Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Chức năng của dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.92 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Từ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: Báo chí truyền thông và dư luận xã hội

Đề tài: Chức năng của Dư luận xã hội

xưa

đến

nay,



luận



hội

luôn



một

vấn

đề



chiếm vị
trí
Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện:
Lớp:

quan

trọng
trong việc
điều
chỉnh các
mối quan
hệ xã hội,
nó đã xuất
hiện

từ

lâu trong
lịch
Hà Nội – Tháng 10 năm 2016
3+

sử,

hình
thành, tồn

1



tại và phát triển cùng với quá trình vần động, phát triển của bản thân xã hội loài
người. Dư luận xã hội có tác động đối tới tất cả các lĩnh vực trong đời sống, là
kênh thông tin đa chiều, có vị trí rất quan trọng trong xã hội. Để phát huy một
cách tự giác và có định hướng vai trò của dư luận đối với sự phát triển của đất
nước cần phải hiểu đúng chức năng của nó ra sao, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài
“Chức năng của dư luận xã hội” để làm tiểu luận của môn học Báo chí truyền
thông và dư luận xã hội.

A.

NỘI DUNG

I. Tìm hiểu chung về dư luận xã hội
1. Khái niệm dư luận xã hội
•Theo hình thức biểu hiện

2


- Dư luận xã hội (DLXH) là sự phán xét đánh giá của cộng đồng người đối
với các hiện tượng, sự kiện quá trình xã hội mà họ quan tâm
- Có 3 loại phán xét:
+ Phán xét mô tả: chỉ dừng lại ở việc mô tả các đặc điểm bên ngoài của sự
vật hiện tượng
+ Phán xét chế định: được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đạo đức và pháp

+ Phán xét đánh giá biểu thị thái độ đồng tình hay phê phán, khen ngợi hay
chê trách, ủng hộ hay phản đối đối với khách thể.

•Theo chủ thể dư luận xã hội
- Xét về khía cạnh xã hội học, chủ thể của DLXH là các nhóm trong xã hội
mà lợi ích của họ có mối quan hệ nhất định với vấn đề diễn ra trong xã hội được
đưa ra thảo luận.
- Trong 1 số trường hợp, chủ thể của DLXH có thể là toàn bộ nhân dân,
toàn bộ cộng đồng người hoặc đại đa số trong đó, trong nhiều trường hợp khác,
chủ thể là các nhóm xã hội đa dạng, khác nhau cùng bày tỏ mối quan tâm của
mình đến vấn đề diễn ra.
•Đối tượng phản ánh của dư luận xã hội
- Đối tượng của DLXH là các sự kiện, hiện tượng, quá trình đang diễn ra
trong xã hội gây ra sự quan tâm của người dân bởi mối quan hệ của chúng đến
lợi ích các nhóm.
- DLXH chỉ nảy sinh khi có vấn đề mang ý nghĩa xã hội, đụng chạm đến lợi
ích chung của cộng đồng người, có tầm quan trọng đòi hỏi phải đưa ra ý kiến
đánh giá, phương hướng giải quyết.

3


- Điều kiện tiên quyết được đặt ra khi xác định đối tượng của DLXH là các
sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra phải được coi là vấn đề mang tính chất
công chúng và được thông tin một cách rộng rãi cho người dân.
- Cơ sở hình thành dư luận xã hội là thảo luận, trao đổi ý kiến một cách
công khai


Từ đó đưa ra khái niệm về dư luận xã hội: Dư luận xã hội là một

hiện tượng đặc thù thuộc ý thức xã hội, biểu thị sự phán xét đánh giá và thái độ
của các nhóm xã hội đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm

trong xã hội, DLXH được hình thành thông qua trao đổi, thảo luận công khai.
DLXH mang tính chỉnh thể,(DLXH được hình thành trên các cơ sở ý kiến cá
nhân nhưng nó không phải là một tập hợp cơ học các ý kiến cá nhân)
Ví dụ dưới đây sẽ chỉ rõ hơn về dư luận xã hội:
Về vấn đề trạm thu phí BOT giao thông: Những năm gần đây, Nhà nước đã
cho thành lập các trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư như: Bắc Thăng Long-Nội
Bài, cầu Chương Dương, Phù Đổng… Các trạm thu phí hoàn vốn nâng cấp trên
Quốc lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18… đã nhận được sự đồng thuận của người dân.
Người dân cho rằng việc lập các trạm thu phí là đúng vì Nhà nước cần thu hồi
vốn đầu tư. Thế nhưng trong quá trình triển khai, các trạm thu phí này có nhiều
bất cập nên vấp phải sự phản ứng của cộng đồng xã hội, đặc biệt từ năm 2011
đến nay. Được biết, theo quy định, cứ 70km thì đặt một trạm thu phí. Thế nhưng
thực tế không như vậy, số liệu cho thấy, cả nước có 86 trạm thu phí, trong đó 9
trạm có khoảng cách từ 60-70km, 24 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60km; cá
biệt tại một số tuyến đường, trạm thu phí dày đặc. Ví dụ, ở Hà Nội, trên một
tuyến đường có chiều dài 110km nhưng có tới 4 trạm thu phí. Còn ở huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình, 2 trạm thu phí chỉ cách nhau 200m (vừa BOT, vừa BT do

4


Tasco đầu tư). Hay như trạm thu phí cầu Bến Thủy 1, Bến Thủy 2, người dân đi
bên này cầu sang bên kia cầu phải "cõng phí" 25km đường tránh TP Vinh và
hoàn phí cho 50km đường Bến Thủy-Hà Tĩnh. Mức phí cao, không phù hợp với
sức mua của người dân cũng là một nguyên nhân khiến người dân bức xúc. Đặc
biệt, phí BOT trên một số tuyến đường lại cao hơn chi phí nhiên liệu.
Gần đây Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trạm thu phí đường tránh
TP Biên Hòa hoạt động cách đây hơn 3 năm gặp phải nhiều phản đối, bức xúc
của người dân do đặt trên Quốc lộ 1, cách đường tránh cả chục ki lô mét khiến
nhiều phương tiện không sử dụng đường tránh vẫn phải trả phí.

Công ty Đồng Thuận thực hiện xây dựng đường tránh dài hơn 12 km (được
cho là phân đoạn 1), sau đó "đèo" thêm phân đoạn 2 là một đoạn cải tạo Quốc
lộ 1, rồi đặt trạm thu phí hoàn vốn trên Quốc lộ 1 khiến các xe trên nhiều cung
đường đều phải vào trạm để mua vé.
Một vấn đề nữa khiến dư luận xã hội quan tâm là tình trạng chưa đầu tư đã
thu phí hoặc thu phí khống, phí chồng phí trên Quốc lộ 51, chủ đầu tư 4 năm
chưa góp đủ vốn chủ sở hữu, công trình chưa quyết toán mà đã tiến hành thu
phí. Tuyến Pháp Vân-Cầu Giẽ cả 2 giai đoạn, mức đầu tư 6.700 tỷ đồng, giai
đoạn 1 gần 2.000 tỷ đồng, trong khi chưa hoàn chỉnh việc quyết toán giai đoạn
1, nhà đầu tư đã được thu phí ngay trên tổng mức đầu tư của 2 giai đoạn.
Qua đây có thể thấy, một vấn đề chính phủ đưa ra có nhiều luồng ý kiến
khác nhau. Các vấn đề khác có thể có những cách đánh giá tương tự do công
chúng của dư luận xã hội là những nhóm người khác nhau và họ khác nhau lợi
ích. Và đối tượng của DLXH là các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra, được

5


coi là vấn đề mang tính chất công chúng và được thông tin một cách rộng rãi
cho người dân.
II. Chức năng của dư luận xã hội
1. Chức năng giáo dục của dư luận xã hội
Tác dụng chủ yếu của chức năng giáo dục là ở chỗ dư luận xã hội góp phần
chuyển giao các giá trị tình thần từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dư luận xã hội
góp phần vào việc giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ
chung, giáo dục đạo lý làm người thông qua việc khen chê, đồng tình hay lên án
một hành vi nào đó. Khó có một biểu hiện vi phạm luân thường đạo lý nào trong
xã hội có thể thoát khỏi sự lên án ngay lập tức của dư luận xã hội.
Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê, khuyên bảo của dư luận xã hội có tác động
rất mạnh đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ.

Bằng sự khen, chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không
phù hợp với lợi ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận
xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp - xấu.
Ví dụ: Một vụ việc hiện đang nhận được sự bức xúc mạnh mẽ của dư luận
đó là đoạn video quay cảnh bán trà đá bằng nước rửa chân tại một quán trà đá vỉa
hè ở Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Ngày 12/7, nhân viên này dùng điện thoại ghi lại
hình ảnh một cô gái cho chân vào xô nước tại quán trà đá của chị Phạm Thị Lại.
Sau đó, cô này múc nước ra pha trà đá rồi đưa cho khách. Nữ chủ quán không hề
biết việc người quay và đăng tải clip.

6


Video được phát tán lên mạng xã hội và được các trang báo giật tít, câu
view thu hút hàng nghìn người xem và bình luận, tỏ sự phẫn nộ với hành vi của
cô gái rửa chân trong xô nước. Vào cuộc điều tra, Công an phường Quan Hoa
tìm ra tác giả clip và triệu tập những người liên quan để ghi lời khai.
Sau khi vụ việc xảy ra, người quay clip đã đến gặp và xin lỗi công khai chủ
quán trà đá. Làm việc với cảnh sát, anh này thừa nhận đoạn clip là dàn dựng, đã
làm sai sự thật gây ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm của người khác.
Vụ việc đã tìm ra hung thủ tuy nhiên đã gây ra những tổn thương nghiêm
trọng về tinh thần, danh dự, nhân phẩm cho trước hết là chị Phạm Thị Lại chủ
quán trà đá, sau đó là ảnh hưởng tới việc buôn bán kinh doanh của chị và đa số
những người làm nghề này vì đã gây nên sự cảnh giác trong cộng đồng về tính
vệ sinh, an toàn của trà đá vỉa hè.
Sự bức xúc mạnh mẽ của dư luận đã đánh vào sai phạm đạo đức của
những người làm báo. Đây luôn là “đề tài nóng” trên các diễn đàn, các Hội thảo
bàn về báo chí. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp là
đưa thông tin sai sự thật, không chính xác làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá
nhân, lợi ích của tổ chức, doanh nghiệp... Trên các trang báo mạng, báo in đăng

tải quá nhiều các vụ án mạng, các mặt trái của xã hội; các vụ hôn nhân, tình dục;
khai thác các khía cạnh mê tín dị đoan, đời sống tâm linh; chuyện riêng tư của
các người mẫu, diễn viên; những hành vi tội ác bạo lực... Có không ít nhà báo lợi
dụng danh nghĩa nghề nghiệp dọa dẫm doanh nghiệp đưa tiền, ép làm quảng cáo;
có nhà báo viết về các lĩnh vực nhạy cảm nhưng để nguyên địa chỉ, tên thật dẫn
đến nạn nhân xấu hổ có hành động không tốt. Nhiều trường hợp nhà báo sao
chép, sử dụng tin bài của người khác mà không có sự đồng ý của tác giả, hoặc

7


dùng phương tiện của báo chí để lăng xê, tâng bốc người này, dìm người khác
với mục đíc mục đích lợi ích cá nhân...
Những biểu hiện về vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo biểu
hiện rất đa dạng, phức tạp và đôi khi được che đậy rất khéo. Có nhiều ý kiến đề
cập đến nguyên nhân của tình trạng này. Một số người cho rằng trong cơ chế thị
trường, báo chí phải tuân theo quy luật cung - cầu, tức là làm thoả mãn các nhu
cầu theo sở thích của người tiêu dùng. Tác động của cơ chế này cộng với sự
buông lỏng quản lý của cơ quan báo chí làm cho một số nhà báo coi trọng lợi ích
cá nhân, lợi ích kinh tế hơn lợi ích xã hội. Ý kiến khác lại cho rằng, nguyên nhân
sai phạm chủ yếu là do tư duy làm báo còn thiếu chuyên nghiệp, nhà báo thiếu tu
dưỡng, rèn luyện thường xuyên và do thiếu hiểu biết về pháp luật. Cũng có ý
kiến khác lý giải nguyên nhân xảy ra nhiều sai phạm là do thu nhập của người
làm báo còn thấp, họ phải tự bươn chải trong môi trường sống khắc nghiệt và
không phải lúc nào nhà báo cũng thắng nỗi những cám dỗ về vật chất. Dù có
nguyên nhân gì đi nữa thì điều chung nhất vẫn là một khi tâm không sáng, lòng
không trung thì ngòi bút sẽ không sắc.
2. Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội
Dư luận xã hội cũng như pháp luật đều thực hiện chức năng điều chỉnh
hành vi và điều tiết các quan hệ xã hội. Pháp luật thiết lập trật tự đối với các

quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng
nhất định, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận
động khách quan của các quan hệ xã hội. Dư luận xã hội điều tiết các quan hệ xã
hội thông qua việc đưa ra phán xét, đánh giá của cộng đồng về một vấn đề nào
đó, sự phán xét đánh giá đó tác động đến hành vi và các mối quan hệ của cá nhân

8


với cá nhân, của cá nhân với tập thể, của tập thể với xã hội và của xã hội, tập thể
với mỗi cá nhân.
Dư luận xã hội có thể cổ vũ, khích lệ hành vi tích cực vì lợi ích xã hội,
nhưng cũng có thể phản đối, gây sức ép, cản trở hành vi “lệch chuẩn”, cực đoan,
không có lợi cho nhóm người này hoặc nhóm người khác. Dư luận xã hội rất
nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội, nhất
là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay gắt các
hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”; dư
luận xã hội cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ
vũ, các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này. Nhờ sự can thiệp kịp
thời, dư luận xã hội góp phần duy trì trật tự xã hội, mối quan hệ hài hoà giữa cá
nhân và xã hội cũng như giữa các nhóm xã hội.
Ví dụ : Dư luận rất bức xúc về các hành vi như bạo lực trẻ khuyết tật theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) từng công bố kết quả một cuộc nghiên cứu về tình
trạng trẻ em khuyết tật bị bạo hành trên thế giới (bao gồm trẻ bị dị tật bẩm sinh,
tự kỷ, bị dị tật do tai nạn, xung đột, chiến tranh, do hành vi bạo hành của người
lớn...).Kết quả cho thấy trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gần
gấp 4 lần so với trẻ em bình thường. Người khuyết tật dễ trở thành nạn nhân của
bạo hành hoặc xâm hại hơn cả.
Ở Việt Nam, những năm qua, cộng đồng xã hội cũng phát hiện rất nhiều
trường hợp trẻ khuyết tật bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo và những

người có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc xâm hại và bạo hành.

9


Điển hình là các vụ việc từng gây rúng động dư luận như giáo viên, bảo
mẫu tại trường Tiểu học chuyên biệt Anh Vương, TP.HCM nhẫn tâm dạy trẻ tự
kỷ bằng việc dùng gậy đánh, tát, nhéo vào bộ phận sinh dục (năm 2014). Vụ bé
gái khuyết tật trí tuệ 14 tuổi ở Quảng Bình bị hàng xóm cưỡng hiếp (2014). Một
bé trai 14 tuổi ở Nghệ An bị tật bẩm sinh dẫn đến câm, bất thường về thần kinh
bị người hàng xóm đưa ra khỏi nhà nhiều ngày và xâm hại, bạo hành dã man rồi
bỏ mặc (năm 2014). Vụ trẻ mồ côi bị bảo mẫu dốc ngược đầu xuống đất, đánh
tại cơ sở nhà trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tự ở phường 2, thành phố Bạc Liêu
(năm 2015)...
Do sự vào cuộc của báo chí và sự lên án của dư luận xã hội u vấn nạn
xâm hại và bạo hành trẻ em đã giảm thiểu đáng kể, các cơ quan chức năng, gần
nhất là chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội phụ nữ, lực lượng bảo vệ
quyền trẻ em đã có thêm nhiều biện pháp can thiệp kịp thời, hỗ trợ để bảo vệ trẻ
khi phát hiện nguy cơ và hành động xâm hại, bạo hành trẻ trên địa bàn.
Như vậy dư luận xã hội và báo chí đã góp phần phản đối, gây sức ép, cản
trở hành vi “lệch chuẩn”, cực đoan, không có lợi cho nhân dân, đất nước, góp
phần duy trì trật tự xã hội.
3. Chức năng đánh giá
Đánh giá là chức năng cơ bản, là tiền đề để thực hiện các chức năng khác
của dư luận xã hội. Đánh giá là thuộc tính của ý thức xã hội. Đó là một hoạt
động của tư duy nhằm nhìn nhận mức độ phù hợp hay không phù hợp giữa khách
thể được xem xét so với những chuẩn mực, những căn cứ đã định ra và đang tồn
tại. Thông qua sự đánh giá, chủ thể có thể biết được sự phù hợp hay không phù

10



hợp, đúng hay sai của khách thể được đem ra đánh giá so với chuẩn mực xã hội
hay so với tiêu chí đang tồn tại.
Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với
các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã hội có vai trò quan
trọng trong việc hình thành thành giá trị xã hội. Dư luận xã hội đánh giá các
hành vi đó đúng hay sai, tốt hay xấu. Những chuẩn mực xã hội mà dư luận dựa
vào để đánh giá có thể là những điều luật hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo
công chúng. Sự đánh giá này thường khác nhau trong các nhóm xã hội khác
nhau, cũng như trong những khoảng thời gian khác nhau.
Ví dụ: Hiện nay tại những điểm văn hóa, du lịch các bạn trẻ thường có
nhiều hành động phản cảm, đi ngược giá trị văn hóa thẩm mĩ của cộng đồng, dư
luận cho đó là những hành vi xấu, không phù hợp với chuẩn mực như: Việc hằng
năm đến mùa thi, các sĩ tử thường tới Văn Miếu Quốc Tử Giám để xin lộc, lấy
may và “sờ đầu rùa” xin đỗ đạt trong thi cử. Hay mới đây, dân cư mạng lại có
đợt sôi sục mới khi đôi nam nữ trẻ có lối hành xử phá sự tôn nghiêm, văn hóa ở
di tích lịch sử Đàn tế Nam Giao. Đôi thanh niên nam nữ ngang nhiên giẫm đạp,
nhảy nhót trên mặt đàn tế Nam Giao.
Những hành động xấu xí này đều được những “nam thanh nữ tú” này chụp
hình đưa lên trên những tài khoản các nhân Facebook, yahoo… như kiểu “khoe”
chiến tích.
Đáng lên án hơn, chủ nhân của những tấm hình này lại có thái độ phớt lờ,
thách thức đối với dư luận xã hội. Liệu đây là những hành động xuất phát từ sự
nông nổi, bốc đồng hay cố ý khi nhiều lần trên báo đài, diễn đàn phản ánh, lên án
những hành động xâm phạm gây hại lẫn thiệu tôn trọng di tích văn hóa lịch sử.

11



Giới nghệ sĩ cũng góp phần phê phán, định hướng cách ứng xử đối với các
giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật trình diễn
“Sờ thấy vinh quang” của họa sĩ Phạm Huy Thông. Phạm Huy Thông đã quỳ bên
các "cụ" rùa đá cõng bia tiến sĩ ở Văn Miếu gần một giờ đồng hồ, trên lưng anh
có tấm biển bằng giấy “Xin đừng sờ đầu rùa!!!” – thông điệp mà người nghệ sĩ
này muốn gửi tới các bạn trẻ, sĩ tử.
4. Chức năng giám sát
Dư luận xã hội có vai trò giám sát hoạt động của nhà nước và các tổ chức
xã hội, gây sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách. Các quan chức
tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, dư luận xã hội vì báo chí,
dư luận xã hội luôn “nhòm ngó” vào các công việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên
án, tố cáo họ. Dư luận xã hội luôn biểu hiện lập trường rõ ràng đối với các vấn
đề mà nó quan tâm. Mục đích của dư luận xã hội là làm cho các tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm phải có hoạt động thích hợp, đáp ứng các yêu cầu của dư luận xã
hội đưa ra.
Chức năng giám sát là thông qua sự phán xét đánh giá, dư luận xã hội
giám sát hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước phù hợp với lợi
ích chung của xã hội. Để dư luận xã hội phát huy tốt chức năng này, cần tạo điều
kiện hình thành thái độ phê phán, thái độ không thỏa hiệp của dư luận xã hội đối
với những biểu hiện xa rời chuẩn mực của xã hội, giáo dục sâu sắc tình cảm,
trách nhiệm và lập trường sống tích cực cho con người.
Ví dụ:

12


Gần đây, thông qua các kênh báo chí dư luận khác nhau, cộng đồng đã biết
tới những khối tài sản lớn của những vị quan chức địa phương như ông Phạm Sỹ
Quý- Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái với biệt thự 20 tỷ và
nhiều tài sản khủng khác. Qua đó, giúp thanh tra chính phủ và các cơ quan có

liên quan đã tiến hành thanh tra, xác minh, làm rõ nguồn gốc những khối tài sản
này, công bố trước nhân dân, góp phần làm rõ tính công khai, minh bạch, hiệu
quả hiệu lực quản lý của nhà nước.
Hay riêng trong năm 2015 và 2016 vừa qua, nhiều sự việc gây bức xúc
trong dư luận được các cơ quan chức năng, các cấp lãnh đạo quan tâm và kịp
thời xử lý đúng đắn đã giúp hạn chế tiêu cực, giải tỏa được những bức xúc trong
xã hội, tạo niềm tin trong nhân dân, thông qua một số việc dụ cụ thể như sau:
Tháng 10/2015, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính
phủ đã mới Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Bộ Xây dựng và các Bộ liên
quan kiểm điểm, xử lý sai phạm của tòa nhà Kinh Đô, 8B Lê Trực.
Hay về vụ việc chủ quan cà phê “ Xin chào” ông Nguyễn Văn Tấn mở
quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh. Ngày 18/8/2015 Công an
huyện nhiều lần kiểm tra xử lý vi phạm hành chính, sau đó khởi tố chủ quán về
hành vi Kinh doanh trái phép. Sau khi bị xử phạt, ngày 10/9/2015, Công an
huyện Bình Chánh phát hiện ông Tấn tiếp tục kinh doanh trái phép cà phê, nước
giải khát... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm. Ông Tấn sau đó bị khởi tố về hành vi Kinh doanh trái phép. Mặc dù ông
đã thực hiện đúng các giấy tờ theo quy định pháp luật và đang đợi ngày nhận
giấy phép liên quan đến việc kinh doanh nhưng vẫn bị khởi tố. Trước những ý
kiến của dư luận xã hội và sự vào cuộc của báo chí, khi vụ án sắp được đưa ra
xét xử, ngày 19/4, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu UBND TP HCM chỉ

13


đạo Công an và VKSND TP HCM kiểm tra vụ việc. Một ngày sau, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM kiểm tra việc xử lý hình sự ông
Tấn. Công an TP HCM sau đó đã họp báo, xác định xử lý hình sự ông Tấn là "có
căn cứ nhưng nóng vội". Quyết định của VKSND huyện Bình Chánh xác định:
"Ngành nghề kinh doanh của ông Tấn đăng ký, pháp luật quy định không cần có

giấy phép riêng theo Điều 159, Bộ Luật hình sự và không bắt buộc phải có giấy
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc Công an huyện Bình
Chánh hai lần kiểm tra đều xác định ông Nguyễn Văn Tấn vi phạm kinh doanh
chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh
không có giấy phép riêng để khởi tố ông Tấn về tội kinh doanh trái phép là
không có căn cứ.
Ông Tấn đã được giải oan, các cán bộ liên quan đến vụ việc đã bị đình chỉ
công tác đối với các cán bộ sai phạm trong vụ án.
Qua những vụ việc trên ta thấy được vai trò to lớn của dư luận xã hội
trong việc thực hiện chức năng giám sát.
5. Chức năng tư vấn, phản biện
Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể đưa ra
những khuyến nghị sáng suốt mà các cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể
chưa nghĩ ra được. Dư luận xã hội cũng có khả năng đưa ra các ý kiến phản biện
xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức
chính trị - xã hội.
Ví dụ: Nhiều văn bản, quy định từ khi mới đưa ra đã bị dư luận lên án,
không có tính khả thi trong thực tiễn, buộc cơ quan chức năng phải thu hồi như:
Bán thịt trong vòng 8 tiếng

14


Quy định này được dư luận bình chọn là gây tranh cãi nhất năm 2012, vừa
ban hành đã gặp sự phản đối mạnh của người dân. Bản thân quy định này cũng
không khả thi vì không thể xác định được thịt được mổ đã bao nhiêu tiếng, nên
quy định này đã phải bỏ.
Phạt 5 triệu đồng nếu sử dụng điện thoại ở cây xăng
Quy định này được ban hành vào tháng 8/2012 nổ ra tranh luận lớn trong
cộng đồng dư luận. Bản thân quy định này cũng không thiết thực vì nhân viên

cây xăng là người phát hiện ra nhưng không được phép xử phạt. Cảnh sát phòng
cháy chữa cháy cũng không thể đủ sức để kiểm tra hết các cây xăng và phạt
những ai vi phạm.
Phạt 1 triệu đồng nếu sinh hơn 2 con
Một số cán bộ y tế xã Tân Minh, huyện Thường Tín đã ban hành và thực thi
việc xử phạt 1 triệu đồng với người sinh con thứ ba; 1,5 triệu với người sinh con
thứ tư, nếu không đồng ý nộp phạt thì sẽ không được làm giấy khai sinh. Vụ việc
kéo dài nhiều năm liền mà sau này lãnh đạo xã nói rằng không hay biết việc này.
Quy định trên là trái với luật định về hộ tịch.
Cộng điểm thi Đại học cho mẹ Việt Nam anh hùng
Năm 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24 bổ sung ưu
tiên công điểm thi đại học cho đối tượng là mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt
động cách mạng trước năm 1945.

15


Quy định này ban hành gây xôn xao đàm tiếu gây cười trong dư luận, bởi
các mẹ Việt Nam anh hùng nay đều đã 80 – 90 tuổi, liệu ai còn thi đại học nữa
hay không?
Mẹ Việt Nam anh hùng nay còn ai thi đại học nữa không??
Sau khi quy định này ban hành được 12 ngày, trước sự đàm tiếu của dư
luận, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải ra thông tư bãi bỏ quy định này.
Chức năng tư vấn (khuyên bảo) có thể hiểu là, trong dư luận xã hội có thể
tìm thấy những lời khuyên, những ý kiến. Những đề nghị chứa đựng phương
pháp giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đực nóng bỏng đang
đặt ra trước xã hội. Chức năng này có điều kiện phát huy tác dụng và trở nên
công hiệu nếu như Đảng và Nhà nước hướng chức năng ấy về phía mình. Nói
cách khác, Đảng và Nhà nước tạo ra cơ chế xã hội để nhân dân với tư cách là chủ
thể của dư luận xã hội được bày tỏ ý kiến của mình với các vấn đề hệ trọng liên

quan đến lợi ích cộng đồng. Dư luận xã hội còn là người phản biện có uy tín đối
với các quyết định của cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể. Để có các lời
khuyên, ý kiến phản biện có ý nghĩa, các đề nghị mang tính xây dựng, chủ thể dư
luận xã hội phải có những khả năng nhất định, phải biết phân tích các sự kiện,
hiện tượng và quá trình xã hội, phải có năng lực trí tuệ và phải được thông báo
kịp thời, đầy đủ thông tin về sự kiện, hiện tượng.

16


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, DLXH chịu sự tác động phức tạp, đa
chiều, cả bên trong và bên ngoài. Con đường từ ý kiến cá nhân rồi tổng kết thành
ý kiến của một nhóm người, tạo ra dư luận xã hội là một quá trình diễn ra liên
tục. Dư luận xã hội được tạo ra thông qua phương tiện truyền thông đại chúng và
giao tiếp trực tiếp, trong đó truyền thông đại chúng là phương tiện chính thức và
chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành dư luận.
Để dư luận xã hội thực sự làm tròn chức năng của mình thì mỗi cá nhân,
tập thể phải có trách nhiệm hơn với cộng đồng, không tạo ra các hành vi đi
ngược các giá trị chung của thời đại. Các cơ quan chức năng, báo đài truyền
thông phải thực sự có tâm sáng, ngòi bút đến từ trái tim vì cộng đồng, không bị
tha hóa bởi các giá trị kinh tế, vật chất mới có thể giúp dư luận xã hội không đi
chệch hướng gây nên các hệ lụy xấu với cộng đồng.

17


Tài liệu tham khảo
1. Báo chí và dư luận xã hội (NXB Lao Động 2011) – PGS.TS Nguyễn Văn
Dững.

2. Xã Hội Học Về Dư Luận Xã Hội (NXB Đại Học Quốc Gia 2008) - Nguyễn
Quý Thanh.
3. Một số trang web.

18



×