Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở vùng ven biển tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THI ̣THU HƢỜNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THI ̣THU HƢỜNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi không sao chép các công
trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công
bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Hà Nội, 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hƣờng

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Chu Hồi - giáo viên hƣớng dẫn, ngƣời đã định hƣớng và tận tình hƣớng dẫn em
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong
Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho em
kiến thức trong quá trình học tập, tạo nền tảng cho quá trình nghiên cứu đề tài
luận văn và là hành trang cho em bƣớc tiếp trên con đƣờng nghiên cứu khoa học
trong tƣơng lai.
Học viên xin chân thành cảm ơn các cán bộ Sở Tài nguyên & Môi trƣờng
tỉnh Nam Định, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân
huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hƣng, Ủy ban nhân dân xã Hải Đông, Giao

Long, Nghĩa Phúc đã giúp đỡ hiệu quả trong quá trình thu thập thông tin và điều
tra thực địa.
Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân trong gia đình đã động
viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
song do hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức cũng nhƣ thời gian nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong đƣợc sự góp ý của Quý
Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thu Hƣờng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU .............................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và cộng đồng ................................................ 5
1.1.1 Các khái niệm liên quan ..................................................................... 5
1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới ..... 7
1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ven biển ở Việt

Nam ........................................................................................................... 10
1.1.4. Thực trạng và tác động biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Nam Định
................................................................................................................... 12
1.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng ven biển Nam Định ......... 23
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ven biển Nam Định .......................................... 23
1.2.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn vùng ven biển Nam Định ................... 24
1.2.3. Thực trạng các hê ̣ sinh thavà́ i đa dạng sinh học ven biển Nam Định ........25
1.2.4. Tình hình kinh tế - xã hội 3 huyện ven biển Nam Định ................. 26
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 32
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 32
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 32
2.2.1. Phạm vi địa lý và điều kiện kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu ......... 32
2.2.2. Phạm vi vấn đề ................................................................................ 35
2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................. 35
2.3.1. Cách tiếp cận ................................................................................... 35
iii


2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 36
CHƢƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CỘNG ĐỒNG
VEN BIỂN NAM ĐỊNH ..................................................................................... 41
3.1. Thực trạng và tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng dân cƣ ........... 41
3.1.1. Các biểu hiện thời tiết cực đoan...................................................... 41
3.1.2. Nƣớc biển dâng ............................................................................... 43
3.1.3. Các tác động đến vùng ven biển ..................................................... 44
3.1.4. Các tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đến cộng đồng
ven biển ..................................................................................................... 46
3.1.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng dân cƣ ven
biển ............................................................................................................ 48

3.2. Đánh giá nhu cầu của cộng đồng đối với thích ứng biến đổi khí hậu.......... 49
3.2.1. Lựa chọn các cộng đồng đại diện ở ven biển nghiên cứu ............... 49
3.2.2. Nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến
đổi khí hậu ................................................................................................. 50
3.2.3. Các nguồn sinh kế chính của cộng đồng ven biển địa phƣơng....... 52
3.2.4. Mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến các sinh kế chính của
cộng đồng .................................................................................................. 62
CHƢƠNG IV. CÁC NỖ LỰC THÍCH ỨNG Ở CẤP CỘNG ĐỒNG ............... 64
4.1. Năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển Nam Định
............................................................................................................................. 64
4.1.1. Khả năng tiếp cận thông tin về biến đổi khí hậu và thiên tai.......... 64
4.1.2. Hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc đối với cộng đồng trong thích ứng ......... 65
4.1.3. Các thực tế thích ứng hiện có ở cấp cộng đồng .............................. 65
4.2. Đề xuất một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng
ven biển Nam Định ............................................................................................. 69
4.2.1. Tăng cƣờng tuyên truyền biến nhận thức thành hành động để cộng
động tự thích ứng và nâng cao năng lực của cộng đồng trong thích ứng
với biến đổi khí hậu................................................................................... 69
4.2.2.Phát huy những mô hình hiện có ..................................................... 69
iv


4.2.3. Xây dựng các sinh kế mới ............................................................... 70
4.2.4. Tăng cƣờng hỗ trợ (pháp lý và kỹ thuật) của Nhà nƣớc và chính
quyền địa phƣơng để cộng đồng thích ứng hiệu quả ................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 73
1.Kết luận ............................................................................................................ 73
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 78


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CARE

Tổ chức cứu trợ quốc tế

CCN

Cụm công nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GEP


Quĩ môi trƣờng toàn cầu

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NBD

Nƣớc biển dâng

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


RNM

Rừng ngập mặn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TN & MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TT

Thị trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Cơ quan phát triển Liên hợp quốc

UNESCO


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

VQG

Vƣờn quốc gia

VVB

Vùng ven biển

WB

Ngân hàng thế giới

XNM

Xâm nhập mặn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ và ngƣời lại động tại 3 xã nghiên cứu . 54
Bảng 3.2: Tiêu chí và thang điểm đánh giá nguồn lực sinh kế hộ gia đình ........ 61
Bảng 3.3: Bảng phân tích sinh kế của cộng đồng theo mô hình SWOT ............ 62


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cống Ngô Đồng – Giao Thuỷ ............................................................. 14
Hình 1.2: Một số khu vực ven biển Nam Định sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng
100 năm tới [19] .......................................................................................... 16
Hình 2.1: Bản đồ hành chính 3 huyện ven biển .................................................. 32
(Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng), tỉnh Nam Định [19] .................................. 32
Hình 3.1: Một đoạn đê tại huyện Giao Thủy bị sạt lở trong cơn bão số 1
(Mirinae) năm 2016 tại huyện Giao Thủy .................................................. 46
Hình 3.2: Hình ảnh tiêu biểu về bảo vệ môi trƣờng tại xã Hải Đông ................. 51
Hình 3.3: Công cụ sản xuất của các hộ dân xã Giao Long ................................. 57
Hình 4.1: Đất làm muối tại xã Hải Đông đƣợc chuyển thành ao nuôi tôm ........ 67
Hình 4.2: Du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Phúc ................................................. 68

viii


DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1: Cơ cấu đất trồng lúa bị ảnh hƣởng do nhiễm mặn gia tăng ................ 42
Biểu 3.2 : Số phiếu đƣợc thực hiện tại các xã nghiên cứu .................................. 47
Biểu 3.3 : Nhận thức của cộng đồng về BĐKH tại 3 xã nghiên cứu .................. 50
Biểu 3.4: Nguyên nhân dẫn đến tính dễ bị tổn thƣơng lớn tại 3 xã nghiên cứu . 52
Biểu 3.5: Trình độ học vấn của cộng đồng tại 3 xã nghiên cứu ......................... 55
Biểu 3.6: Cơcấu việc làm phân theo giới tính của ngƣời trong độ tuổi lao động56
Biểu 3.7: Đánh giá tổng hợp nguồn sinh kế hộ gia đình ..................................... 61

ix



MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang đƣợc toàn nhân loại quan tâm.
Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và
môi trƣờng toàn cầu. BĐKH thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động
nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trƣờng tại nhiều nƣớc trên thế giới,
trong đó Việt Nam là một trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất do
những tác động của BĐKH [22].
Chính phủ Việt Nam đã lồng ghép ứng phó với BĐKH vào Luật Bảo vệ
Môi trƣờng, vào các chƣơng trình quốc gia, nhƣ: Chƣơng trình nghị sự 21
(Agenda 21) của Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học
(ĐDSH) và BĐKH, Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020,…Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã đƣợc chỉ định là Cơ quan đầu mối
Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ƣớc Khung của
Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thƣ Kyoto. Ngày 03/12/2007, Chính phủ
đã có Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chủ
trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chƣơng trình Mục tiêu Quốc
gia ứng phó với BĐKH, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và đã đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ thông qua tháng 12 năm 2008.
Nam Định là một tỉnh ven biển đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với đƣờng
bờ biển dài khoảng 72 km và bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn nhƣ:
cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ)
và cửa Hà Lạn (sông Sò). Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên vƣờn quốc gia
(VQG) Xuân Thủy huyện Giao Thuỷ, nằm ở vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển
ĐBSH đã đƣợc UNESCO công nhận.
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu nhiệt đới của
vùng ĐBSH: gió mùa, nóng ẩm, mƣa nhiều và có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu,
đông). Hàng năm, Nam Định thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt
đới, bình quân từ 2- 4 cơn/năm. Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: tăng nhiệt độ;

thay đổi lƣợng mƣa; tăng tần xuất, mức độ rét đậm, rét hại,… kết hợp với nƣớc
1


biển dâng (NBD), xâm nhập mặn (XNM) đang gây khó khăn cho sản xuất nông
nghiệp, tài nguyên nƣớc, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; đe dọa an ninh lƣơng
thực của tỉnh. Các trận bão, lũ dồn dập gây sạt lở tuyến đê sông, bãi bồi dẫn đến
mất đất canh tác, đe dọa cuộc sống ngƣời dân vùng bãi, ven đê. NBD kết hợp
bão, lũ là nguyên nhân sạt lở đê biển, bãi bồi ảnh hƣởng đến hoạt động nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản, sản xuất muối; thiệt hại về ngƣời và tài sản của nhân
dân các huyện ven biển tỉnh Nam Định.
Trƣớc nguy cơ ảnh hƣởng và cảnh báo về BĐKH, Nam Định cần phải có
các giải pháp, kế hoạch thích ứng với BĐKH nhằm ứng phó với hiểm họa này.
Triển khai kế hoạch quốc gia, Nam Định đã xây dựng Kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020.
Kế hoạch của tỉnh định hƣớng đảm bảo khai thác và sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên nƣớc, đất, rừng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Các dự báo ảnh
hƣởng của BĐKH đến các cụm công nghiệp (CCN), khu vực đô thị, khu vực
nhạy cảm cao về môi trƣờng,…giúp công tác quy hoạch đáp ứng đƣợc yêu cầu
phát triển của tỉnh Nam Định trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Khía
cạnh các cơ hội từ BĐKH đƣợc tính đến sẽ giúp tỉnh chủ động khai thác hiệu
quả nhất những tác động tích cực của nó từ đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do
BĐKH tác động đến KT-XH của tỉnh. Kế hoạch cũng huy động sự tham gia của
hầu hết các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh. Qua đó gián tiếp cung
cấp kiến thức, tập trung sự quan tâm của các cán bộ, nhân dân tỉnh Nam Định
đối với công tác ứng phó với BĐKH, góp phần tích cực, chủ động thực hiện Kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh nói trên.
Những năm qua, các ảnh hƣởng của BĐKH nhƣ áp thấp nhiệt đới, bão, lũ
lụt, hạn hán, XNM, triều cƣờng, sạt lở đất, dịch bệnh,… đã tác động không nhỏ
tới sản xuất nông nghiệp, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, khai thác và nuôi

trồng thủy hải sản và du lịch; tài nguyên ĐDSH và hệ sinh thái; sức khỏe ngƣời
dân, giao thông và cơ sở hạ tầng,…Điều này đã đặt ra cho tỉnh Nam Định phải
đối mặt trƣớc những thách thức rất nghiêm trọng. Những ảnh hƣởng này đã và
2


sẽ là rào cản đối với tăng trƣởng bền vững và mục tiêu trở thành trung tâm vùng
nam đồng bằng sông hồng (ĐBSH) của Nam Định.
Ứng phó với BĐKH là việc làm cấp bách và có ý nghĩa, trong đó ƣu tiên
thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng đƣợc đánh giá là cách tiếp cận phát huy
hiệu quả cao, mang tính bền vững. Tuy nhiên, thích ứng với BĐKH dựa vào
cộng đồng cũng không phải dễ dàng, và để thực hiện hiệu quả đòi hỏi phải có sự
tham gia chủ động của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng ven biển. Có một thực
tế hiện nay là nguồn lực cho ứng phó với BĐKH tập trung vào nghiên cứu khoa
học, xây dựng chính sách, còn rất thiếu cho các dự án thích ứng cụ thể. Đặc biệt,
để ứng phó với các hiện tƣợng thiên tai thƣờng diễn ra nhƣ hạn hán, lũ lụt,… thì
công cuộc xã hội hóa nguồn lực và huy động sự tham gia của cộng đồng còn gặp
không ít khó khăn. Tại tỉnh Nam Định, sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh
vực này vì nhiều lý do khác nhau còn khá khiêm tốn, cộng đồng dân cƣ chƣa
đƣợc tham gia nhiều trong kế hoạch ứng phó với BĐKH của tỉnh, đặc biệt cộng
đồng tại các xã ven biển. Vì vậy, cần thay đổi cách tiếp cận và giải pháp để tăng
cƣờng vai trò và sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân ven biển trong thích ứng
với BĐKH. Trƣớc thực trạng đó, việc “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở vùng ven biển tỉnh Nam Định’
là việc làm thật sự cần thiết. Học viên lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ này với
hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc huy động cộng đồng ven biển tham gia thích ứng với BĐKH.
Giả thuyết nghiên cứu của đề tài là:
- Phần lớn ngƣời dân mới biết mà chƣa hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ
những vấn đề thuộc bản chất của BĐKH, NBD và các tác động trƣớc mắt và lâu

dài đến vùng ven biển và cƣ dân vùng này. Sự hiểu biết của ngƣời dân chƣa đủ
biến thành thái độ, hành vi sống thân thiện với môi trƣờng, thích ứng với
BĐKH.
- Cần phải giúp các cộng đồng ven biển thay đổi nhận thức, cải thiện khả
năng chống chịu với BĐKH thông qua các biện pháp thích ứng cụ thể và đồng
3


bộ. Trên cơ sở đó hình thành các cộng đồng ven biển có khả năng thích ứng chủ
động (không đối phó bị động) với tác động của BĐKH và NBD.
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là : Nâng cao khả năng thích ứng với
BĐKH của cộng đồng dân cƣ vùng ven biển tỉnh Nam Định nhằm đảm bảo sự
phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội vùng ven biển, góp phần thực hiện
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Mục tiêu cụ thể đƣợc xác định là:
- Thay đổi đƣợc nhận thức, góp phần cải thiện khả năng thích ứng với
BĐKH của cộng đồng dân cƣ vùng ven biển nghiên cứu.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD dựa vào
cộng đồng dân cƣ vùng ven biển nghiên cứu.

4


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và cộng đồng
1.1.1 Các khái niệm liên quan

a) Khái niệm về biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động
của hoạt động con ngƣời dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và

ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu đƣợc quan sát trên một chu kỳ
thời gian dài [26].
Theo định nghĩa này, BĐKH là sự thay đổi của khí hậu đƣợc quy trực tiếp
hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các
thời gian có thể so sánh đƣợc. BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung
bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình đƣợc
thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thƣờng là vài thập kỷ.
b) Khái niệm thích ứng
Thích ứng là một khái niệm rất rộng và khi áp dụng vào lĩnh vực BĐKH nó
đƣợc dùng trong rất nhiều trƣờng hợp.
Thích ứng với khí hậu là một quá trình qua đó con ngƣời làm giảm những
tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ và đời sống và sử dụng những cơ hội
thuận lợi mà môi trƣờng khí hậu mang lại. Thuật ngữ thích ứng có nghĩa là điều
chỉnh, hoặc thụ động, hoặc phản ứng tích cực, hoặc có phòng bị trƣớc, đƣợc đƣa
ra với ý nghĩa là giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH [11].
Khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều chỉnh có thể trong hành động,
xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những biến đổi dự kiến có thể xảy ra hay
thực sự đã và đang xảy ra của khí hậu. Sự thích ứng có thể là tự phát hay đƣợc
chuẩn bị trƣớc, và có thể đƣợc thực hiện để đối phó với những biến đổi trong
nhiều điều kiện khác nhau [12].
Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm
giảm tính dễ bị tổn thƣơng. Thích ứng cũng còn có nghĩa là các hành động tận
dụng những cơ hội thuận lợi mới nảy sinh do BĐKH.
5


Trong việc đánh giá tác động của BĐKH, nhất thiết phải kể đến sự thích
ứng. Cây cối, động vật và con ngƣời không thể tiếp tục tồn tại một cách đơn
giản nhƣ trƣớc khi có BĐKH nhƣng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của

mình. Cây cối, động vật, và các HST có thể di cƣ sang một khu vực mới. Con
ngƣời cũng có thể thay đổi hành vi để đối phó với những điều kiện khí hậu khác
nhau, nếu nhƣ cần thiết thì cũng có thể di cƣ. Để giải thích đầy đủ về tính dễ bị
tổn thƣơng do BĐKH, việc đánh giá tác động cần phải tính đến quá trình tất yếu
sẽ xảy ra: thích ứng của các đối tƣợng tác động. Không có đánh giá về những
quá trình thích ứng, nghiên cứu tác động sẽ không thể đánh giá chính xác và đầy
đủ những ảnh hƣởng tiêu cực của BĐKH. Một lý do nữa cho đánh giá thích ứng
là giúp cho những nhà lập chính sách biết có thể làm gì để giảm thiểu các rủi ro
của BĐKH.
Để thích ứng với BĐKH cần hiểu rõ khái niệm thích ứng, đánh giá các
công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của
BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, bằng cách nhanh chóng tạo ra
sự thích ứng với BĐKH và phục hồi có hiệu quả sau những tác động, hay là
bằng cách lợi dụng những tác động tích cực [3].
c) Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con ngƣời sống
chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào
đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy [30].
Cộng đồng là tập thể ngƣời sống trong cùng một khu vực, một tỉnh hoặc
một quốc gia và đƣợc xem nhƣ một khối thống nhất; Cộng đồng là một nhóm
ngƣời có cùng tín ngƣỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng
mối quan tâm; Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có nguồn lợi chung,
hoặc có tình trạng tƣơng tự nhau về một số khía cạnh nào đó [18].
Nhƣ vậy, từ các khái niệm trên có thể hiểu: Cộng đồng ven biển là một tập
thể thống nhất và có tổ chức của ngƣời dân ven biển sống chung trong một địa
bàn ven biển nhất định, có chung một môi trƣờng tự nhiên, văn hóa và cùng chia
sẻ với nhau về lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
6



d) Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình hƣớng tới cộng
đồng, dựa vào những ƣu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng
nhằm trao quyền cho họ trong việc lập kế hoạch để ứng phó với những tác động
của BĐKH [12].
1.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trên thế giới
a) Các biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến vùng ven biển
Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trƣớc
nguy cơ bị nƣớc biển nhấn chìm do mực nƣớc biển dâng – hậu quả trực tiếp của
sự tan băng ở Bắc và Nam cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu
ngƣời vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nƣớc biển nhấn
chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu ngƣời sống ở vùng ven biển và
đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt. Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp
do nƣớc biển dâng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam,
Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin [4].
Nƣớc biển dâng còn kèm theo hiện tƣợng xâm nhập mặn vào sâu trong nội
địa và sự nhiễm mặn của nƣớc ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài
nguyên nƣớc ngọt. Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ ngƣời
phải đối mặt với sự khan hiếm nƣớc, khoảng 600 triệu ngƣời sẽ phải đối mặt với
nạn suy dinh dƣỡng do nguy cơ năng suất trong sản xuất nông nghiệp giảm [1].
Bên cạnh đó còn có khuynh hƣớng làm giảm chất lƣợng nƣớc, sản lƣợng
sinh học và số lƣợng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nƣớc ngọt,
làm gia tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền. Trong thời gian
20-25 năm trở lại đây, có thêm khoảng 30 bệnh mới xuất hiện. Tỷ lệ bệnh nhân,
tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó sẽ có thêm khoảng
400 triệu ngƣời phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh sốt rét [22].
Trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới
ƣớc tính khoảng 7.000 tỷ USD. Nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt
hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phó
7



tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ
còn khoảng 1% GDP [25].
Tuy nhiên, BĐKH ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định
cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nƣớc đổi mới
công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trƣờng.
Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính. Ở một số nƣớc
ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp và năng
lƣợng để sƣởi ấm cũng đƣợc tiết kiệm hơn.
VVB cũng là nơi chịu tác động nặng nề nhất của thiên tai mà trƣớc hết là
bão, sóng thần, lũ lụt gây những tổn thất nặng nề về ngƣời và tài sản. Chỉ tính
riêng năm 2006, thiệt hại do bão gây ra ở Việt Nam lên tới 1,2 tỷ USD [7].
Nƣớc biển dâng gây hiện tƣợng ngập lụt, mất nơi ở và diện tích sản xuất
(nông nghiệp, thủy sản và làm muối), gây nhiễu loạn các HST truyền thống.
Hiện tƣợng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, các HST đất ngập nƣớc ven biển, nhất là
rừng ngập mặn - môi trƣờng sống của các loài thủy hải sản, bức tƣờng chắn
sóng và giảm tác động của sóng, bão, nguồn sống hàng ngày của cộng đồng địa
phƣơng, sẽ bị thu hẹp nhanh chóng. Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng biển, khu
công nghiệp, giao thông sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải cải tạo, nâng cấp
hoặc di dời.
Nƣớc biển dâng và nhiệt độ tăng gây ảnh hƣởng lớn tới các rạn san hô HST có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống
con ngƣời, lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển. San hô là các động vật rất
nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lƣợng nƣớc. Nhiệt độ
nƣớc biển chỉ cần tăng một vài độ, san hô có thể chết hàng loạt. Hiện nay đã có
khoảng 30 quốc gia báo cáo có nguy cơ bị mất san hô [7].
b) Chương trình thích ứng biến đổi khí hậu
Từ năm 2008 đến năm 2012, Cơ quan Phát triển của Liên hiệp quốc và Quỹ
Môi trƣờng toàn cầu (UNDP-GEF) đã triển khai Chƣơng trình thích ứng dựa
vào cộng đồng với số tiền tài trợ là 4,5 triệu USD. Có 10 nƣớc tham gia:

Bangladesh, Bolivia, Guatemala, Jamaica, Kazacstan, Morocco, Namibia, Niger,
8


Samoa và Việt Nam. Mỗi nƣớc đƣợc tài trợ hơn 50 ngàn USD và có 37 dự án
điểm đang đƣợc thực hiện, 27 dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị. Tổng số 90
dự án đã đƣợc thực hiện tới năm 2012.
Chƣơng trình phối hợp với nhóm tình nguyện của Liên hiệp quốc nhằm
tăng cƣờng nguồn lực từ cộng đồng, thừa nhận những đóng góp từ các tình
nguyện viên, và đảm bảo sự tham gia của những nhóm bên ngoài trong chƣơng
trình, cũng nhƣ hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực cho các cộng tác là những tổ
chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng. Mặc dù với nhiều hình thức khác
nhau, tất cả các dự án thích ứng dựa vào cộng đồng đều nhận thức đƣợc nhu cầu
của những dự án với nội dung cụ thể, chi tiết là: xác định mức độ tổn thƣơng của
địa phƣơng, đúc rút năng lực, kinh nghiệm và kiến thức bản địa, nâng cao năng
lực thích ứng của địa phƣơng và tăng cƣờng mối liên hệ mật thiết giữa các bên
liên quan trong cộng đồng địa phƣơng.
Mặc dù thích ứng dựa vào cộng đồng mới đƣợc phát triển gần đây nhƣng
đã xuất hiện những thách thức nhất định và một số bài học đƣợc đúc kết, cùng
với những vấn đề liên quan tới tính sẵn có và mức độ tin cậy của nguồn thông
tin và dữ liệu về BĐKH, chất lƣợng quá trình tham vấn trong thích ứng dựa vào
cộng đồng, nhân rộng mô hình, kiểm tra và đánh giá.
Các vấn đề chính của các chƣơng trình thích ứng dựa vào cộng đồng đƣợc
tóm tắt nhƣ sau [24].
Hình thức đặc điểm tham gia bị động. Ngƣời tham gia đƣợc thông báo về
những gì đã, đang và sẽ xảy ra. Những thông tin này đƣợc cung cấp bởi chính
quyền địa phƣơng hay từ những dự án. Tuy nhiên, không có sự lắng nghe những
ý kiến phản hồi từ cộng đồng. Những thông tin đƣợc đem ra chia sẻ thuộc về
những chuyên gia bên ngoài.
Tham gia bằng cách cung cấp thông tin. Ngƣời dân tham gia bằng cách trả

lời các câu hỏi đƣợc đƣa ra bởi các nghiên cứu viên thực địa bằng phƣơng pháp
bảng hỏi hay các phƣơng pháp tƣơng tự. Ngƣời dân địa phƣơng không có cơ hội
tham gia vào quá trình tìm ra kết quả, cũng nhƣ kiểm chứng tính chính xác.
9


Tham gia thông qua thảo luận. Ngƣời tham gia cùng thảo luận và các nhà
khoa học/điều tra nghe những quan điểm này. Các nhà khoa học này xác định
các vấn đề và giải pháp, có thể có sự điều chỉnh nhỏ từ những phản hồi của
ngƣời dân. Tuy nhiên, quá trình tham vấn cộng đồng này lại không bao gồm quá
trình ra quyết định, và những nhà khoa học này không bắt buộc phải xem xét tới
quan điểm của cộng đồng. Tham gia với những động cơ về mặt vật chất, mọi
ngƣời tham gia bằng cách cung cấp nguồn lực (nhƣ nhân lực) để đổi lại với thức
ăn, tiền mặt hay các giá trị vật chất tƣơng tự. Nhiều nghiên cứu triển khai trên
đồng ruộng rơi vào trƣờng hợp này khi ngƣời dân nhƣờng đất canh tác cho các
nhà khoa học, nhƣng họ lại không tham gia vào quá trình triển khai thử nghiệm
hay học hỏi. Do đó, có thể thấy là, mọi ngƣời cũng kết thúc việc tham gia nếu
các động cơ vật chất không còn.
Tham gia ở chức năng nhất định. Ngƣời dân tham gia bằng cách lập những
nhóm phù hợp với những yêu cầu đặt ra trƣớc đó của dự án. Sự tham gia này
không phải ngay từ giai đoạn đầu quá trình lập kế hoạch của dự án mà thƣờng
sau khi những quyết định quan trọng đã đƣợc thông qua. Phƣơng thức này có
tính phụ thuộc nhiều vào những đối tƣợng bên ngoài hơn là chính cộng đồng.
Tham gia có tính tương tác. Sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu quá
trình xây dựng dự án ở địa phƣơng, nên họ có thể có những quyết định liên quan
tới các kế hoạch hành động và thiết lập một tổ chức chính quyền địa phƣơng mới
hay tăng cƣờng năng lực cho chính quyền hiện tại. Nó có xu hƣớng liên quan tới
phƣơng pháp nghiên cứu mang tính liên ngành – tức là xem xét tới nhiều quan
điểm khác nhau, áp dụng quá trình nghiên cứu tổng hợp và có cấu trúc. Nhóm
tham gia này đại diện cho quyết định của cộng đồng, do đó đảm bảo cộng đồng có

tác động trong việc duy trì cơ cấu tổ chức hay thực hiện chính sách.
1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ven biển ở
Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển, khí hậu nhiệt đới, thƣờng xuyên có mƣa
bão, lũ lụt, lại sở hữu 2 đồng bằng trù phú lớn nhất nƣớc là ĐBSH và ĐBSCL nơi tập trung dân cƣ đông đúc (70% dân số cả nƣớc) với cao trình ngang bằng
10


(80% diện tích ĐBSCL và 30% diện tích ĐBSH có độ cao dƣới 2,5m) so với
mặt nƣớc biển. Việt Nam là nƣớc Đông Nam Á bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi
NBD cao. Dựa vào kịch bản đáng tin cậy, nếu NBD lên 1m vào năm 2100 sẽ tác
động đến 5,3% diện tích đất đai chung; 10,8% dân cƣ; 10,2% GDP; 10.9% diện
tích đô thị; 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% diện tích đất trũng. Nếu mực
nƣớc biển sẽ dâng cao hơn 1m; sẽ có 1.668 km2 đất thuộc ĐBSH bị ngập,
1.874.011 ngƣời bị ảnh hƣởng [29].
Trong thời gian qua, các mô hình ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng
bƣớc đầu đã mang lại những thành công nhất định. Nhƣ mô hình trồng và chăm
sóc RNM dựa vào cộng đồng: HST rừng ngập mặn là một trong những HST ven
biển quan trọng nhất. Ngoài việc cung cấp chức năng sinh học, rừng ngập mặn
còn đóng vai trò nhƣ một hệ thống ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động của
thiên tai do khả năng chắn sóng, bão, nƣớc triều dâng, giúp ổn định bờ biển, tạo
điều kiện cho quá trình bồi tụ trầm tích và chống xói lở. Từ năm 2001 đến nay,
nhờ nỗ lực phục hồi các HST rừng ngập mặn để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, vì mục
đích quốc phòng và các mục đích khác, đã khôi phục đƣợc khoảng 42% so với
những năm trƣớc chiến tranh.
Một trong những chƣơng trình trồng rừng ngập mặn thành công ở Việt
Nam, phải kể đến chƣơng trình trồng rừng ngập mặn và phòng ngừa thảm họa
dựa vào cộng đồng do Hội chữ thập đỏ thực hiện [5]. Chƣơng trình này đã góp
phần phục hồi hơn 9.032 ha rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển phía Bắc
(khoảng 23,8 % diện tích rừng ngập mặn trên toàn miền Bắc) sau hơn 15 năm

triển khai (1994-2010). Chƣơng trình này đã góp phần không nhỏ trong giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao nhận thức và đem lại nguồn sinh kế bổ trợ cho
ngƣời dân vùng ven biển.
Điển hình tiếp theo là mô hình trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại
Hậu Lộc, Thanh Hóa do tổ chức Cứu trợ Quốc tế (CARE) tại Việt Nam thực
hiện từ 2006 – 2010. Mô hình giúp cộng đồng quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn
và nâng cao năng lực cho cộng đồng. Thành công của mô hình là bài học kinh
nghiệm tốt trong việc triển khai cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trong công tác
11


trồng, quản lý, bảo vệ và chăm sóc rừng ngập mặn vì mục đích giảm nhẹ rủi ro
thiên tai và thích ứng với BĐKH.
Mô hình tôn nền các cụm, tuyến dân cƣ vƣợt lũ để xây dựng nhà, làm đê
bao, bờ bao và hệ thống cống điều tiết lũ ở ĐBSCL. Có thể hiểu đê bao là những
đƣờng, đê đƣợc xây dựng vững chắc cao hơn mực nƣớc lũ thiết kế nào đó sao
cho các trận lũ lớn nƣớc không tràn qua. Đê bao thƣờng sử dụng để bảo vệ các
khu dân cƣ, các khu công nghiệp tập trung, các khu thị trấn, thị tứ và các vùng
chuyên canh trồng cây ăn trái. Còn bờ bao là các đƣờng bờ tạm thời với độ cao
không vƣợt quá mực nƣớc lũ tháng tám để khi thu hoạch xong lúa hè thu thì cho
nƣớc lũ tràn vào để lấy phù sa, thêm nguồn thủy sản, thau chua rửa phèn và vệ
sinh đồng ruộng [2].
Mô hình hầm tránh bão ở các tỉnh miền Trung đƣợc thực hiện ở tất cả các
vùng của khu vực miền Trung, vùng cát ven biển, vùng gò đồi với cách làm rất
sáng tạo. Hầm tránh bão đƣợc đào sâu khoảng 2m, xung quang chèn những bao
cát, bên trên đặt ngang những thanh gỗ và tạo các mái che đậy tránh nƣớc mƣa
xối vào. Ở vùng gò đồi hầm đƣợc khoét sâu vào đồi hoặc núi theo hình chữ chi
và tạo các lỗ thông hơi để tránh gió bão quét mạnh .
Xây dựng công trình công cộng trên nền đất cao: Rút kinh nghiệm từ tình
trạng ngập lụt nhiều lần ở địa phƣơng, các hộ dân và chính quyền nhiều xã ở khu

vực miền Trung và ĐBSCL đã tiến hành san lấp, tôn tạo nền đất cao so với bề
mặt địa hình xung quanh để xây dựng các công trình công cộng nhƣ nhà vệ sinh,
giếng nƣớc, trƣờng học,... nhằm đảm bảo các sinh hoạt bình thƣờng khi có lũ lụt
xảy ra [31].
1.1.4. Thực trạng và tác động biến đổi khí hậu ở vùng ven biển Nam Định

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
Một trong những ảnh hƣởng lớn nhất của BĐKH đến tài nguyên nƣớc vùng
ven biển tỉnh Nam Định là việc mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của XNM. BĐKH
gây nên tình trạng khô hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mƣa, kết hợp với sự
dâng lên của mực nƣớc biển nên quá trình XNM trong 10 năm trở lại đây diễn ra
12


với chiều hƣớng xấu đi. XNM không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà
thời gian ảnh hƣởng cũng kéo dài hơn.
Qua khảo sát thực tế tại các xã ven biển huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao
Thủy, tất cả 60/60 cán bộ cấp xã và huyện đƣợc phỏng vấn đều cho rằng những năm
gần đây mực nƣớc mặn xâm lấn và dâng lên ngày càng sâu vào trong nội đồng.
Những năm qua, ở các cửa sông, độ mặn cao, xuất hiện sớm và xâm nhập
sâu hơn vào khu vực nội đồng. Cụ thể, tại sông Sò, khu vực chân cầu Thức
Khóa - Giao Thịnh (Giao Thủy), độ mặn đo đƣợc ngày 18/6/2011 là 0,1%. Nƣớc
sông Hồng tại phà Ngô Đồng – Thị trấn (TT) Ngô Đồng huyện Giao Thủy độ
mặn đo đƣợc ngày 26/6/2011 là 0,21%. Trên sông Vọng - đội 1 xã Bạch Long
huyện Giao Thủy, có độ mặn là 1,59% (kết quả đo ngày 28/6/2011). Nƣớc sông
Ninh Cơ khu vực bến đò Gót Tràng – TT Thịnh Long đo ngày 14/6/2011 có độ
mặn là 0,3%. Nƣớc sông Đáy khu vực cách cống Lạch Đáy 300m - xã Nam
Điền huyện Hải Hậu đo ngày 17/6/2011 có độ mặn là 0,91% [16].
Mực nƣớc thấp, độ mặn cao hơn, xuất hiện sớm hơn và xâm nhập sâu vào
các cửa sông. Độ mặn nhƣ vậy ảnh hƣởng rất lớn cho các công trình đầu mối lấy

nƣớc, các cống tƣới vùng triều do mực nƣớc trên các triền sông thấp, mặn tiến
sâu vào các cửa sông, nên số giờ mở cống lấy nƣớc đƣợc ít chỉ đạt 1,5 - 3
giờ/ngày. XNM những năm qua trên địa bàn tỉnh Nam Định dẫn tới thay đổi độ
sâu nƣớc ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Các hộ gia đình khoan giếng tại
huyện Nghĩa Hƣng, Hải Hậu, Giao Thủy để khai thác nƣớc ngầm cho mục đích
sinh hoạt thì hiện nay phải khoan sâu 100-120m, trong khi đó thời gian trƣớc
khoan 80-90m là đã khai thác đƣợc nƣớc ngầm để sử dụng.
BĐKH có tác động xấu đến sự thay đổi nguồn nƣớc. Dự báo đến năm 2025
nguồn nƣớc của Việt Nam sẽ bị giảm đi khoảng 40 tỷ m3. Tổng lƣợng nƣớc mùa
khô đến năm 2025 có thể giảm đi khoảng 13 tỷ m3 [11]. Trong khi mực nƣớc
biển không ngừng gia tăng. Quá trình kết hợp giữa thiếu nƣớc ngọt và NBD sẽ
trở thành thách thức đối với tài nguyên nƣớc của Việt Nam nói chung và tỉnh
Nam Định nói riêng trong hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.
13


Hình 1.1: Cống Ngô Đồng – Giao Thuỷ
đã bị nƣớc mặn tràn qua
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực nông nghiệp
Các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (rét hại kéo dài, nắng nóng bất thƣờng,
hạn hán, mƣa bão lớn, úng lụt,…) làm cho hàng chục ngàn ha cây trồng, nuôi
trồng thủy sản bị ảnh hƣởng. Cùng với các sự cố về công trình đê điều nhƣ sạt lở
bờ bãi, công trình thủy lợi nội đồng cần phải tƣới tiêu và nạo vét khơi thông
dòng chảy, tình trạng sâu bệnh và dịch bệnh xuất hiện đa dạng rất khó kiểm soát.
Tình trạng phát triển sản xuất ồ ạt cũng là yếu tố gây thêm ô nhiễm môi trƣờng,
gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Những biểu hiện của BĐKH gây ra
điển hình nhƣ:
- Vụ Xuân năm 2011, 2014 xuất hiện các đợt rét hại kéo dài liên tục, nhiều
ngày nhiệt độ xuống thấp dƣới 10°C nên đã làm chết 46.600 ha mạ, lúa mới cấy
và cây màu vụ Xuân, ƣớc giá trị thiệt hại khoảng 70 tỷ đồng;

- Năm 2012, bão số 8 (SƠN TINH) đã làm thiệt hại trên 11.000 ha lúa Mùa
chƣa thu hoạch, 12.900 ha cây vụ Đông mới trồng, hƣ hỏng công trình đê điều
và thủy lợi, sản xuất và nuôi trồng thủy sản ƣớc thiệt hại trên 100 tỷ đồng.

14


×