Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Triều nguyễn thời kỳ độc lập ( 1802 – 1883) GIA LONG HOÀNG ĐẾ ( 1802 – 1819_ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.36 KB, 7 trang )

Triều nguyễn thời kỳ độc lập
( 1802 – 1883)
GIA LONG HOÀNG ĐẾ ( 1802 – 1819)



Niên hiệu: Gia Long.

Nguyễn Ánh lấy được Gia Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã xưng
vương mà chưa đặt niên hiệu riêng, vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Tháng
5 năm Nhâm Tuất ( 1802) lấy lại được đất đai cũ của các chúa
Nguyễn, Nguyễn Vương Phúc Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, thiết
triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê Quang
Định được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi
tên nước là Việt Nam. Nhà thanh cho rằng tên nước là Việt Nam sẽ lẫn
với nước của Triệu Đà ( gồm cả Đông Việt và Tây Việt) nên đổi là Việt
Nam. Năm Bính Dần ( 1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở
điện Thái Hòa và từ đây quy định hàng tháng cứ ngày rằm và mồng
một thì thiết đại triều, các ngày 5,10,20 và 25 thì thiết tiểu triều.

Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn của một quốc gia thống nhất.
Gia long phải quyết định rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều
có một địa bàn thống trị rộng lớn từ Bắc chí Nam. Để tránh lộng
quyền, ngay từ đầu nhà vua bãi bỏ chứ vụ Tể tướng. Ở triều đình chỉ
đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Binh, Hình, Công cho các thượng thư đứng đầu
và Tả hữu Tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc.

Quản Lý một đất nước thống nhất kéo dài từ Lạng Sơn đến Hà Tiên
đối với Gia Long lúc đó là hoàn toàn mới mẻ. Gia Long cho tổ chức lại
các đơn vị hành chính từ trung ương xuống. Cả nước chia ra thành 23
trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc làm gồm 11 trấn ( 5 nội


trấn và 6 ngoại trấn), từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành
gồm 5 trấn, ở quãng giữa gọi là các trấn độc lập. Thanh Hóa, Nghệ
An, Quảng Nghĩa, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận, đất kinh
kỳ đặt 4 doanh. Trực Lệ Quảng Đức doanh ( tức thừa thiên), Quảng
Trị doanh, Quảng Bình doanh và Quảng Nam doanh. Cai quản Bắc
thành và Gia Định có thành Tổng trấn và phó Tổng trấn. Mỗi trấn có
một lưu trấn hay Trấn thủ. Cai hạ và Ký lục. Trấn chi ra phủ, huyện,
châu có Tri phủ, Tri huyện, Tri châu đứng đầu. Đây là lần đầu tiên
một lãnh thổ thống nhất, có các tổ chức hành chính được săp đặt
chính quy như vậy.

Quản lý đinh khẩum ruộng đất và thuế khóa áp dụng theo mẫu hình
thời Lê Sơ nhưng được thực hiện quy mô nhỏ hơn, có quy củ hơn.
Đáng chú ý là việc làm sổ ruộng ( địa hạ) dưới thời Gia Long được tiến
hành nhất loạt, có quy mô toàn quốc. Các làng xã phải lập sổ địa bạ
ghi rõ từng loại ruộng đất, diện tích, vị trí, công, tư…Chép thành ba
bản nộp lên bộ Hộ, Bộ đóng dấu kiềm, lưu 1 quyển, tỉnh giữ 1, xã giữ
1. Năm năm làm lại địa bạ một lần, đến nay còn lưu giữ khá đủ toàn
bộ địa bạ Gia Long của các trấn, doanh cả nước. Trên cơ sở điều tra
kê cứu địa chí các địa phương. Cả nước gồm 4 địa hình sông núi, cầu
quán, chợ búa, phong tục, thổ sản… năm Bính Dần ( 1806), vua Gia
Long sai biên soạn và ban hành bộ “ Nhất thống địa dư chí” gồm 10
quyển.

Năm Ất Hợi ( 1815) bộ “ Quốc triều hình luật” gồm 22 quyển với 398
điều luật đã được ban hành.

Công cuộc khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được tiếp
tục. Nhà nước đã bỏ tiền ra đào kênh thoát nước thụy Hà và sông
Vĩnh Tế tạo thuận lợi cho việc khẩn hoang. Những công trình lớn như

sông Vĩnh Tế huy động sức người, sức của cả dân tộc Việt và Chân
Lạp dọc hai bờ có sông chảy qua. Việc trị thủy ở đồng bằng Bắc Bộ
cũng được Gia long chú ý ngay từ đầu, năm Giáp Tý ( 1804), trên
đường ra Bắc làm lễ thụ phong của nhà Thanh, Gia Long cũng nêu
vấn đề đắp đê để sĩ phu Bắc Hà bàn luận. Mặc dù chưa nhất trí, nhà
vua vẫn quyết định đắp đê, thời Gia long khối lượng đê, kè, cống được
đắp nhiều nhất so với các triều trước.

Đối ngoại, triều Nguyễn một mặt tranh thủ sự ủng hộ và giữ lễ thần
phục nhà Thanh, mặt khác lại tạo quan hệ đàn anh đối với Chân Lạp
và Ai Lao. Đối với các nước phương Tây, từ chỗ dựa vào lực lượng của
họ để giành thắng lợi chuyển sang lạnh nhạt. Năm Quý Hợi ( 1803),
nước Anh xin mở của hàng buôn bán ở Trà Sơn ( Quảng Nam) bị nhà
vua từ chối. Sĩ quan Pháp đã từng giúp vua được trọng đãi, giữ chức
tại triều, mỗi người có 50 lính hầu, gia đặc ân buổi chầu không phải
lạy…Còn yêu sách khác của Pháp đều bị khước từ. Năm Đinh Sửu (
1817) tàu buôn Pháp tên là “ La paix” ( hòa bình) chở hàng sang bán
nhưng hàng không hợp thị hiếu người Việt Nam, phải trở về, được
miễn thuế. Đến khi tàu Cybèle vào Đà Nẵng đưa thư Hoàng đế Pháp
nhắc lại việc thi hành điều ước ký năm Đinh Mùi ( 1787) Bá Đa Lộc
thay mặt Nguyễn Ánh, có khoản Nguyễn Ánh nhường cho Pháp cửa
biển Đà Nẵng và Côn Lon). Gia Long kiên quyết bác bỏ viện lý rằng.
Điều ước tuy đã ký nhưng thuở đó phía Pháp không thực hiện được
nữa thì nay không còn giá trị nữa ! Nhà Nguyễn không cấm hẳn các
thuyền buôn phương Tây song cũng không lời mời chào, khuyến khích
hoặc có một chính sách tỏ ra chủ động, tích cực hơn.

Một trong những tai tiếng và gần nữa là căn bệnh của mọi nhà vua,
chúa sáng nghiệp gian nan và lâu dài là sát hại công thần. Những
người có công như Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường đều bị

giết hại giữa lúc Gia Long đang tị vì.

Nguyễn Văn Thành tuy là người Thừa Thiên, vào Gia Định đã hai ba
đời, theo Nguyễn Ánh từ những ngày đầu và chịu muôn vàn gian
truân cùng chủ tướng. Nguyễn Văn Thành có tài và lập được nhiều
công lớn, đứng đầu hàng công thần. Gia Long lên ngôi giao cho
Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành, tình hình đất Bắc đã
yên ổn sau nhiều năm loạn lạc liên miên. Sau đó thành được triệu về
kinh lãnh chức Trung quân, Thành vốn có tài trước thuật nên được
giao làm Tổng tài bộ quốc triều hình luật và biên soạn quốc sử. Con
trai ông là Nguyễn Văn Thuyên đỗ cử nhân, là người hâm mộ văn
chương. Nhân Thuyên làm thơ ngâm vịnh với bạn bè, lời lẽ khi ngông,
các đối thủ vốn ngầm đố kỵ, công lao của Thành liền vua cho Thuyên
có mưu đồ thoán đoạn ngôi vua, cha con Nguyễn Văn Thành đều bị
hạch tội. Thuyên bị bắt giam, thành bị triều thần nghị tội tử. Sau buổi
triều kiến, Thành chạy theo nắm lấy áo vua, kêu khóc thảm thiết.

Thần theo bệ hạ từ khi còn nhỏ đến bây giờ, nay chẳng có tội gì mà bị
người ta cấu xé. Bệ hạ nỡ lòng nào ngồi nhìn người ta giết thần mà
không cứu!

Gia Long không nói gì, giật áo ra, đi vào cung, từ đó cấm không cho
Thành vào chầu nữa. Lê Văn Duyệt đem Thuyên ra tra khảo, bắt phải
nhận tội phản nghịch. Thành sợ, uống thuốc độc tự tử, Thuyên bị
chém. Bậc công thần thứ hai là Đặng Trần thường có tài văn học, đã
giúp Nguyễn Ánh từ những ngày đầu, làm đến Binh Bộ thượng thư.
Sau vì bị hạch tội làm sắc phong cho Hoàng Ngũ Phúc ( tướng Trịnh)
làm Phúc thần bị án giảo. Âu đây cũng là một thứ luật đối với những
người không biết dừng chân trước bả công danh!


Tháng 11 năm Kỷ Mão ( 1818), vua không được khỏe, Hoàng thái tử
và cận thần vào hầu, vua hạ chiếu cho Hoàng thái tử quyết đoán việc
nước, tâu lên vua sau. Tháng 12, bệnh nguy kịch, vua gọi Hoàng thái
tử, các hoàng tử và các đại thần Lê Văn Duyệt, Phạm Đăng Hưng và
hầu. Vua cho bày ấn ngọc, cờ, gươm trên án vàng trước giường rồi dụ
Hoàng thái tử rằng.

Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn
thận giữ gìn.

Hoàng tử cùng các tước công, đại thần ủy lạo nhà vua, khuyên gắng
gượng thuốc thang, an tâm tĩnh dưỡng, chớ nên lo lắng nhiều…Vua
nói.

Điều này, bọn ngươi không biết đâu ! Phàm truyền ngôi là việc lớn
xưa nay, hôm nay nói được mà không nói, ngày khác chết thì nói sao
kịp ! Vua liền gọi Thái tử đến trước giường, dụ rằng.

Nay việc lớn của thiên hạ đã định rồi, ta cũng sắp chết, không nói gì,
chỉ có một việc là ngày sau hãy cẩn thận, chớ nên gây hấn ngoài biên.

Nói rồi vua sai Hoàng Thái tử chép lại lời đó. Thái tử ngập ngừng
muốn tránh chữ “ băng”, vua liền cầm bút phê vào, ngày Đinh Mùi
tháng 12, vua băng ở điện Trung Hòa, thọ 59 tuổi. Gia Long tiếp tục
ngôi chúa trong 25 năm, làm vua cả nước 18 năm tổng cộng 43 năm.

Gia Long có hai vợ chính thức, thứ nhất là thế tử thừa thiên Cao
hoàng hậu họ Tống, người huyện Tống Sơn, Thanh Hóa, con gái Quý
Quốc công Tống Phúc Khuông. Nguyễn Phúc Ánh cưới bà làm vợ năm
18 tuổi, người cung kính, cẩn thận, có phép tắc lễ độ. Bà sinh được

hai hoàng tử, con cả là Chiêu chết sớm, con thứ là Hoàng tử cảnh
từng theo Bá Đa Lộc làm con tin sang cầu viện Pháp rồi về nước được
lập làm Thái tử, sau bị bệnh đậu mùa mất năm Tân Dậu ( 1801). Bà
thứ hai là thuận thiên Cao hoàng hậu họ Trần, người huyện Hương
Trà, phủ thừa thiên, con gái thọ Quốc công Trần Hưng Đạt, được tiến
vào hầu Nguyễn Ánh từ năm Giáp Ngọ ( 1774), năm Kỷ Dậu ( 1789)
được tấn phong là Tả cung tần, hiệu Nhị phi. Bà sinh được 4 hoàng tử,
Nguyễn Phúc Đởm ( sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mệnh, Nguyễn Phúc
Đài ( Kiến an vương), Nguyễn Phúc Hiệu ( mất sớm), Nguyễn Phúc
Thấn ( thiệu hòa quận vương). Ngoài 6 người con với hai vợ chính đã
kể trên, Gia Long còn có 7 con trai với các bà khác, tổng cộng 13
hoàng tử và 18 công chúa.

×