Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Hướng dẫn lắp dựng nhà thép tiền chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 45 trang )

Hướng dẫn lắp dựng

Định nghĩa:
Hướng dẫn lắp dựng:
Là hướng dẫn thi công chi tiết cho một đầu việc, công việc nhất định.
Quy trình lắp dựng:
Các công việc được sắp xếp triển khai thực hiện theo một trình tự nhất định.
Biện pháp lắp dựng:
Là giải pháp thi công tối ưu nhất đối với mỗi điều kiện , năng lực và với mỗi công trình cụ
thể.

Ghi chú:
- Đây không phải là Quy trình lắp dựng, biện pháp lắp dựng cho một công trình cụ thể.
- Đây chỉ là hướng dẫn lắp dựng cho một hạng mục công việc cụ thể, có thể có ở công
trình này nhưng cũng có thể không có ở công trình kia.
Mục lục

1


1. Giới thiệu
2. Bu lông neo móng
2.1 Giới thiệu Bu lông
2.2 Yêu cầu chung
2.3 Hướng dẫn lắp đặt
3. Lắp dựng khung
3.1 Xiết bu lông cường độ cao
3.2 Lắp dựng cột
3.3 Lắp dựng kèo khung chính, kèo đầu hồi, kèo Jackbeam
3.4 Căn chỉnh khung
3.5 Lắp đặt xà gồ, giằng xà gồ, chống lật xà gồ.


3.5.1 Lắp đặt xà gồ
3.5.2 Lắp đặt giằng xà gồ
3.5.3 Lắp đặt chống lật xà gồ
3.6 Lắp dựng Canopy
3.7 Lắp dựng Fascias, parapets
3.8 Lắp đặt cầu trục
3.9 Lắp đặt khung cửa trời
3.10
Lắp đặt họng thông gió
4. Lắp đặt tôn
4.1 Giới thiệu các loại vít
4.2 Biện pháp khoan thủng
4.3 Lắp đặt tôn mái Klip-lok
4.3.1 Đai kẹp
4.3.2 Kéo tôn lên mái
4.3.3 Lắp đặt hàng đai đầu tiên
4.3.4 Lắp đặt tấm tôn đầu tiên
4.3.5 Lắp hàng đai kẹp cho tấm tôn tiếp theo
4.3.6 Lắp tấm tôn cuối cùng
4.3.7 Mối nối tôn
4.4 Lắp đặt tôn tường Klip-lok
4.5 Lắp đặt tôn Ecodex
4.6 Lắp đặt tôn Spandex
4.7 Lắp đặt tôn Lysaght Deep Rib
4.8 Lắp đặt hệ thống cách nhiệt
4.8.1 Căng lưới
4.8.2 Trải lớp giấy bạc
4.8.3 Trải lớp bông thủy tinh
4.9 Lắp đặt dải ngăn nước (infill strips):
5. Lắp dựng sàn, trần, cầu thang

5.1 Lắp sàn Mezannines
5.2 Lắp dựng trần treo
5.3 Lắp đặt Catwalks & Walkways
5.4 Lắp dựng cầu thang

2


5.5 Lắp dựng thang lên mái
6. Lắp dựng cửa
6.1 Lắp dựng cửa cá nhân.
6.2 Lắp dựng cửa trượt.
6.3 Lắp dựng cửa cuốn.
6.4 Lắp dựng Louvres
6.5 Lắp dựng lỗ mở
7. Lắp đặt diềm các loại
7.1 Silicon
7.2 Lắp đặt máng nước, ống xối
7.3 Lắp đặt diềm úp nóc
7.4 Lắp đặt diềm úp hồi
7.5 ...
1. Giới thiệu
2. Lắp đặt bu lông móng (bu lông neo móng).
2.1 Giới thiệu về bu lông

Tính chất về kích thước
Bu lông
Đường
kính
danh

Bước
nghĩa
ren
M16
2.00
M20
2.50
M24
3.00

Trọng
lượng
(kg)

A
B
C
D
(mm) (mm) (mm) (mm)

0.80
1.56
2.73

400
500
600

90
110

140

80
100
128

Tính chất của Bu lông theo tiêu chuẩn AS4291-2000
Tải trọng kéo tối đa nhỏ nhất
Ren (d)
Ren (…)
4.6

100
125
125

Bán
kính
“R”
(mm)
24
30
40

Tổng
chiều
dài
thẳng
(mm)
511

636
775

Loại cường độ
5.6

Đoạn
thẳng
trong bê
tông
(mm)
436
561
700

8.8

3


M12
M16
M20
M24

Tải trọng mái
Ren (d)

M12
M16

M20
M24

84.3
157
245
363

Ren (…)

84.3
157
245
363

Tải trọng kéo tối đa nhỏ nhất (………), N
33700
42200
57400
62800
78500
125000
98000
122000
203000
141000
170000
293000
……………….


Loại cường độ
4.6
5.6
Tải trọng mái (………), N
19000
23000
35300
44000
55100
88600
79400
98800
……………….

8.8
48900
91000
147000
212000

2.2 Yêu cầu chung:
- Yêu cầu mác bê tông #M200, đá 1x2, Rn=90kg/cm2.
- Lớp bảo vệ bê tông từ bề mặt bê tông đến thép chủ <=5cm.
- Bu lông móng và bê tông móng phải được hoàn thiện ít nhất 21 ngày khi tiến hành lắp
dựng cột.
2.3 Hướng dẫn lắp đặt:
- Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8, D10 để cố định tạm các bu lông trong
cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
- Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp
dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện

(thiết bị đo đạc phải được kiểm định).

4


-

-

-

Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế
(thông thường khoảng 100mm).
Bu lông neo phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể
là mặt bê tông, mặt bản mã).

Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván
khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá
trình đổ bê tông.
Dùng linon bọc bảo vệ lớp ren bu lông móng khi đã lắp dựng xong.
Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng. Sai số
được cho phép như trong bảng sau:

Sai lệch vị trí so với quy định
Sai lệch khoảng cách từ tim đến tim trong một cụm bu lông
Sai lệch khoảng cách từ tim đến tim trong hai cụm bu lông cạnh
nhau
Tích lũy sai lệch khoảng cách từ tim một cụm bu lông đến đường
tim trục công trình đi qua nhiều cụm bu lông


Sai số cho phép
<=3mm
<=6mm

<=6mm cho mỗi 30m,
nhưng tổng cộng không
quá 25mm
Sai lệch khoảng cách từ tim một cụm bu lông đến đường tim trục <=3mm
công trình đi qua riêng cụm bu lông đó
Sai lệch cao độ giữa đỉnh các bu lông neo
<=10mm
3. Lắp dựng khung

5




Khung thép có thể được thi công theo nhiều biện pháp, tùy thuộc vào các điều kiện
như:
 Loại kết cấu: loại nhà nhịp nhỏ, nhà nhịp lớn,…
 Loại thiết bị có sẵn: máy cẩu, thiết nâng, tời,…
 Điều kiện hiện trường, mặt bằng.
 Kinh nghiệm lắp dựng của nhà thầu.




Biện pháp thi công phải được lựa chọn, tìm tòi và là giải pháp tối ưu nhất.
Bu lông đề nghị cho liên kết khung thép là M22x70, hoặc M22x90. Có thể sử dụng 01




hoặc 02 ê cu cho một bu lông.
Bu lông được lắp đặt có chiều từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên tùy thuộc vào



chỉ định của mỗi công trình hoặc PMU yêu cầu. Thường hay sử dụng là bu lông có
chiều từ trên xuông dưới (ê cu nằm phía dưới).
Khi cẩu nên sử dụng cáp mềm hoặc đót tại các vị trí cáp tiếp xúc với cấu kiện, tránh



trầy xước.
Phải lắp dựng theo đúng quy trình, dưới đây nêu những hướng dẫn điển hình áp dụng

cho một công trình nhịp đơn (single span): lựa chọn hệ khung chính, là khoang có
giằng tăng cứng để tiến hành lắp dựng trước.
3.1 Xiết bu lông cường độ cao:

6


-

-

-


Trước tiên xiết chặt các bu lông cấp 4.6/S và 8.8/S.
Ở những vị trí cần thiết, phải đặt thêm tấm đệm hoặc miếng chêm (chế tạo từ vật liệu
cùng cấp), đảm bảo các mặt truyền lực tiếp xúc hữu hiệu khi mối liên kết được xiết
chặt. Toàn bộ các miếng chêm cần được sơn phủ cùng màu theo vật liệu chính.
Công việc xiết bu lông cũng như xiết căng sau cùng các bu lông cần tiến hành từ phần
cứng nhất của mối nối tới phần mép rìa của liên kết.
Nên tránh xiết căng lại bu lông (vốn đã được xiết căng trước đó).

7


-

-

-




Trường hợp ngoại lệ, khi mà phải thực thi việc xiết căng lại, chỉ cho phép thực hiện
một lần ở những chỗ mà bu lông vẫn còn nằm tại đúng lỗ bu lông đó (nơi trước đó nó
đã được xiết căng) và với cùng một chiều dài tay cần.
Không cho phép xiết căng lại những bu lông mạ kẽm.
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng không cho phép sử dụng bu lông đã xiết căng hết
cỡ để dùng lại vào chỗ khác.
Việc xiết thêm hoặc xiết căng lại các bu lông (đã xiết chặt) bị nới lỏng ra khi xiết căng
những bu lông bên cạnh thì không xem là trường hợp xiết căng lại.
Công việc xiết căng sau cùng các bu lông chỉ được tiến hành sau khi thực hiện căn
chỉnh phương vị và cao độ thỏa mãn yêu cầu (trừ các trường hợp tổ hợp trước tại mặt

đất).
Đối với bu lông loại S, dùng cờ lê lực để thử khi xiết căng. Số lượng mẫu kiểm tra sẽ
là 10% đối với bu lông loại S, nhưng không dưới 02 bu lông cho mỗi mối nối (lấy
ngẫu nhiên).
Thứ tự xiết bu lông:
Các hình sau thể hiện thứ tự cho phép xiết bu lông ở mối nối bất kỳ.
Công tác xiết được thực hiện qua hai lần, lần thứ nhất xiết tất cả các bu lông đủ căng
để mặt chịu lực được tiếp xúc đều với các bu lông, lần thứ hai siết đủ lực theo thiết kế.

Error: Reference source not found
- Mômen cho phép dùng xiết bu lông và kiểm tra:
Ở những mối nối đã hoàn tất, toàn bộ bu lông phải đạt lực căng tối thiểu quy định dưới đây,
khi tất cả bu lông trong nhóm đã được xiết chặt:
Đường kính bu lông
(mm)
(inch)
12.7
1/2
15.9
5/8
19.1
3/4
22.2
7/8
-

Moment tối thiểu
(Nm)
(ft-lb)
81

60
197
145
385
284
518
382

Phương pháp khác kiểm tra lực xiết bu lông, gọi là phương pháp đếm vòng xoay. Để
thực hiện, trước hết toàn bộ các bu lông ở mối nối phải được xiết vừa chặt (do một
công nhân xiết hết sức với một cờ lê với tay cần dài 300mm). Đánh dấu vị trí tương
đối của đai ốc so với thân bu lông, sau đó cho xiết căng đai ốc thêm 1/3 vòng nữa.

3.2 Lắp dựng cột:

8


-

-

-

-

-

Trước khi lắp dựng cột phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao tim cốt của tất cả các
cụm bu lông của công trình. Đảm bảo chắc chắn tất cả sai số nằm trong giới hạn cho

phép.
Trường hợp đặt bản mã cột trực tiếp trên ê cu: 01 ê cu + lông đen được vặn vào tất cả
các bu lông và điều chỉnh cốt (dùng máy thủy bình) để điều chỉnh sao cho chúng cùng
nằm trên một mặt phẳng, cốt lắp dựng cột trùng với mặt trên của lông đen.
Trường hợp bản mã cột đặt trực tiếp trên bản mã móng hoặc trên mặt bê tông: phải
kiểm tra xử lý, mài phẳng mặt bê tông. Cốt lắp dựng cột trùng với cốt mặt bê tông đã
xử lý.
Dùng cáp neo D10, D12 cố định bằng khóa cáp vào 4 cạnh đối xứng của cột ở vị trí
phía đỉnh cột tại mặt đất.
Buộc dây lèo vào vị trí đỉnh cột để điều chỉnh cột khi đưa cẩu vào vị trí.
Cẩu cột nên từ từ, giữ cột ở vị trí độ cao cách mặt đất khoảng 50cm để cho cột thăng
bằng, đưa cột từ từ vào đúng vị trí cụm bu lông.
Xiết chặt toàn bộ các ê cu đủ lực với tất cả các bu lông móng, các ê cu được vặn
xuống đồng đều. Cùng lúc đó neo 04 cáp theo 4 phương, điều chỉnh căng cáp bằng
tăng đơ và giữ cột ở vị trí thẳng đứng, cân bằng.
Tiếp tục lắp dựng cột thứ hai theo cách tương tự ở trên. Giằng cột biên thứ hai với cột
biên thứ nhất bằng xà gồ tường ở vị trí đỉnh cột. Trong trường hợp nếu có giằng cổng
thì sử dụng giằng cổng để giằng hai cột.

-

Tiến hành lắp đặt tương tự cho 02 cột đối xứng với hai cột vừa lắp dựng theo như
trình tự kể trên.
- Các cột giữa và cột hồi cũng được lắp đặt theo các bước tương tự.
- Cáp neo cột chỉ được tháo ra khi khung đã được nghiệm thu xong (khung đã căn
chỉnh xong, bu lông đã xiết đủ lực).
3.3 Lắp dựng kèo khung chính, kèo đầu hồi, kèo Jackbeam
- Lựa chọn vị trí kèo phải tổ hợp ở trên cao (vị trí phải dùng cẩu, hoặc thiết bị nâng để
tổ hợp). Hạn chế tối đa vị trí phải tổ hợp ở trên cao bằng cách lựa chọn cẩu, thiết bị
nâng phù hợp hoặc biện pháp thi công tối ưu nhất.


9


-

-

-

-

Nghiệm thu lực xiết bu lông cho tất cả các bu lông được tổ hợp tại các vị trí ở mặt đất
(Nếu cần đánh dấu bằng sơn).
Dùng cáp neo D10, D12 cố định bằng khóa cáp đối xứng vào hai bên mặt trên kèo tại
mặt đất (mặt kèo sẽ được lắp đặt xà gồ mái), yêu cầu phải đầy đủ điểm cáp neo giằng
tạm, khoảng cách giữa các cáp neo đối với kèo là <=6m.
Sử dụng 02 sợi dây lèo buộc tại hai đầu cấu kiện để điều chỉnh khi cẩu đưa kèo vào vị
trí và tránh gây va chạm khi quay cẩu.
Lựa chọn trọng tâm để cân bằng cấu kiện khi cẩu, nhấc cấu kiện lên khỏi mặt đất
khoảng 50cm, giữ cho cấu kiện cân bằng ổn định trước khi cẩu nâng kèo vào vị trí.
Đưa kèo vào vị trí đỉnh của cột, dùng con chuột để dẫn kèo vào đúng vị trí, kèo nằm
trong mặt phẳng khung có chứa cột vuông góc với mặt đất.
Giữ cẩu, lắp và xiết toàn bộ bu lông liên kết cột với kèo đủ lực? (Vậy sau này căn
chỉnh thế nào?). Trong thời gian đó căng giằng cáp neo tạm bằng tăng đơ theo hai
phương đối xứng nhau. Góc nghiêng của cáp neo tạo với mặt phẳng nền từ 30 o đến
45o là hợp lý.
Tiến hành lắp dựng kèo thứ hai lên trên cột thứ hai tương tự, chú ý là giằng cáp neo
phải được tăng đủ căng bằng tăng đơ để giữ kèo được ổn định.
Sau khi lắp dựng xong kèo thứ hai, vẫn giữ nguyên cẩu, tiến hành triển khai lắp xà gồ

đỉnh và xà gồ rìa mép mái. Tiếp tục lắp đặt 100% xà gồ vào tất cả các vị trí còn lại.

Lắp đặt giằng cáp tăng cứng của tường và mái, xiết căng vừa phải. Sẽ tăng cứng sau
khi đã căn chỉnh xong khung.

10


-



-

-



Tiến hành các bước tương tự như trên để lắp đặt các khung tiếp theo.
Đối với các khoang tiếp theo, xà gồ trong khoang được lắp đặt với số lượng tối thiểu
là ¼ số lượng xà gồ của cả khoang, nhưng không ít hơn 03 cây xà gồ cho một bên mái
trước khi giải thoát cẩu.
Sau khi lắp đặt xong xà gồ, tiến hành đồng thời lắp đặt giằng xà gồ (purlin bracing)và
chống lật xà gồ (fly bracing) cho tất cả các xà gồ đã lắp đặt.
Lắp đặt kèo hồi: Kèo hồi có hai loại, loại thứ nhất là liên kết mặt bích hai đầu kèo với
bụng cột và loại thứ hai là liên kết đối đầu hai mặt bích kèo với nhau và đặt điểm giữa
của kèo trên đỉnh cột hồi.
Với loại thứ nhất: Lắp đặt kèo hồi đầu tiên gần rìa mép mái nhất, liên kết giữa mặt
bích kèo vào bụng cột góc lắp đặt đầy đủ bu lông, liên kết của mặt bích kèo còn lại
với cột hồi thứ hai ta tiến hành chỉ lắp đặt 02 bu lông ở vị trí hàng dưới cùng của mặt

bích kèo. Đối với kèo thứ hai, sau khi cẩu kèo vào đúng vị trí ta tiến hành lắp đặt đủ
bu lông cho liên kết tại vị trí cột thứ hai vừa lắp đặt xong kèo thứ nhất, liên kết của
kèo với cột thứ 3 ta cũng tiến hành chỉ lắp đặt 02 bu lông ở vị trí hàng dưới cùng. Cứ
như vậy ta tiến hành lắp đặt tuần tự các kèo hồi còn lại.
Với loại thứ hai: Tùy theo thiết kế, ta có thể tổ hợp 02 đoạn kèo đầu tiên (nếu nhịp
kèo ngắn) và tiến hành lắp đặt bình thường. Cách lắp đặt khác là ta có thể bỏ qua vị trí
lắp đặt kèo đầu tiên bằng cách ta tiến hành lắp đặt từ kèo thứ hai, kèo được lắp trên
cột hồi thứ hai bình thường. Sau đó tiến hành lắp đặt các kèo tiếp theo, sau cùng quay
lại lắp đặt cho đoạn kèo đầu tiên chưa lắp dựng.
Đối với kèo Jackbeam: Ta tiến hành lắp dựng bình thường, phải chú ý là với kèo
Jackbeam có chống lật thì phải tiến hành lắp dựng chống lật ngay sau khi lắp đặt xong
kèo.

11


3.4 Căn chỉnh khung
Việc căn chỉnh khung là hết sức quan trọng, công việc căn chỉnh được tiến hành khi lắp
dựng xong khoang cứng. Sử dụng hệ giằng cáp neo tạm cho cột, cho kèo để điều chỉnh,
căn chỉnh khung. Kết hợp với dây dọi, thước livô, máy kinh vỹ,… để điều chỉnh độ thẳng
đứng của mỗi cột, các cột trên cùng một hàng hoặc trên cùng một trục theo phương vuông
góc.
Sau khi căn chỉnh xong, đảm bảo sai số nằm trong giớn hạn cho phép, 1/500H, ta tiến
hành xiết chặt 100% các bu lông đủ lực theo thiết kế. Tăng chỉnh xiết chặt tất cả những vị
trí giằng cáp mái, giằng tường.
Việc căn chỉnh và xiết chặt tất cả các bu lông của khoang giằng cứng nhằm mục đích:
- Đảm bảo khoang cứng chắc chắn ổn định ngay từ đầu.
- Dễ dàng căn chỉnh khi lắp dựng các khung tiếp theo.
3.5 Lắp đặt xà gồ, giằng xà gồ, chống lật xà gồ.


12


3.5.1 Lắp đặt xà gồ
- Xà gồ mái được lắp đặt từ khoang giằng cứng trước, có thể dùng cẩu, tời hoặc tay để
kéo xà gồ lên. Đối với khoang đầu tiên (khoang giằng cứng) phải tiến hành lắp đặt
100% xà gồ mái.
- Đối với các khoang tiếp theo phải lắp xà gồ đỉnh và xà gồ rìa mép mái. Xà gồ trong
khoang phải lắp với số lượng tối thiểu là ¼ số lượng xà gồ của cả khoang, nhưng
không ít hơn 03 cây xà gồ cho một bên mái trước khi giải thoát cẩu.
- Bu lông lắp đặt xà gồ tiêu chuẩn là bu lông M12x30mm, loại 4.6.
- Với xà gồ mái: Cánh xà gồ được bắt bu lông với cánh kèo nằm ở phía dưới xà gồ theo
hướng từ đỉnh mái xuống rìa mép mái (như hình vẽ).

-

Đối với xà gồ tường: Cánh xà gồ được bắt vào cánh cột nằm dưới xà gồ và hướng
xuống, cánh không bắt vào cột hướng lên (như hình vẽ).

-

Tại vị trí hai xà gồ nối chồng (xà gồ Z): Khi lắp dựng phải chú ý, hai cánh của xà gồ
không bằng nhau, vì vậy nếu xà gồ đã lắp có cánh to đặt phía dưới cánh nhỏ phía trên

13


thì xà gồ lắp chồng phải xoay chiều để có cánh nhỏ phía dưới và cánh to phía trên.
Khi đó chúng mới ăn khớp được vào nhau.


-

Để thuận tiện trong lắp dựng xà gồ, đối với xà gồ Z, liên kết cánh xà gồ với cánh kèo
hoặc cánh cột. Lắp đặt bu lông bằng cách đưa bu lông từ phía dưới cánh kèo đưa lên,
hoặc trong cánh cột đưa ra để trong trường hợp nối chồng, ta chỉ việc tháo ê cu ra và
đặt xà gồ nối chồng lên mà không phải rút hẳn bu lông ra với những trường hợp
ngược lại. Không nên lắp bu lông như trường hợp này (hình vẽ)

3.4.2 Lắp đặt giằng xà gồ

-

Giằng xà gồ và tai giằng được bắt bu
lông trước từ dưới mặt đất, hướng như
hình vẽ, chỉ xiết chặt bu lông một đầu
tai, còn một đầu xiết lỏng để điều
chỉnh khi lắp dựng vào đúng vị trí.
Thông thường chiều dài của giằng xà
gồ nhỏ hơn 10mm so với khoảng cách
giữa hai xà gồ. Vì vậy nên bắt tai giằng nhô ra so với đầu giằng khoảng 5mm là phù
hợp.

14


-

-

-


Chú ý chiều dài của thanh giằng, tại vị trí giằng đỉnh mái và rìa mép mái thường có
chiều dài khác so với giằng tại các khoang giằng bên trong, chúng phụ thuộc vào nhịp
của xà gồ.
Sau khi lắp đặt xong xà gồ mái, phải triển khai lắp đặt giằng xà gồ để tránh hiện
tượng khi có gió mạnh xà gồ bị đu đưa có thể dẫn đến cong vênh, nhất là đối với xà
gồ có nhịp >=7.5m và với xà gồ tường.
Điều chỉnh giằng xà gồ sao cho xà gồ phải luôn thẳng, không bị cong khi đã lắp đặt
xong giằng xà gồ.

3.4.3 Lắp đặt chống lật xà gồ
- Chú ý chiều dài của các thanh chống lật vì chúng không bằng nhau, chúng phụ thuộc
vào chiều cao của kèo. Lựa chọn theo bản vẽ thiết kế và đơn đặt hàng vì rất dễ nhầm
lẫn.
- Sau khi lắp đặt xong xà gồ mái, phải triển khai lắp đặt chống lật xà gồ. Chống lật xà
gồ một đầu được bắt vào tai, vị trí giao nhau giữa bụng và cánh dưới của kèo, một đầu
được bắt vào bu lông bên dưới phía ngoài tại điểm nối chồng của xà gồ (hình vẽ).
- Chống lật xà gồ được lắp ở một bên của kèo, khoảng cách thường là cứ 02 xà gồ lắp
một chống lật.
- Lắp dựng chống lật xà gồ có tác dụng căn chỉnh kèo vuông góc với xà gồ và tạo khối
bất biến hình.
3.6 Lắp dựng Canopy
- Thông thường kèo Canopy với một đầu mặt bích được bắt vào cánh của cột, tại vị
trí cánh cột này được bổ sung gân tăng cứng. Chú ý chiều của kèo Canopy khi lắp
dựng.
- Triển khai lắp dựng kèo Canopy bình thường, trong trường hợp nếu chiều dài kèo
canopy nhỏ, <=1.5m, ta có thể tiến hành tổ hợp kèo với cột ngay tại mặt đất trước
khi lắp đặt cột để tiết kiệm ca cẩu, nhưng phải chú ý khi lắp dựng cột, cẩu phải
tránh gây vặn cột. Với trường hợp chiều dài của kèo Canopy dài thì tiến hành lắp
dựng sau khi đã lắp dựng xong khung.


15


3.7 Lắp dựng Fascias, parapets
- Lắp đặt tương tự như đối với lắp đặt kèo Canopy. Chỉ chú với kèo Parapet có thể lắp
đặt trước với cột tại mặt đất trước khi lắp dựng cột, còn đối với Fascia thì nên lắp
dựng sau khi đã lắp dựng xong khung.
- Căn chỉnh độ thẳng đứng và vuông góc trước khi xiết đủ lực các bu lông.

16


3.8 Lắp đặt cầu trục

3.9 Lắp đặt khung cửa trời
- Khung cửa trời được lắp đặt ở vị trí đỉnh mái, vị trí cao nhất của kèo. Khung cửa trời
cũng được tiến hành lắp dựng bình thường sau khi đã lắp dựng xong khung.
- Vì kết cấu của khung cửa trời mảnh nên phải triển khai lắp đặt ngay xà gồ để liên kết
các khung lại với nhau ngay sau khi lắp dựng xong khung.

17


3.10
Lắp đặt họng thông gió
Vật tư gồm thép góc L50x50x15, sao su ngăn nước, diềm hai bên, diềm hồi, úp nóc
và lưới chống chim.
- Bước 1: Tổ hợp và lắp đặt các khung đứng, khoảng cách giữa các khung đứng là
1,5m.

- Bước 2: Lắp các thanh ngang để liên kết khung đứng.
- Bước 3: Lắp tấm đệm ngăn nước dưới diềm hai bên, lắp diềm hai bên, lắp úp đỉnh
nóc.
- Bước 4: Lắp tấm tấm chắn góc hông và lưới chống chim.
- Bước 5: Lắp diềm chắn cuối và tấm chắn đầu thông gió.

18


4. Lắp đặt tôn
4.1 Giới thiệu các loại vít
Các loại vít sử dụng trong công trình:

19


20


21


4.2 Biện pháp khoan thủng
Khoan thủng là biện pháp cố định tấm lợp bằng vít xuyên qua tấm lợp. Điều này khác biệt từ
phương pháp lựa chọn được gọi là cố định âm bằng đai kẹp. Phương pháp cố dịnh được quyết
định bởi tấm lợp chúng ta sử dụng.
Chúng ta dung vít xuyên qua song âm hoặc song dương của tấm lợp, dầu sao, để ngăn thấm
nước, nên bắn vít đi qua song dương. Đối với tôn tường, có thể cố định qua song âm hoặc
song dương đuề được.
Luôn phải khoan vít vuông góc với tấm lợp và vào tâm của gân tấm lợp.

4.3 Lắp đặt tôn mái Klip-lok
4.3.1 Đai kẹp
Đai kẹp tiêu chuẩn là đai KL65

22


4.3.2 Kéo tôn lên mái
Xoay chiều tôn trước khi đưa tôn lên mái, vận chuyển tôn mái từ dưới đất nên mái bằng
cẩu hoặc bằng cách kéo trượt trên dây cáp được cố định theo độ dóc mái từ trên mái
xuống. Ngóc nghiêng của cáp trượt từ 30-45o, khoảng cách giữa các cáp trượt khoảng 3m.

Kiểm tra độ phẳng, độ dốc mái và phần tôn nhô ra trên đỉnh và rìa mái. Phần nhô ra ở rìa
mái vào máng nước ít nhất là 50mm.
Đưa ra những điều chỉnh cần thiết trước khi bạn bắt đầu lợp mái, bởi vì chúng rất kho
khăn hoặc không thể sửa lại sau này.

23


Hướng lắp đặt tôn

4.3.3 Lắp đặt hàng đai đầu tiên
- Định vị và gắn hai đai kẹp KL65 đầu tiên vào xà gồ rìa mép mái và xà gồ đỉnh mái
cách tường hồi của công trình khoảng 20mm, đảm bảo đai kẹp vuông góc 90 o với
cạnh của tấm lợp. Chú ý hướng của đai kẹp vì chúng không đối xứng nhau, gờ ngắn
của đai nằm sát tường hồi, gờ dài đai hướng cách xa tường hồi. Dùng cạnh tấm tôn
hoặc dây thợ dây để căn chỉnh độ thẳng suốt chiều dài từ đỉnh mái (xà gồ đỉnh) đến
mép dưới cùng (xà gồ biên) để bắn hàng đai kẹp đầu tiên.


4.3.4 Lắp đặt tấm tôn đầu tiên
- Đặt tấm tôn đầu tiên lên hàng đai kẹp đa lắp, phần song âm tôn (gờ dài) nằm sát tường
hồi, song dương tôn (gờ ngắn) cách xa tường hồi để ngàm vào gờ ngắn của đai kẹp
KL65.
- Đặt tấm tôn sao cho mép của tấm tôn (phía sát với máng xối) chờm vào máng xối
khoảng 50mm. Thật chú ý sao cho mép của tất cả các tấm tôn nằm trên một đường
thẳng.
- Nếu phần gờ của tấm tôn trùng đúng vào phần lắp đai kẹp (như hình vẽ 4) thì phải
dùng búa cao su đập cho phẳng.

24


-

Dùng chân đạp xuống để gờ tôn sập ngậm chặt vào đai kẹp tại tất cả những vị trí xà
gồ. Đạp từ giữa tấm tôn đuổi ra hai đầu, đạp trên đỉnh sóng, không đạp từ hai phía vào
hoặc đạp nhiều điểm cùng một lúc.

4.3.5 Lắp hàng đai kẹp cho tấm tôn tiếp theo
- Đưa cạnh ngắn của đai kẹp vào đúng vị trí sóng dương của tấm tôn đầu tiên.
- Xoay đai KL65 để cho ngạnh khía trên thân đai KL65 ngàm đúng vào cạnh mép dưới
của song dương. Khi nghe tiếng “click” có nghĩa là đa gắn đai vào đúng khớp.
- Bắn vít đầu dẹp đúng vào vị trí lỗ đa khoan sẵn trên đai KL65.
- Đặt tấm tôn tiếp theo lên trên đai kẹp khớp vào sóng dương của tấm tôn trước (hình 6)
- Chỉnh vị trí của tấm tôn tiếp theo sao cho mép của tấm tôn (phía sát với máng xối)
chờm vào máng xối khoảng 50mm. Thật chú ý sao cho mép của tất cả các tấm tôn
nằm trên một đường thẳng. Dùng chân đạp cho tấm tôn khớp vào đai kẹp và vào sóng
dương của tấm tôn trước. Khi đạp tôn Klip-lok vào đai KL 65, phải đạp duỗi tấm tôn
đi từ một phía về hết phía bên kia. Không được đạp duỗi từ hai phía vào giữa hoặc

đạp nhiều điểm cùng một lúc.
- Phải đặc biệt lưu ý sao cho các tấm lợp được khóa chặt vào nhau (hình 7)
- Dùng búa cao su thay cho chân dẫm khi lắp tôn KLIP-LOK® cho tường.
- Cần thiết phải kiểm tra sự thẳng hàng của tấm tôn mỗi khi lợp xong 10 tấm.

25


×