Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.88 KB, 37 trang )

I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Đó là chân lý mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết và khái quát truyền thống
lịch sử của dân tộc ta. Nhờ có đoàn kết mà 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên
mảnh đất không rộng lắm, trình độ phát triển về kinh tế còn thấp kém, nhưng đã
vượt qua bao gian lao, thử thách, chống chọi được với thiên tai, dịch họa, bảo vệ
được giang sơn, bờ cõi, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, và đang chung sức,
xây dựng đất nước.
Để đi đến thắng lợi to lớn ngày nay, cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã trải qua
những khó khăn, thử thách, những khúc quạnh với những ấu trĩ, sai lầm, khuyết
điểm. Hơn ai hết, dân tộc ta hiểu rõ giá trị của sự đoàn kết và quyết tâm làm tất cả
những gì có thể làm được để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kiên quyết
những gì phá hoại, hoặc làm xói mòi, làm suy yếu khối đại đoàn kết này, vì lịch sử
đã cho chúng ta bài học quý giá “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” .Điều đó cắt
nghĩa vì sao mọi thế lực thù địch muốn phá hoại sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc
ta, lại nhằm vào tiêu điểm là phủ nhận, xuyên tạc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn
dân tộc của nhân dân ta, vì đây chính là cuội nguồn, là bảo đảm cho thắng lợi cách
mạng của nước ta, là một động lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước hôm nay,
và mai sau. Đấu tranh để bảo vệ sự vững chắc của khối đại đoàn kết toàn dân, tức là
đấu tranh làm thất bại về căn bản âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta được nâng lên ở tầm cao mới trong thời
đại Hồ Chí Minh, kết tinh thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân
tộc. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh một cách hùng hồn sức sống
mãnh liệt và sức mạnh vĩ đại không gì chiến thắng nổi của tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết toàn dân tộc, và Đảng đã quán triệt sâu sắc tư tưởng đó thành sợi
chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng qua mọi thời kỳ.

Trang 1




Để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong thời kỳ mới, đã
được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và quy định Hiến pháp năm 2013.
Nhiều chủ trương chính sách, cơ chế quản lý mới thông thoáng hơn đã được Đảng,
Nhà nước ta .Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra: “Tiếp
tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy
dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triên kinh tế nhanh, bền
vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính
trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại” . Chủ trương đa dạng hóa các thành phần
kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã khuyến khích và
tạo điều kiện sản xuất kinh doanh. Các chính sách xã hội mới đã góp phần khắc
phục những hậu quả của chiến tranh để lại. Những ngăn cách do chiến tranh để lại
đã được dần dần khắc phục, làm cho tầng lớp xã hội xích lại gần nhau hơn. Những
tiến bộ trong sinh hoạt dân chủ trong xã hội, nhất là những kết quả bước đầu của
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, cải tiến sinh hoạt dân chủ của HĐND các
cấp và Quốc hội ... là những tiến bộ, đã có tác dụng tích cực nhất định đối với tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Những thành tựu của 20 năm đổi mới là to lớn mang ý nghĩa lịch sử, là niềm
tự hào chính đáng của nhân dân ta, nó vừa là tiền đề, điều kiện, vừa là kết quả của
việc tăng cường mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn những
vấn đề làm cho các tầng lớp nhân dân băn khoăn, lo lắng, đó là tăng trưởng kinh tế
chưa vững chắc và chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, chất lượng tăng
trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp do chưa có kế hoạch
lâu dài để phát huy nội lực, hiệu lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế, nhiều vấn
đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt, tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày

càng ngay gắt,cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cuộc cải cách hành chính
chưa đem lại kết quả như mong muốn, cuộc đất tranh phòng chống tham nhũng
kém kết quả ...một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách đối với thành phần

Trang 2


kinh tế với một số vấn đề xã hội ... đều là những yếu tố tác động nhất định đến việc
xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Xã là một xã bãi ngang ven biển nằm về phía Bắc của Huyện, cách trung tâm
hành chính huyện Núi Thành khoảng 03 km về phía Đông Nam. Trong những năm
qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp vận
động, tập hợp quần chúng của mặt trận và các đoàn thể, sự vào cuộc đồng bộ của cả
hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân xã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ: kinh tế tiếp tục phát triển mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng và
trật tự xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện: các sinh hoạt dân
chủ, sinh hoạt văn hóa tinh thần trong nhân dân ngày càng được nâng cao; cơ sở hạ
tầng được đầu tư xây dựng; đường làng ngõ xóm phong quan, sạch đẹp. Nhân dân
tin tưởng và tích cực sáng tạo trong việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối
đổi mới của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết phấn đấu vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố. Đảng bộ nhiều năm
liền đạt trong sạch vững mạnh, đặc biệt được công nhận Đảng bộ trong sạch vững
mạnh tiêu biểu 5 năm liền (2011-2014)
Bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
đã được phát huy, xã , vẫn còn một số tồn tại hạn chế như:
Những khó khăn về kinh tế và phát triển xã hội, những mâu thuẫn về lợi ích
trong một bộ phận nhân dân nhất là hiện tượng tranh chấp đất đai có chiều hướng
tăng lên; những vướn mắc trong quan hệ giữa dân với dân; một số mâu thuẫn phát
sinh ở cơ sở chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm …

Nhận thức rõ tầm quan trọng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự
nghiệp đổi mới của dân tộc, của đất nước nói chung, của xã nói riêng là đòi hỏi và
lý do cấp thiết mà bản thân tôi chọn đề tài: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vì dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” để làm đề tài tốt nghiệp của khóa học.
2/Tình hình nghiên cứu đề tài:
“Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là một đề tài mang tính truyền
thống và lịch sử của đất nước ta, Chủ Tịch Hồ Chí minh và Đảng ta nghiên cứu,
tổng kết, đánh giá ở tầm vĩ mô, bản thân với cương vị Phó Chủ tịch Uỷ ban mặt
trận TQVN xã , phương diện là một học viên Trung cấp lý luận chính trị, xin mạnh
dạn nghiên cứu đề tài này nhằm tổng kết lý luận và đưa ra những giải pháp thiết

Trang 3


thực để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở xã đồng thời đề ra những giải pháp
góp phần xây dựng địa phương theo mục tiêu Đại hội XI đã đề ra “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”.
3/Mục đích nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ thực tiễn và quan điểm của Đảng ta qua các kỳ Đại hội, gần đây
nhất là Đại hội XI, Đảng ta đã xác định:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam;
là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm
thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu xây dựng một
nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏ mặc cảm, định
kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái
với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa,
khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường
đồng thuận xã hội”

Như vậy vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới,
rộng lớn và toàn diện hơn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng thúc đẩy công cuộc đổi
mới, trở thành động lực chủ yếu để phát triển đất nước.
Do vậy, thông qua những vần đề lý luận đã học để làm cơ sở nghiên cứu và
thuyết minh ở phần lý luận chung của đề tài, đồng thời nghiên cứu phân tích, khảo
sát đánh giá tình hình thực tiễn của địa phương để rút ra ưu điểm, khuyết điểm và
bài học kinh nghiệm để phân tích đề tài, qua đó, nêu ra những phương hướng, giải
pháp, những kiến nghị về vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân của xã để
tham mưu và cùng với lãnh đạo địa phương xem xét, vận dụng có hiệu quả trong
thời gian đến.
4/ Giới hạn đề tài:
Đề tài phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là
một vấn đề rộng lớn, toàn diện và bao trùm trên mọi lĩnh vực đời sống của xã hội,
nhưng do khuôn khổ của một tiểu luận, do điều kiện thời gian và năng lực có giới

Trang 4


hạn, bản thân tập trung nghiên cứu lý luận về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân gắn với thực tiễn của xã
5/ Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kèm theo danh mục nguồn tư liệu tham khảo,
nội dung đề tài kết cấu gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về xây dựng củng cố phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân.
Chương II: Thực trạng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân của xã
trong những năm qua.
Chương III: Phương hướng, giải pháp và đề xuất việc phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân của xã trong thời gian đến


I/ PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÂY DỰNG, CỦNG CỐ PHÁT HUY SỨC
MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
I/ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ NIN VỀ VẦN ĐỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC:
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin chỉ rõ: Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định
lịch sử, bởi quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, bảo đảm
sự tồn tại và phát triển xã hội; quần chúng nhân dân là nguồn duy nhất và vô tận

Trang 5


của mọi của cải, tinh thần nhân loại; quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản của
mọi cuộc cách mạng xã hội.
Trong lịch sử xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội với
những cuộc cách mạng đấu tranh giai cấp để phát triển. Trong các giai cấp tầng lớp
nhân dân thì giai cấp công nhân là lực lượng tiên tiến nhất có vai trò quyết định
nhất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội.
Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã chỉ ra rằng: Quần chúng nhân dân là cộng đồng
người hình thành và phát triển cùng với lịch sử của một dân tộc, một quốc gia, vấn
đề dân tộc phụ thuộc vào giai cấp, lập trường của giai cấp quy định sự phát triển
của dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, vấn đề dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt
giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc sẽ góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu
tranh giai cấp của giai cấp công nhân lợi ích của giai cấp công nhân là thông nhất
với lợi ích dân tộc, giai cấp công nhân vừa là bản chất quốc tế, vừa có bản chất dân
tộc. để cuộc đấu tranh giai cấp công nhân thành công thì giai cấp công nhân phải có
chính Đảng lãnh đạo đó là Đảng cộng sản với đường lối đúng đắn để tập hợp đoàn
kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân của dân tộc tạo nên một sức mạnh tổng hợp

của cách mạng, đồng thời biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời
đại để làm cuộc cách mạng vô sản.
II/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ
MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT:
Kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đồng thời kết tinh, tinh
hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Dân là tối thượng”, “Cách mạng là việc chung cả dân chúng
chứ không phải việc một hai người”. Người luôn quan tâm đến vấn đề đoàn kết, vì
đoàn kết là sức mạnh của cách mạng và đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng
và dân tộc ta.
Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là sự thống nhất đồng tâm, hiệp lực
tạo thành một sức mạnh vô địch để thực hiện ý chí, mục đích và lý tưởng chung,
muốn đoàn kết thì phải có tổ chức chỉ huy, do đó Người chỉ rõ:

Trang 6


“Việt minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của dân tộc ta trong lúc này, hãy
ra nhập Việt minh, ủng hộ Việt minh, làm cho Việt minh rộng lớn mạnh mẽ”.
Để tập hợp lực lượng sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, người kêu gọi: “Đồng
bào kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Nai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các
dân tộc tiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
* Về phương pháp đoàn kết Người nói:
“Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi, năm ngón tay cũng có
ngón ngăn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy
triệu người có có người thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng
dõi của tổ tiên ta, nên ta phải khoan hồng đại độ ta phải nhận rằng đã là con cháu
lạc hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những người đồng
bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình nhân ái mà cảm hóa họ, có như thế mới

thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Để thực hiện mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng và của cả dân tộc Người
khuyên cần phải mở rộng và củng cố hơn nữa lực lượng đoàn kết, đoàn kết dân tộc,
đoàn kết nhiều tầng lớp nhân dân, đoàn kết quốc tế ... Người khẳng định:
“Về mặt trận dân tộc thống nhất, chúng ta cần mở rộng và củng cố hơn nữa,
từ Nam đến Bắc, ai là người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì
chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ dù từ trước đến nay họ đã theo phe nào
Đoàn kết là lực lượng vô địch.
Lực lượng đoàn kết đã giúp cách mạng tháng Tám thành công.
Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi.
Lực lượng đoàn kết sẽ động viên nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực
hiện hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ trong cả nước”.
Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã trở thành
chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và ngày càng ngời sáng như ánh mặt
trời.

Trang 7


III/ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ XÂY DỰNG CỦNG CỐ PHÁT
HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC:
1/Quan điểm của Đảng ta về xây dựng củng cố phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập:
Ngay từ khi mới thành lập Đảng ta đã xác định vai trò tiên phong lãnh đạo giai
cấp vô sản. Đồng thời phải thu phục lãnh đạo cho được đại đa số dân cày để làm
thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đai địa chủ và phong kiến, bên cạnh đó, Đảng phải
hết sức liêm lạc với tiểu tư sản, trí thức trung nông, lợi dụng tầng lớp phú nông,
trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng, đồng thời tuyên
truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới ... đó
chính là quan điểm đầu tiên của Đảng về tập hợp lực lượng đoàn kết để đấu tranh

chống kẻ thù chung, giải phóng dân tộc.
Tiếp thu và phát triển lý luận Chủ nghĩa Mác - Lê nin và vai trò sứ mệnh lịch
sử của quần chúng, trong thời kỳ này Đảng đã thành lập Mặt trận dân tộc thống
nhất Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Qua các giai đoạn của cách
mạng Đảng đã chủ trương thay đổi tên gọi của Mặt trận cho phù hợp với tình hình,
đồng thời có những hình thức về biện pháp mới về tổ chức để tập hợp, đoàn kết
rộng rãi các tầng lớp nhân dân, liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa
bình thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
trong thời kỳ đổi mới:
Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã được Đại hội VI của
Đảng tổng kết thành bài học lịch sử trong đó nổi bật là 2 bài học lớn: Lấy dân làm
gốc và kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, thực hiện đoàn kết
quốc tế, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc đã được nâng lên một tầng cao mới.
Đến Đại hội VII, Đảng ta chủ trương mở rộng khối đại đoàn kết, trước hết là
mở rộng nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm công nhân, nông dân,
trí thức đặt lợi ích dân tộc và lợi ích con người lên hàng đầu, coi đó là xuất phát

Trang 8


điểm của các chính sách, là cơ sở xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
trong thời kỳ mới.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm trên,
đồng thời đề ra các chính sách cụ thể đối với các dân tộc trong nước, nhằm tạo ra
những động lực mới thúc đẩy phong trào cách mạng của nhân dân.
Tiếp tục cụ thể hóa và nâng cao hơn tầm vóc của chủ trương đại đoàn kết Đại
hội IX của Đảng ta đã khẳng định chủ trương và mở rộng biên độ của đại đoàn kết
toàn dân tộc, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế,
mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài

Đảng, người đang công tác và người về hưu, mọi thành viên trong mọi gia đình dân
tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài.
Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu Chủ nghĩa xã hội, Hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành TW khóa IX đề ra bốn quan điểm như sau:
Một là: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là: Đại đoàn kết toàn dân tộc lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất
của Tổ quốc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm
điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành
phần, giai cấp xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương
lai.
Ba là: Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăn no lợi ích thiết thực,
chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hòa lợi
ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội; thực hiện dân chủ gắn liền với giữ
gìn kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, không ngừng bồi dưỡng,
nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tinh thần

Trang 9


tự lực, tự cường xây dựng đất nước; xem đó là động lực củng cố và phát triển khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bốn là: Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị
mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp,
hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước có
ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Tiếp tục cụ thể hóa và làm rõ hơn nữa biện pháp, hình thức chủ trương, chính
sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Đại hội X của Đảng ta đề ra các quan điểm như sau:
Một là: Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là
nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là: Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị
mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức Đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp,
hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Ba là: Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đường lối và chính
sách, liên hệ mật thiết với nhân dân.
Bốn là: Thực hiện đồng bộ các chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm phát
huy dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng
dân cư) và giữ vững kỷ cương trong xã hội.
Đoàn kết tiếp tục được khẳng định:
Trong Hiến pháp năm 2013, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc được kế thừa
từ các bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến của nước ta và phát huy mạnh mẽ, được
quy định một cách cụ thể trong nhiều điều. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc được ghi
nhận trong Hiến pháp 2013 cũng là quan điểm nhất quán mà Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân

Trang 10


tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam
hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá
bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp
nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân
tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan
dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng
cường đồng thuận xã hội".
Tại Điều 5 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "1. Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc
bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc
gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,
giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền
thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính
sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số
phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trở thành đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã và
đang từng bước được hiện thực hóa trong quá trình cách mạng.
Chính vì thế, cùng với quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc,
các dân tộc ở Việt Nam cũng được giải phóng, quyền bình đẳng
giữa các dân tộc được khẳng định; đời sống kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục, y tế... của các dân tộc thiểu số được từng bước
nâng cao, an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm
vững chắc. Đó là những thành tựu không thể phủ nhận của cách
mạng Việt Nam, nó hiện thực hóa mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc khóa XI đề ra: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến
bộ


Trang 11


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN CỦA XÃ TRONG NHỮNG NĂM QUA
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC
MẶT TRẬN XÃ TRONG NHỮNG NĂM QUA:
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của xã :
Xã là một xã bãi ngang ven biển nằm về phía Bắc của Huyện Núi Thành,
cách trung tâm hành chính huyện Núi Thành khoảng 03 km về phía Đông Nam.
Ranh giới xã được xác định như sau:

Trang 12


-Phía Đông giáp với xã Tam Quang, Tam Hải
-Phía Tây giáp với xã Tam Hiệp
-Phía Nam giáp với Thị trấn Núi Thành
-Phía Bắc giáp với xã Tam Hiệp
Với dân số 1787 hộ và 6.036 khẩu, xã được chia thành 6 thôn, gồm: Đông
Xuân, Đông Mỹ, Đông Bình, Đông An, Thuận An, Hoà An và 48 tổ đoàn kết. Nghề
nghiệp chủ yếu là Ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp và dịch vụ khác.

BẢNG THỐNG KÊ
TÌNH HÌNH DÂN SỐ XÃ
Tính đến tháng 09/2015
(Bảng biểu thu thập từ văn phòng HĐND – UBND xã )
TT


Thôn

Dân số
Hộ

Ghi chú

Khẩu

1

Đông Xuân

205

623

2

Đông Mỹ

295

1.067

Trang 13


3


Đông Bình

230

751

4

Đông An

345

1.218

5

Thuận An

265

836

6

Hoà An

447

1.541


1.787

6.036

Tổng cộng

- Đa số người dân sống bằng nghề ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm
65%, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ khác chiếm 35%. Đời sống nhân dân tương
đối ổn định, từng bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 9,19%
- Tình hình kinh tế xã hội địa phương có xu hướng phát triển, ổn định cụ thể:
a/ Về kinh tế:
- Khai thác hải sản: Tổng số phương tiện trên địa bàn xã 54 chiếc, công suất
32.053CV; giảm 5 chiếc, giảm 2.105CV so năm 2013. Sản lượng khai thác
12.397/11.000 tấn, đạt 112,7% kế hoạch năm (tăng 1.895 tấn so với năm 2013); giá
trị sản lượng 234,25 tỷ đồng (tăng 58,2 tỷ đồng so với năm 2013).Trong đó:
+Nghề mực sản lượng ước đạt 11.594/10.500 tấn, đạt 110,4% KH, tăng 930
tấn so năm 2013; giá trị sản lượng 214,52 tỷ đồng.
+Nghề khác, sản lượng 803/500 tấn, đạt 160,6%KH, giá trị sản lượng 19,75
tỷ đồng.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích 170ha, nhân dân đã thả nuôi 145 ha
(đạt 85,2% diện tích nuôi), các hộ nuôi chủ yếu theo hình thức xen canh, nuôi
lồng ghép; sản lượng thu hoạch ước đạt 36 tấn, giá trị sản lượng ước đạt 4,3 tỷ
đồng. Nhìn chung nuôi trồng thủy sản đạt thấp do nhân dân thả nuôi vụ 1 bị dịch
bệnh xảy ra trên diện rộng.
- Lĩnh vực nông nghiệp:
+ Trồng trọt:Tổng diện tích gieo trồng cả năm 351,7ha. Tổng sản lượng cả
năm 914,9/850 tấn, đạt 107,6% kế hoạch, tăng 22,6 tấn (tăng 2,53% so với năm
2013).
+Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm là: 9.672 con, tăng 655 con so với
2013. Trong đó: đàn trâu, bò là 483 con (tăng 64 con); đàn heo là 516 con (tăng

54con); đàn gia cầm là 8.673 con (tăng 537 con).
Dịch bệnh gia súc, gia cầm trên đàn xảy ra ít hơn năm trước, đã tổ chức tiêm
phòng cho gia súc: đàn trâu, bò là 411/483 con, đạt 85% (tăng tăng 21,6% so năm
2013). Tổ chức tiêu độc khử trùng ở khu vực chợ, ổ dịch thôn Hòa An và các khu
vực lân cận ổ dịch.

Trang 14


- Thương mại, dịch vụ:
Tình hình thương mại dịch vụ trên địa bàn xã hoạt động hiệu quả, ngày càng
nhiều công ty, xí nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán…, đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng; các tổ chức chính trị xã hội, giáo dục, y tế đảm bảo nguồn
hoạt động của từng đơn vị. Tổng giá trị ước tính 26.256.763.600 đồng.
- Giao thông - Thuỷ lợi:
+ Giao thông: Đã tập trung huy động các nguồn để thực hiện kế hoạch khắc
phục sửa chữa các tuyến đường giao thông bị hư hỏng trên 50 triệu đồng phục vụ
cho nhân dân đi lại thuận lợi, các tuyến đường liên thôn hiện nay đã được khép kín
bêtông hoá
+ Thuỷ lợi: Hệ thống kênh mương được đảm bảo cho việc sản xuất
Nông nghiệp đã đưa 100% giống lúa lai vào sản xuất, năng xuất bình quân ổn
định từ 8 tấn/ha/năm trở lên.
- Chăn nuôi phát triển manh đàn gia súc, tuy nhiên do dịch bệnh giá giống con
vật nuôi đắt lên đang được duy trì giữ đàn gia súc hiện có.
b/ Về văn hóa xã hội
- Giáo dục: Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, cơ sở vật chất
được tăng cường đáp ứng nhu cầu dạy và học, các hoạt động giáo dục có chuyển
biến tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nâng cao chất lượng
dạy và học, duy trì phổ cập bậc Tiểu học và THCS. Ba trường đều giữ vững trường
chuẩn Quốc gia :

Trường THCS: Tổng số học sinh đầu năm 431 em đến cuối năm giảm 5 em,
trong đó bỏ học 3 em (tỷ lệ 0,69%). Học sinh giỏi 94 em, đạt tỷ lệ 21,8%; khá 150
em, tỷ lệ 34,8%; tốt nghiệp đạt 100 %.
Trường Tiểu học: Tổng số học sinh đầu năm 520 em, cuối năm giảm 2 em
(do chuyển trường). Trong đó: Học sinh xuất sắc 259 em, tỷ lệ 50%; Tiên tiến 129
em, tỷ lệ 24,9%; Hoàn thành chương trình tiểu học lớp 5 đạt 100%;
Trường Mẫu giáo: Tổng số cháu cuối năm học 306 cháu (Công lập 260
cháu). Bé khoẻ, bé ngoan đạt 100%;
Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, hằng năm đều có học sinh thi học
sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện đạt giải: Trường THCS Phan Châu Trinh đạt 04 giải
cấp tỉnh, 31 giải cấp huyện, Trường TH Lê Hồng Phong đạt 11 giải cấp huyện.
- Y tế, DSGĐ – TE:
- Y tế: Duy trì tôt các chương trình y tế Quốc gia, làm tốt công tác vệ sinh
phòng dịch; vệ sinh an toàn thực phẩm, đã tiến hành tổ chức kiểm tra trên 22 cơ sở.
Tích cực trong công tác phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân; chất lượng khám
chữa bệnh được nâng lên, tổng số lần khám 9612 lần (tăng 2.428 lần so với cùng kỳ
năm 2013); Công tác tuyền truyền và thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
Trang 15


sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện thường xuyên. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng
nước sạch 95,1%.
- Công tác DSKHGĐ: Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, công tác
truyền thông, lồng ghép dịch vụ đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 2
tuổi 6,84% , dưới 5 tuổi 9,17% (giảm 1,02% so năm 2013), trẻ em suy dinh dưỡng
thấp còi 14,74% (giảm 1,22% so cùng kỳ).
- Văn hoá, thể thao và truyền thanh:
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ngày càng nâng lên về chất lượng.
Trong nhiều kết quả đạt được, đáng lưu ý là phong trào xây dựng gia đình văn hoá,
tộc họ văn hoá, tổ đoàn kết tiên tiến xuất sắc được đẩy mạnh, triển khai có chất

lượng và hiệu quả; các phong trào, các mô hình gắn với cuộc vận động luôn được
triển khai và làm mới làm cho cuộc vận động đi vào thực chất có chất lượng, đáp
ứng được yêu cầu cuộc sống đặt ra. Trong đó có các mô hình như: “KDC thực hiện
hài hoà xoá đới giảm nghèo và bảo vệ môi trường”, đặc biệt UBMT xã đã vận động
thực hiện thành công mô hình không rãi vàng mã tiễn đưa người chết được nhân
dân đồng tình ủng hộ rất cao đã góp phần làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường,
cảnh quan môi trường được xanh sạch đẹp, ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân
được nâng lên đáng kể; đó là mô hình “Tộc họ tự quản không có người vi phạm
pháp luật”; đó là việc nâng cao chất lượng tổ đoàn kết với việc nâng cao tiêu chí
và bổ sung những tiêu chí mới để công nhận TĐK tiên tiến, xuất sắc; các mô hình
tự quản của TĐK, chi hội đoàn thể không có người vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn
xã hội, không sinh con 3+ được triển khai và đăng ký rộng khắp, năm 2013 toàn xã
có 08 tộc đăng ký xây dựng tộc họ văn hoá, trong đó có 06 tộc được công nhận
danh hiệu tộc văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá, Tổ đoàn kết tiên tiển, xuất sắc hằng
năm đều tăng ,năm 2014 với kết quả có 1524/1782 gia đình đạt gia đình văn hoá
(đạt 86%, tăng 2% so với năm 2013); có 5 Tộc họ văn hoá, có 5 thôn được xã đề
nghị huyện phúc tra công nhận thôn văn hoá, 15 tổ đoàn kết xuất sắc, 14 tổ đoàn
kết tiên tiến.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì. Tổ chức
được 05 đêm văn nghệ do thôn Đông Xuân và Đông Mỹ, Đông Bình tổ chức mừng
đảng đón xuân, 02 Trường THCS Phan Châu Trinh và Mẫu giáo Sao Mai tổ chức
nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút đông đảo phụ
huynh học sinh và nhân dân đón xem và ủng hộ phong trào. Các ngành, đoàn thể xã
tổ chức hội thi, giao lưu nhằm kỷ niệm ngày truyền thống của ngành; Ban chỉ đạo
hoạt động hè tổ chức giải bóng đá thiếu niên xã thành công tốt đẹp; tổ chức thành
công giải bóng chuyền nam, hội trại, chương trình nghệ thuật “ 50 năm những chặn
đường vinh quang”chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng xã Kỳ Xuân (nay
là xã ) (07/11/1964-07/11/2014).

Trang 16



2/ Những thuận lợi và khó khăn về công tác Mặt trận của xã trong những
năm qua:
a/ Thuận lợi:
Được sự quan tâm lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ, quan tâm lãnh chỉ đạo
bằng Nghị quyết hằng năm, 06 tháng, quý và hằng tháng. Sự phối hợp ngày càng
hiệu quả của chính quyên, sự chủ động, tích cực của các tổ chức thành viên, sự nỗ
lực, tâm huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận từ xã đến thôn, đặc biệt là
sự quan tâm ủng hộ đồng thuận cao của nhân dân xã nhà.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, triển khai thực hiện các cuộc vận
động, phong trào: “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” “Ngày vì người nghèo”,
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”,
“hưởng ứng xây dựng nông thôn mới” v.v... đã trở thành chìa khóa mở ra những
hành động thiết thực nhất đối với mọi người, đối với cộng đồng, và Mặt trận là cơ
sở để tập hợp, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện tốt.
Các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đã tác động tích cực đến phát triển
KT - XH của địa phương, nhân dân tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, tinh
thần đoàn kết cộng đồng khu dân cư ngày càng được nâng lên
b/ Khó khăn:
-Việc tập hợp nhân dân vào tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể,
các tổ chức thành viên vẫn còn nhiều khó khăn, còn nhiều lúng túng trong việc đề
ra nội dung, cách làm phù hợp với yêu cầu tập hợp, vận động quần chúng trong tình
hình mới; chưa có nhiều hình thức, biện pháp thích hợp và hấp dẫn để thu hút đông
đảo các lực lượng xã hội tham gia vào tổ chức. Chất lượng một số phong trào, một
số cuộc vận động chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chưa tương xứng với tiềm
năng và sức mạnh nội lực trong nhân dân.
-Hoạt động giám sát của mặt trận , các thành viên thời gian qua mặc dù có
kết quả tích cực hơn, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số hoạt
động giám sát của MTTQ xã chậm được triển khia như: hoạt động phản biện xã

hội, giám sát cán bộ công chức ở KDC...
-Công tác tuyên truyền giáo dục của MTTQ và các tổ chức thành viên, nhất
là việc giáo dục nhận thức về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường
mặt trận dân tộc thống nhất vẫn chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Hoạt
động của MT và các tổ chức thành viên còn nặng về hoạt động hành chính, khuôn

Trang 17


mẫu, thụ động...công tác đầu tư nghiên cứu, tổ chức thực hiện chưa thật tốt, còn
bộc lộ sự qua loa, hình thức trong một số hoạt động, phong trào cụ thể.
-Cán bộ mặt trận cơ sở năng lực trình độ còn hạn chế. Điều kiện hoạt động
còn nhiều khó khăn. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở KDC đem lại những kết quả và chuyển biến tích cực song chất lượng và hiệu quả
chưa đạt được như mong muốn.
II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VỀ XÂY DỰNG, CỦNG CỐ PHÁT HUY
SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CỦA XÃ TRONG NHỮNG NĂM
QUA:
1. Tăng cường tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân
dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương
Phát huy vai trò của MTTQ trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi
các tầng lớp nhân dân, xây dựng sự đồng thuận trong xã hội, những năm qua MT
đã triển khai nhiều hình thức đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân, có nhiều
việc làm thiết thực nhằm không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, trách nhiệm và quyền làm chủ của nhân dân; chủ động đề xuất góp ý với
Đảng, Chính quyền xây dựng chủ trương chính sách theo yêu cầu phát triển chung
của xã, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực hiện tốt chức năng giám sát
MTTQ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật ở cơ sở, hướng mạnh các hoạt
động về cộng đồng dân cư, tổ chức tốt nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi
đua yêu nước trong nhân dân, sinh hoạt dân chủ trong xã hội được mở rộng, nhiều

mâu thuẫn phát sinh được khắc phục, lợi ích chung được tôn trọng.
Đã mở rộng tổ chức, tăng thêm 02 thành viên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội CCB...giữ vững khối liên minh và cộng đồng trách
nhiệm trong MTTQ, có nhiều đóng góp tích cực trong việc triển khai thực hiện các
chương trình hành động của MTTQ; Hội NCT, Hội CTĐ, Hội Khuyến học, Hội tù
yêu nước...tiếp tục có sự gắn kết chặt chẽ với UBMT trong việc triển khai thực hiện
chương trình công tác Hội, tham gia giải quyết nhiều vấn đề dân sinh, dân trí ở cơ
sở. Nhìn chung, các tổ chức hội, đoàn thể trong những năm qua có nhiều đổi mới
mạnh mẽ về hình thức tập hợp và vận động nhằm thu hút ngày càng rộng rãi các
tầng lớp nhân dân, gắn bó được đoàn viên hội viên vào tổ chức, số lượng đoàn hội
viên không ngừng tăng, 5 năm qua các tổ chức thành viên đã vận động kết nạp mới
2450 hội viên, qua đó triển khai có kết quả nhiều phong trào quần chúng ở cơ sở.
UBMT xã tiếp tục có nhiều hình thức tập hợp, phát huy vai trò của các cá
nhân tiêu biểu, người có uy tín...tham gia các hoạt động của MTTQ làm cho hiệu
quả và phạm vi của MT được mở rộng và nâng cao. Quan hệ giữa MTTQ xã với tổ
chức tôn giáo, các vị chức sắc...tiếp tục có bước phát triển. Các vị chức sắc đã có

Trang 18


sự tham gia và đóng góp tích cực vào tổ chức và phong trào MT ở địa phương nhất
là các hoạt động nhân đạo, từ thiện, XĐGN...
Mặt trận xã cùng với cấp uỷ đảng và chính quyền chăm lo cuộc sống của
nhân dân, nhất là các tầng lớp, các nhóm xã hội gặp nhiều khó khăn trong cuộc
sống, những lúc thiên tai hoạn nạn.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức hằng năm vào dịp 18/11
thực sự là ngày hội của toàn dân, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng tình
hưởng ứng. Thông qua ngày hội tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu
nước, yêu quê hương, sức mạnh khối đoàn kết toàn dân ở công đồng dân cư, tạo sự
đồng thuận xã hội, làm cho mối quan hệ trong nhân dân, giữa nhân dân với cán bộ

đảng viên ở từng KDC thêm bền chặt động viên toàn dân hăng hái tham gia xây
dựng quê hương ngày càng phát triển .
2. Động viên nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu
nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ KT - VH - XH - ANQP và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.
MTTQ xã cùng các tổ chức thành viên đã có nhiều cố gắng động viên nhân
dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là các
cuộc vận động lớn do UBTƯMTTQVN phát động, góp phần thực hiện thắng lợi
các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị ở
địa phương:
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” tiếp
tục triển khai với nhiều hình thức, nội dung và cách làm phong phú hiệu quả. Cuộc
vận đồng “Ngày vì người nghèo” tiếp tục được thực hiện có hiệu quả luôn nhận
được sự quan tâm và hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, các ngành đoàn thể và
đơn vị doanh nghiệp, kết quả vận động năm sau cao hơn năm trước. Phương thức
huy động cũng được đa dạng hoá, ngoài huy động trong nhân dân với nhiều hình
thức khác nhau thì BVĐ tâp trung vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm
trong và ngoài xã, tổ chức các sự kiện bằng sân khấu hoá để huy động quỹ...do vậy
mà hằng năm huy động quỹ đều vượt từ 125% trở lên.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được UBMT
xã phối hợp cùng với các tổ chức thành viên, các ngành tổ chức tuyên truyền sâu
rộng trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức, viết bài
tuyên truyền, tuyên truyền trực quan bằng pano, áppích, xây dựng và phát các tờ rơi
thông qua các cuộc họp của TĐK, KDC, tại chợ... thông qua các đợt tuyên truyền
UBMT cũng tiến hành điều tra xã hội thì hầu hết nhân dân và cán bộ đều thể hiện
sự đồng lòng, nhất trí và tích cực hưởng ứng dùng hàng Việt Nam. Hiện nay trong
việc mua sắm đa số người dân mua hàng do Việt Nam sản xuất hoặc sản xuất trên
lãnh thổ Việt nam đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, thúc đẩy

Trang 19



sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nội địa trên địa bàn và của cả
nước.
Các tổ chức thành viên còn chủ động tổ chức các phong trào, cuộc vận động
để huy động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện các cuộc vận
động của Mặt trận có hiệu quả như: Đoàn thanh niên với phong trào “hiến máu tình
nguyện”, “ngày chủ nhật xanh”, “Đội thanh niên xung kích ngày công giá rẽ”...Hội
nông dân với phong trào thi đua sản xuất giỏi, xây dựng nông thôn mới, “Nông dân
với van hoá đồng ruộng”... Hội PN với phong trào Phụ nữ tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, mô hình “nuôi heo đất”, CLB “ bảo vệ
và phát triển rừng ngập mặn”, “tổ phụ nữ thu gom rác thải”...; Hội cựu chiến binh
với phong trào làm đường GTNT, mô hình “nuôi heo đất”...; Hội NCT với phong
trào Người cao tuổi nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ...
3. Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh,
giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Hệ thống mặt trận đã tích cực tham gia, đóng góp vào quá trình chuẩn bị và
tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tổ
chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về ý nghĩa của đại hội thông
qua đài truyền thanh, tổ chức các buổi sinh hoạt tại khu dân cư, phát động thi đua
đặc biệt chào mừng đại hội, tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào
các báo cáo của đại hội và nhân sự đại hội đảng bộ xã lần thứ 14. Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Nghị quyết 06 và
Chỉ thị 03 của Bộ chính trị được UBMT và các tổ chức thành viên thực hiện đồng
bộ và có hiệu quả, hằng năm tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến cho cán bộ,
đảng viên ở KDC trong quá trình thực hiện cuộc vận động. Tổ chức các hội nghị để
nhân dân đóng góp cho cán bộ, đảng viên thực hiện Nghị quyết TƯ4 về “ Một số
vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”.
Trong cuộc bầu cử HĐND các cấp và bầu cử Quốc hội khoá 13 MTTQ xã

đã phối hợp tổ chức thực hiện tốt những nội dung trong công tác bầu cử: tuyên
truyền các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri liên quan đến công tác bầu cử, đảm bảo
chủ trì đạt kết quả tốt các bước của quy trình bầu cử, tham gia giám sát quá trình
bầu cử và vận động cử tri đi bầu cử đạt tỷ lệ cao, đảm bảo dân chủ đúng luật, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan dân chủ.
Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn, hội viên và
nhân dân được chú trọn. Những năm qua công tác giám sát và phản biện xã hội
theo quy định của pháp luật được MTTQ và các tổ chức thành viên quan tâm thực
hiện với nhiều việc làm thiết thực, kịp thời phản ảnh tình hình đời sống, tâm tư
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, kiến nghị với Nhà nước giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quản lý điều hành, trong việc triển khai và thực thi các
nhiệm vụ kinh tế - văn hoá - xã hội - ANQP của địa phương; giám sát và tham gia

Trang 20


giải quyết khiếu nại, tố cáo cả công dân kịp thời, có hiệu quả , bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng của người dân; tổ chức cho nhân dân góp ý cho cán bộ công chức và
lực lượng CA xã , xây dựng các ban giám sát của cộng đồng. Coi trọng công tác
hoà giải ở cơ sở, UBMT phối hợp với chính quyền thường xuyên cũng cố, kiện
toàn và bồi dưỡng kiến thức cho tổ hoà giải ở KDC nên chất lượng hoà giải đạt
hiệu quả cao đã góp phần đáng kể vào đảm bảo TTATXH, tình làng nghĩa xóm
được giữ vững.
Ban TTND tiếp tục được kiện toàn củng cố về tổ chức và nâng cao chất
lượng hoạt động đã góp phần giải quyết có hiệu quả nhiều vấn đề phát sinh ở địa
phương cơ sở trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật..., trong
việc thực hiện quy chế dân chủ; phát hiện và kiến nghị xử lý, điều chính các sai
phạm v v...Góp phần quan trọng vào việc ổn định trật tự an toàn xã hội, vận động
nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, hạn chế đơn thư vượt
cấp.

3/ Một số thành tựu chung từ sự phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
xã trong thời gian qua:
- Về kinh tế đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đời sống kinh tế nhân dân ngày
càng nâng cao, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,19%
-Về văn hoá: 6/6 khu dân cư phát động thôn văn hoá, 8 tộc phát động tộc văn
hoá trong đó có 6 khu dân cư đều được công nhận thôn văn hoá cấp huyện, 6 tộc
được công nhận tộc văn hoá.
- Về Giao thông: các tuyến đường liên thôn được khép kín bêtông hoá, tuyến
đường chính được mở rộng 8m, trán nhựa, các tuyến đường liên thôn được mở rộng
6m
- Về an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững ổn định, nhân dân đoàn kết, tin
tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, quyết tâm phấn đấu xây dựng Đảng, chính
quyền trong sạch vững mạnh.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1.Ưu điểm
Có nhiều đổi mới về phương thức, nội dung và đem lại hiệu quả trong công
tác tuyên truyền, vận động đa dạng hoá các hình thức tập hợp đoàn kết các tầng lớp
nhân dân, ý thức chấp hành chủ trương , pháp luật được nâng lên. Phối hợp tổ chức,
triển khai được nhiều mô hình, các cuộc vận động với những cách làm mới được
nhân dân đồng tình hưởng ứng rất cao tạo nên phong trào thi đua yêu nước rộng
Trang 21


khắp và hiệu quả. Thể hiện được vai trò của Mặt trận trong giám sát và phản biện
xã hội, trong nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ở địa
phương vững mạnh, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Phương thức hoạt động của mặt trận có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, hiệu
quả hoạt động của BCTMT, TĐK được nâng lên; hệ thống mặt trận xã thường
xuyên được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhìn chung, công tác mặt trận và hoạt động của mặt trận xã nhiệm kỳ VI tiếp

tục duy trì sự ổn định và không ngừng phát triển, đáp ứng cơ bản, yêu cầu nhiệm
vụ chính trị được giao; góp phần quan trọng vào việc không ngừng củng cố và phát
huy khối đoàn kết toàn dân, thúcđẩy các phong trào quần chúng thi đua yêu nước
nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - văn hoá - xã hội - ANQP của xã
nhà. Những năm qua, được UBMT huyện đánh giá là đơn vị có hoạt động xuất sắc
trong phong trào thi đua của huyện với nhiều bằng khen của Trung ương, tỉnh,
huyện
2. Tồn tại, hạn chế
-Việc tập hợp nhân dân vào tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn
thể, các tổ chức thành viên vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều lúng túng trong việc
đề ra nội dung, cách làm phù hợp với yêu cầu tập hợp, vận động quần chúng trong
tình hình mới; chưa có nhiều hình thức, biện pháp thích hợp và hấp dẫn để thu hút
đông đảo các lực lượng xã hội tham gia vào tổ chức. Chất lượng một số phong trào,
một số cuộc vận động chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chưa tương xứng với
tiềm năng và sức mạnh nội lực trong nhân dân.
-Hoạt động giám sát của MT, các thành viên thời gian qua mặc dù có kết quả
tích cực hơn, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số hoạt động
giám sát của MTTQ xã chậm được triển khia như: hoạt động phản biện xã hội,
giám sát cán bộ công chức ở KDC...
-Công tác tuyên truyền giáo dục của MTTQ và các tổ chức thành viên, nhất
là việc giáo dục nhận thức về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tăng cường
mặt trận dân tộc thống nhất vẫn chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Hoạt
động của MT và các tổ chức thành viên còn nặng về hoạt động hành chính, khuôn
mẫu, thụ động...công tác đầu tư nghiên cứu, tổ chức thực hiện chưa thật tốt, còn
bộc lộ sự qua loa, hình thức trong một số hoạt động, phong trào cụ thể.
-Cán bộ mặt trận cơ sở năng lực trình độ còn hạn chế. Điều kiện hoạt động
còn nhiều khó khăn. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở KDC đem lại những kết quả và chuyển biến tích cực song chất lượng và hiệu quả
chưa đạt được như mong muốn.
3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế:

- Nguyên nhân về thành công

Trang 22


+ Công tác mặt trận không ngừng được tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ
đảng; ngày càng được sự quan tâm phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền; sự
phối hợp hành động của các tổ chức thành viên và sự hưởng ứng tích cực của các
tầng lớp nhân dân .
+ Tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương tuy còn nhiều khó khăn nhưng về cơ
bản được ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng giữ vững đem
lại lòng tin vững chắc trong các tầng lớp nhân dân. Ý thức trách nhiệm, lòng yêu
nước của nhân dân tạo nên sự đồng thuận xã hội làm cho khối đoàn kết toàn dân
ngày càng bền vững tạo nên những thuận lợi cơ bản cho công tác vận động, tập hợp
của Mặt trận.
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và Ban Công tác Mặt trận các khu
dân cư đã có nhiều nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn trong việc đổi mới
phương thức hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; hướng mạnh hoạt động
về cơ sở, đi vào những vấn đề cụ thể, thiết thực của nhân dân, địa phương nên được
hệ thống chính trị và nhân dân ủng hộ.
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
+ Nhận thức về vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong nhiệm vụ
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo quan điểm, đường lối của Đảng có lúc, có
nơi chưa được toàn diện và sâu sắc, vai trò nhân dân làm chủ thông qua Mặt trận
chưa được phát huy, làm cho Mặt trận chưa làm tròn vai trò đại diện cho quyền và
lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân. Việc thực hiện Kết luận 62, ngày 0812-2009 của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội" còn biểu
hiện giao khoán cho Mặt trận, thiếu đôn đốc, kiểm tra thực hiện của hệ thống chính
trị.
+ Những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường; những khó khăn về

kinh tế, xã hội của địa phương; việc giải quyết chậm trể những tồn tại, bức xúc của
người dân ... làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, gây khó khăn cho công
tác tập hợp, đoàn kết nhân dân.
+ Việc thực hiện cơ chế phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức
thành viên trong UBMTTQVN xã cũng như giữa chính quyền với Mặt trận có lúc,
có nơi chưa được chặt chẽ, kịp thời
+ Cán bộ Mặt trận còn hạn chế về năng lực tổ chức, thực hiện nhiệm vụ. Còn
nhiều lúng túng trong đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận cơ sở, chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra.
4. Những bài học kinh nghiệm:

Trang 23


- Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Niềm tin của nhân dân, sự đồng thụân xã hội là nhân tố đảm bảo
phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
KTXH,ANQP ở địa phương.
- Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, thường xuyên có sự lãnh chỉ đạo
của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp cộng đồng trách nhiệm của chính quyền, hướng dẫn
của Mặt trân cấp trên, đồng thời có sự chủ động nhạy bén, kịp thời đề ra các
chương trình hành động cụ thể phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân.
- Không ngừng đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận
chú trọng đi vào những vấn đề, lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là những công việc liên
quan trực tiếp đến quyền lợi chính đáng, thiết thực của người dân. Không ngừng
thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, lực lượng xã hội tham gia vào các phong
trào của Mặt trận.
- Phát huy vai trò các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu, lực lượng nòng
cốt...nhằm huy động trí tuệ, khả năng của nhiều ngành, nhiều người tham gia vào

công tác MT. Đặc biệt là vai trò cán bộ đảng viên KDC. Đẩy mạnh các phong trào
thi đua gắn với việc làm tốt công tác khen thưởng, kịp thời động viên biểu dương
những tập thể cá nhân xuất sắc.
- Xây dựng, cũng cố hệ thống mặt trận nhất là Ban CTMT, tổ đoàn kết đảm
bảo chất lượng và hiệu quả.

Trang 24


CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT VIỆC PHÁT HUY
SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA
XÃ TRONG THỜI GIAN ĐẾN
Tiếp tục khai thác những thuận lợi, phát huy thành tích đã đạt được, đồng thời
khắc phục khó khăn, tồn tại trong công tác mặt trận xã nhà trong những năm qua,
tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang, về những thành quả đạt được của xã
nhà; với niềm tin tưởng và quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân, tôi xin đề ra
phương hướng, mục tiêu trong thời gian đến:
I.PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
Tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, ý
chí tự lực, tự cường, mở rộng và nâng cao sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành
vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch hằng năm; không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của MT, các tổ chức thành viên theo chức năng, nhiệm vụ cùng cấp
uỷ Đảng, chính quyền xây dựng xã nhà ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nguyện vọng chính đáng của các
tầng lớp nhân dân.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU.
- 6/6 KDC triển khai có hiệu quả cuộc vận động TD ĐKXD ĐSVH ở KDC
gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng gia đình

văn hoá, TĐK tiên tiến xuất sắc. Phấn đấu hằng năm tỷ lệ GĐVH tăng trên 2% số
hộ đạt GĐVH, trên 75% TĐK đạt tiên tiến, xuất sắc, 50% trở lên đạt KDC văn hoá,
không có KDC, TĐK yếu kém. 6/6 Ban CTMT hoạt động khá, tốt. Mỗi năm phát
động thêm 01 tộc văn hoá.
- Hằng năm phối hợp tổ chức ít nhất 5 đợt tuyên truyền đến địa bàn TĐK,
KDC chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về khối đại đoàn
kết toàn dân.
- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động ngày vì người nghèo và các cuộc vận
động do cấp trên phát động. Hằng năm vận động quỹ người nghèo vượt chỉ tiêu,
mở rộng nội dung, hình thức giúp đỡ cho hộ nghèo; phối hợp cùng xã nhà hoàn
thành đề án xoá nhà ở tạm, xuống cấp nặng cho hộ nghèo, hộ chính sách.
- 100% KDC, TĐK triển khai đầy đủ, hiệu quả các phong trào, các chương
trình đề án trọng tâm của MTTQ như: phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ; phong

Trang 25


×