Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huỵen cẩm giàng giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.36 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................................i
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT...............................................................................................................................iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.................................................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TẠI BHXH HUYỆN CẨM GIÀNG..............................................2
1. Khái quát đặc trưng, tình hình chung của BHXH huyện Cẩm Giàng..................................................2
1.1 Đặc điểm, tình hình BHXH huyện Cẩm Giàng...................................................................................2
1.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của BHXH huyện Cẩm Giàng....................................................2
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cẩm Giàng...........................3
1.1.3 Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cẩm Giàng.........................5
1.1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cẩm Giàng...................................................................7
1.2 Những thuận lợi và khó khăn của BHXH huyện Cẩm Giàng............................................................8
1.2.1 Những thuận lợi.............................................................................................................................8
1.2.2 Những khó khăn vướng mắc.........................................................................................................9
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN CẨM GIÀNG GIAI ĐOẠN 2014-2016..............................10
2.1 Công tác tuyên truyển thông tin phổ biến chính sách về BHXH....................................................10
2.2 Tình hình tham gia BHXHBB, BHYT, BHTN......................................................................................12
2.3 Công tác cấp sổ, chốt BHXH, thẻ BHYT...........................................................................................20
2.4 Tình hình thu nộp BHXH tại BHXH huyện Cẩm Giàng....................................................................23
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ chính sách................................................................30
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH cho người lao động..................................................................32
2.7 Công tác quản lý quỹ và sử dụng quỹ.............................................................................................38
2.8 Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ...................................................................................................39
2.9 Công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện chính sách.......................................................................40
2.10 Các giải quyết, khiếu nại, tố cáo tình hình thực hiện BHXH........................................................40
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN
CẨM GIÀNG GIAI ĐOẠN 2014-2016..........................................................................................................40

i



3.1 Những kết quả đạt được.................................................................................................................40
3.2 Những điểm hạn chế.......................................................................................................................41
3.3 Một số khuyến nghị........................................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................44

ii


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BHXH
BHYT
BHTN
BHXHTN
TNLĐ-BNN
DSPHSK
ĐV SDLĐ
NLĐ

Nghĩa của từ viết tắt
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tai nạn lao động- Bệnh nghề nghiệp
Dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Đơn vị sử dụng lao động
Người lao động


SLĐ
SLHS
UBND
HĐND
DNNN
DNNQD
DN có vỗn DTNN
HTX

Số lao động
Số lượng hồ sơ
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hợp tác xã

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Cẩm Giàng........................................................4
Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ tại BHXH huyện Cẩm Giàng năm 2017...............................................6
Bảng 1.2: Trang thiết bị kỹ thuật của BHXH huyện Cẩm Giàng..................................................7
Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014 –
2016...........................................................................................................................................12
Bảng 2.2: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHYT giai đoạn 2014 – 2016...........................15
Bảng 2.3: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHTN giai đoạn 2014 – 2016..........................17
Bảng 2.4: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHXHTN giai đoạn 2014 – 2016.....................19

Bảng 2.6: Số liệu thống kê số lượng chốt sổ BHXH giai đoạn 2014 – 2016............................22
Bảng 2.6: Số liệu thống kê số lượng cấp thẻ BHYT giai đoạn 2014 – 2016.............................23
Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH huyện Cẩm Giàng
giai đoạn 2014-2016.................................................................................................................24
Đơn vị: triệu đồng.....................................................................................................................................24
(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng).............................................................................................................24
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH huyện Cẩm Giàng
giai đoạn 2014-2016.................................................................................................................26
Đơn vị: triệu đồng.....................................................................................................................................26
Bảng 2.9: Tình hình nợ đọng tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016....................28
Bảng 2.10: Kết quá xét duyệt hồ sơ hưởng các chế độ BHXH tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai
đoạn 2014-2016........................................................................................................................31
Bảng 2.11: Tình hình chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 20142016...........................................................................................................................................33
Bảng 2.12: Tình hình chi trả chế độ TNLĐ-BNN tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 20142016...........................................................................................................................................35
Bảng 2.13: Tình hình chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016.
...................................................................................................................................................36
Bảng 2.14. Tình hình chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016
...................................................................................................................................................37

iv


LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, được quy
định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ
sung, hoàn thiện nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất,
góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường
hợp luật định. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo
công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững.

Thực hiện tốt BHXH là quyền cũng như trách nhiệm của mỗi doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện BHXH đã bộc lộ nhiều yếu kém.
Các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chưa có sự hiểu biết rõ ràng về BHXH. Họ
chưa coi việc BHXH là quyền lợi và nghĩa vụ của chính họ và người lao động
của họ. Do vậy họ tham gia chưa tự giác và chưa đầy đủ, thực hiện BHXH còn
chưa phổ biến, đồng đều nên kết quả còn nhiều hạn chế. Là một trong những
huyện lớn, chủ chốt của BHXH tỉnh hải Dương, BHXH huyện Cẩm Giàng luôn
thực hiện tốt chính sách BHXH trong các năm qua. Tuy nhiên, trong quá trính
thực hiện còn nhiều vướng mắc cũng như còn tồn tại nhiều hạn chế, vì vậy trong
quá trình thực tập của mình, nhận thức được tình hình này nên em đã chọn đề
tài: “ Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huỵen Cẩm Giàng giai đoạn 20142016” làm đề tài báo cáo cho bài thực tập của mình.
Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và tài
liệu tham khảo, bài báo thực tập gồm 3 chương:
Phần I: Tổng quan về BHXH huyện Cẩm Giàng.
Phần II: Tình hình thực hiện BHXH tại huyện Cẩm Giàng giai đoạn 20142016.
Phần III: Một số nhận xét và khuyến nghị về tình hình thực hiện BHXH
tại BHXH huyện Cẩm Giàng giai đoạn 2014-2016.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.Nguyễn
Thị Vàn và các cán bộ, công chức,viên chức tại BHXH huỵen Cẩm Giàng đã
giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Tuy rất cố gắng nhưng không thể thiếu khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn đề
bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn

1


PHẦN I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM TẠI BHXH
HUYỆN CẨM GIÀNG
1. Khái quát đặc trưng, tình hình chung của BHXH huyện Cẩm Giàng

1.1 Đặc điểm, tình hình BHXH huyện Cẩm Giàng
1.1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của BHXH huyện Cẩm Giàng.
BHXH tỉnh Hải Hưng được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày
15/06/1995 theo quyết định số 20/QĐ-TCCB của BHXH Việt Nam. Cùng với
việc thành lập BHXH tỉnh Hải Hưng, BHXH huyện Cẩm Bình cũng đã được
thành lập, có trụ sở tại Thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng (Nay
thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Cẩm Giàng có các trục đường giao
thông chiến lược chạy qua như: Quốc lộ 5A, quốc lộ 38, đường 394, có hai con
sông lớn bao bọc là sông Thái Bình và sông Kim Sơn (sông Sặt), nằm trên trục
đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta không
ngừng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát
triển. Theo xu hướng đó, kết hợp với đặc điểm địa lý và dân cư rất thuận tiện
cho việc phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ, huyện Cẩm Giàng
đã nhanh chóng nắm bắt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến đầu tư. Đến nay đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước vào đầu tư với nhiều ngành nghề khác nhau. Hiện nay, trên địa bàn
huyện có các khu công nghiệp lớn như: Tân Trường, Phúc Điền, Lai Cách, Đại
An…
Ngày 01/01/1997 theo nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành
chính của một số tỉnh trong đó có tỉnh Hải Hưng, tỉnh Hải Hưng được tách thành
tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Theo ý kiến của thủ tướng Chính phủ tại
công văn số 4045/CCHC ngày 13/08/1997 của văn phòng Chính phủ về việc
chia tách BHXH ở các tỉnh mới tách, tháng 10/1997 BHXH tỉnh Hải Dương
được thành lập theo Quyết định số 1599/QĐ- TCCB ngày 16/09/1997của
BHXH Việt Nam trên cơ sở tách BHXH tỉnh Hải Hưng thành BHXH tỉnh Hải
Dương và BHXH tỉnh Hưng Yên. Cùng với phân chia địa giới tỉnh, địa giới của
huyện Cẩm Bình cũng được chia tách thành huyện Cẩm Giàng và huyện Bình
Giang.
BHXH huyện Cẩm Giàng được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết

định số 375/BHXH-QĐ/TCCB ngày 01/03/1997 của tổng giám đốc BHXH Việt
Nam trên cơ sở chia tách BHXH huyện Cẩm Bình đến nay đã được 20 năm.
Trong suốt thời gian qua BHXH huyện Cẩm Giàng đã nhận được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Cẩm
2


Giàng và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị xã
hội trong huyện.
Qua 20 năm hoạt động, năm nào BHXH huyện Cẩm Giàng cũng hoàn
thành kế hoạch được BHXH tỉnh giao, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Là
một trong những huyện đứng đầu tỉnh về số lượng khu công nghiệp và số lượng
doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh, do vậy đối tượng và
đơn vị tham gia không ngừng tăng theo các năm. Bám sát tình hình thực tế của
địa phương và nhiệm vụ được giao, BHXH huyện luôn chủ động xây dựng kế
hoạch, tham mưu cho BHXH tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, phối hợp
tốt với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thực hiện triệt để công tác cải cách thủ
tục hành chính, đoàn kết sáng tạo và chủ động khắc phục mọi khó khăn, hoàn
thành tốt công tác thực hiện BHXH, BHYT cho nhân dân và người lao động trên
địa bàn.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cẩm
Giàng.
a.
Chức năng.
BHXH huyện Cẩm Giàng là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hải Dương,
có chức năng giúp BHXH tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện chế độ, chính sách
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là
BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (Sau đây gọi chung là BHYT), quản
lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Cẩm Giàng theo quy định của BHXH
tỉnh Hải Dương và quy định của pháp luật.

BHXH huyện Cẩm Giàng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của tổng
giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ của
UBND huyện Cẩm Giàng.
BHXH huyện Cẩm Giàng có tư cách pháp nhân, có con dấu,tài khoản và
trụ sở riêng.
b.
Nhiệm vụ
Xây dựng chương trình, kế hoạch năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê
duyệt và tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn
đốc theo dõi việc thu nộp BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc
trực thu BHXH theo phân cấp của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam.
Tiếp nhận hồ sơ, danh sách, kinh phí, giải quyết các chế độ BHXH,
BHYT; tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH
tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng
giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả; tiếp nhận đơn thư khiếu
3


nại, tố cáo về chế độ chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo
cáo với BHXH tỉnh để xem xét giải quyết.
Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia theo phân
cấp; tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch cải cách theo chỉ đạo của BHXH
tỉnh, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết theo cơ chế một cửa; tổ chức ký hợp
đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả BHXH ở cấp xã, thị trấn.
Quản lý các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc theo
quy định của BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh; thực hiện công tác thông tin
tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ, pháp luật về BHXH, BHYT cho
người lao động trên địa bàn.
c.

Sơ đồ bộ máy tổ chức
Cùng với sự đi lên không ngừng của kinh tế - xã hội huyện Cẩm Giàng,
BHXH huyện Cẩm Giàng cũng như các cơ quan HCSN khác đã xây dựng và củng
cố bộ máy hoạt động của mình phù hợp, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ
giao phó. Hiện nay, toàn đơn vị có 25 đồng chí, được giao nhiệm vụ với trọng trách
riêng cho từng bộ phận. Mỗi cán bộ chuyên trách, đảm nhiệm một nhiệm vụ như:
chuyên thực hiện công tác thu, giải quyết chế độ, tiếp nhận hồ sơ…
Đứng đầu là ban giám đốc bao gồm 1 Giám đốc – ông Nguyễn Quốc
Minh và 2 phó Giám đốc - Ông Nguyễn Xuân Bắc và Nguyễn Quốc Tuấn Anh
chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.
Tiếp theo là 6 phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc BHXH
huyện Cẩm Giàng thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trên
địa bàn được giao theo đúng quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của BHXH
huyện thể hiện rõ hơn trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy BHXH huyện Cẩm Giàng
Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ
phận
quản lý
thu

Bộ
phận
giám
định
bhyt


Phó giám đốc

Bộ phận
cấp và in
sổ BHXH,
in thẻ
BHYT

Bộ
phận
tài
chính

Bộ
phận
chính
sách

Bộ
phận
một
cửa

( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
4


Cơ quan BHXH huyện được phân thành 6 phòng ban chức năng riêng
biệt, các bộ phận này đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó giám
đốc, sự phân công công việc được tiến hành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ

của mỗi bộ phận và năng lực của mỗi cán bộ. Cụ thể:
Bộ phận quản lý thu: Có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động
lập danh sách lao động, tiền lương đăng ký nộp BHXH, BHYT. Tổ chức phối
hợp với các ngành, các cấp địa phương thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo
Luật BHXH, Luật BHYT. Quản lý danh sách lao động, tiền lương và theo dõi sự
biến động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị, xác
nhập kịp thời trên sổ BHXH khi có thay đổi chức danh, địa điểm và mức đóng
BHXH - BHYT.
Bộ phận cấp và in sổ thẻ: Phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan;
theo dõi chi trả các xã. In sổ BHXH, in thẻ BHYT; thực hiện nhiệm vụ trong
Quy trình phối hợp nội bộ. Tổng hợp chung việc cấp sổ BHXH; cấp mới, cấp lại
sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Bộ phận một cửa: Tiếp nhận hồ sơ cấp sổ BHXH, chốt sổ BHXH; tư vấn
các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; phụ trách, theo dõi chi trả các xã; theo dõi,
tổng hợp chung việc tăng, giảm đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng (quản lý đối tượng). Phân lọc hồ sơ, chuyển hồ sơ cho các bộ phận
nghiệp vụ BHXH huyện và đi BHXH tỉnh theo đúng quy định.
Bộ phận tài chính: Có chức năng thực hiện tổ chức hạch toán, kế toán
của hệ thống BHXH huyện Cẩm Giàng theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận
hồ sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH tỉnh lập chuyển về, tổ chức
chi trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán
với cấp trên, hoặc các cơ sở y tế.
Bộ phận chính sách: Giải quyết các chế độ BHXH một lần, các chế độ
ngắn hạn như ốm đau, thai sản, dưỡng sức… Thực hiện nhiệm vụ trong quy
trình phối hợp nội bộ. Phụ trách theo dõi chi trả chế độ cho các xã.
Bộ phận giám định BHYT: Giám định, kiểm tra, thẩm định thanh toán và
tổng hợp báo cáo chi phí KCB - BHYT tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm
Giàng và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
1.1.3 Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện
Cẩm Giàng.

Từ những ngày đầu BHXH huyện đi vào hoạt động với 05 cán bộ, trụ sở
làm việc là nhà cấp 4, việc thực hiện nhiệm vụ được giao gặp rất nhiều khó
khăn. Sau 18 năm hoạt động, hiện nay BHXH huyện đã có trụ sở khang trang,
khuôn viên nhà 3 tầng cao rộng rãi. Tính đến tháng 1 năm 2017 BHXH huyện
Cẩm Giàng có 25 cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó có 19 đồng
5


chí có trình độ đại học (5 đồng chí là đại học chính quy), 2 đồng chí trình độ cao
đẳng, 2 đồng chí trình độ trung cấp và 2 lao động hợp đồng. Cụ thể: 3 cán bộ
quản lý đơn vị gồm 1 đồng chí giám đốc và 2 đồng chí phó giám đốc; 3 viên
chức tổ Tiếp nhận – Trả hồ sơ ( Bộ phận một cửa); 1 viên chức thuộc bộ phận
Tài chính; 3 viên chức thuộc bộ phận Giám định y tế; 6 viên chức thuộc bộ phận
thu; 2 viên chức thuộc bộ phận in sổ, thẻ; 2 viên chức thuộc bộ phận giải quyết
chế độ BHXH; 3 viên chức thuộc bộ phận hành chính; 2 lao động hợp đồng theo
NĐ 68.
Bảng 1.1: Cơ cấu cán bộ tại BHXH huyện Cẩm Giàng năm 2017
Đơn vị: Người

Nam

09

Tỷ lệ
(%)
36

Nữ
Đại học


16
21

64
84

Cao đẳng

02

8

Trung cấp
Trung cấp
Chưa học
Đã kết nạp Đảng
Đã học cảm tình Đảng

02

8

15
10

60
40

Làm tại cơ quan


20
05
22

80
20
88

Làm tại bệnh viện

03

12

Chỉ tiêu
Giới tính

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị
Số đảng viên
Cơ cấu cán bộ

Số lượng

(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của cơ quan BHXH huyện hiện nay
phần lớn đều là cán bộ trẻ, nhiệt huyết với nghề. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và
hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Với phương thức, mô hình tổ chức cán
bộ của BHXH huyện Cẩm Giàng khoa học, phù hợp, một người có thể đảm nhận

nhiều công việc mà các cán bộ hoàn thành công việc vượt chỉ tiêu. Và trên thực
tế BHXH huyện Cẩm Giàng còn thiếu nhiều nhân lực hơn nữa để san sẻ công
việc, mỗi cán bộ một nhiệm vụ sẽ được tập trung và không áp lực như hiện tại.
Để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ mà ngành yêu cầu, trong những
năm qua BHXH huyện Cẩm Giàng luôn tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia
6


vào các lớp tập huấn, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính
trị do BHXH tỉnh Hải Dương và Huyện ủy huyện Cẩm Giàng tổ chức. Song
song với công tác đào tạo cán bộ, việc nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ
người dân đến hỏi đáp cũng như chờ giải quyết chế độ cũng được các cán bộ
BHXH huyện hết sức quan tâm. Ban giám đốc BHXH huyện Cẩm Giàng yêu
cầu các cán bộ trong cơ quan phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chuyển phong
cách quản lý hành chính sang phong cách phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các đơn vị, cá nhân đến làm việc và các đối tượng tham gia được hưởng đầy đủ
quyền lợi.
Tuy nhiên số lao động nữ trong biên chế nhiều hơn số lao động nam, số
chị em trong độ tuổi sinh đẻ là 13/16 người lại là một khó khăn lớn cho công tác
hoạt động của BHXH huyện. Trên thực tế do đặc điểm Huyện Cẩm Giàng là
huyện dẫn đầu tỉnh Hải dương về số lượng các khu công nghiệp và các doanh
nghiệp lớn, nhỏ, số lao động quản lý trên địa bàn ngày càng lớn, đối tượng thụ
hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN ngày càng mở rộng BHXH huyện Cẩm
Giàng cần ít nhất 30 cán bộ để hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ được giao.
1.1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cẩm Giàng.
Qua 20 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của BHXH tỉnh,
HĐND, UBND huyện, hiện nay BHXH huyện Cẩm Giàng có trụ sở rộng rãi,
xanh, sạch, đẹp với đầy đủ tiện nghi phục vụ công việc cũng như tinh thần cho
cán bộ công chức trong đơn vị,trụ sở làm việc riêng 3 tầng gồm: 7 phòng làm
việc, 1 hội trường lớn và 1 phòng họp lớn dùng để họp và sinh hoạt chi bộ Đảng.

Ngoài ra, khu nhà ăn được xây dựng trong một tòa nhà riêng biệt,khang trang,
sạch sẽ, phục vụ nhu cầu ăn uống của cán bộ công nhân viên trong toàn cơ quan.
Bảng 1.2: Trang thiết bị kỹ thuật của BHXH huyện Cẩm Giàng
(Đơn vị: Chiếc)
Trang thiết bị
Máy in
Máy photo
Máy tính cá nhân
Máy chiếu

Số lượng
13
1
20
1

( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
BHXH Cẩm Giàng đã không ngừng đẩy mạnh quá trình tin học hóa, ứng
dụng nhanh các phần mềm nghiệp vụ. Lãnh đạo cơ quan rất quan tâm chú trọng
đến công tác đầu tư trang thiết bị phương tiện công nghệ thông tin phục vụ công
7


tác. Đến nay, đã có 100% cán bộ viên chức được trang bị máy vi tính để ứng
dụng nhanh các phần mềm nghiệp vụ vào quản lý các mặt hoạt động công tác
cũng như giải quyết chế độ chính sách cho người lao động.
Ngoài ra để từng bước đáp ứng được với tình hình mới, BHXH Cẩm Giàng
đã xây dựng trang web của đơn vị và tiến hành nối mạng nội bộ thực hiện việc
tra cứu, trao đổi thông tin nghiệp vụ và truyền nhận dữ liệu từ cấp trên được
nhanh chóng, thuận tiện. Hiện nay, BHXH huyện đã thực hiện có hiệu quả một

số phần mềm do trung tâm công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam chuyển giao
như: phần mềm BHXH net; Mis BHYT; chương trình cấp quản lý thẻ BHYT;
phần mềm hệ thống thông tin quản lý thu SMS… Do vậy, BHXH huyện Cẩm
Giàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, công tác BHXH, chấp hành và thực
hiện tốt sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
1.2 Những thuận lợi và khó khăn của BHXH huyện Cẩm Giàng.
1.2.1 Những thuận lợi.
Sau 20 năm hình thành, xây dựng và phát triển, BHXH huyện Cẩm Giàng
là một trong các đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chế độ chính
sách BHXH. Để đạt được những kết quả như vậy, không thể không kể đến
những thuận lợi mà cơ quan BHXH huyện Cẩm Giàng đang có.
Huyện Cẩm Giàng có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, nằm trên trục
đường quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Hiện có 4 khu công nghiệp
lớn là Đại An, Tân Trường, Phúc Điền, Lương Điền và một số nhà máy lớn như
Công ty giầy Cẩm Bình, Nhà máy lắp ráp otô Ford, Công ty chế biến rau quả
thực phẩm Vạn Đắc Phúc… Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
cũng như viêc thực hiện chính sách BHXH đạt kết quả cao khi số lượng lao
động nhiều từ các tỉnh lân cận đổ về.
Ban lãnh đạo cơ quan được phân quản lý riêng theo từng mảng công việc
với sự giám sát của hai Phó giám đốc- đều là những cán bộ có trình độ chuyên
môn vững vàng, có kinh nghiệm, thường xuyên hướng dẫn, giám sát cán bộ
công nhân viên làm việc, chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong khi
giải quyết chế độ chính sách. Làm cho quá trình giải quyết chính sách cho người
lao động được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi… Chính vì vậy mà
BHXH luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà cấp trên giao phó.
Hiện nay, BHXH huyện Cẩm Giàng đang tiến hành cải cách toàn bộ lại hệ
thống phần mềm nội bộ. Quá trình áp dụng cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị và nhân dân đến giao
dịch.


8


BHXH huyện Cẩm Giàng cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ
BHXH tỉnh Hải Dương, huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và sự phối kết hợp
của các cơ quan, ban ngành liên quan.
1.2.2 Những khó khăn vướng mắc.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản như trên thì vẫn tồn tại một số những
vướng mắc, khó khăn:
Là một huyện với khoảng 140.000 người, dân số trong độ tuổi lao động
chiếm khoảng 96.875 người bằng 69% dân số toàn huyện mà chủ yếu là có việc
làm đầy đủ. Cùng với số lượng các công ty, khu công nghiệp lớn…nên số lượng
người tham gia BHXH rất cao, khối lượng công việc nhiều mà số lượng cán bộ
có hạn nên việc bị quá tải công việc là điều thường xuyên gặp phải tại BHXH
huyện Cẩm Giàng. Các cán bộ công nhân viên cơ quan liên tục phải tăng ca, làm
thêm giờ để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động.
Là một huyện với 2 thị trấn ( thị trấn Lai Cách và thị trấn Cẩm Giàng) nên
số lượng tham gia khá đông. Diện tích huyện khá rộng (120km 2) cùng với việc
quản lý tại 2 bệnh viện đa khoa nên công tác quản lý giám định cùng công tác
chi-trả, kế hoạch giao thu-chi gặp khá nhiều khó khăn trong việc đi lại, di
chuyển.
Nguồn nhân lực tại cơ quan BHXH huyện còn thiếu, năng lực cán bộ
chưa thực sự đồng đều, một số cán bộ không học đúng chuyên ngành BHXH
nên khi mới vào làm còn nhiều bỡ ngỡ, mất thời gian đào tạo nên nhiều khi gây
cản trở tiến độ thực hiện công việc.
Vẫn còn tồn tại tình trạng trốn đóng, nợ đọng của các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cố tình gây khó khăn cho cán bộ thu BHXH, ảnh hưởng
không nhỏ tới việc thu BHXH.
Trong quá trình tổ chức, thực hiện, một số quy định, văn bản luật còn
nhiều vướng mắc và bất cập, không có văn bản hướng dẫn rõ ràng; gây khó khăn

trong quá trình thực hiện và hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, đối tượng
tham gia, đối tượng hưởng chế độ.

9


PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH HUYỆN CẨM GIÀNG GIAI
ĐOẠN 2014-2016
2.1 Công tác tuyên truyển thông tin phổ biến chính sách về BHXH.
Trong những năm gần đây, BHXH huyện Cẩm Giàng đã phối hợp nhịp
nhàng, đều đặn cùng Ban tuyên giáo Huyện ủy Cẩm Giàng, Đài phát thanh
huyện, Báo Nhân dân, UBND các xã, thị trấn; các trường mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông trong toàn huyện thực hiện khá tốt công tác
tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tới toàn thể người dân
trong địa bàn huyện. Với chỉ tiêu hết năm 2017,85 % dân số trên địa bàn huyện
tham gia BHYT, 45% dân số tham gia BHXH TN và hết năm 2020 đạt chỉ tiêu
90% dân số tham gia BHYT toàn dân, 50% dân số tham gia BHXH TN. Bằng
những cách thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, BHXH đã đạt được những
kết quả rất khả quan.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2014-2016- giai đoạn với khá nhiều sự thay đổi
về quy trình thực hiện BHXH cũng như những nghĩa vụ và quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm thì BHXH huyện Cẩm Giàng đã liên tục tổ chức các buổi
tuyên truyền, tọa đàm, hướng dẫn thực hiện bảo hiểm xã hội đến từng cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp. Cụ thể:
Năm 2014
Về hình thức tuyên truyền: Trong năm 2014, BHXH huyện Cẩm Giàng đã
tổ chức được 7 buổi tọa đàm trực tiếp tại các đơn vị, doanh nghiệp trên toàn địa
bàn huyện. Kết hợp cùng với Báo nhân dân cho ra được 36 tuần san về các vấn
đề trong BHXH, nêu gương những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác
thực hiện chính sách BHXH.

Nội dung tuyên truyền: Năm 2014 là năm có nhiều sự thay đổi khi Luật
BHXH sửa đổi, bổ sung chính thức được ban hành. Tuy chưa có hiệu lực ngay
thời điểm này nhưng BHXH huyện Cẩm Giàng vẫn đã tuyên truyền những nội
dung thay đổi đó, những thay đổi trong công tác KCB đối với BHYT, những
thay đổi về BHXH tự nguyện, những trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH…
Hướng dẫn cụ thể, chi tiết cách làm thủ tụ hồ sơ, thủ tục tham gia, hồ sơ hưởng
BHXH cho người lao động.
Kết quả đạt được: Tác động được trực tiếp đến người dân cũng như người
lao động về những thay đổi trong Luật, những quyền lợi, nghĩa vụ, của họ khi
tham gia BHXH. Ngoài ra, giải đáp được ngay những thắc mắc của người dân
khi họ muốn tham gia BHXH. Vì vậy mà lượng người tham gia BHYT trong
năm 2014 đã tăng thêm 5.583 người, đạt 95.041 người so với năm 2013 là
89.458 người; BHXH tự nguyện cũng tăng khá đáng kể khi năm 2013 chỉ đạt
10


328 người nhưng đến năm 2014 là 355 người. Đây là những kết quả rất khả
quan trong công tác tuyên truyền tại BHXH huyện Cẩm Giàng.
Năm 2015
Về hình thức tuyên truyền: Tiếp tục áp dụng những hình thức tuyên truyền
của năm trước, tổ chức được 8 buổi tọa đàm trực tiếp với các đối tượng trên toàn
địa bàn huyện; tổ chức đến gặp trực tiếp các doanh nghiệp mới thành lập hay
chuyển từ nơi khác về. Tuy nhiên, có 1 sự đổi mới khi BHXH huyện Cẩm Giàng
áp dụng thêm 1 hình thức tuyên truyền mới đó là kết hợp với Đài phát thanh
Huyện, sử dụng 2 khung giờ vào lúc 5h30p buổi sáng và 17h buổi chiều mỗi
ngày phát đi những nội dung đổi mới trong chính sách BHXH.
Về nội dung tuyên truyền: Trong năm 2015, có 1 sự thay đổi lớn về BHTN
khi nó chính thức có hiệu lực theo Luật việc làm từ 01/01/2015. Vì vậy, nội
dung chủ yếu trong những buổi tuyên truyền và phát đài hằng ngày là những
thay đổi trong BHTN. Tiếp tục truyền tải quyền lợi, lợi ích của người dân khi

tham gia BHXH tự nguyện đối với bản thân, gia đình họ và đối với toàn xã hội.
Kết quả đạt được: Số lượng người tham gia BHYT trong BHYT nhân dân
tiếp tục tăng mạnh. Năm 2015 tăng thêm 2.943 người so với năm 2014. BHXH
tự nguyện cũng tiếp tục tăng thêm, tuy không nhiều những cũng là những kết
quả khả quan trong công tác tuyên truyền của BHXH huyện Cẩm Giàng.
Năm 2016
Về hình thức tuyên truyền: Trong năm 2016, khi Luật BHXH sửa đổi, bổ
sung năm 2014 chính thức có hiệu lực thì BHXH huyện Cẩm Giàng càng tích
cực hơn trong công tác tuyên truyền,thực hiện chính sách BHXH. Cụ thể: tổ
chức được 11 cuộc tuyên truyền, tọa đàm tại các đại lý xã, trường học…; 5 đợt
phát động phong trào tham gia BHXH tự nguyện, BHYT toàn dân; 15 đợt ra
quân đến các cơ quan, doanh nghhiệp để hướng dẫn ghi phát sinh tăng, giảm,
hướng dẫn truy thu BHXH…
Về nội dung tuyên truyền: Tiếp tục truyền đạt các thay đổi trong nội dung,
cách thức tham gia về mặt hồ sơ tham gia, hồ sơ hưởng… Những thay đổi mới
về quyền lợi hưởng trong các chế độ thai sản, hưu trí…trong cả BHXH bắt buộc
và BHXH tự nguyện.
Kết quả đạt được: Số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện tiếp tục
tăng mạnh, năm 2016 có 427 người tham gia BHXH tự nguyện,tăng 78 người so
với năm 2015 là 349 người. BHYT cũng vẫn tiếp tục tăng đều, tăng thêm 11.685
người so với năm trước. Đây là những kết quả rất đáng khen ngợi trong công tác
tuyên truyền của các cán bộ BHXH huyện Cẩm Giàng

11


Nhìn chung, bằng những biện pháp tuyên truyền tích cực, cụ thể, gần gũi
với người lao động mà các năm qua BHXH huyện Cẩm Giàng luôn tăng mạnh
về số lượng người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT. Công tác thực hiện quy
trình tiếp nhận và trả hồ sơ; duyệt chế độ chính sách được diễn ra suôn sẻ, kịp

thời hơn nhờ sự hiểu biết về quy trình thực hiện BHXH được tuyên truyền qua
các buổi tọa đàm cho người lao động. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng được giảm
rõ rệt trên toàn địa bàn huyện.
Có thể thấy công tác tuyên truyền thông tin, phổ biến chính sách BHXH
của BHXH huyện Cẩm Giàng đã, đang và sẽ có những bước tiến vượt trội hơn
trong những năm tiếp theo.
2.2 Tình hình tham gia BHXHBB, BHYT, BHTN.
a. Tình hình tham gia BHXHBB.
Theo thống kê và rà soát trên địa bàn huyện Cẩm Giàng thì những biến
động về số lượng đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXHBB giai đoạn 2014 2016 được thống kê như sau:
Bảng 2.1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Cẩm Giàng
giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị: người
Năm
2014
2015
2016
Số đơn vị SLĐ Số đơn vị SLĐ Số đơn vị SLĐ
Khối loại hình
(đơn vị) (người (đơn vị) (người (đơn vị) (người
Khối DN Nhà
3
411
3
371
3
365
Nước
Khối DN có vốn
20.07

20.77
75
82
84
24.079
DTNN
7
4
Khối DN Ngoài
119
2.556
136
3.154
155
4.415
quốc doanh
Khối HS,Đảng,
63
2.080
83
2.636
83
2.708
Đoàn
Khối ngoài công
20
516
0
0
0

0
lập
Khối hợp tác xã
26
142
26
141
23
132
Khối phường xã,
19
391
19
370
19
381
thị trấn,
Khối khác
0
0
0
0
19
174
Tổng
325
26.173
349
27.446
386

32.254
( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
12


Từ bảng số liệu 2.1 trên ta có thể thấy: Số lượng đơn vị SDLĐ cũng như
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có sự khác tăng
giảm khác nhau qua các năm.
Trong giai đoạn này, số lượng đơn vị SDLĐ và SLĐ không có biến đổi gì
nhiều. Từ năm 2014 – 2016, các khối như DNNQD, DN có vốn DTNN tăng
nhẹ, khối DNNN giảm nhẹ về số lao động, các khối ngành khác hầu như tăng
giảm không đáng kể. Cụ thể:
Khối DNNQD: Năm 2016 tăng thêm 36 đơn vị ( 155 đơn vị) so với năm
2014 (119 đơn vị), tăng gấp 1,3 lần so với năm 2014, chiếm 40,16% trong tổng
số các khối ngành trên địa bàn huyện. Kéo theo đó là sự tăng khá nhiều về số
lượng lao động. Năm 2016, số lao động trong khối ngành này đạt 4.415 người,
tăng 1.859 người so với năm 2014 (2.556 người), tăng 1.7 lần. Đây là một con
số không hề nhỏ trong khối DNNQD nói riêng và toàn thể SLĐ trong huyện
Cẩm Giàng nói chung.
Khối DN có vốn DTNN cũng tăng nhẹ. Năm 2014 có 75 đơn vị thì đến
năm 2016 đã có 84 đơn vị, tăng 9 đơn vị, gấp 1.1lần so với năm 2014. Số lao
động trong khối ngành này cũng tăng đáng kể tương ứng với số đơn vị. Năm
2016, SLĐ tăng thêm 4.072 người, gấp 1.2 lần so với năm2014.
Khối DNNN : Trong khối này lại có sự giảm đáng kể về SLĐ mặc dù số
lượng đơn vị không giảm. Năm 2014, SLĐ là 411 người thì đến năm 2016, SLĐ
chỉ còn lại 365 người, giảm 46 người so với năm 2014 (giảm 1.1 lần).
Khối HC, Đảng Đoàn cũng có sự tăng mạnh về số lượng SLĐ. Năm 2014,
số đơn vị SDLĐ là 63 đơn vị tương ứng với 2.080 người. Năm 2016, số đơn vị
đã tăng thêm 20 đơn vị (83 đơn vị) tương ứng tăng thêm 628người
(2.708người), gấp khoảng 1.3 lần so với năm 2014.

Đặc biệt ở khối ngoài công lập từ năm 2015 trở đi đã giảm hẳn, đang từ
20 đơn vị với số lao động là 516 người trong năm 2014 thì đến năm 2015 trở đi,
khối ngành này đã được cắt giảm hẳn.
Mặt khác, các khối ngành HTX, khối xã phường thị trấn lại tăng giảm
không đáng kể. Theo thực tế, hầu hết là do việc nghỉ hưu của các cán bộ tại khối
xã, phường, thị trấn; ngoài ra, khối HTX trong năm 2016 đã giảm so với 2014
chỉ còn 23 đơn vị, tương ứng với 132 lao động.
Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do:
Đối với khối DNNN: Thực hiện theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày
17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức của toàn quốc nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng,
trong đó có huyện Cẩm Giàng. Vì vậy, số lượng lao động trong khối ngành này
giảm đi là 1 điều dễ hiểu và hợp lí hóa với thực tế.
13


Đối với khối DN có vốn DTNN: Do nền kinh tế của Việt Nam nhìn chung
đang càng ngày ấm dần lên, và thực tế huyện Cẩm Giàng là một huyện có rất
nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế: Nằm dọc theo quốc lộ 5 nối
liền với Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội; nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn
như Đại An, Phúc Điền, Tân Trường… thu hút hàng nghìn lao động qua các
năm. Lãnh đạo tỉnh, UBND các cấp, các ban ngành liên quan cao thẩm quyền
cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng đến sự phát triển của khu vực này, tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi đầu tư tại đây.
Đối với khối DNNQD: Nguyên nhân của con số trên là công tác khai thác
đối tượng tham gia BHXH tại các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH
nhằm khuyến khích họ tham gia BHXH cho tất cả NLĐ thuộc doanh nghiệp
đang được thực hiện khá tốt. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Nhà nước ta
đã có những chủ trương, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về mặt vốn để giảm
thiểu tối đa số lượng doanh nghiệp phá sản, nợ đọng…Tạo mọi điều kiện thuận

lợi nhất cho các doanh nghiệp phát triển.
Khối HS, Đảng Đoàn và khối ngoài công lập có sự thay đổi rõ rệt nhất.
Nguyên nhân là do thực hiện theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh xã
hội về việc sáp nhập, chuyển đổi các trường mần non dân lập thành các trường
mầm non công lập, sáp nhập vào khối ngành HS, Đảng, Đoàn, trực thuộc sự
quản lý của NSNN, hưởng lương theo hệ số quy định của pháp luật
nên từ
ngày 01/01/2015, khối Ngoài công lập dược sáp nhập vào trong khối HS, Đảng,
Đoàn. Vì vậy, số lượng lao động trong các năm này tăng mạnh là điều dễ hiểu,
hợp lí với thực tiễn.
Nhìn chung, nhận thức được tầm quan trọng về đổi mới chính sách
BHXH bắt buộc đối với mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế, để thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đúng và đủ, BHXH
huyện Cẩm Giàng đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế
độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ, với sự nỗ lực đáng ghi nhận luôn chú trọng
phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH bắt buộc đối với NLĐ.
b.
Quản lý đối tượng tham gia BHYT.
BHYT là một chính sách đã xuất hiện từ rất sớm, được Nhà nước đặc biệt
quan tâm và năm 2008 luật BHYT ra đời song hành với lộ trình thực hiện BHYT
toàn dân. Nắm được mục tiêu đó của Đảng và Nhà nước. Cơ quan BHXH huyện
Cẩm Giàng được sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hải Dương, đã đi
vào triển khai thực hiện, tích cực phổ biến chính sách BHYT tới người dân đưa
số người tham gia BHYT trong huyện liên tục tăng qua các năm gần đây. Cùng
với việc gia tăng về số lượng tham gia BHYT, diện bao phủ BHYT trong dân cư
14


cũng liên tục được mở rộng. Diễn biến bao phủ BHYT trong 3 năm gần đây
được thống kê dưới bảng sau:

Bảng 2.2: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHYT giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: Người
Số người tham
Tỷ lệ tham gia
Năm
Dân số
gia BHYT
BHYT (%)
2014

131.730

95.041

72,15

2015

133.050

97.984

73,65

2016

134.960

109.970


81,26

Tổng

399.740

302.995

75,79

( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
Nhìn vào bảng số liệu 2.2 thống kê trên ta có thể thấy số lượng người dân
tham gia BHYT ngày càng tăng cao qua các năm. Cụ thể:
Năm 2014, số lượng người tham gia BHYT đạt 95.041 người trong tổng
số 131.731 người dân, chiếm 72,15%.
Năm 2015, số lượng người tham gia BHYT tăng 2.940 người so với năm
2014 làm cho tỷ lệ tham gia BHYT cũng tăng thêm 1,5% trong tổng 133.094
người dân trên toàn huyện.
Năm 2016, con số này lại tiếp tục tăng thêm 11.685 người làm cho tổng
số lượng người tham gia BHYT năm 2016 đạt 109.669 người, tỷ lệ tham gia đạt
81,26%, tăng thêm 7,81% so với năm 2015.
Nguyên nhân dẫn đến số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng
trên địa bàn huyện là do kết quả khả quan của việc thực hiện Quyết định số
538/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 29/3/2013 Phê duyệt Đề án thực
hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với
mục tiêu trên 70% người dân tham gia BHYT trong năm 2015 và tiến tới đạt
mục tiêu trên 80% vào năm 2020. Tuy nhiên, xét riêng về số lượng người tham
gia BHYT trên địa bàn huyện Cẩm Giàng thì mục tiêu của quyết định này đã đạt
được trên mức mục tiêu đề ra. Đây là một điều đáng khen ngợi trong công tác
vận động tuyên truyền chính sách BHXH của cán bộ BHXH huyện Cẩm Giàng

đối với nhân dân trên toàn huyện.

15


Đặc biệt, trong giai đoạn này có sự mở rộng thêm về quyền lợi tham gia
cho mọi đối tượng, cũng như có nhiều thay đổi trong công tác KCB theo Luật
BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã tác động không nhỏ đến số lượng người
tham gia BHYT, đặc biệt là BHYT nhân dân trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Ngoài ra, với số lượng dân số trong huyện ngày càng tăng cũng khiến cho
số lượng người tham gia BHYT càng nhiều, cùng với ảnh hưởng của công tác
tuyên truyền, vận động tham gia BHYT đã có tác động tích cực đến người dân.
Bên cạnh đó, dưới sự quan tâm của Nhà nước đã đưa ra các chính sách mới, sửa
đổi bổ sung nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân. Do vậy mà số lượng người
tham gia BHYT ngày càng nhiều hơn.
c. Quản lý đối tượng tham gia BHTN.
Đầu năm 2009, BHTN ra đời nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao
động thất nghiệp. Từ 01/ 01/ 2015, BHTN được thực hiện theo luật số
38/2013/QH13, Luật việc làm, quy định cụ thể đối tượng tham gia BHTN bắt
buộc và được tính là một loại hình bảo hiểm riêng và được thực hiện theo quy
định tại Luật viêc làm. Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước
tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam nói riêng và
nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chúng. Hiểu được ý
nghĩa quan trọng đó, BHXH huyện Cẩm Giàng đã tích cực tuyên truyền, vận
động người lao động, người dân tham gia BHTN. Quá trình thực hiện BHTN
được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu thống kê sau:

16



Bảng 2.3: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHTN giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: người
Năm
Khối loại hình
Khối DN Nhà
Nước
Khối DN có vốn
DTNN
Khối DN Ngoài
quốc doanh
Khối HS,Đảng,
Đoàn
Khối ngoài công
lập
Khối hợp tác xã
Khối phường xã,
thị trấn,
Khối khác
Tổng

2014
Số đơn vị SLĐ
(đơn vị) (người

2015
Số đơn vị SLĐ
(đơn vị) (người

2016
Số đơn vị SLĐ

(đơn vị) (người

3

411

3

371

3

365

62

19.91
0

82

20.77
4

84

24.073

35


2.200

136

3.154

155

4.415

57

1.727

83

2.353

83

2.427

20

497

0

0


0

0

3

29

26

141

23

132

0

0

10

12

16

26

0
180


0
24.774

3
5
6
11
340
26.805
370
31.449
(Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)

Nhìn vào bảng số liệu 2.3 trên ta có thể thấy số lượng người lao động
cùng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHTN tăng mạnh bắt đầu từ năm 2015.
Lý giải cho sự tăng trên, ta có thể nói đến đó là kết quả của sự thay đổi
trong Luật Việc làm quy định, mở rộng thêm đối tượng tham gia BHTN,bao
gồm cả “những lao động có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên và áp dụng
với các doanh nghiệp sử dụng từ 01 lao động trở lên” được áp dụng từ
01/01/2015 cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi lợi ích và ý nghĩa
của việc tham gia BHTN. Vì vậy, số lượng người tham gia từ năm 2015 trở đi
tăng vọt đột biến. Cụ thể:
Khối DNNN Và Khối DN có vốn DTNN là 2 khối ngành có số lượng đơn
vị SDLĐ và SLĐ tham gia BHTN bằng với số lượng đơn vị SDLD và SLĐ tham
gian BHXH.
Nguyên nhân là do khối ngành DNNN đều sử dụng lao động là các cán
bộ, công chức, viên chức nên đối tượng này luôn là đối tượng bắt buộc tham gia
17



BHTN nên không có sự thay đổi gì nhiều. Đối với khối DN có vốn DTNN thì
đây là 1 khối ngành phát triển mạnh, các lao động thuộc khối ngành này hầu hết
đều làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc thời hạn từ
đủ 12 tháng nên cũng luôn là đối tượng phải tham gia BHTN ngay từ đầu. Vì
vậy, số lượng tăng giảm ở 2 khối ngành này hầu như là không có.
Khối DNNQD: Trong năm 2016, số lượng đơn vị tham gia là 155 đơn vị
tương ứng với 4.415người. Tăng thêm 120 đơn vị tương ứng với 2.215người so
với năm 2014 chỉ có 35 đơn vị và 2.200người tham gia BHTN. Từ năm 20142016, số lượng đơn vị SDLĐ và SLĐ đã tăng khoảng 3.4lần.
Nguyên nhân là do: Xét theo thực tế tình hình phát triển kinh tế tại tỉnh
Hải Dương nói chung và huyện Cẩm Giàng nói riêng thì trên địa bàn huyện hiện
nay, số lượng các đơn vị doanh nghiệp vừa, và nhỏ chiếm tỉ lệ khá lớn trong
khối DNNQD.Chỉ tính riêng về số đơn vị nhỏ với số lượng dưới 10 lao động thì
đã có tới 109 đơn vị, chiếm 70.32% trong tổng số 155 đơn vị tham gia năm
2016, còn lại là các đơn vị tăng mới. Lý do của số lượng đơn vị dưới 10 lao
động quá lớn như vậy là do trên địa bàn huyện Cẩm Giàng có rất nhiều làng
nghề truyền thống như làng gỗ Đông Dao, nhiều khu vực chuyên canh cây công
nghiệp như cà rốt, dưa hấu…nên việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ để
nhận được nhiều ưu tiên hơn về mặt hỗ trợ vay vốn cũng như tạo mọi điều kiện
để phát triển của Lãnh đạo các cấp là điều không khó nhìn ra.Chính vì vậy, khi
có sự thay đổi về mở rộng đối tượng tham gia BHTN thì các đơn vị này mới
phải tham gia nên số lượng về cả đơn vị và SLĐ đều tăng vọt là điều hiển nhiên.
Khối HS, Đảng, Đoàn: Từ 57 đơn vị với 1.727 người trong năm 2014 thì
đến năm 2016, con số này đã tăng lên gấp 1.3 lần khi số đơn vị SDLĐ là 83 đơn
vị với 2.427 người lao động.
Nguyên nhân là do: Từ năm 2015, khối này sáp nhập thêm khối ngoài
công lập trên địa bàn huyện nên số lượng đơn vị SDLĐ và SLĐ tăng lên khá
nhiều.
Khối HTX cũng đã có những thay đổi đáng kể: Số lượng đơn vị từ năm
2014 đến năm 2016 tăng mạnh. Từ 3 đơn vị (năm 2014) tăng lên thành 26 đơn

vị (năm 2015), tuy nhiên lại giảm mất 3 đơn vị trong năm 2016 nên chỉ còn lại
23 đơn vị (năm 2016). Tương ứng với số lượng đơn vị SDLĐ thay đổi thì số
lượng lao động tham gia BHTN cũng thay đổi theo. Năm 2014, SLĐ là 29 người
thì năm 2015 là 141 người và đến năm 2016 giảm còn 132 người.
Nguyên nhân là do những đơn vị SDLĐ trong khối ngành này cũng chủ
yếu nhỏ hơn 10 lao động. Việc kinh doanh của khối ngành này gặp nhiều khó
khăn trong quá trình xuất đầu ra nên việc ký hợp đồng lâu dài là việc khó khăn,
hầu hết đều là công nhân làm theo thời vụ dưới 3 tháng. Hơn thế nữa, thu nhập
18


của lao động trong khối ngành này tương đối thấp nên vì vậy mà số lượng đơn
vị cũng như SLĐ tham gia BHTN trong giai đoạn này tăng giảm không đều như
vậy.
Đặc biệt, khối phường, xã, thị trấn đã có những số lượng thay đổi khá
nhiều trong chế độ này bắt đầu từ năm 2015 trở đi. Năm 2015, số lượng đơn vị
tham gia là 10 đơn vị, tương ứng với 12 người. Năm 2016, con số này tăng lên
thành 16 đơn vị tương ứng với 26 người.
Nguyên nhân là do: Chủ yếu là do những thay đổi về đối tượng tham gia
trong BHTN cùng với Luật BHXH sửa đổi, bổ sung năm 2014 và có hiệu lực từ
01/01/2016 nên vì vậy mà số lượng các đơn vị cũng như SLĐ trong khối ngành
này cũng tăng lên.
Các khối khác (bao gồm hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác) cũng tăng theo Luật
mới ban hành. Số lượng đơn vị tham gia năm 2015 là 3 đơn vị, tương ứng với 5
lao động. Đến năm 2016, con số này tăng lên với 6 đơn vị tương ứng với 11
người.
Nhìn chung, cùng với thực tế nền kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng
bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vì vậy,việc các doanh nghiệp phá sản,
giải thể xảy ra thường xuyên, thất nghiệp là việc khó tránh khỏi. Việc tham gia
BHTN là một việc làm thiết thực, bảo vệ cho chính bản thân và gia đình người

lao động. Hiểu được ý nghĩa đó nên số lượng người lao động tham gia BHTN
cũng ngày càng tăng.
d. Quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Bên cạnh BHXH BB thì BHXH tự nguyện là một trong những chính sách
an sinh xã hội có ý nghĩa rất sâu sắc giúp đảm bảo cuộc sống ổn định khi về già
cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy qua gần chục năm thực
hiện (2008-2016) thì số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Cẩm Giàng vẫn chưa cao. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu
thống kê sau:
Bảng 2.4: Số liệu thống kê số lượng tham gia BHXHTN
giai đoạn 2014 – 2016
Đơn vị: người
Năm
Số người đã tham gia BHXHTN
Số tiền đã thu(trđ)
2014
355
164
2015
349
206
2016
427
258
Tổng
782
422
( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
19



Qua bảng số liệu 2.4 trên ta có thể thấy số lượng người tham gia BHXH
tự nguyện có sự gia tăng nhẹ qua các năm và khá thấp so với lượng người thuộc
diện có khả năng tham gia. Cụ thể:
Năm 2014: Số lượng người tham gia là 355 người, đạt 45.40% với số tiền
là 164trđ tương đương với 38.86%.
Năm 2015: Số lượng người tham gia giảm 6 người so với năm 2014, chỉ
còn 349 người, chiếm 44.63% trong tổng số 782 người tham gia. Tuy nhiên, số
tiền tham gia lại tăng lên, đạt 206trđ tương đương với 48.82%.
Lý do cho sự tăng giảm trên là do:Trong BHXH tự nguyện , người tham
gia được tự chọn mức đóng cũng như thời gian đóng nên việc ngừng tham gia
do kinh tế gia đình gặp biến cố hay người tham gia có thêm kinh tế thì họ sẽ
tăng mức đóng lên cao hơn là đều không thể tránh khỏi. Vì vậy mà khi số lượng
người tham gia giảm nhưng số tiền đã thu được không hề giảm mà còn tăng lên
Năm 2016: Số lượng người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng khá nhiều
khi tăng thêm 78 người so với năm 2015 chiếm 54.60%, làm cho số tiền đã thu
được cũng tăng lên đáng kể 258trđ tương đương với 61.14%
Tuy vẫn thấp so với tổng số người thuộc diện có khả năng tham gia nhưng
đó cũng là những kết quả rất đáng khích lệ. Bởi thời gian này đã có những thay
đổi tích cực về việc dỡ bỏ quy định “tuổi trần” khi tham gia BHXH tự nguyện,
về quyền lợi cũng như tạo điều kiện hơn về mức đóng cho người tham gia nên
số lượng được tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân của số lượng khá thấp trên ta có thể kể đến thực tế trên địa
bàn huyện Cẩm Giàng có rất nhiều khu công nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác
xã…nên số lượng người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là những đối tượng
đã đóng BHXH bắt buộc nghỉ việc đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng hưu trí nên
khi đủ điều kiện hưởng lương hưu rồi họ sẽ không tham gia nữa.
Do người dân chưa nắm bắt được hết các thay đổi trong chính sách cũng
như quy trình, thủ tục đăng kí khi tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2016
khi đã có một số thay đổi theo Luật BHXH tự nguyện sửa đổi, bổ sung. Cơ quan

BHXH huyện Cẩm Giàng cũng chưa có những biện pháp tích cực, thiết thực
trong việc khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện.
2.3 Công tác cấp sổ, chốt BHXH, thẻ BHYT.
a. Công tác cấp, chốt sổ BHXH.
Cấp sổ BHXH là một trong những quyền lợi đầu tiên của NLĐ tham gia
BHXH, đồng thời cũng là công cụ để thông qua đó việc quản lý đối tượng tham
gia được thực hiện chặt chẽ hơn.Sổ BHXH có tác dụng tạo điều kiện cho NLĐ
thúc đẩy, đôn đốc NSDLĐ nộp BHXH đầy đủ, kịp thời. Do vậy, công tác cấp sổ
20


BHXH luôn được BHXH huyện Cẩm Giàng chú trọng, thực hiện một cách
nhanh chóng, kịp thời.
Bảng 2.5: Số liệu thống kê số lượng cấp sổ BHXH giai đoạn 2014 – 2016.
Đơn vị: sổ
Số lượng sổ đã cấp
Số phôi tờ
SL sổ
Năm
rời đã sử
Tỷ lệ
phải cấp Cấp mới Cấp lại Cấp đổi
dụng
2014
0
0
0
0
0
0

2015
3.943
3.791
24
5
11.682
96,88
2016
8.532
7.622
710
50
19.229
98,24
( Nguồn: BHXH huyện Cẩm Giàng)
Nhìn vào bảng 2.5 trên ta có thể thấy số lượng sổ được cấp ra có những
thay đổi khá rõ rệt. Cụ thể:
Năm 2014, việc cấp sổ BHXH vẫn thuộc phân cấp của BHXH tỉnh Hải
Dương nên BHXH huyện Cẩm Giàng chưa thực hiện nghiệp vụ này.
Năm 2015: Bắt đầu từ tháng 4/2015, BHXH huyện Cẩm Giàng được phân
cấp trực tiếp cấp sổ BHXH cho người lao động. Số lượng sổ trong năm đầu tiên
phải cấp lên đến 3.943 sổ. Trong đó, tổng số lượng sổ được cấp ra là 3.820 sổ,
tương ứng với 11.628 phôi tờ rời đã được sử dụng,chiếm 96,88% trong tổng số
lượng sổ phải cấp.
Năm 2016: số lượng sổ BHXH cấp mới đã tăng rất nhiều, tăng 3.931 sổ so
với năm 2015 (3.791 sổ) trong tổng số 8.532 sổ phải cấp tương ứng với 19.229
phôi tờ rời đã được sử dụng, đạt 98,24%.
Lý do về số lượng sổ tăng mạnh là do khi được phân cấp nghiệp vụ cấp sổ
BHXH về BHXH huyện thì còn một số lượng lớn sổ tồn đọng của các năm trước
do tỉnh chuyển về. Thêm nữa, người lao động trước đây thường gặp khó khăn

trong việc đi lại giải quyết các vấn đề về việc cấp mất, cấp lại sổ BHXH do
hỏng, do sai thông tin thì nay dễ dàng hơn vì gần và khi chia nhỏ ra cho các
huyện cùng thực hiện thì tiến độ giải quyết công việc được thực hiện nhanh
chóng hơn, tạo niềm tin cho người lao động vào BHXH hơn.
Kết quả đạt được của phòng cấp và in sổ BHXH, thẻ BHYT là do có sự
trợ giúp mạnh mẽ từ hệ thống phần mềm hiện đại, cùng máy móc tân tiến đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác duyệt, in sổ BHXH. Một phần lớn là do công
tác tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp cách thức, thủ tục, hồ sơ tham gia BHXH
cho người lao động nên công tác xét duyệt hồ sơ được diễn ra nhanh chóng, tạo
điều kiện tốt cho quy trình thực cấp sổ BHXH.
21


×