Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.61 KB, 26 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1.
1.1.2. 1.1. Giới thiệu về BHXH tỉnh Phú Thọ.
1.1.3. Đặc điểm tình hình BHXH tỉnh Phú Thọ
1.1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu
giữu vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng vàTây Bắc, phía Đông giáp huyện
Ba Vì ( Hà Tây cũ), phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía
Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang.
Với vị trí “ ngã ba sông” Phú Thọ nằm ở hệ thống trung tâm các hệ thống giao
thông đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi
Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa
học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc.
Mặt khác, Phú Thọ có lực lượng lao động dồi dào, nhân lực trẻ, năng
động hăng hái tham gia và quá trình lao động sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn
định đời sống, góp phần làm “thay da, đổi thịt” cho bộ mặt kinh tế của tỉnh.
Với những điều kiện thuận lợi kể trên tỉnh Phú Thọ có những lợi thế
trong phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập thời mở cửa. Nếu như
được sự quan tâm đầu tư đúng hướng, chỉ trong thời gian ngắn nữa Phú Thọ sẽ
trỏ thành trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh Bắc Bộ nói chung và của cả
nước nói riêng.
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Phú Thọ.
Ngày 1/1/1997 tỉnh Vĩnh Phú được tách thành hai tỉnh Vình Phúc và Phú
Thọ, ngày 16/09/1997 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam có quyết định thành
lập số 1608/BHXH/QĐ/TCCB thành lập BHXH tỉnh Phú Thọ. BHXH tỉnh Phú
Thọ là cơ quan sự nghiệp trực thuộc và nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH
Việt Nam.
Tháng 01 năm 2003 thực hiện quyết định số 20/2002 của Thủ tướng
Chính Phủ hệ thống BHYT chuyển sang BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ đã nhanh


chóng chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới và ổn định tổ chức.
Từ ngày thành lập đến nay, công tác BHXH, BHYT tỉnh Phú Thọ ngày
càng đi vào nề nếp họat động, thực sự là chỗ dựa tin cậy của NLĐ, góp phần
quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn
tỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Phú
Thọ không ngừng phấn đâu, khắc phục khó khăn, tích luỹ những kinh nghiệm
quý báu để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của BHXH Việt Nam, trong hơn chục năm xây
dựng và phát triển ngành BHXH tỉnh Phú Thọ đã đạt được rất nhiều thành tích
đáng ghi nhận. Cụ thể:
♦ Năm 2002 Bảo hiểm Y Tế tỉnh Phú Thọ được nhà nước tặng thưởng
huân chương lao động hạng Ba.
♦ Năm 2006 BHXH tỉnh Phú Thọ được nhà nước tặng thưởng Huân
chương Lao Động hạng Ba.
♦ 03 bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ (02 cá nhân và 01 tập thể).
♦ 39 tập thể, 91 cá nhân được tặng bằng khen của BHXH Việt Nam.
♦ 46 tập thể, 12 4 cá nhân được tặng bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ
♦ 34 tập thể, 124 cá nhân được BHXH tỉnh Phú Thọ tặng giấy khen.
♦ 25 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
♦ 03 chiến sỹ thi đua cấp ngành
♦ 05 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh
♦ 01 Kỷ niệm chương Hùng Vương
♦ 54 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp BHXH.
1.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Phú Thọ
BHXH tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam chịu sự quản
lý trực tiếp, toàn diện của BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính trên địa
bàn lãnh thổ của UBND tỉnh Phú Thọ.
BHXH tỉnh Phú Thọ có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản
riêng.
►Về chức năng nhiệm vụ : BHXH tỉnh Phú Thọ có những chức năng

cơ bản sau:
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng
trên địa bàn tỉnh. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH
bắt buộc để thực hiện đóng góp BHXH theo như luật định.
- Hàng tháng BHXH tỉnh Phú Thọ phải nắm được danh sách số lượng cán
bộ công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia
đóng BHXH.
- Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXH
so với danh sách đã đăng ký để BHXH kịp thời điều chỉnh.
- Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký , hưởng BHXH hoặc làm thủ tục
để chuyển đi nơi khác theo như quy định của BHXH.
- Tổ chức thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã
hội. Đảm bảo nguyên tắc an toàn, đúng đối tượng.
- Lập dự toán và thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng quy định
của bộ Tài chính và Kiểm toán nhà nước.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH của các cơ
quan, đơn vị tổ chức.
- Thực hiện chế độ tử tuất, các chế độ đối với người hưu trí hoặc đi công
tác theo đúng quy định của Nhà nước ban hành.
- Tiến hành thanh tra, xác minh các đơn thư khiếu nại, tố cáo để có kết
luận kịp thời khi đối tượng yêu cầu.
- Thực hịên điều chỉnh lương hưu và trợ cấp thep như quy định cỉa Nhà
nước và theo hướng dẫn của cơ quan BHXH Việt Nam.
1.1.1.4. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Phú Thọ.
BHXH tỉnh Phú Thọ gồm 55 cán bộ viên chức được chia thành 9 phòng
chức năng để thực hiện các nhiệm vụ chung của BHXH tỉnh như đã nêu trên.
Cụ thể các bộ phận được thể hiện như trong sơ đồ cơ cấu tổ chức sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ.
Giám Đốc
Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ

● Phòng kế hoạch – tài chính:
► Chức năng:
Phòng kế hoạch – tài chính có chức năng giúp giám đốc bảo hiểm xã hội
tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán
theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
► Nhiệm vụ và quyền hạn:
1/ Chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng
kế hoạch thu, chi và phân bổ dự toán thu, chi quỹ BHXH, BHYT và chi phí hoạt
động quản lý bộ máy đã được phê duyệt cho BHXH huyện, xây dựng các văn
bản liên quan đến chi tiêu cho nội bộ đơn vị.
2/ Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH, BHYT,
thực hiện cấp ứng kinh phí khám, chữa bệnh và quyết toán kinh phí khám, chữa
bệnh với các cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT.
3/ Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy đầu
tư xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kin phí
khác của BHXH tỉnh theo quy định.
4/ Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và quyết toán
thu, chi BHXH, BHYT, chiu hoạt động quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng
hàng quý, năm thuộc BHXH tỉnh.
Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Bộ
phận
thu
Bộ
phận
chính
sách
Bộ
phận

tài vụ
Bộ
phận
giám
định
chi
Bộ
phận
chi
5/ Thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế
toán theo chế độ kế toán quy định.
6/ Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài
chính, hạch toán kế toán theo chế độ quy định.
7/ Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt, quyết
toán cho BHXH huyện và tổng hợp quyết toán tài chính quý, năm.
8/ Theo dõi, lưu trữ chứng từ, quản lý sổ sách kế toán theo quy định.
9/ Nghiên cứu đề xuất với giám đốc BHXH tỉnh kiến nghị việc sửa đổi bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ và cơ
chế tài chính áp dụng đối với ngành.
10/ Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành.
11/ Tổng hợp, thống kê, báo cáo theo quy định.
12/ Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT.
13/ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
14/ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức và tài sản của phòng.
● Phòng chế độ BHXH:
►Chức năng:
Phòng chế độ BHXH có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương giải quyết các chế độ BHXH, BHTN; quản lý các đối
tượng hưởng chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.
► Nhiệm vụ và quyền hạn:

1/ Giải quyết hồ sơ hưởng BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và thẩm định số liệu chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục
hồi sức khỏe và BHTN.
2/ Thẩm định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, dưỡng sức
phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động chuyển đến làm căn cứ quyết
toán.
3/ Cấp và quản lý giấy chứng nhận hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH
hàng tháng.
4/ Quản lý đối tượng hưởng và mức hưởng trợ cấp BHXH, BHTN hàng
tháng theo từng chế độ, bao gồm cả đối tượng tăng, giảm và di chuyển, điều
chỉnh mức hưởng trợ cấp BHXH.
5/ Lập danh sách các đối tượng hưởng chế độ BHXH, BHTN, in danh
sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH.
6/ Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và
các tổ chức cá nhân về thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHTN.
7/ Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành.
8/ Tổng hợp, thống kê báo cáo theo quy định.
9/ Tham gia thông tin tuyên truyền thực hiện chế độ, chính sách BHXH,
BHYT.
10/ Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
12/ Quản lý, sử dụng công chức, viên chức và tài sản của phòng.
● Phòng thu:
►Chức năng:
Phòng thu có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức
công tác thu BHXH bắt buộc, thu BHXH tự nguyện,, thu BHTN, thu BHYT của
các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật.
► Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Chủ trì, phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng và phổ biến
chie tiêu kế hoạch thu BHXH, BHYT hàng năm cho BHXH huyện và phòng
Thu trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao.

+ Tổ chức thực hiện thu BHXH, BHYT theo kế hoạch.
+ Kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH, BHYT,
thẩm định và tổng hợp số thu BHXH, BHYT.
+ Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
+ Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra thực hiện kế hoạch BHXH, BHYT,
thẩm định và tổng hợp số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện và các tổ
chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
● Phòng bảo hiểm tự nguyện
Có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện các
chế độ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật.
► Nhiệm vụ được giao:
- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tự
nguyện theo kế hoạch năm, quý, tháng trình Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế
hoạch thu cho BHXH huyện, thành thị.
- Xây dựng các đề án Bảo hiểm tự nguyện cho nhân dân địa phương; lập
dự toán thu, chi BHXH tự nguyện cho đối tượng tham gia theo hướng dẫn của
BHXH Việt Nam.
- Tổ chức khai thác đối tượng, thực hiện thu quỹ BHXH tự nguyện cho
đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định.
- Phối hợp các phòng chức năng có liên quan thẩm tra số liệu thu, chi quỹ
BHXH tự nguyện; thực hiện công tác tuyên truyền về quyề và nghĩa vụ, trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia BHXH tự nguyện.
- Trả lời đơn thư của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hỏi về chế độ
và quyền lợi BHXH tự nguyện, phối hợp các phòng chức năng giải quyết đơn
thu khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực BHXH tự nguyện theo thẩm quyền.
● Phòng tổ chức hành chính
►Chức năng:
Phòng Tổ chức- hành chính có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh quản
lý và tổ chức thực hiện công tác: Tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, biên
chế; tổng hợp, hành chính, quản trị, thi đua, khen thưởng, tuyên truyền theo quy

định.
►Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và phân cấp quản lý của các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh.
- Xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; kế
hoạch biên chế dài hạn, hàng năm Và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sau khi được duyệt.
- Tổ chức thực hiện chế độ chính sách về tiền lương, BHXH, BHYT và
các chế độ chính sách khác…đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Chủ trì, phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH
tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
●Phòng giám định bảo hiểm y tế:
►Chức năng:
Phòng giám định BHYT có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý
và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT theo
quy định của pháp luật.
►Nhiệm vụ và quyền hạn:
Xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh, dự toán thu chi quỹ BHYT hàng
quý, hàng năm và phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan phân bố kinh phí
theo dự toán cho các cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh
BHYT.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám
chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật.
- Thực hiện quy trình giám định tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bệnh có thẻ BHYT, chống lạm dụng quỹ
BHYT.
- Thẩm định chi phí khám, chữa bệnh; thanh quyết toán chi phí khám chữa
bệnh với các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thanh toán trực tiếp chi phí
khám, chữa bệnh với người có thẻ BHYT.

- Thẩm định và tổng hợp hồ sơ khám, chữa bệnh BHYT, tổng hợp chi phí
khám, dự báo quỹ khám, chữa bệnh BHYT hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Hướng dẫn, kiểm tra BHXH huyện và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT
về chuyên môn, nghiệp vụ và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc
trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHYT.
● Phòng công nghệ thông tin:
►Chức năng:
Phòng công nghệ thông tin có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản
lý và tổ chức thực hiện phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
của hệ thống BHXH tỉnh theo quy định.
►Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan xây dựng trình Giám đốc
BHXH tỉnh chương trình kế hoạch hàng năm về Công nghệ thông tin của
BHXH tỉnh và BHXH huyện.
- Khai thác, sử dụng và bảo quản các chương trình Công nghệ thông tin
của BHXH Việt Nam.
- Nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng các chương trình Công nghệ thông
tin vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ, công tác quản lý thuộc hệ thống
BHXH tỉnh.
- Tổ chức thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu phục vụ yêu cầu quản lý; xây
dựng và quản trị cơ sở dữ liệu của hệ thống BHXH tỉnh, cung cấp các số liệu
tổng hợp và phân tích theo yêu cầu quản lý của ngành.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của “Quản trị mạng cấp II”, chủ trì phối
hợp với các đơn vị trực thuộc tổ chức quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn các
cơ sở dữ liệu, an ninh mạng máy tính trong hệ thống BHXH tỉnh.
● Phòng kiểm tra:
►Chức năng:
Phòng kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực
hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân và
các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh trong việc thực hiện chế độ, chính sách

BHXH, BHYT và quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh theo quy định
của pháp luật.
►Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và phối hợp các cơ quan có thẩm
quyền ở địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, thu, chi
BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt, tổ
chức kiểm tra kế hoạch đã phê duyệt đối với các đơn vị thuộc BHXH tỉnh trong
việc thực hiện các chế độ, chính sách; thu, chi BHXH, BHYT và quản lý tài
chính theo quy định; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định; kiến nghị xử lý
vi phạm và theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra đã được Giám đốc
phê chuẩn.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại theo chỉ đọa của
BHXH Việt Nam, giúp Giám đốc BHXH tỉnh phối hợp với BHXH huyện để
giải quyết đơn, thu khiếu nại.
- Đề suất, kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và cơ
quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn
tỉnh để sử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT theo ủy quyền
của Giám đốc BHXH tỉnh.
1.1.1.5. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.
Từ năm 2003, khi BHYT sát nhập vào BHXH, khi đó tổng số cán bộ
công nhân viên chức là 175 người, trong đó có 104 người có trình độ đại học,
chiếm 59,7%, 60 người có trình độ Cao đẳng, trung cấp…Tuy nhiên, trong 5
năm qua BHXH tỉnh đã kiện toàn, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại 15 trưởng, phó
phòng của BHXH tỉnh và Giám đốc, phó giám đốc BHXH cấp huyện. Theo đề
án, năm 2005 sẽ tiếp tục xem xét bổ nhiệm số cán bộ quản lý còn thiếu ở các
đơn vị trong ngành, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ thay thế số cán bộ đã nghỉ
hưu. Đồng thời, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ sao cho phù hợp với năng lực chuyên
môn từng vị trí công tác, thực hiện quản lý cán bộ theo phân cấp, đúng quy trình
quy hoạch.

Năm 2009 đã tổ chức 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn
nghiệp vụ về thu, chi, kế toán, giám định chi và bồi dưỡng tin học cho một số
cán bộ quản lý và trên 50 công chức, viên chức trong hệ thống.
Hiện BHXH tỉnh Phú Thọ đang có 30 cán bộ đang theo học các trường
Cao học, Đại học. Chỉ sau 2-3 năm nữa số cán bộ có trình độ thạc sĩ, cử nhân sẽ
chiếm khoảng 95 % cán bộ công nhân viên.
1.1.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH tỉnh Phú Thọ.
Ngay sau khi thành lập 09/1997 BHXH tỉnh Phú Thọ đã được UBND tỉnh
Phú Thọ quan tâm bố trí sắp xếp trụ sở làm việc, BHXH tỉnh Phú Thọ được xây
dựng tại đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì với 2
dãy nhà 5 tầng khang trang và đầy đủ thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc,
mỗi cán bộ công chức, viên chức đều được trang bị đầy đủ máy tính, bàn làm
việc riêng. Ngoài ra BHXH tỉnh phú Thọ còn được trang bị đầy đủ máy in, máy
photo copy để phục vụ cho công việc hàng ngày.
1.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn của BHXH tỉnh Phú Thọ.
1.1.2.1. Những thuận lợi cơ bản.
Qua một thời gian tìm hiểu tại BHXH tỉnh Phú Thọ, em nhận thấy trong
quá trình hoạt động và phát triển BHXH tỉnh Phú Thọ có những thuận lợi cơ
bản như sau:
- Ngay từ khi thành lập BHXH tỉnh Phú Thọ đã nhận được sự quan tâm,
hướng dẫn, chỉ đạo sát sao trong các nghiệp vụ cụ thể. Sự phối hợp của BHXH
các huyện, thị xã, thành phố và sự quan tâm của người dân cũng như các đơn vị
sử dụng lao động trên địa bản đã giúp cho BHXH tỉnh Phú Thọ luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ mà BHXH Việt Nam giao cho, bảo đảm đầy đủ và kịp thời quyền
lợi cho người tham gia BHXH, BHYT.
- Cùng với sự phát triển vượt bậc của toàn ngành, trong hơn chục năm
qua, cán bộ công chức, viên chức BHXH tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực phấn đấu, nêu
cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể để
triển khai công tác thực hiện về các mặt và đạt được kết quả đáng ghi nhận:
BHXH tỉnh khẳng định được vai trò, vị trí trong hệ thống chính sách của

Đảng và Nhà nước.Đặc biệt từ khi thực hiện chỉ thị 15/CT – TW của Bộ chính
trị và thông tri số 01 của tỉnh Uỷ về sự tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện
các chế độ BHXH, hệ thống BHXH trong tỉnh đã đoàn kết phát huy tinh thần
chủ động sáng tạo, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ BHXH tỉnh Phú Thọ có được sự
phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, đoàn thể, mặt trận, các phòng ban
nghiệp vụ, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị sử dụng lao động

×