Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Thủ công nghiệp quảng nam – đà nẵng (1802 1945) full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

THỦ CÔNG NGHIỆP
QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
(1802-1945)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. BÙI THỊ TÂN
2. PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ

Huế, Năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
án là trung thực.
Tác giả Luận án

Nguyễn Minh Phương


ii


Lời Cảm Ơn
Để thực hiện và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức. Với tình cảm chân
thành và lòng quý trọng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng trân trọng, và biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Bùi Thị Tân và PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ đã luôn nhiệt thành,
tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn để tôi có được định hướng đúng đắn trong quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Lãnh đạo và đồng nghiệp của tôi tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Đà Nẵng đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành chương trình
học, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Đại học Huế, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo
Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Huế, cùng toàn thể quý Thầy giáo, Cô giáo đã quan tâm giúp đỡ và tận tình
giảng dạy trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Huế, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Huế, Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học –
Đại học Huế, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Thư
viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng, Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà
Nẵng, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân tại Quảng Nam, Đà Nẵng, lãnh đạo
chính quyền, lãnh đạo ngành Văn hóa Thông tin các địa phương thuộc tỉnh
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong công tác thu thập tư
liệu.
Gia đình luôn là nguồn động viên, cỗ vũ, tiếp thêm động lực để tôi vượt
qua mọi khó khăn trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án.
Dù đã rất cố gắng, song luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót,

kính mong quý Thầy, Cô, và quý bạn đọc góp ý để luận văn được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả Luận án
Nguyễn Minh Phương

iii


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

B.A.V.H

Tập san Những người bạn cố đô Huế

CTQG

Chính trị Quốc gia

ĐHQG

Đại học Quốc gia

ĐN

Đà Nẵng

H


Huế

HN

Hà Nội

KHXH

Khoa học Xã hội

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

NXB

Nhà xuất bản

SG

Sài Gòn

T

Tập

Tr

Trang


TVQG

Thư viện Quốc gia

TTLTQG

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VHTT

Văn hóa Thông tin

iv


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..............................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................4

4.1. Nguồn tư liệu ......................................................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................4
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .......................................................................5
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .............................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................6
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................6
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM .................................................................................................................10
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG
CÓ ĐỀ CẬP ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG.......15
1.4. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG
NAM – ĐÀ NẴNG ..........................................................................................20
1.5. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC LUẬN ÁN KẾ THỪA......21
1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ..............................22
Chương 2. THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1802
ĐẾN NĂM 1885 .......................................................................................................24
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG
NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1802 ĐẾN NĂM 1885 ....................................24
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................24
2.1.1.1. Vị trí .......................................................................................24
iv


2.1.1.2. Địa hình ..................................................................................26
2.1.1.3. Khí hậu ...................................................................................28
2.1.1.4. Nguồn tài nguyên ...................................................................29
2.1.2. Các nhân tố lịch sử - xã hội ...........................................................30
2.1.2.1. Về lịch sử vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng ..........................30
2.1.2.2. Con người và truyền thống xứ Quảng ....................................32

2.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng trước năm 1802 và di sản
để lại.........................................................................................................34
2.1.4. Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế Quảng Nam-Đà Nẵng (18021885) ........................................................................................................37
2.1.4.1. Tình hình chính trị ..................................................................37
2.1.4.2. Tình hình xã hội .....................................................................38
2.1.4.3. Tình hình kinh tế ....................................................................39
2.1.5. Chính sách của triều Nguyễn đối với thủ công nghiệp..................43
2.2. THỦ CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC.........................................................46
2.3. THỦ CÔNG NGHIỆP DÂN GIAN ..........................................................49
2.3.1. Các nghề thủ công tiêu biểu ..........................................................49
2.3.2. Làng nghề thủ công tiêu biểu ........................................................77
2.3.3. Những nét mới trong thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng thời
Nguyễn so với trước ..............................................................................103
Chương 3. THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 1885
ĐẾN NĂM 1945 .....................................................................................................106
3.1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ MỚI ....106
3.1.1. Tình hình chính trị .......................................................................106
3.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ....................................107
3.1.3. Sự chuyển biến về xã hội .............................................................113
3.1.4. Sự biến đổi trong kinh tế .............................................................116
3.2. THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TỪ 1885 ĐẾN 1945
........................................................................................................................119
3.2.1. Khái quát tình hình sản xuất thủ công nghiệp ở Quảng Nam – Đà
Nẵng thời thuộc địa................................................................................119
3.2.1.1. Khái quát ..............................................................................119
v


3.2.1.2. Các nghề mới........................................................................120
3.2.1.3. Các làng nghề mới ................................................................122

3.2.2. Các nghề thủ công tiêu biểu ........................................................133
3.2.3. Các làng nghề thủ công tiêu biểu.................................................141
Chương 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM - ĐÀ
NẴNG (1802 - 1945) ..............................................................................................151
4.1. MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT ......................................................................151
4.1.1. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng phát triển trên vùng đất
có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa và đô thị .................................151
4.1.2. Các nghề và làng nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng phong
phú, đa dạng hơn các tỉnh Nam Trung Bộ .............................................157
4.1.3. Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng từng bước phát triển theo
kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu của kinh tế tư bản chủ nghĩa ...........161
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG
(1802-1945) ....................................................................................................166
4.2.1. Đối với kinh tế và đời sống .........................................................166
4.2.2. Đối với chính trị và xã hội ...........................................................168
4.2.3. Đối với văn hóa ...........................................................................170
4.2.3.1. Góp phần bảo tồn những giá trị tri thức bản địa ..................170
4.2.3.2. Góp phần làm phong phú lễ hội địa phương ........................171
4.2.3.3. Sự gắn kết, giữ gìn tâm hồn những người con xa quê .........172
4.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN THỦ
CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG XỨ QUẢNG ......................................173
KẾT LUẬN ............................................................................................................179
CHÚ THÍCH..........................................................................................................182
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................191
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ..............206
PHỤ LỤC .....................................................................................................................

vi



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thủ công nghiệp là một ngành kinh tế có truyền thống lâu đời ở Việt Nam.
Thủ công nghiệp đã hỗ trợ, thúc đẩy nông nghiệp, thương nghiệp phát triển tạo nên
một nền kinh tế bền vững. Mặt khác, thủ công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng
tạo nên dấu ấn trong nền văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng
miền trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa Việt Nam.
Trong vài thập niên gần đây, thủ công nghiệp đã và đang nhận được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm đánh giá đúng hơn về thủ
công nghiệp trong tiến trình lịch sử Việt Nam.
Quảng Nam - Đà Nẵng là vùng đất chiến lược của nước ta kể từ khi sáp nhập
vào quốc gia Đại Việt (1306). Cùng với quá trình khai hoang, vỡ hóa, lập làng, mở
đất về phía Nam, phát triển kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế thủ công nghiệp có
nhiều chuyển biến, các nghề và làng nghề truyền thống ra đời và phát triển trên
vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Nhiều sản phẩm đã tạo được thương hiệu, trở
thành hàng hóa có giá trị trên thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho sự phát
triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng trong các thế kỷ XIX, XX.
Sau khi thiết lập vương triều (1802), các vua Nguyễn đứng trước những khả
năng to lớn để phát triển đất nước. Sau 200 năm bị chia cắt đến đầu thế kỷ XIX,
Việt Nam thực sự là một quốc gia thống nhất về cương vực, thị trường, tiền tệ. Các
vua Nguyễn đã chọn Đà Nẵng làm nơi đón tiếp các sứ thần, quan hệ ngoại giao,
thương mại, Quảng Nam là đất “tả trực” của kinh đô Huế, một địa bàn chiến lược
quan trọng để phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Trong bối cảnh nền kinh tế
chung của nước ta, kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, trong đó có thủ công nghiệp tiếp
tục tạo nên những bước tiến mới.
Dưới thời thuộc Pháp, Quảng Nam – Đà Nẵng là một trong những địa bàn
chính của công cuộc khai thác thuộc địa ở Nam Trung Kỳ. Nền kinh tế Quảng Nam
- Đà Nẵng nói chung và kinh tế thủ công nghiệp nói riêng phát triển lệ thuộc vào sự
cai trị của thực dân Pháp. Mặc dầu vậy, thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng
thời kỳ này có nhiều sự chuyển biến.


1


Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay đang tiếp tục đặt ra vấn đề là phải nghiên cứu và đề ra
phương án tốt cho sự phát triển thủ công nghiệp nhằm gìn giữ, khôi phục và phát
huy các nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế và gìn giữ những
giá trị truyền thống trong bối cảnh quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ. Trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, thủ công nghiệp vẫn có vai trò khá
quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng xuất khẩu, phục vụ đời sống và giữ gìn bản
sắc dân tộc.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà
Nẵng, đặc biệt từ là thời kỳ từ 1802 đến 1945, nhưng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp
tục nghiên cứu và lí giải như quá trình hình thành các nghề thủ công và làng thủ
công truyền thống, cơ cấu ngành nghề, vai trò và vị trí của nghề thủ công đối với
đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội ở địa phương và cả nước, sự biến
chuyển của nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử, bản sắc
văn hoá xứ Quảng thể hiện trong các nghề thủ công, đặc điểm của các nghề thủ
công ở Quảng Nam – Đà Nẵng.....
Việc tái hiện lại một cách có hệ thống thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà
Nẵng (1802-1945) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình ra đời phát triển của thủ
công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng trong mối tương quan với nền thủ công nghiệp
của cả nước trong thời kì này. Mặt khác, sẽ giúp chúng ta thấy được những đặc
trưng cơ bản của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng và tác động của nó đối với
đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị và xã hội cùng những phong tục, tập quán của
cư dân trên mảnh đất này.
Như vậy, việc nghiên cứu thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng 18021945 thực sự mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Xuất phát từ thực tế trên,
chúng tôi chọn đề tài “Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (1802-1945)” cho
luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.

2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc làm rõ chính sách đối với thủ công nghiệp của nhà Nguyễn
và Pháp, so sánh tình hình thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng giữa hai thời kỳ
trước thời thuộc Pháp và thời thuộc Pháp, luận án nhằm khôi phục bức tranh thủ

2


công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng (1802-1945), khẳng định những nét đặc trưng
thông qua việc nghiên cứu một số nghề và làng nghề tiêu biểu, làm rõ đóng góp của
thủ công nghiệp đối với tình hình kinh tế, xã hội và văn hóa trong tiến trình lịch sử
của vùng đất này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thủ công nghiệp Quảng
Nam – Đà Nẵng qua các thời kỳ lịch sử.
Nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp ở Quảng Nam – Đà Nẵng từ 1802 1945, trong đó có nghiên cứu cụ thể một số nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu
Rút ra những đặc điểm, đóng góp của thủ công nghiệp đối với địa phương
Quảng Nam – Đà Nẵng. Đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các
nghề, làng nghề tiêu biểu ở Quảng Nam – Đà Nẵng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm
1802 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 trên các phương diện:
- Thủ công nghiệp nhà nước.
- Thủ công nghiệp dân gian.
- Quan hệ sản xuất.
- Kỹ thuật và bước tiến về kỹ thuật.
- Nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công, đời sống người thợ.
- Các tác động bên ngoài có ảnh hưởng đến thủ công nghiệp.

- Tác động của thủ công nghiệp đối với địa phương trên các khía cạnh: kinh
tế và đời sống, chính trị và xã hội, văn hóa.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khảo sát và nghiên cứu tình hình phát triển thủ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian: Từ năm 1802 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong đó chia thành hai thời kỳ là trước thời Pháp thuộc (từ 1802 – 1885, trước
tháng 7/1885) và thời Pháp thuộc (1885 - 1945, sau khi ký Hiệp ước Patenôtre đến
trước Cách mạng tháng Tám).
Về nội dung: Những nhân tố tác động đến thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà

3


Nẵng. Cơ cấu ngành nghề, tổ chức sản xuất, sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm của các
nghề và làng nghề thủ công tiêu biểu. Đặc điểm, vai trò, tác động của thủ công
nghiệp đối với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa địa phương.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tư liệu
Luận án khai thác các tư liệu có liên quan đã được công bố từ trước đến nay
bao gồm các thư tịch, công trình khoa học, các sách, báo, tạp chí:
- Nguồn tư liệu thư tịch cổ như các sách của Dương Văn An, của Lê Quý
Đôn, các bộ sách của Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn...
- Nguồn tư liệu lưu trữ: Chủ yếu là Châu bản triều Nguyễn, văn bản của
chính quyền thuộc địa...
- Các công trình thời cận đại và hiện đại đã được xuất bản trong và ngoài nước.
- Nguồn tư liệu điền dã tại địa phương:
Tư liệu thư tịch tại các làng nghề: Gia phả, sắc phong, phổ hệ, khoán ước,
hương ước, hương phổ, địa chí của làng xã, các bài văn tế những người có công lập
làng, các vị tổ nghề, gia phả một số dòng họ lớn ở các làng, những dấu tích ngành

nghề, nhân vật, sản phẩm...
Tư liệu truyền miệng: Truyền thuyết, ca dao, hò vè, chuyện kể của những
người lớn tuổi. Đây là nguồn tài liệu rất phong phú, phản ánh cách nhìn nhận, tâm
thức của dân gian địa phương về một số nghề và làng nghề nên chúng tôi cố gắng so
sánh, đối chiếu với các nguồn tài liệu khác nhằm chắt lọc những thông tin có giá trị.
Nguồn tư liệu thu thập được thông qua việc phỏng vấn các nghệ nhân, những
người lớn tuổi tại các làng nghề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương
pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp trên cơ sở khảo cứu các
nguồn tài liệu văn bản, thực địa và tiếp xúc nhân chứng. Đồng thời cũng vận dụng
phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp trên được vận dụng đồng thời kết hợp, bổ sung cho nhau
trong quá trình khai thác tài liệu nhằm nghiên cứu thủ công nghiệp Quảng Nam Đà Nẵng một cách khách quan, hệ thống và khoa học.

4


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Đề tài đạt được mục đích nghiên cứu đề ra sẽ có những đóng góp sau đây:
* Về mặt khoa học:
- Bổ sung nguồn tư liệu về thủ công nghiệp Quảng Nam- Đà Nẵng từ 1802
đến 1945.
- Tái hiện lại bức tranh thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ 1802 đến
1945, thông qua đó làm rõ quá trình phát triển, một số đặc điểm cơ bản, tác động
của nó đối với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương.
- Góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử nghề thủ công Việt Nam.
* Về mặt thực tiễn:
- Góp phần nghiên cứu lịch sử kinh tế địa phương tỉnh Quảng Nam, thành

phố Đà Nẵng và cả nước.
- Đề tài là cơ sở khoa học đề xuất những biện pháp nhằm bảo tồn, khôi phục
phát triển kinh tế thủ công nghiệp trong quá trình đô thị hóa của Quảng Nam - Đà
Nẵng trong giai đoạn hiện nay cho phù hợp với tiềm năng của nó. Bên cạnh đó,
chúng tôi đề xuất một số nội dung liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong thời kỳ hội nhập.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (18 trang).
Chương 2. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ 1802 đến 1885 (80 trang).
Chương 3. Thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng từ 1885 đến 1945 (45 trang).
Chương 4. Đặc điểm, vai trò của thủ công nghiệp Quảng Nam - Đà Nẵng
(1802 - 1945) (25 trang).

5


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ bao đời nay, cha ông ta đã biết kết hợp giữa nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp vừa để phục vụ thiết yếu cho đời sống sinh hoạt, vừa đảm
bảo sản xuất và kinh tế ngày một phát triển.
Thủ công nghiệp tồn tại như một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế
nông nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò bổ trợ cho nông nghiệp trên nhiều phương
diện như cung cấp công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, là nơi tiêu thụ sản phẩm cho
nông nghiệp, giải quyết lao động dư thừa, tăng thu nhập cho các hộ nông dân… Thợ
thủ công đồng thời là người nông dân, các gia đình nông dân làm ruộng và làm

thêm một số nghề thủ công. Thủ công nghiệp phát triển đã hình thành nhiều làng
chuyên một nghề như đan lát, dệt vải, dệt chiếu, làm gốm…
Thủ công nghiệp với những sản phẩm là nguồn hàng được trao đổi, buôn bán
trong các phiên chợ làng, chợ vùng. Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp, các
sản phẩm thủ công ngày càng phong phú, đa dạng và chất lượng trở thành hàng hóa
được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng. Như vậy, thủ công nghiệp cũng đã
góp phần thúc đẩy thương nghiệp (cả nội thương và ngoại thương) phát triển.
Bên cạnh kinh tế, thủ công nghiệp còn có tác động tích cực đến các lĩnh vực
chính trị, xã hội, văn hóa dưới nhiều góc độ.
Thời Nguyễn và thời Pháp thuộc, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển và có
những đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. “Nhìn một cách tổng quát trong
thời kỳ từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đến trước cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất (1858-1896), nền thủ công nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có những
chuyển biến mới mẻ trên con đường tiến triển” [80, tr. 213].
Xuất phát từ vai trò đối với nền kinh tế cũng như những dấu ấn về mặt lịch
sử, thủ công nghiệp cần được nghiên cứu một cách toàn diện bao gồm hoạt động
của các ngành nghề, làng nghề trong mối quan hệ tổng thể với các ngành kinh tế
khác và mối tương quan giữa các vùng, miền và trên phạm vi cả nước.
Một số khái niệm thuộc vấn đề nghiên cứu
6


Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo mà
con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật
chất hay tinh thần, đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Nghề thủ công là lĩnh vực hoạt động lao động chân tay là chủ yếu tạo ra
những vật dụng dùng trong sinh hoạt, hay chế biến một số sản phẩm từ nông
nghiệp, chế biến những sản phẩm mang tính nghệ thuật. Khái niệm về nghề thủ
công hay nghề thủ công truyền thống bao gồm:
Là một nghề lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, bằng tay và những công cụ thô sơ.
Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế vừa mang những giá trị vật thể, phi vật thể
phản ánh được lịch sử, văn hóa và xã hội.
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống
nhưng có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng nghề làm nghề thủ công truyền
thống được gọi tắt là làng nghề. Theo GS. Trần Quốc Vượng:
Làng nghề là làng ấy, tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn
nuôi nhỏ (gà, lợn, trâu, bò...) cũng có một nghề phụ khác (thêu, rèn, đan
lát...) song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công
chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông
trùm, ông phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình
công nghệ “nhất định sinh ư nghệ”, “tử ư nghệ, nhất nghệ tinh nhất thân
vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những hàng thủ công,
những mặt hàng có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có
quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh với thị trường đô thị,
thủ đô (Kẻ chợ, Huế, Sài Gòn...) và tiến tới mở rộng ra cả nước và có thể
xuất khẩu ra cả nước ngoài [15, tr. 16].
Như vậy, làng nghề là một thực thể được tồn tại ổn định về mặt địa lý, ổn
định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để
làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và tồn tại, lưu truyền trong dân gian. Khái
niệm về làng nghề bao hàm các nội dung:
Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu
đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

7


Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp

được lưu truyền lại cho con cháu hoặc thế hệ sau.
Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan
trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn
hóa và xã hội liên quan đến chính họ.
Thuật ngữ tiểu thủ công nghiệp (hay tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp)
mới xuất hiện thời cận đại, từ sau cách mạng công nghiệp tại các nước Âu – Mỹ (từ
cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX), để phân biệt đại công nghiệp cơ khí với
nền sản xuất nhỏ, thô sơ và vốn là tiền thân của nó trước đây. Tuy vậy, định nghĩa
về thuật ngữ này đến nay vẫn chưa thống nhất.
Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô: “Thủ công nghiệp là sản xuất thủ công sử
dụng lao động thô sơ chế biến nguyên liệu thành sản phẩm” [120, tr. 59].
Một số nước khác không dùng thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà dùng thuật
ngữ “tiểu công nghiệp”. Tại Anh, người ta dùng “petty industry” để chỉ sản xuất tiểu
công nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc, lao động thủ công dưới 4 người.
Tại Ấn Độ, năm 1960, người ta quy định các cơ sở sản xuất nhỏ hơn 100 người,
không dùng máy móc hoặc cơ sở sản xuất nhỏ hơn 50 người có dùng máy móc đều
thuộc tiểu công nghiệp. Tuy nhiên, sau đó, thuật ngữ này được thay thế bằng quy
định khác như: Vốn đầu tư không quá 500.000 rupi (tương đương 100.000 USD)
đều thuộc tiểu công nghiệp. Một số nước như Hàn Quốc, Philippin, Nhật Bản,
Trung Quốc, Singapore, Mỹ… đều lấy chỉ tiêu về vốn, số lượng công nhân (vốn
nhỏ hơn 100.000 USD, số lượng công nhân từ 5-300 người) để xác định thuộc tiểu
công nghiệp. Năm 1962, một nhóm chuyên gia về tiểu công nghiệp trong Uỷ ban
kinh tế Châu Á ở Viễn Đông (The Economic Commission for ASie and the for
East-Ecafe ) đã định nghĩa “Tiểu kỹ nghệ là các xí nghiệp kỹ nghệ sử dụng không
quá 50 công nhân trường hợp xưởng cơ khí không có máy móc hoặc không quá 20
công nhân trong trường hợp xưởng cơ khí sử dụng máy móc ứng với một công suất
dưới 50 mã lực ” [77, tr. 20].
Ở nước ta, thời Pháp thuộc đã có nhiều cụm từ được sử dụng để chỉ các hoạt
động công nghệ tiểu sản xuất như “tiểu thủ công nghệ”, “công nghệ gia đình”,
“công nghệ nông dân”, “công nghệ thôn xóm”, “công nghệ cổ truyền”.

8


Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các văn bản của nhà nước đã sử dụng
các thuật ngữ “thủ công nghiệp”, “tiểu công nghiệp”, hay “tiểu công nghệ”. Từ điển
tiếng Việt, Hà Nội, 1997 giải thích: “thủ công – công việc chế tạo vật dụng bằng
tay, không dùng máy móc. Thủ công nghiệp – nghề chế tạo vật dụng bằng tay và
tiểu công nghệ - nghề thủ công (cũ)”. Như vậy, quan niệm phổ biến trước đây thủ
công nghiệp và tiểu công nghiệp là một. Tiểu công nghiệp cũng được hiểu theo
nghĩa chế tạo vật dụng bằng tay.
Trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam, tác giả
Phan Gia Bền chỉ sử dụng thuật ngữ “thủ công nghiệp”. Ông đưa ra quan niệm về
thủ công nghiệp Việt Nam: “Thủ công nghiệp là một bộ phận – bộ phận trình độ
thấp của công nghiệp”, “thủ công nghiệp là từ nông nghiệp mà ra, và có thể nói thủ
công nghiệp là nền sản xuất trung gian giữa nông nghiệp và công nghiệp”, “phạm
vi của thủ công nghiệp đi từ những nghề phụ nông thôn đến những nghề thủ công
cá thể tiểu sản xuất hàng hóa, rồi đến hình thức công trường thủ công tư bản chủ
nghĩa” [17, tr. 15, 16]. Tác giả cũng cho rằng, cần có sự phân biệt giữa những nghề
thủ công và những nghề dịch vụ vốn không sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng cho xã
hội. Nhưng các nghề như chữa xe đạp, hàn nồi, chữa kính, chữa đồng hồ, chữa giày,
chữa khóa… dù không tạo nên những sản phẩm mới, nhưng cũng có thể sắp xếp
vào thủ công nghiệp vì chức năng tái tạo sản phẩm của chúng.
Nhà nghiên cứu Vũ Huy Phúc trong tác phẩm Tiểu thủ công nghiệp Việt
Nam 1858-1945 cho rằng thủ công nghiệp và công nghiệp cùng tồn tại, phát triển
song hành, đồng thời thâm nhập lẫn nhau cả về trình độ sản xuất lẫn quan hệ sản
xuất. Sự thâm nhập lẫn nhau đã làm nảy sinh một hình thức sản xuất có tính chất
cầu nối giữa thủ công nghiệp và công nghiệp, đó là tiểu thủ công nghiệp.
Trong tác phẩm Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thái Bình 1954 – 1995 (lịch sử
và di sản), tác giả Phạm Quốc Sử cho rằng để có một quan niệm phù hợp đối với
tiểu thủ công nghiệp Việt Nam cần chú ý đến trình độ kỹ thuật (thủ công thô sơ

hay máy móc hiện đại) của các cơ sở công nghệ. Đấy cũng là căn cứ chủ yếu để
xác định thuật ngữ “tiểu công nghiệp”, “thủ công nghiệp” và “tiểu thủ công
nghiệp”. Theo tác giả, sự khác nhau giữa thủ công nghiệp và công nghiệp là ở việc
sử dụng phương tiện lao động. Thủ công nghiệp là những nghề chỉ sử dụng công
cụ thô sơ, bằng tay, trong khi đó công cụ chủ yếu của công nghiệp là máy móc và

9


phương tiện kỹ thuật hiện đại. Tuy vậy, ngày càng nhiều cơ sở thủ công nghiệp
được trang bị máy móc và các thiết bị kỹ thuật, cũng như sử dụng các vật liệu vốn
là sản phẩm công nghiệp. Không ít cơ sở thủ công nghiệp đã trở thành “vệ tinh”,
đảm trách phần việc nào đó cho các cơ sở công nghiệp lớn. Tình hình trên đây dẫn
đến sự phổ biến một hình thức hoạt động công nghệ vừa mang tính chất thủ công
nghiệp, vừa mang tính chất công nghiệp, gọi là “tiểu công nghiệp”. Do vậy, “thủ
công nghiệp là hoạt động sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm (gồm cả những vật dụng
nhỏ lẫn công trình lớn) từ nguyên liệu động – thực vật hay khoáng vật, bằng tay
và những công cụ thô sơ” [77, tr. 22].
Trong luận án tiến sĩ Tiểu thủ công nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng
(1954-1994), tác giả Lưu Thị Tuyết Vân sử dụng thuật ngữ “tiểu công nghiệp, thủ
công nghiệp”, “tiểu thủ công nghiệp” nhằm chỉ các cơ sở sản xuất và các hoạt động
sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh lấy sản xuất bằng tay làm chính và sử dụng
phần nào máy móc.
Trong tác phẩm Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Việt
Nam, tác giả Nghiêm Phú Ninh quan niệm: “Tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp
không phải một ngành công nghiệp mà chỉ là một bộ phận của công nghiệp ở trình
độ kỹ thuật thấp” [55, tr. 6].
Việc làm rõ các khái niệm liên quan nhằm đi đến xác định chính xác đối
tượng và nội dung nghiên cứu của luận án. Cụ thể, luận án sẽ đề cập đến các hoạt
động công nghệ còn ở trình độ thủ công và cơ khí nhỏ, bao gồm các nghề, làng

nghề được tổ chức dưới các hình thức lao động khác nhau.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỦ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Nghiên cứu về thủ công nghiệp Việt Nam đã được tiến hành từ thời Pháp
thuộc qua một số bài viết trên báo chí, một số công trình được xuất bản. Sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945, bắt đầu nghiên cứu có tính hệ thống.
Việt Hồng (1946), Tư bản Pháp với nền kinh tế Việt Nam, NXB Xã hội, HN.
Tác giả đã trình bày chính sách của Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam trong công
cuộc khai thác thuộc địa “chúng tôi chỉ cần nhập cảng những thứ máy dùng để sản
xuất hơn sự cần mua những đôi giày ấy đem vào nước tôi” [38, tr. 1]. Tác động của
chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, tác
giả đã trình bày khái quát bức tranh kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Trong đó, thủ
công nghiệp của Quảng Nam – Đà Nẵng được đề cập trong bối cảnh chung của nền
kinh tế Việt Nam. Một số chính sách của Pháp đối với thủ công nghiệp ở Quảng
Nam – Đà Nẵng, một số mặt hàng thủ công được xuất khẩu... đã được nêu ra.
10


Phan Gia Bền (1957), Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam,
NXB Văn Sử Địa, HN. Đây được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên trình
bày một cách hệ thống và đầy đủ về thủ công nghiệp Việt Nam. Công trình đã trình
bày hệ thống và khái quát về lịch sử phát triển của thủ công nghiệp Việt Nam,
những nét chính về tình hình phát triển của nền thủ công nghiệp nước ta qua các
thời kỳ. Đặc biệt, tác giả đã rất công phu thực hiện việc giám định tư liệu. Qua đó,
cung cấp một nguồn tư liệu xác thực. Việc trình bày khái quát cùng với những nhận
định về thủ công nghiệp qua từng thời kỳ đã cung cấp nguồn tư liệu bổ ích, nhất là
trong việc đối sánh, liên hệ. Tác giả đã trình bày một cách hệ thống sự ra đời, phát
triển của một số nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu trên phạm vi cả nước trong đó
có Quảng Nam – Đà Nẵng trong từng thời kỳ.
Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều
Nguyễn, NXB Lửa Thiêng, SG. Đây là công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt

Nam thời Nguyễn bao gồm hai giai đoạn trước và sau khi Pháp đô hộ. Tình hình
phát triển kinh tế nói chung, thủ công nghiệp nói riêng trong giai đoạn 1802 – 1945
được trình bày khá đầy đủ trong chương IV: Các hoạt động công nghệ. Đặc biệt, tác
giả đã trình bày khá chi tiết sự xuất hiện và tác động của nhân tố sản xuất tư bản chủ
nghĩa đối với hoạt động sản xuất thủ công nghiệp nước ta và có cả một số làng nghề
tại Quảng Nam – Đà Nẵng (tiêu biểu là nghề làm mắm). Tình hình phát triển của
thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng được trình bày trong bức tranh tổng thể của
nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này.
Nghiêm Phú Ninh (1986), Con đường phát triển tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp Việt Nam, NXB Thông tin lý luận, HN. Tác giả trình bày khái về sự hình
thành và phát triển của tiểu thủ công nghiệp Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố
tác động đến sự ra đời và phát triển của thủ công nghiệp, vai trò, sự tác động tương
hỗ của thủ công nghiệp với các ngành kinh tế khác.
Phạm Xuân Nam (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam và
triển vọng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, NXB KHXH, HN. Tác giả trình
bày khái quát về quá trình phát triển công nghiệp trong đó chứa đựng một số thông
tin về thủ công nghiệp.
Lưu Thị Tuyết Vân (1995), “Tiểu thủ công nghiệp nông thôn đồng bằng
sông Hồng (1954-1994”, luận án Tiến sĩ sử học, Viện Sử học. Tác giả nghiên cứu,

11


chỉ ra sự phát triển của thủ công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong
thời kỳ hiện đại. Qua đó, tác giả đã đề xuất hướng giải quyết vấn đề thị trường tiêu
thụ sản phẩm cho tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở
nông thôn. Chúng tôi có thêm cơ sở đối chứng về sự phát triển của thủ công nghiệp
các vùng miền qua từng thời kỳ.
Vũ Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858 – 1945, NXB
KHXH, HN. Tác giả nghiên cứu công phu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp

Việt Nam trong giai đoạn 1858 – 1945. Tác giả đã chia thành các thời kỳ nhỏ: 1858 –
1896, 1897 – 1918, 1919 – 1930, 1930 – 1945. Trong từng thời kỳ, tác giả đi sâu vào
phân tích tình hình phát triển của từng vùng miền, đưa ra những nhận định, kết luận,
qua đó, thấy được sự đối sánh giữa các thời kỳ và các địa phương. Thủ công nghiệp
Quảng Nam – Đà Nẵng được trình bày trong các các nội dung liên quan của xứ Trung
Kỳ. Một số nghề, làng nghề, sản phẩm thủ công, các mặt hàng xuất khẩu... của Quảng
Nam – Đà Nẵng được trình bày khá chi tiết. Với nguồn tư liệu chính xác, lập luận khoa
học, chặc chẽ, tác giả đã trình bày và chứng minh một cách thuyết phục quan điểm mới
về tiểu thủ công nghiệp Việt Nam thời cận đại. Bức tranh tiểu thủ công nghiệp Việt
Nam thời thuộc Pháp được phục dựng thể hiện sự chuyển biến, phát triển mới chứ
không phải phát triển “què quặt”, hay bị bóp chết.
Đỗ Bang (1996), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB
Thuận Hóa, H. Tác giả đã trình bày chính sách của triều đình Huế đối với nền kinh tế,
sự trao đổi buôn bán, các mặt hàng được trao đổi buôn bán trong và ngoài nước trong
đó có các mặt hàng là sản phẩm thủ công nhiệp... Qua đó, tình hình thương nghiệp tại
Quảng Nam – Đà Nẵng cũng đã được đề cập trong mối quan hệ với thủ công nghiệp tại
vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng dưới triều Nguyễn.
Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (1996), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam
và các vị tổ nghề, NXB VHDT, HN. Tác giả đã trình bày một cách hệ thống về nghề
thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề. Nghề thủ công truyền thống Quảng
Nam – Đà Nẵng, tổ nghề của một số nghề cũng đã được đề cập trên nền chung của thủ
công truyền thống nước ta.
Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc (1998), Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển
công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, H. Tác giả đi sâu vào
12


nghiên cứu tình hình thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn. Bức tranh tổng quan về
thủ công nghiệp dưới triều Nguyễn với chính sách của nhà nước đối với thủ công
nghiệp, các nhân tố tác động, các sản phẩm thủ công, thủ công nghiệp với tư cách là

nghề phụ, các làng nghề thủ công chuyên nghiệp, một số nghề và làng nghề thủ
công tiêu biểu... Thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng với sự góp mặt của
những thợ giỏi phục vụ trong các công xưởng của triều đình, các sản phẩm biệt nạp
triều đình, một số nghề, làng nghề thủ công tiêu biểu đã được đề cập đến. Qua đó,
phần nào khái quát được tình hình, đóng góp, sự tương quan chung của thủ công
nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng so với thủ công nghiệp cả nước thời nhà Nguyễn.
Cao Văn Biền (1998), Công nghiệp than Việt Nam thời kỳ 1888-1945, NXB
KHXH, HN. Tác giả nghiên cứu về ngành công nghiệp than của nước ta trong giai
đoạn 1888-1945. Qua đó, tác giả đã trình bày chính sách của nhà nước đối với
ngành công nghiệp này. Hai mỏ than ở Quảng Nam – Đà Nẵng là Nông Sơn, Ngọc
Kinh cũng đã được đề cập đến.
Bùi Thị Tân (1999), “Làng nghề ở Thừa Thiên Huế và vấn đề đô thị hóa”, Kỷ
yếu Hội thảo “Phú Xuân – Huế, từ đô thị cổ đến hiện đại”, NXB Thuận Hóa, H. Tác
giả trình bày về làng nghề ở Thừa Thiên Huế trước tình hình đô thị hóa. Qua đó, đề
xuất các giải pháp nhằm bảo tồn làng nghề trước ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa. Chúng tôi có thêm cơ sở để đối sánh tình hình phát triển các làng nghề ở
Quảng Nam – Đà Nẵng so với Thừa Thiên Huế dưới tác động của quá trình đô thị
hóa. Từ đó, đặt ra vấn đề bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống trước ảnh
hưởng của quá trình đô thị hóa.
Bùi Thị Tân (1999), Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương,
NXB Thuận Hóa, Huế. Tác phẩm nghiên cứu về hai làng nghề rèn sắt Phú Bài và Hiền
Lương tại Thừa Thiên Huế. Tác phẩm đã trình bày khái quát về chính sách của triều
đình đối với thủ công nghiệp, sự phát triển làng nghề ở Thừa Thiên Huế. Qua đó,
chúng tôi có cái nhìn đối sánh với thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng cùng thời.
Nguyễn Văn Khánh (2000), Cơ cấu Kinh tế - Xã hội Việt Nam thời thuộc địa
(1858-1945), NXB ĐHQG HN. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu về cơ
cấu kinh tế - xã hội nước ta thời thuộc địa Pháp. Cơ cấu kinh tế - xã hội của Quảng
Nam – Đà Nẵng được trình bày trên nền kinh tế chung của nước ta thời kỳ này.
Tình hình phát triển thủ công nghiệp với các nghề và làng nghề tiêu biểu tại Quảng
Nam – Đà Nẵng đã được trình bày.

13


Bùi Thị Tân, Lê Đình Phúc (2006), “Thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
trong quá trình đổi mới và hội nhập”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “700 năm Thuận
Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế”, NXB CTQG, HN. Bài viết trình bày tình hình
thủ công nghiệp thừa Thiên Huế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Tạ Thị Thúy (2007), “Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khai thác thuộc
địa lần thứ hai của người Pháp (1919-1930)”, NCLS, (3), tr. 38 - 59. Tác giả đã trình
bày ngành công nghiệp Việt Nam thời kỳ 1919-1930. Các ngành: khai thác mỏ,
bông vải, tơ lụa, xay xát gạo, nấu rượu, chế biến đường... tại Quảng Nam – Đà
Nẵng thời kỳ này được đề cập đến.
Phạm Quốc Sử (2008), Tiểu thủ công nghiệp Thái Bình 1954-1995 (lịch sử và
di sản), NXB ĐHQG HN. Tác giả đã nghiên cứu tiểu thủ công nghiệp ở Thái Bình
thời hiện đại. Chúng tôi tiếp cận phương pháp nghiên cứu ở cùng mảng đề tài
nghiên cứu, các khái niệm có liên quan và những nhận định, đánh giá về tiểu thủ
công nghiệp trong sự đối sánh với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của
địa phương.
Nguyễn Thế Anh (tái bản 2008), Việt Nam thời Pháp đô hộ, NXB Văn học,
HN. Đây là những công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam thời Pháp
thuộc. Tình hình phát triển của thủ công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng được trình
bày trong bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Tác phẩm này
cũng đã trình bày chính sách của thực dân Pháp đối với thủ công nghiệp.
Claude Bourrin (Lưu Đình Tuân dịch) (2009), Đông Dương ngày ấy 18981908, NXB Lao Động, HN. Tác giả trình bày về các nước trong khu vực Đông
Dương từ 1898 đến 1908. Tình hình kinh tế của các nước Đông Dương, sự giao
thương qua lại, các mặt hàng trao đổi buôn bán, chính sách của Pháp đối với các
nước Đông Dương… được tái hiện. Trong bối cảnh ấy, Quảng Nam – Đà Nẵng là
một trong những cửa ngõ trong hoạt động giao thương, các mặt hàng thủ công
nghiệp được trao đổi đến thị trường Lào, Campuchia.
Lê Minh Quốc (2010), Các vị tổ ngành nghề Việt Nam, NXB Trẻ, Tp. HCM.

Tác giả trình bày các vị tổ nghề của một số nghề thủ công ở Việt Nam, từ đó sơ
lược về sự ra đời và phát triển của một số nghề trong đó có một số nghề tại vùng đất
Quảng Nam – Đà Nẵng.

14


Bên cạnh đó, một số tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thủ công nghiệp Việt
Nam dưới góc độ các làng nghề thủ công truyền thống:
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống của Nguyễn Hữu Thông, NXB
Thuận Hóa, H, 1994, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam của Bùi Văn
Vượng, NXB VHTT, HN, 2002, Làng nghề truyền thống Việt Nam của Phạm Côn
Sơn, NXB Văn hóa Dân tộc, HN, 2009... trình bày một số nghề, làng nghề truyền
thống ở Việt Nam trong đó có một số nghề và làng nghề truyền thống của Quảng
Nam – Đà Nẵng.
Các tác phẩm kể trên đã đi sâu vào nghiên cứu thủ công nghiệp Việt Nam,
đây là những tư liệu rất có giá trị cho chúng tôi tham khảo trong quá trình thực hiện
luận án. Tuy nhiên, những tác phẩm này trình bày dưới dạng giới thiệu chung, chưa
đi sâu làm rõ đặc điểm của từng vùng, miền nên rất khó trong việc sử dụng trong
việc nghiên cứu ở cấp độ địa phương. Đây là khó khăn lớn mà chúng tôi đã gặp
phải khi sử dụng những tư liệu này trong quá trình thực hiện luận án.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG CÓ
ĐỀ CẬP ĐẾN THỦ CÔNG NGHIỆP QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG
Năm 1883, A.J. Gouin với bài Tourane et le centre de l’ Annam, Imprimerie
Rouillé Ladevère (Tourane (Đà Nẵng) và miền Trung An Nam, nhà in Rouillé
Ladevère) đã trình bày về thành phố Đà Nẵng trong mối tương quan của miền Trung
Việt Nam. Qua đó, tác giả đề cập đến một số sản phẩm thủ công của Đà Nẵng.
Năm 1899, Marcel Monnier với bài Le tour d’ Asie, Eplon, Nourrit et Cie,
Imprimeurs – E’diteurs (Vòng quanh châu Á, Eplon, Nourrit và Cie , nhà in, nhà
xuất bản) đã trình bày chuyến du hành đến Đà Nẵng trong hành trình vòng quanh

châu Á, đồng thời đã trình bày ở Đà Nẵng cảnh mua bán với sự góp mặt của một
số sản phẩm thủ công.
Năm 1900, G.H. Monod với bài báo Les montagnes de marbre à Tourane
(Núi Non Nước ở Tourane) đã miêu tả về danh thắng Ngũ Hành Sơn cùng với nghề
thủ công mỹ nghệ đá nơi đây.
Năm 1905, Ricquebourg với bài báo La légende de la montagne de marbre
(Tourane) (Truyền thuyết núi Non Nước) nói về truyền thuyết danh thắng Ngũ
Hành Sơn. Tác giả cũng đã đề cập đến làng thủ công Non Nước.

15


Năm 1917, Guillon với bài viết Voyage de Bougainville à Tourane (Du hành
từ Bougainville đến Tourane) đã miêu tả chuyến du hành đến Đà Nẵng. Trong đó,
tác giả trình bày một số cảnh vật, hoạt động trao đổi tại một số chợ ở vùng đất này.
Năm 1924, A. Sallet với những bức hình mang chủ đề La légende de la
montagne de marbre (Tourane), Les montagnes de marbre, Atlas de L’Indochine
(Truyền thuyết núi Non Nước, núi Non Nước, Át lát của Đông Dương) đã miêu tả
khá đặc sắc về làng thủ công mỹ nghệ Non Nước.
Năm 1925, J.L. Fontana với tác phẩm L'Annam: Ses provinces, ses ressources
(An Nam: Các tỉnh thành và nguồn lợi) đã trình bày một số đặc sản miền Trung Việt
Nam. Trong đó, tác giả đề cập đến một số sản phẩm được chế biến từ một số nghề thủ
công tại Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1925, H. Cucherousset với bài báo Le Débloquement du Laos et le Port de
Tourane (Phá thế phong tỏa của Lào và cảng Tourane) đã trình bày nội dung liên quan
đến việc trao đổi các mặt hàng từ Lào đến cảng Đà Nẵng trong đó có các mặt hàng thủ
công nghiệp Quảng Nam – Đà Nẵng.
Năm 1931, H. Norden với bài báo A travers I’Indochine, Payot (Xuyên qua
Đông Dương, Payot), đã trình bày về chuyến đi qua các nước Đông Dương, trong
đó có đến Đà Nẵng cùng với việc trình bày việc thông thương buôn bán giữa Đà

Nẵng và các nước Đông Dương.
Năm 1933, Nguyen Trong Thuat với bài báo Note sur les montagnes de marbre
à Tourane (Ghi chép về Núi non nước) đã miêu tả chuyến du hành đến danh thắng Ngũ
Hành Sơn. Tác giả cũng đã miêu tả về nghề thủ công điêu khắc đá Non Nước.
Ngoài ra còn một số bài báo: Cucherousset, Une belle intiative indigène dans
le Centre – Annam (Sự khởi xướng ngoạn mục của dân bản địa ở miền Trung – An
Nam) của Henri (1927), L’évolution économique de l’Indocine (Sự tiến triển kinh tế
của Đông Dương) của Charles Robequain (1939), Les montagnes de marbre à
Tourane (Núi Non Nước ở Tourane) của G.H. Monod (1900), Voyage de
Bougainville à Tourane (Du hành từ Bougainville đến Tourane) của Guillon
(1917)… Những tác phẩm này chỉ đề cập những góc độ, khía cạnh liên quan
đến nghề, làng nghề thủ công ở Quảng Nam – Đà Nẵng thời kỳ này.
Phan Du (1974), Quảng Nam qua các thời đại, quyển thượng, Khảo cổ tùng
thư, Sài Gòn. Tác phẩm đã trình bày vùng đất Quảng Nam qua các thời đại. Trong
đó, công trình đã trình bày về kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng qua
các thời kỳ.
16


Huỳnh Công Bá (1991), “Bài Văn bia chùa Phổ Khánh”, Tạp chí Hán Nôm,
(11). Theo văn bia ở chùa Phổ Khánh (xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
ghi lại rằng Hội chủ Lê Cao Trí, pháp danh Chơn Thuyên và bà Nguyễn Thị Diệp,
hiệu Diệu Huệ có ruộng tư mua được từ hai xứ Sa Khố và Suối Giữa thuộc xã La
Đái được 5 mẫu, 4 sào, 8 thước đem cúng chùa làm ruộng Tam Bảo. Quan viên và
toàn dân xã Ái Nghĩa có 3 mẫu ruộng công tại xã Thi Lân, cùng với đất thổ cư bên
trong vườn chùa là 3 sào dâng làm của Tam Bảo. Bia được dựng năm Mậu Ngọ, Vĩnh
Trị thứ III (thời vua Lê Hy Tông năm 1678), mặc dầu đã bị đục nhưng vẫn đọc được
tên của người thợ đá khắc bài văn trên bia là Lê Phúc Thông và Lê Hữu Thái quê ở
Quán Khái xã. Như vậy, vào thời kỳ này, nghề điêu khắc đá ở xã Quán Khái đã khá
phát triển, người thợ của làng Quán Khái đã khắc bia cho cả một vùng rộng lớn. Điều

đó cũng cho thấy Làng Quán Khái ít nhất đã thành lập trước đó một thời gian.
Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, NXB Đà Nẵng. Tác phẩm
đã trình bày về phong trào Duy Tân khởi phát từ vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng
vào đầu thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi những người khởi xướng: Phan Châu Trinh,
Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Tiểu La... Một trong những nội dung hoạt động
của phong trào là lĩnh vực kinh tế. Trong đó, các nhà khởi xướng đều xuất phát từ
các nhà buôn. Phong trào đã có những tác động đến hoạt động kinh tế của vùng đất
Quảng Nam – Đà Nẵng thời bấy giờ trong đó có thủ công nghiệp.
Dương Trung Quốc (1997), Đà Nẵng trong mối tương quan với đô thị cổ
Hội An, Tạp chí Non Nước, (1). Bài viết đã trình bày sự tương quan giữa Hội An
và Đà Nẵng trong đó chú trọng việc nối liền, giao thương buôn bán, sự tác động
đến kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng.
Nguyễn Đình Đầu (1998), “Đà Nẵng qua các thời đại”, Tạp chí Xưa và Nay,
(54B). Bài viết trình bày khái quát vùng đất Đà Nẵng qua các thời kỳ trong đó có đề
cập sự phát triển kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng.
Nguyễn Đình Đầu “Địa lý lịch sử Quảng Nam”, Tạp chí Xưa và Nay, (3).
Tác giả đã trình bày về lịch sử vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng dưới góc nhìn địa
lý. Qua đó, nghiên cứu về kinh tế thủ công nghiệp của vùng đất này.
Nguyễn Thừa Hỷ, Đỗ Bang, Nguyễn Văn Đăng (2000), Đô thị Việt Nam
dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế. Tác giả đã trình bày các đô thị ở Việt
Nam dưới triều Nguyễn trong đó có Đà Nẵng. Sự phát triển của đô thị Đà Nẵng thời
nhà Nguyễn được trình bày khái quát, trong đó có sự phát triển về các ngành nghề
kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng.
17


Nguyễn Trọng Hoàng (2000), Ngũ Hành Sơn, NXB Đà Nẵng. Đây được
xem là một trong những sách “cẩm nan” khi du lịch đến danh thắng Ngũ Hành
Sơn. Tác phẩm giới thiệu khá chi tiết về danh thắng Ngũ Hành Sơn, trong đó có
đề cập đến làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ nơi đây nhưng chủ yếu thời hiện đại.

Kỉnh Thảo (2000), “Phố cảng Đà Nẵng trong tiến trình lịch sử”, Đà Nẵng
bước vào thế kỷ XXI, NXB Tp. HCM. Bài viết đã trình bày khái quát lược sử
vùng đất Đà Nẵng trong đó có tình hình phát triển về kinh tế.
Dương Trung Quốc, Trần Hữu Đính, Nguyễn Tố Uyên (2001), Lịch sử
Thành phố Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng. Công trình đã nghiên cứu về lịch sử thành phố
Đà Nẵng trong đó chú trọng nghiên cứu về tình hình kinh tế nói chung, kinh tế thủ
công nghiệp nói riêng.
Nguyễn Q. Thắng (2002), Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước,
NXB Tổng hợp, Tp. HCM. Công trình đã trình bày lịch sử vùng đất Quảng Nam từ
khi sáp nhập vào quốc gia Đại Việt. Qua đó, tác giả trình bày khái quát tình hình
kinh tế của Quảng Nam qua các thời kỳ. Kinh tế thủ công nghiệp cũng được trình
bày một cách khái quát.
Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh (2004), Lịch sử Đà Nẵng 700 năm (13062006), NXB Đà Nẵng. Công trình đã khái quát lịch sử của thành phố Đà Nẵng từ
khi sáp nhập vào quốc gia Đại Việt cho đến thời hiện đại. Qua sự trình bày khái quát
lịch sử, tác giả đã đề cập đến tình hình kinh tế.
Hồ Ngận (2004), Quảng Nam xưa và nay, NXB Thanh Niên, Tp. HCM, đã
nghiên cứu về lịch sử Quảng Nam qua góc nhìn đối sánh theo các thời kỳ lịch sử. Sự
đối sánh lịch sử vùng đất này qua các thời kỳ lịch sử đã miêu tả bức tranh kinh tế
Quảng Nam qua các thời kỳ trong đó có thủ công nghiệp.
Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam (2004), 100 năm thành lập Duy Tân hội,
thân thế sự nghiệp Tiểu La Nguyễn Thành. Tác phẩm tập hợp các bài viết của các
nhà nghiên cứu đánh giá về Duy Tân hội cũng như vai trò của Tiểu La Nguyễn
Thành đối với Duy Tân hội. Một số bài viết đã đánh giá hoạt động của Duy Tân hội
trên lĩnh vực kinh tế, tác động đến kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng lúc bấy giờ. Các
nhà nghiên cứu cũng đã tập trung trình bày về Tiểu La Nguyễn Thành. Trong đó nêu
bật tại Nam Thành sơn trang là nơi các nhà khởi xướng phong trào gặp nhau và
quyết định thành lập Duy Tân hội. Nam Thành sơn trang cũng thể hiện hoạt động về
kinh tế của phong trào Duy Tân.

18



×