Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank – chi nhánh Tân Bình (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.88 KB, 60 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
 
1. Lý do chọn đề tài:
Lợi ích kinh tế luôn đặt vào mục tiêu trong sự phát triển kinh doanh . Các nhà
kinh doanh trên thị trường luôn muốn tổ chức của mình đạt được lợi nhuận như mục
tiêu đã đề ra. Phát triển kinh tế đối ngoại là một yếu tố khách quan nhằm phục vụ sự
phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Thông qua hoạt động
kinh tế đối ngoại giúp tạo ra nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhập khẩu công
nghệ kĩ thuật, thiết bị hiện đại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng là hoạt
động không thể thiếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là công cụ là cầu nối trong
quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước. Hệ thống thanh toán trong ngân hàng
giúp nhà kinh doanh thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu một cách nhanh chóng và đảm
bảo. Bên cạnh đó, trong vấn đề thanh toán vẫn có nhiều rủi ro cần phải khắc phục.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
phổ biến hiện nay tại Techcombank, bên cạnh đó tìm hiểu các rủi ro mà ngân hàng
thường gặp và đưa ra một số giải pháp khắc phục.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Để đi sâu vào hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là qui trình thanh toán
quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ hàng nhập khẩu tại ngân hàng
Techcombank _ chi nhánh Tân Bình.
Bên cạnh đó bài báo cáo còn nêu lên những rủi ro trong hoạt động thanh toán
quốc tế và đưa ra một số giải pháp để hoạt động thanh toán của ngân hàng được hoàn
thiện và phát triển hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra, tổng hợp, phân tích dựa trên nguồn số liệu do Techcombank Tân
Bình cung cấp và một số nguồn khác trên Internet.
5. Nội dung của đề tài:
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
2


Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt, song nó
không phải là phương thức thanh toán tránh được rủi ro cho các bên tham gia một
cách tuyệt đối. Thực tế cho thấy các bên tham gia của Việt Nam bước vào thị trường
thế giới đa phần là mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ. Trong điều kiện đó ngân hàng và
các doanh nghiệp XNK đã gặp nhiều khó khăn khi phát sinh rủi ro trong việc thanh
toán bằng TDCT, có trường hợp thiệt hại lên đến hàng chục triệu đôla. Do vậy, việc
hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và phòng
chống rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan tâm thường
xuyên của mỗi ngân hàng.
Trong những năm qua ngân hàng Techcombank đã triển khai và thực hiện tốt
các nghiệp vụ thanh toán nói chung và nghiệp vụ chứng từ nói riêng, song việc hoàn
thiện và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít những khó khăn, bất cập. Vì thế
trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Techcombank - chi nhánh Tân Bình, trên cơ sở
những kiến thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu, em đã chọn đề tài “ Một số giải
pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
Techcombank – chi nhánh Tân Bình”.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về phương thức thanh toán TDCT và rủi ro khi áp
dụng .
Chương 2: Thực trạng thanh toán tín chứng từ tại Ngân hàng Techcombank–
chi nhánh Tân Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán TDCT tại
Techcombank.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Thông qua đề tài này em đã tìm hiểu thêm về hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng thương mại cổ phẩn, các rủi ro thường gặp phải trong thanh toán xuất
nhập khẩu, từ đó ta có thể nghiên cứu thêm những biện pháp để mở rộng và phòng
ngừa rủi ro hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trên thị trường quốc tế đang ngày
càng phát triển.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương

3
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG
1.1 . Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Nền kinh tế hàng hóa phát triển và bao trùm toàn bộ thế giới hàng hóa không
những trong phạm vi một quốc gia, mà cả trên phạm vi quốc tế. Trong quan hệ mua
bán giao dịch giữa các nước với nhau do khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, do xa
cách về khoảng cách địa lí nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp, mà nhất
thiết phải thông qua các tổ chức trung gian đó là các ngân hàng thương mại cùng với
mạng lưới hoạt động của nó có mặt khắp nơi trên thế giới.
Thanh toán quốc tế (TTQT) là quá trình thực hiện các khoản thu và các khoản
chi đối ngoại của một nước đối với các nước khác để hoàn thành các mối quan hệ về
kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kĩ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
thì hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng
cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết
hợp sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế.
TTQT là một mắc xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế
quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa
các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối
quan hệ hàng hóa, tiền tệ tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá
trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành
một cách nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa
người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp

cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho
các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò trung gian thanh toán sẽ bảo vệ
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
4
quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật
thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn,
tin tưởng cho khách hàng.
Như vậy TTQT là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển.
1.1.2.2. Đối với ngân hàng
TTQT là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bản của ngân hàng.
Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ
tài chính liên quan đến TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng
cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ
giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là ưu thế tạo nên sức cạnh tranh
cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một nghiệp vụ
đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt
động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng
trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các
nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn
rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức
các khoản kí quĩ chờ thanh toán.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ
áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp
thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân
hàng.
Hoạt động TTQT giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước
ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được
nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính

quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.
Như vậy, TTQT có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng.
Trong TTQT việc các bên tham gia lựa chọn phương thức thanh toán là điều
kiện rất quan trọng. PTTT tức là để chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về,
người mua dùng cách nào để trả tiền. Tùy theo những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể,
các bên tham gia trong thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau, cùng
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
5
sử dụng một PTTT thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi, người bán thu tiền về
nhanh và đầy đủ, người mua nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Để
phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thương mại và TTQT, người
ta đã thiết lập nhiều phương thức thanh toán khác nhau gồm có: phương thức thanh
toán chuyển tiền (Remittance), phương thức nhờ thu (Collection), phương thức tín
dụng chứng từ (Documentary Credit).
Trong thực tế các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau thì thanh toán tín
dụng chứng từ là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoại
thương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi và bình đẳng cho tất cả các bên tham gia
(người mua, người bán, ngân hàng). Hiện nay, ở Việt Nam và các nước trên thế giới,
thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% trong tổng
số kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Trong nội dung tiếp theo em xin đề cập sâu về
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
1.2 . Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ
1.2.1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán, trong đó
theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư (gọi là thư
tín dụng – letter of credit) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ
ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những điều kiện và điều khoản quy định trong thư tín dụng.
Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do NH phát hành (NH mở L/C) mở
theo chỉ thị của người NK (người yêu cầu mở L/C), để trả một số tiền nhất định cho

người XK (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phải thực hiện đầy đủ những qui
định trong L/C.
1.2.2. Các bên tham gia
a. Người mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc trả tiền của ngân hàng cho
người bán theo L/C này. Người mở L/C có thể là người mua (Buyer), nhà nhập khẩu
(Importer), người mở L/C (Opener), người trả tiền (Accountee)
b. Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): là người được hưởng tiền thanh toán
hay sở hứu hối phiếu chấp nhận thanh toán. Người thụ hưởng L/C có thể có những
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
6
tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter), người kí phát hối phiếu
(drawer).
c. Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening
Bank): là ngân hàng mà theo yêu cầu của người mua, phát hành một L/C cho người
bán hưởng. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán.
d. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát
hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là
một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước nhà XK.
e. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): trong trường hợp nhà XK muốn có
sự đảm bảo chắc chắn của thư tín dụng, thì một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận
L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân
hàng lớn có nhiều uy tín và có khi là ngân hàng thông báo.
f. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng được ngân hàng
phát hành ủy nhiệm để thanh toán cho người thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu kì hạn,
chiết khấu bộ chứng từ.
Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định là giống như ngân hàng phát hành
khi nhận được bộ chứng từ của nhà XK gửi đến.
1.2.3. Qui trình nghiệp vụ TDCT

* Bước 1: Sau khi kí hợp đồng ngoại thương nhà NK chủ động viết đơn và gửi
các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi ngân hàng phục vụ mình (NH phát
hành L/C), yêu cầu ngân hàng mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng
những qui định nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
Người xuất
khẩu
Ngân hàng phát
hành L/C
Người nhập
khẩu
Ngân hàng thông
báo/thanh toán
L/C
Hợp đồng ngoại thương
1 9
4
356
2
8
7
7
* Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà NK
sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện kí quỹ, thì sẽ mở một L/C với một số tiền
nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH phục vụ nhà
XK (NH thông báo)
* Bước 3: Sau khi nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải
xác thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
* Bước 4: Căn cứ vào nội dung của L/C và những thỏa thuận đã kí trong hợp
đồng nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.

* Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay bộ chứng
từ hàng hóa theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành hối phiếu rồi gửi toàn bộ
các chứng từ này cho NH thông báo/ NH thanh toán để xin thanh toán.
* Bước 6: NH thông báo/ thanh toán nhận được bộ chứng từ từ nhà XK phải kiểm
tra cho thật kỹ, nếu thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu
thuẫn với nhau thì sẽ tiến hành trả tiền cho các chứng từ đó.
* Bước 7: NH thông báo L/C chuyển bộ chứng từ này cho NH phát hành L/C và
yêu cầu NH này trả tiền cho bộ chứng từ đó.
* Bước 8: Nhận được bộ chứng từ ngân hàng phát hành phải kiểm tra kỹ, nếu các
chứng từ khớp đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền từ tài khoản kí
quĩ mở L/C đứng tên nhà NK để chuyển trả cho NH thông báo/ NH thanh toán L/C.
* Bước 9: NHNK thông báo việc trả tiền đối với L/C cho nhà NK, đồng thời NH
chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà NK để người đó có căn cứ đi lấy hàng.
1.2.4. Các loại thư tín dụng thương mại
 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)
Là một loại L/C mà NH mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung
hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.
 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit)
Là một loại thư tín dụng mà NH mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán
tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn
phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó.
 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed
irrevocable letter of credit)
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
8
Là loại thư tín dụng không hủy ngang và được một NH khác uy tín hơn đứng
ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với NH mở L/C.
 Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại
tiền ( Irrevocable without recourse letter of credit).
Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định NH mở L/C sau khi đã

thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền bất cứ trường
hợp nào.
 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit)
Là loại L/C không thể hủy bỏ, là cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục
hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi
và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được qui định trong L/C. Tín dụng tuần hoàn
được sử dụng trong trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại
những thời điểm nhất định (Hóa đơn giao hàng nhiều lần).
 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit)
Là loại L/C được phát hành trên cơ sở một L/C khác, hai L/C này độc lập
với nhau. L/C ban đầu là L/C gốc (Master L/C), L/C giáp lưng là L/C thứ hai (Baby
L/C/ Secondary L/C). Hai L/C này có các điều khoản và điều kiện giống nhau ngoại
trừ số tiền, đơn giá, thời hạn hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ, số lượng hàng, số
lượng chứng từ, tỷ lệ bảo hiểm. Người thụ hưởng L/C gốc là người yêu cầu mở L/C
thứ hai.
 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực
khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra.
 Thư tín dụng thanh toán chậm (Deferred payment L/C)
Là loại L/C không hủy bỏ trong quy định NH mở L/C hay NH xác nhận
L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ
thể ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu.
 Thư tín dụng vơi điền khoản đỏ (Red clause L/C)
Là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực
đỏ ở điều khoản đặc biệt này. Thông thường trong điều khoản đặc biệt, người mở
L/C cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định
trước khi giao hàng thay vì nói một cách đơn giản khi giao hàng.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
9
 Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C)

Để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị NK, trong trường hợp đơn vị xuất khẩu
không giao hàng theo đúng hợp đồng, đơn vị NK yêu cầu đơn vị XK mở một thư tín
dụng dự phòng trong đó quy định rằng nếu đơn vị XK không thực hiện hợp đồng,
NH mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị NK, loại
thư tín dụng này cũng được thực hiện đúng quy định trong UCP 600.
 Thư tín dụng có điều khoản T/TR (Telegraphic transfer
Reimbursement)
Là loại thư tín dụng thông thường nhưng trong thư có quy định: Cho phép
NH phục vụ người hưởng lợi sau khi kiểm tra tính hợp lệ của BCT, phù hợp với
những điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện ( telex) đòi tiền NH mở
L/C hay một NH chỉ định trong thư tín dụng.
 L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Transferable L/C):
Là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó người quy định quyền được chuyển
nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của
người hưởng lợi đầu tiên.
1.2.5. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.2.4.1. Ưu điểm
• Đảm bảo cho người XK nhận tiền chắc chắn nếu thực hiện đúng các điều
khoản của L/C.
• Người NK có thể có thể kiểm soát được rằng nhà XK có thực hiện đúng các
điều khoản ghi trong L/C không (điều kiện về hàng hóa, chất lượng, số lượng giao
hàng…), nếu không đúng sẽ từ chối trả tiền.
• Phương thức thanh toán này còn có sự tham gia của NH với tư cách là người
cam kết, do đó đảm bảo quy trình thanh toán được tiến hành trôi chảy thuận tiện và
hầu như an toàn tuyệt đối.
1.2.4.2. Nhược điểm
• Nhược điểm lớn nhất của phương thức thanh toán này là nhiều thủ tục cần
thực hiện, liên quan đến nhiều bên (nhất là trường hợp cần có NH xác nhận)
• Thời gian thanh toán không thể nhanh được: vì cần có nhiều thời gian kiểm tra
BCT, kiểm tra L/C, kiểm tra uy tín của NH phát hành…

GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
10
• Chi phí cho thủ tục, khi sai sót phải trả phí tu chỉnh L/C. Nếu có sai sót khi lập
BCT thì sẽ bị từ chối thanh toán
1.2.5. UCP- văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT
Để sử dụng phương thức tín dụng chứng từ một cách có hiệu quả, hạn chế đến
mức thấp nhất những thiệt hại, những tranh chấp của các bên tham gia thanh toán –
Phòng Thương mại Quốc tế - ICC (International Charmber of Commercial) đã ban
hành văn bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform
Customs and Practice for Documentary Credits – gọi tắt là UCP)
UCP được xuất bản đầu tiền vào năm 1931 và đến nay đã qua 6 lần bổ sung sửa
đổi. Hiện tại đang sử dụng 2 ấn phẩm của ICC là UCP400 và UCP500. Đây là những
ấn phẩm có giá trị song song, việc tham chiếu văn bản nào là do các bên giao dịch lựa
chọn.
UCP là văn bản hướng dẫn – nó mang tính chất tùy ý – chứ không mang
tính chất bắt buộc. Tuy nhiên, do đây là một văn bản của một tổ chức thương mại thế
giới nên sự vận dụng nó trong giao dịch thương mại là hoàn toàn có lợi và một khi
các bên đồng ý sử dụng văn bản UCP thì bắt buộc phải dẫn chiếu các chương, mục,
điều khoản đã ghi trong văn bản đó.
1.3 . Một số rủi ro chủ yếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trong hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau và có
mối quan hệ cùng chiều. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Trong
hoạt động thanh toán TDCT ngân hàng cũng không tránh khỏi những rủi ro. Các rủi
ro mà ngân hàng và các bên tham gia thường gặp là:
1.3.1. Rủi ro kĩ thuật:
a. Đối với nhà Xuất khẩu:
- Khi nhận được L/C từ NH thông báo, nếu nhà XK kiểm tra các điều kiện
không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không thể đáp ứng được
trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thõa mãn, NH phát
hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó nhà NK sẽ có lợi thế để

thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà XK sẽ gặp bất
lợi.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
11
- Trong thanh toán TDCT, NH mở L/C đứng ra cam kết thanh toán cho người
XK khi họ xuất trình BCT phù hợp với nội dung của L/C, NH chỉ làm việc với các
chứng từ qui định trong L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác
tuyệt đối giữa BCT thanh toán với nội dung qui định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất
nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt
lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập BCT thanh toán là một khâu quan trọng và rất
dễ gặp rủi ro đối với nhà XK.
Một BCT thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
• Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước
người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.
• Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được theo đúng
yêu cầu đề ra trong L/C.
• Những nội dung và số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được
mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không
thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi thì các chứng từ đó sẽ bị NH từ
chối thanh toán vì BCT đó mâu thuẫn với nhau.
• BCT phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời
hạn hiệu lực của L/C.
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp
vẫn là:
+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng
vận tải
+ Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.
+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của
L/C, các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc, các chứng từ không

khớp nhau, hoặc không khớp nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng
hóa, các chứng từ không tuân theo qui định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng
vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa.
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhà XK
khi lập BCT thanh toán.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
12
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi quốc gia cho nên dễ dẫn
đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất BCT hàng hóa để gửi NH xin thanh toán.
- Nếu nhà XK trình BCT không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán hay
chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu
kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá
hay chở hàng quay trở về nước. Nhà XK phải chịu những chi phí như phí lưu tàu quá
hạn, phí lưu kho...
- Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù BCT xuất trình là
hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
- Thư tín dụng có thể hủy ngang có thể được NH sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ
lúc nào trước khi nhà XK xuất trình BCT mà không cần sự đồng ý của nhà XK.
b. Đối với nhà NK:
- Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn
cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. NH chỉ
kiểm tra tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính
chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Như vậy sẽ
không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay
không. Nhà NK có thể nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình
vận chuyển mà vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH phát hành.
- Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hóa sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. BCT
là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hóa. Nếu nhà NK không chú ý
kiểm tra kỹ BCT (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền
cấp các loại giấy chứng nhận ...) mà chấp nhận BCT có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp khó

khăn trong việc khiếu nại sau này.
- Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước BCT, nhà NK chưa nhận
được BCT mà hàng đã cập cảng. BCT bao gồm vận đơn, mà vận đơn là chứng từ sở
hữu hàng hóa nên thiếu vận đơn thì hàng hóa sẽ không được giải tỏa. Nếu nhà NK
cần hàng hóa gấp thì phải thu xếp để NH phát hành phát một thư bảo lãnh gửi hàng
tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một khoản phí
cho NH.
c. Đối với ngân hàng phát hành
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
13
- Khi mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến
việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này.
- Khi nhận được BCT xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận
thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách chính xác BCT, để
BCT có lỗi nhà NK không chấp nhận thì NH không thể đòi tiền nhà NK.
- Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui
định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá
sản do kinh doanh thua lỗ.
- Khi hàng đến trước BCT thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh
toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy BCT. Nếu không có sự chấp nhận của
nhà NK về việc hoàn trả thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi BCT có sai sót, khi đó
nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy đòi được tiền từ nhà NK.
- Nếu trong L/C NH phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ (full set off
bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng khi chỉ cần xuất trình một
phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là NH phát hành theo
cam kết của L/C.
- NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP.
d. Đối với ngân hàng thông báo
- NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật,
đồng thời phải xác minh chữ ký, mã khóa ( test key), mẫu điện của NH phát hành

trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này
thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH
chưa xác nhận được tình trạng mã khóa hay chữ ký ủy quyền của NH mở L/C.
e. Đối với ngân hàng xác nhận
- Nếu BCT được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà
XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy,NH xác
nhận chịu rủi ro tín dụng với NH phát hành.
- Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà
không có sự kiểm tra BCT một cách thích đáng để BCT có lỗi, NH phát hành không
chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành.
f. Đối với ngân hàng chỉ định
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
14
Các ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK
trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Nhưng thực tế trên cơ sở BCT xuất trình
các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để trợ
giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà
XK.
1.3.2. Rủi ro đạo đức
Là rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanh toán TDCT cố tình không
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo qui định của L/C làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của bên kia.
a. Đối với nhà XK
Tuy trong phương thức TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng nếu nhà
NK không có thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào
sai sót cho dù rất nhỏ của BCT để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn
của người bán thậm chí từ chối thanh toán.
b. Đối với nhà NK
- Nhà NK gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo trong quá trình
giao hàng như: cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng ...

- Nhà XK cố ý gian lận có thể xuất trình BCT giả mạo, có bề ngoài phù hợp với
L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH
ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng
theo hợp đồng.
c. Đối với NH
- NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định
của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK cố ý không hoàn trả.
- NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hoặc trì
hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh
toán.
1.3.3. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị trong phương thức thanh toán TDCT bắt nguồn từ sự không ổn
định về chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán. Bao gồm các
thay đổi về môi trường pháp lý: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
15
ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Ngoài ra các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo
động hay chiến tranh, đảo chính, đình công, thiên tai, hỏa hoạn, chứng từ bị mất....
1.3.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế
Đó là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các
quốc gia. Khi kinh tế của quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân
hàng bị phong tỏa hoặc tạm ngưng hoạt động làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.
Nếu nợ nước ngoài quá lớn thì có các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được
áp dụng làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không
đòi được tiền.
Tóm lại rủi ro trong thanh toán TDCT tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi
quốc gia. Nhưng tập trung vẫn là phân tích rủi ro đối với các chủ thể tham gia vào
phương thức này.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
16

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TECHCOMBANK
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Techcombank
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Techcombank
• Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam.
• Tên tiếng Anh: VietNam Technology Commerical Joint Stock Bank
• Tên giao dịch: Techcombank
• Tên viết tắt: TCB
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ
phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu
được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
 Một số thành tích đạt được:
 1994- 1998
- Tăng vốn điều lệ từ 51,495 tỷ đồng lên 70 tỷ đồng.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển
nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
- Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
- Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
1999-2002
- Techcombank tăng vốn điều lệ từ 80,020 tỷ đồng lên 104,435 tỷ đồng.
- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế
giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng
GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank.
- Thành lập một số chi nhánh mới: Chi nhánh Chương Dương, Hoàn Kiếm tại Hà
Nội, Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng và Chi
nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương

17
2003
- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với
Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày
16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.
- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ đồng.
2004
- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
- Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng
- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với
Compass Plus.
2005
- Thành lập một số chi nhánh và phòng giao dịch như: Chi Nhánh Lào Cai, Hưng
Yên, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu…, Phòng Giao Dịch Techcombank
Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang
Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh)...
- Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng.
- Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus nâng
cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
2006
- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ The Bank of NewYorks, Citibank,
Wachovia.
- Tháng 5 và 6/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”
do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao tặng và đường dây nóng 04.9427444 chính
thức đi vào hoạt động.
- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố
xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được
xếp hạng bởi Moody’s.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương

18
- Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng và ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank
Visa.
2007
- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt
động của Techcombank.
- Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06 và phát hành trên 200.000 thẻ các loại.
- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận
thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
- Triển khai chương trình “Khách hàng bí mật” đánh giá chất lượng dịch vụ của các
giao dịch viên và điểm giao dịch của Techcombank.
- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” do Bộ Công
thương trao tặng.
2008
- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của
báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn
- 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần
mềm ngân hàng lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất
Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển
khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, …
- 08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao
tặng, tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC lên 20%, tăng vốn điều lệ lên
3.165 tỷ đồng, đồng thời ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam
Airlines – Visa
- 10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần
hàng đầu Việt Nam” do Uỷ Ban Chứng Khoán trao tặng.

GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
19
Năm 2009
- 6 tháng đầu năm đạt lơị nhuận 1.031 tỷ đồng .
- Smartlink kết nối với VNBC- Thẻ của Techcombank giao dịch tại mạng lưới ATM
lớn nhất Việt Nam.
- Techcombank chuyển trụ sở Chi nhánh Phú Mỹ và thành lập phòng giao dịch
Nguyễn Văn Linh.
- Techcombank tổ chức cuộc thi ảnh “Góc nhà yêu thương”.
- Tài trợ Giải quần vợt Cúp Phú Mỹ Hưng lần 9-2009
- Ra mắt sản phẩm “Tiết kiệm online – sản phẩm dành cho khách hàng bận rộn”.
- Tưng bừng khuyến mãi kỉ niệm16 năm thành lập.
- Thêm một tiện ích thanh toán cho khách hàng sử dụng F@st i-bank
- Triển khai gửi tin nhắn thông báo giao dịch cho chủ thẻ tín dụng.
- Khai trương khu dịch vụ Ngân hàng ưu tiên (Techcombank priority) đầu tiên tại
Việt Nam.
2.1.2. Chức năng của ngân hàng:
Các hoạt động chính của ngân hàng bao gồm:
- Huy động và nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân;
- Cung cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân dựa trên tính chất và khả năng cung
ứng nguồn vốn của Ngân hàng;
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác
được ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép;
- Thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư trái phiếu và kinh doanh ngoại tệ theo qui
định của pháp luật.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức:
 Hôị đồng quản trị
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank
Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank
Ông Nguyễn Thiều Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank

Ông Nguyễn Cảnh Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank
Ông Sumit Dutta, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Trần Thanh Hiền, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Madhur Maini, Thành viên HĐQT Techcombank
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
P.Tiếp thị, phát triển
sản phẩm & chăm sóc
KH
20
Ông Stephen Colin Moss, Thành viên HĐQT Techcombank
Ông Nguyễn Đức Vinh, Thành viên HĐQT Techcombank
 Ban kiểm soát
Ông Đỗ Tuấn Anh, Trưởng Ban kiểm soát thành viên chuyên trách
Bà Nguyễn Quỳnh Anh, Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
Bà Nguyễn Thu Hiền, Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
Bà Vũ Thị Dung, Thành viên Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Thành viên Ban kiểm soát
 Ban giám đốc
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám Đốc
Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Tổng Giám Đốc thường trực
Ông Phạm Quang Thắng, Phó Tổng Giám Đốc thường trực
Ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng Giám Đốc
Bà Lưu Thị Ánh Xuân, Phó Tổng Giám Đốc
Ông Lê Xuân Vũ, Phó Tổng Giám Đốc
Bà Đỗ Diễm Hồng, Phó Tổng Giám Đốc.
Bà Nguyễn Thị Thiên Hương, Phó Tổng Giám Đốc
Ông Trần Hoài Phương, Phó Tổng Giám Đốc
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
P.Tiếp thị, phát triển
sản phẩm & chăm sóc

KH
21
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu và tổ chức của ngân hàng Techcombank
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007 – 2009
ĐVT: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2008
Năm
2007
2009/2008 2008/2007
1. Thu nhập lãi
thuần
2.499.820 1.760.743 925.274 190,24% 141,98%
2. Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ
641.059 482.877 177.936 271,38% 132,76%
3. Lãi thuần từ kinh
doanh ngoại hối và
vàng
48.089 21.792 24.583 80,65% 220,67%
4. Lãi thuần từ mua
bán chứng khoán và
kinh doanh
150.453 2.587 81.760 3,26% 5813,73%
5. Thu nhập từ hoạt
động khác
196.134 16.034 4.462 359,35% 1223,24%
6.Thu nhập từ góp

vốn mua cổ phần
28.441 79.582 2.992 2659,83% 35,74%
7.Tổng lợi nhuận
trước thuế
2.252.897 1.615.855 709.740 227,69% 139,42%
8. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp
(552.728) (432.772) (119.356) 362,59% 127,72%
9. Lợi nhuận sau
thuế
1.700.169 1.183.083 510.384 231,8% 143,71%
10. Lãi cơ bản trên
cổ phiếu (VND/Cổ
phiếu)
3.148 2.293 2.452 93,52% 137,29%
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2007- 2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB năm 2007, 2008, 2009)
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
P.Thông tin điện toánVăn Phòng
ĐH Đồng Cổ
Đông
Ủy Ban Quản
Trị
P.Thông tin điện
toán
Các chi nhánh và văn phòng giao dịch tại các tỉnh
HĐ Tín
Dụng
P.Tiếp thị, phát triển
sản phẩm & chăm sóc

KH
P. Quản lý chất
lượng
P.Kế toán quản trị
Trung tâm thẻ
P.Thông tin điện
toán
TTTT&NH đại lý
P.Kế toán tài chính
P.Kiểm soát nội bộ
P.Quản lý nguồn vốn
& giao dịch ngoại tệ
Văn Phòng Hội
Đồng Quản Trị
Hội Đồng Quản
Trị
Ban Kiểm
Soát
Ban Điều
Hành
22
0
500,000
1,000,000
1,500,000
2,000,000
2,500,000
2007 2008 2009
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận

sau thuế
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của TCB giai đoạn 2007- 2009
Sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng và hàng loạt dự án đầu tư lớn, công ty
chứng khoán, công ty niêm yết nhà đầu tư tài chính bất động sản…vào đầu năm
2008, những yếu tố bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và
dẫn đến nhiều hệ quả như: lạm phát tăng vọt, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị
trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, thị trường bất động sản xuống dốc… Nhằm hạn
chế tác động của của những yếu tố bất lợi đó, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
từng bước áp dụng một loạt chính sách vĩ mô, trọng tâm là chính sách thắt chặt tiền tệ
để kiềm chế tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của nền
kinh tế. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu,
làm sụp đổ nhiều định chế tài chính khổng lồ và khuynh hướng đảo chiều thị trường
chứng khoán thế giới.
Nhờ kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, nhờ có chính sách kịp thời và nổ
lực chung của toàn Ngân hàng Techcombank đạt 1.615.855 triệu đồng lợi nhuận
trước thuế trong năm 2008, tăng 906.115 triệu đồng tương đương 125,48% so với
năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao thứ hai trong toàn hệ thống các Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam, là thành công đáng tự hào trong bối cảnh khủng
hoảng thị trường năm 2008 khi mà ít Ngân hàng phải điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch.
Năm 2009, lợi nhuận trước thuế lũy kế của Techcombank và các công ty trực thuộc
sau khi đã trích lập dự phòng đạt 2.252.897 triệu đồng tăng 637.042 triệu đồng tương
đương 39,42%, theo đó Techcombank đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2009 là
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
23
năm kinh tế các nước bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng nên tốc độ tăng có
giảm so với năm 2008. Bên cạnh đó mạng lưới hoạt động cũng không ngừng được
mở rộng, với 30 Chi nhánh và phòng giao dịch mới thành lập trong năm 2008. Đội
ngũ quản trị và điều hành được tăng cường về chất với một lượng đáng kể cán bộ cấp
cao được tuyển mộ từ các NH quốc tế và các đối tác chiến lược HSBC.
Nếu như năm 2007 Techcombank là Ngân hàng cổ phần đầu tiên được tổ

chức định mức tín nhiệm quốc tế Moody’s đánh giá ở mức cao về an toàn thanh toán
và tăng trưởng bền vững thì năm 2008, trong bối cảnh khó khăn, Techcombank vẫn
tiếp tục được Moody’s khẳng định là một Ngân hàng an toàn với định mức tín nhiệm
tương với mức trần tín nhiệm quốc gia. Đặc biệt, tỷ lệ cho vay/ huy động từ thị
trường luôn được kiểm soát ở trạng thái an toàn và ở mức 76% vào thời điểm tháng
6/2008. Đây cũng là tỷ lệ tốt mà ít NH Việt Nam đạt được trong những năm 2008.
Năm 2009 được đánh giá là năm có nhiều thử thách đối với nền kinh tế thế
giới và Việt Nam. Với môi trường hoạt động kinh doanh chứa đầy khó khăn và diễn
biến khó lường, Ban lãnh đạo của Techcombank luôn theo sát diễn biến tình hình, kịp
thời thiết lập và chỉ đạo kế hoạch hành động nhằm bảo đảm hoạt động của NH an
toàn, hiệu quả, và phát triển bền vững. Techcombank đã mở thêm được 9 Chi nhánh
và 39 phòng giao dịch, 2 quỹ tiết kiệm và thành lập 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm
kiểm soát tín dụng và Hỗ trợ kinh doanh miền Bắc và miền Nam. Tính đến
31/12/2009, TCB có 188 địa điểm kinh doanh được phân bố hoạt động tại 42
tỉnh/Thành phố trên toàn quốc. Bên cạnh đó TCB đã hoàn thành 2 đợt tăng vốn điều
lệ; trong đó:
 Đợt 1 tăng từ 3.642.014.710.000 đồng lên 4.337.014.710.000 đồng.
 Đợt 2 tăng từ 4.337.014.710.000 đồng lên 5.400.416.710.000 đồng
Từ đó cho thấy, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của TCB tiếp tục được
nâng cao về năng lực tài chính, quy mô tổng tài sản, thị phần hoạt động kinh doanh,
mạng lưới các điểm giao dịch so với năm 2008, như tổng tài sản tăng 157%, huy
động vốn tăng 150%, lợi nhuận trước thuế tăng 139%... tỷ lệ nợ xấu là 2,49% giảm
0,04% so với năm 2008, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt và vượt quy định tối thiểu của
NHNN. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động và khả năng cung ứng, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ NH của TCB cũng không ngừng được nâng cao thông qua việc áp dụng
công nghệ hiện đại để nâng cao tiện ích các sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa các khả
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
24
năng liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ NH.
Ngoài ra, Techcombank đã thu hút nhiều nhân sự cao cấp có trình độ năng lực về

công tác, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, quan tâm đến chính sách đãi
ngộ xứng đáng cho cán bộ nhân viên có thành tích đóng góp vào sự phát triển của
NH.
Với những kết quả đạt được trong năm 2009, TCB đã vinh dự nhận được nhiều
giải thưởng, bằng khen từ Bộ, ngành cũng như các tổ chức trao tặng như: Giải
thưởng “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế” do Ngân hàng
Wachovia trao tặng; Giải thưởng “Thương mại dịch vụ tiêu biểu 3 năm liên tiếp Top
trade services” và “Top 10 doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc” do Bộ công
thương bình chọn và trao tặng.
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Techcombank- chi nhánh Tân Bình
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng với yêu cầu đổi mới kinh tế, đồng thời nhằn mở rộng mạng lưới kinh
doanh, NHTMCP Techcombank đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên
cả nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng từng địa phương.
Tháng 02/2002, Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình được thành lập
và có văn phòng đặt tại Số 5 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM. Hiện nay
dời về Số 99A 1-2-3 Cộng Hòa, phường 3, quận Tân Bình, TP.HCM.
Chi nhánh tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho Khách hàng
địa phương bao gồm các cá nhân và tổ chức kinh doanh tại quận Tân Bình và một số
quận lân cận.
Với đội ngũ nhân viên tại chi nhánh hơn 100 người có trình độ chuyên môn
cao, năng động sáng tạo Ngân hàng Techcombank chi nhánh Tân Bình hoạt động
dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc chi nhánh.
Với diện tích mặt bằng hơn 300 m
2
, trang thiết bị hiện đại cũng như hệ thống
mạng nội bộ hoàn chỉnh, chi nhánh đã mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải
mái và đặc biệt là nhanh chóng khi đến thực hiện giao dịch.
Mục tiêu trong thời gian tới Ngân hàng sẽ tiến hành sửa đổi một số quy trình để
rút ngắn hơn nữa thời gian giao dịch cho khách hàng như đơn giản hóa các thủ tục ký

duyệt đến mức thấp nhất có thể, xây dựng mô hình tín dụng dễ tiếp cận, phù hợp hơn
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
25
với nhiều đối tượng khách hàng, có riêng bộ phận hướng dẫn hỗ trợ khách hàng.
Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong
khâu thẩm định kiểm tra và lập thủ tục về thanh toán cũng như nâng cao chất lượng
cung cách phục vụ. Chi nhánh TCB-TB đã và đang có những phát triển không ngừng,
cùng với các chi nhánh TCB cả nước đóng góp vào sự phát triển chung của ngân
hàng TCB nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung đúng với khẩu hiệu mà
ngân hàng đã đề ra “Giữ trọn niền tin”.
2.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức – chi nhánh Tân Bình
- Ban giám đốc : gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, có nhiệm vụ giám sát các
nhân viên, các phòng ban trong quá trình hoạt động kinh doanh, quyết định xem xét
mọi hoạt động của đơn vị. Ngoài ra Ban giám đốc còn phải chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh của đơn vị mình trước ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị.
- Phòng kinh doanh :
+ Phòng dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp (P.DVNHDN): thực hiện các
khoản cho vay với Khách hàng doanh nghiệp như tiếp cận, thẩm định hồ sơ vay,
kiểm tra sử dụng các món vay của đơn vị vay, theo dõi thu hồi nợ đối với các món
vay đến hạn, cân đối nguồn vốn, tổng hợp thống kê thông tin về rủi ro tín dụng, đề
xuất các biện pháp thu hồi vốn trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn về trả nợ
vay.
GVHD: Th.S Đào Thị Thanh Vân SVTH: Hồ Thị Mỹ Hương
BAN GIÁM ĐỐC
P.KT &NQP.DVNHDN P.DVNHCN BHT & KSKD
PGD
Tân
Sơn
Nhất

PGD
Nguyễn
Sơn
PGD
Tây
Sài
Gòn
PGD

Văn
Sỹ
PGD


PGD
Âu

PGD
Trường
Chinh
PGD
Nguyễn
Ảnh
Thủ

×