Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

1 cách trồng nấm rơm chi tiết kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.42 KB, 16 trang )

1.Cách trồng nấm rơm. Chi tiết kỹ
thuật trồng nấm rơm năng suất
cao
By
hong thu
13/12/2017




Trồng nấm là một mô hình mới được rất nhiều bà con nông dân áp dụng trong
khoảng 7 năm trở lại đây, đặc biệt là nấm rơm. Bởi vì nấm rơm chính là một
trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ trồng, dễ thu hoạch mà lại
rất được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên không phải bất cứ bà con nào
cũng biết cách trồng nấm rơm và thu lợi nhuận từ mô hình này. Bài viết dưới đây
sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng nấm rơmcũng như những lưu ý trong cách
trồng nấm rơm kĩ hơn.


Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm
Nếu như đối với các kĩ thuật trồng trọt khác, khâu chăm sóc chính là khâu quan
trọng nhất. Tuy nhiên đối với việc trồng nấm, đặc biệt là trồng nấm rơm thì khâu
nào cũng quan trọng. Trong đó khâu chuẩn bị nguyên vật liệu chính là khâu cốt
yếu đầu tiên. Bà con cần có:

Rơm


Để làm nấm rơm người ta có thể sử dụng bả cây mía hoặc mùn gỗ để làm. Tuy
nhiên, nguyên liệu chính và chủ yếu được sử dụng để làm nên loại nấm này, như
tên gọi của nó, chính là rơm.


Nấm là một họ cây ưa ẩm, phát triển mạnh trong không khí ấm, ẩm nên thường
được trồng vào dịp thu đông hoặc mùa xuân. Tuy nhiên, về rơm, bà con phải thu
gom từ sau vụ hè-thu. Khi đó rơm nhiều, nắng lớn, sợi rơm phơi nắng sẽ vàng
ươm, chắc sợi, lại thơm. Bà con thu gom rơm về dự trữ, bảo quản, đến mùa làm
nấm thì đưa ra sử dụng. Sợi rơm tốt sẽ cho năng suất tối đa. Tuyệt đối không
dùng sợi rơm quá mục nát.

Giống (còn gọi là meo nấm)
Hạt giống làm nấm rơm thường được ủ lên men từ hạt lúa. Chúng đóng vai trò
rất quan trọng trong sản xuất nấm. Thông thường hạt giống sẽ được trung tâm
phát triển cây trồng – vật nuôi của tỉnh cung cấp. Hoặc bà con có thể lấy giống ở
các vườn ươm.
Khi lấy giống bà con cần phải chú ý chọn loại giống đã lên men trắng, không lấy
bịch có đốm màu nâu, đen, vàng cam hoặc phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và
có mùi hôi chua. Tuy nhiên, loại giống nào đạt chuẩn có thể đưa vào sản xuất
bên trung tâm cây trồng sẽ cung cấp cho bà con. Nên mọi người về cơ bản
không cần lo về vấn đề này.
Tuy nhiên, vì hạt giống phụ thuộc vào phía nhà cung cấp nên bà con cần liên hệ
trước với trung tâm để hỏi họ thời gian họ cung cấp hạt giống. Sau đó, bà con
cần xem dự báo thời tiết trong tháng để đảm bảo trời không quá nóng hoặc quá
rét mới bắt đầu trồng. Sở dĩ cần như vậy để tránh rủi ro trong quá trình ươm
trồng: Nếu rét quá, hoặc nóng quá rơm sau khi ủ sẽ bị hỏng, không cho ra sản
phẩm được.


Đất ủ rơm
Khác với những mô hình trồng nấm khác, trồng nấm rơm cần có một diện tích
đất thích hợp để chất rơm. Bà con có thể tận dụng đất ruộng, đất vườn hoặc đất
chung quanh nhà…Nếu không có diện tích đất lớn, bà con cũng có thể chất rơm
trên các kệ làm bằng gỗ, xi măng hay gạch đều được. Đồng thời bà con cần làm

đất thành từng luống, các mô cao để khi trời mưa lớn sẽ không bị ngập úng, dễ
thoát nước.
Những địa ủ rơm phải bằng phẳng, cao ráo, không bị ngập úng, sạch sẽ. Nếu
gần đường vận chuyển rơm rạ, gần nguồn nước để tưới tiêu, chăm sóc, thu
hoạch và chuyên chở thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Giá ủ rơm
Chủ yếu được làm bằng tre và cũng rất dễ làm. Chỉ cần gác các thanh tre hoặc
gỗ đan xen nhau, cách mặt đất khoảng 30cm để chất rơm lên là được, không
cần đến thanh chắn.

Ngoài các yếu tố chính cần chuẩn bị trên, bà con cần chuẩn bị thêm vôi để để xử
lí rơ, bao nilon hoặc các tàu chuối để ủ rơm. Sau đó tiến hành theo cách làm
nấm rơm dưới đây.

Chi tiết cách trồng nấm rơm
Bước 1. Xử lí rơm


Bước đầu tiên trong khâu làm nấm chính là xử lí rơm. Cách xử lí rơm khá đơn
giản:
Đầu tiên bà con cần có một bể chứa nước, bể cao khoảng 50cm, chiều dài x
chiều rộng khoảng 2×1.5m. Nếu bà con muốn gắn bó lâu dài với nghề trồng
nấm thì nên xây luôn một bể chứa. Còn nếu muốn thử rồi mới làm thì bà con có
thể dựng các viên gạch (hoặc táp lô) thành hình bể chứa, sau đó dùng một tấm
bạt lớn phủ lên trên là bể chứa tạm thời.
Sau khi có bể chứa, bà con cho nước và vôi vào, khuấy đều theo tỉ lệ 100 lít
nước/ 3kg vôi. Tiếp đó, bà con chỉ việc cho rơm vào và nhận rơm xuống nước vôi,
sao cho rơm ngập nước để loại bỏ chất phèn, chất mặn, tạp chất trong rơm.


Bước 2. Ủ rơm
Ủ rơm có thể xem là thời gian quan trọng quyết định xem mẻ rơm có thành công
hay không.
Sau khi vớt rơm ra từ bể nước vôi, bà con chất rơm thành một đống trên giá ủ
rơm. Sau đó lấy bạt quấn quanh giá ủ để ủ rơm. Thời gian ủ thông thường từ 5-6
ngày.
Hai đến 3 ngày sau khi ủ rơm, bà con trở rơm một lần. Tức là lấy rơm từ giá ủ
xuống để rơm thông thoáng, sau đó lại xếp lên lại. Trong quá trình này. Nếu rơm
quá ướt, thì cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung
thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.
Đến ngày cuối cùng bà con kiểm tra lại rơm ủ một lần nữa. Rơm đủ ướt, khi vắt
vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất: rơm mềm hẳn, có màu vàng tươi
và mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.


Bước 3. Xếp mô và rắc hạt giống
Sau khi ủ rơm xong bà con mang rơm đi xếp lên các mô hoặc các vò đã um lên
để trồng nấm. Và phải xếp hết trong ngày phần rơm trên giá ủ.
Tiếp đó bà con rãi thêm một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tưới nước. Về diện tích
rơm phủ, bà con cần sắp xếp sao cho rơm phủ có chiều rộng theo mặt liếp
khoảng 50cm, chiều cao 20cm.
Sau khi phủ 2 lớp rơm đầu tiên, bà con rãi hạt giống dọc hai bên luống, cách
mép luống 5-7cm. Sau đó tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3…
Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm.
Một điểm nữa khi xếp rơm lên mô, bà con lưu ý cần phải vuốt, nắn cho mô rơm
gọn, mặt ngoài láng khi thu hoạch nấm sẽ không làm hư các nụ nấm nhỏ.
Tùy theo mùa trồng nấm, nếu thời tiết ấm nóng nên phủ rơm mỏng để thoát
nhiệt. Thời tiết mưa, lạnh thì nên phủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

Bước 4. Chăm sóc nấm rơm

Trong quá trình chăm sóc nấm bà con không cần bón thêm phân vì rơm
phân hủy đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Tuy
nhiên, bà con phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bởi đây là khâu
quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng và sản xuất nấm rơm.
Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước thì cần tưới thêm
nước. Nếu nhiệt độ giảm thì phải ngưng tưới nước, dỡ bớt lớp rơm bên ngoài.


Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên
trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.

Bước 5. Thu hái nấm rơm
Chỉ sau khi ủ rơm 10-14 ngày là có thể thu hoạch được nấm. Thời gian thu hái
nấm, tùy loại giống và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15, sau đó 7-8 ngày ra
tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm (25-30 ngày).
Mỗi ngày bà con có thể thu hái nấm 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ.
Lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

Lưu ý, khi hái nấm cần chọn những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Và khi hái hhông
nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ
nấm kế bên.

Tại sao bà con nên trồng nấm rơm?
Trông nấm giờ đây dường như không còn xa lạ với bà con nông dân, đặc biệt là
vùng nông thôn. Bởi lẽ ngoài những đồng tiền ít ỏi từ trồng lúa, bà con còn thu
được rất nhiều lợi nhuận từ việc trồng nấm, đưa hiệu quả kinh tế của gia đình
lên cao hẳn. Chỉ một mẻ rơm như vậy, tiền vốn bỏ ra rất ít, tiền công cũng
không nhiều nhưng thu lại giá trị rất lớn. 1 kg nấm giá trung bình từ 15-18 nghìn
1kg. Vào những ngày rằm, lễ tết thì có thể lên đến 30 nghìn/1kg.
Cách trồng nấm rơm rất đơn giản, ai cũng có thể làm. Thế nên bà con nên nhân

rộng mô hình này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình cũng như kinh
tế địa phương.


2.Giá nấm rơm và meo nấm rơm.
Địa chỉ mua meo nấm rơm trên
cả nước?
By
Mr. Khoai
17/11/2017

Share on Facebook

Tweet on Twitter




Nấm rơm là một trong những loại nấm từ xưa đến nay rất được ưa chuộng trên
thị trường bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Cách trồng nấm rơm khá dễ và
lợi nhuận thu lại từ bán nấm khá lớn: cứ bán ra 10kg nấm sẽ thu được từ 250700 nghìn đồng. Bên cạnh đó nhu cầu của thị trường lại vô cùng lớn. Vì thế bài
viết dưới đây sẽ cung cấp cho bà con thông tin về giá nấm rơm và meo nấm
rơm trên thị trường. Cũng như địa điểm mua meo giống (hạt giống) nấm rơm để
thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất.


Giá bán của nấm rơm
Như đã nói nấm rơm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn cho nên bán rất
chạy trên thị trường. Chúng không chỉ được dùng để nấu các món ăn hằng ngày
mà còn là nguồn nguyên liệu để chế biến thực phẩm chức năng, làm món ăn

thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu nhiều bệnh tật như các chứng rối loạn chuyển
hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết
áp và đái tháo đường…

Giá bán của nấm thường dao động, biến đổi theo từng ngày, vào những ngày rằm hay lễ Tết thì
giá bán sẽ cao hơn so với thông thường. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết giá nấm (giá có thể
thay đổi lên xuống tùy thuộc thời điểm):
Khu vực

Tỉnh

Giá bán

Miền Bắc

Hà Nội

100.000 – 150.000 đồng/kg


Miền Trung

Hải Phòng

50.000 – 80.000 đồng/kg

Nghệ An

25.000 – 30.000 đồng/kg


Quảng Trị

20.000 – 30.000 đồng/kg

Huế

20.000 – 30.000 đồng/kg

Đà Nẵng

60.000 – 80.000 đồng/kg

An Giang

50.000 – 80.000 đồng/kg

Đồng Nai

60.000 – 80.000 đồng/kg

Kiên Giang

50.000 – 80.000 đồng/kg

Thành phố Hồ Chí Minh

35.000 – 50.000 đồng/kg

Miền Nam


Ngoài bảng giá ở trên, giá nấm cũng cao hơn hoặc thấp hơn giá mặt bằng chung
ở một số vùng. Bởi lẽ, giá nấm có thể thay đổi hàng ngày và phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như:


Chất lượng của nấm bán ra.



Đời sống kinh tế của từng vùng.



Lượng nấm được cung cấp ra thị trường trong ngày: những ngày có
lượng nấm cung cấp lớn thì giá sẽ thấp, những ngày lượng nấm cung
cấp ít thì giá nấm sẽ tự nhiên được nâng cao hơn.

Meo nấm rơm
Meo nấm rơm chính là một yếu tố quan trọng hằng đầu quyết định đến năng
suất, chất lượng của mẻ nấm trồng được.


Mỗi bì meo nấm rơm thông thường nặng 150 đến 200gr. Meo nấm thường được
làm bằng rơm cắt khúc (10cm) hoặc là bằng hạt thóc. Giá bán mỗi bì meo nấm
dao động từ 5-6 nghìn đồng.

Khi chọn meo nấm, bà con cần chú ý lựa chọn kĩ, phải chọn những bì meo nấm
đã lên men trắng toàn bộ, không có màu vàng, đỏ hoặc đen. Vì những bì có pha
màu đó là những bì men đã bị lẫn tạp chất.
Ngoài ra bà con cũng không nên lựa chọn những bì men bị ướt/ nhão ở dưới đáy

vì đó là bì không đảm bảo tiêu chuẩn.
Mỗi bì meo nấm có thể gieo được từ 5-6 m trên những mô nấm cao 0.5 m, rộng
0.5 m. Cứ như vậy tùy theo quy mô trồng nấm mà bà con lựa chọn số meo vừa
đủ cho việc gieo trồng.

Mua meo nấm rơm ở đâu?
Meo nấm rơm thông thường sẽ được Trung tâm phát triển cây trồng – vật nuôi,
Sở khoa học – công nghệ ở các tỉnh hoặc các vườn ươm giống trong vùng cung
cấp.

Ngoài ra, bà con có thể liên hệ mua meo nấm ở những địa điểm khác như:
Vùng miền

Tỉnh

Địa chỉ

Giá bán


TP Hồ Chí Minh– Công
ty TNHH Nấm Minh
Phương

– 117 G6 Đường số 4 KCN Vĩnh Lộc, phường Bình
Hưng Hòa B, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

– SĐT liên hệ đặt hàng: 0933455837

5.000đ/bịch


(Anh Lâm).

TP Hồ Chí Minh

– Địa chỉ: 327 Man Thiện, Tăng Nhơn Phú A, Quận
9, Hồ Chí Minh.

10.000đ/bịch

– SĐT: 0908185538
Miền Nam
Bình Dương – Meo
nấm Thanh Tùng

– Địa chỉ: 61 Tân Thành, Bắc Tân Uyên, Bình
Dương.

– SĐT liên hệ: 01689 877 889

– Địa chỉ: 175 ấp Bình Hòa, Mỹ Khánh, Long
An Giang – Công ty
Xuyên, An Giang.
TNHH sản xuất và
thương mại Tiến Dũng – SĐT liên hệ: 02963957553

Phú Yên – Nấm rơm
Tuy Hòa
Miền Trung


8.000đ/bịch

7.000đ/bịch

– Hòa Trị, Tuy Hòa, Phú Yên.

– SĐT liên hệ: 01676972578

8.000đ/bịch

– Địa chỉ: kiệt 85/ 31 An Dương Vương, TP Huế.
Huế

– SĐT liên hệ: 0973394381 (Anh Trần

6.000đ/bịch

Tế)
Quảng Nam

– Địa chỉ: cơ sở trồng nấm ở Quảng Nam (gần khu 5.000đ/bịch
công nghiệp Điện Bàn).

– SĐT liên hệ: 0903506403 (Chị Tuyết)


Quảng Trị – Sở KH và
CN

Hưng Yên


– Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị.

– SĐT liên hệ:02333857030
– Địa chỉ: Ấp Bắc, Phần Hà, Bắc Sơn, Ân Thi, Hưng
Yên.

7.000đ/bịch

8.000đ/bịch

– SĐT: 03213847368
Miền Bắc
Hà Nội – Trung tâm
công nghệ sinh học
thực vật Viện di
truyền nông nghiệp

– Địa chỉ: đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà
Nội.

10.000đ/bịch

– SĐT: 0438364296 hoặc 0438386632

Đối với những cơ sở cung cấp meo nấm rơm ở trên, dù không ở gần bà con vẫn
có thể mua được meo bằng cách đặt hàng. Họ sẽ chuyển hàng đến tận nhà cho
bà con. Thông thường meo nấm rơm chỉ để được từ 5-6 ngày nên bà con ủ rơm
rồi mơi bắt đầu đặt hàng. Nhưng trước đó bà con nhớ liên hệ trước với bên cung
cấp để tránh tình trạng hết hàng.


Kĩ thuật làm meo nấm rơm
Nếu bà con sản xuất nấm rơm thường xuyên thì có thể tự chế tạo meo nấm. Quy
trình làm meo nấm như sau:
Quy trình tạo meo nấm rơm đòi hỏi làm trong phòng vô trùng vì vậy kỹ thuật tạo
meo nấm cần phải thực hiện rất tỉ mỉ và cần thận. Gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Tạo môi trường cho meo nấm
Giai đoạn đầu tiên trong chế tạo meo nấm rơm đó là tạo môi trường P.G.A cho
meo nấm phát triển.


Để có môi trường này bà con cần chuẩn bị 300g khoai tây, 20g Glucose, 20g
Agar và nước cất sạch cho đủ 1 lít.
Khoai tây bà con đem rửa sạch, cắt lát, nấu chín, lọc xác lấy nước. Cho Agar vào
nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước
cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm. Để nguội, làm nút
bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng ở áp suất 1 atm hay 121 độ C trong
30-40 phút.

Bước 2. Chọn giống nấm
Bà con nên chọn giống nấm rơm thuần chủng được lấy chủ yếu từ mô thịt nấm
của tai nấm: những tai nấm ở dạng hình trứng.
Sau khi chọn được tai nấm, bà con gọt sạch gốc, lau nấm và tay người cấy
(người là meo) bằng cồn.
Tiếp đó bà con cũng cần khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1
miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô
trùng với đèn cồn.

Bước 3. Ủ tơ nấm.

Sau khi xử lí giống nấm, chỉ sau 4-5 ngàu tơ nấm sẽ phát triển đầy ống nghiệm.
Sau đó bà con dùng tơ nấm đó cấy chuyền tiếp sang những ống nghiệm khác.
Thường không được cấy chuyền giống quá 3 lần.

Bước 4: tạo meo nấm
Meo nấm rơm có thể được chế tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng chủ
yếu vấn là hạt lúa hoặc rơm.


* Meo nấm rơm bằng hạt lúa
+ Lúa bà con đem rửa sạch, nấu cho đến khi nứt vỏ trấu bên ngoài lộ hạt gạo
bên trong. Đổ ra rổ cho ráo nước, rồi cho vào dụng cụ chứa.
+ Khử trùng ở 1,0 atm hay 121 độ C trong 1 giờ.
+ Cấy meo: từ meo thạch cấp một cấy chuyền một miếng thạch nhỏ có tơ nấm
qua môi trường hạt.
+ Ủ meo: 7-10 ngày ở 30 – 35 độ C

* Meo nấm rơm bằng cọng rơm
+ Rơm lúa bà con đemtuốt bỏ bớt lá, cắt khúc khoảng 12cm. Cứ 3-5 cọng cột
chung bằng chỉ thành 1 bó nhỏ.
+ Tạo môi trường: 1 kg rơm bó ngâm trong nước vôi 1%, bột bắp 50g và cám
150g nấu đặc trộn vào rơm bó.
+ Hấp khử trùng: 1,0 atm/giờ.
+ Cấy meo: Từ meo hạt cấp 2 cấy chuyền vào chai meo bó trong điều kiện vô
trùng.
+ Ủ meo: 10-15 ngày ở 30-35 độ C.


Sau khi ủ meo xong thì bà con có thể đưa meo vào sản xuất, tuy nhiên khi chọn
meo để sự dụng bà con nên chú ý chọn những bịch meo phát triển nhanh. không

tạp nhiễm, mọc xấu để tăng sản lượng nấm lên cao.
Trên đây chính là một số thông tin phục vụ thêm cho bà con trong khâu sản xuất
và phát triển nấm. Nấm rơm từ trước đến nay vẫn luôn được ưa chuộng và đem
lại hiệu quả kinh tế rất cao. Vì thế, bắt đầu từ meo nấm bà con hãy nhân rộng
mô hình của mình lên. Từ đó nâng cao đời sống của gia đình.



×