Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Kỹ thuật sản xuất thịt gà an toàn chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 141 trang )

MGHiÊN CỨU GIA CẦM THỤV PHƯƠNG

TS. PHÙNG ĐÚC TIẾN

Kỷ thuật sẩn xuất
THỊT GÀ AN TOÀN
CHẤT LƯỢNG CAO

lĩt iằ ằ ii


VIỆN CHẢN NUÔI
TRUNG TÂM NGHIÊN

cứu GIA CẨM THỤY

PHƯƠNG

K ỹ thuât sản xuất

THỊT GÀ AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO

NHÀ XUẤT BẢN NỒNG N G H IỆP
H À N Ộ I - 2008


BAN BIÊN TẬ P
TS. PHÙNG ĐÚC TIẾN - CHỦ BIÊN
TS. PHẠM THỊ MINH THU
TS. BẠCH THỊ THANH DÂN
TS. NGUYỄN THỊ NGA


TS. NGUYỄN QUÝ KHIÊM
THS. NGUYỄN THỊ QUẢNG
TH S.L ÊTH ỊN H U


TRUNG TÂM NGHIÊN

cứu GIA CẦM THỤY PHƯƠNG

- VIỆN CHĂN NUÔI ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRlỂN
TS. Phùng Đức Tiến
Giám đốc Trung tâm

Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương được thành lập
theo quyết định số 47NN - TCCB/QĐ ngày 17 tháng 02 năm
1989 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm,
nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ra đời trên tiền đề là tổ, đội,
trại gia cầm Thụy Phương được xây dựng từ những năm đầu thập
kỷ 70 của thế kỷ 20, cơ sở vật chất rất nghèo nàn, đối tượng
nghiên cứu đơn điệu không có tác động lớn đến sản xuất. Khi
thành lập Trung tâm cũng là lúc nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Nông nghiệp nông thôn đi vào công cuộc đổi mới.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng đối diện vói
sự khắc nghiệt của cơ chế thị trường, cơ sỏ vật chất của hình thức
chăn nuôi tập thể bị xoá sổ, nhiều đơn vị chăn nuôi tập trung bị
giải thể hoặc thua lỗ kéo dài.
Trước bối cảnh như vậy, Trung tâm đã lựa chọn hướng đi
đúng với những giải pháp chuẩn xác vận dụng linh hoạt các chủ
trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước vào các hoạt

động. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ K ế hoạch và đầu
tư, các đơn vị, địa phương, các nhà khoa học trong và ngoài Bộ,
sự chỉ đạo của Viện Chăn nuôi nên Trung tâm đã không ngừng
lớn mạnh toàn diện.

3


Với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đối tượng ngày càng đa
dạng, phong phú từ các giông bản địa đến các dòng giống nhập
nội và các dòng giống chọn tạo trong nước trên cơ sở các nguồn
gen sẩn có như gà lông màu Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, gà tre, Tam
Hoàng 882, Hang cun, Lương Phượng, ISA, Sasso; gà chuyên
trứng Goldline, Brownick; gà chuyên dụng hướng thịt Plymouth
Rock, Hybro, Ross 208, Ross 308, Marshall, Hubar, Cobb; các
dòng gà đặc sản như gà Thái Hoà, gà Ác, gà Sao, gà Tây, gà
H ’mông, chim câu Pháp; thuỷ cầm như ngan nội, ngan Pháp
R51, R71, Superheavy, vịt Super M2, super M3, vịt Star 53, Star
76, đà điểu, cá sấu, nhiều dòng giống lần đầu tiên vào Việt Nam.
Ngoài các lĩnh vực di truyền chọn giống, thức ăn dinh dưỡng, ấp
trứng, an toàn sinh học, thú y phòng bệnh, xây dựng mô hình,
Trung tâm đang tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm, môi
trường chán nuôi, tế bào gốc, protein dược liệu, dung dịch hoạt
hoá điện hoá. Như vậy, từ nghiên cứu cơ bản có định hướng ứng
dụng đến nghiên cứu triển khai đều được đẩy mạnh.
Những năm đầu chỉ là một số đề tài thí nghiệm ở cấp cơ sở
quy mô nhỏ nhưng đến nay Trung tâm đã phối hợp vói Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học
quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Thành

Tây, Viện Công nghệ sinh học, Viện công nghệ thực phẩm - Bộ
công nghiệp, Viện dinh dưỡng - Bộ Y tế, Viện thú y quốc gia,
Cục thú y, Viện công nghệ môi trường - Viện Khoa học công
nghệ Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam, Hội chăn
nuôi Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT
chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc, Trung tâm
nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Trạm nghiên cứu thử nghiệm thức ăn,
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền Trung, Công
ty Tư vấn dịch vụ phát triển chăn nuôi, các bộ môn của Viện

4


Chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, các
đơn vị chăn nuôi gia cầm của Tổng Công ty chăn nuôi Việt
Nam, Công ty cổ phần Phúc Thịnh, Liên hiệp hội khoa học
Thanh Hoá, Sở khoa học công nghệ các tỉnh Hà Nội, Hải Dương,
Hưng Yên, Thái Bình, Cao Bằng, Bấc Giang, Bắc Ninh, Thanh
Hoá triển khai 7 đề tài phối hợp cấp Nhà nước, 3 đề tài độc lập
cấp Nhà nước, 2 nghị định thư, 4 dự án p cấp Nhà nước, 50 đề tài
cấp Ngành và phối hợp cấp Ngành, 5 dự án nông thôn miền núi
của Bộ Khoa học và công nghệ.
Kết quả nghiên cứu khoa học đã xây dựng được hệ thống
giống gà lông màu, gà công nghiệp, gà đặc sản, vịt chuyên thịt,
ngan Pháp, đà điểu từ dòng thuần tới ông bà, sản xuất ra bố mẹ
và con thương phẩm có ưu thế lai phục vụ sản xuất. Nhiều giống
cấp ông bà được đưa vào danh mục giống gốc như các dòng
ngan, gà LV, vịt Supermeat. Sản phẩm khoa học còn là các quy
trình chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng cân bằng
axitamin, bổ sung các chế phẩm sinh học phù hợp với các đối

tượng và các lứa tuổi làm tăng năng suất từ 5 - 12%, quy trình ấp
trứng cùng với thiết bị mới tăng tỷ lệ nở lên 7 - 13% so với
những năm trước đây, quy trình an toàn sinh học, thú y phòng
bệnh được áp dụng trên bình diện rộng làm lợi cho sản xuất hàng
trăm tỷ đồng.
Quy trình sản xuất thịt gà an toàn chất lượng cao từ chuồng
nuôi tói bàn ăn được hoàn thiện tại hai vùng Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Hệ thống các số liệu đánh giá tình hình chăn
nuôi gia cầm, giết Iĩiổ, mức độ ô nhiễm môi trường ở các cơ sở
chăn nuôi, đề xuất các cơ chế chính sách giải pháp để giải quyết
những vấn đề đặt ra về môi trường khi phát triển chăn nuôi.
Trong quá trình triển khai nghiên cứu có 30 công trình được
công nhận tiến bộ kỹ thuật, đang đề nghị công nhận tiến bộ kỹ

5


thuật cho 23 công trình, nhiều công trình khoa học công nghệ
đạt giải thưởng lớn.
Nghiên cứu khoa học gắn vói sản xuất như một dòng chảy
liên tục. Trong những năm qua, Trung tâm đã bằng nhiều được
truyển như tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho cán bộ kỹ
thuật, cán bộ quản lý, người chăn nuôi, các chủ trang trại khắp
các tỉnh thành trong cả nước, phối hợp với đài truyền hình Việt
Nam tổ chức hơn 40 lượt phát sóng, gần 20 lượt phát tin trên Đài
tiếng nói Việt Nam, 52 lượt bài đăng tải trên các báo Nhân dân,
Lao động, Đầu tư, Nông nghiệp..., hàng trăm bài báo khoa học
đăng trên các tạp chí có uy tín, phối hợp vói Nhà xuất bản Nông
nghiệp, Nhà xuất bản Lao động - xã hội xuất bản 28 đầu sách kể
cả chuyên khảo và hướng dẫn kỹ thuật cùng hàng- vạn tờ gấp

phát cho các hộ chăn nuôi. Phối hợp vói hệ thống khuyến nông,
các Hội cựu chiến binh, Liên hiệp hội khoa học, Hội chăn nuôi,
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các doanh nghiệp, các chủ trang
trại, gia trại, chính quyền các địa phương, khắp các vùng sinh
thái như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẩng,
Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Long An, Sóc Trăng..., xây dựng nhiều mô hình chăn
nuôi gia cầm đậm nét trong sản xuất có doanh thu từ 100 triệu
đến 5 tỷ đồng/năm. Hàng năm Trung tâm cung cấp cho sản xuất
hàng trăm ngàn con giống bố mẹ để sản xuất ra hàng chục triệu
con gia cầm thương phẩm và những năm qua Trung tâm đã cấp
hàng chục triệu gia cầm thương phẩm có chất lượng cao cho sản
xuất, đã chuyển hơn 6.000 đà điểu vào 35 tỉnh thành như Cao
Bằng, Bắc Cạn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Đà Nẩng,
Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh,

6


Bắc Giang, Hà Tây..., Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nuôi cho
kết quả tốt.
Trung tâm phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp,
các chủ trang trại xây dựng nhiều dự án phát triển chăn nuôi thu
hút hàng trăm tỷ đồng vào sản xuất như Tổng công ty Khataco
Khánh Hoà, Công ty Minh Hung Đà Nẵng, Dahaco Bắc Ninh,
Trại ngan giống Bắc Giang, cơ sở sản xuất giống gia cầm Bắc
Ninh, Công ty Quang Việt, Công ty xây dựng Cao Bằng, Tổng
công ty đóng tàu Nam Triệu, Công ty TNHH Đồng Phú Hưng

thành phố Hồ Chí Minh...
Kết quả nghiên cứu đã thực sự thúc đẩy sản xuất và đón
trước sản xuất, đóng góp tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, xoá đói
giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng phên dậu của
đất nước.
Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu và sản xuất làm
căn cứ thực tiễn cho Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt các dự
án “Giống gà năng suất, chất lượng cao”; dự án “Nâng cao năng
suất giống vịt, ngan”. Nhờ có kết quả nghiên cứu và chuyển giao
vào sản xuất tạo động lực quan trọng cho ngành chăn nuôi gia
cầm phát triển, nên từ một Trung tâm ít người biết, đến nay là
địa chỉ tin cậy của hàng chục triệu nông dân từ miền núi phía
Bắc tới đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông
Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, đổng bằng sông Cửu Long.
Hợp tác quốc tế trong những năm gần đây được sự quan tâm
của Viện Chăn nuôi, Trung tâm đã tham gia các đề tài trong dự
án Biodiva, điều tra đánh giá ảnh hưởng của dịch cúm do Canada
hỗ trợ, hợp tác với Cuba về cá sấu, cộng hoà dân chủ nhân dân
Lào về chăn nuôi gia cầm và đà điểu, thực hiện nghị định thư vứi
Hungary về gà tây, gà Sao, với Grimaud Freres Cộng hoà Pháp

7


về gà lồng màu, ngan, vịt Star; với Ân Độ về gà Marshall; với
Trung Quốc về gà lông màu, đà điểu....
Đồng thời với việc đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng được củng cố và
mở rộng. Từ một trại nghiên cứu gia cầm xây dựng lạc hậu

xuống cấp, diện tích nhỏ, trang thiết bị hầu như không có gì đến
nay Trung tâm đã có Trạm nghiên cứu đà điểu Ba Vì vói hệ
thống chuồng trại tương đối đồng bộ cho việc triển khai các đề
tài dự án. Tại Thụy Phương, cơ sở vật chất được củng cố từ khu
hành chính đến các chuồng nuôi. Trạm nghiên cứu gia cầm cẩm
Bình đang được quy hoạch và xây mới nhiều hạng mục công
trình tạo nên một diện mạo mói đúng với tiềm năng sẵn có. Để
tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
giao Trung tâm triển khai 2 dự án: “Phát triển giống gà năng
suất, chất lượng cao giai đoạn 2006 - 2010”. Xây dựng trại giống
gà ông bà vói quy mô 13.000 mái sinh sản trên diện tích 35,4 ha
tại Phổ Yên, Thái Nguyên; Dự án: “Cải tiến nâng cao chất lượng
vịt, ngan giai đoạn 2006 - 2010” đang được triển khai tại cẩm
Giàng, Hải Dương. Để hoàn thiện và khép kúi từ nghiên cứu đến
sản xuất, Bộ Khoa học và công nghệ giao cho Trung tâm triển
khai dự án nông thôn miền núi tại Hải Dương vói nội dung quan
trọng là xây dựng một nhà máy giết mổ với trang thiết bị hiện
đại tại Lương Điền, cẩm Giàng. Trung tâm sẽ triển khai Trạm
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tại Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình
Thuận vào đầu năm 2008.
Thực hiện quyết định 705 ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Trung
tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương sang hoạt động theo cơ chế
tự trang trải kinh phí quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ - CP

8


của Chính phủ, Trung tam sẽ thành lập Công ty cổ phần dịch vụ
thương mại và phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.

Trang thiết bị điều kiện làm việc cho cán bộ khoa học, công
nhân viên cũng được thay đổi, hệ thống máy tính kết nối thông
tin khu vực và thế giới thường xuyên. Hộ thống chuồng trại và
trang thiết bị đồng bộ được lắp đặt ở các cơ sở giảm bớt sức lực
của người lao động vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
vừa hạ giá thành, tạo sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Các
thiết bị nghiên cứu hiện đại phục vụ cho nghiên cứu tế bào gốc,
protein dược liệu cũng được trang bị và sử dụng có hiệu quả.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Trung tâm luôn coi
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ vừa là động lực vừa là
mục tiêu. Chính vì vậy trong nhiều năm qua đã tập trung các
nguồn lực cho công tác đào tạo đại học và sau đại học từ hơn 20
kỹ sư khi mới thành lập đến nay đã có đội ngũ hơn 100 cán bộ
đại học và trên đại học, trong đó có 9 tiến sỹ, 26 thạc sỹ, 7
nghiên cứu sinh, 9 học viên cao học. Đội ngũ cán bộ công nhân
viên từ 81 người năm 1989 lên gần 300 người năm 2007. Do có
lực lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên sâu nên đã
thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ cho sự phát triển của đơn
vị, Trung tâm còn phối hợp với các Viện: Viện Dinh dưỡng,
Viện công nghệ và thực phẩm, các trường: Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội,
Đại học sư phạm I Hà Nội, Đại học Hồng Đức Thanh Hoá, Cao
đẳng nông lâm Hà Bắc, Cao đẳng nông nghiệp Hà Nội, Cao đẳng
nông nghiệp Hà Tây, Cao đẳng nông nghiệp Nam Định hướng
dẫn luận văn cao học, thực tập tốt nghiệp và chuyên đề cho hàng
trăm sinh viên.

9



Với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, để nấm bắt được
công nghệ tiên tiến, tranh thủ sự ủng hộ của nước ngoài, Trung
tâm đã cử hơn 70 lượt cán bộ đi tham quan học tập tại nhiều
quốc gia và lãnh thổ như Mỹ, ú c , Nhật Bản, Pháp, Hungary,
Italia, Malaysia, Xingapo, Cộng hoà Sec, Nam Phi, Cu Ba, Trung
Quốc, Ẩn Độ, Lào, Campuchia, Đan Mạch, Hà Lan, Thái Lan,
Đài L o a n Trung tâm là đơn vị đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và PTNT
phê duyệt đề án chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ - CP của Chính phủ. Đây là
thách thức nhưng cũng là cơ hội để Trung tâm định hướng cho
các hoạt động tạo đà phát triển những năm tới.
Liên tục trong nhiều năm qua, Trung tâm thường xuyên
quan tâm chăm lo tói đời sống việc làm của người lao động, mặc
dù hơn 4 năm qua phải đứng trước những khó khăn gay gắt
nhưng đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên
không ngừng nâng cao tạo sự phấn khỏi trong toàn Trung tâm.
Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố lớn
mạnh không ngừng, có hai chi bộ vói gần 40 đảng viên, gương
mẫu đi đầu trong các hoạt động, 3 chi đoàn vói hơn 70 đoàn viên
là lực lượng xung kích trong nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, tập thể nữ chiếm 67% toàn Trung tâm là bộ phận quan
trọng cấu thành sức mạnh của Trung tâm. Các nhà khoa học nữ
đã được nhiều giải thưởng lớn. Cá nhân TS. Bạch Thị Thanh Dân
là một trong 8 tập thể và cá nhân được vinh danh vinh quang
Việt Nam năm 2007; công đoàn Trung tâm được khen thưởng
nhiều lần với hàng chục công đoàn viên tiên tiến, xuất sắc được
nhận bằng khen, giấy khen của Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam và công đoàn ngành nông nghiệp.


10


Trong quá trình hình thành và phát triển, nhiều thời điểm
Trung tâm đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đặc hiệt giai
đoạn từ cuối 2003 đến nay do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm và
thay đổi cơ chế hoạt động nhưng Trung tâm vẫn đứng vững, đổi
mói và đi lên trở thành một Trung tâm lớn nhất trong cả nước về
nghiên cứu gia cầm, có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi gia cầm nói riêng. Với những thành tích đạt được, tập thể và
cá nhân của Trung tâm đã được Đảng và Nhà nước trao tặng 02
Huân chương lao động hạng H, 04 huân chương lao động hạng m ,
04 bằng khen của thủ tướng chính phủ, 01 cờ thi đua của Bộ Nông
nghiệp và PTNT, 10 giải thưởng Bông lúa vàng và 02 huy chương
tuổi trẻ vói sự nghiệp khoa học công nghệ, 09 huy chương vì Sự
nghiệp xanh, 03 cúp vàng vì, Sự nghiệp xanh, 11 cúp vàng nông
nghiệp, 26 huy chương vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, 30
bằng lao động sáng tạo, 01 giải thưởng mai vàng hội nhập, tập thể
cán bộ nữ khoa học được nhận giải thưởng Kovalevskaia, thương
hiệu ban nhà nông Việt Nam năm 2005 giải thưởng nhà nước về
khoa học công nghệ, giải thưởng Vifotex và nhiều bằng khen và
giải thưởng khác. Ngày 13 tháng 3 năm 2007, Chủ tịch nước ký
quyết định số 253/2007/QĐ - C ĨN tặng thưởng huân chương lao
động hạng nhất cho Trung tâm.
Nhìn lại chặng đường đã qua với bao thăng trầm và phát
triển, tuy nhiên trên đây mới chỉ là bước đầu. Những năm tói,
đặc biệt từ nay đến 2010, trong tiến trình hội nhập ngày càng
sâu, đổi mới cơ chế hoạt động, đứng trước những thách thức

không nhỏ nhưng cũng có những vận hội mới. Để góp phần đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói
riêng, Trung tâm sẽ tập trung các nguồn lực triển khai tốt các đề

11


tài khoa học tạo các sản phẩm theo hướng hàng hoá khép kín, có
sức cạnh tranh mạnh, phối hợp với các tổ chức, cá nhân, các địa
phương chuyển tải nhanh kết quả vào sản xuất để xứng đáng hơn
nữa vói niềm tin của hàng chục triệu nông dân trong cả nước.
Đẩy nhanh hơn nữa việc củng cố xây dựng cơ sở vật chất trang
thiết bị, chủ động đứng vững và phát triển khi chuyển sang cơ
chế mới, mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục phối hợp vói các
trường, các Viện đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ. Triển khai
các dự án đúng tiến độ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Không
ngừng chăm lo nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên,
tiếp tục tăng cường và củng cố các tổ chức đảng, chính quyền và
các đoàn thể xã hội, phấn đấu từ nay đến 2010 Trung tâm có
diện mạo mói đóng góp tích cực hơn cho việc chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

12


CHĂN NUÔI GIA CẦM ỏ Nước TA
TS. Phùng Đức Tiến, ThS. Hoàng Văn Lộc,
TS. Nguyễn Quý Khiêm

I. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIA CẦM Ở NƯỚC TA

1. Những kết quả đạt được
Sau 20 năm đổi mới, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia
cầm nói riêng có tốc độ tâng trưởng nhanh và bền vững vói giá
trị sản xuất lón. Ngành chăn nuôi đạt 9059,8 tỷ đồng năm 1986
và tăng lên 21.199,7 tỷ đồng năm 2002, năm 2006 đạt 48.654,5
tỷ đồng chiếm 24,7% giá trị sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi
gia cầm có giá trị sản xuất 1.701 tỷ đồng năm 1986 tăng lên
3.712,8 tỷ đồng năm 2002, năm 2006 đạt 9.244,3 tỷ đồng chiếm
19% trong chăn nuôi. Như vậy, chăn nuôi gia cầm chỉ đứng sau
chăn nuôi lợn, có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
Tổng đàn gia cầm 1986 có 99,9 triệu con, đến 2003 đạt 254
triệu con (gà 185 triệu con; vịt, ngan, ngỗng 69 triệu con), tốc độ
tăng đầu con bình quân 7,85%/năm. Trong đó số lượng đàn gà
thời gian 1990 - 2003 tăng từ 80,18 triệu con lên 185 triệu con,
tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Từ năm 2003 do ảnh hưởng
dịch cúm số lượng đầu con có giảm. Năm 2006 tổng đàn gia cầm
đạt 214,6 triệu con trong đó gà 152 triệu con, thuỷ cầm 62,6
triệu con. Một số vùng kinh tế sinh thái có số lượng gia cầm lớn
như: vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc bộ là hai vùng có
số lượng gia cầm lớn nhất tương ứng 58,4 và 42,5 triệu con;

13


Đồng bằng sông Cửu Long 36,4 triệu con (chủ yếu là thủy cầm);
vùng Bắc Trung bộ 33,2 triệu con, Đông Nam bộ 15,4 triệu con,
Duyên hải miền Trung 12,5, Tây Bắc 8,8 triệu con, Tây Nguyên
7,8 triệu con.
Đạt được những kết quả trên, khoa học công nghệ đã có

những đóng góp quan trọng như nghiên cứu thích nghi và đưa
vào sản xuất các giống gà công nghiệp như: AA; Avian; Ross;
ISA; Brown nick; Goldline; Hyline...; các giống vịt Super M, c v
2000 Layer, Khakicampbell; ngan Pháp R51, R71... Gà broiler
trước đây phải nuôi 55 - 56 ngày, nay chỉ còn 42 - 45 ngày, khối
lượng cơ thể đạt 2,1 - 2,3 kg/con, tiêu tốn 1,9 kg thức ăn/kg tăng
trọng. Gà trứng thương phẩm 4 dòng cho năng suất 270 - 280
quả/mái/năm. Đồng thòi với việc đẩy mạnh chăn nuôi gà công
nghiệp, từ năm 1995 đã tập trung nghiên cứu và phát triển gà
chăn thả năng suất chất lượng cao trên phạm vi toàn quốc. Các
giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabứ, ISA, Sasso, gà Ai
cập cho chất lượng thịt, trứng ngon như gà địa phương nhung
năng suất thịt, trứng cao hơn 130 - 150%. Các giống gà lông
màu được thị trường ưa chuộng nên phát triển tương đối nhanh.
Năm 2002, thông qua chương trình hợp tác khoa học kỹ
thuật giữa Việt Nam - Hungary đã nhập 3 dòng gà Sao phát triển
tốt trong sản xuất. Bên cạnh việc nhập nguồn gen quý năng suất
cao, khai thác các điều kiện thiên nhiên ưu đãi như đồng bãi
chăn thả, các nguồn thức ăn tận dụng... đã có nhiều công trình
nghiên cứu phục tráng, chọn lọc nâng cao năng suất các nguồn
gen gia cầm bản địa.
Đối vói vịt thịt nuôi sinh sản: năng suất trứng đạt từ 220 - 240
quả/mái/năm. Vịt Super M thương phẩm nuôi 50 - 55 ngày tuổi
đạt 3,3 - 3,5 kg/con. Vịt siêu trứng đạt 250 - 270 quả/mái/nãm.

14


Ngan Pháp cho năng suất cao hơn ngan nội từ 135 - 155%, nuôi
thịt 70 - 80 ngày tuổi cho khối lượng 3,1 - 3,3 kg/con.

Đồng thòi với kết quả nghiên cứu về di truyền, chọn giống
được áp dụng vào sản xuất, các công trình nghiên cứu về thức ăn
dinh dưỡng, ấp trứng, thú y phòng bệnh cũng có nhiều thành
công và được người chăn nuôi nhanh chóng áp dụng. Khoa học
công nghệ đã góp phần làm tăng tổng sản lượng thịt, trứng gia
cầm trên phạm vi toàn quốc.
Về sản lượng thịt gà: Trong tổng số 185 triệu con, có khoảng
50 triệu gà mái đẻ các loại, 135 triệu gà nuôi thịt bao gồm 35
triệu gà công nghiệp và lông màu, gần 100 triệu gà địa phương.
Hàng năm, có thể sản xuất được 650.000 tấn thịt (trong đó, ước
tính thịt gà công nghiệp là 120.000 tấn, thịt gà lông màu là
150.000 tấn, thịt gà địa phương là 280.000 tấn và 100.000 tấn
thịt gà mái đẻ thải loại). Trong tổng số 650.000 tấn thịt gà, có
khoảng 70.000 tấn gà giống để tái tạo đàn, còn lại 580.000 tấn
thịt gà thương phẩm.
Về sản lượng thịt vịt, ngan: Trong tổng số 69 triệu vịt, ngan,
có 9 triệu vịt ngan nuôi công nghiệp, 12 triệu mái đẻ và 48 triệu
vịt, ngan nội nuôi thịt. Hàng năm, đàn vịt, ngan này có thể sản
xuất được 226.000 tấn thịt (gồm 90.000 tấn thịt vịt, ngan công
nghiệp, 118.000 tấn thịt vịt ngan nội địa và 18.000 tấn thịt vịt
ngan đẻ thải loại). Khối lượng vịt, ngan giống thuộc đàn hậu bị
để tái tạo đàn là 16.000 tấn, còn lại là 210.000 tấn thịt ngan, vịt
thương phẩm.
Về sản lượng trứng gia cầm năm 2003 đạt 4,79 tỷ quả, trong
đó có khoảng 3,1 tỷ quả trứng gà và 1,69 tỷ quả trứng vịt các
loại. Năm 2006 sản lượng trứng đạt 3,97 tỷ quả.

15



2. N hững tồn tại và khó khăn
Chăn nuôi gia cầm tuy đã có những thành tựu đáng khích lệ
nhưng còn mang nặng tính tự cấp tự túc và manh mún.
Hệ thống giống gia cầm còn nhiều bất cập, năng suất và
tiềm năng di truyền các giống trong nước còn quá thấp, chưa
được chọn lọc, cải tạo, phục tráng. Mặt khác, chăn nuôi trong
nông hộ chưa được đầu tư, ngưồi dân nuôi lẫn cả gà đẻ, gà dò, gà
con nên khó áp dụng TBKT mói.
Trong thời gian qua, một số giống gia cầm cao sản nhập nội
chủ yếu là giống bố mẹ, thương phẩm, mặt khác nuôi trong điều
kiện trang thiết bị lạc hậu xuống cấp, chế độ dinh dưỡng chưa
hợp lý nên không phát huy được tiềm năng con giống, sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường còn nhiều hạn chế.
Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi tại chỗ chưa hợp lý, mất
cân đối về giá trị dinh dưỡng: bảo quản, chế biến nguyên liệu
thức ăn kém nên bị mốc, mọt, độc tố nhiều. Thức ăn sản xuất ra
bán với giá cao ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của
người chăn nuôi.
Công tác thú y chưa đảm bảo được an toàn dịch bệnh nên tỷ
lệ nuôi sống của đàn gia cầm nuôi chăn thả trong dân thấp, đặc
biệt dịch cúm gia cầm còn đang diễn biến phức tạp gây cản trở
cho sự phát triển sản xuất.
Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy như Pháp lệnh
Thú y, Pháp lệnh về quản lý giống vật nuôi nhưng trên thực tế
chưa đi sâu vào cuộc sống.
Quản lý thị trường còn nhiều yếu kém, giống và sản phẩm
chăn nuôi nhập lậu chưa được ngăn chặn triệt để gây khó khãn
cho các cơ sở sản xuất trong nước đồng thòi không kiểm soát
được nguồn lây lan dịch bệnh.


16


Ngành gia cầm chưa quỵ hoạch theo hướng gắn nguyên liệu
với chế biến, mất cân đối giữa các vùng, miền do đó chưa phát
huy được lợi thế so sánh của các vùng kinh tế sinh thái.
Thị trường trong nước gặp nhiều khó khăn. Xuất khẩu chưa
tìm kiếm được thị trường ổn định; xúc tiến thương mại, thông tin
thị trường còn yếu kém; hệ thống chế biến sản phẩm còn ít; thiết
bị thô sơ và lạc hậu.
Chính sách hỗ trợ khuyến nông còn nhỏ bé và hạn chế, hoạt
động mang nhiều tính hành chính.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp và chưa có trọng
tâm. Nhiều mô hình về KH - CN chưa được nhân rộng trong sản
xuất, lực lượng cán bộ khoa học ở địa phương vừa yếu vừa thiêu
trầm trọng. Đào tạo huấn luyện cho người chăn nuôi còn yếu kém.
Các nguồn vốn tín dụng vào chăn nuôi gia cầm còn hạn chế.
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa được thỏa đáng.
Vốn đầu tư trực tiếp FDI, nguồn vốn trong dân, nguồn kiều hối,
ODA chưa được huy động nhiều vào sản xuất.
n . ĐÀN GIỐNG GIA CẦM QUỐC GIA HIỆN NAY
1. Đàn gia cầm giống gốc
Cả nước đang có 12 cơ sở gia cầm giống gốc do Trung ương
(Bộ Nông nghiệp & PTNT) quản lý.
Với quy mô đàn gà giống hiện nay, hàng năm có thể xuất
được 537.000 gà bố mẹ, từ đó sản xuất ra 50,2 triệu con gà
thương phẩm với tổng sản lượng thịt gà đạt 85.938 tấn.
Từ 7.700 vịt giống ông bà, hàng năm có thể cung cấp
200.000 vịt giống bố mẹ cho sản xuất và 31 triệu vịt thương
phẩm với 69.700 tấn thịt vịt hoi.


17


Với 4.000 ngan giống gốc có thể cung cấp 72.600 ngan
giống bố mẹ để sản xuất ra 5,8 triệu ngan nuôi thịt, tương đương
1.500 tấn thịt ngan mỗi năm.
Các cơ sở nuôi giữ gia cầm giống gốc được phân bố như sau:
miền Bắc có 9/12 cơ sở chiếm 75,0%;- miền Trung 1/12 cơ sở
chiếm 8,3% và miền Nam 2/12 cơ sở chiếm 16,7%.
Số lượng gia cầm giống gốc được nuôi giữ ở miền Bắc là
27.700 con, chiếm 78,82%; miền Trung nuôi giữ 1.000 con bằng
2,88% và miền Nam là 5.000 con, chiếm 14,4% tổng số gia cầm
giống gốc cả nước.
Số lượng và sự phân bố đàn gia cầm giống gốc năm 2006
Vịt

Ngan

Tổn g số cả nưâc

7 .7 0 0

1

4 .0 0 0

3 4 .7 0 0

M iền B ắc


19 .50 0

5 .2 0 0

4 .0 0 0

2 7 .7 0 0

X N gà giống T am Đ ả o - T C T C N

2 .0 0 0

2 .0 0 0

X N gà giống Ba V ì - T C T C N

2 .0 0 0

2 .0 0 0

X N gà giống C hâu Thành - T C T C N

3.0 00

C o sỏ nuôi giữ

X N gà giống H ỏa Bình - T C T C N

2 .0 0 0


X N gà giống Lương M ỹ - T C T C N

3 .0 00

Trung tâm N C G C T hụy Phương - V C N

3 .5 00

Trung tâm N C V ịt Đ ại Xuyên - V C N

Ngỗng

Tổng


2 3 .0 0 0

TT

3 .0 0 0
]

2 .0 0 0
3 .0 0 0

2 .5 0 0

2 .5 0 0


8 .5 0 0

2 .7 0 0

1.5 00

4 .2 0 0

Trung tâm N C G C V ạn Phúc - V C N

3 000

3 .0 0 0

Trung tân N G và Thử nghiệm thức ăn

1000

1.000

chăn nuôi
2

3

18

M iền Tm ng

1.000


1.0 00

T T N C & P T C N miền Trung - V C N

1.000

1.000

M iền N am

2 .5 0 0

T T N C & HL Chăn nuôi Bình T h ắn g V K H K T N N m iền N am

1.000

T T N C & C G T B K T Chăn nuôi - V C N

1.500

2 .5 0 0

5 .0 0 0
1.000

2 .5 0 0

4 .0 0 0



2. Chương trình dự án giống quốc gia
Để phát triển chăn nuôi gia cầm, từ năm 2000 Nhà nưóe đã đầu
tư cho Chương trình giống với 3 dự án: dự án phát triển gà chăn thả
năng suất chất lượng cao 2000 - 2001, dự án nhân giống vịt, ngan
2000 - 2001, dự án phát triển giống vịt ngan 2002 - 2005.
Mục tiêu: tổ chức chọn lọc và cải tạo một số giống gia cầm
địa phương để nâng cao năng suất, chất lượng giống; đồng thòi
xây dựng hệ thống cung ứng gia cầm năng suất cao theo mô hình
hình tháp, nâng cao thị phần sản xuất thịt, trứng gia cầm công
nghiệp do các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra.
Sau các năm thực hiện, các dự án đã hoàn thành tốt nội dung
được phê duyệt. Chọn lọc nâng cao các giống gia cầm trong
nước, nhập và nhân nhanh phục vụ sản xuất con giống có năng
suất chất lượng cao như: gà Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng,
Sasso, ISA color; ngan Pháp R51 - R71, vịt cv Super M2, cv
2000 Layer. Nhập các thiết bị thí nghiệm, hệ thống chuồng nuôi
và máy ấp nở hiện đại đồng bộ.
Các dự án đã cung cấp cho sản xuất hàng trăm nghìn con
giống bố mẹ có năng suất, chất lượng cao để sản xuất ra hàng
chục triệu gia cầm thương phẩm. Đặc biệt trong dịch cúm gia
cầm vừa qua, nhờ làm tốt công tác thú y phòng bệnh và an toàn
sinh học nên các cơ sở đã bảo vệ được đàn giống góp phần tích
cực vào việc phục hồi, phát triển chăn nuôi gia cầm sau dịch
Ngày 10/01/2006 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
17/2006/QĐ - TTg về việc tiếp tục thực hiện chương trình giống
cây trồng vật nuôi và giống cây công nghiệp đến năm 2010.
Trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê
duyệt:


19


Dự án “Phát triển giống gà chất lượng cao” với tổng vốn
kinh phí dư toán đầu tư 75 tỷ đồng nhằm mục tiêu tâng cường
năng lực cho ngành chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hoá
tập trung, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm, chủ động hội nhập, đáp ứng nhu cầu thực phẩm
của xã hội.
Dự án “Cải tiến nâng cao chất lượng giống vịt ngan” có kinh
phí đầu tư 36,8 tỷ đồng vói mục tiêu triển khai sản xuất giống
vịt, ngan năng suất chất lượng cao thẹo phương thức tiên tiến
trên cơ sở tăng cường năng lực cho các đơn vị 'nuôi giữ giống
gốc, góp phần hoàn thiện hệ thống sản xuất giống vịt, ngan đáp
ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi thuỷ cầm theo hướng cổng n
ghiệp hoá có quy mô và tỷ xuất hàng hoá cao.
Thực hiện hai dự án trên tạo bước tiến quan trọng trong việc
nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất giống, hoàn thiện hệ thống sản
xuất giống từ cấp ông bà đến con thương phẩm đảm bảo tiêu chí
an toàn sinh học.
r a . s ự PHÂN B ố CÁC TRẠI GIỐNG GIA CẦM
1. P h ân bố theo sở hữu

1.1.
Các trại giống gia cầm do Trung ương quẩn lý (trực
thưộc Bộ Nông nghiệp & PTNT)
- Viện Chăn nuôi: 6 cơ sở: 3 ở miền Bắc; 1 ở miền Trung; 1
ở miền Nam.
- TCT Chăn nuôi Việt Nam: 6 cơ sở ở miền Bắc.
- Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam: 1 cơ sở.


20


1.2. Các trang trại cấp tỉnh
Ở một số tỉnh có trại giống gia cầm do Sở Nông nghiệp & PTNT
quản lý. Ví dụ: Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,
Hà Tây, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa,
Đắc Lắc, Tp. Hồ Chí Minh.
Phương thức hoạt động các trang trại cấp tỉnh: Nhận giống
gia cầm bố mẹ từ các cơ sở giống gốc của Trung ương hoặc nhập
từ nước ngoài. Các cơ sở này sản xuất giống thương phẩm 01
ngày tuổi và bán trực tiếp hoặc thông qua nhà phân phối cho
người chăn nuôi trong tỉnh hoặc các địa phương lân cận.

1.3. Các trang trại tư nhân và chăn nuôi hộ gia đình
Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2.260 trang trại chăn
nuôi gia cầm, chiếm 26% tổng số trang trại chăn nuôi; quy mô
1.000 - 14.000 con, bình quân 2.000 - 3.000 con/trang trại. Năm
2006 số trang trại chăn nuôi gia cầm tăng lên 2873 trang trại,
chiếm 16,0% tổng trang trại chăn nuôi cả nước. Trong đó tổng
trang trại chăn nuôi gà là 1.950, chăn nuôi vịt là 668, trang trại
gia cầm giống là 219 trang trại. Trong đó, một số tỉnh có số
lượng trang trại lớn như: Hà Tây 392 trang trại, Đồng Nai 281
trang trại, Bình Dương 208 trang trại; Thanh Hóa 106 trang trại;
Đồng bằng sông Cửu Long 238 trang trại. Quy mô trang trại từ
2000 đến 10.000 con chiếm 90%.

1.4. Công ty nước ngoài
Có 4 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

gia cầm ở Việt Nam: Công ty TNHH CP Việt Nam, Công ty
TNHH JAFFA Comíeed, Công ty TNHH Cargill Việt Nam,
Công ty TNHH Proconco. Năm 2002 - 2003, các công ty giống
nước ngoài chiếm khoảng 65 - 70% thị trường gà công nghiệp
hướng thịt và hướng trứng tại Việt Nam.

21


2. Phân bố theo quy mô đàn gia cầm
Phân bố trang trại theo quy mồ chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi

C hăn nuôi truyền thống
(C hăn nuôi gia đình)
Chăn nuôi bán công
nghiệp
Chăn nuôi công nghiệp

SL quay
vòng
(lần)

T ỷ trọng
sấn xuất

94,8

2


65

5.000

3,46

2 -3

10-15

2.000

1,73 •

4 -5

20

Quy mô
(con)

S ố lượng

Tỷ lê

trang trại

(% )

>50


7 .8 8 1 .9 7 6

50-<
2 .000
> 2.000

(% )

Nguồn: Thomas Delquigny và ctv, 2004.

3. Phân bố trang trại theo lãnh thổ và mật độ
Các trại nuôi gia cầm có mặt khắp đất nước Việt Nam.
Xét về tổng thể m ật độ phân bố trang trại có sự dao động theo
vùng, miền.
Mật độ thưa nhất 12 trại/km2 tập trung ở các tỉnh:
+ Miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Sơn La.
+ Các tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắc
Lắc, Bình Phước.
+ Các tỉnh ven biển: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Cà Mau.
M ật độ 100 trại/km2 tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông
Hồng: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.
Mật độ cao hơn 200 trại/km2: Thái Bình, Nam Định, Hà
Tây...

22


4. Phân bố trang trại theo dân cư

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trung bình 13 người/1 trang
trại nuôi gia cầm, trong đó có sự khác biệt lớn giữa miền Bắc và
miền Nam.
Miền Bắc: Trung bình 6,5 người/1 trang trại gồm các tỉnh:
Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Phú Thọ,
Hưng Yên, Hà Nam, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Nam Định,
Thanh Hóa. Có thể cho rằng hầu như các hộ gia đình ở những
tỉnh trên đều nuôi gia cầm.
Miền Nam: Trung bình 13 ngưòi/1 trang trại tập trung ở các
tỉnh: Bình Thuận, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, An Giang,
Khánh Hòa, Bạc Liêu, Bà Rịa, Sóc Trăng, Tp. Hồ Chí Minh.
Như vậy, sự khác biệt giữa 2 miền có nguyên nhân đặc thù:
ở miền Nam, tỷ lệ các trại nuôi công nghiệp và bán công nghiệp
cao hơn so với miền Bắc.
5. Phân tích theo cơ cấu giống và sản phẩm gia cầm sản xuất
Giống gia cầm nuôi trong các loại hình trang trại rất phong
phú và đa dạng: gà, vịt, ngan, gà Tây, gà Nhật, chim cút...
Những trang trại gia đình có quy mô nhỏ chỉ nuôi giống địa
phương, trang trại công nghiệp hoặc bán công nghiệp nuôi giống
gia cầm nhập nội hoặc các con lai.
Có sự chuyên môn hóa theo vùng và các loại gia cầm sản
xuất ở Việt Nam:
+ Miền Bắc chủ yếu sản xuất gà chiếm 75% trong vùng.
+ Miền Nam và miền Trung chủ yếu sản xuất vịt chiếm 66%
trong vùng.

23


IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

ở Việt Nam tồn tại 3 hình thức chăn nuôi gia cầm đó là chăn
nuôi truyền thống, bán công nghiệp và công nghiệp.
1. Chăn nuôi truyền thống (theo hộ gia đình)
Đây là loại hình chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất, được hình
thành từ lâu đời với phương thức tự cung tự cấp, phát triển các
giống gia cầm địa phương mang tính vùng miền. Đặc điểm của
loại hình này là đầu tư ít, chăn thả tự do, thời gian nuôi kéo dài
mỗi năm 2 - 2,5 lứa và hiệu quả kinh tế thấp.
Việc cung ứng giống gia cầm chủ yếu là tự nhân giống, từ
các hộ lân cận hoặc từ các trang trại tư nhân hay trại nhà nước
thông qua người phân phối.
Sản phẩm gia cầm được tiêu dùng trong gia đình hoặc bán ra
vói một lượng nhỏ tại các chợ hoặc thông qua trung gian là
ngưòi thu gom.
Loại hình chăn nuôi gia đình hoạt động theo chu trình
khép kín và sản xuất khoảng 65% lượng gia cầm được tiêu thụ
ở Việt Nam.
2. Chăn nuôi bán công nghiệp
Bao gồm các trang trại chăn nuôi với số lượng gia cầm mỗi
lứa hàng trăm con, mỗi năm 3 - 4 lứa, tổng số gia cầm hàng năm
từ 500 đến 2.000 con. Đặc điểm của loại hình này là vốn đầu tư
vừa phải, vòng quay nhanh.
Việc cung ứng giống chủ yếu từ các cơ sở nhà nước, công ty
liên doanh, công ty nước ngoài hoặc trang trại tư nhân.
Sản phẩm gia cầm được tiêu thụ thông qua trung gian hoặc
trực tiếp với người tiêu thụ.

24



×