Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bất bình đẳng giới trong phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.76 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Bất Bình Đẳng Giới Trong Phân Công Lao Động Giữa
Nam Và Nữ Trong Gia Đình Hiện Nay
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nước ta đưa ra những mục tiêu, chuẩn mực cơ bản, trực tiếp mà chúng ta
hướng tới chính là xây dựng gia đình no ấm, bình đăng tiến bộ và hạnh phúc.
Trong gia đình cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành
viên, nhất là dân chủ bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái tạo nên sự nề nếp, hòa thuận kỹ cương trong mỗi gia đình, các yếu tố này
trở thành một trong những nội dung cơ bản và chủ yếu cấp thiết trong xây dựng gia
đình mới ở Việt Nam hiện nay.
Trong những năm qua vấn đề bất bình đẳng giới đang được nhà nước và xã hội
quan tâm nhiều hơn. Những chương trình dự án nâng cao năng lực cho nữ giới và
thực hiện bình đẳng giới được Đảng và Nhà nước quan tâm rất lớn, trong đó vấn đề
bất bình đửng giới trong gia đình được chú trọng tiến đến sự bình đẳng thực chất
giữa nam và nữ.
Đây không phải là vấn đề còn mới mẻ, nhưng cũng không cũng không phải là vấn
đề cũ kỹ và có lẽ sẽ không bao giờ bị coi là một vấn đề lỗi thời. Khi chọn đề tài
này tôi muốn đi sâu vào vấn đề nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất
bình đẳng giới ở Việt Nam trong việc phân công công việc trong gia đình hiện nay
giữa nam và nữ và đưa ra được một số giải pháp nhằm hạn chế vấn đề này.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này, mặt
khác như chúng ta cũng nhân thấy, trên các phương tiện thông tin đại chúng như
đài, báo, truyền hình … luôn nói về những vấn đề nghiên cứu này, các cuộc thăm


dò, khảo sát cũng như nhiều thông tin về vấn đề bất bình đẳng giới trong công việc
ngoài xã hội và lẫn trong gia đình. Các nguyên cứu cũng đã nêu lên được những


nguyên nhân dẫn tới việc bất bình đẳng giới và cũng đưa ra được các kiến nghị,
giải pháp nhằm xóa bỏ dần dần hiện tượng này trong xã hội Việt Nam.
Nhưng đặc biệt các đề tài nguyên cứu trước đây các tác giả chưa đi sâu vào những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong việc phân công lao động giữa
nam và nữ trong gia đình hiện nay, đặc biệc hơn trong đó có nguyên nhân chính
nằm ở người phụ nữ trong gia đình. Chính vì vậy trong đề tài này tôi xin đi sâu vào
những nguyên nhân của hiện tượng bất bình đẳng trong phân công lao động giữa
nam và nữ trong gia đình Viêt Nam hiện nay như thế nào.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Tôi muốn làm rõ các khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, gia đình, bất
bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình, từ các khái niệm trên tôi muốn
đi sâu vào làm rõ ngyên nhân có sự bất công trong phân côcacslao động trong gia
đình hiện nay và đưa ra được các giải pháp làm giảm tình trạng này ở trong gia
đình ở nước ta hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu việc bất bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình
Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây .
5. Gỉa thuyết nghiên cứu.
Phần lớn trong gia đình xã hội Việt Nam hiện nay người phụ nữ luôn phải chiệu
thiệt trong việc phân công lao động trong gia đình giữa nam và nữ và đặc biệt hơn
những công việc của người phụ nữ trong gia đình thì ích được xã hội công nhận,
hiểu như đó là điều hiển nhiên và nên làm trong gia đình.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng một số phương pháp như phương pháp điều tra xã hội học, nghiên
cứu tài liệu và quan sat thực tế.
Nội dung

Chương 1 : Hiện Trạng Bất Bình Đẳng Giới Trong
Phân Công Lao Động Trong Gia Đình Việt Nam Hiện
Nay



1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nhiều năm qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã nỗ lực để mang lại bình
đẳng giới cho con người, để con người thật sự được sống trong một xã hội văn
minh, phát triển bền vững, nhân văn. Và, Việt Nam là một trong số các nước có
nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới đã được ghi nhận, như: xây dựng
và ban hành văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, là một
trong các quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 20 năm qua,
đã hoàn thành trước thời hạn mục tiêu bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho
phụ nữ (đây là một trong các Mục tiêu Thiên niên kỷ mà chúng ta phấn đấu đạt
tới); Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu
vực và thế giới (đứng thứ 43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN); là
nước dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới
thông qua việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục tới trẻ em gái, trẻ em trai,
phụ nữ, nam giới, tỷ lệ mù chữ của nữ giới so với nam giới ngày càng giảm…
Đây là những con số rất có ý nghĩa, bởi việc thực hiện bình đẳng giới sẽ giúp
mang lại các nguồn lợi lớn cho sự phát triền bền vững của mỗi quốc gia. Về
điều này, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam,
nguyên Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp châu Âu (EU) đã đưa ra một quan điểm
đúng đắn về bình đẳng giới rằng, bình đẳng giới không đơn thuần là quyền lợi
của chị em, mà chính là quyền lợi chung của một đất nước muốn phát triển bền
vững. Bởi, nếu một đất nước chỉ sử dụng một nửa dân số, không phát huy được
đầy đủ và tối đa năng lực của mọi người, của mọi công dân bất kể nam hay nữ
thì thật là điều đáng tiếc.
Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng giới đang có xu hướng tăng ở một số nước,
một số lĩnh vực. Theo Báo cáo thường niên Khoảng cách giới toàn cầu (GGG)

2013 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố, chưa có quốc gia nào đạt
được bình đẳng giới như nhân loại mong muốn. Thông tin từ báo chí cho biết,
theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì tình trạng bất bình đẳng trong lao
động và thu nhập tại các công ty ở châu Âu đang tăng mạnh. Sự phân biệt đối
xử với công nhân nữ rõ hơn khi nguy cơ bị sa thải cao hơn công nhân nam,
hoặc họ phải chịu mức lương thấp hơn, nhất là trong điều kiện khủng hoảng
kinh tế, phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cải cách lao động. Ngoài ra,
theo báo cáo của Tổng Công đoàn quốc tế (ITUC), ở châu Âu trung bình phụ nữ
thu nhập ít hơn 14,5% so với nam giới, trong khi đó, ở Mỹ khoảng cách này là
22,4%, ở Đức là 21,6%, ở Ca-na-đa là 27,5%, ở Nhật Bản là 33,4%... và ở các
nước châu Á và Mỹ la-tinh, khoảng cách này còn lớn hơn nữa. Tại các nước là
thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ nhân viên nữ


thấp hơn 13% so với nhân viên nam, và lương của nữ thấp hơn 16% so với nam
trong cùng một loại công việc. Đặc biệt, tỷ lệ lãnh đạo nam vẫn nhiều hơn nữ,
trong lĩnh vực chính trị, nữ giới cũng ít được tham gia giữ vị trí cao trong nhà
nước… Trong gia đình, phụ nữ vẫn phải làm việc nhiều hơn nam giới, vẫn phải
chịu bạo hành và là nạn nhân của nhiều vụ xâm hại tình dục. Tất nhiên, không
thể phủ nhận là các nước này đã và đang nỗ lực bền bỉ, có hiệu quả, để cải thiện
tình trạng bất bình đẳng giới, nhưng để hoàn toàn xóa bỏ bất bình đẳng giới có
lẽ cần những giải pháp bền vững, toàn diện hơn nữa.
Ở Việt Nam, bên cạnh các thành tựu đạt được về bình đẳng giới, chúng ta vẫn
phải thừa nhận một thực tế là tình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra trên một
số lĩnh vực, tồn tại dưới một số hình thức khác nhau. Theo website của Hội liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về
vị thế, điều kiện, cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con
người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước. Nói
cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và nữ giới tạo
nên những cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng

khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Thực tế ở Việt
Nam hiện nay, bất bình đẳng giới còn thể hiện trên một số lĩnh vực xã hội quan
trọng, phụ nữ vẫn chịu nhiều gánh nặng công việc, thu nhập, phân biệt đối xử...
Một trong những vấn đề bất bình đẳng giới là sự tham gia của phụ nữ trong cơ
cấu tổ chức, quản lý xã hội còn hạn chế, đặc biệt ở cấp cơ sở. Theo đó, tỷ lệ cán
bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo
nói chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng. Mặc dù tỷ lệ
này tăng nhẹ qua các năm song chưa đồng đều, chưa ổn định, vẫn ở mức thấp
so với mục tiêu đặt ra. Trong kinh tế, ở một số nơi vấn đề chênh lệch thu nhập
giữa nam và nữ cùng một vị trí công việc vẫn diễn ra, cơ hội để phụ nữ tiếp cận
những việc làm có thu nhập cao vẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ
chưa được đánh giá cao như lao động nam, là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn
thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân lực… Đặc biệt, tình
trạng bạo hành phụ nữ vẫn diễn ra ở một số nơi, nhất là ở vùng nông thôn, miền
núi xa xôi. Một số trường hợp phụ nữ bị bạo hành nghiêm trọng mà chưa được
chính quyền, người chung quanh bảo vệ. Có những phụ nữ phải âm thầm chịu
bạo hành gia đình trong nhiều năm mà không dám tố cáo. Thực trạng này, một
phần do nhận thức hạn chế của người dân về luật pháp nên chưa biết tự bảo vệ;
một phần, do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên thiếu sức răn đe. Bên cạnh đó,
vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở một số vùng
nông thôn, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch
vụ y tế. Theo bài viết trên Tạp chí Cộng sản, ở Việt Nam tỷ suất tử vong mẹ còn
cao so với một số nước trong khu vực, tỷ suất này vẫn giảm chậm trong 10 năm


qua. Trong một số trường hợp, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ chưa
được chú trọng tuyên truyền đúng mức. Không chỉ nam giới, mà bản thân phụ
nữ cũng chưa quan tâm sức khỏe sinh sản của chính mình và không áp dụng các
biện pháp phòng tránh thai an toàn dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Một số gia
đình, dù phụ nữ tham gia đóng góp kinh tế như nam giới nhưng vẫn phải làm

nhiều việc nhà hơn và nam giới vẫn thường là người đưa ra các quyết định quan
trọng,… Vì thế, bất bình đẳng giới vẫn diễn ra ở một số nơi, trên một số lĩnh
vực và phần thiệt thòi thường vẫn thuộc về phụ nữ.

2. Lý thuyết áp dụng.
2.1. Lý thuyết vị thế - vai trò
Lý thuyết xã hội học về vị thế vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của con người
trong hệ thống của những cấp độ “cá nhân - nhóm xã hội- xã hội ”. Nó cho phép
mở ra các cơ chế cụ thể những liên hệ qua lại và tương tác của nó với những yếu tố
cơ cấu xã hội khác và với xã hội nói chung. Lý thuyết này không chỉ mở ra sự phụ
thuộc các cá nhân và hành vi của họ với xã hội và cơ cấu xã hội với môi trường
xung quanh mà còn chú ý đến thế giới nội tâm của các cá nhân khi xác định hành
động và hành vi. Nhưng lý thuyết vị thế - vai trò chủ yếu phân tích hành vi của các
cá nhân chứ ít hướng vào phân tích hành vi của nhóm xã hội với tư cách là một
chĩnh thể .
Cần thấy rằng sự phân công lao động giữa vợp và chồng trong gia đình hiện nay
trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời kỳ CNH – HDH đất
nước, do đó nó không đơn thuần bị quy định bởi vị thế - vai trò cá nhân của mỗi cá
nhân mà còn quy định bởi các yêu tố ở cấp độ vĩ mô như những biến đổi về chính
sách phát triển kinh tế, cơ chế thị trường và những thay đổi trong hệ giá trị văn
hóa, trong thiết chế xã hội, cơ cấu xã hội.
2.2. lý thuyết về cơ cấu – chức năng
Sử dụng cách tiếp cận cơ cấu chức năng trong việc làm rõ vị trí, vai trò của các
thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa các thành tố
của, cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới giữa nam và nữ. Thông qua sự tương
tác này chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng trong gia đình giữa
nam và nữ hiện nay.


3. Khái niệm bình đẳng giới, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng giới trong phân

công lao động.
3.1 khái niệm bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là sự tôn trọng tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng phát triển cùng
nhau cống hiến nhiều nhất cho xã hội và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Hình
thành nhận thức xã hội đúng đắn về khái niệm bình đẳng giới sẽ là một trong
những điều kiện để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống.
3.2 khái niệm bất bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội
bất lợi cho nam nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi
từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
Hay nói cách khác bất bình đẳng giới là sự đối sử khác biệt với nam giới và phụ nữ
tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng
khác nhau của nam và nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
3.3 Bất bình đẳng trong phân công lao động trong gia đình.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên
của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp
ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu
của xã hội về tái sản xuất con người. Bất bình đẳng giới trong gia đình là các thành
viên trong gia đình không có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản
chung, không có sự công bằng trong việc phân công lao động, sử dụng các nguồn
thu nhập cũng như phân công lao động không có sự công bằng, các thành viên
trong gia đình không có được các cơ hội và điều kiện tham gia các hoạt động như
nhau. Hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình thường được biểu hiện qua các hành
động bạo lực gia đình là chồng đánh vợ hoặc vợ đánh chồng, có thể là bạo lực về
tinh thần của các thành viên trong gia đình, sự thiên vị trong cách đối xử….
4. Thực trạng phân công lao động trong gia đình hiện nay.
Với sự phát triển chung của xã hội, vai trò và địa vị của gia đình của người phụ nữ
ngày càn được nâng cao. Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới của Nhà nước
phần nào đã mang lại kết quả. “Việt Nam là một nước dẫn dầu thế giới về tỉ lệ

tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước được coi là tiến bộ về
bình đẳng giới. Là quốc gia đạt được sự thay đôi nhanh chóng về xóa bỏ khoảng
cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á”, báo cáo đánh giả tình hình ở
Việt Nam (tháng 12/ 2006) của ngân hàng thế giới (WP), ngân hàng phát triển


Châu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFDI), và cơ quan quốc tế Canada
(CIDA). Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có
nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hểt các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những
chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, xét về vấn đề giới trong
gia đình vẫn còn những bức xúc như: phụ nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ
là chủ yếu vẫn còn tư tưởng trọng nam kinh nữ trong quá trình sinh con và nuôi
con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa gia đình, tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn
còn tồn tại và xảy ra ở một số nơi.
4.1. Đối với phụ nữ trong gia đình.
Với vấn đề sản xuất của phụ nữ: Trong gia đình bao gồm tất cả mọi công việc
nhằm mục đích tạo ra thu nhập bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất,
tinh thần hoăc tạo ra những dịch vu để đáp ứng nhu cầu chung của gia đình.
+ Người phụ nữ ở nông thôn: Trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn, làm hàng thủ
công... nhằm tạo ra thu nhập .
+ Người phụ nữ ở thành thị: Làm công ăn lương trong các cơ quan, xí nghiệp, làm
thuê cho chủ nhân hoặc kinh doanh buôn bán đế tạo ra thu nhập.
- Vấn đề tái sản xuất và nuôi dưỡng: Là những hoạt động tạo ra nòi giống và tái tạo
sức lao động, chúng bao gồm việc sinh con và nuôi dạy con, chăm sóc các thành
viên khác trong gia đình và làm các công việc giặc giũ, lau chùi nhà cửa, nội trợ...
các công việc này hầu hết do phụ nữ đảm nhiệm là những công việc mất thời gian
nhưng không được trả thù lao.- Vấn đề cộng đồng của phụ nữ: Bao gồm hoạt động
nhằm đảm bảo sự cung cấp và bảo vệ những nguồn lực khan hiếm cho nhu cầu
chung của cộng đồng như vệ sinh môi trường, nước sạch, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và giáo dục... Đây hầu hết là những hoạt động tình nguyện của phụ nữ như

các công việc của làng bản, khối phố họp hành tham gia chính quyền, lãnh đạo xã
hội... nhằm đáp ứng các nhu cầu chung của cộng đồng xã hội như: Xây dựng
đường làng ngõ xóm giữ gìn trật tự, vệ sinh hoặc trao đổi thông tin, tổ chức họp
hành, lễ hội tham gia các đoàn thể, các hoạt động nhỏ của cộng đồng.=> Người
phụ nữ thực hiện cùng lúc nhiều vai trò như sản xuất tái sản xuất và nuôi dưỡng,
cộng đồng xã hội, thời gian làm việc dài hơn vào công việc vụn vặt hơn nam giới.
Người phụ nữ thực hiện cùng lúc nhiều vai trò khác nhau trong gia đình và ngoài
xã hội trong khi nam giới thường tập trung vào sản xuất và lành đạo cộng đồng


4.2. Đối với trẻ em trong gia đình:
Trong gia đình trẻ em trai và trẻ em gái không được đối xử như nhau về mọi mặt,
trẻ em trai thường được nuông chiều và được quan tâm nhiều hơn trẻ em gái.
Trẻ em gái thưởng phải học hỏi và làm các công việc trong gia đình như nấu ăn
giặc giũ, lau dọn nhà cửa... không được quan tâm về vấn đề vui chơi như con trai,
phải tham gia vào công việc sản suất và tái sản xuất với mẹ nếu có đủ khả năng lao
động.
Còn một số nơi có định kiến trẻ em gái không nên đi học chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ
và tham gia công việc đồng áng, trẻ em trai thì lại được đi học và giáo dục để trở
thành trụ cột của gia đình


5. Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm chạp
của ý thức xã hội và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình
với gia đình, chính họ đã tự đặc cho mình trọng trách lớn. Phụ nữ thì còn tự ti, luôn
nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng.
Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định trong
gia đình. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa
thuận chiếm tỉ lệ lớn, nếu người vợ có trình độ học vấn thấp thì quyền quyết định

mọi mặt chủ yếu ở người chồng và ngược lại.
Vấn đề kinh tế cũng là một trong những lí do dẫn đến bất bình đắng giới trong gia
đình, giữa thu nhập của vợ và chồng, tư tưởng đề cao vai trò của người đàn ông, hạ
thấp vai trò vị thế của người phụ nữ là phổ biến. Quan niệm chung của nhiều người
là người chồng lãnh đạo là lẽ đương nhiên. Nhiều người cho rằng những việc nội
trợ là việc nhẹ, vì vậy người chồng là chủ chốt kiếm ra tiền thì họ phải là người
chủ của gia đình.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc ...)
làm cho nhận thức con người ngày càng kém, cách hành xử với vợ chồng con cái
luôn gay gắt dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
6. Hậu quả:
Bất bình đẳng giới trong gia đình sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng làm ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ
làm giảm sút về mặt tinh thần do làm việc quá sức, có nhiều trường hợp làm giảm
chức năng xã hội, sức khỏe giảm sút, nhan sắc bị tàn phai. Ảnh hưởng đến thu
nhập, tỉ lệ nam nữ trong các ngành nghề quan trọng luôn có sự phân biệt rõ rệt và
lao động nữ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Phần lớn phụ nữ trong gia đình gặp
nhiều cản trở khác như phụ dưỡng bố mẹ, nội trợ, chăm sóc con cái lo toan việc
nhà...
Từ đó họ có ít thời gian cho công việc trở nên lệ thuộc kinh tế vào chồng, không có
thời gian chăm sóc cho bản thân điều này phần nào lí giải vì sao phụ nữ mau già
hơn nam giới.

Kết Luận
- Bất bình đẳng giới trong gia đình đang là mối nguy hại cho xã hội. Vì vậy cần có
những biện pháp cơ bản để xây dựng nên một gia đình bình đẳng. Bởi bình đẳng
giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là ở cuộc
sống hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay.
- Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là



trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động
bình đẳng.
- Bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
- Bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành
viên trong gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong
gia đình góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bềnh
vững, đẩy lùi và xóa bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ trong gia đình tạo ra một xã
hội bình đẳng không phân biệt về giới
.
KIẾN NGHỊ
Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới. Các
nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh, giữa phụ nữ và nam giới chỉ có sự khác
biệt về mặt sinh học chứ không có sự khác biệt về mặt xã hội. Mặc dù vây nhưng
khẳng định này chưa phải đã hoàn toàn được chấp nhận trong xã hội. Giáo dục về
giới và bình đẳng giới chưa được lồng ghép rõ nét trong chương trình giáo dục
chính thống của hệ thống giáo dục quốc dân, cũng chưa được thực hiện một cách
thường xuyên, phủ khắp trong cộng đồng. Nhận thức về giới và bình đẳng giới chủ
yếu thông qua các kênh dự án tài trợ dưới hình thức tập huấn, hội thảo, các chiến
dịch tuyên truyền ngắn do đó hiệu quả không cao, đối tượng tiếp cận bị thu hẹp,
nhận thức vấn đề còn sơ lược nếu như không nói là nông cạn. Để khắc phục tất cả
những hạn chế này, cần phải thay đổi, cải tiến hình thức tuyên truyền giáo dục về
giới và bình đẳng giới. Nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ba môi trường
giáo dục, nhà trường, gia đình và xã hội, những nơi mà định kiến giới đang tồn tại.
Định kiến giới tác động đến mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, giới tính,
hoàn cảnh sống. Theo đó, muốn xóa bỏ định kiến giới phải xem giáo dục bình
đẳng giới là một trong những nội dung giáo dục chính và được lồng ghép trong
chương trình của các cấp học, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học. Trường
học là nơi thuận lợi và có điều kiên để xây dựng một môi trường bình đẳng nói

chung và bình đẳng giới nói riêng tốt nhất và hiệu quả nhất.Tuy nhiên, việc giáo
dục bình đẳng giới trong nhà trường sẽ không thành công nếu thiếu sự tương tác
tích cực của giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.


Truyền thông cũng là một lực lượng quan trọng góp phần tác động để thay đổi
những nhận thức sai lầm của công chúng về phụ nữ và đàn ông. Ở một số nước
phát triển, bên cạnh việc tôn vinh người phụ nữ, truyền thông còn cổ súy rất nhiều
cho vai trò của người đàn ông trong gia đình. Những chương trình vào bếp cùng
người nổi tiếng, những diễn dàn đưa người cha về với trái tim gia đình là những
chương trình được nhiều người yêu thích, ủng hộ.

Xóa bỏ định kiến giới không chỉ dừng ở việc thay đổi nhận thức mà quan trọng
hơn, phải giúp con người sống với đúng bản chất của mình. Có nghĩa là phải xây
dựng được một thái độ sống đúng đắn, tích cực để từ đó người ta có thể thay đổi
chính mình và thay đổi cả thế giới. Những quan niệm xưa cũ từng làm cho vị thế,
thân phận người phụ nữ thấp kém, mỏng manh cần phải phê phán đúng mức và
điều chỉnh cho phù hợp với thời đại. Bên cạnh đó, những nhu cầu giới cũng cần
phải được quan tâm, điều tiết kịp thời. Đánh thức tiềm năng sống cùng với những
đam mê, khát vọng, ý chí và bản lĩnh của người phụ nữ, phát huy ý thức trách
nhiệm, sự thấu cảm, sẻ chia và những kỹ năng còn tiềm ẩn ở người đàn ông cũng
là một cách tích cực nhằm từng bước xóa mờ những định kiến giới, thay đổi diện
mạo xã hội. Thay đổi các khuôn mẫu văn hóa dựa trên cơ sở giới và tăng cường sự
tham gia chính trị của phụ nữ là những mục tiêu hành động mạnh mẽ, cụ thể
nhằm phát huy vai trò, vị thế của người phụ nữ trong cuộc sống hiện tại, hướng
tới xây dựng một điển hình phụ nữ năng động, vượt qua những rào cản định kiến
giới, làm chủ cuộc đời mình và đóng góp cho xã hội, cộng đồng.

Mục tiêu bình đẳng giới xuyên suốt trong chiến lước xây dựng và phát triển đất
nước. Xóa bỏ định kiến giới, thực hiện bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan

trọng, không thể thiếu trong tiến trình thực hiện mục tiêu nhân văn, cao cả đó mục tiêu mà mỗi một người dân Việt Nam đều khát khao, mong đợi và đang hết
mình cống hiến.

Quá trình xã hội hóa giáo dục được tạo bởi 3 môi trường: Gia đình, nhà trường và
xã hội, trong đó gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của mỗi người. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của
mỗi thành viên trong gia đình giúp mỗi người có điều kiện phát triển toàn diện về
thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần.


Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình hiện nay, thiết nghĩ cần thực hiện những
giải pháp như sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng
giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Xem việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp
đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về vấn đề bình đẳng giới
trong gia đình. Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá
nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để
xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”.
Hai là: Tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự
giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định
vai trò, ví trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Ba là: Đẩy mạnh giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường (đặc biệt là các
trường THPT), giúp cho thanh, thiếu niên nhận thức được những vấn đề giới và
bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống; giúp các em ý thức được trách
nhiệm trong việc xây dựng gia đình sau này.
Bốn là: Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới. Kiên quyết đấu tranh loại
bỏ các hành vi bạo lực gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong

gia đình được bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ công bằng và văn minh.
Để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội phải bắt đầu từ trong mỗi gia
đình. Thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình là biện pháp hữu hiệu để xây
dựng một xã hội no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khoa học và phụ nữ, tạp chí số 4/1991
2. Giáo trình Xã Hội Học Giới, nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
3. />4. moi.com
5.
6.
7. />8. www.thuvienphapluat.vn/.
9. />


×