Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tính chất axit, bazo và các bài tập liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.17 KB, 19 trang )

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I.Khái niệm và phân loại
-Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay
nhiều nhóm hidroxit (OH).
-Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit
-Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit
Ví dụ:

NaOH: Natri hidroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

-Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):
Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
+ Những bazơ không tan:
Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3…
II. Tính chất hóa học
1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.
- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.
2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O



4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và
bazơ mới.
Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Lưu ý: Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc
bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

1


5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.
Ví dụ:

𝑡0

Cu(OH)2 → CuO + H2O
𝑡0

2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
III. Bài tập vận dụng
Bài 1: Dùng dung dịch Ca(OH)2, làm thế nào để nhận biết được 3 loại phân bón: KCl,
NH4NO3, Ca(H2PO4)2.
Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào
a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.
b) Bị nhiệt phân hủy.
c) Tác dụng được CO2.


d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a)..….→ Fe2O3 +3H2O
b) H2SO4 +…...→ MgSO4 + 2H2O
c) NaOH +……→ NaCl + H2O
d) …… + CO2 → Na2CO3 +H2O
e) CuSO4 + …… → Cu(OH)2 + 2H2O
Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:
a. Lưu huỳnh trioxit

b. Cacbon đioxit

c. Điphotpho pentaoxit

d. Canxi oxit

e. Natri oxit

Bài 5: : Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:
a. Silic oxit

b. Lưu huỳnh trioxit

c. Cacbon đioxit

d. Điphotpho pentaoxit

Bài 6: Hãy nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl

Bài 7: Viết phương trình điều chế xút từ vôi sống và sôđa.
Bài 8: Cho 18,8 gam natri oxit K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch
bazơ.
a) Viết phương trình hóa học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung

hòa dung dịch bazơ nói trên.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

2


Bài 9: Dung dịch X chứa 6,2g Na2O và 193,8g nước. Cho X vào 200g dung dịch CuSO4
16% thu được a gam kết tủa .
a. Tính nồng độ phần trăm của X.
b. Tính a.
c. Tính lượng dung dịch HCl 2M cần dùng để hòa tan hết a gam kết tủa sau khi
đã nung thành chất rắn đen.
Bài 10:Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng
KOH cần dùng là bao nhiêu?
IV. Đáp án
Bài 1:
Cho 3 loại phân bón vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 được đun nóng nhẹ
-Ống nghiệm có khí mùi khai bay ra là NH4NO3:
Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ +H2O
-Ống nghiệm có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2
Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)3↓ + 4H2O

-Ống không có hiện tượng gì là KCl
Bài 2:
a)Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
KOH + HCl → KaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
b) Chỉ có Mg(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:
𝑡0

Mg(OH)2 → MgO + H2O
c) Những bazơ tác dụng với CO2 là KOH và Ba(OH)2.
KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
d) Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là KOH và Ba(OH)2.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

3


Bài 3:
𝑡0

a)Fe(OH)3→ Fe2O3 +3H2O
b) H2SO4 + Mg(OH)2→ MgSO4 + 2H2O
c) NaOH +HCl→ NaCl + H2O
d) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O
e) CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2H2O
Bài 4:
a. SO3 + H2O --> H2SO4


b. CO2 + H2O --> H2CO3

c. P2O5 + 3H2O --> 2H3PO4

d. CaO + H2O --> Ca(OH)2

e. Na2O + H2O -> 2NaOH
Bài 5:
a. 2KOH + SiO2 --> K2SiO3 + H2O

b. 2KOH + SO3 --> K2SO4 + H2O

c. 2KOH + CO2 --> K2CO3 + H2O

d. 6KOH + P2O5 --> 2K3PO4 + 3H2O

Bài 6:
Dùng quỳ tím:
+ NaOH làm quỳ chuyển màu xanh
+H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ
Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:
+Có kết tủa trắng là H2SO4
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ +2HCl
+Không có hiện tượng gì là HCl
Bài 7:
- CaO + H2O --> Ca(OH)2
- Ca(OH)2 + Na2CO3 --> CaCO3 + 2NaOH.
Bài 8:
Số mol K2O =


18,8
94

= 0,2 mol

a) Khi cho K2O xảy ra phản ứng, tạo thành phản ứng dung dịch có chất tan là NaOH.
K2O + H2O → 2KOH
0,2 →

0,4 (mol)

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

4


𝐶𝑀 𝑁𝑎𝑂𝐻 = 0,4/0,5 = 0,8M.
b) Phương trình phản ứng trung hòa dung dịch:
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
0,4 → 0,2

0,4 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g
mH2SO4 =
Vdd =

𝑚
𝐷


𝑚𝑐𝑡
𝐶%.100%

=

98
1,14

=

19,6
20%.100%

= 98g

= 85,96 ml

Bài 9:
Số mol Na2O = 0,1 mol.
nCuSO4 = 200.16100.160 = 0,2 mol
a. Na2O + H2O --> 2NaOH
0,1 mol

0,2 mol

Nồng độ % X (tức dung dịch NaOH) :
C% = 0,2.40.1006,2+193,8 = 4%
a. 2NaOH + CuSO4 --> Cu(OH)2 + Na2SO4
0,2 mol


0,1 mol

0,1 mol

a = 0,1. 98 = 9,8g
𝑡0

b. Cu(OH)2 → CuO + H2O
0,1 mol

0,1 mol

2HCl + CuO --> CuCl2 + H2O
0,2 mol

0,1mol

Thể tích dung dịch HCl 2M : Vdd = n.V = 0,22 = 0,1 lít
Bài 10:
a. Phương trình hóa học: H2SO4 + 2NaOH --> Na2SO4 + 2H2O
Số mol H2SO4 là: 𝑛𝐻2 𝑆𝑂4 = 0,3 . 1,5 = 0,45 mol
Khối lượng NaOH cần dùng: mNaOH = 2. 0,45. 40 = 36g.
Khối lượng dung dịch NaOH 40%: mdd = 36.10040 = 90g
b.Phương trình phản ứng: H2SO4+ 2KOH --> K2SO4 + 2 H2O

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

5



Khối lượng KOH cần dùng: mKOH = 2 . 0,45 . 56 = 50,4g
Khối lượng dung dịch KOH: mdd = 50,4.1005,6 = 900g
Thể tích dung dịch KOH cần dùng: vdd = mddD = 9001,045 = 861,2 ml

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

6


TÍNH CHẤT
CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
Axit có những tính chất hóa học làm đổi
đ màu giấy quì tím, tác dụng với
ới kim loại, với baz
bazơ, oxit
bazơ, muối
I. Khái quát về axit:
Axit là những
ững hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết
ết với gốc axit.
- Axit mạnh:
+ HCl: Axit clohidric
+ H2SO4: Axit sunfuric
+ HNO3: Axit nitric
- Axit yếu:
+ H2S: Axit sunfuhidric
+ H2CO3: axit cacbonic
- Axit có 5 tính chất
ất hóa học đặc trưng:

tr
+ Làm đổi màu quì tím
+ Tác dụng với kim loại
+ Tác dụng với bazơ
+ Tác dụng với oxit bazơ
+ Tác dụng với muối
II. Tính chất hóa học của axit:
1. Axit làm đổi màu giấy quì tím:
- Ở điều kiện bình thường,
ờng, giấy quỳ tím là
l giấy có màu tím, tuy nhiên màu của
ủa nó thay đổi khi cho
vào các môi trường (axit, bazơ)
ơ) khác nhau. Trong môi trường
trư
axit giấy quỳỳ tím chuyển sang m
màu đỏ,
trong môi trường
ờng kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu
m xanh.
- Do đó dung dịch axit làm đổi
ổi màu
m giấy quỳ tím thành đỏ
- Dựa vào tính chất này, giấy quìì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.

2. Axit tác dụng với kim loại:

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

1



- Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2
- Điều kiện phản ứng:


Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)



Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu
- Ví dụ:
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)
3. Tác dụng với bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước
- Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản
ứng trung hòa
- Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O
4. Tác dụng với oxit bazơ:
- Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước
- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

- Ví dụ:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
5. Tác dụng với muối:
- Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ
bay hơi hoặc mạnh).

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

2


- Điều kiện:


Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra



Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi



Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan
thì axit mới phải là axit mạnh

- Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r) + 2HCl
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)


Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

3


AXIT TÁC DỤNG
DỤNG VỚI KIM LOẠI
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1/ Phân loại axit:
Axit loại
ại 1: Tất cả các axit trên(
tr
HCl, H2SO4loãng, HBr,...), trừ HNO3 và H2SO4 đặc.
Axit loại 2: HNO3 và H2SO4 đặc.
2/ Công thức
ức phản ứng: gồm 2 công thức.
Công thức 1: Kim loại phản ứng với
ới axit loại 1.
Kim loại
lo + Axit loại 1 ----> Muối + H2
Điều kiện:
Kim loại là kim loại đứng trư
ước H trong dãy hoạt động hoá học
Dãy hoạt động hoá học
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Đặc điểm:
Muối thu được có hoá trị thấp(đối
ấp(đối với kim loại có nhiều hoá trị)
Thí dụ:

Fe + 2HCl ---->
---- FeCl2 + H2
Cu + HCl ---->
---- Không phản ứng.
Công thức
ức 2: Kim loại phản ứng với axit loại 2:
Kim loại
ại + Axit loại 2 -----> Muối + H2O + Sản phẩm khử.
Đặc điểm:
Phản ứng xảy
ảy ra với tất cả các kim loại (trừ Au, Pt).
Muối
ối có hoá trị cao nhất(đối với kim loại đa hoá trị)
II. BÀI TẬP MẪU
Bài 1: Hoà tan hết
ết 25,2g kim loại R trong dung dịch axit
axi HCl, sau phản
ản ứng thu đđược 10,08 lit H2
(đktc). Xác định kim loại R.
Hướng dẫn giải:
n H2 = 1,008 : 22,4 = 0,45
45 mol
Gọi hóa trị của kim loại R làà a (a ∈ N*)
2R
+
2aHCl
HCl →
2RCla +
aH2
(mol) (0,45. 2 ): a←

0,45
Áp dụng
ụng công thức: m = M. n =>
= 25,5 = R . (0,45. 2): a <=> R = 28 a
Do a là hóa trịị của kim loại, nên
n ta có cặp nghiệm phù hợp làà R = 56 và a = 2.
Vậy kim loại cần tìm là Sắt
ắt (Fe)
III. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 6,5g một
ột kim loại A chưa
ch rõ hoá trị vào dung dịch
ịch axit HCl, th
thì thu được 2,24
lit H2 (đktc). Xác định kim loại A.
Bài 2: Cho 10g một
ột hỗn hợp gồm Fe và
v Cu tác dụng với dung dịch axit HCl, thìì thu được 3,36 lit khí
H2 (đktc). Xác định thành phần
ần % về khối lượng
l ợng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

1


Bài 3: Cho 1 hỗn hợp gồm Al và Ag phản ứng với dung dịch axit H2SO4 thu được 5,6 lít H2 (đktc). Sau
phản ứng thì còn 3g một chất rắn không tan. Xác định thành phần % theo khối lượng cuả mỗi kim loại
trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4: Cho 5,6g Fe tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 0,8M. Sau phản ứng thu được V(lit) hỗn hợp
khí A gồm N2O và NO2 có tỷ khối so với H2 là 22,25 và dd B.
a/ Tính V (đktc)?
b/ Tính nồng độ mol/l của các chất có trong dung dịch B.
Bài 5: Để hoà tan 4,48g Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M.
Bài 6: Để hoà tan 4,8g Mg phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1,5M và H2SO4 0,5M.
a/ Tính thể tích dung dịch hỗn hợp axit trên cần dùng.
b/ Tính thể tích H2 thu được sau phản ứng ở đktc.
Bài 7: Hoà tan 2,8g một kim loại hoá trị (II) bằng một hỗn hợp gồm 80ml dung dịch axit H2SO4 0,5M
và 200ml dung dịch axit HCl 0,2M. Dung dịch thu được có tính axit và muốn trung hoà phải dùng 1ml
dung dịch NaOH 0,2M. Xác định kim loại hoá trị II đem phản ứng.
Bài 8: Chia 7,22g hỗn hợp A gồm Fe và R (R là kim loại có hoá trị không đổi) thành 2 phần bằng
nhau:
Phần 1: Phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lit H2(đktc)
Phần 2: Phản ứng với HNO3, thu được 1,972 lit NO(đktc)
a/ Xác định kim loại R.
b/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
IV. LỜI GIẢI VÀ ĐÁP SỐ
Bài 1. Đáp số: A là Zn.
Bài 2. Đáp số: % Fe = 84%, % Cu = 16%.
Bài 3. Đáp số: % Al = 60% và % Ag = 40%.
Bài 4. Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có:
nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol
n
HNO3 = 0,5 . 0,8 = 0,4 mol
Mhh khí = 22,25 . 2 = 44,5
Đặt x, y lần lượt là số mol của khí N2O và NO2.
PTHH xảy ra:
8Fe + 30HNO3 ----> 8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O (1)

8mol
3mol
8x/3
x
Fe + 6HNO3 -----> Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O (2)
1mol
3mol
y/3
y
Tỉ lệ thể tích các khí trên là:
Gọi a là thành phần % theo thể tích của khí N2O.
Vậy (1 – a) là thành phần % của khí NO2.
Ta có: 44a + 46(1 – a) = 44,5

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

2


a = 0,75 hay % của khí N2O là 75% và của khí NO2 là 25%
Từ phương trình phản ứng kết hợp với tỉ lệ thể tích ta có:
x = 3y
(I)
=> x = 0,036; y = 0,012
+ = 0,1 (II)
Vậy thể tích của các khí thu được ở đktc là:
VN 2 O = 0,81(lit) và VNO 2 = 0,27(lit)
Theo phương trình thì:
Số mol HNO3 (phản ứng) = 10nN 2 O + 2n NO 2 = 10.0,036 + 2.0,012 = 0,384 mol
Số mol HNO3 (còn dư) = 0,4 – 0,384 = 0,016 mol

Số mol Fe(NO3)3 = nFe = 0,1 mol
Vậy nồng độ các chất trong dung dịch là:
CM(Fe(NO3)3) = 0,2M
CM(HNO3)dư = 0,032M
Bài 5. Hướng dẫn:
Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,75M
Số mol HCl = 0,5V (mol)
Số mol H2SO4 = 0,75V (mol)
Số mol Fe = 0,08 mol
PTHH xảy ra:
Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 ---> FeSO4 + H2
Theo phương trình ta có: 0,25V + 0,75V = 0,08
---> V = 0,08 : 1 = 0,08 (lit)
Bài 6. Đáp số:
a/ Vhh dd axit = 160ml.
b/ Thể tích khí H2 là 4,48 lit.
Bài 7. Hướng dẫn:
Theo bài ra ta có:
Số mol của H2SO4 là 0,04 mol
Số mol của HCl là 0,04 mol
Sô mol của NaOH là 0,02 mol
Đặt R là KHHH của kim loại hoá trị II
a, b là số mol của kim loại R tác dụng với axit H2SO4 và HCl.
Viết các PTHH xảy ra.
Sau khi kim loại tác dụng với kim loại R. Số mol của các axit còn lại là:
Số mol của H2SO4 = 0,04 – a (mol)
Số mol của HCl = 0,04 – 2b (mol)
Viết các PTHH trung hoà:
Từ PTPƯ ta có:


Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

3


Số mol NaOH phản ứng là: (0,04 – 2b) + 2(0,04 – a) = 0,02
---> (a + b) = 0,1 : 2 = 0,05
Vậy số mol kim loại R = (a + b) = 0,05 mol
---> MR = 2,8 : 0,05 = 56 và R có hoá trị II ---> R là Fe.
Bài 8. Hướng dẫn
a/ Gọi 2x, 2y (mol) là số mol Fe, R có trong hỗn hợp A --> Số mol Fe, R trong 1/2 hỗn hợp A là
x, y.
Viết các PTHH xảy ra:
Lập các phương trình toán học;
mhh A = 56.2x + 2y.MR (I)
nH 2 = x + ny/2 = 0,095

(II)

nNO = x + ny/3 = 0,08
(III)
Giải hệ phương trình ta được: MR = 9n (với n là hoá trị của R)
Lập bảng: Với n = 3 thì MR = 27 là phù hợp. Vậy R là nhôm(Al)
b/ %Fe = 46,54% và %Al = 53,46%.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất!

4



CHUYÊN ĐỀ
Đ AXIT (NÂNG CAO)
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. Định nghĩa, gọi tên và phân loại:
i:
I.1. Định nghĩa:
- Axit là những hợp chấtt mà thành phần
ph phân tử gồm một hay nhiều ngtử H liên kkết với gốc axit.
- Công thức hóa học chung củaa axit:
HnR
Trong đó:
R là gốc axit
n là số nguyên tử
t H có trong phân tử axit.
I.2. Phân loại axit: 2 loại chính
a. Axit mạnh: HCl; HNO3; H2SO4;...
b. Axit yếu: H2SO3; H2CO3; H2S; HF; H3PO4;...
I.3. Tên gọi:
- Axit không có oxi, tên gọii có đuôi "hidric";
- Axit có chứa oxi tên gọi thường
ng có đuôi "ic" hoặc
ho đuôi "ơ".
Dưới đây là 1 số gốcc axit thông thường:
thư
Nói chung các axit nếu
u không có ràng buộc
bu nào đặc biệt thì thường
ng có đuôi "ic"và tên chi tiết như
sau:

+ Axit không có oxi:
Axit + Tên ngtố gốc (tên gố
ốc) + “hiđric”
VD: HCl/ HI/ HBr/ H2S/ HCN: axít xianhidric...
+ Axit có chứa oxi: Phần lớn
n axit có chứa
ch O được tạoo thành do anhidrit (oxit axit) ph
phản ứng với
nước: - Nếu ngtố trung tâm chỉ có 1 hóa trị,
tr hoặc hóa trị cao nhất thì tên gọi là:
Axit + Tên ngtố trung tâm + “ic”
VD: H2CO3/ H2SO4...
- Nếu ngtố trung tâm có nhiều
u hóa trị,
tr thì khi ở trạng thái hóa trị thấp:
Axit + tên ngtố trung tâm + “ơ”
VD: H2SO3/ HNO2: axit nitơrơ/ HClO2: axit Clorơ; nếu thấp hơn thìì thêm hipo nh
như HClO: axit hipo
Clorơ; HClO3 là axit Cloric, nếu
u cao hơn thì
th thêm per như HClO4: axit per cloric...
STT

Axit

Kí hiệu

Tên gọi

Hóa trị


Chú ý

1

HCl

- Cl

Clorua

I

Tạo
ạo muối clorua

2

H2S

=S

Sunfua

II

Tạo
ạo muối sunfua

3


HNO3

- NO3

Nitrat

I

Tạo
ạo muối nitrat

4

H2SO4

=SO4

Sunfat

II

Tạo
ạo muối sunfat

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh ttốt nhất! 1


5


HHSO4

- HSO4

Hidrosunfat

I

Tạo muối axit

6

H2SO3

= SO3

Sunfit

II

Tạo muối sunfit

7

HHSO3

- HSO3

Hidrosunfit


I

Tạo muối axit (Hidrosunfit)

8

H2CO3

= CO3

Cacbonat

II

Tạo muối cacbonat

9

HHCO3

- HCO3

Hidrocabonat

I

Tạo muối axit (Hidrocabonat)

10


H3PO4

≡ PO4

Photphat

III

Tạo muối photphat

11

H2HPO4

= HPO4

Hidrophotphat

II

Muối axit (Hidrophotphat)

12

HH2PO4

- H2PO4

Dihidrophotphat


I

Muối axit (Dihidrophotphat)

13

HAlO2

- AlO2

Aluminat

I

Muối aluminat

14

H2ZnO2

= ZnO2

Zincat

II

Muối zincat

15


CH3COOH -OOCCH3

Axetat

I

Muối axetat

II. Tính chất hóa học:
1. Làm đổi màu chất chỉ thị:
- Dung dịch axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Như vậy quỳ tím là chất chỉ thị
màu để nhận ra dung dịch axit.
2. Tác dụng với oxit kim loại:
Oxit kim loại + axit → Muối + H2O (gọi là phản ứng trung hòa)
VD:
CuO(r) + 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
Chú ý: Oxit ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với axit có tính oxi hóa ở
gốc như HNO3 và H2SO4 đặc (t0) → Muối ứng với hóa trị cao của kim loại đó + sản phẩm khử (SO2;
NxOy; NO; NO2; NH4NO3) + H2O
VD: FeO(r) + H2SO4(đ/to) → Fe2(SO4)3(dd) + SO2(k) + H2O(l)
3. Tác dụng với bazơ (hidroxit)
Axit + baz ơ→ Muối + H2O (Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa)
Nếu là axit nhiều nấc (đa axit) có thể tạo thành các muối axit.
Ví dụ:
HCl(dd) + NaOH(đd) → NaCl(dd) + H2O(l)
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4(dd) + 2H2O(l)
4. Axit + Kim loại:
- Axít tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học → Muối(ứng với hóa trị thấp
của kim loại có nhiều hóa trị) + H2
- Axít HNO3; H2SO4 đ(t0) tác dụng được với hầu hết các kim loại trong dãy hoạt động hóa học (trừ

Au và Pt) → Muối(ứng với hóa trị cao của kim loại có nhiều hóa trị) + H2O + sản phẩm khử.
VD: Cu + 2H2SO4 đ (t0) → CuSO4 + SO2 + 2H2O
5. Axit tác dụng với phi kim
- H2SO4 đ(t0); HNO3 tác dụng được với một số phi kim (phản ứng này được sử dụng để điều chế
oxit):
Ví dụ:
H2SO4(đ) + C(r) → CO2(k) + SO2(k) + H2O(l)

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2


6. Axit tác dụng với muối
Axit tác dụng với muối → Muối mới + axit mới
Ví dụ:
H2SO4(dd) + BaCl2(dd) → BaSO4(r) +2 HCl(dd)
2HCl + BaCO3 → BaCl2(dd) + CO2(k) + H2O(l)
III. Điều chế axit:
1. Cho oxit axit tương ứng + H2O
2. Cho axit + muối → axit mới
3. Ngoài ra còn một số phương pháp khác với từng loại axit cụ thể sẽ trình bày sau.
IV. Một số axit quan trọng:
IV. 1. Axit Clohidric (HCl):
Dung dịch khi hidroclorua trong nước gọi là dung dịch axit clohidric. Dung dịch HCl đậm đặc là dd
bão hòa khí HCl, có nồng độ khoảng 37%. Mang đầy đủ tính chất hóa học của 1 axit mạnh.
1) Tính chất hóa học:
HCl mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh:
- Làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.
- Tác dụng với oxit kim loại tạo thành muối clorua và nước: CaO(r)+HCl(dd)→CaCl2(dd)+H2O(l)
- Tác dụng với bazơ → Muối clorua và nước
- Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tạo thành muối Clorua của

kim loại đó (ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị) + H2. (Người ta sử dụng tính chất
này của HCl để nhận biết hay tách hỗn hợp kim loại đứng trước và đứng sau H ra khỏi nhau).
- Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axít mới (học sau).
- Để nhận biết HCl(k) người ta dùng giấy quỳ ẩm; và dd HCl cũng dùng giấy quỳ; Để phân biệt
dd HCl với dd axit khác có thể dùng thuốc thử là dd muối bạc như AgNO3. Do phản ứng tạo ra
chất kết tủa trắng AgCl.
2) Ứng dụng của HCl:
- Điều chế muối clorua
- Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn
- Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ…
- Chế biến thực phẩm, dược phẩm...
3) Điều chế HCl:
- Cho axit + muối clorua → axit clohidric
- Cho H2 + Cl2 → axit clohidric
IV. 2. Axit sunfuric: H2SO4
Là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp đôi nước có d = 1,83g/ml (ứng với nồng độ 98%), không
bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt nên muốn pha loãng axit này cần phải thận trọng
và sử dụng phương pháp duy nhất là rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều, nếu làm
ngược lại sẽ gây nguy hiểm.
1) Tính chất hóa học:
H2SO4 mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit tuy nhiên axit sunfuric loãng có một số tính chất
khác với axit sunfuric đặc (tính chất hóa học riêng):
- Làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3


- Tác dụng với oxit kim loại tạo thành muối sunfat và nước: CaO(r) + H2SO4(dd) → CaSO4(dd) +
H2O(l)
- Tác dụng với bazơ → Muối sunfat và nước

- Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tạo thành muối sunfat của kim
loại đó (ứng với hóa trị thấp của kim loại có nhiều hóa trị) + H2. (Người ta sử dụng tính chất này
của H2SO4 giống như với HCl để nhận biết hay tách hỗn hợp kim loại đứng trước và đứng sau H
ra khỏi nhau).
- Tác dụng với muối tạo thành muối mới và axít mới (học sau).
Axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học riêng:
- Tác dụng được với hầu hết các kim loại trong dãy hoạt động hóa học (trừ Au và Pt) tạo thành
muối sunfat ứng với hóa trị cao đối với kim loại có nhiều hóa trị + SO2 + H2O.
VD: Cu + H2SO4 đ(t0) → CuSO4 + SO2 + H2O
- Tác dụng với phi kim (xem ví dụ ở trên)
- Tính háo nước: xem trong hình 1.11 tr. 17/SGK
- Không tác dụng với Al và Fe nếu nguội (kể cả với HNO3 đặc nguội cũng vậy).
2) Ứng dụng của H2SO4:
Xem trong SGK tr. 17
3) Điều chế H2SO4:
Trong công nghiệp: Người ta điều chế axit sunfuric từ nguyên liệu ban đầu giống với nguyên liệu ban
đầu để điều chế SO2 theo các bước sau:
+) Điều chế SO2: Đốt S trong không khí: S(r) + O2(k) → SO2(k)
Hoặc đốt quặng pyrit sắt FeS2 thu được SO2: FeS2(r) + O2(k) → SO2(k) + Fe2O3(r)
+) Điều chế SO3: bằng cách oxi hóa SO2 và sử dụng chất xúc tác là Vanadi oxit (V2O5) ở nhiệt độ
4500C;
+) Bằng phương pháp tiếp xúc cho SO3 tác dụng với H2O sẽ thu được SO3:
4) Nhận biết H2SO4 và muối sunfat:
+) Để nhận biết muối sunfat và axit sunfuric người ta dùng thuốc thử là dd muối của Bari như
BaCl2/Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2...: kết quả phản ứng tạo thành chất kết tủa trắng không tan trong
nước và axit;
+) Để phân biệt axit sunfuric và muối sunfat ngoài dùng chất chỉ thị có thể dùng một số kim loại
đứng trước H như Mg, Zn, Al, Fe...
B. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. HCl có thể phản ứng được với những chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng nếu có:

CuO; C; MnO; MnO2; Fe(OH)3; Fe3O4; Ag; AgNO3; Zn;
Bài 1.
HD: HCl phản ứng được với 7/9 chất nói trên là: CuO; MnO; MnO2 (tạo thành MnCl2+ Cl2+ H2O);
Fe(OH)3; Fe3O4; AgNO3; Zn.
Bài 2. H2SO4 có thể hòa tan được những chất nào? Viết ptpư nếu có và ghi rõ điều kiện phản ứng: CO2,
MgO, Cu, SiO2; SO3; Fe(OH)3; BaCO3; Ca3(PO)4; Fe; Mg?
Bài 2.
HD: MgO, Cu, SO3; Fe(OH)3; BaCO3; Ca3(PO)4; Fe; Mg

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 4


Cu (kèm theo điều kiện đặc nóng); SO3 tác dụng với H2O tạo thành H2SO4 nguyên chất sau đó axit
H2SO4 nguyên chất tác dụng với SO3 tạo thành ôlêum: nSO3+H2O → H2SO4.nSO3; với Ca3(PO)4 nếu
axit không dư tạo ra muối axit; nếu dư tạo ra muối trung hòa; Với Fe nếu loãng, đặc nguội/nóng cho
các sản phẩm khác nhau.
Bài 3. Xác định công thức của 1 oxit kim loại hóa trị (III) biết rằng hòa tan 8 gam oxit bằng 300ml dd
H2SO4 loãng 1M, sau phản ứng phải trung hòa lượng axit dư bằng 50g dd NaOH 24%.
Bài 3.
Đáp số: Al2O3. (đúng: Fe2O3)
Bài 4. 1,44gam kim loại hóa trị II tan hoàn toàn trong 250ml dd H2SO4 0,3M. Dung dịch thu được còn
chứa axit dư và phải trung hòa bằng 60ml dd xút ăn da 0,5M. Tìm kim loại nói trên?
Bài 4.
Đáp số: Mg.
Bài 5. Viết các ptpư để biểu diễn các chuyển hóa theo sơ đồ sau:
a) Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCl2
b) FeS2 →SO2→SO3→H2SO4→BaSO4
c) Fe→Fe3O4→Fe2(SO4)3→BaSO4
d) FeS2→M→N→D→CuSO4
e) CuSO4→X→Y→Z→Cu

Bài 6. Bổ túc và cân bằng các ptpư sau:
a) H2SO4+ BaCl2→ ? + ?
b) HNO3+ CaCO3 → ? + ?
c) KOH + ? → Na2SO4 + ?
d) CuO + ? → CuCl2 + ?
e) SO2 + ? → NaHSO3
g) ? + NaOH →Na2CO3+ ?
Bài 7. Cho các gốc axit sau: - Br; = SiO3; - MnO4; = Cr2O7. Hãy viết công thức các axit tương ứng?
Bài 8. Axit X có thành phần nguyên tố là: H = 2,218%; N = 29,787% và còn lại là O; Xác định công
thức của axit X và gọi tên?
Bài 9. Để hòa tan hoàn toàn 10,8g một kim loại hóa trị II cần 400ml dd HCl 0,3M. Xác định tên kim
loại chưa biết? Tính nồng độ mol của dd muối thu được (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể).
Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 13g một kim loại hóa trị II trong 200g dd HCl 9,125% được dd A và 4,48 l
khí H2 đo ở đktc. Xác định tên kim loại và tính nồng độ phần trăm của từng chất tan có trong dd A?
Bài 11. Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dd H2SO4 19,8% vừa đủ thu được 8,96
lít khí H2 đo ở đktc và dd Y. Xác định khối lượng và phần trăm khối lượng của từng kim loại có trong
hỗn hợp X? Tính nồng độ phần trăm của từng chất cho trong dd Y?
Bài 12. Viết các ptpư xảy ra khi cho:
a) Oxit sắt từ + axit sunfuric;
b) FexOy + axit clohiđric;
c) Magiê hidroxit + axit nitric;
d) Canxi cacbonat + axit clohiđric;
e) Kali hidroxit + axit sunfuhidric;
g) Bari nitrat + axit sunfuric;
h) Bạc nitrat + axit clohidric;
i) Kim loại M + axit clohidric.

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 5



Bài 13. Hòa tan hoàn toàn 9,6g hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 cần 100g dd HCl 14,6%. Tính thể tích của
mỗi khí thu được ở đktc? Tính nồng độ phần trăm của dd sau phản ứng? Dẫn toàn bộ khí thu được hấp
thụ hết vào dd chứa 0,05mol Ca(OH)2 thu được a gam kết tủa, tính a?
Bài 14. Nhiệt phân 24g CaCO3 trong một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A trong dd
HCl 14,6% thu được dd B và 1,344 lít khí đo ở đktc. Viết các ptpư xảy ra? Xác định thành phần phần
trăm của các chất rắn có trong A? Xác định hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 nói trên?
Bài 15. Tính nồng độ mol của dd axit sunfuric và dd NaOH biết rằng: 30ml dd axit sunfuric được trung
hòa hết bởi 20ml dd NaOH và 10ml dd KOH 2M; 30ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dd axit
sunfuric và 5ml dd HCl 1M?

Truy cập vào: để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 6



×