Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện gia bình tỉnh bắc ninh giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.66 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG......................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1
PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH
HUYỆN GIA BÌNH......................................................................................2
1.1.Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Gia Bình...................................2
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình.. 2
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH
huyện Gia Bình..........................................................................................2
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại BHXH
huyện Gia Bình..........................................................................................6
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Gia Bình........................7
1.2. Những thuận lợi và khó khăn............................................................7
1.2.1Những thuận lợi cơ bản.....................................................................7
1.2.2. Những khó khăn vướng mắc...........................................................8
PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN GIA BÌNH GIAI
ĐOẠN 2014-2016.........................................................................................9
2.1.Công tác truyền truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016..........................9
2.2. Tình hình tham gia BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016...10
2.2.1.Tình hình tham gia BHXH bắt buộc huyện Gia Bình giai đoạn.....10
2.2.2.Tình hình tham gia BHYT huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016. 17
2.2.3.Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016. 19
2.2.4.Tình hình tham gia BHXH tự nguyện huyện Gia Bình giai đoạn
2014-2016................................................................................................21
2.3. Công tác cấp sổ thẻ tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
.................................................................................................................21
2.3.1.Công tác cấp sổ BHXH..................................................................21
2.3.2.Công tác cấp thẻ BHYT..................................................................22


2.4. Tình hình thu, nộp BHXH bắt buộc , BHYT, BHTN, BHXH tự
nguyện tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016........................23
2.4.1 Tình hình thu, nộp BHXH bắt buộc...............................................23
2.4.2 Tình hình thu, nộp BHXH tự nguyện.............................................26
i


2.4.3 Tình hình thu, nộp BHYT...............................................................26
2.4.4 Tình hình thu, nộp BHTN...............................................................27
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với
người lao động tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016...........29
2.6. Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động tại BHXH
huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016......................................................30
2.6.1 Công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc..................................30
2.6.2 Công tác chi trả chế độ BHXH tự nguyện......................................40
2.6.3 Công tác chi trả chế độ BHTN.......................................................41
2.7. Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016................................................................................41
2.8. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH tại BHXH huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016................................................................................42
2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH và việc xử lý các vi phạm pháp luật về NHXH tại BHXH huyện
Gia Bình giai đoạn 2014-2016................................................................42
2.10. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tại BHXH huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016................................................................................43
PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ..................................................44
3.1.Nhận xét về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016................................................................................44
3.1.1.Những mặt đạt được của BHXH huyện Gia Bình..........................44
3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...........................46

3.2 Kiến nghị...........................................................................................48
3.2.1 Kiến nghị với các ban ngành liên quan..........................................48
3.2.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam....................................................49
3.2.3 Kiến nghị với BHXH tỉnh Bắc Ninh..............................................49
KẾT LUẬN.................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................52

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BHTN

Ý nghĩa
Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNTT

Công nghệ thông tin

DN


Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HTX

Hợp tác xã

KCB

Khám chữa bệnh

NLĐ

Người lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước


SDLĐ

Sử dụng lao động

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động-Bệnh nghề nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức BHXH huyện Gia Bình............................................4
Bảng 1.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH huyện Gia Bình....................................6
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền BHXH tại huyện Gia
Bình giai đoạn 2014-2016....................................................................10
Bảng 2.2 : Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016............................................................................11
Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ theo
khối ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016...........................12
Bảng 2.4 : Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Bình giai

đoạn 2014-2016...................................................................................14
Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo khối
ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016...................................15
Bảng 2.6 : Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Gia Bìnhgiai đoạn
2014-2016............................................................................................18
Bảng 2.7: Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
.............................................................................................................20
Bảng 2.8 : Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Gia Bìnhgiai
đoạn 2014-2016...................................................................................21
Bảng 2.9: Tình hình cấp sổ BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn
2014-2016............................................................................................22
Bảng 2.10 : Tình hình cấp thẻ BHYT tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn
2014-2016............................................................................................23
Bảng 2.11: Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Bình giai
đoạn 2014-2016...................................................................................24
Bảng 2.12 : Kết quả thu BHXH bắt buộc theo loại khối đơn vị tại BHXH
huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.................................................25
Bảng 2.13: Kết quả thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia Bình................26
Bảng 2.14: Kết quả thu BHYT tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn.................26
Bảng 2.15: Kết quả thu BHTN tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 20142016.....................................................................................................27
Bảng 2.16 : Kết quả thu BHTN theo loại khối đơn vị tại BHXH........................28
iv


Bảng 2.17: Kết quả của công xét duyệt hồ sơ BHXH tại BHXH huyện Gia
Bình giai đoạn 2014-2016....................................................................29
Bảng 2.18 : Kết quả chi trả chế độ ốm đau tại BHXH huyện Gia Bình giai
đoạn 2014-2016...................................................................................31
Bảng 2.19 : Kết quả chi trả chế độ thai sản tại BHXH huyện Gia Bình giai
đoạn 2014 – 2016................................................................................32

Bảng 2.20 : Kết quả chi trả chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe tại BHXH
huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016..................................................33
Bảng 2.21 :Kết quả chi trả chế độ TNLĐ-BNN tại BHXH huyện Gia Bình
giai đoạn 2014 – 2016..........................................................................34
Bảng 2.22 : Kết quả chi trả lương hưu hàng tháng tại BHXH huyện Gia
Bình giai đoạn 2014- 2016..................................................................35
Bảng 2.23 : Kết quả chi trả trợ cấp BHXH một lần tại BHXH huyện Gia
Bình trong giai đoạn 2014 - 2016........................................................37
Bảng 2.24 : Kết quả chi trả chế độ tử tuất hàng tháng tại BHXH huyện Gia
Bình giai đoạn 2014 - 2016..................................................................38
Bảng 2.25: Kết quả chi trả chế độ tử tuất một lần tại BHXH huyện Gia
Bình trong giai đoạn 2014-2016..........................................................39
Bảng 2.26: Kết quả chi trả chế độ BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Gia
Bình trong giai đoạn 2014-2016..........................................................40
Bảng 2.27: Kết quả chi trả chế độ BHTN tại BHXH huyện Gia Bình trong
giai đoạn 2014-2016............................................................................41

v


LỜI MỞ ĐẦU
BHXH từ khi ra đời cho đến nay vẫn luôn giữ trong mình một nghĩa
vụ to lớn và vô cùng ý nghĩa đó là đảm bảo sự thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập cho người lao động khi họ chẳng may gặp phải rủi ro như ốm
đau, bệnh tật hay hết tuổi lao động, không tạo ra thu nhập; giúp họ và gia
đình đảm bảo ổn định đời sống cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước; sự chia sẻ của cộng đồng sau những đóng góp cống hiến của họ
cho công việc, cho xã hội. BHXH thật sự là một chính sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta với diện bao phủ toàn dân và tính chất gắn kết cộng đồng giúp
người lao động yên tâm công tác đồng thời giữ ổn định xã hội.

Ở Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước vào năm 1945,
BHXH đã được quan tâm thực hiện. Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn phát
triển, đến nay chính sách BHXH đã tương đối hoàn thiện. Sự phát triển mở
rộng không ngừng của đối tượng tham gia đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho
các cơ quan thực hiện BHXH trong công tác quản lý.
BHXH huyện là một bộ phận trong hệ thống quản lý của BHXH Việt
Nam. Thực hiện tốt hoạt động ở cấp huyện thì mới đảm bảo cho việc thực
hiện của cả hệ thống. Nhận thức được điều đó, em đã lựa chọn phân tích đề
tài: “ Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình - tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2014-2016” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện của
BHXH huyện Gia Bình nói riêng và của các cơ quan BHXH cấp huyện nói
chung trong hệ thống BHXH Việt Nam. Qua đó đóng góp một vài ý kiến,
giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý BHXH huyện Gia Bình.
Bài tiểu luận của em gồm 3 phần chính:
Phần I: Khái quát đặc điểm, tình hình chung tại BHXH huyện Gia Bình.
Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai
đoạn 2014-2016.
Phần III: Nhận xét và kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Xuân Hương đã tạo điều kiện
giúp đỡ, hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt
nghiệp này. Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo thực
tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận
được sự góp ý của cô để em hoàn thiện bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


PHẦN I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI BHXH
HUYỆN GIA BÌNH.

1.1.Đặc điểm tình hình tại BHXH huyện Gia Bình.
1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Gia Bình.
Huyện Gia Bình chính thức được tách lập từ huyện Gia Lương cũ
năm 1999 bao gồm 13 xã và 01 thị trấn, hiện nay diện tích của huyện Gia
Bình là 10.752,81 ha với dân số là hơn 12 vạn người.
Gia Bình là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc
giáp huyện Quế Võ với địa giới là sông Đuống, phía Nam giáp huyện
Lương Tài, phía Tây giáp huyện Thuận Thành, phía Đông giáp tỉnh Hải
Dương; địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí địa lý đó đem lại cho Gia
Bình điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế về các lĩnh vực giao thông
đường sông và đường bộ, được bù đắp phù sa từ sông Đuống là một thuận
lợi để phát triển nông nghiệp nông thôn.
Khắc phục những khó khăn, huyện Gia Bình đã và đang phát huy
tiềm năng, không ngừng phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội đạt nhiều
thành quả đáng ghi nhận, góp phần sự nghiệp phát triển đất nước.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, huyện Gia Bình luôn
quan tâm chỉ đạo theo thẩm quyền và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Bảo
hiểm xã hội huyện nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu chung của Đảng và
Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đất nước.
Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình được thành lập theo quyết định số
2844/BHXH – QĐ ngày 18/11/1999 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam,
sau khi chia tách từ BHXH huyện Gia Lương cũ, BHXH huyện Gia Bình đi
vào hoạt động từ ngày 01/01/2000, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã
hội tỉnh Bắc Ninh, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, có chức năng giúp Giám Đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện
các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý tài chính bảo hiểm xã
hội trên địa bàn huyện.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH

huyện Gia Bình.
1.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Gia Bình.
Cơ quan BHXH huyện Gia Bình là cơ quan thuộc hệ thống BHXH
2


Việt Nam từ Trung ương đến cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện
của giám đốc BHXH Tỉnh Bắc Ninh, có chức năng giúp giám đốc BHXH
tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lý thu, chi
BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt
Nam và quy định của pháp luật.
Cơ quan BHXH huyện Gia Bình có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển
Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng
năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.Tổ
chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính
sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam
và BHXH tỉnh, cụ thể ;Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng
tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp. Tổ
chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia
bảo hiểm theo phân cấp.Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. Kiểm tra việc ký
hợp đồng, việc đóng trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp, bảo hiểm y
tế đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động.
Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân
cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế không đúng quy định.Quản lý và sử dụng, hạch toán các nguồn kinh phí và
tài sản của BHXH huyện theo phân cấp. Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở
khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân

cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám,
chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ
bảo hiểm y tế.Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH,
BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định.
Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực
hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức,
cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ
đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả
kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một
cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện. Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các
3


đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
theo quy định.Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra,
kiểm tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được
hưởng các chế dộ bảo hiểm, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan BHXH huyện Gia
Bình.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Gia Bình được chia thành
các phòng ban theo chức năng nhiệm vụ và được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức BHXH huyện Gia Bình.
Giám đốc

Bộ phận kế toán

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận thu

Bộ phận Cấp
sổ, thẻ

Bộ phận

Bộ phận

một cửa

chế độ, chính
sách

Bộ phận
giám định
BHYT

(Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)

4


BHXH huyện Gia Bình phân công nhiệm vụ như sau:
- 01 Giám đốc: phụ trách chung điều hành mọi hoạt động của cơ
quan, chịu trách nhiệm trước Giám đốc BHXH Tỉnh Bắc Ninh về mọi hoạt
động của cơ quan BHXH huyện Gia Bình và chịu trách nhiệm trước Huyện
ủy, UBND huyện Gia Bình về thực hiện chính sách BHXH ở địa phương.
- 02 phó Giám đốc: giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm phần
việc do Giám đốc phân công, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc điều
hành cơ quan khi được Giám đốc ủy quyền, kiêm phụ trách công tác giám
định BHYT.
- Bộ phận một cửa : tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, phối hợp với bộ phận
chức năng có liên quan giải quyết hồ sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm
quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những
công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận thu: gồm các cán bộ, nhân viên làm nghiệp vụ thu BHXH.
Bộ phận này có các chức năng cơ bản như lập kế hoạch thu BHXH theo kỳ;
hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH,
BHYT hàng tháng; báo cáo kết quả thu về BHXH Tỉnh theo quy định.
- Bộ phận cấp sổ thẻ : nhận hồ sơ đề nghị cấp lại, đổi sổ BHXH, thẻ
BHYT từ bộ phận một cửa và từ bộ phận Thu chuyển đến; kiểm tra hồ sơ, đối
chiếu với dữ liệu trên chương trình SMS; trình lãnh đạo phê duyệt vào đơn đề
nghị, sau đó thực hiện in sổ BHXH, thẻ BHYT theo những nội dung điều
chỉnh (nếu có); chuyển sổ BHXH, thẻ BHYT và giấy tờ bản chính cho bộ
phận một cửa để trả cho tổ chức, cá nhân và thực hiện lưu trữ đúng quy định.
- Bộ phận chế độ chính sách: gồm những cán bộ quản lý chính sách,
cán bộ lưu trữ hồ sơ. Nhiệm vụ chủ yếu như: quản lý hồ sơ của các đối
tượng, theo dõi biến động các đối tượng hưởng, thôi hưởng chế độ.
- Bộ phận giám định BHYT: chuyên theo dõi bệnh viện khám chữa

bệnh tại trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn, kiểm tra thủ tục giấy tờ
phiếu khám chữa bệnh BHYT và khám chữa bệnh tại bệnh viện.
- Bộ phận kế toán: bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi
BHXH. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp
BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những
người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Ngoài
ra còn chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị.
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động tại BHXH
5


huyện Gia Bình.
Những ngày mới thành lập BHXH huyện Gia Bình chỉ có một giám
đốc và 6 nhân viên. Sau gần 20 năm hoạt động cùng với sự phát triển của
ngành đến nay BHXH huyện có tổng số 14 cán bộ, nhân viên.
Trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH huyện được thể hiện chi tiết qua
bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH huyện Gia Bình.
Chỉ tiêu
Giới tính:
+ Nam
+ Nữ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ :
+ Đại học
+ Cao đẳng
+ Trung cấp

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


5
9

35,71
64,29

10
3
1

71,43
21,43
7,14

( Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)
Đội ngũ cán bộ trong cơ quan đã qua đào tạo và được sắp xếp công
việc đúng chuyên môn nghiệp vụ, nhiều đồng chí đã gắn bó lâu năm với cơ
quan BHXH huyện nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác. Vì
vậy, mặc dù hoạt động ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng
BHXH huyện Gia Bình luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các chế độ chính sách cho đối tượng
tham gia BHXH, BHYT thì cơ quan BHXH huyện Gia Bình còn quan tâm
tới việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố, xây dựng
tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về số lượng và
chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và theo lộ trình thực hiện
cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước.
Chặng đường hoạt động của BHXH huyện Gia Bình trong những
năm qua chưa phải là dài so với quá trình hình thành và phát triển chính

sách BHXH, BHYT của cả nước, song cán bộ, nhân viên BHXH huyện
luôn tự hào về những đóng góp của mình đối với sự nghiệp an sinh xã hội
của huyện nhà.
1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại BHXH huyện Gia Bình.
6


Khi mới thành lập, cơ quan BHXH huyện Gia Bình còn gặp rất nhiều
khó khăn về cơ sở vật chất, văn phòng làm việc, phương tiện, máy móc,
trang thiết bị phục vụ cho công việc.
Cho đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của cơ quan
BHXH huyện Gia Bình đã được đảm bảo đầy đủ hơn, như: Trụ sở làm việc
được xây dựng khang trang với tòa nhà 3 tầng nằm giữa trung tâm thị trấn
Đông Bình có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng Giám đốc, phòng
phó Giám đốc, phòng họp, phòng thu, phòng kế toán, phòng chế độ chính
sách, phòng cấp sổ thẻ, phòng bộ phận một cửa và phòng bảo vệ. Trang
thiết bị làm việc hiện đại đảm bảo tính hiệu quả và chính xác cao như: 13
máy tính, 7 máy in, 1 máy fax, 5 máy điện thoại,vv... đặc biệt là hệ thống
máy tính đã được cài đặt sẵn phần mềm BHXH.NET, phần mềm quản lý
thu của BHXH Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý
và làm việc. Bên cạnh đó BHXH huyện Gia Bình còn được trang bị các yếu
tố vật chất khác như: quạt điện, điều hoà, bàn ghế làm việc, ghế ngồi dành
cho người tham gia và nhân dân đến làm việc, xe ô tô, camera…Tất cả các
yếu tố đó đều góp phần để cán bộ, công chức, viên chức của BHXH huyện
Gia Bình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn.
1.2.1Những thuận lợi cơ bản.
Kể từ khi thành lập đến nay, BHXH huyện Gia Bình luôn nhận được
sự chỉ đạo, giúp đỡ của BHXH tỉnh Bắc Ninh cũng như chính quyền địa
phương, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đã giúp BHXH huyện

luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH tỉnh giao cho, để đảm bảo quyền
lợi cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện.
Nội bộ cơ quan BHXH huyện đoàn kết nhất trí từ trong suy nghĩ đến
hành động thực tiễn tạo ra sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đội ngũ công nhân, viên chức của BHXH huyện có tinh thần làm
việc sôi nổi, nhanh nhẹn, có trách nhiệm cao trong công việc, luôn giải đáp
nhanh chóng mọi thắc mắc của NLĐ. Có trình độ chuyên môn, tận tình với
công việc và luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cơ sở vật chất của BHXH huyện cũng tương đối đầy đủ, phục vụ tốt
cho công tác thu, chi cũng như tiếp nhận, giải quyết các chế độ, trụ sở làm
việc khang trang, sạch sẽ giúp cán bộ viên chức làm việc thoải mái.
Sự ủng hộ và liên kết chặt chẽ của người sử dụng lao động và người
lao động đối với cơ quan BHXH huyện Gia Bình trong việc thực hiện các
7


nghiệp vụ về BHXH. Tạo nên mối quan hệ gắn bó vì sự nghiệp chung đó là
thực hiện tốt chính sách BHXH đối với NLĐ trên địa bàn huyện.
Được sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện
trong việc thực hiện chính sách BHXH (như: Phòng tổ chức lao động –
Thương binh – Xã hội; Phòng tài chính; Kho bạc; Ngân hàng...).
1.2.2. Những khó khăn vướng mắc.
Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp mà cơ sở vật chất chưa đảm bảo tốt,
chẳng hạn như mạng internet trong đơn vị đôi khi còn không ổn định,
không thể kết nối được nên việc cập nhật thông tin từ cấp trên xuống hay từ
các đơn vị mà BHXH huyện quản lý cũng gặp khó khăn.
Công tác tuyên truyền về các chế độ, chính sách và pháp luật về
BHXH chưa thực sự có hiệu quả sâu, rộng vì vậy còn bộ phận không nhỏ
người lao động, người sử dụng lao động chưa nhận thức được hết vai trò, ý
nghĩa to lớn của chính sách BHXH cũng như quyền và nghĩa vụ của mình

theo quy định của pháp luật BHXH.
Gia Bình là một huyện phía Nam tỉnh Bắc Ninh, cách xa trụ sở
BHXH tỉnh, đây cũng là một khó khăn cho cán bộ cơ quan trong việc lên
Tỉnh lấy thẻ BHYT.
Công tác giám định BHYT còn gặp một số khó khăn trong việc xác
định đối tượng KCB BHYT, đặc biệt là đối tượng KCB BHYT là người
nghèo, cận nghèo do thiếu giấy tờ liên quan, một số đối tượng thiếu thẻ
BHYT.

8


PHẦN II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN GIA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2014-2016.
2.1.Công tác truyền truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật
BHXH tại BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng, tác động trực
tiếp đến người lao động, đối tượng thụ hưởng các chính sách xã hội. Trong
3 năm qua, BHXH huyện Gia Bình đã chủ động xây dựng kế hoạch,
chương trình công tác tuyên truyền, đồng thời thường xuyên quán triệt cán
bộ, viên chức trong đơn vị phải thường xuyên quan tâm và từng bước nâng
cao trách nhiệm. BHXH huyện đã thường xuyên và chủ động phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện như: Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh,…
BHXH huyện đã tăng cường và chủ động tham mưu với cấp ủy, chính
quyền địa phương, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện
Nghị quyết, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền
thông, Đài phát thanh truyền hình kịp thời tuyên truyên sâu rộng các chế độ
chính sách của Luật BHXH, Luật BHYT bằng nhiều hình thức khác nhau,

đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, trong đó tập trung
tuyên truyền những vấn đề đang được nhân dân quan tâm; tuyên truyền sâu
rộng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật về lĩnh vực BHXH, BHYT
tới tất cả các tầng lớp nhân dân, người lao động, chủ sử dụng lao động, các
cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. Phối hợp với Phòng văn hoá thông tin
tổ chức treo băng rôn tuyên truyền chính sách về BHXH, BHYT nhân ngày
BHYT Việt Nam 1/7 tại các điểm chính trong huyện và một số cụm xã tại
các Trạm y tế. Ngoài ra, các cộng tác viên tuyên truyền còn thuờng xuyên
tuyên truyền các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật BHYT về các
chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khám chữa
bệnh BHYT thông qua hình thức phát tờ rơi. Các hình thức tuyên truyền
được thể hiện qua bảng số liệu sau:

9


Bảng 2.1: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền BHXH tại huyện
Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Stt

Hình thức tuyên
truyền

Đơn vị

Năm
2014

Năm
2015


Năm
2016

1

Treo băng rôn

Cái

58

82

109

2

Số tờ rơi được phát đi

Tờ

2500

3850

5198

3


Số xã có phát loa tuyên
truyền



14

14

14

4

Số lần tổ chức tuyên
truyền tập trung

Lần

3

6

8

(Nguồn:BHXH huyện Gia Bình)
Nhìn chung, với các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, nội
dung phù hợp, các chính sách của Đảng, Nhà nước đã kịp thời truyền tải
đến nhiều tầng lớp nhân dân. Trên địa bàn huyện hiện nay có 100% các xã
và thị trấn có loa phát thanh tuyên truyền về BHXH .Số lượng băng rôn,
biển quảng cáo tăng 51 cái trong giai đoạn 2014-2016 và tăng 187,93% và

tờ rơi tuyên truyền được treo được phát đến tay người dân ngày càng tăng,
năm 2016 đã phát đến tay người dân 5198 tờ rơi tăng so với 2014 2500 tờ
tương ứng tăng 207,92%. Với hình thức tập trung tuyên truyền BHXH từ
hình thức hàng quý đã rút ngắn hơn còn 2 tháng 1 lần và 3 tháng 2 lần.Từ
đó góp phần tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người lao động và nhân
dân trong toàn huyện, nâng tỉ lệ người tham gia và chấp hành Luật Bảo
hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế ngày càng tăng, nâng cao trách nhiệm của
các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp.
2.2. Tình hình tham gia BHXH huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
2.2.1.Tình hình tham gia BHXH bắt buộc huyện Gia Bình giai đoạn
2014-2016.
2.2.1.1. Đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Quản lý các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn
huyện là việc làm cần thiết. Trên cơ sở đó mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp
theo của công tác thu. Muốn nắm bắt được sự tăng, giảm số lao động tham
gia BHXH cần phải xác định được đơn vị SDLĐ nào thuộc diện tham gia,
đơn vị nào đang còn hoạt động, đơn vị nào đã giải thể,…
10


Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện nay có khá nhiều tổ chức, đơn vị
SDLĐ đang hoạt động. Mọi thông tin vẫn chủ yếu do sự tự giác khai báo
của các đơn vị SDLĐ nộp lên BHXH. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng
tiến hành phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp giấy phép hoạt động sản
xuất kinh doanh cho các đơn vị, DN trên địa bàn tỉnh. Chính nhờ những
nguồn thông tin này, BHXH huyện có thể nắm được cụ thể số đơn vị trong
huyện có sử dụng lao động để tiến hành khai báo và quản lý đối tượng này
một cách hiệu quả.
Trong 3 năm gần đây ,số đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện
có sự biến động không đều. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu

sau:
Bảng 2.2 : Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Nội dung

Đơn vị

Năm 2014 Năm 2015

Năm
2016

Số đơn vị thuộc diện tham
gia

Đơn vị

136

138

151

Số đơn vị đã tham gia

Đơn vị

135

137


151

%

99,26

99,,27

100

Tỷ lệ tham gia

(Nguồn:BHXH huyện Gia Bình)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Số đơn vị thuộc diên tham gia,số
đơn vị đã tham gia đều tăng qua các năm.Từ đó cho thấy tỷ lệ tham gia
cũng tăng đều qua các năm.Năm 2014-2015 tỷ lệ tham gia duy trì 99,26%,
vẫn còn có đơn vị thuộc diện tham gia nhưng trốn đóng không tham gia.
Năm 2016 có 100% các đơn vị thuộc diện tham gia,tham gia đầy đủ. Từ đó
cho thấy công tác quản lý các đơn vị tham gia BHXH đã có chuyển biến
tích cực hơn,công tác tuyên truyền cũng đã mang lại những hiệu quả nhất
định thu hút được toàn bộ các đơn vị trên địa bàn huyện tham gia.
Trên địa bàn huyện có nhiều thành phần kinh tế, khối cơ quan doanh
nghiệp. Do đó để công tác quản lý các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH được
hiệu quả, thì cơ quan BHXH huyện luôn phải nắm rõ tình hình biến động
số lượng các đơn vị sử dụng lao động tham gia đóng BHXH trên địa bàn
theo các khối ngành. Từ đó có thể dễ dàng quản lý, đôn đốc, kiểm tra các
đơn vị.
11



Tình hình số đơn vị tham gia BHXH phân theo các khối ngành tại
BHXH huyện Gia Bình trong 3 năm qua được thể hiện chi tiết qua bảng số
liệu sau đây
Bảng 2.3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị SDLĐ
theo khối ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Năm

Năm 2014

Năm 2015

Số ĐV

ST
T

Khối

Tỷ
Số ĐV
( đơn vị) trọng ( đơn vị)
(%)

Tỷ
trọng

Năm 2016
Số ĐV
( đơn vị)


(%)

Tỷ
trọng
(%)

1

HCSN, Đảng
đoàn thể

86

63,70

86

62,77

84

55,63

2

DN nhà nước

7


5,19

6

4,40

6

3,97

3

DN ngoài
quốc doanh

26

19,26

28

20,44

38

25,17

4

Hợp tác xã


1

0,74

1

0,73

2

1,32

5

UBND,xã,
phường

14

10,37

14

10,20

14

9,27


6

Ngoài công
lập

1

0,74

1

0,73

1

0,66

7

Hộ SXKD cá
thể,tổ hợp tác

-

-

1

0,73


1

0,66

8

Cán bộ
phường, xã
không chuyên
trách
Tổng

-

-

-

-

5

3,32

135

100

137


100

151

100

9

(Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy có sự thay đổi cơ cấu giữa các khối
ngành qua các năm. Cụ thể:
Khối HCSN, Đoàn, Đảng: gồm các cơ quan, phòng, ban huyện; các
trường mầm non, tiểu học, trung học,.. Đây là khối có nhiều đơn vị tham
gia đông nhất, luôn chiếm tỷ trọng hơn 50% và có sự biến động qua các
năm không lớn. Từ năm 2014 tới năm 2016, giảm 2 đơn vị. Tỷ trọng cũng
12


có sự giảm qua các năm là do ảnh hưởng của sự tăng giảm số lượng của
khối DN ngoài quốc doanh.
Khối DNNN: gần như không có sự biến động qua các năm, năm 2014
có 7 đơn vị, chiếm tỷ trọng là 5,19% trong toàn bộ các đơn vị tham gia trên
địa bàn. Đến năm 2016 giảm 1 đơn vị. Tuy năm 2015 không có sự biến động
nhưng tỷ trọng qua các năm đều có xu hướng giảm dần. Vì hiên nay ,khối
DNNN đang có xu hướng cổ phần hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước, nên việc thành lập mới các đơn vị trong khối này là rất ít.
Khối DN Ngoài quốc doanh: gồm các công ty cổ phần, công ty
TNHH, DN tư nhân... Đây là khối có sự thay đổi tương đối hơn so với các
khối khác. Trước đây, khu vực DN ngoài quốc doanh chưa được quan tâm
đúng mức, nhưng nay được Đảng và Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện

phát triển. Năm 2014 có 26 đơn vị chiếm tỷ trọng 19,26 %, tới năm 2015
có 28 đơn vị tham gia, chiếm tỷ trọng 20,44 % , tăng so với năm 2014 là 2
đơn vị. Năm 2016 con số này đã tăng thêm 10 đơn vị so với năm 2015 và
12 đơn vị so với năm 2014 chiếm tỷ trọng là 25.17%. Điều này là do trong
tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, DN mới được thành lập ngày càng
nhiều và đây cũng là một loại hình doanh nghiệp đang phát triển rộng rãi
hiện nay.
Khối HTX và khối UBND xã phường : do tính chất của 2 khối này
tương đối ổn định, ít thay đổi nên số đơn vị qua các năm không có sự biến
động đáng kể.
Khối ngoài công lập: là khối chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tỷ trọng
các khối trên địa bàn huyện và không có sự biến động trong giai đoạn
2014-2016.
Khối Hộ sản xuất kinh doanh cá thể : Các cơ sở kinh tế tư nhân, hộ
kinh doanh cá thể trên đại bàn chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả
năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động luôn biến động,
không ổn định. Năm 2014 trên địa bàn huyện không có hộ sản xuất kinh
doanh cá thể, đến 2015 có 1 đơn vị tham gia BHXH và duy trì đến nay.
Hiện nay, nhận thức của nhiều hộ SXKD về tham gia BHXH còn hạn chế là
nguyên nhân khiến số đơn vị tham gia BHXH của khối này ít.
Khối cán bộ xã, phường: Cho đến năm 2016 mới có sự tham gia mới
cuả 5 đơn vị chiếm 3,32 %. Nguyên dân do sự thay đổi của luật BHXH.
2.2.1.2.Số lao động tham gia BHXH bắt buộc.
Những thay đổi về đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn huyện Gia
13


Bình giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4 : Số lao động tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016.

Nội dung

Đơn vị

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Số lao động thuộc diện
tham gia

Người

2900

2985

3090

Số lao động đã tham gia

Người

2852


2955

3075

%

98,34

98,99

99,51

Tỷ lệ tham gia

(Nguồn:BHXH huyện Gia Bình)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2016 số lao động tham gia
BHXH đạt 99,51% tăng 1,17 % so với năm 2014 và tăng 0,52 % so với
năm 2015. Cho thấy ý thức tham gia BHXH của người dân ngày càng tốt,
công tác quản lý cũng như tuyên truyền của đơn vị BHXH cũng phát huy
được hiệu quả,lấy được lòng tin của người dân.Từ đó góp phần ổn định an
sinh, phát triển kin tế- xã hội toàn huyện.
Cũng giống như đơn vị SDLĐ, đối với người lao động cũng được
chia ra thành nhiều khối ngành khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý.
Trong giai đoạn 2014-2016 số lao động tham gia BHXH được thể hiện chi
tiết dưới bảng số liệu sau:

14


Bảng 2.5: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động theo

khối ngành tại huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Năm
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9

Khối
HCSN, Đảng
đoàn thể
DN nhà nước

Năm 2014
Số LĐ Tỷ
(người) trọng
(%)
1955
68,55

Năm 2015
Số LĐ Tỷ
(người) trọng
(%)

2096
70,93

Năm 2016
Số LĐ Tỷ
(người) trọng
(%)
2128
69,20

80

2,81

86

2,91

87

2,83

DN ngoài
quốc doanh
Hợp tác xã

519

18,20


481

16,28

483

15,71

5

0,17

5

0,17

3

0,10

UBNND,xã,
phường
Ngoài công
lập
Hộ SXKD cá
thể,tổ hợp tác
Cán bộ
phường, xã
không chuyên
trách

Tổng

279

9,78

276

9,34

288

9,37

14

0,49

9

0,30

9

0,29

-

-


2

0,07

7

0,23

-

-

-

-

70

2,27

2852

100

2955

100

3075


100

(Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung giai đoạn 2014-2016, tổng
số NLĐ tham gia đều tăng qua các năm, tuy nhiên con số này là không
nhiều. Năm 2014 tổng số NLĐ tham gia là 2852 người, năm 2015 tăng lên
là 2955 người tham gia ( tăng 103 người tương ứng 1,03 lần so với năm
2014). Năm 2016 tổng số là 3075 người tham gia (tăng 120 người tương
ứng 1,04 lần so với năm 2015, tăng 223 người so với năm 2014 tương ứng
1,08 lần). Đa số các đơn vị SDLĐ và NLĐ đã dần nhận thức được ý nghĩa
và tầm quan trọng của chính sách BHXH, coi đó là trách nhiệm và nghĩa vụ
phải tham gia. Hầu hết các đối tượng thuộc diện phải tham gia đều đã tham
gia và chấp hành đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cơ cấu số NLĐ tham
gia BHXH xét theo từng khối ngành có sự biến động khác nhau.
Khu vực khối HCSN có số LĐ tham gia BHXH tập trung nhiều nhất
15


chiếm trên 68%,do khối này có nhiều đơn vị SDLĐ nhất.
Khu vực khối DNNN trong giai đoạn 2014-2016 số lao động có tăng
qua các năm tuy nhiên con số này không có biến động lớn. Năm 2014 có
80 người chiếm 2,81 % đến 2016 là 87 người chiếm 2,83 %.
Khu vực khối DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là
DN vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất không ổn định, sử dụng ít
lao động. Số lao động tham gia BHXH thuộc khối này cũng biến động
không đồng đều qua năm, nó phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh
của mỗi đơn vị. Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì giới chủ sẵn sàng
tham gia đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ, kể cả những lao động thêm mới.
Vì trên địa bàn huyện không có nhiều các DN tư nhân, cho nên số lao động
trong khu vực khối này chiếm tỷ trọng không nhiều. Giai đoạn 2014-2016,

có sự biến động về số lao động trong khối này. Từ 519 người, chiếm 18,20
% cơ cấu trong năm 2014, đến năm 2015 là 481 người giảm38 người
(tương ứng 1,08 lần). Năm 2016 là 483 người, tăng 2 người so với năm
2015 và giảm 36 người so với năm 2014. Ta thấy số đơn vị sử dụng trong
khối này tăng qua các năm nhưng số lao động lại có xu hướng giảm là do:
Hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển thì máy móc dần trở
thành công cụ hữu ích thay thế con người vì vậy mà việc cắt giảm lao động
là không thể tránh khỏi.
Một vài đơn vị SDLD còn né tránh, khai giảm số lao động để trốn
đóng BHXH cho NLD hoặc các DN mới thành lập cũng chỉ ký kết hợp
đồng lao động chính thức với những lao động chủ chốt của DN, số lao
động phổ thông do nhận thức về BHXH còn hạn chế nên dễ dàng bị giới
chủ lợi dụng không ký hợp đồng đàng hoàng, ký hợp đồng mùa vụ hoặc
dưới 3 tháng, dẫn tới họ không được tham gia BHXH.
Thêm nữa, bản thân nhiều người lao động có tư tưởng không gắn bó
lâu dài với DN, hay thay đổi nơi làm việc nên cũng không chú trọng tham
gia đóng BHXH, điều này gây ảnh hưởng tới chính quyền lợi của họ. Đây
là việc gây khó khăn cho các cán bộ BHXH để có thể theo dõi, quản lý
được số lao động này.
Khối HTX và Hộ SXKD cá thể: số lao động chiếm tỷ trọng thấp nhất
trong cơ cấu.
Khối cán bộ phường xã: tuy chỉ mới tham gia năm 2016 nhưng cũng
chiếm một phần trong cơ cấu số lao động tham gia với 70 người tương ứng
2,27 %. Cho thấy ý thức tham gia của người lao động và sự mở rộng đối
16


tượng cũng như thấy rõ được nhu cầu thiết yếu của con người.
Khối ngoài công lập:2014-2015 giảm 5 lao động từ 14 xuống còn 9,
đến năm 2016 số lao động này không thay đổi.Mặc dù số đơn vị sử dụng

lao động ở khối này không thay đổi nhưng do chính lao động có sự chuyển
dịch sang khối ngành khác nên đã có sự suy giảm trong 2 năm đầu của giai
đoạn này.
Như vậy, xét một cách toàn diện thì số người đã tham gia BHXH so
với tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là chưa cao. Vì
vậy, cần chú trọng tới vấn đề này để có thể khai thác thêm mới được số lao
động tham gia BHXH trong những năm tới.
2.2.2.Tình hình tham gia BHYT huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn, là loại hình bảo hiểm đặc
biệt, mang ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực
hiện công bằng xã hội trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bảo hiểm y tế mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng
tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám, chữa bệnh và toàn dân tham
gia.Trong giai đoạn 2014-2016 nhận thức rõ tầm quan trọng của BHYT
hướng đến chính sách BHYT toàn dân, việc thực hiện tham gia BHYT tại
BHXH huyện Gia Bình đã đạt được những thành quả và được thể hiện dưới
bảng sau:

17


Bảng 2.6 : Tình hình tham gia BHYT tại BHXH huyện Gia Bìnhgiai
đoạn 2014-2016.
(Đơn vị: người)

Khối
Năm 2014
1, Doanh nghiệp nhà nước
80
2, Doanh nghiệp ngoài quốc

519
doanh
3, Đảng, đoàn thể, hành chính sự
1995
nghiệp
4, Ngoài công lập
14
5, Hợp tác xã
5
6, Phường, xã, thị trấn
279
7, Hộ SXKD cá thể
8, Đại biểu quốc hội, HĐND
129
9, Chất độc hóa học
79
10, Người có công
5296
11, Bảo trợ xã hội
3054
12, Cán bộ hưởng trợ cấp NSNN
19
13, Cựu chiến binh
913
14, Đối tượng nghèo, dân tộc
3073
thiểu số, huyện đảo
15, Thân nhân người làm công
3
tác cơ yếu

16, Học sinh, sinh viên
14626
17, Trẻ em dưới 6 tuổi
13569
18, Hộ gia đình
8111
19, Trợ cấp BHTN
58
20,Cán bộ phường xã không
28
chuyên trách
21, Thân nhân người có công
1293
22, Tham gia kháng chiến
233
23, Đối tượng cận nghèo
4693
Tổng
58659

Năm 2015
86
481

Năm 2016
87
483

2096


2128

9
5
276
2
114
2882
3022
19
892
2468

9
3
288
7
111
2796
3564
18
918
4480

3

3

14683
13954

9224
56
44

14634
14098
14907
32
70

1309
3351
3632
58608

1317
4433
4653
69039

(Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Qua 3 năm, tổng số người tham gia
18


BHYT có sự biến động không đồng đều, số người tham gia BHYT ở từng
nhóm đối tượng cũng biến đổi không đồng đều.Năm 2015, tổng số người
tham gia BHYT đạt 58608 người giảm 0,08% so với năm 2014 tương ứng
giảm 51 người. Năm 2016, tổng số người tham gia BHYT đạt 69039 tăng
17,79 % so với năm 2015 tương ứng tăng 10431 người và tăng 17,69 % so

với năm 2014 . Nguyên nhân số người tham gia BHYT theo các khối tăng
nên tổng số người tham gia BHYT cũng tăng,cho thấy người dân cũng đã
ý thức hơn được tầm quan trọng của BHYT đến cuộc sống của mình nên họ
tham gia nhiều hơn. Hướng đến chính sách BHYT toàn dân nên công tác
tuyên truyền về BHYT cũng đã được thúc đẩy.
Nhìn chung nhóm trẻ em dưới 6 tuổi và học sinh,sinh viên có tỷ
trọng cao nhất. Do huyện Gia Bình có cơ cấu dân số trẻ ,và số lượng trẻ
được ra đời tăng qua các năm.Hơn nữa 2 đối tượng này được nhà nước hỗ
trợ đóng và đóng hoàn toàn nên việc tham gia BHYT đã được tham gia đầy
đủ
Đối tượng hộ gia đình cũng tham gia rất tích cực ,năm 2016 có
14907 người tham gia tăng 6796 người so với năm 2014 tương ứng tăng
1,83 lần và tăng 5683 người so với năm 2015 tương ứng tăng 1,62 lần.
Nguyên dân do chín sách hiện nay muốn tham gia BHYT thì tất cả mọi
thành viên trong gia đình đều phải tham gia.Công tác tuyên truyền đến các
gia đình cũng được thực hiện tốt, áp phích băng rôn được treo tại các xã, tờ
rơi tuyên truyền được phát khá đủ đến mọi người dân.
2.2.3.Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình giai đoạn 2014-2016.
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho
những người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.Trong giai
đoạn 2014-2016 BHTN huyện Gia Bình đã đạt được kết quả như bảng sau:

19


Bảng 2.7: Tình hình tham gia BHTN huyện Gia Bình
giai đoạn 2014-2016.
Năm
STT


Khối

1

HCSN, Đảng
đoàn thể

2

Năm 2014
Số LĐ
Tỷ
(người) trọng
(%)

Năm 2015
Số LĐ
Tỷ
(người) trọng
(%)

Năm 2016
Số LĐ
Tỷ
(người) trọng
(%)

1628

74,95


1818

75,72

1873

76,08

DN nhà nước

69

3,18

86

3,58

87

3,53

3

DN
ngoài
quốc doanh

455


20,95

481

20,03

483

19,62

4

Hợp tác xã

-

-

5

0,22

3

0,12

5

UBNND,xã,

phường

6

0,28

-

-

-

-

6

Ngoài
lập

14

0,64

9

0,37

9

0,37


7

Hộ SXKD cá
thể,tổ hợp tác

-

-

2

0,08

7

0,28

8

Tổng

2172

100

2401

100


2462

100

công

(Nguồn: BHXH huyện Gia Bình)
Nhìn chung số lao động tham gia BHTN tăng giảm không đồng đều
qua các năm và không đồng đều theo các khối ngành, cụ thể:
Số lao động tham gia BHTN có tỷ trọng cao nhất là khối HCSN,
Đảng, đoàn thể trung bình đạt 75 %.và có xu hướng tăng dần qua các
năm .Năm 2016 có 1873 lao động tham gia BHTN đạt 76,08% tăng 245 lao
động so với năm 2014 tương ứng tăng 1,13% và tăng 55 lao động so với
năm 2015 tương ứng tăng 0,36 %. Do khối HCSN, Đản đoàn thể có số lao
động lớn ,hơn nữa đây cũng là khối có trình độ dân trí cao,luôn dẫn đầu
trong việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khối hợp tác xã cũng có sự thay đổi năm 2015 khối này mới bắt đầu
tham gia BHTN tuy nhiên con số rất nhỏ 5 người chiếm 0,22 % trong tỷ
trọng , đến năm 2016 giảm còn 3 người chiếm 0,12 %. Tuy số lao động tại
khối này nhỏ nhưng qua các năm đều tham gia đủ 100% chế độ BHTN. Từ
đó cho thấy ý thức tham gia các chế độ xã hội rất tốt.
20


×