Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340 KB, 49 trang )

Website: Ema il :
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế – xã hội chuyển
từ tự cung, tự cấp, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hoá
nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nói
chung. Nhờ có sự chuyển biến định hướng đúng đắn có tính chiến lược của Đảng
và Nhà nước, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn. Cơ chế thị trường đi
sâu vào mọi khía cạnh của đời sống, các mối quan hệ của con người đang có sự
thay đổi lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng đang chịu những
sự tác động từ sự thay đổi đó.
Có thể nói gia đình vốn được coi là tế bào của xã hội, nó phản ánh tất cả
những gì đang diễn ra ngoài xã hội, các mối quan hệ xã hội của con người đều bắt
đầu từ gia đình. Người xưa giải thích về gia đình như sau: “Nhân hữu hằng ngôn
giai viết; Thiên hạ quốc gia, thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi
bản tại nhân” có nghĩa là người ta muốn nói rằng thiên hạ là quốc gia, gốc của quốc
gia chính là gia đình, gốc của gia đình là bản thân mỗi cá nhân.
Trong tiến trình đổi mới của mình, Việt Nam đang chịu tác tộng mạnh mẽ
của những chuyển biến về kinh tế – xã hội ở trong nước và quá trình toàn cầu hoá
thì một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước là tăng cường sự
tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của phụ nữ nhằm
nâng cao vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội
nói chung.
Sự phát triển của xã hội sẽ làm vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng
lên đáng kể. Phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới. Họ được tự do học
hành, được tham gia vào các hoạt động của xã hội theo khả năng của mình, có được
quyền bỏ phiếu, ứng cử… Tuy nhiên ở nước ta, các yếu tố truyền thống, đặc biệt là
tư tưởng nho giáo vẫn còn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm
và hành vi ứng xử của người dân trong xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ
giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ luôn bị rằng buộc trong gia đình, rơi vào


địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” và có thân phận thấp
hèn, không được bình đẳng với nam giới. Nhiều nơi phụ nữ bị đối xử bất công,
luôn bị lép vế, lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm, không có tiếng nói trong
gia đình, không được tham gia vào các công việc xã hội. Quan niệm “trọng nam
khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn còn đang tồn tại dưới nhiều
biến thái khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình đẳng thường là những
nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của người phụ nữ.
Định kiến hẹp hòi của xã hội đang bao trùm lên người phụ nữ, gán cho người phụ
nữ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung của người phụ nữ, khiến họ không
thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham gia hoạt động xã
hội. Bác Hồ đã từng nói “Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã
hội chỉ có một nửa”. Quyền bình đẳng thực sự của người phụ nữ theo bác là “người
phụ nữ Việt nam đứng ngang hàng với người đàn ông để hưởng mọi quyền công
dân”. Thực chất của vấn đề bình đẳng nam nữ được Bác quan tâm là sự bình đẳng
không chỉ ở góc độ chính trị mà còn ở góc độ kinh tế, không chỉ ở góc độ nghĩa vụ
mà còn là quyền lợi, quyền được đào tạo, học hành, quyền được tham gia lao động
xã hội, quản lí xã hội…
Ngày nay trong qua trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã có rất
nhiều biến đổi và gia đình cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của sự chuyển biến
đó. Điều đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng
với nó là sự phân công lao động. Quá trình tàon cầu hoá, khu vực hoá cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến đã tác động đến các giá trị văn hoá - xã
hội ở Việt Nam. Trong những điều kiện kinh tế và môi trường xã hội như hiện nay,
qua hệ giới trong gia đình cũng có sự thay đổi tích cực làm chi gia đình được củng
cố và phát triển, đem lại hạnh phúc cho các thành viên của nó. Gia đình hạnh phúc
2
sẽ là nguồn dinh dưỡng cho sự ổn định của cộng đồng, cho qua trình phát triển của
xã hội. Sự thay đổi trong quan hệ giới như vậy sẽ là biểu hiện trực tiếp xu hướng
củng cố, hoàn thiện vị trí và vai trò của giới trong thiết chế gia đình.
Sự thay đổi quan hệ giới và tính tất yếu của nó làm cho cả giới nam và giới

nữ đều phải tự nhận diện lại bản thân mình, điều chỉnh và thích nghi với nhau trong
cả suy nghĩ và hành động. Một trong những hiện tượng quan sát được là trách
nhiệm đối với các công việc trong gia đình giờ đây không còn là bổn phận chỉ dành
riêng cho giới nữ. Đồng thời việc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham
gia các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam
giới. Người vợ tham gia vào công việc và quan hệ xã hội rộng lớn hơn. Ngược lại,
người chồng đã phải chia sẻ bổn phận và trách nhiệm đối với công việc nhà, ngay
cả công việc nội trợ vốn trước đây là “quyền bất khả xâm phạm” của nữ giới.
Bình đẳng cho phụ nữ là một đòi hỏi cần thiết và thiết thực nhằm đem lại sự
giải phóng cho phụ nữ, tạo cho phụ nữ có nhiều cơ hội cùng nam giới tham gia vào
các hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong phân công lao động theo giới có những hoạt động công việc khác nhau
như: công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái, các công việc ngoài cộng
đồng, quyền quyết định chính trong các công việc gia đình… vậy chúng ta nghiên
cứu xem sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình diễn ra như thế
nào? Có hay không cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển
của gia đình? Liệu đã có những đánh giá công bằng công lao đóng góp trong việc
nuôi sống gia đình của người vợ và người chồng chưa? Hay nói cách khác chúng ta
đi nghiên cứu xem trong gia đình phụ nữ và nam giới ai làm gì? Ai có gì? Ai được
gì? Có sự bất bình đẳng trong phân công lao động không?
Để góp phần trả lời những câu hỏi trên tôi chọn đề tài “Mối quan hệ giới về
phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay” qua khảo sát tại
phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn. Từ đó đề ra
những khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ,
3
phát huy hết tiềm năng của họ, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển
công bằng và văn minh.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thưc tiễn:
* Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề tài “mối quan hề giới về phân công lao động giữa vợ và

chồng trong gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã
Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn góp phần làm rõ thực trạng phân công lao động
giữa vợ và chồng và quyền quyết định chính trong công việc gia đình. Đồng thời
làm sáng tỏ một số ly thuyết xã hội học trong việc vận dụng vào nghiên cứu các
vấn đề của gia đình nảy sinh trong thực tiễn xã hội.
Từ kết quả nghiên cứu, tôi hi vọng đóng góp vào cơ sở lí luận của các
chuyên ngành Xã hội học gia đình, Xã hội học về giới… trong việc khẳng định tầm
quan trọng của các nghiên cứu giới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nhấn mạnh
mối tương quan giữa vị trí, vai trò của vợ và chồng trên cơ sở phân tích, nhìn nhận
ly giải các vấn đề của sự phân công lao động trong gia đình.
* Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống
nhân dân không ngừng được cải thiện. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của
các thành viên trong gia đình càng nặng nề thêm. Người phụ nữ ngày càng đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong gia đình nhưng xã hội và mỗi người chúng ta chưa
thấy rõ vai trò của người phụ nữ, trong nhiều gia đình vẫn còn sự tồn tại bất bình
đẳng trong việc phân công lao động. Vì vậy qua nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ
giới về phân công lao động trong các gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường
Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn góp phần nâng cao nhận
thức của mọi thành viên trong xã hội về địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia
đình.
Hy vọng cung cấp thêm một số thông tin xã hội học cho các nhà hoạch định
chính sách, những người quan tâm về vấn đề phân công lao động trong gia đình
4
dưới góc độ giới, từ đó đề ra những chính sách phù hợp, có cách nhìn đúng đắn
hơn, toàn diện hơn và có giải pháp thiết thực nhằm phát huy khả năng tích cực của
chị em phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Với đề tài “Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong

các gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng
- thành phố Lạng Sơn, trong khuôn khổ một báo cáo thực tập, tôi đi sâu tìm hiểu
một số khía cạnh sau:
Mô tả thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng, vai trò quyết định
của mỗi giới trên địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt tìm hiểu mức độ tham gia của người
chồng vào công việc nội trợ của gia đình.
Tìm hiểu xu hướng điều chỉnh vai trò giới trong mối quan hệ giữa vợ và
chồng.
Tìm hiểu những chuyển biến trong vị thế, vai trò của người phụ nữ trong gia
đình và nguyên nhân của sự thay đổi đó. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu
bước đầu cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách về quyền
bình đẳng giữa nam và nữ, các giải pháp quản lí xã hội, tuyên truyền, giáo dục nâng
cao vị thế, vai trò của người phụ nữ. Đồng thời củng cố nhận thức trong việc đánh
giá về phụ nữ, tạo mọi cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn.
Đánh giá, kết luận và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, báo cáo xác định một số nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Phân tích sự phân công lao động theo giới đối với công việc nội trợ.
+ Phân tích sự phân công lao động theo giới đối với công việc chăm sóc gia
đình và giáo dục con cái.
+ Phân tích sự phân công lao động theo giới đối với những công việc mang
tính cộng đồng.
5
+ Phát hiện và làm rõ sự bất bình đẳng trong phân công lao động theo giới
hiện nay ở địa bàn nghiên cứu.
+ Làm rõ quyền quyết định của mỗi giới trong công việc gia đình.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình
hiện nay.

* Khách thể nghiên cứu:
Các gia đình trên địa bàn của phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng –
thành phố Lạng Sơn.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu : 1 phường (phường Hoàn văn Thụ) và 1 xã (xã
Hoàng Đồng) thuộc thành phố Lạng Sơn
- Thời gian nghiên cứu : 2 tuần (từ 18/04 đến 22/04/2005)
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Báo cáo đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như
một cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể bằng cách tiếp cận, nghiên cứu, xem xét
vấn đề theo quan điểm tôn trọng giữ gìn và phát huy những nét đẹp, tích cực của
quá khứ và xoá bỏ những cái lạc hậu, tiêu cực, không phù hợp với sự biến đổi của
xã hội.
Vận dụng cơ sở lí luận và phương pháp luận của xã hội học Mác xít nhằm
giải thích sự vận động, biến đổi và phát triển của việc phân công lao động, nhất là
vấn đề phân công lao động theo giới. Các lí thuyết về giới như : Lí thuyết chức
năng giới, lí thuyết xã hội học về giới, lí thuyết cấu trúc – chức năng, lí thuyết
tương tác biểu trưng giới, lí thuyết học tập - xã hội, xã hội học gia đình…
6
Cùng với việc vận dụng những nguyên tắc phương pháp luận của xã hội học
Mác xít và các lí thuyết khác, báo cáo cũng vận dụng các chủ trương, đương lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn kiện về đổi mới, về giải phóng phụ nữ
được ban hành, những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đại diện:
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên đại bàn phường Hoàng Văn Thụ và
xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn. Đây là hai nơi có tiêu chí phù hợp với đề
tài, vấn đề phân công lao động giữa vợ và chông có nhiều vấn đề phải nghiên cứu,

vấn đề này không chỉ xảy ra trong một số hộ mà nó phổ biến trong các hộ ở hai địa
điểm này.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp qua 828 người dân tại các hộ gia
đình ở phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn nhằm
mục đích đo đạc các khía cạnh định lượng về đối tượng nghiên cứu để thu được
những thông tin đặc trưng nhất qua hệ thống những chỉ báo, các số liệu định lượng
và các biểu tương quan, tần suất để nhìn nhận và đánh giá tổng thể vấn đề nghiên
cứu. Số liệu thu được từ 828 bảng hỏi sẽ được xử lí bằng chương trình SPSS. Số
liệu này sẽ làm căn cứ để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Cơ cấu mẫu như sau:
* Cơ cấu giới tính:
- 396 nam (47,8%)
- 432 nữ (52,2%)
* Cơ cấu tuổi:
- Dưới 20 chiếm 2,4%
- Từ 21 – 40 chiếm 50,8%
- Từ 41 – 60 chiếm 40,8%
- Trên 60 tuổi chiếm 5,9%
7
* Cơ cấu dân tộc:
- Kinh chiếm 42,4%
- Nùng chiếm 20,5%
- Tày chiếm 33,5%
- Hoa chiếm 3,0%
- Khác chiếm 0,6%
* Cơ cấu trình độ học vấn:
- Không biết chữ chiếm 1,6%
- Dưới PTTH chiếm 38,3%
- PTTH chiếm 40,1%

- Trung cấp, dạy nghề chiếm 9,7%
- Cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm 10,4%
* Cơ cấu nghề nghiệp:
- Nông dân chiếm 27,4%
- Công nhân chiếm 3,9%
- CBCNVC chiếm 9,2%
- Buôn bán, dịch vụ chiếm 30,6%
- Nghề tự do chiếm 7,7%
- Đang đi học chiếm 3,5%
- Nghỉ hưu chiếm 9,7%
- Nội trợ chiếm 4,5%
- Khác chiếm 1,4%
- Thất nghiệp chiếm 2,2%
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tham gia trực tiếp khảo sát cùng nhóm nghiên cứu, bên cạnh việc phỏng vấn
bằng bảng hỏi, tôi đồng thời tiến hành phỏng vấn được 5 trường hợp (3 nữ - 2 nam)
để thu thập những chi tiết sâu sắc và cụ thể hơn xoay quanh nội dung đề tài nghiên
8
cứu của mình. Những câu hỏi được sử dụng nhằm làm rõ, chứng minh giả thuyết
của đề tài bằng thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi lẫn thông tin định tính.
- Phương pháp thảo luận nhóm:
Nhóm nghiên cứu tiến hành phương pháp thảo luận nhóm để thu thập thông
tin cho toàn nhóm, xin y kiến những người tham gia về những vấn đề mà nhóm
nghiên cứu quan tâm, nghe họ tranh luận và tiến hành ghi chép, ghi âm lại.
- Phương pháp phân tích tài liệu:
Báo cáo có sử dụng một số tài liệu có liên quan tới vấn đề phân công lao
động: tạp chí xã hội học, các bài báo cáo, số liệu thu được từ 828 bảng hỏi đã được
xử lí và một số tài liệu khác có liên quan nhằm bổ sung cho việc thu thập thông tin
phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát được sử dụng kết hợp trong quá trình trực tiếp phỏng
vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu rõ hơn những thông tin người
trả lời và tìm hiểu những nguyên nhân ẩn dấu bên trong những hành vi và thông tin
mà người trả lời đưa ra.
Việc sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các thông tin sơ cấp về thực
trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Thông qua tri giác trực
tiếp và sử dụng những ghi chép bằng giấy bút, bằng hình ảnh để ghi lại những vấn
đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì,
người phụ nữ, người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ
Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình đã có sự thương
lượng vai trò giữa người vợ và chồng trong việc thực hiện các công việc gia đình
và xã hội.
Đã có sự bình đẳng hơn trong việc quyết định các vấn đề trong gia đình.
7. Khung lí thuyết
9

Điều kiện KT – VH – XH
Các chức năng của
gia đình
Quan niệm giới trong
xã hội
Phân công lao động theo giới trong gia đình
Công việc
nội trợ
Chăm sóc
GĐ và giáo
dục con cái
Nhóm công

việc CĐ (Đối
ngoại)
Quyền ra
quyết định
10
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Báo cáo này được trình bày trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử : quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở
những nhận thức bên ngoài sự vật hiện tượng mà cần phải nhận thức được bản chất
bên trong hoặc tính quy luật vốn có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội
trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, nghiên cứu phải được xem
xét trong tính lịch sử cụ thể để thấy được sự biến đổi mối quan hệ giới trong phân
công lao động, tìm ra được bản chất của mối quan hệ giữa nhận thức và hành động
thực tế thông qua phân công lao động.
Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã được các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đặc biệt coi trọng. Có thể nói bình đẳng
toàn diện nam và nữ là lí tưởng mà nhân loại đã theo đuổi nhiều thế kỉ. Chủ nghĩa
Mác cho rằng để giải phóng phụ nữ cả trong gia đình và ngoài xã hội phải giải
phóng họ khỏi áp bức, bất công, mọi rằng buộc, bất bình đẳng mà chế độ áp bức
bóc lột đã quàng lên cổ họ, điều đó chỉ có cách mạng vô sản mới làm được.
Để giải phóng phụ nữ Ăngghen cho rằng: phải xoá bỏ chế độ tư hữu, tư nhân
về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu, không thể cột chặt người phụ nữ
vào công việc gia đình mà phải đưa họ tham gia vào nền sản xuất xã hội. Xã hội
phải giúp phụ nữ giảm nhẹ công việc gia đình. Chỉ khi nào phụ nữ không phải lựa
11
chọn tham gia sản xuất hoặc làm việc nhà, mà họ đồng thời làm tố cả hai việc đó
thì địa vị của họ mới được khẳng định.
Theo V.I Lênin thì bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng

theo kiểu phụ nữ tham gia lao động sản xuất với năng suất, khối lượng thời gian và
điều kiện lao động như nam giới, bởi “ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng,
thì sự thật phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình trút lên vai phụ
nữ”.
Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
về bình đẳng nam nữ phát triển lên một tầm cao mới. Theo Bác cần phải quan tâm
đến gia đình vì “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội càng tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Phụ
nữ là một lực lượng rất lớn của gia đình, nhưng khác với nam giới, họ có những
đặc điểm sinh lí khác biệt. Bác cho rằng cần phải có sự phân công lao động hợp lí,
phải chú y bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ để chị em phát huy tối đa khả năng của
mình.
* Các phương pháp tiếp cận:
Báo cáo sử dụng cách tiếp cận cơ cấu – chức năng trong việc làm rõ vị trí,
vai trò của các thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa
các thành tố của cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới. Thông qua sự tương tác
này chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của gia đình trong điều
kiện hiện nay.
E. Durkhiem cho rằng thông qua sự tương tác sẽ tạo ra mô hình biến đổi xã
hội, luôn đòi hỏi phải có sự cấu trúc lại mô hình ứng xử. Tuy nhiên sự biến đổi mà
ông đề cập đến là trong khuôn khổ của sự ổn định xã hội vì trong tương tác ổn định
mới làm cho phát triển diễn ra một cách đúng đắn. Áp dung quan điểm của
E.Durkhiem trong phân tích mối quan hệ giới trong báo cáo này là hoàn toàn phù
hợp vì thực tế mối quan hệ giới trong các gia đình không phải là sự đảo ngược vai
12
trò mà là sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của mỗi giới vì sự ổn định và phát
triển của gia đình.
Vào thập kỉ 80, xuất hiện trào lưu mới “Giới và phát triển” (Gender and the
Development – GAD). GAD lấy con người cả nam lẫn nữ làm trung tâm, hướng
vào xoá bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên cơ sở đáp ứng lợi ích chính đáng của

cả hai giới với mục tiêu làm cho hai giới phát triển hài hoà, cùng có trách nhiệm
thúc đẩy xã hội phát triển.
Lí thuyết giới đòi hỏi phải luôn xem xét các vấn đề của giới này trong mối
tương quan với giới kia, có nghĩa là phải xem xét vị trí vai trò của phụ nữ trong
tương quan với vị trí, vai trò của nam giới, nhưng vai trò này hướng các giới có
những hành vi được xem là phù hợp với những mong đợi của xã hội, đó chính là sự
thể hiện phân công lao động theo giới.
Vai trò giới là khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của
con người trong một ý nghĩa tổng thể. Lí thuyết vai trò giới xuất phát từ những
nguồn gốc sinh học mà xác định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Các vai trò
giới cơ bản gồm: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết “Sự phân
công lao động đầu tiên là phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà trong việc
sinh đẻ, trong vai trò nàyphụ nữ là người đảm nhận chính. Do cấu trúc sinh học chỉ
có phụ nữ mới có thể mang thai, sinh đẻ và nuôi con. Việc tái sản xuất sinh học là
thiên chức của người phụ nữ”.
Vai trò giới chính là thể hiện sự phân công lao động theo giới, trong từng
thời gian cụ thể vai trò có sự biến đổi, do phân công lao động theo giới cũng biến
đổi theo.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chú y đến các mối quan hệ giới , tức là các
tác động qua lại giữa hai giới, nhấn mạnh đến mô hình phát triển vì lợi ích của cả
hai giới, vì mục tiêu công bằng và phát triển bền vững.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
13
Quá trình đổi mới nền kinh tế – xã hội trong những năm qua đã tác động
mạnh mẽ tới cơ cấu và phân công lao động nam nữ trong gia đình. Sự phân công
lao động này đã có những biến đổi khá rõ rệt qua các thời kì lịch sử cũng như từng
vùng miền khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về sự bình đẳng giới và sự
phân công lao động trong gia đình.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về vấn đề giới và sự

phân công lao động trong gia đình như:
- Luận án thạc sĩ “Sự phân công lao động trong gia đình nông thôn Việt Nam”
của Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò chủ yếu của nam giới và nữ
giới trong công việc, trong sự giáo dục con cái…ở các gia đình nông thôn.
- Tác phẩm “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của các tác giả: Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc
Văn, Nguyễn Linh Khiếu – NXB Khoa học xã hội 2002.
- Tác phẩm “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” của GS.Lê
Thi – NXB Phụ nữ Hà Nội.
- Tác phẩm “Nghiên cứu phụ nữ - giới và gia đình” của tác giả Nguyễn Linh
Khiếu – NXB Khoa học xã hội 2003.
- Tác phẩm “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của GS Lê Thị Nhâm Tuyết,
NXB Khoa học xã hội Hà Nội viết về thực trạng phân công lao động giữa
nam và nữ và địa vị của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã
hội.
- Bài viết “Vấn đề giới trong kinh tế hộ tìm hiểu phân công lao động nam nữ
trong gia đình ngư dân ven biển miền Trung” của Lê Tiêu La và Lê Ngọc
Hùng trên tạp chí XHH số3/1998 cũng đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu
giới.
- “Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn” – TS Hoàng Bá Thịnh, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội,2002.
14
- “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỉ 21” – Trung tâm nghiên
cứu giới, gia đình và môi trường phát triển – NXB Thế giới – Hà Nội – 2002.
- “Xã hội học gia đình” – tác giả Mai Huy Bích – NXB Khoa hoc xã hội – Hà
Nội 2003.
- “Xu hướng gia đình ngày nay” – Vũ Tuấn Huy (chủ biên) – NXB Khoa học
xã hội – Hà Nội 2003.
- “Gia đình trong tấm gương xã hội học” – Mai Quỳnh Nam (chủ biên) – NXB
Khoa học xã hội – Hà Nội 2002.

- “Tương lai của gia đình” – Vũ Quang Hà dịch – NXB Đại học quốc gia Hà
Nội
- “Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” –
TS Dương Thị Minh – NXB chính trị quốc gia – Hà Nội 2004.
Với báo cáo thực tập của mình “Mối quan hệ giới về phân công lao động
giữa vợ và chồng trong các gia đình hiện nay” qua khảo sát tại phường Hoàng Văn
Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố Lạng Sơn, tuy đề tài này không có gì mới mẻ
nhưng tôi muốn thông qua báo cáo này tự mình đi tìm hiểu thực trạng phân công
lao động trong các gia đình tại địa bàn khảo sát, qua đó đánh giá những biến đổi
trong quan hệ giới trong gia đình, đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng
cao vai trò, địa vị của người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
3. Hệ thống các khái niệm công cụ
- Khái niệm gia đình :
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình
* Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng trong xã hội học – NXB Đại học
quốc gia Hà Nội thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ
mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm
đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực
hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”
15
* Nhà xã hội học Liên Xô cũ X.G Kharchop trong tác phẩm “Hôn nhân và
gia đình” đã định nghĩa : Gia đình là một hệ thống cụ thể của các quan hệ qua lại
giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, là một nhóm xã hội thu nhỏ mà các thành
viên gắn liền với nhau bởi quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt,
trách nhiệm đạo đức và sự cần thiết xã hội của nó được ấn định bởi nhu cầu xã hội
trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khoẻ.
* Theo G.P Mendo nhà xã hội học người Mỹ trong tác phẩm “cấu trúc xã
hội” năm 1949 thì cho rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội đặc trưng, là cùng cư
trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế, nhóm xã hội này bao gồm : người lớn của cả hai

giới và ít nhất trong đó có quan hệ tính dục với nhau được xã hội tán thành, có một
con hoặc nhiều con cái, có thể có con nuôi”.
* Trong tác phẩm “Gia đình” năm 1953 hai nhà xã hội học người Mỹ là F.
W. Burges và H. J. Locke định nghĩa : “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với
nhau bằng những mối quan hệ hôn nhân huyết thống và việc nhận con nuôi tạo
thành một hộ tộc đơn giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ (vợ,
chồng, con…) tạo ra một nền văn hoá chung”.
* Theo G.P. Murdork – nhà xã hội học người Mỹ: “Gia đình là một nhóm xã
hội gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau được xã hội tán thành, có một hay
nhiều con cái do họ đẻ ra hoặc nhận con nuôi” – Trích Lê Thái Thị Băng Tâm – tập
bài giảng XHH gia đình.
*Trong bản tuyên bố về tiến bộ xã hội phát triển liên hợp quốc đã định
nghĩa: “Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát
triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em”.
Như vậy theo cách hiểu chung nhất thì “Gia đình là một dạng đặc biệt của
thiết chế xã hội, hình thành trên cơ sở các mối quan hệ con người, quan hệ huyết
thống và trong trường hợp đặc biệt có thể không có quan hệ máu mủ nhưng lại có
quan hệ về mặt tình cảm hoặc nghĩa vụ, vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa
16
nhằm làm thoả mãn những nhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa
thể xác và tinh thần”.
- Khái niệm giới :
* Theo Báo cáo của Ngân Hàng Thế giới, thì Giới là một thuật ngữ để chỉ vai
trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Phụ
nữ và nam giới khác nhau về mặt sinh học – nhưng mọi văn hoá đều lý giải và qui
định chi tiết những khác biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ vọng
xã hội về những hành vi và hoạt động được coi là thích hợp. Tuy những kỳ vọng
trong các xã hội khác nhau thì không giống nhau nhưng vẫn có điểm tương đồng
nổi bật.
* Theo Xã hội học về giới và Phát triển thì Giới là khái niệm dùng để chỉ

những đặc trưng xã hội của nam và nữ. Các đặc điểm của giới là :
- Một phần vẫn còn bị quy định bởi các yếu tố, tiền đề sinh học của giới tính.
- Không mang tính di truyền, bẩm sinh mà mang tính tập nhiễm. Tức là bị
quy định bởi điều kiện sống của cá nhân và xã hội, được hình thành và phát triển
thông qua hàng loạt các cơ chế bắt chước, học tập,…
- Có tính biến thiên, tức là có thể thay đổi được dưới tác động của các yếu tố
bên trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội.
- Mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và tính chất.
Các đặc điểm giới bộc lộ qua suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân, nhóm.
* Theo Tác giả Lê Thị Quy thì “Giới là mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ
được xác định theo văn hoá và cách thức mối quân hệ đó được xác định trong xã
hội (Tập bài giảng XHH Giới)
* Khái niệm giới chỉ mối quan hệ và tương tác giữa địa vị xã hội của phụ nữ
và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện
và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một hoàn cảnh
xã hội cụ thể. Khác với giới tính, giới là sản phẩm của xã hội, do học hỏi mà có.
Giới thay đổi theo thời gian qua các giai đoạn, thang giá trị thay đổi, mô hình ứng
17
xử giưói khác nhau. Sự khác biệt về giới nam và nữ là khác nhau tùy thuộc vào mỗi
quốc gia dân tộc và các điều kiện kinh tế – chính trị- xã hội – văn hoá cụ thể. Vì hệ
giá trị ở mỗi quốc gia là khác nhau nên nó tác động đến sự học hỏi giữa con gái và
con trai.
* Tóm lại, thuật ngữ giới đã vượt qua cả ý nghĩa ban đầu của nó vốn được
dùng trong ngữ pháp để phân loại danh từ giống đực, giống cái, giống trung. Ngày
nay nó không dùng để phân biệt giới tính đàn ông, đàn bà mà nó hàm chứa những
quan niệm xã hội về vai trò, vị thế và các giá trị của mỗi giới tính mà cộng đồng
hay xã hội coi là phù hợp với giới tính này hoặc giới tính khác. Y nghĩa này trước
đây được biểu hiện bằng tập hợp từ các mối quan hệ xã hội của giới, sau đó từ
“Giới” được dùng để gọi tắt. các mối quan hệ của giới tìm cách giải thích sự bất
bình đẳng trong mối qua hệ giữa nam giới và nữ giới về vai trò của mỗi giới tính

trong việc phân chia quyền lực, ra quyết định và phân công lao động cả trong phạm
vi hộ gia đình cũng như trong quy mô xã hội nói chung. Với định nghĩa này hướng
chúng ta chú y đến các đặc điểm cần thiết của quá trình xã hội hoá ; cảm nhận của
chúng ta về vai trò, giá trị và hành vi hợp và trên tất cả là mối quan hệ tương tác
thích hợp giữa nam giới và phụ nữ.
- Khái niệm lao động :
* Lao động là một thiết chế xã hội trong đó hoạt động con người được định
hướng, được tổ chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá
nhân, của nhóm và của xã hội. (Lê Ngọc Hùng – tập bài giảng XHH Lao Động)
* Xã hội học xem xét “lao động” với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh,
biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Trong đề tài này “lao động” được nhìn
nhận trong sự liên quan với quan hệ giới trong gia đình dưới tác động của qua trình
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nó là hoạt động tạo nên sự phụ thuộc và
rằng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
- Khái niệm phân công lao động :
18
* Khái niệm phân công lao động được hiểu từ hai góc độ khoa học liên quan
đến khái niệm chức năng theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A.Smith “phân
công lao động” là sự chuyên môn hoá lao động, là sự phân chia quá trình lao động
thành các công đoạn, các khâu, các thao tác kĩ thuật để tăng năng suất và hiệu quả
lao động.
* Theo quan niệm xã hội học do August Comte khởi xướng “Phân công lao
động là sự chuyên môn hoá nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định
và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội.
Phân công lao động không đơn thuần là sự chuyên môn hoá lao động mà thực chất
là quá trình gắn liền với sự phân hoá xã hội, phân tẫng xã hội và bất bình đẳng xã
hội”.
* Trong tác phẩm “Sự phân công lao động trong xã hội”(1893) E,Durkheim
đã chỉ ra rằng phân công lao động không chỉ có y nghĩa thuần tuý kinh tế, để làm
giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công lao động còn thực

hiện chức năng to lớn hơn, quan trọng hơn đối với cuộc sống con người. Đó là việc
tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội kiểu mới trong xã hội hiện đại. Với
trình độ phân công lao động ngày một cao, vai trò và nhiệm vụ càng bị phân hoá và
chuyên môn hoá sâu sắc thì các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Hok
không còn đoàn kết với nhau một cách máy móc vì sự dập khuôn, vì sự “hao hao”
giống nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt mà các cá nhân trở nên phụ thuộc
vào nhau, quan hệ với nhau và cần đến nhau nhiều hơn, đó là sự đoàn kết hữu cơ.
Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với các trách nhiệm, nghĩa vụ được chia sẻ do sự phân
công lao động đã tạo ra gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau. Trong
xã hội hiện đại sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng, phong phú của
cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những khuôn mẫu hành động đó được các
cá nhân tán đồng, chia sẻ. Theo E.Durkhiem thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của
sự đoàn kết có tổ chức là sự phân công lao động. Xã hội càng tổ chức phân công
lao động càng cao thì mạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc ngày càng dày đặc và
19
đồng thời năng lực chuyên môn hoá càng có khả năng trở thành điểm xuất phát cho
sự phát triển nhân cách của cá nhân. Sự phân công lao động trong xã hội vó thể xảy
ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao đọng, cũng như dựa
vào các đặc điểm của sự phát triển nền kinh tế – xã hội.
* Sự khác biệt giũa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động giữa nam và
nữ trong gia đình và xã hội. “Phân công lao động theo giới” như Mác-Ăngghen đã
nhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và nhà nước”, “sự
phân công lao động” là hoàn toàn có tính chất tự nhiên. chỉ tồn tại giữa nam và nữ,
lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong hành vi tình dục, về sau sự phân công
lao động chuyển thành sự phân chia phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên
và đã dẫn đến sự sở hữu có tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh
vực hoạt động riêng của mình.
* “Phân công lao động trong gia đình” là sự đảm nhiệm các công việc gia
đình của vợ và chồng, và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những
chức năng của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ, giáo dục…đảm bảo cho sự tồn tại

và phát triển ổn định của gia đình. Phân công lao động nam - nữ là yếu tố hình
thành vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam
giới có vai trò – nhiệm vụ (còn gọi là vai trò – công cụ) tạo ra thu nhập. Theo
thuyết chức năng, lao động của phụ nữ có chức năng tình cảm và lao động của nam
giới có chức năng tư duy và hành động giải quyết nhiệm vụ. Điều đáng chú y là sự
phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc
điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quên, suy nghĩ à quan
điểm về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nhằm biện hộ cho sự bất bình
đẳng nam nữ và bào chữa cho tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, một số người gán
cho phụ nữ những “thiên chức” mà nam giới hoàn toàn có thể làm tốt không kém gì
họ, chẳng hạn công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái trong gia đình.
- Khái niệm vai trò giới
20
* “Vai trò giới” là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức
hành vi của con người trong một y nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế để
hiểu được những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động
được phản ánh, những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi. Trong
bối cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn tới sự xá định các vai trò của nữ
giới và nam giới. Những vait rò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem
như là phù hợp với những mong đợi của xã hội. Khi nói đến giới là nói đến các
điều kiện và yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một
hoàn cảnh cụ thể. Chính vì bị quy định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí, vai trò
và hành vi của giới không phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiên quy
định thay đổi.
- Khái niệm quan hệ giới
* Quan hệ giới không chỉ là những tương quan đơn thuần, những mối liên hệ
giản đơn thiết lập từ những thành tố phân tán, biệt lập vào trong một cơ cấu mà là
sự liên kết hữu cơ một các tất yếu giữa các thành tố tham gia vào cơ cấu vai trò.
Quan hệ giới là sự phối hợp của các vai trò giới, liên quan đến việc xã hội chấp
nhân những đặc điểm hành vi đặc thù được tạo thành, phù hợp với bản sắc giới của

mỗi con người, do vậy vai trò giới có thể khác nhau do có sự khác nhau về văn hoá
và thời kì lịch sử.
- Khái niệm bất bình đẳng
* Theo tác giả Lê Ngọc Hùng và các cộng sự thì “bất bình đẳng là sự không
nhang bằng nhau về các cơ hội hay lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong
một nhóm hoặc nhiều nhóm xã hội”. Một số tác giả khác thì cho rằng: bất bình
đẳng là khái niệm gắn với vị thế cua rmỗi cá nhân để chỉ ra sự khác nhau về mặt
quyền lực, uy tín và những đặc quyền đặc lợi gắn liền với quyền lực và uy tín ấy.
Bất bình đẳng là một khái niệm có y nghĩa rộng lớn, trong bao cáo của mình tôi chỉ
giới hạn y nghĩa của khái niệm ở việc phân công lao động theo giới trong gia đình
và những hệ quả nảy sinh từ sự phân công lao động ấy.
21
- Khái niệm phân công lao động bất bình đẳng
* Là việc phân công lao động giới trong đó có sự bất bình đẳng trong việc
hưởng thụ những thành quả của hai giới. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở đay có
nghĩa là phụ nữ phải gánh chịu hầu hết những gánh nặng lao động, gánh chịu
những lao động không được trả công, nhưng nam giới lại được hưởng hầu hết thu
nhập và phần thưởng từ lao động. ở nhiều nước mô hình rõ ràng nhất trong phân
chia lao động theo giới bất bình đẳng là phụ nữ bị giao cho làm phần lớn các công
việc gia đình mà không được trả tiền và sản xuất các loại hoa mầu không được tính
thành tiền, trong khi đó nam giới là chủ lực trong việc sản xuất các loại vụ mùa
được tính thành tiền và các công việc được trả lương.
4. Các lí thuyết xã hội học
- Lý thuyết học tập - xã hội:
Tác giả tiêu biểu là Walter Mischel, cho rằng vai nam – vai nữ hình thành và
phát triển ở mỗi cá nhân là do cá nhân đó học tập, tức là lĩnh hội và làm theo
những hành vi của cha mẹ, anh chị em hay những người trong/ ngoài gia đình. Quá
trình học tập có thể diễn ra một cách vô thức, tự phát khi đứa trẻ tự động bắt chước
hành vi của người cùng giới. Quá trình học tập cũng có thể được định hướng, tổ
chức và thực hiện trong bối cảnh, tình huống xã hội nhất định, tức là trong nhà

trường. Vai giới có thể hình thành nhờ sự giáo dục - đào tạo trong nhà trường hoặc
tác động xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Quan niệm giáo
dục vai giới trong xã hội phong kiến đã góp phần hình thành tập quán “ trọng nam
khinh nữ” khá phổ biến của không ít gia đình và các cá nhân nam và nữ. Trong gia
đình hiện nay, sự phân công lao động vẫn còn chịu ảnh hưởng của quan niệm
truyền thống đó, tạo nên sự bất bình đẳng cho người phụ nữ.
- Lý thuyết chức năng giới:
Theo Lý thuyết chức năng giới thì nam giới được gán cho chức năng chuyên
môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất còn phụ nữ có chức năng
biểu đạt (văn hoá, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần. Theo E. Durkheim, chức
22
năng giới được quy định một cách tự nhiên – sinh học, “bẩm sinh”, “vốn có”. Do
vậy sự phân công lao động trong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự
nhiên, nếu khác đi là có “vấn đề”, là không bình thường. Ngay cả sự khác biệt đến
mức bất bình đẳng giữa nam và nữ về lao động, việc làm và thu nhập cũng được
một số tác giả thuộc trường phái chức năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm bảo
trật tự của hệ thống gia đình và xã hội.
Đúng là sự phân công lao động nam – nữ là hình thức tổ chức lao động trong
xã hội đã có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biến đổi.
Trái lại, vị trí, vai trò của phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào cách phân công lao động
theo giới và cách tổ chức lao động trong xã hội hiện đại đã có những thay đổi rất to
lớn. Xu thế ngày nay, sự phân công lao động trong gia đình được nhận thức rõ ràng
hơn vì thế, bắt đầu giảm đi sự bất bình đẳng về phân công lao động trong gia đình.
Về lý thuyết và trên nguyên tắc, phụ nữ có thể làm mọi việc mà nam giới làm và
được trả công lao động theo nguyên tắc bình đẳng.
- Lý thuyết Tương tác biểu trưng Giới:
Theo lý thuyết này, mối tương quan giới là sản phẩm của quá trình tương tác
giữa các cá nhân nam và nữ. Mối tương tác này được quy định bởi các quy tắc, biểu
tượng, các ký hiệu bộc lộ qua các hành vi, thái độ, suy nghĩ của nhau trong quá
trình giao tiếp. Vai giới được xác định thông qua hàng loạt các hệ thống biểu tượng

do chính người phụ nữ và nam giới tạo ra và sử dụng trong cuộc sống hàng ngày,
và mỗi cá nhân lý giải những ý nghĩa của những hành vi đó khác nhau. Sự khác
biệt giới về phân công trong lao động nhiều khi xuất phát từ những cái nhìn và sự
lý giải về những công việc trong gia đình thông qua tương tác khác nhau.
Sơ đồ Tương quan Giới theo Lý thuyết Tương tác biểu trưng:
23
Vai nữ
NữNam
Vai Nam
Biểu
tượng
Suy nghĩ
Hành vi
Thái độ
Suy nghĩ
Hành vi
Thái độ
Chương II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình
hiện nay qua khảo sát tại phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng – thành phố
Lạng Sơn.
1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình
Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì,
người phụ nữ - người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới - người
chồng vẫn là người thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình:
Có thể nói ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự phân công lao
động theo giới đã được hình thành. Khi ấy nam giới do khoẻ mạnh hơn thì vào
rừng, xuống sông để săn bắn, hái lượm, tìm kiếm thức ăn, còn phụ nữ do yếu hơn,
phần nữa phải bận bịu với công việc nuôi con nên ở nhà trông con cái và nấu

nướng.
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động giữa nam và nữ ngày
càng chịu sự chi phối của các lề thói và tập tục xã hội. Trong gia đình truyền thống
người vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, sinh đẻ và dạy dỗ con cái. Còn
người chồng đóng vai trò ông chủ, có quyền sở hữu về đất đai tài sản, là người đảm
bảo cho sự độc lập về kinh tế của gia đình.
24
1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ
“Công việc nội trợ” là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa
nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực
hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy đến việc chăm sóc người ốm.
“Công việc nội trợ gia đình” hay còn được xem là hoạt động tái sản xuất liên quan
đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt đọng thiết yếu để duy trì sự tồn
tại của con người song lại không thường hoặc khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì
vậy những công việc nội trợ trong gia đình (còn được gọi là lao động gia đình) cho
đến nay vẫn được xem xét là loại hình lao động không được trả công. ở nước ta và
nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực “không hoạt
động kinh tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. Trong điều kiện hiện nay
liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi? Trong gia đình, các hoạt động tái
sản xuất sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình
được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết
để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ
không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt đọng này không diễn ra mà thay
vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các
thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của
nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Nhưng điều đó không
có nghĩa phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình.
Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực hoạt động của nền
kinh tế quốc dân, cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động nữ
cũng ngày càng được nâng cao rõ rệt. Những người phụ nữ không muốn chỉ được

bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình. Do vậy
cần có sự phân công lao động một cách hợp lí hơn giũa vợ và chồng trong các công
việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác. Việc cùng gánh vác trách nhiệm đối với
gia đình mang y nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ
không còn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân
25

×