Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá tiềm năng giảm phát thải và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn các xã ven biển huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG,
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
---------------------

TRẦN THỊ LAN PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC
THỦY SẢN Ở CÁC XÃ VEN BIỂN HUYỆN TRIỆU PHONG,
TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


Người hướng dẫn khoa học: TS. Dư Văn Toán

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS Dƣ Văn Toán không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
TÁC GIẢ

Trần Thị Lan Phƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian và quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp,
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn tới TS Dư Văn Toán – người đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn. Đồng thời, tác giả xin được gửi lời cảm ơn ThS Lưu Thị Toán
đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy
cô trong Khoa Các Khoa học Liên ngành và thầy cô các trường đại học khác
tham gia giảng dạy lớp cao học Biến đổi khí hậu khóa 5, Khoa Các khoa học
Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy cô đang công tác tại các

viện, trung tâm nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức và hỗ trợ cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đang công tác tại các sở,
ngành của tỉnh Quảng Trị, các trưởng thôn và các cán bộ xã cùng với các ngư
dân tham gia đánh bắt thủy sản trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát thu thập dữ liệu để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí
hậu khóa 5, Khoa Các khoa học Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 11/2017
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trần Thị Lan Phƣơng

ii


MỤC LỤC

Trang

Danh mục các ký từ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

viii


Danh mục các biểu đồ - hình vẽ

ix

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

6

1.1.

Tổng quan về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên thế giới

6

1.1.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan

6

1.1.2. Tổng quan về giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên thế giới

7

Tổng quan về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam

9


1.2.

1.2.1.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt
Nam

1.2.2. Tổng quan về giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam

1.4.

11

Tác động của biến đổi khí hậu lên hoạt động khai thác thủy sản tỉnh
Quảng Trị

14

Tổng quan về đánh giá tiềm năng giảm phát thải và đề xuất giải pháp tiết
kiệm năng lƣợng trong hoạt động khai thác thủy sản

18

1.3.1.

Đánh giá tiềm năng giảm phát thải và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng
lượng trong hoạt động khai thác thủy sản trên thế giới

18


1.3.2.

Đánh giá tiềm năng giảm phát thải và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng
lượng trong hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam

19

1.2.3.
1.3.

9

Nhận xét cuối chƣơng 1

23

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

25

2.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu

25

2.1.1. Phương pháp đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính

25


2.1.2. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính

25

2.1.3. Phương pháp xây dựng giải pháp và đánh giá chi phí – hiệu quả

26

2.1.4. Phương pháp phân tích, đúc kết

26

2.2. Số liệu
2.2.1.
2.2.2.

27
Quá trình thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu về hoạt động
khai thác thủy sản ở các xã ven biển huyện Triệu Phong
Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Triệu
Phong

iii

27
32


2.2.3.


Hiện trạng về hoạt động khai thác thủy sản các xã ven biển huyện
Triệu Phong

2.2.4. Các chính sách chính hiện nay đang áp dụng trong hoạt động khai
thác thủy sản

46
52

2.3. Nhận xét cuối chƣơng 2

56

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

57

3.1. Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thủy sản

57

3.1.1. Mức tiêu thụ nhiên liệu của các đội tàu khai thác

57

Tổng lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác thủy sản
ở các xã ven biển huyện Triệu Phong

59


3.2. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong khai thác thủy sản thông qua ứng
dụng công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật mới

60

3.2.1. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi thay đổi tốc độ của tàu
thuyền

60

3.2.2. Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi thay đổi động cơ tàu
thuyền

61

3.2.3. Tổng tiềm năng giảm phát thải của các đội tàu khai thác

64

3.1.2.

3.3. Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong hoạt động khai thác thủy sản ở
các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

64

3.3.1. Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư
trường đánh bắt, quy hoạch lại tuyến và vùng khai thác thủy sản
nhằm giảm khả năng phát thải khí nhà kính


65

3.3.2. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng
biển nhằm khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải khí nhà
kính do tiết kiệm nhiên liệu

72

3.3.3. Giải pháp chuyển đổi, hạn chế và lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai
thác, nâng cao công suất tàu bè vươn khơi bám biển

74

3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3

76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

77

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79

iv



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Đọc là

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

3

CDM

Cơ chế phát triển sạch

4

CV

Tổng công suất của máy tàu


5

DTTS

Dân tộc thiểu số

6

ĐBTS

Đánh bắt thủy sản

7

GDP

Tổng sản phẩm nội địa,
Gross Domestic Product

8

IPCC

Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
Intergovernmental Panel on Climate Change

9

IUCN


Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên
International Union for Conservation of Nature

10

KNK

Khí nhà kính

11

KTTS

Khai thác thủy sản

12

KT-XH

Kinh tế - xã hội

13

KV

Khu vực

14


LĐHANT

Lƣới điện hạ áp nông thôn

15

LHQ

Liên Hợp Quốc

16

MT

Môi trƣờng

17

NTT

Nhóm thông tin

18



Quyết định

19


TBA

Trạm biến áp

20

TP

Thành Phố

21

TW

Trung Ƣơng

22

UBND

Ủy ban nhân dân

23

UNDP

Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
United Nations Development Programme


24

UNFCCC

Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu
United Nations Framework Convention on Climate Change

25

VN

Việt Nam

26

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Thống kê số ngƣời tham gia phỏng vấn hộ gia đình theo từng xã

28


Bảng 2.2

Một số thông tin chung về các hộ gia đình trong khu vực khảo sát

29

Bảng 2.3

Ngƣ trƣờng và loài thủy sản và sản lƣợng khai thác của các xã ven
biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

30

Bảng 2.4

Thông số kỹ thuật dầu Diesel theo tiêu chuẩn Việt Nam

31

Bảng 2.5

Dân số trung bình qua các năm ở các xã khu vực nghiên cứu thuộc
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

39

Bảng 2.6

Số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng
năm trong các ngành kinh tế huyện Triệu Phong


39

Bảng 2.7

Cơ cấu sử dụng điện của huyện Triệu Phong năm 2015 – 2016

44

Bảng 2.8

Tốc độ tăng trƣởng bình quân theo nhu cầu điện năng toàn tỉnh
Quảng Trị qua các giai đoạn và dự báo tới năm 2020

45

Bảng 2.9

Thống kê số lƣợng và công suất tàu thuyền huyện Triệu Phong năm
2012 và 2017

47

Bảng 2.10

Bảng tổng hợp thống kê tàu cá theo địa bàn và nhóm công suất các xã
ven biển huyện Triệu Phong (tính đến tháng 06/2017)

50


Bảng 3.1

Kết quả khảo sát hệ số hoạt động BAc của tàu các xã ven biển huyện
Triệu Phong

57

Bảng 3.2

Tổng nhiên liệu tiêu thụ của các đội tàu khai thác thủy sản ở các xã
ven biển huyện Triệu Phong

58

Bảng 3.3

Tổng lƣợng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác thủy sản
ở các xã ven biển tỉnh Quảng Trị

59

Bảng 3.4

So sánh lƣợng tiêu hao nhiên liệu trƣớc và sau khi thực hiện giải
pháp giảm tốc độ của các đội tàu khai thác thủy sản

60

Bảng 3.5


So sánh tổng lƣợng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác
thủy sản trƣớc và sau khi thực hiện giải pháp giảm tốc độ

61

Bảng 3.6

So sánh lƣợng tiêu hao nhiên liệu trƣớc và sau khi thực hiện giải
pháp thay thế động cơ của các đội tàu khai thác thủy sản

61

Bảng 3.7

So sánh tổng lƣợng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác
thủy sản trƣớc và sau khi thực hiện giải pháp thay thế động cơ

64

Bảng 3.8

Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác thủy
sản trƣớc và sau khi thực hiện giải pháp thay thế động cơ và giảm tốc
độ của tàu thuyền

64

vi



DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1 Bản đồ mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của khai thác thủy sản của
các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế
Hình 1.2 Bản đồ lƣợng giá tổn thất của khai thác thủy sản của các tỉnh ven biển từ
Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế

16
17

Hình 2.1 Vị trí khu vực nghiên cứu ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

33

Hình 3.1 Bản đồ phân tuyến – vùng khai thác kèm theo nghị định số 33/2010/NĐCP ngày 31/3/2010

69

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
* Vai trò quan trọng của hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng
Trị
Việt Nam với 28 trong số 63 tỉnh, thành phố nằm ven biển, diện tích
các huyện ven biển chiếm 17% tổng diện tích cả nƣớc và là nơi sinh sống
của hơn 1/5 dân số Việt Nam (Chiến lƣợc biển Việt Nam đến 2020). Vì vậy,
thủy sản có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đƣợc xác định là
một trong những ngành có nhiều tiềm năng và thế mạnh của nƣớc ta.

Theo số liệu đã công bố của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất của
ngành thuỷ sản trong giai đoạn 2000 - 2009 tăng từ 26.498 tỷ đồng lên
125.930 tỷ đồng (theo giá thực tế). Trong các hoạt động của ngành thủy sản,
khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lƣợng khai thác hải sản tăng
liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 1995), 10% (giai đoạn 1996 - 2003) và 3,5% (giai đoạn 2004-2009) (nguồn
Tổng Cục Thống Kê). Bên cạnh đó, ngành khai thác thuỷ sản luôn giữ vai
trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và
phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lƣợc
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, cũng đồng thời tạo ra hàng ngàn
việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho ngành thủy sản.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại tỉnh Quảng Trị, nơi có khoảng 8.600 lao
động tại các địa phƣơng ven biển với sản lƣợng khai thác cả năm ƣớc đạt
18.261 tấn. Hoạt động khai thác thủy sản cũng đƣợc quan tâm thực hiện với
sự thành lập của 381 tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển. Trong đó loại tàu có
công suất dƣới 20CV có 290 tổ với khoảng 5.300 lao động; loại tàu từ 20CV
đến dƣới 50CV có 54 tổ với khoảng 1.480 lao động; loại từ 50 đến dƣới
90CV có 12 tổ với 330 lao động; loại trên 90CV có 25 tổ với 159 tàu, 1.530
lao động. Nhờ thành lập các tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển đã giúp ngƣ
1


dân thuận lợi trong trao đổi thông tin về ngƣ trƣờng, tiêu thụ sản phẩm, hỗ
trợ nhau trong lúc tai nạn, rủi ro trên biển.
* Vấn đề tiết kiệm năng lượng trong ứng phó với BĐKH ở Quảng Trị
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối
với nhân loại trong thế kỷ 21. Là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang nỗ lực thích ứng với biến
đổi khí hậu nhằm giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu và thực
hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Quảng Trị là một trong các tỉnh Trung Bộ hiện đang chịu tác động

nặng nề của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng gây ra, đặc biệt là các hiện
tƣợng thời tiết cực đoan, triều cƣờng, thủy triều đỏ.v.v., và do đó phải ƣu
tiên thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, là một
tỉnh có hoạt động đánh bắt tƣơng đối khá, việc khai thác, chế biến thủy sản,
sử dụng nhiều năng lƣợng hóa thạch nên Quảng Trị có nhiệm vụ và khả
năng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thông qua các hoạt
động tiết kiệm năng lƣợng.
Huyện Triệu Phong là một trong 10 huyện, thị, thành phố của tỉnh
Quảng Trị, đồng thời là một trong hai xã ven biển có sản lƣợng khai thác
thủy sản đứng đầu toàn tỉnh (chỉ sau huyện Gio Linh), đồng thời, huyện
cũng là một trong những địa phƣơng ven biển chịu tác động nặng nề của
biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp, mặc dù đã có
nhiều phƣơng án về phòng, chống nhƣng địa phƣơng vẫn chịu ảnh hƣởng
nặng nề, có thể kể đến cơn bão số 4 xảy ra vào cuối tháng 7/2017 đã tác
động lên Triệu Phong gây thiệt hại tài sản lên đến 11,844 tỷ đồng [9]. Trong
năm 2016 và 7 tháng đầu năm 2017 tại địa bàn Triệu Phong ƣớc tính thiệt
hại tài sản do mƣa bão gây ra trên 20 tỷ đồng [9].
Khi thiên tai tác động lên Quảng Trị thì các xã ven biển huyện Triệu
Phong đƣợc xác định là ảnh hƣởng thiệt hại nhiều nhất. Với bờ biển dài
18km và có ngƣ trƣờng đánh bắt rộng với nhiều loại hải sản quý, có giá trị
kinh tế cao, có cửa lạch, cảng cá, bến cá; có tiềm năng về đất đai, nguồn
2


nƣớc để phát triển ngành đánh bắt, khai thác thủy sản; có kết cấu hạ tầng
đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ, nhất là hệ giao thông kết nối giữa các địa
phƣơng trong và ngoài vùng, nguồn lao động khá dồi dào, và bốn xã (Triệu
An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Phƣớc) đều nằm trong Khu kinh tế Đông
Nam của tỉnh Quảng Trị.
Vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu đánh giá

tiềm năng và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong ngành đánh
bắt thủy sản là nhiệm vụ thực sự có tính cấp thiết ở tỉnh Quảng Trị nói
chung và huyện Triệu Phong nói riêng. Đó là lý do đề tài: “Đánh giá tiềm
năng giảm phát thải và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hoạt
động khai thác thủy sản trên địa bàn các xã ven biển huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị” đƣợc lựa chọn và triển khai.
Trong khuôn khổ luận văn này, học viên đề xuất một số giải pháp tiết
kiệm năng lƣợng cho hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị giảm thiểu phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện kế hoạch thích ứng
với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị nói chung và các xã ven biển huyện
Triệu Phong nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau đây:
(1) Tính đƣợc lƣợng phát thải khí nhà kính.
(2) Đánh giá đƣợc tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt
động khai thác thủy sản ở Quảng Trị.
(3) Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng nhằm giảm bớt phát thải
khí nhà kính trong hoạt động khai thác thủy sản ở Quảng Trị, đặc biệt là các
xã ven biển huyện Triệu Phong.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là quy mô (số lƣợng tàu, thuyền tham gia) và
thời gian tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản, kỹ thuật khai thác và
mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
3


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phát thải khí nhà kính và tiềm năng giảm phát thải trong hoạt động
đánh bắt thủy sản trên địa bàn 04 xã ven biển tỉnh Quảng Trị thuộc huyện
Triệu Phong là xã Triệu Phƣớc, xã Triệu An, xã Triệu Vân, xã Triệu Lăng.

+ Tính toán tiềm năng giảm phát thải trong phạm vi công nghệ kỹ
thuật, phƣơng tiện tàu thuyền và sử dụng năng lƣợng trên địa bàn 04 xã ven
biển tỉnh Quảng Trị thuộc huyện Triệu Phong là xã Triệu Phƣớc, xã Triệu
An, xã Triệu Vân, xã Triệu Lăng.
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai vấn đề chính đó
là (1) hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn các xã ven biển
huyện Triệu Phong nói riêng, (2)Tính toán phát thải trong khai thác thủy
sản, (3) Tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong khai thác
thủy sản (4) là các giải pháp kỹ thuật tiết kiệm năng lƣợng trong hoạt động
khai thác thủy sản và khả năng giảm phát thải của các giải pháp này.
Khi nghiên cứu về hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản, nghiên
cứu tập trung vào việc thống kê về số lƣợng tàu, thuyền, công suất máy của
tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác thủy sản, thời gian hoạt động trên
biển và lƣợng dầu tiêu hao, phát thải khí nhà kính quy đổi từ lƣợng dầu tiêu
hao trong hoạt động đánh bắt, đóng góp của hoạt động thủy sản trong hoạt
động kinh tế, xã hội và các chính sách chính hiện nay đang áp dụng trong
hoạt động KTTS.
Về phần giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong hoạt động khai thác
thủy sản và khả năng giảm khí nhà kính thì tác giả đi sâu vào tiềm năng
giảm phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác thủy sản, các kỹ thuật
năng lƣợng trong hoạt động khai thác thủy sản và khả năng cải tiến và các
chính sách hỗ trợ cho hoạt động khai thác thủy sản.
5. Những đóng góp của đề tài

4


Các kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài sẽ là cơ sở cho việc đề
xuất các biện pháp về mặt kỹ thuật và chính sách cho việc tiết kiệm năng

lƣợng trong hoạt động khai thác thủy sản và thực hiện đề án tiết kiệm điện
tỉnh Quảng Trị nói chung và các xã ven biển huyện Triệu Phong nói riêng
giai đoạn 2011- 2015 và 2016 - 2020.
- Về mặt kinh tế: tiết kiệm đƣợc chi phí tiêu hao năng lƣợng, tăng
hiệu quả về mặt kinh tế.
- Về mặt xã hội: tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lƣợng cho cộng
đồng và bảo đảm thu nhập cho ngƣ dân các xã ven biển.
- Về mặt môi trƣờng: giảm thiểu phát thải khí nhà kính và góp phần
vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung Luận văn đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng với nội dung chủ yếu sau đây:
Chương 1. Tổng quan: Nội dung của chƣơng này tập trung vào những
nghiên cứu về biểu hiện của biến đổi khí hậu, kịch bản phát thải khí nhà
kính và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và số liệu: Chƣơng này giới
thiệu các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn và các số liệu liên quan đến
hoạt động đánh bắt thủy sản và các chính sách hiện hành trong lĩnh vực thủy
sản.
Chương 3. Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong
khai thác thủy sản: Chƣơng này đƣa ra các kết quả phân tích và tính toán,
đồng thời giới thiệu tiềm năng giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực thủy
sản qua các cải tiến về kỹ thuật và đổi mới về chính sách thủy sản, từ đó đề
xuất các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính trong hoạt động đánh bắt thủy sản,
bao gồm các giải pháp kỹ thuật và cả giải pháp về chính sách cho các xã ven
biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cuối chƣơng là một số đánh giá
chi phí – lợi ích của các giải pháp.
5



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên
thế giới
1.1.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan
Từ khoảng giữa thế kỷ 19, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các quan
trắc khí tƣợng đƣợc định lƣợng chi tiết và đến nay đã thu thập đƣợc dãy số
liệu khí hậu chính xác trong hơn một thế kỷ qua. Những số liệu cho thấy
nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ 20 đã tăng lên 0,74oC (
0,2oC); trên đất liền tăng nhiều hơn trên biển và giai đoạn 1995 – 2006 đƣợc
xếp vào danh sách 12 năm nóng nhất trong lịch sử quan trắc nhiệt độ.Trong
thời kì 1901 – 2005, lƣợng mƣa cũng có những biến động đáng kể, tăng lên
ở các khu vực phía Bắc vĩ độ 20 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, tuy xu thế
không rõ rệt nhƣ nhiệt độ. Hiện tƣợng mƣa lớn tăng lên ở trên nhiều khu
vực, kể cả những nơi lƣợng mƣa có xu thế giảm đi và hạn hán xảy ra từ thập
kỉ 1950 trên phần lớn lãnh thổ Bắc Phi, Canada và Alaska, kể cả các vùng
có lƣợng mƣa tăng lên. Cùng với xu thế tăng nhiệt độ toàn cầu là sự xuất
hiện các dị thƣờng của nhiệt độ. Trên các đại lục ở bán cầu Bắc, trong
những năm gần đây xuất hiện hàng loạt kỷ lục về nhiệt độ cao nhất và thấp
nhất, kéo theo sự gia tăng của thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố, lốc...) và các
hiện tƣợng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mƣa lớn v.v...).
Theo Tổ chức Khí tƣợng thế giới (WMO) tại Hội nghị các Bên Công ƣớc
khí hậu ở Cancun tháng 12/2010, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan lớn nhất
trong năm 2010 là: Nắng nóng lịch sử gây cháy rừng, hạn hán ở LB Nga,
Ukraina, Bêlarut và một số nƣớc khác ở Châu Âu; Mƣa lớn, lũ lụt ở
Pakistan, Nêpan, Trung Quốc, các nƣớc vùng Ban căng (châu Âu), Việt
Nam…; giá rét ở Canada, Anh, Đông Bắc Trung Quốc… Trong 6 tháng đầu
năm 2011, hiện tƣợng hạn hán nặng nhất trong vòng 50 năm qua xảy ra ở
6



miền trung của Trung Quốc, ảnh hƣởng đến 34 triệu ngƣời, trong khi đó
mƣa lớn và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở 2 tỉnh phía Nam là Quý Châu và Hồ
Nam làm hàng chục nghìn ngƣời phải sơ tán.
1.1.2. Tổng quan về giảm nhẹ biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong chiến lƣợc ứng phó với biến đổi khí hậu, ngoài chiến lƣợc thích
ứng với biến đổi khí hậu còn có chiến lƣợc giảm nhẹ biến đổi khí hậu với
nội dung chủ yếu là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Quá trình giảm nhẹ
phát thải khí nhà kính đƣợc thực hiện trên cơ sở đề xuất các kịch bản khí
nhà kính và từ đó xây dựng các kế hoạch giảm nhẹ khí nhà kính. Từ sau
năm 1990 đã có hàng trăm kịch bản về phát thải khí nhà kính bao quát tình
hình toàn cầu trong suốt thế kỷ XXI, bao gồm:
- Kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển;
- Kịch bản ổn định mức độ phát thải của thế giới;
- Kịch bản thuộc hành lang phát thải;
- Và các kịch bản khác.
Tuy nhiên cho đến nay, Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) chỉ chú trọng đến loại kịch bản ổn định nồng độ khí nhà kính trong
khí quyển. Đối tƣợng của kịch bản chủ yếu là phát thải khí CO2 từ lĩnh vực
năng lƣợng, chuyển đổi sử dụng đất, phát thải từ các quá trình công nghiệp
và các nguồn phát thải khác. Năm 1995, IPCC đã xây dựng một báo cáo đặc
biệt (SRES) về 6 kịch bản về phát thải khí nhà kính tƣơng lai toàn cầu: A1FI,
A1T, A1B, A2, B1,B2 và chúng đƣợc gộp lại thành 4 họ: A1, A2, B1,B2. [19]
Theo IPCC lƣợng phát thải CO2 vào năm 2020 là 12 tỷ tấn C, đến
năm 2040 từ 8 tỷ tấn C của (B1) đến 19,5 tỷ tấn C của (A1FI). Từ sau năm
2050 lƣợng phát thải CO2 của hai kịch bản A1FI và A2 và tiếp tục tăng lên và
đạt tới xấp xỉ 30 tỷ tấn C vào năm 2100.

7



Tƣơng ứng với các kịch bản về phát thải khí nhà kính tƣơng lai toàn
cầu là các kịch bản mô tả triển vọng tƣơng lai về nồng độ khí CO2 trong khí
quyển, gọi là kịch bản về nồng độ khí nhà kính. Theo IPCC, nồng độ khí
CO2 trong khí quyển vào giữa thế kỷ XXI (2050) và cuối thế kỷ XXI
(2100) đạt tới 470-610 và 550-970 ppm, cao hơn rất nhiều so với thời kỳ
tiền công nghiệp (280 ppm) và so với năm 2000 (368 ppm). Tuy nhiên nếu
phát thải tƣơng lai toàn cầu phát triển theo đúng kịch bản A1T hoặc B1 thì
nồng độ trong khí quyển chỉ ở mức 550-580 ppm. Nhƣ vậy từ các kịch bản
về nồng độ khí nhà kính đã có thể định hƣớng cơ bản chiến lƣợc giảm nhẹ
biến đổi khí hậu.
Chiến lược giảm khí nhà kính trên thế giới bao gồm:
Các công nghệ và kỹ thuật giảm khí nhà kính tiếp tục đƣợc phát triển
rộng rãi trên thế giới: Phần lớn công nghệ đều tập trung vào việc hoàn thiện
hiệu suất năng lƣợng hoá thạch, hiệu suất sử dụng điện và phát triển nguồn
năng lƣợng ít cácbon. Cƣờng độ năng lƣợng và cƣờng độ cácbon đã và đang
đƣợc giảm dần trong 100 năm qua ở các nƣớc phát triển. Phần lớn các thay
đổi là kết quả sự chuyển dịch từ nhiên liệu nhiều cácbon nhƣ than đến nhiên
liệu ít cácbon hơn là dầu và khí tự nhiên, thông qua việc hoàn thiện hiệu suất
năng lƣợng. Cùng với sự ra đời của thuỷ điện và năng lƣợng hạt nhân, nhiều
nhiên liệu phi hoá thạch cũng phát triển nhanh chóng và có nhiều tiềm năng
giảm khí nhà kính. Các bể chứa CO2, tuốc bin gió, năng lƣợng tái tạo, năng
lƣợng nguyên tử… cũng có vai trò giảm khí nhà kính trong tƣơng lai.
Các phƣơng án kỹ thuật giảm khí nhà kính đƣợc thực hiện trong hầu
hết các lĩnh vực bao gồm năng lƣợng công nghiệp, xây dựng giao thông và
nông nghiệp. Trong lĩnh vực năng lƣợng công nghiệp, xây dựng giao thông
ngoài giải pháp sử dụng năng lƣợng tái tạo còn có các giải pháp công nghệ
khác, có thể giảm phát thải khí nhà kính tới mức 15-35% vào năm 2020.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, có các giải pháp chuyển đổi sử dụng đất và lâm
8



nghiệp; cải thiện kĩ thuật nông nghiệp và quản lý chất thải (quản lý chăn
nuôi, quản lý ruộng lúa).
Trên thế giới đã có nhiều nƣớc phát triển xây dựng kế hoạch tăng tỉ
trọng năng lƣợng tái tạo trong tổng năng lƣợng sử dụng lên đến 50% hoặc
cao hơn nữa từ giữa thế kỉ 21. Nhiều nƣớc khác cũng đã xây dựng các giải
pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải KNK trong các
lĩnh vực giao thông vận tải. Đặc biệt quan trọng là các giải pháp giảm nhẹ
KNK thông qua trồng rừng, việc chống suy thoái rừng đƣợc quan tâm sâu
sắc ở các nƣớc đang phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp.
1.2. Tổng quan về biến đổi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt
Nam
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Trong vài thập kỷ vừa qua, ở Việt Nam đã xuất hiện các đợt nắng nóng,
rét đậmkhí
nhà kính.
- Hộp số
Trƣớc kia ngƣ dân sử dụng hộp số với tỷ số truyền từ 1/6 đến 1/8,
nhằm mục đích tăng vòng quay của chân vịt, giúp tàu di chuyển nhanh hơn,
nhƣng làm tăng masát, lực đẩy khi đạp nƣớc không lớn làm mất trớn, khi
gặp nƣớc ngƣợc, gió ngƣợc phải tăng tốc làm tiêu hao nhiều nhiên liệu. Hiện
nay xu hƣớng ngƣ dân chyển sang dùng hộp số giảm tốc với tỷ số truyền từ
1/11 đến 1/12.5 làm tăng lực đẩy, đạp luồng xa khi hoạt động trong khu vực
nƣớc ngƣợc và gió ngƣợc làm cho lực đẩy lớn thì hiệu suất hoạt động cao.
71


- Chân vịt

Chân vịt thƣờng làm bằng các vật liệu nhƣ đồng thau, thép không rỉ,
thép cácbon hoặc gang, số cánh từ 3,4 và 5, đƣờng kính chân vịt càng lớn,
số vòng quay càng nhỏ thì hiệu suất công tác càng cao, tuy nhiên đƣờng
kính chân vịt không thể quá lớn vì mớn nƣớc và hình dáng đuôi tàu. Tàu
một chân vịt thì đƣờng kính chân vịt Dmax ≤ (0.7-0.9) Tđ (Tđ là chiều chìm
phía đuôi tàu = 1.7m).
Ngƣ dân hiện nay sử dụng chân vịt có bản cánh tăng lớn, nhƣng quay
chậm tạo lực lấy nƣớc lớn đạp luồng xa, xử lý tốc độ chậm tốt và khi cần
tăng tốc, gặp nƣớc ngƣợc, gió ngƣợc thì hiệu suất công tác càng cao làm
giảm nhiên liệu sử dụng, giảm phát thải khí nhà kính.
3.3.2. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng
biển nhằm khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thải KNK do tiết kiệm
nhiên liệu
Trên thực tế hiện nay, nghề cá của các xã ven biển huyện Triệu Phong
cũng đang nằm trong tình trạng chung của cả nƣớc là tiếp cận tự do. Do đó
tình trạng khai thác không có tổ chức còn nhiều dẫn đến nguồn lợi hải sản
vùng biển ven bờ ngày càng cạn kiệt. Để phát triển nghề khai thác hải sản
gần bờ bền vững cần có giải pháp tổ chức sản xuất mới dựa trên cơ sở cộng
đồng. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã triển khai xây
dựng mô hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ và kinh nghiệm của một số
nƣớc trong khu vực cho thấy đồng quản lý đã mang lại hiệu quả khả quan
trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối với khai thác hải sản xa bờ cũng
chƣa có mô hình sản xuất theo đội tàu hoàn chỉnh mà chỉ là một nhóm nhỏ
gồm anh em, dòng họ cùng nhau khai thác hải sản trên biển, các nhóm này
hỗ trợ nhau nhƣ: cung cấp nhiên liệu, nƣớc uống, cứu trợ trong dông bão,
vận chuyển sản phẩm về bờ…

72



Mô hình tổ chức quản lý sản xuất dựa trên cơ sở cộng đồng, đối với
khai thác hải sản gần bờ là tại mỗi cộng đồng ngƣ dân (nên chọn theo cấp
xã, phƣờng) cần thành lập các Chi hội quản lý nghề cá, hoặc Hợp tác xã
nghề cá. Trên cơ sở chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Nông dân,
Hội Ngƣ nghiệp kết hợp với ngƣ dân tổ chức đại hội để bàn bạc dân chủ,
quyết định các vấn đề liên quan đến nghề khai thác thủy sản trong phạm vi
vùng biển đƣợc giao trên cơ sở nguồn lợi đã đƣợc đánh giá. Cần thiết phải
bầu chọn Ban quản lý có trách nhiệm tổ chức và triển khai mọi hoạt động
theo các nội dung, tiêu chí đã bàn bạc thống nhất. Các tổ chức cộng đồng
này sẽ thực hiện khâu dịch vụ cung ứng nhu yếu phẩm cho tàu thuyền, tiêu
thụ sản phẩm, điều phối số lƣợng tàu thuyền và sản lƣợng khai thác nhằm
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của vùng biển do cộng đồng quản lý
và khai thác. Đối với các hộ khai thác thủy sản không hiệu quả khuyến
khích chuyển đổi mô hình từ khai thác gần bờ sang nuôi trồng thủy sản và
các ngành dịch vụ khác nhằm giảm bớt số lƣợng tàu thuyền và lao động dôi
dƣ; có chính sách hỗ trợ vốn để cải hoán tàu thuyền, chuyển dần ra khai thác
xa bờ.
Đối với khai thác thủy sản xa bờ, chính quyền tổ chức họp dân, tuyên
truyền vận động nhân dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực để họ
tích cực tham gia các hoạt động, tổ chức lại sản xuất, quản lý ngƣ trƣờng,
phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng các tổ, đội đánh bắt xa bờ
để phát triển nghề cá bền vững. Mỗi tổ, đội đƣợc tổ chức từ 5-10 tàu thuyền
cùng ngành nghề (trong gia đình, dòng họ hoặc cùng xã, phƣờng) đƣợc trang
bị đầy đủ hệ thống thông tin và các trang thiết bị an toàn theo đúng quy
định. Trong đội tàu sẽ có tàu dịch vụ hậu cần làm nhiệm vụ chuyển nguyên,
nhiên liệu và vận chuyển sản phẩm vào bờ, nhằm giảm chi phí di chuyển,
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giúp nhau khi gặp thiên tai, rủi ro trên biển.

73



Thành lập các Hợp tác xã dịch vụ cho nghề khai thác thủy sản nhằm
giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ cung ứng nguyên, nhiên
liệu. Cơ cấu Hợp tác xã là các chủ tàu góp vốn và bầu ra Ban chủ nhiệm.
Hợp tác xã là đơn vị chủ chốt trong việc liên kết bốn nhà: Nhà nƣớc- nhà
khoa học- nhà sản xuất- nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tránh
tình trạng ngƣ dân bị ép giá khi sản lƣợng cao. Hợp tác xã cũng là nơi trao
đổi kinh nghiệm, tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ ngƣ dân trong việc tiếp cận
các dịch vụ xã hội.
Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại
các huyện đảo, cảng, cửa biển nhằm cung ứng nhiên liệu theo đúng giá quy
định của Nhà nƣớc, cung cấp nƣớc ngọt, sửa chữa tàu thuyền, bố trí khu
nghỉ ngơi, tránh bão, chăm sóc y tế, cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, trao
đổi, mua bán và vận chuyển sản phẩm về đất liền, cung cấp các dịch vụ văn
hóa tinh thần cho ngƣ dân khi lƣu trú tại đây.
Trong các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thì các giải pháp về
kỹ thuật là quan trọng và giảm phát thải nhiều hơn so với giải pháp thuộc về
chính sách của nhà nƣớc, đặc biệt là giải pháp sử dụng động cơ thuỷ công
suất lớn, có tăng áp, đã qua sử dụng (nhƣng chất lƣợng phải trên 80%) để
giảm giá thành cho việc đóng mới tàu có công suất lớn, khai thác xa bờ của
ngƣ trƣờng biển Đông, tăng sản lƣợng khai thác, giảm chi phí của chuyến
biển làm tăng lợi nhuận.
3.3.3. Giải pháp chuyển đổi, hạn chế và lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai
thác, nâng cao công suất tàu bè vươn khơi bám biển
Các xã ven biển huyện Triệu Phong đã rà soát, điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch thủy sản cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, thực hiện lộ
trình chuyển đổi, hạn chế và cắt giảm tàu thuyền khai thác theo đúng quy
hoạch tại Quyết định 53/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển

74



thủy sản đến năm 2010 có tính đến năm 2020 do UBDN tỉnh Quảng Trị ban
hành.
- Giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu: giảm tốc độ là giải pháp đơn
giản nhất để giảm tiêu thụ nhiện liệu. Một tàu dài 19,8m, có công suất động
cơ 540HP giảm tốc độ từ 10 hải lý/ giờ xuống còn 8 hải lý/ giờ sẽ làm giảm
tiêu thụ nhiên liệu hằng giờ bằng 70%. Những tàu đóng mới phải tuân theo
chỉ số thiết kế hiệu quả năng lƣợng (Energy Efficiency Design IndexEEDI).
- Cải tiến hệ thống làm lạnh
Áp dụng công nghệ lạnh thấm để tiết kiệm cây đá, ngoài ra còn tiết
kiệm đƣợc lƣợng nhiên liệu vận chuyển lƣợng đá này ra khơi. Tuy nhiên,
việc cải tiến chế độ làm lạnh tốn rất nhiều chi phí tài chính.
- Sử dụng đèn LED thay cho đèn cao áp theo hướng tiết kiệm năng
lượng trong quá trình khai thác thủy sản
Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại công ty đánh cá Nam
Triệu, Hải Phòng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản
truyền thống bằng hệ thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng
lƣợng, đồng nghĩa với giảm khí nhà kính. Qua khảo sát nhu cầu sử dụng
năng lƣợng cho tàu từ 90-150 CV sử dụng 2.500 lít dầu/chuyến ra khơi 20
ngày; tàu công suất trên 600 CV sử dụng 6.000 lít dầu/ chuyến ra khơi 20
ngày, trong đó phần lớn nhiên liệu dầu dùng cho việc chạy động cơ diesel và
chiếu sáng các bóng đèn cao áp để dẫn dụ cá, với tàu sử dụng 40 bóng đèn
cao áp, giàn đèn có trọng lƣợng 400 kg, tiêu thụ 200 lít dầu/ngày. Khi thay
bằng 100 bóng đèn LED, trọng lƣợng giàn đèn chỉ còn 125 kg và lƣợng dầu
tiêu thụ chỉ còn 30 lít dầu/ngày. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, một con tàu
công suất lớn nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/ngày giảm xuống còn 600
lít dầu/ngày, tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 USD nếu dùng hệ thống đèn dẫn
dụ theo công nghệ LED, đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà


75


kính; mặt khác hiệu suất và tuổi thọ của đèn huỳnh quang và đèn cao áp thấp
nên chi phí cho việc thay mới là không nhỏ.
- Sử dụng máy tàu
Do khả năng về tài chính nên ngƣ dân hiện nay chủ yếu dùng động cơ
đã qua sử dụng tỷ lệ còn lại khoảng 80%, chủ yếu là máy bộ (máy của động
cơ ôtô, xe cơ giới) của các nhản hiệu nhƣ: Yanmar, Hino, Cummins,
Mitshubishi, Isuzu, Cater, Nissan và Komatsu. Trong đó chỉ có Cummins là
động cơ máy thuỷ, do là máy củ, có công suất thấp, nên hiệu suất sử dụng
không cao, hay hƣ hỏng vặt và tiêu hao nhiều nhiên liệu.
- Sử dụng lồng sấy tự tạo dựa trên hiệu ứng nhà kính để tiết kiệm
năng lƣợng, đồng thời giúp quá trình chế biến hải sản tốt hơn.
Nhu cầu phơi, sấy hiệu quả thì hầu hết các ngƣ dân đánh cá dài ngày
ai cũng cần để bảo quản nguồn lợi đánh bắt. Nhƣng với việc bảo quản ƣớp
lạnh sẽ làm gia tăng chi phí năng lƣợng làm đá, ủ đông. Còn để đầu tƣ các
trang thiết bị đắt tiền để bảo quản thì không phải ngƣ dân nào cũng có điều
kiện để mua thiết bị đắt tiền cho một sự đầu tƣ bài bản. Vì thế, trong điều
kiện còn nhiều hạn chế ấy, ngƣ dân có thể phƣơng pháp đơn giản nhƣng
hiệu quả mà dân có thể làm với những thiết bị thô sơ, tự tạo, sẵn có hoặc giả
phải mua thì cũng với giá thành rẻ, đơn giản có thể chỉ là các bạt phủ nilon
trên tàu khi ra khơi.
3.4. Nhận xét cuối chƣơng 3
Chƣơng 3 của luận văn trƣớc hết đƣa ra các kết quả phân tích và tính
toán, đồng thời giới thiệu tiềm năng giảm nhẹ khí nhà kính trong lĩnh vực
thủy sản qua các cải tiến về kỹ thuật và đổi mới về chính sách thủy sản, từ
đó đề xuất các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính trong hoạt động đánh bắt
thủy sản, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và cả giải pháp về chính sách cho
các xã ven biển huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cuối chƣơng là một số

đánh giá chi phí – lợi ích của các giải pháp.

76


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận
1)

Để đề xuất đƣợc các giải pháp giảm nhẹ KNK, luận văn đã vận dụng

các phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, thống kê tổng hợp, tham vấn các
chuyên gia, tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai
thác thuỷ sản của đội tàu các xã ven biển huyện Triệu Phong trong năm
2013 và 2017. Trên cơ sở số liệu quy hoạch phát triển thuỷ sản của các xã
ven biển huyện Triệu Phong, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp kiểm kê
KNK để tính toán lƣợng phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác
thuỷ sản đến năm 2020. Theo kết quả kiểm kê, lƣợng phát thải CO2 trong
hoạt động thủy sản các xã ven biển năm 2017 (dự kiến) tổng công suất máy
là 33.022 CV, các đội tàu khai thác thủy sản ở các xã ven biển huyện Triệu
Phong tiêu thụ 75.691,77 tấn nhiên liệu (dầu diesel)/năm, tƣơng ứng với
lƣợng phát thải khí CO2 là 240.140,47 tấn, khí N2O là 19,39 tấn và khí CH4
là 16,16 tấn.
2)

Tiềm năng giảm phát thải KNK trong ngành thủy sản có thể đạt đƣợc

thông qua việc thay nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu sinh khối, nhiên
liệu quang năng, đổi mới về công nghệ chế tạo tàu thuyền, đổi mới về cơ
cấu đội tàu, kĩ thuật đánh bắt, tổ chức dịch vụ nghề cá và cả đổi mới về

chính sách, chiến lƣợc trong ngành thủy sản. Tiềm năng giảm phát thải trong
việc giảm số lƣợng tàu và đầu tƣ thay thế động cơ của các loại khí nhà kính
là CO2 132,4 tấn/năm, N2O: 10,69 tấn/năm, CH4: 8,91 tấn/năm. Khi đầu tƣ
thay thế động cơ, thì các tàu đƣợc nâng cao khả năng vƣơn khơi bám biển,
sản lƣợng khai thác đƣợc tăng lên so với việc khai thác gần bờ.
B. Khuyến nghị
1)

Trong thời gian sắp tới, tiến hành kiểm chứng hiệu quả của giải pháp

kỹ thuật tiết kiệm năng lƣợng giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực đánh bắt thủy
77


sản cho các xã ven biển huyện Triệu Phong nói riêng, đồng thời có thể triển
khai cho các địa phƣơng khác ở tỉnh Quảng Trị.
2)

Tiến hành tính toán tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi thực

hiện các giải pháp thay thế đèn Led, lộ trình, nghiên cứu sử dụng lồng sấy…

78


×