Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

1 cách trồng nấm linh chi mô hình và kỹ thuật trồng nấm linh chi năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.99 KB, 12 trang )

1.Cách trồng nấm linh chi. Mô
hình và kỹ thuật trồng nấm linh
chi năng suất cao
By
Mr. Khoai
01/12/2017

Share on Facebook
Tweet on Twitter




Nấm linh chi (còn gọi là nấm tiên thảo, nấm trường thọ, nấm vạn niên) là một
loại nấm mang lại giá trị kinh tế rất lớn bởi chúng được ứng dụng rất nhiều trong
y học. Giá nấm linh chi dao động từ 400.000 cho đến 1.000.000 đồng mỗi kg tùy
chất lượng. Cũng chính vì giá trị lợi nhuận chúng mang lại nên nấm linh chi được
rất nhiều hộ gia đình ưu tiên sản xuất. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bà
con cách xây dựng mô hình trồng nấm linh chi cũng như cách trồng nấm linh chi
đúng kĩ thuật, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
>> Giá nấm linh chi các loại. Địa chỉ bán nấm linh chi giống uy tín


Giới thiệu về Nấm Linh Chi
Nấm linh chi là loại nấm có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe cong người, được
xếp vào hàng thượng phẩm, thường được dùng làm các loại thuốc giúp bổ gan,
tăng cường khí huyết, giải độc, bổ não, chống lão hóa, tiêu viêm, ung thư,…
Khác với những loại nấm khác chỉ có một màu sắc duy nhất thì nấm linh chi lại
có rất nhiều màu sắc khác nhau từ xanh, hồng, đen, vàng cho đến tím đỏ. Mỗi
màu là một loại nấm, mỗi loại lại có những chức năng ưu việt riêng của mình.
Trong số đó, loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến và trồng


nhiều nhất vẫn là linh chi đỏ.


Kỹ thuật trồng nấm linh chi
Nấm linh chi là một loại nấm quý, có giá trị lớn cho nên kĩ thuật trồng có hơi
phức tạp so với các loại nấm khác. Bà con cần chú ý làm theo hướng dẫn kĩ
thuật trồng nấm linh chi dưới đây:

1. Thời vụ trồng nấm linh chi
Nấm linh chi thường được trồng trong hai khoảng thời gian:
– Từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 dương lịch.
– Từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch.
Đây đều là những thời điểm có khí hậu khá mát mẽ trong năm. Thích hợp cho
việc ủ nấm, phát triển nấm.

2. Nguyên liệu trồng nấm linh chi
Linh chi vốn là loại nấm mọc tự nhiên từ thân các cây gỗ, cho nên để trồng nấm
linh chi nguyên liệu chính chính là mùn là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ
mềm, không có tinh dầu, ẩm mốc và độc tố.
Mùn cưa bà con có thể mua được hoặc xin ở các xưởng sản xuất gỗ, hoặc dùng
gỗ nghiền nát ra.
Ngoài ra, bà con cần chuẩn bị thêm túi nilon chịu nhiệt, bông nút, cổ nút túi
nilon cùng một số chất phụ gia khác như bột nhẹ, nước sạch…để làm nấm.


3. Giống nấm linh chi
Giống nấm linh chi có hai loại chủ yếu, một loại được cấy bằng các hạt và một
loại trên que gỗ. Giống nấm phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn,
nấm dại…mới có thể đưa vào sản xuất.
>> Giá nấm linh chi các loại. Địa chỉ bán nấm linh chi giống uy tín


Quy trình các bước làm nấm linh chi
Bước 1. Xử lí và ủ mùn cưa
Mùn cưa mua về, trước khi làm nấm bà con cần xử lí qua nước vôi để loại bỏ các
tạp chất, vi khuẩn có hại.
Mùn cưa bà con đặt trên một tấm bạt phẳng. Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi trên
100 lít nước. Sau đó tưới nước vôi lên mùn cưa. Dùng xẻng đảo đều để tạo độ
ẩm cho mùn cưa.
Sau khi đảo xong, bà con tém gọn mùn cưa thành đống tròn, lấy bạt dứa phủ lại
hoặc dùng lá chuối, tàu dừa để đậy mùn cưa lại.
Bà con lưu ý không dùng bạt kín để đậy mùn cưa vì hơi nước trong mùn cưa bốc
hơi, động lại phía trên bạt sẽ làm giảm nhiệt của mùn cưa.
Bà con ủ mùn cưa như vậy trong 5 ngày để mùn cưa có thể phân hủy. Sau 3
ngày đầu bà con cần phải đảo mùn cưa một lần để kiểm tra chất lượng mùn ủ.
Trước khi đảo mùn cưa, bà con cho nhiệt kế vào giữa để đo nhiệt độ ủ bên trong.
Nếu đạt từ 65 độ C trở lên thì ủ đã đạt chuẩn. Còn nếu dưới 65 độ C thì phải ủ
lại.

Bước 2. Cho mùn cưa vào túi


Loại túi dùng để đựng mùn cưa phải là loại túi chịu nhiệt tốt. Mỗi túi rộng 25 cm,
cao 40 cm, đựng 1.2-1.5 kg mùn cưa. Bà con phải nhận mùn cưa xuống cho chặt
tay. Sau đó, dùng ống nhựa và bông để thắt cổ túi lại.
Mùn cưa trước khi cho vào bì, bà con cho thêm một ít vôi bột (1.5%) trộn thêm
vào trong mùn cưa để mùn cưa tiếp tục phân hủy, cho năng suất tốt hơn.

Bước 3. Thanh trùng mùn cưa
Đây chính là công đoạn khá phức tạp so với làm những loại nấm khác. Có nhiều
cách để thanh trùng mùn cưa, trong đó có 2 cách khá đơn giản là:

– Cách 1. Cho túi mùn cưa vào hấp trong nồi áp suất (Autoclave) dưới nhiệt độ
121 độ C, trong 90 phút.
– Cách 2. Hấp cách thủy trong 10 – 12 giờ, nhiệt độ 1000 độ C.
Để hấp cách thủy bà con có thể dùng thùng phi hoặc xây lò hấp chuyên dụng
(theo kết cấu: đáy bằng chảo gang, xung quanh quấn tôn, lót bông thủy tinh ở
giữa, thêm amiăng rồi xây gạch bọc ngoài.)
Trước khi lấy bịch mùn cưa ra ngoài, bà con cần hạ nhiệt độ xuống ít nhất 50 độ
C, tránh làm cho bịch bị cháy.

Bước 4. Cấy giống
Giống nấm linh chi như đã nói có hai loại, loại hạt và loại trên que gỗ. Tùy theo
từng loại giống mà chúng ta có 2 cách cấy giống khác nhau. Tuy nhiên, tại
phòng dùng để cấy giống, bà con cần phải thanh trùng trước bằng bột lưu huỳnh
nhẹ. Que cấy giống phải được xử lí trước bằng cồn.


Bịch mùn cưa sau khi thanh trùng, để nguội là cấy giống ngay.
– Cấy giống trên que gỗ: bà con mở túi mùn cưa đã được thanh trùng ra, tạo một
lỗ ở giữa túi mùn cưa đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Sau đó, bà con gắp
từng que giống ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. Thắt nút túi lại như ban đầu.
– Cấy giống trên hạt: Khi mở túi mùn cưa, bà con cũng gắp nhẹ các hạt giống
cho vào túi nhưng chỉ cho lên trên bề mặt của túi, kều nhẹ giống cho đều trên
bề mặt, tránh giập nát giống. Thắt nút túi lại như ban đầu. Lượng giống 1015gam giống cho 1 túi nguyên liệu.
Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang. Sau khi cấy giống đậy
lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch
sẽ phòng cấy giống.

Bước 5. Nuôi ủ tơ
Sau khi cấy giống, bà con cho các bịch phôi nấm vào nhà nuôi ủ tơ. Đặt các bịch
phôi lên giá hoặc kệ treo. Thời gian ủ từ 20-30 ngày để giống có thể lan ra đồng

đều hết cả túi.
Nhà nuôi ủ tơ phải có độ ẩm tương đối lớn, từ 75 đến 85%, nhiệt độ ấm vừa phải
từ 22-30 độ C. Đồng thời phải được vệ sinh bằng thuốc diệt côn trùng và rắc vôi.

Bước 6. Xây dựng mô hình trồng nấm linh chi
Hiện tại có hai mô hình chính được sử dụng để phát triển nấm linh chi, một mô
hình phủ đất (tức là trồng nấm ngay trên đất), mô hình còn lại là mô hình không
phủ đất (tức là trồng ngay trong bịch nilon chứa mùn cưa). Trong đó, mô hình
trồng không phủ đất là mô hình hiện nay được ưa chuộng nhất vì dễ làm, không
chiếm diện tích và thuận tiện hơn.


Với phương pháp phủ đất, sau khi thấy men giống ăn khoảng 3/3 bịch. Bà con sẽ
phải chuẩn bị một nhà trồng nấm riêng. Vệ sinh đất cho sạch sẽ, sau đó di
chuyển các bịch giống, đặt cạnh nhau dưới đất, sau đó phủ một lớp đất mỏng
lên trên. Phương pháp này tốn khá nhiều diện tích, đồng thời tăng khả năng
nhiễm bệnh của nấm nên ít được áp dụng hơn.
Với phương pháp không phủ đất, bà con không cần chuẩn bị thêm một nhà trồng
nấm mà có thể để nguyên nấm trong phòng ủ. Khi men nấm phát triển 2/3 – 3/4
bịch phôi thì bà con dùng dao lam rạch các túi nilon (mỗi bịch rạch 2 đường đối
xứng sâu 0.5cm) và tưới nước.
Trong 7 ngày đầu tiên bà con tưới nước ở dưới nền nhà để duy trì độ ẩm từ 75 –
85%, đến khi quả thể nấm bắt đầu mọc lên từ các vết rạch hoặc qua nút bông
thì tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần.
Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành
mũ quả thể không còn nữa là hái được.

Bước 7.Thu hái nấm linh chi
Khi hái nấm, bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.
Nấm sau khi hái phải vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở mức nhiệt 400 – 500

độ C. 3 kg nấm tươi sẽ thu được 1kg nấm khô.

Bán nấm linh chi
Nấm linh chi như đã đề cập là một dược liệu quý, để kinh doanh và phát triển
mô hình trồng nấm lâu dài, bà con cần xin giấy phép chứng nhận của bộ y tế để


tăng giá trị và đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra. Từ đó giúp tiêu thụ nấm tốt
hơn.

Tại sao bà con nên phát triển mô hình trồng
nấm linh chi
Nấm linh chi là một loại nấm quý, có giá trị dược học, giá trị kinh tế cao. Tuy quy
trình làm nấm có phức tạp hơn so với nấm rơm, nấm sò,…nhưng lợi nhuận thu
về lại rất lớn. Đặc biệt, khi bà con chỉ chuyên tâm phát triển một mô hình nấm
linh chi, hiệu quả thu lại không chỉ là lợi nhuận mà còn là uy tín của sản phẩm,
tạo dựng cho mình cả thương hiệu.
Nếu bà con chưa có kinh phí đầu tư phát triển mô hình lớn thì có thể làm thử
một mô hình nhỏ. Đến khi thành công, có vốn thì nhân rộng mô hình của mình
lên.

2.Giá nấm linh chi các loại. Địa
chỉ bán nấm linh chi giống uy tín
trên cả nước
By
Mr. Khoai
27/11/2017

Share on Facebook
Tweet on Twitter






Nấm linh chi là một loại nấm quý, không chỉ có giá trị kinh tế lớn mà còn có giá
trị dược học vô cùng quan trọng. Dù chi phí đầu tư khá cao song vẫn có rất
nhiều bà con muốn phát triển mô hình trồng nấm linh chi bởi lợi nhuận thu lại
luôn luôn tỉ lệ thuận với số vốn bỏ ra. Nếu bà con còn thắc mắc về giá bán cụ
thể của các loại nấm linh chi cũng như mua giống nấm linh chi ở đâu. Bài viết
dưới đây sẽ giải đáp giúp bà con.

Giá nấm linh chi các loại


Nấm linh chi vốn là một loại nấm mọc tự nhiên ở các thân cây cổ thụ trong rừng,
vô cùng quý hiếm. Nhưng ngày nay, khi khoa học phát triển, con người đã có thể
tự nhân trồng, phát triển dược liệu quý hiếm này.
Nấm linh chi có rất nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt trên của nấm có
từ màu xanh, hồng, đen, vàng cho đến tím, đỏ còn mặt dưới thì bao giờ cũng có
màu vàng nhẹ.


Nấm linh chi xanh (Thanh chi, Long chi) có tác dụng trị sáng mắt, bổ
gan khí, an thần, tăng trí nhớ,…



Nấm linh chi đỏ (Hồng chi) giúp tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung, trị
tức ngực,…




Nấm linh chi vàng (Hoàng chi) chuyên trị an thần, ích tì khí.



Nấm linh chi trắng (Bạch chi, Ngọc chi) tác dụng thông mũi, cường ý
chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.



Nấm linh chi đen (Hắc chi) trị bí tiểu, bổ thận.



Nấm linh chi tím (Tử chi, Mộc chi) đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.

Mỗi loại nấm có một tác dụng riêng, song nấm linh chi đỏ và linh chi đen vẫn là
loại có tác dụng trị liệu tốt nhất và được dùng nhiều nhất trên thế giới.
Giá bán của nấm linh chi tùy theo xuất xứ mà giá thành khác nhau. Nấm linh
chi do nước ta sản xuất có giá bán dao động từ 600.000 – 800.000 đồng/ 1kg.
Riêng những tai nấm loại 1 có giá từ 1.2 – 1.5 triệu đồng. Còn nấm loại 2
(thường thu hái vào đợt 2) tai nấm nhỏ hơn, dược tính thấp hơn thì giá bán thấp
hơn, dao động trong khoảng từ 400.000 – 700.000 đồng/ 1kg.

Mua giống nấm linh chi ở đâu


Kĩ thuật trồng nấm linh chi khá phức tạp nên không ít hộ gia đình khởi nghiệp

thất bại. Trong số đó, nguyên nhân chủ yếu là do giống nấm bà con mua về
không đảm bảo chất lượng. Bởi lẽ nấm linh chi là nấm quý, có giá trị dược liệu
lớn, nếu giống không đảm bảo sẽ không cho ra sản phẩm có chất lượng. Mặt
khác có một số lại mua giống nấm qua trung gian nên giá khá cao. Sau khi thu
hoạch trừ đi chi phí thì hầu như không có lãi. Chính vì vậy, giống nấm linh chi là
yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành công của mô hình.

Giống nấm linh chi có hai dạng, dạng hạt và dạng que. Bịch giống dạng que có
từ 38-48 que giống, giá dao động từ 12.000 – 15.000 đồng. Mỗi que giống tương
đương một bịch phôi.
Nấm linh chi được trồng và phát triển mạnh ở các tỉnh miền Nam, nhất là khu
vực TP Hồ Chí Minh nên các địa điểm bán giống nấm linh chi đa số cũng đều tập
trung ở khu vực này. Để mua được giống nấm linh chi chất lượng, bà con nên
mua ở các vườn ươm giống của tỉnh hoặc có thể mua ở những địa chỉ sau:
1. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Trường đại học nông lâm
thành phố Hồ Chí Minh, số 269 Nguyễn Đình Chiểu, phường 5, quận 3, TP Hồ Chí
Minh.
Email: , số điện thoại: 0925275678
2. Công ty TNHH nấm Minh Phương, đường số 4KDC Vĩnh Lộc, phường Bình
Hưng Hòa, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
Bà con có thể liên hệ đặt mua giống nấm qua
email: ặc số điện thoại: 0933455837.
3. Trang trại sản xuất nấm Tú Anh, 137/4 Tô Hiến Thành, phường Xuân Hòa,
thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Số điện thoại liên hệ 0909037796.


4. Trại nấm linh chi Tiên Thảo, xã Lát, Lạc Dương, Đà Lạt. Số điện thoại:
0938900252.
5. Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, 19, Lê Thánh Tông, phường
Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Với những địa chỉ bán giống nấm linh chi trên bà con có thể hoàn toàn yên tâm
tin tưởng bởi đó là những cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, có hỗ trợ
giúp đỡ kĩ thuật kinh nghiệm cho các đơn vị mua giống trong suốt quá trình nuôi
trồng. Nếu phôi nấm bị nhiễm bệnh nhiều sẽ được đền bù lại theo số lượng hư
hại cho lần mua tiếp theo. Tuy nhiên tỉ lệ hư hại nhiễm bệnh này rất thấp còn tỉ
lệ ra nấm lại rất cao, đến 99%.

Lưu ý khi mua giống nấm linh chi
Khi mua giống nấm linh chi, bà con phải mua trực tiếp ở nơi sản xuất, không
mua qua khâu trung gian để tránh bị đội giá lên cao. Phải đến tận nơi bán giống
để xem quy trình, công nghệ sản xuất của họ có đảm bảo không. Yêu cầu được
hướng dẫn, đảm bảo kĩ thuật trong quá trình ươm giống, sau đó mới quyết định
mua giống của người ta hay không.
Chi phí đầu tư mô hình nấm linh chi khá lớn, quy mô nhỏ cũng từ 70 – 100 triệu
đồng. Tuy nhiên, chỉ cần tìm được địa điểm cung cấp giống chất lượng, cho ra
nấm giá trị cao thì chỉ trong vòng 1 năm bà con đã có thể lấy lại số vốn ban đầu.
Ngược lại, nếu sai lầm trong khâu chọn giống nấm thì sẽ thất bại hoàn toàn. Cho
nên trước khi xây dựng mô hình trồng linh chi bà con cần phải tìm hiểu thông tin
chắc chắn, đáng tin cậy về các địa điểm cung cấp giống rồi mới bắt đầu triển
khai phát triển mô



×