Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thanh niên với văn hóa giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.29 KB, 7 trang )

Ở Việt Nam, khi nhắc tới giao thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến số vụ tai
nạn hay số người người tử vong hằng năm. Có rất nhiều nguyên nhân cho những
vụ tai nạn đó, nhưng trên hết là ý thức của người tham gia giao thông, là cách họ
thể hiện văn hóa giao thông của mình.
Vậy “văn hóa giao thông” là gì? Nó có thực sự quan trọng hay không?
Nói nôm na, “văn hóa giao thông” là những thái độ, hành động, cách ứng xử của
mọi người trong khi lưu thông trên đường như không vượt đèn đỏ, không chen
lấn, không vi phạm luật, không đánh chửi nhau trong bất kì tình huống nào, kể
cả khi tắc đường, ngập nước, bị rào chắn... Tôi- 16 tuổi, vừa đủ tuổi để trở thành
một thanh niên, vừa đủ tuổi để có những suy nghĩ chín chắn để tự quyết định
hành động của mình và đóng góp cho đất nước. Do đó, qua bài viết này tôi
muốn được nói lên tiếng nói của mình về vấn đề “văn hóa giao thông” hiện nay.
Chắc hẳn, những câu khẩu hiệu về an toàn giao thông trên đường phố,
trong các cơ quan… không còn là xa lạ đối với mỗi chúng ta. Từ những câu
tuyên truyền có tính chất khô khan, cứng nhắc, cho đến những câu nói “mềm
hóa”, dễ đi vào lòng người: “Cấm phóng nhanh, vượt ẩu”; “Không được chở
quá số người quy định”; “Lái xe bằng cả trái tim”; “Đằng sau tay lái là gia
đình, người thân"…

Những câu khẩu hiệu tuyên truyền thường thấy.

Tuyên truyền là thế, nhưng chúng có thực sự được biết đến? Biết đến là thế,
nhưng chúng có thực sự được hiểu?
Theo như khảo sát của tôi, nhìn chung mọi người đều tỏ ra phân vân và
chưa có một khái niệm rõ ràng nào về “văn hóa giao thông”. Có người bảo thực
hiện tốt luật lệ giao thông là văn hóa giao thông, có người lại bảo nội dung văn
hóa giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói
văn hóa giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông...
Ngay cả khái niệm tôi đưa ra ở trên cũng chỉ mang tính chất “nôm na”. Thế mới
biết, từ khẩu hiệu đến hành động còn có khoảng cách lớn biết chừng nào. Cách
tuyên truyền của chúng ta hiện nay vẫn nặng về khẩu hiệu mà thiếu đi những


hướng dẫn cụ thể. Từ khẩu hiệu cần phải được cụ thể hóa bằng những hướng
dẫn, nhắc nhở, lưu ý hoặc yêu cầu để người tham gia giao thông làm theo...
Chẳng hạn như ở các ngã tư, nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông mà một trong
những nguyên nhân là người tham gia giao thông chưa có thói quen nhường
đường, ai cũng cố chen, cố vượt, đã thế còn nói với nhau những lời lẽ thiếu văn
hóa.


Chính vì thế, một năm nước ta tốn khá nhiều kinh phí vào việc in những
tờ khẩu hiệu tuyên truyền, thậm chí là những áp phích lớn, nhưng số tiền ấy vẫn
không làm giảm đi nhiều số người chết vì tai nạn giao thông. Trong 6 tháng
đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra 10.254 vụ tai nạn, làm 4.320
người chết và 9.116 người bị thương. Tại Kon Tum, năm nay
cũng đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, khiến nhiều người tử vong và
có cả những vụ tai nạn kinh hoàng.

Tai nạn giao thông.

Nhìn lại những điều này, tôi chợt giật mình và tự hỏi: “Trách nhiệm này thuộc
về ai? Do ý thức của người dân hay sự quản lí của nhà nước?”


Với tôi, người tham gia giao thông
chỉ cần thực hiện những hành động đơn
giản, chỉ cần cẩn thận hơn, biết suy nghĩ
cho người khác là đã thể hiện được “văn
hóa giao thông” của mình. Giá như thay
cho những câu khẩu hiệu mang nội dung
chung chung, ở các ngã tư có một lời
nhắc nhở mọi người tự giác nhường

nhịn, thân thiện, hòa nhã thì hay biết
mấy,hay tại các vạch qua đường nên có lời nhắc: “Nhường đường cho người đi
bộ”. Trước kia, trên xe ôtô khách vẫn có khẩu hiệu “Nhường già, nhường trẻ đẹp
đẽ văn minh” . Tuy đó là một phép lịch sự tối thiểu, một cử chỉ văn hóa đời
thường, nhưng nhiều người đã quên hoặc không ý thức được nên cần phải nhắc
lại. Nói đến đây, ta không thể không nhắc đến văn hóa tham gia giao thông của
giới trẻ hiện nay. Bên cạnh nhiều bạn trẻ có ý thức cao trong vấn đề này, vẫn còn
tồn tại rất nhiều học sinh- sinh viên tỏ ra hờ hững, thờ ơ. Chúng ta không còn lạ
khi hằng ngày bắt gặp hình ảnh các bạn học sinh trung học cơ sở sử dụng xe gắn
máy, thiếu an toàn, thậm chí thiếu ý thức trong tham gia giao thông, như: không
đội mũ bảo hiểm hoặc đội thì không đúng quy định (không cài quai nón), chạy
hàng hai, hàng ba… khi có sự việc đáng tiếc, va chạm trên đường thì thay vì
“xin lỗi”, họ lại chọn cách hành xử là dùng “nấm đấm” với nhau. Có những vụ
việc chỉ vì va chạm giao thông nhẹ mà trở thành vụ án nghiêm trọng xuất phát từ
cách hành xử thiếu văn hóa như thế. Điều này có đáng để chúng ta phải suy
ngẫm? Gia đình, nhà trường, “hàng đống” bài tập trên lớp hay áp lực từ những
con điểm số, điều gì đã hình thành nên ý thức của các bạn?
Không những thế, mọi thứ không thể chỉ bị tác động bởi một phía là “văn
hóa giao thông” của người dân. Tôi nghĩ, chúng ta cần phải kể đến “văn hóa
giao thông” của lực lượng đảm bảo trật tự giao thông. Đó là lực lượng Cảnh sát
giao thông. Hồi nhỏ, tôi thường nghĩ Cảnh sát là một nghề nghiệp cao cả, Cảnh
sát là những người công bằng. Khi lớn lên , tôi vẫn nghĩ vậy, nhưng niềm tin của
tôi vào điều ấy đã mất dần bởi một vài bộ phận Cảnh sát giao thông đang ngày
càng “thoái hóa”. Họ dường như chỉ “nhắm” đến những bộ phận “dân lành”, và
giả vờ làm ngơ
trước những đối
tượng nguy hiểm
của xã hội (hay
còn gọi là giang
hồ, đại ca).

Những đầu tóc
xanh, đỏ, tím,
vàng… cứ vô tư
uốn lượn, lạng
lách đánh võng
quanh thành phố,
tiếng nổ của ống pô khiến ai cũng phải rùng
mình.


Song, ngày nay cũng có không ít người thực hiện nghiêm túc luật lệ an
toàn giao thông. Đó là những tấm gương mà chúng ta cần phải noi theo. Ngoài
việc chấp hành đúng, mọi người còn chấp hành “đẹp”. Vậy, chấp hành “đẹp” là
gì? Đó là cách thức mà mọi người cùng nhau thực hiện giao thông một cách
nhiệt tình, tự nguyện. Đặc biệt, một bộ phận giới trẻ năng động, nhiệt huyết còn
nghĩ ra nhiều cách để củng cố, hướng dẫn mọi người cùng nhau trau dồi “văn
hóa giao thông”. Bằng nhiều hành động “rất trẻ” và thiết thực, những hình thức
đó không chỉ mang đến sự thú vị, mang đến những hình ảnh đẹp về một đất
nước an toàn, mà còn đánh vào nhận thức của người dân. Đã có những bạn trẻ
đứng bên vệ đường, cầm những khẩu hiệu được vẽ bằng nhiều màu sắc, có vần
có điệu và dí dỏm, vui tươi, đó là: “Hà Nội - không vội được đâu”, “Đi đúng làn,
thấy thật an nhàn”, “Đi thong thả cho đỡ vất vả”, “Dừng đèn đỏ - chứng tỏ văn
minh”… Hiện nay, nhà nước, trường học cũng đã có những hành động thiết
thực, gần gũi hơn, và đồng thời cũng tạo sân chơi cho học sinh- sinh viên để
nâng cao hiểu biết về “văn hóa giao thông”, như: hoạt động ngoại khóa, vẽ tranh
tuyên truyền, tham gia các cuộc thi viết, tham gia thi Giao thông thông minh qua
Internet…

Hoạt động biểu diễn thời trang đề tài An toàn giao thông.



Đạp xe và vẽ tranh cổ động giao thông.

Bên cạnh một vài bộ phận Cảnh sát giao thông đang dần “thoái hóa”, vẫn còn rất
nhiều tấm gương cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cống hiến hết
mình cho Tổ quốc. Họ thực sự là những con người chính trực và yêu nghề, họ là
những gương mặt tiêu biểu, là không chỉ là gương sáng của lực lượng Công an
Nhân dân, mà còn là của tất cả người dân Việt Nam. Thêm vào đó, họ còn giúp
người dân trong nhiều công việc, như: dọn đá rơi trên đường, đẩy xe chuối giúp
dân, thực hiện ước mơ cho cậu bé bị ung thư… và những người hy sinh khi đang
thực thi nhiệm vụ của mình đã khiến mọi người vô cùng nể phục, tôn trọng.

Cảnh sát giúp người dân bưng vải thiều, tránh kẹt xe.


Cảnh sát giúp người dân thu gom trứng bị vỡ.

Như vậy, chúng ta- những thanh niên Việt Nam, những thanh niên Kon Tum hãy
cùng nhau học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt, có ý thức, nghiêm chỉnh chấp
hành luật lệ giao thông. Hơn nữa, chúng ta có thể học theo cách mà các bạn trẻ ở
khắp nơi trên Tổ quốc đang làm với lòng nhiệt huyết và sáng tạo. Nhà trường
hãy tạo nhiều điều kiện và sân chơi thiết thực hơn để học sinh có thể chia sẻ
những kiến thức về an toàn giao thông. Hiện nay, tại nhiều trường học trên địa
bàn tỉnh Kon Tum đang triển khai mô hình học theo dự án, nhờ đó các nhóm học
sinh- sinh viên có thể cùng nhau làm tình nguyện, như: phối hợp với cảnh sát
giao thông và các lực lượng chức năng tham gia phân luồng, hướng dẫn giao
thông, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; khuyến khích các bạn học sinh đi xe
đạp, xe điện một cách có văn hóa… Đặc biệt, tạo cơ hội cho thanh niên Kon
Tum có những trải nghiệm, như tham gia tuyên truyền, truyền đạt kiến thức về
“văn hóa giao thông” cho các học sinh trường làng, cô nhi viện Vinh Sơn II…

Tôi nghĩ một người có “văn hóa giao thông” chưa hẳn đã xây dựng được “giao
thông văn hóa”, vì vậy hãy cùng chia sẻ kiến thức và cùng chung tay góp sức
làm việc này.
Cuối cùng, tôi mong rằng, mọi người hãy cùng nhau thực hiện đúng “văn
hóa giao thông”. Thể hiện tốt ý thức của mình về giao thông từ những hành động
nhỏ nhặt nhất.
“Cách tốt nhất để dạy đạo đức là khiến nó trở thành thói quen với trẻ em”.
Aristotle.
Hãy thể hiện đạo đức của mình bằng cách thực hiện tốt “văn hóa giao thông”.
Và hãy khiến nó trở thành thói quen của mình.




×