Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.2 KB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

TRẦN HỒ HƯƠNG GIANG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................1
MỤC LỤC.........................................................................................................2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................7
DANG MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................9
DANG MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.........................................................10
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.................................................................................................4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.....4
1.1.1. Định nghĩa [1]...................................................................................4
1.1.2. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)................................................4
1.1.2.1. Khái niệm [1]............................................................................4
1.1.2.2. Nội dung của thư tín dụng [1]..................................................4
1.1.2.3. Các loại thư tín dụng[1]............................................................6
1.1.3. Các bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ [2]..............................................................................................8
1.1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ [2].....................9
1.1.5. Rủi ro trong phương thức TDCT.....................................................10


1.1.6. Các văn bản pháp lý có liên quan trong thanh toán tín dụng chứng từ 12
1.1.6.1. Các tập quán quốc tế [6].........................................................12
1.1.6.2. Các văn bản pháp luật trong nước [7]....................................15
1.2. MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ......16
1.2.1. Quan điểm về mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
tại NHTM.........................................................................................................16


1.2.2. Tiêu chí phản ánh việc mở rộng phương thức thanh toán TDCT tại
các NHTM [4].................................................................................................17
1.2.2.1. Tiêu chí phản ánh việc mở rộng phương thức thanh toán TDCT
về số lượng......................................................................................................17
1.2.2.2. Tiêu chí phản ánh việc mở rộng phương thức thanh toán TDCT
về chất lượng [4].............................................................................................18
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng phương thức thanh toán
TDCT...............................................................................................................19
1.2.3.1. Nhân tố khách quan:................................................................19
1.2.3.2. Nhân tố chủ quan.....................................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH...................................26
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT TỈNH QUẢNG BÌNH.............26
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh
Quảng Bình:....................................................................................................26
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh
NHNo&PTNT Quảng Bình:...........................................................................27
2.1.2.1. Chức năng................................................................................27
2.1.2.2. Nhiệm vụ..................................................................................27
2.1.2.3. Về cơ cấu tổ chức....................................................................29

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNNo&PTNT QB 30
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn...........................................................30
2.1.3.2. Tình hình cho vay....................................................................33
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:........................34


2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT TỈNH QUẢNG BÌNH...................36
2.2.1. Quy trình thanh toán L/C.................................................................36
2.2.1.1. Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu......................................36
2.2.1.2. Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu........................................39
2.2.2. Thực trạng mở rộng phương thức thanh toán TDCT về số lượng tại
NHNo&PTNT Quảng Bình..............................................................................41
2.2.2.1. Doanh số hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 41
2.2.2.2. Doanh số thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT tỉnh QB 42
2.2.2.3. Thu nhập từ hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT. .44
2.2.2.4. Thị phần thanh toán L/C xuất nhập khẩu của NHNoQB.........45
2.2.3. Thực trạng mở rộng phương thức thanh toán TDCT về chất lượng
tại NHNo&PTNT Quảng Bình.......................................................................47
2.2.3.1. Mức độ đa dạng về sản phẩm thanh toán theo phương thức TDCT. 47
2.2.3.2. Quy mô hoạt động theo phương thức TDCT...........................47
2.2.3.3. Chất lượng dịch vụ thanh toán theo phương thức TDCT tại
NHNo&PTNT QB...........................................................................................48
2.2.3.4. Công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán theo
phương thức TDCT tại NHNoQB....................................................................50
2.2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng phương thức thanh
toán TDCT tạiNHNo&PTNT Quảng Bình......................................................56
2.2.4.1. Sự gia tăng về công nghệ.........................................................56
2.2.4.2. Uy tín của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Quảng Bình...............57
2.2.4.3. Tình hình khách hàng tham gia thanh toán theo phương thức

TDCT tại NHNo&PTNT QB...........................................................................58
2.2.4.4. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ TTQT:.....................................59
2.2.4.5. Các chính sách của Ngân hàng trong thanh toán TDCT........60


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NNo&PTNT QB....................................61
2.3.1.Kết quả đạt được..............................................................................61
được
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.................................................................62
nhân
2.3.2.1. Hạn chế....................................................................................62
2.3.2.2. Nguyên nhân............................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH............................................................68
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG NNo&PTNT TỈNH QUẢNG BÌNH...................................68
3.1.1 Định hướng chung............................................................................68
3.1.2 . Định hướng trong hoạt động thanh toán TDCT.............................68
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG NNo&PTNT TỈNH QUẢNG BÌNH..........................................69
3.2.1. Chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ........69
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý, đa dạng các hình thức L/C..............70
3.2.3. Tăng cường khả năng cập nhật thông tin liên quan đến luật pháp và
tập quán quốc tế..............................................................................................72
3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ trong việc thanh toán TDCT.....................72
3.2.5. Nâng cao công tác kiểm tra - kiểm soát trong thanh toán TDCT....73
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thẩm định thông tin khách hàng

tham gia thanh toán theo phương thức TDCT.................................................74
3.2.7. Áp dụng eLC trong thanh toán.......................................................75
3.2.8. Đẩy mạnh công tác tư vấn về thanh toán L/C đối với khách hàng. 76
3.2.9. Mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý..........................78


3.2.10. Nâng cao trình độ nghiệp vụ thanh toán viên...............................79
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...............................................................................80
3.3.1. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam.........................................80
3.3.1.1. Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ................................................80
3.3.1.2. Đổi mới công nghệ ngân hàng.................................................81
3.3.1.3. Trao quyền tự chủ cho các chi nhánh......................................81
3.3.1.4. Tăng cường quan hệ đại lý quốc tế.........................................82
3.3.1.5. Có chính sách khen thưởng kịp thời........................................82
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước:.................................................................82
3.3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng..........................................82
3.3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu.............................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................85
KẾT LUẬN.....................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................87
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
APRACA

DIỄN GIẢI

Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp&Nông thôn KV Châu

CBCNV
DNBQ
DTDV
IPCAS
ISBP
L/C
LD
NH
NHCT
NHĐT
NHNo&PTNT
NHNT
NHTM
PTTT
QB
QD
SDVV
SL
SP
ST
SWIFT
T&DH

TDCT
TGTCDC
TGTCKT
TLNX
TN

TT
TTQT
UCP
UNDP
VNN

Á
Cán bộ công nhân viên
Dư nợ bình quân
Doanh thu dịch vụ
Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng
Tiêu chuẩn quốc tế&kiểm tra bộ chứng từ
Thư tín dụng
Liên doanh
Ngắn hạn
Ngân hàng công thương
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn
Ngân hàng ngoại thương
Ngân hàng thương mại
Phương thức thanh toán
Quảng Bình
Quốc doanh
Sử dụng vốn vay
Số lượng
Sản phẩm
Số tiền
Mã ở trong liên Ngân hàng quốc tế
Trung và dài hạn
Trình độ

Tín dụng chứng từ
Tiền gửi tổ chức dân cư
Tiền gửi tổ chức kinh tế
Tỷ lệ nợ xấu
Thu nhập
Tỷ trọng
Thanh toán quốc tế
Quy tắc thực hành thống nhất TDCT
Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
Vốn nước ngoài


VNR500
XNK

Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Xuất nhập khẩu


DANG MỤC BẢNG BIỂU
KÝ HIỆU
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

Bảng 2.10
Bảng 2.11

TÊN BẢNG
TRANG
Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT QB
31
Kết quả cho vay tại NHNo&PTNT QB
33
Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT QB
35
Doanh số hoạt động thanh toán theo phương thức
41
tín dụng chứng từ
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương
42
thức tín dụng
Thu nhập từ hoạt động thanh toán theo phương
44
thức TDCT
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các NH
45
trên địa bàn tỉnh
Phân bổ phiếu điều tra chất lượng dịch vụ thanh
49
toán theo phương thức TDCT NHNoQB
Tổng hợp điều tra chất lượng dịch vụ thanh toán
50
theo phương thức TDCT tại NHNoQB
Tình hình khách hàng thanh toán XNK tại

58
NHNo&PTNT tỉnh Quảng Bình
Tình hình CBCNV NHNo&PTNT Tỉnh Quảng Bình
59

DANG MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
KÝ HIỆU
Hình 2.1

TÊN BẢNG
Sơ đồ cơ cấu tổ chức

TRANG
29


Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Quảng Bình
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo phương
Biểu đồ 2.2
thức tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT QB
Thu nhập hoạt động thanh toán theo phương thức
Biểu đồ 2.3
TDCT của NHNoQB
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của các NH trên
Biểu đồ 2.4
địa bàn tỉnh Quảng Bình

31
42
44

46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung, hoạt động ngoại thương nói
riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất
nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang tiến hành sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như một mắt xích không thể thiếu
được trong hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được coi là công cụ,
là cầu nối trong quan hệ kinh tế, và thương mại giữa các nước trên thế
giới.Tuy nhiên thanh toán quốc tế là hoạt động rất phức tạp, bởi các chủ thể
tham gia có sự cách biệt về địa giới cũng như chế độ chính trị, kinh tế x ã hội.
Do đó, các bên tham gia luôn quan tâm đến việc tìm ra phương thức thanh
toán có hiệu quả nhất. Và phương thức tín dụng chứng từ được các chủ thể
chọn trong thanh toán quốc tế bởi nó hội tụ được các yêu cầu từ cả hai phía
người nhập khẩu và người xuất khẩu. Với những ưu điểm vượt trội của mình,
phương thức tín dụng chứng từ ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động
thanh toán quốc tế. Vì vậy việc mở rộng phương thức thanh toán này tại các
Ngân hàng ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển của
hoạt động thanh toán quốc tế.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Bình – chi
nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, một
trong những ngân hàng thương mại hàng đầu với mạng lưới rộng khắp cả
nước. Qua hơn 10 năm tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, bên cạnh
những thành quả đã đạt được thì việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự tương xứng với quy

mô phát triển của Ngân hàng.


2

Xuất phát từ những lí do đó nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Mở
rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến mở rộng phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ tại NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình và khảo sát các nhân tố ảnh
hưởng đến mở rộng phương thức TDCT tại Ngân hàng (cả về số lượng và
chất lượng);
- Đề xuất ra một số giải pháp nhằm mở rộng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ tại NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Ngân hàng thương mại cần làm gì để mở rộng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ?
- Thực trạng mở rộng phương thức tín dụng chứng từ tại NHN O&PTNT
tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả và gặp phải những hạn chế nào?
Do những nguyên nhân nào gây ra?
- Để mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình cần thực hiện những biện pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên
quan đến phương thức tín dụng chứng từ và mở rộng phương thức thanh toán
TDCT tại NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu trong địa bàn hoạt động của tỉnh Quảng Bình
+ Về thời gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động giai đoạn từ năm 2009 - 2011.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, nghiên cứu tham
khảo các tư liệu của các tác giả liên quan…để đi sâu phân tích vấn đề một
cách rõ ràng dựa trên cơ sở khoa học.
Cơ sở của phương pháp nghiên cứu một mặt dựa trên những lý luận,
nguyên lý chung của phương thức Tín dụng chứng từ, mặt khác cũng tiếp cận
với thực tế để có thể nắm bắt và kiểm chứng các ưu thế và hạn chế của
phương thức tín dụng chứng từ nhằm có những đánh giá, định hướng và giải
pháp phù hợp.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ tại NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình, chỉ ra những thành tựu,
hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Từ đó có những đề xuất, kiến nghị phương
hướng và có những giải pháp góp phần mở rộng hoạt động thanh toán theo
phương thức TDCT tại NHNO&PTNT tỉnh Quảng Bình.
7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Bình.



4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ
1.1.1. Định nghĩa [1]
Phương thức tín dụng chứng từ (theo UCP 600) là một sự thoả thuận
không thể hủy ngang, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng)
theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ
thanh toán hoặc cho phép một ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất định cho
người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này trong phạm
vi số tiền của thư tín dụng với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng
một một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với:
- Các điều kiện và điều khoản đã đề ra trong thư tín dụng
- Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (UCP 600)
- Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng (ISBP 2007)
1.1.2. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)
1.1.2.1. Khái niệm [1]
Là một chứng từ rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ, trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu
họ xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp. Nếu không mở được thư tín
dụng thì phương thức này cũng không được xác lập và người xuất khẩu sẽ
không thể giao hàng cho người nhập khẩu.
1.1.2.2. Nội dung của thư tín dụng [1]
Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp
đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp

đồng mua bán. Một thư tín dụng có thể có những điều khoản sau:
(1) Số hiệu, địa điểm, và ngày mở L/C.


5

(2) Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tín
dụng chứng từ.
(3) Số tiền, loại tiền, khối lượng và dơn giá của L/C.
Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và
phải thống nhất với nhau. Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.
(4) Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C
Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam
kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và
phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C. Thời hạn hiệu lựuc L/C bắt đầu
tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
Địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị là địa điểm xuất
trình chứng từ và được xem là địa điểm xuất trình bổ sung đối với ngân hàng
phát hành.
(5) Thời hạn trả tiền của L/C
- Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này hoàn toàn phụ
thuộc quy định của hợp đồng.
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của L/C.
(6) Thời hạn giao hàng.
Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy
định.Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
(7) Những nội dung về hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, trọng lượng,
giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu...cũng được ghi trong L/C.
(8) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR...), nơi
gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng.

(9) Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình là một nội
dung then chốt của L/C, bởi vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng
chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ


6

giao hàng và làm đúng những điều quy định của L/C. Do vậy, Ngân hàng phải
tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với những
điều quy định trong L/C.
1.1.2.3. Các loại thư tín dụng[1]
a. Các loại L/C cơ bản
* L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
- Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền đề nghị Ngân
hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nó mà không cần báo trước cho
người hưởng lợi biết (Đương nhiên là việc huỷ bỏ phải được thực hiện trước
khi L/C thanh toán).
- Như vậy, L/C có thể huỷ ngang thuộc loại cam kết không bị ràng buộc
trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, loại thư tín dụng này không đảm bảo được
quyền lợi của người bán vì người mua có thể đơn phương huỷ bỏ L/C. Chính
vì vậy ngày nay loại L/C này ít được sử dụng trong thương mại quốc tế.
* L/C không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C)
Đây là loại L/C mà sau khi mở thì mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ
sung hoặc huỷ bỏ nó Ngân hàng phát hành chỉ có thể tiến hành trên cơ sở có
sự thoả thuận của các bên có liên quan. Vì thế quyền lợi của người bán được
đảm bảo. Tuy nhiên, L/C không thể không thể huỷ ngang không có nghĩa
không thể huỷ bỏ. Trong trường hợp các bên đồng ý huỷ bỏ L/C thì nó được
công nhận là không còn giá trị thực hiện. Đây là loại L/C được sử dụng nhiều
nhất trong thương mại quốc tế ngày nay.
* L/C không huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác
đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng mở thư tín
dụng đó.


7

Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên
loại thư tín dụng này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán, và đương
nhiên phải thanh toán một khoản phí nhất định đối với ngân hàng xác
nhận.Trên thực tế, nhu cầu thư tín dụng này phụ thuộc nhiều yếu tố song chủ
yếu phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng mở
thư tín dụng.
b. Các loại L/C đặc biệt
* L/C chuyển nhượng(Transferable L/C)
Là loại L/C không thể huỷ ngang mà Ngân hàng trả tiền được phép
hoàn trả toàn bộ một phần số tiền của thư tín dụng cho một người hay nhiều
người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Một thư tín dụng muốn chuyển nhượng được phải có lệnh đặc biệt của
ngân hàng mở, trên thư tín dụng phải ghi”có thể chuyển nhượng được”.Lưu ý
rằng việc chuyển nhượng chỉ được thực hiệnmột lần cho thư tín dụng đó.
* L/C giáp lưng( Back to Back L/C)
Là loại thư tín dụng được mở trên số tiền của một thư tín dụng khác đã
được mở trước. Loai thư tín dụng này thường được sử dụng nhiều lần trong
phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chuyển khoản.Việc vận hành
nói chung khá phức tạp, đặc biệt là những điều kiện về thời hạn,về bộ chứng
từ…
* L/C tuần hoàn ( Revolving L/C)
Đây là loại L/C mà sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực
lại có giá trị như cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất định.

Thư tín dụng tuần hoàn được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số
lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó. Đồng thời, cũng phải quy định số dư của
hạn nghạch L/C dùng chưa hết lần trước được hay không được cộng dồn vào
hạn nghạch L/C sử dụng lần kế tiếp.


8

* L/C dự phòng (Standby L/C)
Là loại thư tín dụng được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ
quyền lợi cho bên mua.
Bên mua yêu cầu bên bán thông qua ngân hàng phục vụ mình mở thư
tín dụng dự phòng cho bên mua hưởng.Trong trường hợp bên bán vi phạm
hợp đồng thương mại đã ký kết gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng mở thư tín
dụng dự phòng sẽ thanh toán đền bù những thiệt hại đó.
* L/C đối ứng ( Reciprocal L/C)
Là loại L/C không thể huỷ ngang chỉ bắt đầu có giá trị hiệu lực khi L/C
đối ứng với nó đã được mở ra, thường được sử dụng trong phương thức mua
bán hàng đổi hàng, ngoài ra không loại trừ khả năng dùng trong phương thức
gia công.Tuy nhiên việc sử dụng trong gia công có nhiều phức tạp.
* L/C với điều khoản “Đỏ”(Red Clause L/C)
Đây là loại L/C mà theo đó người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất
khẩu ngay sau khi thư tín dụng được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm
ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty đủ vốn, phía xuất khẩu
phải có nguồn hàng hoá, sản xuất nhưng thiếu vốn.
Với điều kiện Đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất
định( khoảng 30 hoặc 50% trị giá L/C)khi nhận được các chứng từ, thông
thường là: hối phiếu của số tiền ứng trước,hoá đơn, cam kết trả nợ hoặc cam
kết giao hàng và các chứng từ khác tuỳ theo thoả thuận.
1.1.3. Các bên tham gia vào quá trình thanh toán theo phương thức tín

dụng chứng từ [2]
Thứ nhất là người yêu cầu mở L/C (Applicant): là người mua, người
nhập khẩu hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác.
Thứ hai là người thụ hưởng L/C: là người bán, người xuất khẩu.


9

Thứ ba là ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là Ngân hàng phát hành
L/C, là Ngân hàng phục vụ người mua.Ngân hàng phát hành thường được hai
bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng.
Thứ tư là ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thực
hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB
thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất
khẩu.
Thứ năm là ngân hàng xác nhận (Advising bank) là ngân hàng thực
hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng.
Thứ sáu là Ngân hàng được chỉ định ( Nominated Bank): Là ngân hàng
mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.
1.1.4. Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ [2]

Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng.
Bước 2: Người nhập khẩu gởi yêu cầu phát hành thư tín dụng cho ngân
hàng phát hành.


10

Bước 3: Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng của người nhập khẩu,
ngân hàng phát hành trích tài khoản k. quỹ của người nhập khẩu và phát hành

thư tín dụng gởi cho ngân hàng thông báo.
Bước 4: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng phát hành, ngân
hàng thông báo kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng và thông báo cho
người xuất khẩu.
Bước 5: Người xuất khẩu khi nhận được thư tín dụng sẽ kiểm tra các
điều khoản thư tín dụng rồi mới tiến hành giao hàng. Tuy nhiên, nếu có những
điều khoản trên thư tín dụng không thực hiện được, người xuất khẩu sẽ yêu
cầu người nhập khẩu thực hiện việc sửa đổi thư tín dụng rồi mới giao hàng.
Bước 6: Người xuất khẩu lập bộ chứng từ gởi ngân hàng thông báo.
Bước 7: Ngân hàng thông báo nhận chứng từ của người xuất khẩu và
kiểm tra
chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì sẽ gởi cho ngân hàng phát hành
để thu tiền.
Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngân hàng thông báo sẽ yêu cầu người
xuất khẩu
điều chỉnh chứng từ cho phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng.
Bước 8: Ngân hàng phát hành nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ. Nếu
bộ chứng từ hợp lệ sẽ thông báo người nhập khẩu nộp tiền để lấy chứng từ đi
nhận hàng. Nếu bộ chứng từ có bất hợp lệ thì sẽ thông báo cho người nhập
khẩu để người nhập khẩu có ý kiến chấp nhận hay từ chối thanh toán.
Bước 9: Ngân hàng phát hành thanh toán tiền hàng cho ngân hàng
thông báo và ngân hàng thông báo ghi có tài khoản người xuất khẩu.
1.1.5. Rủi ro trong phương thức TDCT
+ Đối với nhà nhập khẩu: việc thanh toán của NH cho nhà NK chỉ căn
cứ vào bộ chứng từ xuất trình. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của


11

chứng từ. Nếu nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo

cho NH thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà NK rằng
hàng hóa sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng
gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã
thanh toán cho NHPH.
+ Đối với nhà xuất khẩu: khi nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù
hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và
nhà XK sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá…cho
đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nếu NHPH
hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình
có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một
NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà XK sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín
nhiệm của NHPH cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của
nhà nước thay đổi.
+ Đối với NHPH: NH phải thanh toán cho người thụ hưởng theo qui
định của L/C trong trường hợp nhà NK chủ tâm không thanh toán hay không
có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần
thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho
khách hàng.
+ Đối với Ngân hàng được chỉ định: NH chỉ định không có trách nhiệm
nào phải thanh toán cho nhà XK trước khi nhận được tiền từ NHPH. Tuy
nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà XK
với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà XK. Do đó, NH này
thường phải chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH và nhà XK.
+ Đối với Ngân hàng xác nhận: đối với NH xác nhận, khi tham gia xác
nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C
khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro xảy ra khi họ không nắm vững được


12


năng lực tài chính của NHPH mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy
ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NHPH do NHPH
thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, chậm chí bị phá sản.
+ Với Ngân hàng chiết khấu: NH này có thể gặp phải rủi ro nếu không
thực hiện chính xác nghiệp vụ. Rủi ro xảy ra phần nhiều phụ thuộc vào thiện
chí của NHPH và nhà NK, các rủi ro có thể gặp phải là: rủi ro do nguyên nhân
bất khả kháng, rủi ro do nhà NK trì hoãn thanh toán, rủi ro trong quá trình vận
chuyển…
- Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: là những rủi ro khi một bên tham gia cố
tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của
các bên khác.
- Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: là
những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi
một sự thay đổi kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy
thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.
- Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hỏa hoạn…
1.1.6. Các văn bản pháp lý có liên quan trong thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.6.1. Các tập quán quốc tế [6]
* ISBP:
Tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng dùng cho việc kiểm tra
chứng từ trong Tín dụng chứng từ của phòng Thương Mại Quốc Tế, số xuất
bản 681 năm 2007 - International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents under Documentary Credit (ISBP681). Đây là tài
liệu bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP600. ISBP không sửa đổi UCP mà


13


chỉ giải thích chi tiết rõ ràng làm thế nào những quy tắc này được áp dụng
trong giao dịch hằng ngày.
Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ
có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp
của họ đang sử dụng trên thế giới. Do vậy, ISBP ra đời góp phần làm giảm
đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do bất hợp lệ khi xuất trình
lần đầu tiên.
* URR525:
Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng
chứng từ của
phòng Thương Mại Quốc Tế số xuất bản 525 năm 1996 - Uniform
Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit (URR 525).
* ISP98:
International Standby Practices (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng
quốc tế) do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành, cung cấp các quy tắc về
thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với thư tín dụng và các cam kết
độc lập có liên quan như thư tín dụng dự phòng. ISP98 là một sản phẩm mang
tính cách mạng về việc áp dụng UCP đối với thư tín dụng dự phòng. Tuy
nhiên, thư tín dụng dự phòng vẫn có thể được phát hành theo UCP nếu các
bên quyết định như vậy.
* Điều kiện thương mại quốc tế- INCOTERMS 2000
- Mục đích của INCOTERMS
Trong thanh toán quốc tế, thông thường cần tới 3 hợp đồng vận tải hàng
hoá, đó là:
+ Hợp đồng 1: Từ cơ sở người bán (xưởng, kho, bãi…) đến người
chuyênchở trong nội bộ nước người bán.
+ Hợp đồng 2: Từ người chuyên chở tại nước người bán đến một địa
điểm quy định tại nước người mua (cảng đến, sân bay đến…).



14

+ Hợp đồng 3: Từ địa điểm hàng đến (cảng đích…) tại nước người
mua đến cơ sở của người mua.
Do thương mại quốc tế thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau, chịu sự
điều tiết về tập quán, luật lệ địa phương khác nhau dẫn đến sự hiểu lầm, tranh
chấp kiện tụng giữa các bên tham gia. Để hạn chế những bất đồng và thúc đẩy
thương mại quốc tế, phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã soạn thảo các điều
kiện thương mại quốc tế (International Commerce Terms – Incoterms) và ban
hành lần đầu tiên vào năm 1936. Do Incoterms hội tụ được các tập quán phổ
biến trong thương mại quốc tế, nên được thế giới công nhận và áp dụng.Nhằm
thích ứng với những thay đổi về môi trường và điều kiện thương mại quốc tế,
cho đến nay Incoterms đã được tu chỉnh bổ sung 6 lần vào các năm 1953,
1967, 1976, 1980, 1990, 2000. Vì Incoterms chỉ đề cập đến một số nghĩa vụ
có liên quan đến giao nhận hàng hoá, vận tải, bảo hiểm, thủ tục thông quan…,
cho nên Incoterms không thể thay thế hợp đồng ngoại thương. Ngoài ra, về
mặt thuật ngữ Incoterms còn được gọi bằng các từ khác thay thế như
“Shipment terms” hay “Terms of Delivery”.
Điểm đặc biệt cần lưu ý rằng, Incoterms được sửa đổi, bổ sung nhiều
lần, lần sau hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn hơn, nhưng không phủ nhận
tính hiệu lực của các lần trước đó. Điều này có nghĩa là tất cả các Incoterms
do ICC phát hành (bao gồm 7 Incoterms) đều còn nguyên hiệu lực thi hành.
Do đó, trong hợp đồng thương mại, các bên tham gia có quyền chọn bất kỳ
Incoterms nào và phải dẫn chiếu rõ ràng về Incoterms mà các bên sử dụng.
Incoterms không phải là bộ phận cấu thành pháp luật quốc gia hay quốc tế,
nhưng nếu có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng trong hợp đồng mua bán thì nó sẽ
ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người mua và người bán.
- Kết cấu và nội dung chính của INCOTERMS 2000



15

Incoterms 2000 bao gồm 4 nhóm với 13 điều kiện thương mại, cụ thể
như sau:
+ Nhóm E: Gồm 1 điều kiện
EXW (Ex Works - giao hàng tại xưởng): Người bán chịu chi phí tối
thiểu, giao hàng tại xưởng, tại kho của mình là hết nghĩa vụ.
+ Nhóm F: Gồm 3 điều kiện (Người bán không chịu cước phí vận tải chính)
FCA (Free carrier-giao hàng cho người vận tải tại nước người bán)
FAS (Free Alongside Ship-giao hàng dọc mạn tàu tại cảng bốc quy định)
FOB ( Free On Board- giao hàng qua lan can tàu tại cảng bốc quy định)
+ Nhóm C: Gồm 4 điều kiện (Người bán chịu chi phí vận tải chính, địa
điểm chuyển giao rủi ro tại cảng nước xuất khẩu).
CFR (Cost and Freight-tiền hàng và cước phí vận tải).
CIF (Cost, Insurance and Freight-tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận
tải).
CPT (Carriage Paid To-cước phí trả tới nới đến quy định).
CIP (Carriage and Insurance Paid to- cước phí, bảo hiểm trả tới).
+ Nhóm D: Gồm 5 điều kiện (Người bán chịu mọi chi phí để đưa hàng
đến nơi quy định, địa điểm chuyển giao rủi ro tại nước dỡ hàng hay nước
nhập khẩu).
DAF (Delivered At Frontier-giao hàng tại biên giới, tại địa điểm quy định).
DES (Delivered Ex Ship-giao hàng tại tàu, tại cảng dỡ quy định).
DEQ (Delivered Ex Quay-giao hàng trên cầu cảng, tại cảng dỡ quy định)
DDU (Delivered Duty Unpaid-giao hàng thuế chưa trả, tại nơi đến quy
định).
DDP (Delivered Duty Unpaid-giao hàng thuế đã trả).
1.1.6.2. Các văn bản pháp luật trong nước [7]



×