Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.85 KB, 16 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN : TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1
ĐỀ TÀI : VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN


LỜI NÓI ĐẦU
Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. Nguồn nước quyết
định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nước là mắt xích
đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh vật, do đó ảnh hưởng
của nước đến sức khỏe là rất lớn. Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nước
cũng có vai trò to lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng tất yếu trong
phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng.
Cùng với đó nhu cầu sử dụng nước cũng tăng lên. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
ngày càng lớn, ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong sinh
hoạt hàng ngày, nước sạch là một nhu cầu cấp thiết của sự sống. Thiếu nước sẽ ảnh
hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nước
còn là môi trường sống của nhiều loại sinh vật từ thực vật, động vật đến vi sinh vật.
Nước còn được xem là nguồn khoáng sản và năng lượng to lớn của nhân loại. Đây
là một tiềm năng cần được con người khai thác và sử dụng hợp lý. Vấn đề ô nhiễm
môi trường nước do sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên đang là một trong những
thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên hiện nay.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước nói chung và ô nhiễm môi trường nước do hoạt
động sản xuất công nghiệp nói riêng luôn là vấn đề nhức nhối của toàn thế giới,
đặc biệt là ở Thái Nguyên, mặc dù đã có nhiều biện pháp , nhiều chương trình hành
động nhưng thực sự chưa đạt được nhiều hiệu quả. Là sinh viên ngành quản lí tài
nguyên và môi trường em lựa chọn tìm hiểu về vấn đề này mong sẽ có thể thu thập
được nhiều thông tin bổ ích, tích lũy thêm kiến thức cho bản thân và giúp mọi
người hiểu nhiều hơn về sự ô nhiễm nước hiện nay.

2




CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I, Khái niệm ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh
hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm
Ô nhiễm nước là dạng ô nhiễm nguy hiểm nhất, bởi vì toàn bộ sự sống trên trái đất
gắn liền với nước. Ô nhiễm nước là sự biến đổi của chất lượng nước bởi các chất
lạ, độc hại đến nước, gây nguy hiểm đến sự sống của các sinh vật, đến sự sống và
sinh hoạt của con người, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp , công nghiệp,
ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí…Nếu xét theo các tác
nhân gây ô nhiễm thì ô nhiễm nước có các loại như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu
cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí.
II, Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vào môi trường nước.
3


Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các

tác nhân vật lý.
Nguyên nhân ô nhiễm nước: Sự ô nhiễm các nguồn nước có thể xảy ra do ô nhiễm
tự nhiên và ô nhiễm nhân tạo. Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi
của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước, hoặc là do nước mưa rửa trôi
các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước. · Ô nhiễm nhân tạo chủ
yếu là do xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp vào nguồn nước. Nguồn nước bị ô
nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt
nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn.
Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ ) ,thay đổi thành phần hoá
học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại ).
Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy hoá các
chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng.
Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn
đến hệ thuỷ sinh vật và việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ
quan của thành phố.
Từ các hoạt động công nghiệp:
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị,
nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến
thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp
thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta
thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương
4


đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải Ô nhiễm nước và
hậu quả của nó đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình
của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác
nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa

học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).
Ví dụ: Tính PE của nguồn nước thải có lưu lượng là 200 m3/ngày, nồng độ BOD5
của nước thải là 1200 mg/L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong
một ngày là 50 g/người.ngày. Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của
nguồn thải này tương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người.
Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên gây ô nhiễm nước, trong
đó chủ yếu là:
- Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn
nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các
hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở
các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với
khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung
quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây
lũ lụt. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải
hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
- Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại
kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môi trường bị ảnh
hưởng nặng nề. Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các kim
loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra môi
trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc
hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại
5


này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh
hưởng tới nguồn nước.Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có
chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H 2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH 3 vượt 84 lần
tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng
dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung là rất
lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế

xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp
ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn… thường không tham gia
hoặc ít tham gia và quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và thường tích lũy trong
cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước
bị nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực gần các khu công nghiệp và
các khu vực khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện
ở nồng độ cao của các kim loại trong nước. Một số trường hợp xuất hiện hiện
tượng chết hàng loạt các loại cá và thủy sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường
nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không qua xử lý hoặc xử lý
không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi
trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn
thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm
vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường có liên quan khác.
III, Sơ lược về các khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp ở Thái Nguyên
Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và
duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng
sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.Khu công nghiệp đầu tiên của Thái
Nguyên là Khu công nghiệp ( KCN) Sông Công và hiện tỉnh này đã được chính
6


phủ Việt Nam chấp thuận để hình thành 6 khu công nghiệp là KCN Sông Công I
(220ha); KCN Sông Công II (250ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên
(200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyệnPhổ Yên; KCN Điềm Thuỵ
(350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha) thuộc thành phố Thái
Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên
cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với

diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha
(4,076 km²).
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở THÁI NGUYÊN
Thực trạng ô nhiễm nước ở Thái nguyên
Hiện nay ở Thái Nguyên, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá
nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước
trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Môi trường nước ở khu công nghiệp ngày càng bị
ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Hàng trăm cơ sở sản xuất công
nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý
chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất
giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than, về mùa cạn tổng lượng nước
thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu, nước
thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH 4 là 4mg/1, hàm lượng chất
hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu
7


Riêng Lưu vực sông Cầu ở khu vực Thái Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m3 trong
đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, Mangan, Chì, Thiết, Thủy Ngân và các
hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát
trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc v.v .Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
trên lưu vực sông Cầu là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng và ô nhiễm nguồn
nước sông Cầu. Theo thống kê chưa đầy đủ trên địa bàn khu vực có gần 400 doanh
nghiệp Nhà nước, Trung ương, địa phương và hàng ngàn cơ sở tư nhân đang hoạt
động, gồm hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công nghiệp, làng nghề; và trong
các lĩnh vực như sản xuất năng lượng, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim,

hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng .
Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn và
Thái Nguyên. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm, từ các mỏ
sắt - 2,5 triệu tấn/năm, tại các mỏ thiếc - 800.000 tấn/năm. Nước thải rửa quặng
chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng chất lơ lửng cao (đạt đến 400 mg/l), theo
mưa hoặc thải thực tiếp vào sông Cầu.
Hàng năm Nhà máy luyện cốc thải vào sông Cầu khoảng 1,3 triệu m3 nước thải
với nhiều chất ô nhiễm, trong đó hàm lượng Phenol và xia-nua vượt quá giới hạn
cho phép hàng trăm lần.
Nước thải Nhà máy luyện gang có hàm lượng Pb, Mn cao gấp hàng nghìn lần tiêu
chuẩn cho phép.
Nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc
hại như xút, Cl-, lignin... Hàm lượng BOD và COD trong nước thải cao vượt nồng
độ cho phép hơn 10 lần, hàm lượng Phenol cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn cho

8


phép. Nước thải này không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm
nghiêm trọng.
Nguyên nhân có nhiều, do yếu tố tự nhiên và cả phát triển kinh tế xã hội. Đó là
những trận lũ ống, lũ quét đã xảy ra ở các xã ven sông, suối nhỏ ở các huyện miền
núi (Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá). Những trận mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại
khu vực trũng, các cụm dân cư, cuốn theo các chất ô nhiễm trên bề mặt gây ô
nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. Đặc biệt, tại các khu vực khai thác khoáng sản,
mưa cuốn theo một lượng lớn chất thải rắn, gây đục bồi lắng các sông suối tiếp
nhận.
Đó là chưa kể, trên 2 triệu m 3 nước thải của khoảng 1600 cơ sở công nghiệp từ các
ngành nghề khai khoáng, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng... thải ra khi chưa được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường. Bên cạnh đó là

nguồn nước thải sinh hoạt với khối lượng khổng lồ với hơn 100.000 m 3/ngày trong
đó nước thải tại các khu vực đô thị chiếm gần 50%. Và rồi gần 3000 m 3/ngày nước
thải y tế chưa qua xử lý, thải trực tiếp vào nguồn nước mang theo nhiều hoá chất
độc hại, các chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay, tại các suối tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các hoạt động đô thị, công
nghiệp, khai khoáng, mức độ ô nhiễm tại các suối là rất lớn. Đặc biệt, các suối tiếp
nhận nước thải của thành phố Thái Nguyên, mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng là
rất cao, so với QCVN 08:2008 cột B1, hàm lượng BOD vượt trên 2 lần, hàm lượng
amoni vượt 16 lần, hàm lượng tổng dầu mỡ vượt gần 8 lần), đặc biệt, tại suối Cam
Giá (suối tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp gang thép Lưu Xá), suối Văn
Dương (suối tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Sông Công), hàm lượng Cd
vượt so với QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, B2.

9


CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NGÀY CÀNG GIA TĂNG
Tình tạng ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất công nghiệp nêu trên có
nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, song tập trung ở các nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
- Những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
và tổ chứ thực hiện cuả các cơ quan chức năng. Theo như thống kê của bộ tư pháp,
hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp lật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành
vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kĩ thuật, quy trình
sử dụng nguyên nhiên liệu trong sản xuất.tuy nhiên, hệ thống các văn bản này còn
chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng
văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ
đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức, các hoạt động
kinh tế… trong việc bảo vệ môi trường.

- Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là lực lượng cảnh sát
môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm bắt tình
hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm phám luật về bảo vệ môi
trường nước. Các cơ sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hình gây vi gây ô
nhiễm môi trường nước và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu , vừa chưa đủ
mạnh, đẫn đến hạn chế tác động giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành
vi xâm hại môi trường nước. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí
hình sự, còn các biện pháp xử lí khác hầu như buộc phải di dời ra khỏi khu vực
gây ô nhiễm,đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm cũng
10


không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu
kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
- Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công
tác bảo vệ môi trường, đẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc
kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác điều tra, kiểm tra về môi trường của các
cơ quan chức năng đối với cơ sở , doanh nghiệp sản xuất dường như vẫn mang tính
hình thức, hiện tượng “ phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa
được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành 1 cách hình thức, qua loa
đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường nước cồn hạn chế, đẫn đến
chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của tổ chức cá nhân, cộng đồng
trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường nước.
- Trình độ chuyên môn , nghiệp vụ của đội ngũ cán bộchuyên trách công tác bảo vệ
môi trường còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra chưa đáp
ứng được đồi hỏi của thực tiễn. do đó , trong nhiều trường hợp, đoàn kiểm tra
không thể phát hiện được những thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp thải các chất ô
nhiễm ra ngoài môi trường nước.

CHƯƠNG IV: ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I,Ảnh hưởng đến sức khỏe
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là
những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là
nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư,
11


đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb,
Asen, Zn…
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các
chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon
thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh hiểm nghèo như
ung thư bàng quang, ung thư phổi …
Gây bệnh đường ruột, các bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn, virut và nấm mốc như
zôna, viêm da
II, Ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất
- Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến dinh hoạt của người dân, làm sáo trộn cuộc
sống và sinh hoạt hàng ngày
- Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt tại nơi có
hàm lượng chất ô nhiễm cao.
III, Ảnh hưởng tới nước và sinh vật dưới nước
+ Thiếu nguồn nước sạch
Nước bị ô nhiễm mang nhều chất vô cơ và hữu cơ vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất.
Khi các chất ô nhiếm từ nước ngấm váo đất không những gây ảnh hưởng đến đất
mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sống trong đất.

IV,Ảnh hưởng đến đất và sinh vật đất
12


CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Sau khi đánh giá và tìm hiểu một số những thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
tôi có một số kiến nghị sau :
- Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do nhận thức của người dân về môi trường còn
yếu kém vì vậy chính quyền địa phương cần có những biện pháp như : tuyên
truyền về sự độc hại của nước thải do sản xuất công nghiệp, có những xử phạt
nghiêm ngặt nếu vi phạm qui định chung về môi trường , thu tiền để xây dựng các
công trình xử lý ô nhiễm chung.
- Chính quyền địa phương chưa có những biện pháp xử lý thích đáng với những hộ
gây ô nhiễm chung.
- Nhà nước và chính quyền cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ô nhiễm
nguồn nước, giúp người dân đưa ra giải pháp để khắc phục và giảm thiểu hậu quả ,
đầu tư vốn công nghệ….
- Việc xử lý chưa thật thỏa đáng , đa số dừng lại ở mức hành chính.
Giải pháp:
Lấy phòng ngừa, ngăn chặn suy thoái môi trường là chính, kết hợp từng bước xử
lý, khắc phục điểm nóng về ô nhiễm trên toàn khu vực. Cụ thể, cần có những điều
13


tra thực trạng ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, làng nghề, đời sống... để có sự
đánh giá tác động tới môi trường. Việc xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm nước
phải được coi trọng hàng đầu như đa dạng hóa nguồn lực đầu tư với cơ chế khuyến
khích hợp lý trong khắc phục, xử lý bảo vệ, tái tạo và phát triển tài nguyên môi
trường ở Thái Nguyên
Ðối với các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động ở Thái Nguyên, phải tự xử

lý các chất thải, nước thải, bảo đảm đủ tiêu chuẩn mới được đổ ra sông và chính
quyền các cấp phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện đó. Trước hết,
huy động lực lượng nạo vét, khơi dòng những đoạn sông quan trọng đang bị ô
nhiễm nặng.
Ngoài ra, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết của người
dân về quyền lợi và trách nhiệm liên quan môi trường. Tổ chức thực hiện cơ chế
phối hợp hành động của đoàn thể quần chúng, nhân rộng các mô hình tự quản, duy
trì phong trào quần chúng thường xuyên bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần khôi
phục rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã bị suy thoái, tăng cường bồi phụ nguồn
nước, xây dựng các công trình giữ nước để chống cạn kiệt…
Trung tâm quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên cần đề xuất các hoạt
động đẩy mạnh quan trắc và thông tin môi trường như xây dựng các trạm quan trắc
tự động chất lượng nước, thường xuyên thông báo cho cộng đồng về tình trạng ô
nhiễm môi trường nước, thực hiện công khai hóa các thông tin về các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nước và nâng cao năng lực quản lý môi trường
Cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nước, trong đó
những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi
14


phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí nước thải trong các
nhà máy theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm
hướng tới một môi trường nước trong sạch thân thiện với con người.
-Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra , kiểm tra, giám sát về môi trường
nước ( thường xuyên, định kì, đột xuất). Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi truòng với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn xử lí kịp thời, triệt để những hành
vi gây ô nhiễm nguồn nước của các cá nhân tổ chức. Đồng thời nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường

nước, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phuc vụ có hiệu quả hoạt động
của các lực lượng này.
Là những người sinh viên năng động, sáng tạo, là thế hệ trẻ của đất nước chúng ta
phải là những người đi đầu , tuyên truyền, phổ biến cho mọi người về tầm quan
trọng của tài nguyên nước. Từ đó đưa ra những biện pháp, những chương trình
hành động thích hợp chẳng hạn như việc tổ chức các buổi hành động vì một môi
trường xanh sạch đẹp, tham gia vớt rác , hay các cuộc thi tìm hiểu về môi trường…
Em tin rằng môi trường của chúng ta sẽ ngày một trong lành nếu mọi người cùng
chung sức hành động vì môi trường không còn sự ô nhiễm.

Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thị Kim Thái, Lê Hiền Thảo: Sinh thái học và bảo vệ môi trường.
NXB Xây dựng. 1999.

15


Mục Lục

Trang

Lời mở đầu

1

Chương I : Cơ sở lí thuyết

2

Chương II: thực trạng ô nhiễm nước ở Thái Nguyên


6

Chương III: Nguyên nhân ô nhiễm nước

9

Chương IV: Ảnh hưởng của nước bị ô nhiễm
Chương V: Kiến nghị và giải pháp khắc phục

11
12

16



×