranh chấp biên giới nói trên,
trong quan hệ giữa hai nước còn nổi lên vấn đề về lãnh hải mà nhà Nguyễn luôn phải
quan tâm, tìm cách giải quyết.

Trong suốt nửa đầu thế kỷ thứ XIX, các sử sách nhà Nguyễn đều đã ghi lại các quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa với tên gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại
Trường Sa hay Vạn lý Trường Sa. Trong các sách địa lý, lịch sử và bản đồ cổ của Việt
Nam triều Nguyễn đều khẳng định chủ quyền nước ta đối với các quần đảo này.
Qua đây, có thể thấy rằng, ở giai đoạn này, mặc dù có những va chạm về vấn đề
biên giới giữa hai nước Việt - Trung, song nhìn chung những va chạm ấy chưa dẫn đến
chiến tranh. Mặc dù nhà Thanh đã nhiều lần cho quân sang Việt Nam cướp phá, gây rối
an ninh biên giới song kết quả đều không thể xâm phạm được đất đai, lãnh thổ của Việt
Nam. Để có được điều đó, chúng ta không thể phủ nhận công lao của nhà Nguyễn trong
nỗ lực nhằm bảo vệ bằng mọi giá biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Điều này một lần nữa
khẳng định tính độc lập về thực chất của nhà Nguyễn trong quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc thời bấy giờ. Dù nhân nhượng “thần phục” về hình thức, song luôn giữ vững
nguyên tắc bất biến: Bất xâm phạm lãnh thổ, biên giới và chủ quyền dân tộc.
2. Giai đoạn 1858 – 1885

Vào nửa sau thế kỷ XIX, trong các bộ sử của cả hai nước đều ghi về việc bọn thổ
phỉ và giặc cướp vi phạm biên giới Việt Nam (cả đất liền và hải đảo) dưới nhiều hình
thức. Lúc này bọn thổ phỉ phần lớn đóng ở trong những vùng miền núi sát biên giới, như
các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hưng Hoá, Tuyên Quang…của Việt Nam
hay hoạt động chủ yếu ở ven biển của hai nước như phía Bắc lưu vực sông Hồng, phía
Nam lưu vực sông Tây Giang…Bọn thổ phỉ và hải tặc thường hoành hành trong những
vùng thượng du, rừng sâu núi cao hay tại những vùng biển có nhiều hải đảo nhỏ rải rác
này bởi đây là những địa điểm lý tưởng để chúng dễ dàng ẩn náu và hoạt động. Hơn nữa,
nơi đây lại là những nơi ở xa trung tâm quyền lực của quốc gia nên nhà nước rất khó
kiểm soát. Trong giai đoạn này, nhà Nguyễn đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn
trong việc diệt trừ bọn thổ phỉ và giặc cướp để bảo vệ biên giới, lãnh thổ.
Một trong những biện pháp mà nhà Nguyễn sử dụng lúc này để bảo vệ an ninh biên
giới, toàn vẹn lãnh thổ là dùng con đường ngoại giao hòng trấn áp những vụ vi phạm biên
giới trái phép. Chẳng hạn, vào năm 1868, vua Tự Đức đã cử sứ bộ (đứng đầu là Lê Tuấn)
sang Trung Hoa thông qua nhà cầm quyền địa phương ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng

Tây để xin Bắc Kinh gửi gấp một đơn vị quân đội đến vùng thượng du Bắc Kỳ trấn áp,
đánh đuổi giặc Ngô Côn ở tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng. Ngô Côn vốn là dư đảng của
8


Thái Bình Thiên Quốc sang chiếm đất tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng. Đến tháng Giêng
năm sau (1869), nhà Thanh đã sai Đề đốc tỉnh Quảng Tây là Phùng Tử Tài sang với 31
doanh quân đội chính quy, gồm 15.000 binh để hội với quân tiễu phỉ của Vũ Trọng Bình.
Sự hợp tác quân sự giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở thoả thuận ngoại giao đã thu
được một số kết quả. Phùng Tử Tài và Vũ Trọng Bình đã dồn Ngô Côn đến đường cùng
và giết hắn ở thành Bắc Ninh vào tháng 8 năm 1869…Đến năm 1875 và 1879, quân
Thanh còn giết được Hoàng Sùng Anh - thủ lĩnh quân Cở Vàng và Lý Dương Tài - thủ
lĩnh người Tàu tự xưng là dòng dõi nhà Lý ở Việt Nam...3
Đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dù ở giai đoạn từ 1858 đến 1885
không xảy ra tranh chấp lãnh hải nhưng tàu đánh cá, tàu buôn và cả tàu của bọn cướp Tàu
Ô vẫn luôn đi lại trong lãnh hải Việt Nam, đe doạ đến an ninh biên giới. Do vậy, trong
suốt giai đoạn này, nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện những biện pháp bảo vệ quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa trước đó, như: nghiêm cấm các tàu đánh cá Trung Quốc vượt quá
lãnh hải quy định; cho phép tỉnh Quảng Yên dùng tàu binh để “thuyết phục” tàu đánh cá
Trung Quốc quay về hải phận của mình; cứu hộ tàu bị nạn; truy bắt tàu cướp….
Qua những sự kiện nêu trên cho thấy, trong giai đoạn này, tuy xảy ra rất nhiều vụ va
chạm biên giới giữa hai nước Việt - Trung, song bằng con đường ngoại giao mềm dẻo,
nhà Nguyễn đã giữ cho những va chạm ấy không bùng phát thành chiến tranh. Tuy mềm
dẻo trong ngoại giao với “Thiên triều” để nhằm bảo vệ an ninh, lãnh thổ biên giới, song
xuyên suốt từ đầu đến cuối, nhà Nguyễn luôn giữ vững một nguyên tắc bất biến là quyết
không để Trung Hoa xâm phạm chủ quyền biên giới và toàn vẹn lãnh thổ. Những cuộc
đấu tranh đến cùng dưới mọi hình thức để trấn áp bọn thổ phỉ, cướp biển vi phạm an
ninh, biên giới Tổ quốc đã minh chứng rất rõ nét cho điều đó.
Nếu như trong nửa đầu thế kỷ XIX, trên biên giới đất liền, mặc dù giữa hai nước đã
có những va chạm, xung đột, song nhìn chung chúng chưa diễn ra thường xuyên và liên

tục thì từ đầu thập niên 50 trở đi, những va chạm, xung đột ấy đã bùng phát với tần suất
lớn. Nhân tố chủ yếu làm nên biến chuyển này là sự tràn lấn một cách ồ ạt, thường xuyên
của nhiều đám giặc cỏ và thổ phỉ từ bên kia biên giới Trung Quốc đến các tỉnh biên giới
Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Ninh…, đe dọa
nghiêm trọng an ninh biên giới và đời sống nhân dân.
Trong nửa sau thế kỷ XIX, nhà Nguyễn một mặt tiếp tục phuơng sách cắt cử quan
quân triều đình ra biên giới dẹp giặc và ban thưởng thích đáng cho những người đã lập
3Yoshiharu Tsuboi, Hội sử học Việt Nam, (1992), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885,Nxb
Tri thức, tr. 161 – 167.

9


công như những giai đoạn trước 4, mặt khác phải sử dụng thêm nhiều phương sách mới
trong việc giải quyết vấn đề biên giới. Lúc này, triều Nguyễn không chỉ tìm cách mua
chuộc (thông qua cho đất, phong chức tước) một số tướng giặc như Lưu Vĩnh Phúc,
Hoàng Thắng Lợi để họ hội quân với triều đình nhằm chống lại giặc cỏ và thổ phỉ mà còn
cử sứ thần sang Trung Quốc xin nhà Thanh phái quân trợ giúp để tiêu trừ thổ phỉ (vào
tháng 4 năm1868)5.
Đó là những chính sách mới mà nhà Nguyễn áp dụng trong việc giải quyết vấn đề
biên giới ở nửa sau thế kỷ XIX. Mặc dù sự có mặt của quân Thanh ở Bắc Kỳ và sự khoản
đãi, ưu ái của nhà Nguyễn dành cho quan quân Thanh triều lúc này khiến cho nhà
Nguyễn vấp phải không ít nghi ngại từ phía thực dân Pháp cũng như tiêu tốn không ít tài
lực, vật lực, song xét trong một chừng mực nhất định thì sự hợp tác giữa hai nhà nước
Việt -Thanh thời gian này đã hạn chế được nạn thổ phỉ, cướp bóc biên giới, giữ gìn an
ninh, lãnh thổ quốc gia. Tính đến năm 1881, tình hình biên giới phía Bắc đã ổn định hơn
trước, nạn giặc cỏ và thổ phỉ về cơ bản bị đẩy lùi. Đó cũng là những thành quả đáng ghi
nhận mà nhà Nguyễn thu được trong quan hệ ngoại giao với nhà Thanh ở giai đoạn này.
Trong khi đó, đối với biên giới trên biển, một mặt triều Nguyễn tiếp tục duy trì các
phương sách của những triều đại trước, mặt khác sử dụng những cách thức mới để khẳng

định mạnh mẽ hơn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa. Bởi thế mà, bên cạnh việc duy trì những đội hải quân để bảo vệ biển, điều tra,
khảo sát địa hình và tài nguyên biển như thời kì trước thì lần đầu tiên, hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa đã được nhắc đến với tần suất lớn trong các bộ sử chính thống của
nhà nước. Không những thế, đến năm 1838, triều Nguyễn còn cho vẽ bản đồ đất nước
một cách đầy đủ với tên gọi là Đại Nam nhất thống toàn đồ, trong đó khẳng định cụ thể
chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảoHoàng Sa. Đây đã trở thành cứ liệu lịch sử
quan trọng cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc của các thế hệ người
Việt Nam về sau.
Đến năm 1874, triều Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận sự lệ thuộc về mặt
ngoại giao với Pháp. Chín năm sau (năm 1883), nhà Nguyễn tiếp tục kí Hiệp ước Hácmăng công nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên đất Việt. Kéo theo đó, vấn đề biên
giới, lãnh thổ Việt Nam không còn do triều Nguyễn tự chủ giải quyết nữa mà đã thuộc
quyền quyết định của thực dân Pháp. Từ đây, ở những thời kì tiếp theo, chúng ta sẽ được
chứng kiến những trao đổi, thỏa hiệp giữa hai bên Pháp - Hoa về biên giới Việt - Trung
4Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Đại Nam thực lục, tập
VII, Nxb Giáo dục, tr. 1117.
5Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Sđd, tr.1103.

10


và sự giảo hoạt của giới cầm quyền nhà Thanh trong việc đánh đổi với Pháp một vài lợi
ích thương mại để giành lấy một số vùng đất giàu tài nguyên vốn là của Việt Nam.
III.

Về quan hệ Nguyễn - Xiêm

Triều Nguyễn trong quan hệ với nước Xiêm La vào nửa đầu thế kỷ XIX đã có định
hướng ngoại giao hòa hảo và thiện chí. Từ lúc Gia Long kiến lập nên triều đại, ông đã
thiết lập những mối quan hệ láng giềng hòa hiếu phản ánh tinh thần ngoại giao hòa bình,

mềm mỏng trong sách lược và cứng rắn trong nguyên tắc đối ngoại. Ngay những tác giả
có phần khắt khe khi đánh giá về ngoại giao triều Nguyễn cũng phải công bằng mà nhận
định: “Lúc đầu thì đối với Xiêm, triều đình Nguyễn giữ một niềm hòa hảo”6.
Xiêm La là đất nước mà Gia long trú ngụ khi chưa tạo đựng đế nghiệp. Xiêm vương
và Gia Long kết giao và thường qua lại giúp đỡ nhau, họ còn là đồng minh trong một liên
minh quân sự tự nguyện chống lại âm mưu của Miến Điện... Đó chính là những tiền đề
dẫn đến đường lối ngoại giao thân thiện với Xiêm La của triều Nguyễn.
Theo đuổi mục tiêu ngoại giao hòa bình, triều Nguyễn nhận thức sâu sắc nước ta
xưa nay vẫn giao hảo với Xiêm La, ví thử có xảy ra mối giao tranh thì sự lợi hại chẳng
phải là nhỏ. Như vậy, triều Nguyễn hiểu rằng giữ mối giao hảo với Xiêm là cần thiết
nhưng các vua Nguyễn cũng biết rằng quan hệ hòa hiếu với Xiêm La cũng rất mỏng
manh, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề Vạn Tượng, Chân Lạp. Theo “Minh Mệnh chính
yếu”, Minh Mạng cũng biết rõ là: “Chân Lạp từ khi nội thuộc bản triều cho tới nay, người
Xiêm la không thể không cay cú thắc mắc...Bởi vậy, mọi kế hoạch biên phòng các ngươi
cần phải trù liệu cho hết sức chu đáo”7.
Đi theo đường lối đối ngoại hòa bình tích cực cho nên triều Nguyễn không bị mất
cảnh giác trong khi phòng bị biên giới. Năm 1809, Gia Long đã từ chối không cho Xiêm
La mượn đường Lào đi sứ, năm 1815 vua cũng kiên quyết không cho sứ Xiêm La đi theo
đường Châu Đốc, Hậu Giang về nước... Triều Nguyễn tuy hết sức nhân nhượng Xiêm La,
về tình thì chu đáo, vẹn toàn, về lý thì luôn luôn thể hiện tinh thần độc lập tự chủ toàn
vẹn cương thổ quốc gia. Khi Vạn Tượng và Xiêm La đánh nhau, triều Nguyễn xác định
thái độ dứt khoát: “Họ đánh với Vạn Tượng thì mặc họ, không được xâm phạm tới biên
6Trần Văn Giàu, (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước 1958, NXB Văn Hóa, Huế,
tr.100.

7Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Đại Nam thực lục, tập
III, Nxb Giáo dục, tr. 277.

11



thùy thuộc vùng mường mán của ta, nếu họ không nghe lời thì chiến sự sẽ bùng nổ” 8. Tuy
vậy, xuất phát từ định hướng ngoại giao hòa bình, hòa mục với láng giềng, triều Nguyễn
chủ trương “liệu cơ mà làm, bất tất vội đánh nhau truớc để mang tiếng tự mình gây hấn” 9.
Vua Minh Mạng kiên trì tư tưởng “Trẫm nhất thiết không bao giờ nghe theo cái lý
luận bỏ bạn tìm thù”. Khi quân Xiêm đã vượt biên giới vào địa phận nước ta, tinh thần
chống xâm lăng nhưng không hiếu chiến của triều Nguyễn được thể hiện rất rõ. Minh
Mạng phái sứ giả đi dò xét và chuẩn bị thương thuyết, dụ rằng: “Nếu quả thực có Xiêm
đến đất ta, thì phải trước phái người đưa thư đến vặn hỏi Xiêm đến đây vì ý gì. Xem
chúng đáp lại thế nào? Nếu chúng trả lời bằng giọng hòa hảo thì tùy nghi biện bác khiến
chúng đuối lý phải tự rút lui, ấy là kế hay nhất”. Đến lúc không còn đấu tranh ngoại giao
được nữa, triều Nguyễn phải thực hiện biện pháp quân sự song vẫn theo đuổi mục tiêu
hòa bình trong quan hệ với Xiêm La. Triều Nguyễn chủ trương đuổi quân Xiêm La ra
khỏi đất nước và không truy để diệt đến cùng “quân ta cũng đi kiểm soát bờ cõi...không
nên vượt qua biên giới mà đuổi theo đến cùng”
Chúng ta không thể kết luận vội vã và thiếu công bằng về đường lối ngoại giao của
triều đình Huế trong quan hệ với Xiêm La. Trên thực tế, từ cuối thời Gia Long cho đến
thời Minh Mạng, Việt Nam là chủ của miền Đông bán đảo Đông Dương, đến năm 1828,
Chân Lạp thuộc quyền bảo hộ của triều Nguyễn, Trấn Ninh, Hạ Lào đều quy thuận nhà
Nguyễn. Nếu vua Minh Mạng không thận trọng trong quan hệ bên ngoài đối với các vùng
biên cương, đặc biệt trong quan hệ với Xiêm, không sớm thi muộn Xiêm cũng sẽ tiến vào
Chân Lạp hoặc Hạ Lào (Xiêm giáp giới với cả hai nước này), khi đó miền Nam của Việt
Nam sẽ gặp khó khăn và an ninh của đất nước sẽ bị đe đọa.
Triều Nguyễn hết sức nhân nhượng với Xiêm La. Theo “Đại Nam thực lục” thì đến
khi Xiêm “bỏ láng giềng”, “Người Xiêm bỏ bạn chuốc thù, manh tâm gây chiến” Việt
Nam mới buộc lòng từ bỏ sách lược hòa hoãn bởi Minh Mạng nhận thấy “một cuộc hòa
đàm, khó lòng nói được, nay chúng đã đi sâu vào nội địa” . Như vậy, triều Nguyễn luôn ý
thức sâu sắc về sự yên ổn hòa bình của mối quan hệ Việt Nam - Xiêm La, tìm mọi cách
duy trì quan hệ ngoại giao với Xiêm La cho tới lúc Xiêm La khởi binh gây chiến.
Vấn đề ngoại giao giữa triều Nguyễn với Xiêm La trong nửa đầu thế kỷ XIX chứa

đựng nhiều nội đung khá phức tạp và do những mối quan hệ khác trong khu vực chi phối
(vấn đề Chân Lạp và Vạn Tượng là ví dụ điển hình). Chính do điều kiện khách quan ấy
8Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Sđd, tr.290.
9Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2004), Đại Nam thực lục, tập
II, Nxb Giáo dục, tr.584.

12


mà quan hệ Việt - Xiêm cuối cùng xấu đi và dẫn tới chiến tranh,về cuộc chiến mà nhà
Nguyễn tiến hành với Xiêm La, chúng ta không thể lên án một chiều chính sách đối ngoại
xâm lược của phong kiến Việt Nam được. Đối với Xiêm La, triều Nguyễn có tranh chấp,
có mâu thuẫn, song các vua Nguyễn vẫn không tự mình gây chiến tranh và hận thù với
Xiêm La.
Suốt cả chiều dài lịch sử gần 50 năm đầu của thế kỷ 19, trong quan hệ với Xiêm La,
triều Nguyễn vẫn tuân theo đường lối ngoại giao mềm mỏng nhún nhường. Minh Mạng
từng dụ quan quân: Nếu Xiêm La sang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam thì lỗi tự họ, phải
chống lại, nhưng giữ chặt biên giới không đuổi theo nếu Xiêm thua chạy. Như thế, triều
Nguyễn chống xâm lược nhưng nêu cao khí phách anh hùng, không hung hăng, hiếu
chiến.
Qua quan hệ với nước Xiêm La, chúng ta hiểu thêm phần nào ngoại giao của triều
Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là chiến lược ngoại giao hòa bình tích cực của
phong kiến Việt Nam.

Chương 2: Nhà Nguyễn đối với vấn đề độc lập dân tộc
I.
Những tiêu chí để xác định vấn đề độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc luôn là một trong những vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất đối với
một quốc gia, một dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề độc lập dân tộc, trước hết, chúng ta
cần hiểu đúng về khái niệm độc lập. Độc lập khi gắn với một quốc gia dân tộc, thường

được hiểu là “trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không
phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác”10, tức là quyền tự chủ về mặt chính trị,
không bị can thiệp bởi một chủ thể bên ngoài khác. Hay ta có thể hiểu theo một cách
khác, mở rộng hơn, độc lập chính là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia, một dân
tộc trên các mặt lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…
10Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng

13


Từ cách hiểu đó về độc lập dân tộc, chúng ta có thể thấy được một số nội dung cụ
thể của khái niệm này. Trước hết độc lập dân tộc được biểu hiện ở việc một quốc gia có
chủ quyền về lãnh thổ của mình, tức là sự toàn vẹn lãnh thổ, thứ hai là sự tự chủ trong
thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, và cuối cùng là một quốc gia, dân tộc độc
lập khi không có sự chiếm đóng của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Như vậy với
những nội dung đó, chúng ra sẽ làm cơ sở để tiếp cận với vấn đề nhà Nguyễn với độc lập
của dân tộc trong khoảng thời gian từ năm 1802 đến năm 1884, tức là trong khoảng thời
gian nhà Nguyễn đóng vai trò là lãnh đạo đất nước.
Như vậy với những biểu hiện của khái niệm “độc lập dân tộc”: Toàn vẹn lãnh thổ;
không có sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ; tự chủ trong hoạt động
kinh tế - chính trị, trong việc thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại; có chính quyền
vững mạnh thống nhất, chúng tôi sẽ xem xét thái độ và quan điểm của một số vị vua đầu
triều Nguyễn về các nội dung này dựa trên một số tư liệu có được. Từ đó chúng tôi sẽ làm
nền tảng để đi sâu hơn vào những chính sách, biện pháp mà nhà Nguyễn đã thực hiện
nhằm bảo vệ nền độc lập của dân tộc trong khoảng thời gian đã được đề cập ở trên.
1. Toàn vẹn lãnh thổ
Lãnh thổ là một trong những dấu hiệu quan trọng về mặt hình thức của một quốc
gia. Nói như thế, không phải là chúng ta không xem trọng vấn đề này đối với một quốc
gia, dân tộc. Phạm vi của lãnh thổ chính là một trong những yếu tố tạo nên ảnh hưởng và
quyền lực của một quốc gia. Lãnh thổ càng rộng thì khả năng tạo ra sức mạnh bên trong

của một quốc gia càng lớn. Chính vì lẽ đó, trong lịch sử của nước ta, mỗi khi một triều
đại nào được thiết lập thì vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ luôn được coi trọng và đặt lên
hàng đầu. Đối với triều đình nhà Nguyễn cũng thế, sau khi thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
“hoàn chỉnh từ Nam Quan đến Cà Mau” 11, trên những cơ sở được Nguyễn Huệ chuẩn bị
từ trước đó, triều đình Nguyễn Ánh đã có nhiều chỉ dụ, quy định về việc bảo vệ lãnh thổ,
cụ thể là việc bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và chủ quyền đối với biển đảo. Theo
như nhận xét của cố giáo sư Trần Văn Giàu: “Về phương diện lãnh thổ quốc gia, so sánh
với tất cả các triều đại trước thì dưới triều Nguyễn, nước Việt Nam rộng lớn hơn hết” 12.
Chính vì lẽ đó ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đã được các vua triều đại này nhận thức rõ
và có nhiều chính sách để thực thi.
Việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển cũng được các vua nhà Nguyễn chú
trọng. Từ thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã phái đội Hoàng Sa ra thăm dò, hoạt động tại
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau đó tiếp tục là sự ra đời của nhiều đội dân binh
khác. Đến thời nhà Nguyễn, công việc này vẫn được duy trì. Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã:
11Trần Văn Giàu, “Vài nhận xét về thời nhà Nguyễn”, Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn, Kỷ yếu hội nghị,
Nxb.Khoa học xã hội, Tp.HCM, tr.281
12 Trần Văn Giàu, sđd, tr.281

14


“Tháng Giêng, năm Ất Hợi (1815), Phạm Quang Anh, thuộc đội Hoàng Sa được lệnh ra
đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình (…) Đến năm Gia Long thứ 15, năm Bính Tí
(1816), vua Gia Long lại cho cả thủy quân phối hợp với đội Hoàng Sa đi ra Hoàng Sa để
xem xét và đo đạc thủy trình…” 13. Sang đến thời Minh Mạng việc đo đạc thủy trình chủ
yếu giao cho thủy quân có trách nhiệm và thuê thuyền của dân hướng dẫn hải trình, công
việc này liên tục được thực hiện qua các năm: 1833, 1835, 1836. Bên cạnh đó, Minh
Mạng cũng chăm lo, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Việt Nam và các nước qua lại vùng
biển xung quanh hai quần đảo. Năm 1833 vua Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công rằng:
“Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu;

không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị
thuyền mành, đến sang năm phái người tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối
xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn mắc cạn” 14. Như vậy có thể thấy việc
thực thi chủ quyền trên biển cũng được các vua triều Nguyễn quan tâm và tiến hành
thường xuyên. Bên cạnh đó nhà Nguyễn cũng có những chính sách bảo vệ vùng biển đảo
ở phía Bắc, có hàng trăm đảo lớn nhỏ với địa hình phức tạp.
2. Không có sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ
Đồng thời với việc củng cố vương quyền và xây dựng đất nước, từ vua Gia Long
đến Minh Mạng việc đề phòng và chống lại nguy cơ can thiệp, chiếm đóng của nước
ngoài luôn được nhận thức và có các biện pháp cụ thể nhằm bảo đảm sự độc lập, tự chủ
của đất nước. Nó được thể hiện qua một số chính sách của nhà Nguyễn trong việc giao
lưu buôn bán với phương Tây, thái độ đối với triều đình Mãn Thanh, những chính sách
cấm đạo Thiên Chúa,...
Trước hết có thể thấy, những chính sách về thương mại của nhà Nguyễn cũng một
phần nhỏ nào thể hiện được ý thức về sự can thiệp của các nước phương Tây. Việc giao
lưu buôn bán với các nước phương Tây hầu như bị hạn chế đến mức thấp nhất. Có lẽ,
chính sự giao thiệp từ sớm của Nguyễn Ánh với Pháp nói riêng và với các nước phương
Tây khác nói chung, đã làm cho ông có một cái nhìn thiếu thiện cảm và ông lo sợ về sự
bành trướng của tư bản phương Tây trong đất nước mình. Ngoại giao giữa triều đình Huế
với Pháp được bắt đầu từ sớm do mối quan hệ thân thiết giữa Nguyễn Ánh và một số cá
nhân người Pháp. Sự giúp đỡ của những người này trong việc giúp Nguyễn Ánh đánh bại
quân Tây Sơn là một phần không nhỏ, chính vì thế sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn
Ánh đã cho những người này giữ những chức vụ trong triều và có thái độ hiền hòa, tôn
13TS.Nguyễn Nhã, Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn xác lập và thực thi chủ quyền của
Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỉ XVII đến khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt
Nam”,Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Nxb. Thế giới, Hà
Nội, tr.153.
14Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Sử học (dịch), (2007), Sđd.

15



trọng. Nhưng đối với các nước phương Tây, trong đó có cả Pháp thì thái độ của Nguyễn
Ánh vẫn không hề thay đổi. Điều này được thể hiện rõ qua việc Nguyễn Ánh cự tuyệt khi
một tàu chiến của Pháp đến Đà Nẵng năm 1817 nhằm yêu cầu vị vua này thực hiện hiệp
ước năm 1787. Còn đối với người Anh, Nguyễn Ánh cho rằng: “họ không thuộc chủng
tộc của chúng ta, do vậy họ không được phép cư trú tại Việt Nam”.15
Đến thời Minh Mạng việc hạn chế thương nghiệp với phương Tây lại tiếp tục được
duy trì, nhưng năm 1839, sự can thiệp của thực dân Anh vào Trung Hoa được khơi màu
bằng những tiếng đại bác. Với sự kiện này “Minh Mạng đã được đánh thức”, nhà vua ý
thức được nguy cơ trước mắt đang đe dọa độc lập tự chủ của đất nước, đây lý do sâu xa
khiến ông quyết định điều chỉnh đường lối ngoại giao từ cổ truyền tự thủ, thụ động sang
đường lối ngoại giao cởi mở “hợp tác” với phương Tây trong những năm tháng cuối đời
mình. Vì lý do an ninh nên dù không ngăn cấm hoạt động buôn bán với phương Tây
nhưng triều đình Huế chỉ cho mở cửa Đà Nẵng để thuyền buôn phương Tây đến buôn
bán. Ta có thể thấy giai đoạn 1839 - 1840 được coi là thời kì hợp tác của vua Minh Mạng.
Đến thời Thiệu Trị, chính sách về thương nghiệp với các nước phương Tây vẫn không có
gì thay đổi so với thời Minh Mạng, nhưng vào năm 1844, sự thiếu thiện chí của người
Pháp trong một cuộc thương thuyết tại Đà Nẵng, thông qua việc tấn công thuyền của
người Việt, đã làm cho vua Thiệu Trị quay lưng với chính sách hòa hợp từ trước, Thiệu
Trị đã nghĩ đến vấn đề chiến tranh với người Pháp, không cho thuyền của Pháp bỏ neo ở
các cửa biển. Và rồi chính sách “không phương Tây” được vua Tự Đức tiếp tục duy trì
vào những năm sau đó.
Cũng với vấn đề chống lại sự chiếm đóng của nước ngoài, vào năm 1830, như đã đề
cập ở phần trên, 600 quân của nhà Thanh đã kéo vào phía Bắc nước ta để đòi vùng Phong
Thu (Hưng Hóa), nhưng chính vua Minh Mạng đã sai quân lên trấn áp và sử dụng các
biện pháp hòa bình nhằm đẩy quân Thanh về nước.
Có thể thấy cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược vào năm 1858, các vị vua
triều Nguyễn luôn có ý thức cao đối với âm mưu can thiệp, chiếm đóng từ các thế lực bên
ngoài.

3. Tự chủ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại và có chính

quyền vững mạnh thống nhất.

15Chu Tuyết Lan (2007), “Quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn và phương Tây”,Những vấn đề lịch sử triều
Nguyễn, Nxb.Văn hóa Sài Gòn, Tp.HCM.

16


Điều đáng ghi nhận về công lao của nhà Nguyễn đó là trong những năm của nửa
đầu thế kỉ XIX, các vị vua đã cho mở rộng bờ cõi và xây dựng được một thiết chế quản lí
đất nước thống nhất từ Bắc đến Nam. Để khẳng định sự tự chủ trong mọi hoạt động về
kinh tế, chính trị, văn hóa,... và đối ngoại, triều Nguyễn đã có những chính sách góp phần
củng cố và gia tăng năng lực cùng vị thế của Việt Nam thời bấy giờ.
Những chính sách cụ thể sẽ được nhóm chúng tôi làm rõ hơn ở phần sau. Và nhìn
chung, từ năm 1802 - 1858, Việt Nam là một đất nước độc lập, tự chủ với toàn vẹn lãnh
thổ và sự cố gắng của nhà nước trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ấy. Đương nhiên,
Việt Nam bấy giờ cũng là một quốc gia không có bóng dáng của sự xâm lược hay bị
chiếm đóng bởi ngoại bang và sự tự chủ được khẳng định trên các phương diện của bộ
máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.
II.

Nhà Nguyễn với việc giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc từ năm 1802 đến
1858
Chính sách đối nội

1.

Chính trị

Sau khi thành lập, vương triều Nguyễn đã làm chủ một lãnh thổ trải dài từ ải Nam
Quan đến tận mũi Cà Mau. Để xây dựng được chính quyền vững mạnh triều đình nhà
Nguyễn phải xây dựng được một hệ thống chính trị thống nhất do lúc này vẫn đang tồn
tại những chế độ thống trị khác nhau: Đàng Ngoài vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
chế độ chính trị nhà Lê, miền Trung lại chịu ảnh hưởng của nhà Tây Sơn, miền Nam là
vùng đất mới được khai phá, dân cư rất hỗn loạn. Do vậy, triều Nguyễn mà lúc bấy giờ là
thời Gia Long vẫn quyết định theo mô hình hệ thống chính quyền thời Lê. Qua việc cải tổ
hoàn thiện bộ máy nhà nước mới được thực hiện một cách quy củ và triều Nguyễn trở
thành một nhà nước quân chủ chuyên chế phát triển đến đỉnh cao.
1.1.



Thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế

Các vua Nguyễn xây dựng nhà nước theo thiết chế quân chủ chuyên chế, tập trung
mọi quyền lực vào tay nhà vua, tiếp tục chế độ quân chủ chuyên chế thời Lê sơ nhưng
được nâng lên ở mức cao hơn, nhằm ứng phó với những biến chuyển của xã hội.
Triều Nguyễn là một triều đại chuyên chế cực đoan, mọi quyền hành đều thâu tóm về
tay nhà vua. Nhằm thể hiện ý chí trường tồn của dòng họ, các vua Nguyễn tập trung
nhiều của cải xây dựng đền đài lăng tẩm chỉ để thể hiện quyền uy của triều đình.


Hệ thống cơ quan hành chính
17


Vua là người đứng đầu đất nước, nắm cả vương quyền và thần quyền. Nắm hoàn
toàn quyền hành quyết định trong tay, nhà vua trực tiếp nắm tất cả các bộ, các viện. Vua
là người quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước, tuy mỗi tháng đều có đại triều,

có đình nghị để xem xét các việc hệ trọng của đất nước nhưng quyền quyết định cuối
cùng cũng do nhà vua, và nhà vua cũng tùy theo ý mình mà quyết định. Vua được coi là
con trời, vua có quyền hành tuyệt đối với tất cả mọi người tất cả mọi thứ trên đất nước
của mình, vua là chủ muôn dân là chủ của tất cả ruộng đất, núi rừng, sông biển “vua thực
tế là tên điền chủ đầu sỏ lớn nhất trong nước có toàn quyền định đoạt trong sự chi dụng
tô thuế”16.
Dưới vua có 6 bộ :
Bộ Hộ: tài chính, tô thuế, kho tàng, vật giá...
Bộ Lại: tuyển chọn quan lại, ban phẩm tước, soạn thảo chiếu chỉ...
Bộ Binh: tuyển lính, các ngạch võ quan, điều động quân đội, an ninh xã hội,...
Bộ Hình: Soạn luật, thi hành hình phạt, xét duyệt tố tụng...
Bộ Công: Xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành lũy, đóng tàu thuyền, đắp đường
sá,...
Bộ Lễ: Thi cử, tế tử, phong thần,..
Đứng đầu mỗi Bộ là Thượng thư, giúp việc cho thượng thư có các quan tả hữu tham
tri, tả hữu thị lang. Mỗi bộ lại tùy vào công việc mà phân chia các ty chuyên trách. Cơ
mật viện gồm có một số đại thần bàn những quốc sự quan trọng, nhưng ý kiến quyết định
vẫn là ý kiến của nhà vua. Bên cạnh 6 bộ còn có các viện: Cơ mật viện, Đô sát viện, Hàn
lâm viện, Thái y viện, lục tự (Đại lý tự, Thái thượng tự, Quang lộc tự, Thượng bảo tự,
Thái bộc tự, Hồng lô tự)…, các khoa đạo chuyên trách giám sát các địa phương. Ngoài
các cơ quan trung ương, triều Nguyễn còn lập ra một hệ thống cơ quan hành chính các
cấp để quản lý đất nước.17
Thời Minh Mạng, điều đầu tiên được quan tâm đến đó là việc cải tổ lại cơ quan
trong đó có hai cơ quan đắc lực trong việc hỗ trợ triều đình là Văn thư phòng - Nội các và
Cơ mật viện.
Nội các chia thành 4 tào: Thượng bảo, Ký chú, Đồ thư và Biểu bạ. Thượng bảo giữ
ấn quốc bảo, ngọc tỷ và ấn triện; Ký chú giữ việc phiếu, nghĩ,dụ, chỉ; Đồ thư giữ văn thơ,
sách vở; Biểu bạ giữ việc kiểm soát và đóng thành biểu chương, sổ sách để lưu trữ. Như
vậy, Nội các không những là cơ quan văn phòng của nhà vua mà còn là nơi lưu giữ văn
thư, tư liệu của triều Nguyễn.


16 Trần Văn Giàu (2001), Chống xâm lăng, Nxb.Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 35.
17Trương Thị Yến, Lịch sử Việt Nam - tập 5, Nxb Khoa học xã hội.

18


Cơ mật viện là hội đồng tư vấn tối cao cho Hoàng đế, có nhiệm vụ hoạch định chiến
lược quân cơ, nội an, bang giao và cả phát triển kinh tế, văn hóa, dân sinh... đồng thời
đây cũng là cơ quan giám sát mọi công việc của triều chính, bảo quản các tài liệu tối mật,
quốc bảo,...
Năm 1802, trong khi đã quyết định Phú Xuân là quốc đô, Nguyễn Ánh vẫn tạm đặt
11 trấn phía Bắc (tương đương khu vực Bắc Bộ ngày nay) thành một Tổng trấn với tên
cũ Bắc Thành, do một Tổng trấn đứng đầu.
Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm
1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn,
đổi các dinh, trấn trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở
Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh, và vùng
còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh. Thừa Thiên, nơi toạ lạc của kinh đô Phú Xuân,
là phủ trực thuộc Trung ương. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên 18.
Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc(mỗi người phụ trách 2-3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh)
và Tuần phủ(dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế
khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách về quân sự có
chức lãnh binh. Các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền trung ương trực tiếp bổ
nhiệm, và thường là võ quan cao cấp, về sau mới bổ dụng thêm các quan văn. Hệ thống
chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, và trong hệ thống này
nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước
19
.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã. Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới

phủ huyện, từ tổng trở xuống do người dân tự lựa chọn cử ra quản trị. Tổng gồm có vài
làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra
quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng 20. Nhìn chung, cơ cấu hành chính của các
tổng, xã được tổ chức khá chặt chẽ để triều đình dễ dàng quản lý và phản ứng mau lẹ khi
có sự biến xảy ra.
Đối với vùng thượng du và với các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số,
Minh Mạng thực hiện nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm
18Trương Hữu Quýnh (2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam-tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.
19Trương Hữu Quýnh (2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam-tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.

20Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế & xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn, Nhà xuất bản Văn Học.
19


1829 ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (các tù trưởng của dân tộc thiểu số) mà cho
quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương làm Thổ tri các châu huyện. Sau đó, Minh
Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinhnắm giữ để khống chế các vùng này
tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Tuy nhiên, do phản ứng của người dân địa
phương, vua Tự Đứcsau đó đã bãi bỏ chế độ lưu quan.
Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 phủ bao gồm 342 huyện và châu.
Có thể thấy bộ máy chính quyền đã được không ngừng củng cố để có thể phục vụ
đắc lực cho việc quản lí đất nước. Tuy nhiên, việc tập trung quyền lực càng cao thì tất
nhiên sẽ để lại nhiều mặt tiêu cực trong việc đề ra chính sách cai trị.
 Chế độ quan lại
Đội ngũ quan lại ban đầu của triều Nguyễn chủ yếu là những người có công giúp
vua Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Những người có công kể cả những người Pháp đều
được vua Gia Long ban thưởng, ban chức tước.
Bên cạnh hình thức tuyển dụng quan lại qua hình thức khoa cử nhà Nguyễn còn có
một số hình thức khác là tuyển cử.
Theo Trần Trọng Kim, người ta “thường hiểu mấy chữ quân chủ chuyên chế theo

nghĩa của các nước Tây Âu ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học Nho
giáo có nhiều chỗ khác nhau...” 21 Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan
trọng, thì vuagiao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều
được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua
chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì
trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can
ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này 22. Quan chức của
triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân.
Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương.
Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổngvà một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của
các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Ngạch quan lại chia làm 2 ban văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định
rõ rệt giai chế phẩm bật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2
bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm

21 Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, tr. 198
22 Trần Trọng Kim (1971), sđd, tr. 198-199.
20


với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh
nhà23. Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi,
cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuếtùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay
thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm. Tuy bộ máy không thật sự
cồng kềnh, nhưng tệ tham nhũngvẫn là một trong những vấn đề lớn. Trong bộ luật triều
Nguyễn có những hình phạt rất nghiêm khắc đối với tội này24.
Kinh tế
 Nông nghiệp
1.2.


Đầu thế kỉ XIX, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Cơ cấu ruộng đất
gồm hai bộ phận: ruộng đất công và ruộng đất tư. Ruộng đất tư là đất riêng do tư nhân
trồng trọt và nộp thuế cho triều đình. Đất này có thể mua bán, thừa kế, nếu triều đình
muốn trưng dụng phải trả tiền bồi thường. Ruộng đất công là đất của triều đình giao cho
xã, thôn sử dụng và không được đem ra mua bán. Ruộng này cứ 3 năm phân chia lại một
lần cho dân để mỗi người đều có một số ruộng tương tự nhau một cách công bằng, cách
này gọi là phép quân điền.
Trải qua thời gian nội chiến kéo dài thì sang đến thế kỷ XIX tình hình nông nghiệp
trở nên sa sút. Ngay khi lên ngôi, Gia Long đã ra lệnh cấm mua bán ruộng đất công và
quy định chặt chẽ việc cầm cố các loại công điền, công thổ để đảm bảo đất cày cho nông
dân. Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã quan tâm tới việc khuyến khích khẩn
hoang. Trong những năm chiến tranh, ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều. Nhà Nguyễn rất
chú trọng đến vùng đất Nam Bộ và khuyến khích người dân đến khẩn hoang, kế tiếp
phong trào khẩn hoang thời nội chiến, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá
nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình. Tuy nhiên chủ trương khai hoang của
vua Gia Long chưa thật sự đem lại kết quả đáng kể.
Năm 1804, Gia Long ra lệnh chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây
Sơn và ruộng trang trại riêng của Tây Sơn làm quan điền. Tất cả mọi người đều được chia
ruộng công ở xã, từ quan lại cấp cao tới những người dân nghèo đều được chia phần. Tới
thời Minh Mạng định lại phép quân cấp ruộng khẩu phần không kể phẩm bật cao thấp
đều được hưởng một phần khẩu. Triều đình thực hiện chế độ ruộng lương rất hậu với
mong muốn khuyến khích nhân dân vào quân đội và cũng là để triều đình và binh lính có
sự gắn bó mật thiết với nhau hơn.
23Nguyễn Thế Anh (2008), sđd
24Nguyễn Thế Anh (2008), sđd

21


Chính sách quân điền tuy có được điều chỉnh nhiều lần, nhưng vẫn không có tác

dụng đáng kể. Chính sách quân điền thực tế chỉ là giải pháp mang ý nghĩa tượng trưng,
dân nghèo vẫn không có ruộng cày, tình hình này vẫn kéo dài tới thời Tự Đức, triều đình
tỏ ra bất lực.
Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng
phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng
cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.Việc khai khẩn đất hoang mở ra liên
tục dưới bốn vị vua đầu triều.
Doanh điền: được thực hiện bằng cách di dân lập ấp. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ
đề xuất chủ trương khai hoang quy mô và được cử làm doanh điền sứ và thu được những
kết quả rõ nét. Các ruộng được khai khẩn theo hình thức doanh điền được xếp vào tư diền
quân cấp - người khai khẩn được được quyền sử dụng nhưng không được chuyển nhượng
và sau khi chiết ruộng đó được cấp cho người khác.
Đồn điền: Hình thức này đã được Nguyễn Ánh vận dụng từ năm 1790. Năm 1802
vua Gia Long cho giải ngũ một số binh lính cấpcho ruộng đất và lập đồn điền. Sang thời
Minh Mạng, việc sử dụng binh lính đi lập đồn điền ngày càng được đẩy mạnh. Một lực
lượng quan trọng trong các đồn điền đó chính là tù phạm.
Việc lập đồn điền giải quyết được vấn đề kinh tế tài chính và đáp ứng được nhu cầu
an ninh.25
Chính sách đồn điền và doanh điền được triều đình kèm theo một loạt luật lệ thưởng
phạt phân minh để khai thác triệt để đất đã vỡ hoang và ngăn tình trạng bỏ đất nhưng
cũng không dứt hẳn được hiện tượng ruộng hoang.Việc khai khẩn đất hoang mở ra liên
tục dưới bốn vị vua đầu triều. Năm 1841, vua Thiệu Trị ra lệnh khen thưởng cho phú hào
mộ dân lập ấp. Người nào chiêu mộ 5 suất đinh khai khẩn được 10 mẫu trở lên thì được
thưởng 20 quan …
Chính sách ruộng đất và chế độ quân điền
Bên cạnh công điền của làng xã vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển các loại tư
điền, cụ thể như sau:
+ Tư điền: được mua bán, cầm cố và truyền cho con cháu. Khi cần trưng dụng nhà nước
có bồi thường. Về nguyên tắc, tư điền bỏ hoang bị nhà nước sung công.
+ Công điền: được giao cho làng xã phân cấp và không được mua bán. Khi cần thiết nhà

nước có thể sử dụng ruộng đất công làng xã. Ngoài ra, còn một số loại ruộng khác cũng

25Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1884), Nxb TP Hồ Chí Minh, tr. 57.

22


thuộc diện công điền (trợ sưu điền, học điền, bổn thôn điền,...) nhưng chiếm tỉ lệ rất
nhỏ26.
Chế độ quân điền của nhà Nguyễn thể hiện ro sự ưu ái đối với quan lại và binh lính.
Ngoài ruộng đất khẩu phần, binh lính còn được hưởng phụ cấp gọi là lương điền, từ 7 sào
đến 1 mẫu tùy theo loại lính. Ruộng đất công xã vốn bị thu hẹp nhiều đến thời Nguyễn lại
càng thu hẹp thêm do vậy ruộng đất cấp cho nông dân càng ngày càng ít.
Trên thực tế chế độ quân điền cũng là biện pháp trói buộc người nông dân vào thôn
xã để thực hiện tô thuế, lao dịch và binh dịch. Nạn chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp địa
chủ không ngừng phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt.
Đê điều
Nhà Nguyễn cũng rất chú trọng công tác đê điều, đặt Nha đê chính và chức quan
Tổng lý chuyên trách coi sóc việc đê điều, đồng thời triều đình cũng thường xuyên kiểm
tra tu bổ đê điều ở các địa phương để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp của nông dân
được thuận lợi. Đặc biệt ở phía Nam nhà Nguyễn còn cho đào những con kênh như:
Thoại Hà, Vĩnh Tế. Những con kênh này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiêu phèn,
rửa mặn cho vùng đất phía nam, giúp nhân dân thuận lợi trong quá trình sản xuất nông
nghiệp mà đặc biệt là trồng lúa nước. Bên cạnh đó hai con kênh này cũng là đường biên
giới tự nhiên giữa nước ta và Chân Lạp, bảo vệ nước ta khỏi những sự xâm nhập đe dọa
của các thế lực bên ngoài.



Thương nghiệp


Từ thời Lê đến thời Tây Sơn những bến cảng như Hà Nội, Hội An các thương
thuyền cập bến vô cùng đông đúc. Các giáo sĩ phương Tây từng ghi nhận rằng Gia Định
thành vào thời các chúa Nguyễn có đến hơn 10 vạn dân cư. Sang thế kỉ XIX, đất nước
thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong và ngoài nước.
Nội thương:
Hoạt động kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh, giao lưu kinh tế giữa các địa
phuong ngày càng mở rộng, xu thế phát triển thị trường ngày càng rõ nét.
Dưới thời vua Gia Long, nhiều kênh được khai đào, các trục đường chính được sửa
chữa và đắp mới, vừa phục vụ cho nhu cầu hành chính quân sự vừa đáp ứng được nhu
26Nguyễn Phan Quang, sđd, tr. 60.

23


cầu thông thương. Tuy nhiên việc nhà nước độc quyền mua bán đã nhiều sản phẩm công
nghiệp quan trọng đã ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nội thương. Nhiều thị
trấn chợ đầu mối đã xuất hiện trên cả nước.
Nhà Nguyễn cũng đã thống nhất được đơn vị đo lường và tiền tệ. Tuy cách thức đo
lường từng khu vực có những khác biệt nhưng về cơ bản vẫn có chuẩn mực chung.
Chiều dài
Trượng
=
10 thước
=
4 mét
Ngũ
=
5 thước
=

2 mét
Thước
=
10 tất
=
0 mét 40
Tấc
=
10 phân
=
0 mét 04

=
360 bộ
=
720 mét
Bộ
=
5 thước
=
2 mét
Diện tích
Mẫu
Sào
Thước
Tấc

=
=
=

=

10 sào
15 thước
10 tấc
10 phân

=
=
=
=

3.600m2
360m2
24m2
2m2

(Lê Thành Khôi, 1982, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858,Nxb Sud-Est Asie,
Paris, tr. 376, 403 )
Ngoại thương:
Thuyền buôn các nước như Xiêm, Malaysia, nhất là Trung Quốc, thường xuyên
sang nước ta buôn bán. Tàu buôn của các nước phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải
cảng. Từ thời Gia Long, tàu buôn phương Tây có thể vào buôn bán tại nhiều cảng của
Việt Nam. Nhưng năm 1820, vua Minh Mạng tuyên bố “bế quan tỏa cảng”, tàu buôn
phương Tây chỉ được cập bến Đà Nẵng. Đến thời vua Tự Đức, nhà vua quyết định không
tiếp chủ thuyền buôn phương Tây, khước từ mọi yêu cầu lập thương điếm hoặc ký hiệp
ước thương mại với các nước phương Tây.
Triều đình chỉ nới lỏng trong việc giao thương buôn bán với với Trung Quốc.
Thương nhân Việt Nam buôn bán nhỏ lẻ hàng hóa với những thương nhân người Trung
Quốc để kiếm lời chứ không làm ăn quy mô lớn, vì vậy thương nghiệp không phát triển.

Trong khi ở trong nước tình hình sản xuất thủ công nghiệp không mấy phát triển. Giao
lưu buôn bán giữa các địa phương trong cả nước có khi còn gặp khó khăn do tình trạng
nổi loạn, các cuộc khởi nghĩa nông dân, đồng thời nạn hải phỉ hoành hành. Tất cả nhưng
yếu tố đó đã làm cho nền thương nghiệp của Việt Nam từ từ xuống dốc.
Có thể thấy những vị vua đầu triều Nguyễn đã cố gắng củng cố, phát triển nền
thương nghiệp của nước ta nhưng mắc phải một sai lầm lớn là “trọng nông ức thương”,
nên không thể tạo điều kiện cho nước ta có sự thay đổi phù hợp theo xu thế phát triển của
24


thời đại. Nên kinh tế đi vào quá trình trì trệ suy thoái, cộng với những chính sách không
phù hợp của triều đình nhà Nguyễn là nguyên nhân đưa nước ta nằm trong tằm ngắm xâm
lược của tư bản phương Tây mà thiết nghĩ nếu không có Pháp thì nước ta cũng khó thoát
cảnh trở thành thuộc địa.
Các vua đầu triều Nguyễn đã đưa ra nhiều chính sách, biện phát nhằm xây dựng và
phát triển nền kinh tế, củng cố sức mạnh của đất nước, qua đó củng cổ và bảo vệ nền độc
lập, tự chủ của dân tộc. Chúng ta không thể phủ nhận rằng tình hình kinh tế - xã hội của
đất nước đã được cải thiện rất nhiều so với thời gian trước, nhưng bên cạnh đó có nhiều
chính sách đã gây ra những tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế, mà tiêu biểu
là chính sách “bế quan tỏa cảng” và “trọng nông ức thương”. Những dấu hiệu của khủng
hoảng đã bắt đầu xuất hiện và cho đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, đất nước ta
lại rơi vào một tình thế vô cùng khó khăn, triều đình nhà Nguyễn tỏ ra lúng túng trước
thời cuộc, đời sống của nhân dân trong nước lại càng trở nên cơ cực.
 Thủ công nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống vì vậy công nghiệp chỉ chiếm một
bộ phận rất nhỏ trong nền kinh tế. Hình thức chủ yếu của công nghiệp nước ta là thủ công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Một bộ phận của thủ công nghiệp còn chưa tách ra khỏi
nông (công nghiệp tại gia), công nghiệp tại gia là sự chế biến nguyên liệu ngay tại gia
đình nông dân, đó là thuộc tính của nền kinh tế tự nhiên.
Tuy nhiên vào thế kỉ XIX, ở nước ta đã hình thành những khu vực chuyên môn sản

xuất thủ công nghiệp. Sự chuyên môn hóa được đưa lên cao và hình thành nên những
làng thủ công chuyên làm những nghề rất tinh xảo, như làng Kim Bôi đúc đồ đồng, làng
Bưởi làm các loại giấy, Bát Tràng làm gốm… Thậm chí ở những thành thị sầm uất như
Hà Nội đã hình thành nên những làng nghề thủ công nghiệp tập trung ở những đường phố
hay khu phố theo từng ngành nghề. Những người có chung một ngành nghề với nhau
thường tập hợp lại thành một tổ chức gọi là phường hội. Mỗi phường hội đều có quy chế
riêng, và được tổ chức chặt chẽ. Ở mỗi phường hội nghề thủ công và nghề buôn bán được
kết hợp lại với nhau.
Triều đình cũng khuyến khích thủ công nghiệp, khen thưởng cho những thợ giỏi,
nhà vua thường sai người đi trưng dụng những thợ giỏi về làm việc cho vua hoặc triều
đình. Những thợ thủ công giỏi được nhà nước trưng dụng được sử dụng vào việc xây
dựng những cung điện, thành trì hoặc làm những công việc như đúc súng, đóng tàu, đúc
tiền. Ngoài ra còn có những xưởng chuyên sản xuất những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu
của vua và hoàng tộc như đồ trang sức, gấm vóc, đồ gốm…
Nhà nước giữ độc quyền công nghệ khai mỏ mà đặc biệt là đối với những khoáng
vật quý như kẽm, bạc, vàng. Nhà nước cũng cho thầu khoán Trung Quốc làm rồi đóng
thuế bằng bao nhiêu nguyên liệu khoáng sản. Nhà nước còn cho lập những “hộ” khi cần
25


×