Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích chiến lược marketing sản phẩm smart phone của sony ericson và các đối thủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.67 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING SẢN PHẨM
SMART PHONE CỦA SONY ERICSON VÀ CÁC ĐỐI THỦ

Lựa chọn 1 doanh nghiệp, phân tích chiến lược Marketing của 2
đối thủ cạnh tranh ( mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với doanh
nghiệp)
- Giới thiệu về doanh nghiệp
- Phân tích theo 4P
- Phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ cạnh tranh
- Có so sánh với chiến lược Marketing DN lựa chọn
Mô hình 4P(sản phẩm product, giá price, kênh phân phối place, xúc
tiến thương mại hay truyền thông promtion) là mô hình truyền thống trong
chiến lược marketing. Sản phẩm, Giá bán, Phân phối, Xúc tiến thương mại. Bất
kỳ một doanh nghiệp nào, ở giai đoạn nào để đảm bảo thành công trong lĩnh
vực mà mình lựa chọn đều phải thực hiện chuẩn 4 chính sách theo mô hình 4P.
Trong phạm vi bài kiểm tra hết môn của mình, tôi xin chọn lựa ba thương
hiệu điện thoại di động nổi tiếng hiện nay với chiến lược Marketing trong giai
đoạn 2000-2010 để phân tích đó là: Nokia, Samsung, Sony Erison
Có thể nói, trong thời đại ngày nay thông tin liên lạc là vô cùng quan
trọng và đôi khi nó đóng vai trò quyết định để thành công trong tất cả các lĩnh
vực. Một thông tin nhanh, gọn, chính xác sẽ giúp cho mỗi người chúng ta nói
chung, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp...nói riêng sẽ tiếp nhận, phân tích,
xử lý thông tin chính xác, từ đó sẽ có được các quyết định sáng suốt nhất, đúng
đắn nhất trong công việc. Vì thế mà chiếc điện thoại nói chung là vật dụng có
thể nói vô cùng quan trọng và khó có thể thay thế trong việc cung cấp, trao đổi
thông tin.
Tuy nhiên, thật sự hữu tích và tiện dụng chúng ta phải nói đến chiếc điện
thoại di động, chúng ta có thể liên lạc với nhau ở bất kỳ đâu,ở bất cứ thời điểm
nào. Và nhắc đến điện thoại di động, trên thế giới chúng ta không thể không biết
đến các thương hiệu điện thoại di động vô cùng nổi tiếng như Nokia, như Sony
Erison, như Motorola, như Samsung… và gần đây nhất các thương hiệu mới ra


đời như Lenovo, Q-mobie… đã giúp cho thị trường điện thoại di động càng trở
nên phong phú, đa dạng và giúp đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người
tiêu dùng hiện nay.
1


*Doanh nghiệp được lựa chọn ở đây là thương hiệu Sony Erison
Được thành lập năm 2001 từ sự liên doanh của công ty Sony Nhật Bản và
Ericsson của Thuỵ Điển, Sony Ericssion đang tiến vào thế kỷ 21. Từ lúc thành
lập, công ty đã kết hợp sự nổi tiếng về chất lượng và mẫu mã của Sony với danh
tiếng về nhà sáng tạo trong ngành kỹ thuật của Ericsson. Còn bây giờ nó đi theo
hướng tự xây dựng mình như một thương hiệu điện thoại di động hấp dẫn và
sáng tạo nhất thế giới.
Để phát triển thương hiệu và cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng,
Sony Ericsson đang được nâng đỡ bởi 2 công ty mẹ. Năm 2005, Sony Ercisson
nhận thêm thương hiệu Walkman từ Sony để mở rộng sản phẩm cho khách hàng.
Máy nghe nhạc Walkman đã phát triển trong lĩnh vực của riêng mình, nó mang
đến cho khách hàng trải nghiệm về âm nhạc di động. Với máy nghe nhạc nổi
bật, bộ nhớ có thể mở rộng và dễ dàng chuyển nhạc vào phần mềm, walkman
nhanh chóng trở thành sự lựa chọn tiêu dùng về âm nhạc di động.
Năm 2005 Sony Ericsson bán được 51.2 triệu điện thoại trên toàn thế giới, tăng
lên từ 42.3 triệu từ năm 2004, chắc chắn rằng năm 2005 là năm tốt nhất cho
công ty. Đó chính là thành công của sự ra đời điện thoại Walkman đầu tiên trên
thế
giới,
w800i
vào
ngày
12/8/2005.
Năm 2006, Sony Ericsson tiếp tục với hình ảnh di động truyền thống của mình

bằng việc cho ra đời tên Cyber-shot từ Sony. Cái điện thoại Cyper-shot đầu tiên
xuất hiện từ mùa hè năm 2006 và sẽ làm nổi bật camera 3.2 mega Pixel cũng
như là đảm bảo chất lượng hình ảnh tuyệt hảo từ điện thoại di động.
Có thể nói tuy được thành lập năm 2001 dưới sự kết hợp của 2 đại gia trong làng
giải trí SONY ERICSSON đã tạo được uy tín đáng kể. Đây là hãng điện thoại có
bước nhảy nhanh nhất.
Nói đến các thương hiệu điện thoại nổi tiếng trên thế giới, chúng ta có
thể thấy bên cạnh thương hiệu Sony Erison thì Nokia và Samsung là những đối
thủ cạnh tranh rất mạnh.
* Vài nét về tập đoàn Nokia.
Trong suốt 138 năm thành lập và phát triển, Nokia từ một hãng sản xuất
giấy đã trở thành một tổng công ty cung ứng nhiều sản phẩm công nghiệp và
hàng tiêu dùng và hiện nay là một trong những tập đoàn viễn thông đứng hàng
đầu thế giới về truyền thông di động. Năm 1966 tập đoàn Nokia được thành lập
từ sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan: Nokia company là nhà máy chuyên sản


xuất bột gỗ làm giấy thành lập năm 1865; Finnish Rubber Works Ltđ là nhà máy
chuyên sản xuất ủng cao su, lốp xe và các sản phẩm cao su công nghiệp và tiêu
dùng khác thành lập năm 1898; và Finnish cale Works nhà cung cấp dây cáp cho
mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại thành lập năm 1912. Nokia tập trung
vào các sản phẩm không dây và cố định, với 129.746 nhân viên làm việc ở 120
quốc gia, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 41 tỷ
euro với lợi tức 1,2 tỷ euro năm 2009.
* Vài nét về tập đoàn Samsung.
Được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có
nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn
Samsung, trước đây là khối kết ("Jaebeol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn
thế giới và chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn
bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt

vải, làm thức ăn, v.v.
Một khía cạnh được đề cập đến trong hệ thống tập đoàn của Samsung là
sản phẩm điện thoại di động, mặc dù mới tiếp cận vào lĩnh vực sản xuất và cung
cấp sản phẩm điện thoại di động, bên cạnh đó mặt hàng này không phải là thế
mạnh vốn có của tập đoàn và thương hiệu, tiếng tăm của sản phẩm này quá nhỏ
bé so với những hãng điện thoại di động đang hấp dẫn nguời tiêu dùng khắp
hành tinh như Nokia hay Sony Ericsson...nhưng nhờ có chiến lược phát triển
nguồn nhân lực và áp dụng các thành tựu kỹ thuật công nghệ hiện đại và các tiện
ích, cụ thể năm 2004 tập đoàn đã chi 4.800 tỷ Won (4,1 tỷ USD) để đầu tư cho
phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lược marketing đúng đắn của tập
đoàn trong lựa chọn thị trường... và thực hiện các chính sách về giới thiệu quản
bá sản phẩm, tiếp thị, khuyến mãi, các dịnh vụ bán sản phẩm đến các dịch vụ
sau bán hàng...
Tập đoàn đã tài trợ cho giải bóng đá ngoại hạng Anh 50 triệu bảng
trong 5 năm và cũng như tài trợ cho nhiều sự kiện thể thao lớn của thế giới, với
sự kết hợp nhuần nhuyễn và chính xác trong từng khâu, từng giai đoạn thực hiện
trong chiến lược của mình mà các sản phẩm của tập đoàn Sam sung nói chung
và mặt hàng điện thoại di động nói riêng đã tạo được sức hấp dẫn với những đặc
điểm riêng đã biệt tạo nên một sức sống mới của sản phẩm Sam sung trong sự
lựa chọn của khách hàng. Qua đó đã cho tập đoàn thu được những khoản lợi
nhuận khổng lồ, doanh số bán hành thường xuyên được nâng cao đạt trung bình


18% năm kể từ năm 2000 đến nay, cụ thể năm 2004 doanh thu đạt 55,2 tỷ USD;
năm 2010 lên ngần 100 tỷ USD.
* Phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ.
Như chúng ta đã biết trong thực hiện chiến lược Marketing của các doanh
nghiệp thì không có gì khó khăn hơn là phải canh tranh với một đối thủ hùng
mạnh đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường với thị phần áp đảo. Để có dữ
liệu và cơ sở phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ trong bài tập này tôi

xin lựa chọn 2 tập đoàn là Nokia và Sony Ericsson.
>Hãng Sony Ericsson được thành lập khoảng thời gian 10 năm, với chiều
dài thời gian đó chưa phải là khoảng thời gian lâu dài trong lịch sử tồn tại và
phát triển của các tập đoàn hay các hãng tên tuổi lớn của thế giới, nhưng với
Sony Ericsson thì đây có vẻ như một sự khác biệt bởi ở họ có một tầm nhìn rộng
và đầy sáng tạo trong việc xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn,
đặc biệt trong đó hãng đã áp dụng và thực hiện thành công chiến lược Marketing
vượt trội đã thực sự tạo ra một sự phát triển tuyệt vời và điều đó đã làm lên một
tên tuổi lớn hành đầu thế giới với thương hiệu sản phẩm điện thoại Sony
Ericsson.
Để có thành quả thần kỳ đó hãng Sony Ericsson đã đề ra rất nhiều chiến
lược và kế hoạch tổng thể để xây dựng và phát triển, nhưng trong phạm vị bài
này tôi xin đề cập và phân tích một số khía cạnh về việc thực hiện chiến lược
Marketing của hãng Sony Ericsson. Nhằm thực hiện tốt chiến lược Marketing
của mình Hãng xây dựng và triển khai đồng bộ nhiều chính sách, trong đó chính
sách sản phẩm được hãng đặc biệt coi trọng và lấy đó làm cơ sở để triển khai
đồng bộ các chính sách Marketing khác, để thực hiện chính sách sản phẩm của
mình hãng tăng cường phát triển và áp dụng tích hợp những công nghệ hiện đại,
tiện ích vào sản phẩm, nhất là không ngừng phát huy ra những công nghệ tiên
tiến để thu hẹp khoảng cách với các hãng khác đồng thời tạo ra những công
nghệ có tính vượt trội để tạo sự bứt phá trước các đối thủ cạch tranh.
Cùng với phát triển mạnh mẽ về công nghệ thì chất lượng sản phẩm cũng
không ngừng được tăng cường đảm bảo chất lượng cao coi đó là uy tín sống còn
của hãng, đồng thời để thực hiện đồng bộ chính sách này hãng đã rất coi trọng
đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm với rất nhiều chủng loại phong phú về kích
thước, hình dáng, phong cách, màu sắc thẩm mỹ để khách hàng có nhiều sự
chọn lựa...


Bên cạnh coi trọng chính sách sản phẩm, thì chính sách giá đã được hãng

rất coi trọng và được triển khai áp dụng linh hoạt trong toàn bộ quá trình từ khi
hình thành sản phẩm đến khi sản phẩm ra thị trường như thực hiện các qui trình
giảm chi phí sản xuất, phân phối sản phẩm... đồng thời tạo ra một số loại sản
phẩm có giá thành cao thấp khác nhau trên cùng một thị trường và giữa các thị
trường, sản xuất ra các sản phẩm phụ để khách hàng có thể lựa chọn theo khả
năng tài chính của mình, xây dựng các chính sách giá ưu đãi, khuyến mãi, chiết
khấu và các dịch vụ... để tạo sự hấp dẫn với các đại lý phân phối và nhất với
khách hàng, trong thực hiện chính sách giá cả của mình, Sony Ericsson luôn tạo
ra sự gắn kết giữa chính sách giá với các chính sách khác một cách đồng bộ, hài
hoà, vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận của hãng và đảm bảo được giá cả cạnh
tranh và đáp ứng được khả năng tài chính nhu của khách hàng trong lựa chọn sử
dụng sản phẩm của Sony Ericsson.
Chính sách phân phối đã được hãng Sony Ericsson thường xuyên coi
trọng, việc thực hiện tốt chính sách này sẽ giúp cho hãng tạo được giá thành
cung cấp sản phẩm cạnh tranh, tạo ra được phương thức hiệu quả để phân phối
từ sản xuất đến khách hàng có thể thoả mãn được cho khách hàng có nhu cầu
một cách kịp thời, chính sách phân phối cũng là cơ sở để giữ được thị trường và
mở rộng chiếm lĩnh thị trường...Xuất phát từ những yêu cầu đó Hãng đã áp dụng
nhiều cách thức cung cấp sản phẩm một cách hợp lý cho các thị trường như quản
lý tốt các kênh phân phối có hiệu quả, ký kết mở rộng các kênh phân phối
mới...để thực hiện phân phối có hiệu quả mà không đội chi phí quá cao hãng đã
đưa ra nhiều phương án kết hợp, các phương án khuyến khích các đại lý phân
phối nhằm tạo cho việc phân phối được linh hoạt, kịp thời.
Chính sách xúc tiến thương mại cùng với chính sách sản phẩm của Sony
Ericsson được coi là nhân tốt có tính cốt lõi và trọng yếu nhất trong quá trình
triển khai và thực hiện chiến lược Marketing của mình trong bối cảnh thị trường
các sản phẩm cạnh tranh nhau khốc liệt. Nhận thức được điều đó trong quá trình
phát triển của tập đoàn trong những năm qua, hãng luôn phát huy những uy tín
về chất lượng và những thế mạnh rất riêng về sản phẩm của mình, nhất là khai
thác sử dụng thương hiệu sản phẩm nối tiếng để không ngừng quản bá xúc tiến

thương mại cho sản phẩm mang nhãn hiệu Sony Ericsson.
Quảng cáo đã được Hãng sử dụng và phát huy tối đa bằng việc Hãng đã
xây dựng một chính sách quản cáo đồng bộ, qui mô, tạo ra những sản phẩm
quảng cáo độc đáo, những nét riêng có của Sony Ericsson. Hoạt động quảng cáo


đã được thực hiện với sức mạnh của hệ thống truyền thông và những địa điểm lý
tưởng có sức hấp dẫn cho quảng cáo...Việc xây dựng các mối quan hệ công
chúng là điều kiện thuận lợi để hãng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá
thương hiệu về sản phẩm của Sony Ericsson như hãng đã tài trợ cho nhiều hoạt
động thể thao quốc tế và nhiều hoạt động giải trí khác nổi bật của thế giới, Sony
Ericsson là nhà tài trợ nhãn hiệu toàn cầu cho hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA), và
làm việc với hiệp hội để quảng bá các chuyến du đấu ở hơn 80 quốc gia.
Qua một vài phân tích trên ta có thể nhận thấy cùng với việc thực hiện tốt
các chiến lược trong sản xuất kinh doanh và hệ thống chiến lược Marketing,
trong đó có việc áp dụng và thực hiện thành công những chính sách trong sản
phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại của sản phẩm Sony Ericsson đã
tạo lên một tập đoàn quốc tế lớn mạnh mang thương hiệu Sony Ericsson với số
nhân viên trên toàn thế giới khoảng 8000 người, với tỷ lệ tăng trưởng rất cao
hàng năm là 43%, tập đoàn Sony Ericsson đã trở thành công ty bán điện thoại có
mức tăng trưởng nhanh nhất vào quí 3 năm 2006, điều đó đã giúp tập đoàn này
đạt được mức lợi nhuận đứng thứ 2 thế giới sau tập đoàn Nokia.
>Với tập đoàn Nokia để không ngừng xây dựng tập đoàn duy trì và phát
triển lớn mạnh, tập đoàn đã tập trung thực hiện chiến lược Marketing với nhiều
chính sách táo bạo và đầy tham vọng trong việc duy trì và tăng thị phần để
chiếm lĩnh thị trường, điều đó được thể hiện ngay từ khi Nokia bắt đầu sản xuất
điện thoại di động “cầm tay” và Nokia đã bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ
nghịch với kích thước của điện thoại ngày càng thu nhỏ. Đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào, sản phẩm luôn là trung tâm, là tiêu điểm. Từ những thập niên 90,
Nokia đã tập trung vào những thiết kế mang tính cấp cao và đổi mới công nghệ

để trở thành công ty hàng đầu thế giới về những thiết bị liên lạc bằng di động.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự dẫn đầu trong thị trường điện thoại di
động đã cho phép Nokia liên tục thay đổi nhận thức truyền thống về điện thoại
di động-“Human Technology” (Tạm dịch: Công nghệ nhân loại) này đã dẫn đến
việc sản xuất những sản phẩm hiện đại, không những làm thỏa mãn mà còn làm
cho cuộc sống của người sử dụng trở nên phong phú hơn và có thể nói ngày nay
thiết kế điện thoại di động của Nokia được xem là một chuẩn mực mới cho các
hãng sản xuất điện thoại trên thế giới.
Nokia là liên kết mọi người – mang đến cho mọi người cái họ cần và
những thứ họ thấy quan trọng. Cho dù bạn là người yêu nhạc, thợ ảnh, nhà thiết


kế, doanh nhân chuyên nghiệp hay nhà làm phim thành công, Nokia đã phát
triển những thiết bị di động hỗ trợ cho cuộc sống của tất cả mọi người.
Nokia đã làm việc hết mình để nâng cao năng suất và cuộc sống của mọi
người bằng việc cung cấp những sản phẩm an toàn, dễ sử dụng. Tính quan trọng
trong thiết kế điện thoại của Nokia là dễ sử dụng: bề mặt sản phẩm thì dễ định
hướng, các phím số thì dễ sử dụng, và kích cỡ, hình dáng thì tiện nghi và phù
hợp – tất cả đã làm tăng sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Nokia như là
một thương hiệu. Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên
vào năm 1987, Nokia đã trở thành một nhà tiên phong về công nghệ. Điện thoại
Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ
thông tin trên Internet và bao gồm cả quay phim đa chức năng.
Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của chức
năng điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia
máy tính truyền thông đạt hiệu quả cao, đem đến các dịch vụ di động bao gồm:
internet, âm nhạc di động, và cả quay phim hình ảnh, email và game.
Điện thoại Nokia dòng Eseries cũng được mong chờ xuất hiện trên thị
trường vào năm 2006, với những giải pháp được tận dụng như email di động
dành cho doanh nhân. Nokia cũng dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc

di động- điện thoại di động Nokia đầu tiên với chức năng bao gốm máy MP3
được cho ra mắt vào năm 2002. Từ đó, chức năng âm nhạc đã trở thành thứ cố
định trong dòng điện thoại Nokia – dẫn đầu là điện thoại N91, với khả năng
chứa 3000 bài hát.Trong năm 2005, Nokia đã bán được hơn 45 triệu điện thoại
di động có gắn máy nghe nhạc kĩ thuật số đa chức năng, điều này làm cho Nokia
trở thành nhà sản xuất lớn nhất toàn cầu về thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số.
Thiết kế cũng là lĩnh vực quan trọng của thương hiệu Nokia. Cách đây
gần một thập niên,hầu hết màu sắc của điện thoại di động là màu đen.Sau đó,
Nokia đã giới thiệu các nắp di động có màu sắc đa dạng và lập tức điện thoại di
động trở thành một sản phẩm thời trang.Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu
tượng được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion Collections) – bộ
sưu tập được thiết kế để làm đẹp cho khuynh hướng sàn diễn thời trang hiện nay.
Cùng với thực hiện chính sách sản phẩm của mình Nokia cũng tiến hành
đồng bộ các chính sách về giá sản phẩm; phương thức phân phối và xúc tiến
thương mại. Về chính sách giá Nokia đã có những bước đi linh hoạt trong việc


tạo ra các chủng loại sản phẩm có các loại giá khác nhau để bất cứ khách hàng
nào mến mộ thương hiệu Nokia đều có khả năng mua sản phẩm điện thoại của
Nokia, trong đó Nokia phân khúc ra những sản phẩm giá cao cho nhưng khách
hàng cao cấp và những sản phẩm có mức giá trung và cả sản phẩm có mức giá
thấp để sẵn sàng thu hút đông đảo khách hàng trong việc mua sử dụng sản phẩm
của Nokia...bên cạnh đó Nokia cũng tạo ra nhiều chính sách ưu tiên cạnh tranh
để thu hút khách hàng như khuyến mãi, hoặc các sản phẩm phụ của Nokia kèm
theo...
Chính sách phân phối của Nokia cũng được triển khai thực hiện để cạnh
tranh thị trường cũng như vươn tới các thị trường tiềm năng, để thực hiện tốt
chính sách này, Nokia đã có các chiêu thức quản lý thị trường phân phối linh
hoạt, đề ra các biện pháp tối ưu trong phân phối sản phẩm đảm bảo giảm chi phí
nhưng vẫn đáp ứng được mục phân phối sản phẩm nhanh chóng và rộng khắp

các thị trường, và việc phân phối của Nokia còn gắn với việc lựa chọn và khả
năng liên kết gữa các thị trường với việc phân phối sản phẩm...
Chính sách xúc tiến thương mại được Nokia xác định là một chính sách
có tính chủ chốt và quan trọng hàng đầu, bằng việc nhất quán thực hiện khẩu
hiệu “ Nokia connecting People”, Nokia đã xây dựng những chính sách xúc tiến
thương mại lớn với rất nhiều tham vọng và kèm theo những khoản đầu từ tài
chính không nhỏ để thực hiện nhằm duy trì và phát triển thị trường, đồng nghĩa
với tiếp tục duy trì và chiếm giữ thị phần trên thị trường ngày càng lớn trong bối
cảnh cạnh tranh quyết liệt của thị trường toàn cầu.
Nokia đã không ngừng nâng cao và phát triển nguồn nhân lực hùng mạnh
để cung cấp cho việc tiếp thị tại các thị trường toàn cầu của Nokia, việc tuyên
truyền quản cáo thông qua sức mạnh của truyền thông với những đặc điểm và
đặc tính hấp dẫn của thương hiệu Nokia và còn nhiều cách thức quảng cáo ở các
mức độ và tầng nấc khác nhau đã không ngừng gia tăng về sự tiếp nhận và ủng
hộ mạnh mẽ của khách hàng cho Nokia. Với những chính sách xúc tiến thương
mại mạnh mẽ và hiệu quả đó đã tạo cho Nokia được công nhận rộng rãi bời
người tiêu dùng là sản phẩm nổi tiếng được coi như là nhãn hiệu có tính nguyên
bản và thống trị thị trường.
> Trên cơ sở phân tích một vài nét về chiến lược Marketing của hai đối
thủ Sony Ericsson và Nokia trong phạm vi chính sách sản phẩm; giá cả; phân
phối và xúc tiến thương mại. Ta có thể nhận thấy Sony Ericsson và Nokia là


những tập đoàn lớn hàng đầu của thế trong một số thương hiệu sản phẩm và một
trong những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng ấy là điện thoại di động Sony
Ericsson và Nokia, để duy trì và không ngừng nâng cao thương hiệu sản phẩm
đó của mình, cả Sony Ericsson và Nokia đã phải đầu tư rất nhiều công sức tiền
của để xây dựng và triển khai các chiến lược sản xuất kinh doanh và đặc biệt là
chiến lược Marketing một phần việc vô cùng quan trọng của bất kể một tập đoàn
hay một hãng sản xuất nào muốn tồn tại đứng vững cũng như phát triển trên thị

trường.
Với tầm vóc to lớn của mình thì việc cạnh trạnh trên thị trường nếu ở đây
chỉ xét đến sony Ericsson và Nokia cùng là đương nhiên, vì cách mà cả hai xây
dựng chiến lược Marketing đã nói đến điều đó, nhưng ngoài việc cạnh trạnh, đối
đầu gay ngắt với nhau trên thị trường về các chính sách sản phẩm, chính sách
giá cả, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến thương mại, mà ở đó sự cạnh
tranh với từng chính sách đó là trực diện, nóng bỏng và chỉ cần chiếm được ưu
thế là đã đủ đẩy đối tượng cạnh tranh kia vào sự khó khăn ngay tức thì.
Như ta thấy việc cạnh tranh giữa các tập đoàn có thể coi như là con
đường duy nhất không thể tránh khỏi và cũng không thể ngừng nghỉ nếu không
muốn nhận lấy thất bại và sụp đổ, tuy nhiên bên cạnh vấn đề cạnh tranh trực
diện thì mỗi tập đoàn cũng phải biết lựa chọn và sáng tạo ra con đường giêng
mới mẻ và hấp dẫn được thị trường thì mới duy trì và triển được thị phần sản
của mình với thị trường.
Ở đây sự lựa chọn khác biệt đó được Sony Ericsson triển khai và thực
hiện thành công trong thời gian qua đó là Sony đã chuyển dòng vốn để tập trung
vào các dòng điện thoại cao cấp, kết quả chuyển hướng vào dòng điện thoại cao
cấp chính là việc Sony đã thực hiện chính sách sản phẩm của mình với việc phát
huy những thế mạnh cộng nghệ sẵn có vốn có của hãng và những phát minh mới
gắn với phân khúc thị trường bằng việc xây dựng dòng sản phẩm có giá trị cao
đã đem lại nhiều lợi nhuận cho tập đoàn này trong thời gian qua, điều này được
thể hiện là Hãng này đã thu được lợi nhuận 18 triệu bảng trong quí I/2009, sau
khi để lỗ 257 triệu bảng vào cùng kỳ và lỗ 174 triệu bảng vào quí 4 năm trước.
Với Nokia để tiếp tục duy trì vị thế của mình và tạo đà phát triển hơn nữa,
tập đoàn Nokia từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn
cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ các thị trường di động mới và đang tăng
trưởng để phục vụ các lĩnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động, trong khi


vẫn củng cố được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động.

Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mỗi
lĩnh vực.
*Chiến lược của hãng Samsung với hãng Sony Erison
Nói đến Samsung có thể thấy thế mạnh của hãng là đi đầu về công nghệ
kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm
của SAMSUNG luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ
mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng.
Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SAMSUNG
Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006; doanh thu
xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006. Trung
bình hàng năm, SAMSUNG Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13
triệu USD.
Hiện nay, SAMSUNG Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV
phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động.
Đối với sản phẩm điện thoại di động Samsung đặc biệt quan tâm tới
hình dáng, mẫu mã và đặc biệt Samsung quan tâm tới đối tượng khách hàng là
nữ, mẫu mã đa dạng,kiểu dáng đẹp nên điện thoại Samsung luôn được các khách
hàng nữ lựa chọn. và ngày nay không chỉ quan tâm đến kiểu dáng Samsung đã
tập trung vào những sản phẩm điện thoại công nghệ cao, gần đây nhất Samsung
đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm điện thoại Iphone với các chức năng và ứng
dụng không kém điện thoại Iphone của hãng Apple. (S8500, SI9000…). Riêng
về mẫu mã sản phẩm, có thể thấy Samsung đa dạng, phong phú hơn hãng Sony
Erison.
Đề cập đến chính sách giá, có thể thấy điện thoại Samsung do rất
nhiều mẫu mã, đa dạng nên giá của samsung cũng đa dạng và phong phú. Do
sản phẩm phong phú nên đối tượng khách hàng của Samsung rất rộng. Có thể
thấy,mọi đối tượng khách hàng đều được Samsung đáp ứng nhu cầu. Chỉ cần với
giá thành hơn 1 triệu đồng khách hàng cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại
Samsung ( E2550, C3200…) tương đối với cơ bản các chức năng phục vụ trong
cuộc sống. Đối với Sony Erison mặc dù mẫu mã không phong phú tuy nhiên giá

lại rất cao. Đối tượng của Sony Erison vì thế mà bị hạn chế.

0


Tập đoàn Samsung là một tập đoàn có hệ thống phân phối lớn, rộng
và bao phủ. Công ty điện tử SAMSUNG Vina vừa công bố Tập đoàn Phú Thái là
nhà phân phối chính thức cho sản phẩm điện thoại di động SAMSUNG tại thị
trường Việt Nam. Với Phú Thái, SAMSUNG Mobile mong muốn mở rộng hơn
nữa mạng lưới phân phối để đưa điện thoại SAMSUNG đến người tiêu dùng
một cách rộng rãi hơn và mang đến những lợi ích tốt nhất cho các đại lý thân
thiết của SAMSUNG. Đối với Sony Erison do hạn chế về mẫu mã nên lượng
khách hàng của Sony Erison sẽ bị hạn chế. Và do bị hạn chế bởi lượng khách
hàng không lớn nên đối với Việt nam Sony Erison không phải là một thương
hiệu được ưa chuộng.
Hiện nya, Phú Thái là một trong những tập đoàn phân phối lớn nhất
Việt Nam, chuyên phân phối các sản phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh
nghiệm. Hệ thống phân phối của Phú Thái năng động và rộng khắp với
hơn 30 công ty con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc.
Mục tiêu của Phú Thái là sẽ trở thành nhà phân phối hàng đầu các sản
phẩm công nghệ cao mà cụ thể là điện thoại SAMSUNG qua việc cam kết
sẽ hợp tác chặt chẽ với SAMSUNG và các đại lý. Với 3 nhà phân phối
chính thức là FPT Mobile, Viettel và Phú Thái, điện thoại SAMSUNG sẽ
được phân phối nhanh chóng và ổn định đến người tiêu dùng.
Bên cạnh việc giới thiệu nhà phân phối mới, SAMSUNG Mobile cũng sẽ
tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam trong năm 2009. Nhà
máy sản xuất điện thoại di động SAMSUNG tại Bắc Ninh sẽ chính thức đi
vào hoạt động vào tháng 4/2009 với công suất ban đầu khoảng 60 triệu
sản phẩm/năm, cung cấp điện thoại di động cho thi trường toàn thế giới.
Ngoài ra, hệ thống bảo hành điện tử 6060 mang lại sự thoải mái và yên

tâm cho khách hàng sử dụng điện thoại di động SAMSUNG khi họ có nhu
cầu bảo hành chính hãng bất kỳ lúc nào. Mạng lưới bảo hành cũng được
mở rộng từ 7 trung tâm trong năm 2008 lên 34 trung tâm trong năm 2009.
Không những thế, các sản phẩm mới với công nghệ hiện đại và thiết kế
nổi bật đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng sẽ không ngừng được
giới thiệu trong năm nay.
Với chính sách quảng bá và chất lượng sản phẩm của mình
Samsung đã chính thức có uy tín và thương hiệu trong lòng khách hàng.

1


Samsung đã dựa vào các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức
các sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm, bên cạnh đó có các phương thức
nhằm thu hút khách hàng như khuyến mại, giảm giá nhằm cạnh tranh giá
với các hãng điện thoại trên thị trường. Với các phương thức đó Samsung
đã thực sự trở thành một thương hiệu uy tín và đứng thứ 2 trên thị trường
điện thoại di động của thị trường Việt Nam.

2



×