Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính trên địa bàn thị xã bình long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 29 trang )

Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

1. Lời mở đầu
Trong giai đoạn phát triển mới, nền hành chính nước ta, tuy đã góp phần
không nhỏ vào thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh đó còn nhiều mặt non
yếu, chưa thích hợp với những thay đổi nhanh chóng do kinh tế thị trường tạo ra.
Bộ máy Nhà nước còn quá cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao, nặng và
quan liêu, cửa quyền, năng lực phẩm chất cả một bộ phận công chức chưa tương
xứng với yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Công cuộc cải cách hành
chính thành công hay thất bại suy cho cùng do chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức quyết định; bởi vì cán bộ, công chức là nhân tố quan trọng trong ban hành,
thực thi các thủ tục hành chính và sắp xếp bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả cao. Và để góp phần thực hiện nhiệm vụ quan trọng này thì công
tác đào tạo, bồi dưỡng đóng một vai trò to lớn. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức trong giai đoạn này không chỉ tập trung vào việc trang bị về lý luận,
lập trường, quan điểm, đường lối chính trị… mà chúng ta còn phải chú trọng cả
việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, các kiến thức chuyên môn thuộc
công việc chuyên ngành… có như vậy mới có thể cung cấp lượng kiến thức cần
thiết cho cán bộ, công chức, giúp họ có thể giải quyết một cách linh hoạt các
tình huống cụ thể liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan, cũng như
những tình huống liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Là một thị xã mới được thành lập năm 2009, Bình Long đang trên đà phát
triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua thị xã đã và đang ra sức thi đua, phát huy
truyền thống cách mạng vẻ vang, tập trung khai thác tối đa các nguồn lực vốn có
của địa phương, với sự nỗ lực quyết tâm cao nhất nhằm đưa Bình Long sớm trở
thành một thị xã giàu mạnh, hiện đại, văn minh và phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại
III vào năm 2020 như mục tiêu đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ X nhiệm kỳ
2010- 2015 đề ra . Để thực hiện được mục tiêu này, Thị xã cần đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất và sinh


hoạt. Song song đó, để thực hiện quản lý, phát triển thị xã trên tất cả các lĩnh
vực càng cần hơn nữa những người cán bộ, công chức tương lai, có đủ phẩm
chất, năng lực và trình độ cao,có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực của Đất nước nói chung,
em đi tìm và nghiên cứu về đề tài: “công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công
SVTH:

Trang 1


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
chức hành chính trên địa bàn thị xã Bình Long”. Để vừa học tập vừa nghiên
cứu nhằm nâng cao kiến thức kinh nghiệm cho bản thân trong lĩnh vực này.
2. Kế hoạch thực tập
Căn cứ quyết định số 1918/QĐ/HCQG ngày 30/12/2005 của giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia về việc ban hành quy định về tổ chức thực tập
cho sinh viên Đại học Hành chính hệ chính quy.
2.1 Thời gian thực tập.
Thực tập 2 tháng từ ngày 19/02/2013 đến ngày 14/04/2013 gồm:
7 tuần thực tập tại cơ quan
1 tuần viết báo cáo
2.2 Địa điểm thực tập.
Phòng nội vụ thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Thời gian

Nội dung công việc
- Báo cáo phòng nội vụ về kế hoạch thực tập

Tuần 1


- Học quy chế cơ quan thực tập

- Tìm hiểu về phòng nội vụ UBND thị xã Bình Long,
Từ ngày 19/02/2013
tỉnh Bình Phước.
đến ngày 25/02/2013
- Tiếp xúc và làm quen với cô chú lãnh đạo và anh chị
phò ng Nội vụ.
- Chọn đề tài báo cáo thực tập.
Tuần 2

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức
danh cán bộ, công chức của phòng Nội vụ thị xã.

Từ ngày 26/02/2013
đến ngày 05/03/2013 - Thực hành và học hỏi kinh nghiệm về công tác quản
lý, điều hành hoạt động của phòng Nội vụ.
SVTH:

Trang 2


Báo cáo thực tập
Tuần 3

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Thực hành soạn một số văn bản.

Từ ngày 06/03/2013 - Thực tập và nghiên cứu một số văn bản hành chính

đến ngày 13/03/2013 của phòng Nội vụ.
Tuần 4
Từ ngày 14/03/2013

- Tìm hiểu thực trạng đào tạo bồi dưỡng cán bộ công
chức trên địa bàn thị xã Bình Long.

Đến ngày 21/03/2013 - Tiến hành viết báo cáo thực tập.
Tuần 5
Từ ngày 22/03/2013
Đến ngày 29/03/2013
Tuần 6

- Thu thập thêm số liệu.
- Viết báo cáo.

- Hoàn thành báo cáo thực tập.

Từ ngày 30/03/2013

- Trình giảng viên hướng dẫn xem báo cáo và hướng
Đến ngày 06/04/2013 dẫn chỉnh sửa báo cáo thực tập.
Tuần 7
Từ ngày 07/04/2013

- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập.

Đến ngày 14/04/2013

Tuần 8

Từ ngày 15/04/2013
Đến ngày

- Xin ý kiến lãnh đạo phòng nội vụ UBND thị xã Bình
Long, tỉnh Bình Phước về quá trình thực tập.
- Tổng kết kinh nghiệm cho bản thân
- Trình giảng viên hướng dẫn xem trước báo cáo thực
tập.
- Nộp báo cáo thực tập.

SVTH:

Trang 3


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
3. Công việc phải làm trong thời gian thực tập.
3.1. Lĩnh vực hành chính văn phòng (văn thư, soạn thảo văn bản…)
- Xắp xếp hồ sơ cho phòng nội vụ: Quyết định, Công văn đi, Công văn
đến…
- Nhập lưu hồ sơ điện tử: Công văn đến, Công văn đi, Quyết định…
- Xắp xếp thư mời tới các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn quận.
3.2. Lĩnh vực Tổ chức nhân sự
- Thống kê số lượng, chất lượng cán bộ công chức của quận
- Lập hồ sơ quản lý nhân sự cán bộ công nhân viên của các phòng
- Nghiên cứu bảng lương cán bộ công chức
- Xắp xếp hồ sơ nhân sự…
- Nghiên cứu cách tính lương của cơ quan theo tưng loại công chức và
nghạch, bậc chuyên môn.

- Học cách làm bảng lương.
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu về nhân sự của phòng nội vụ đưa.
- Đọc và nghiên cứu báo cáo về công tác đào tạo bồi dưỡng năm 2011 và
phương hướng trong năm 2012.
3.3. Lĩnh vực Cải cách hành chính
- Nghiên cứu Luật Cán bộ, Công chức năm 2008.
- Nghiên cứu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Ủy ban
nhân dân huyện ban hành.
- Nghiên cứu đề án 30 và tìm các căn cứ pháp lý.
- Đọc báo cáo về tình công tác nhà nước năm 2012 và phương hướng công
tác trong năm 2013.
SVTH:

Trang 4


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Đọc và tìm hiểu các văn bản chỉ đạo của và cơ quan ban hành về công tác
cải cách hành chính.
4. Kết quả thực tập.
4.1. Tổng quan về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trên địa bàn
thị xã Bình Long.
Huyện Bình long được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 huyện Lộc Ninh,
Chơn Thành và Hớn Quản theo quyết định số 55-CP ngày 11 tháng 3 năm 1997
của hội đồng chính phủ. Lúc ấy huyện Bình Long thuộc tỉnh Sông Bé.
Ngày 9 tháng 2 năm 1987 tách một số xã của huyện Phước Long và Bình
Long để lập huyện Lộc Ninh.
Từ năm 1997 tỉnh Sông bé được tách thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình
Phước khi đó Bình Long thuộc tỉnh Bình Phước.

Ngày 1 tháng 5 năm 2003 huyện Bình Long được tách thành 2 huyện là
Bình Long và Chơn Thành.Ngày 11 tháng 8 năm 2009, huyện Bình Long được
tách thành thị xã Bình
Long và huyện Hớn Quản theo Nghị quyết số 35/NQ- CP ngày 11/8/2009.
Thị xã Bình Long nằm ngay trên quốc lộ 13 cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 100 km theo hướng Tây Bắc với tổng diện tích là 12.628,56 ha và
57.590 nhân khẩu.
( Ghi them may dòng vao cho day cho no hit trag ak và dung cho no qua trag
sau nha )

SVTH:

Trang 5


Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
Bản đồ hành chính Thị xã Bình Long

4.1.1. Tổng quan về UBND thị xã và phòng nội vụ
a. Tổng quan về UBND thị xã Bình Long

SVTH:

Trang 6


Báo cáo thực tập


GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

HUYỆN ỦY

a.
b.

HĐND

UBND

THỊ XÃ

THỊ XÃ

Thanh tra

VĂN PHÒNG

THỊ XÃ

HĐND - UBND

PHÒNG
LĐTB & XH
PHÒNG
GD & ĐT

UB MTTQ THỊ XÃ VÀ CÁC
TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ


PHÒNG NỘI
VỤ
PHÒNG TƯ
PHÁP
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ HOẠCH
PHÒNG

ĐÀI TRUYỀN
THANH
TRUNG TÂM
VH – TT - TT
TRUNG TÂM
DẠY NGHỀ
BQL
BẢO VỆ RỪNG
TRẠM BẢO VỆ

TN & MT
PHÒNG QUẢN
LÝ ĐÔ THỊ
PHÒNG KINH
TẾ
PHÒNG
VH & TT
PHÒNG Y TẾ

THỰC VẬT


SVTH:

Trang 7


Báo cáo thực tập
a.1. cơ cấu tổ chức.

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

Căn cứ Luật tổ chức HĐND – UBND ngày 26/11/2003; Nghị định số
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy đinh tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố; Quyết định số
476/QĐ-UBND ngày 11/03/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đế án về sắp
xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, xã; Quyết định số
02/2009/QĐ-UBND ngày 01/11/2009 của UBND về việc thành lập Văn phòng
HĐND và UBND thị xã Bình Long.
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bình Long gồm có 12 Phòng, ban
như sau:
Văn phòng HĐND-UBND

Phòng Y tế

Phòng Nội vụ

Phòng Tài nguyên-Môi trường

Phòng Kinh tế

Phòng Văn hóa &Thông tin


Phòng Quản lý đô thị

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Tài chính- Kế hoạch

Phòng Tư pháp

a.2. Bộ máy lãnh đạo UBND thị xã
Bao gồm:
- Một chủ tịch UBND thị xã
- Hai phó chủ tịch với các chức năng:

Một phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực sản xuất

Một phó chủ tịch phụ trách về vấn đề văn hoá xã hội.
a.3. Quy chế tổ chức và làm việc
UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước
tại địa phương, chịu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
UBND Tỉnh, của Thị ủy Bình Long.
SVTH:

Trang 8


Báo cáo thực tập
b. Tổng quan về Phòng Nội vụ thị xã

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú


TRƯỞNG
PHÒNG

Phó trưởng phòng
(phụ trách CB, CC, VC)

CB. Phụ trách tổ chức
biên chế các đơn vị
HCSN

CB. Phụ trách biên chế,
bộ máy y tế và giáo dục

CB. Phụ trách công chức
xã và địa giới hành
chính

Phó trưởng phòng (phụ
trách tôn giáo, thi đua
khen thưởng,TCP chính

CB. Phụ trách tôn giáo

CB. Phụ trách thi đua
khen thưởng

CB. Phụ trách hội và tổ
chức phi chính phủ


CB. Phụ trách chính
quyền địa phương và
CCHC

SVTH:

Trang 9


Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

b.1. Thành lập
Phòng Nội vụ thị xã Bình Long được thành lập tháng 4/2008 theo tinh thần
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ trên cơ sở tách ra
từ Phòng Tổ chức Lao động Thương Binh và Xã hội.
b.2. Vị trí và chức năng
Vị trí: Phòng nội vụ thị xã là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã.
Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thị
xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ Sở Nội vụ . Phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự
toán kinh phí để hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định
của pháp luật.
Chức năng: Phòng Nội vụ thị xã có chức năng tham mưu, giúp UBND thị
xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các
cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính: chính quyền địa
phương, địa giới hành chính ; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ; cán bộ
công chức xã , phường ; hội, tổ chức phi Chính phủ; tôn giáo; thi đua – khen
thưởng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND

thị xã và theo quy định của pháp luật.
b.3. Nhiệm vụ và quyền hạn


Nhiệm vụ, quyền hạn chung:

Tham mưu, trình UBND thị xã các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ
trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện quy định.
Trình UBND thị xã ban hành các quyết định, chỉ thị, các văn bản về các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Phòng theo quy định, quy hoạch,
kế hoạc dài hạn, 5 năm, hàng năm; đề án, chương trình, biện pháp tổ chức, thực
hiện các lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao;
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch
sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
SVTH:

Trang 10


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác Nội vụ theo thẩm quyền.
Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND thị xã và
Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ trên địa bàn.
Tổ chức triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội vụ trên địa bàn.
Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỹ luật, đào to và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán

bộ, công chức, viên chức thuộc phạm viquản lý của phòng Nội vụ theo quy định
của pháp luật và phân cấp của UBND thị xã.
Quản lý tài chính, tài sản của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND thị xã.
Giúp UBND thị xã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
UBND xã, phường về công tác Nội vụ và các lĩnh vựccông tác khác được giao
trên cơ sởquy định của pháp luật và theo sự hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND thị xã.


Về tổ chức, bộ máy

Tham mưu giúp UBND thị xã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức các cơ quan chuyên môn thị xã theo đúng hướng dẫn của UBND tỉnh.
Trình UBND thị xã quyết định hoặc để UBND thị xã trình cấp có thẩm quyền
quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc thị xã.
Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định.
Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND thị xã quyết định thành lập, giải thể, sáp
nhập các tổ chức phối hợp liênngành cấp thị xã theo quy định của pháp luật


SVTH:

Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

Trang 11


Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND thị xã phân bố chỉ tiêubiên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
Giúp UNND thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp;
Giúp UBND thị xã tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
cấp thị xã và UBNDxã, phường.


Về công tác cán bộ, công chức, viên chức

Tham mưu, giúp UBND thị xã trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường
theo phân cấp.
 Về cải cách hành chính
Giúp UBND thị xã triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng
cấp và UBND xã, phường thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương.
Tham mưu, giúp UBND thị xã về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách
hành chính trên địa bàn thị xã.
Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương và báo cáo UBND thị
xã và UBND tỉnh
 Về công tác tôn giáo:
Giúp UBND thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tôn giáo và
công tác tôn giáo trên địa bàn thị xã.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm

vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo sự phân cấp của UBND tỉnh
và theo qui định của pháp luật.
SVTH:

Trang 12


Báo cáo thực tập
 Về công tác thi đua, khen thưởng:

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

Tham mưu, đè xuất với UBND thị xã tổ chức phong trào thi đua và triển
khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thị
xã; làm nhiệm thường trực của Hội đồng thi đua – khen thưởng thị xã;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đối với việc thực hiện kế hoạch, nội dung
đằg ký thi đua, khen thưởng trên địa bàn thị xã; xây dựng, quản lý và sử dụng
quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
b.4. Cơ cấu tổ chức và biên chế
Phòng Nội vụ có 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng và các cán bộ
công chức. Trong đó:
- Lãnh đạo đơn vị có 01 Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng.
- Trưởng phòng và Phó phòng do UBND thị xã bổ nhiệm và bãi nhiệm.
- Trưởng phòng có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn
của phòng Nội vụ và là người chịu trách nhiệm trước UBND thị xã, Chủ tịch
UBND thị xã và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng.
- Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và được phân công phụ
trách lĩnh vực công tác chuyên môn và cùng Trưởng phòng chịu trách nhiệm liên
đới trước UBND, Chủ tịch UBND thị xã và các cơ quan chuyên môn cấp trên về

công việc về công việc thuộc mình phụ trách.
- Phó phòng được Trưởng phòng uỷ quyền xử lý các công việc cỏ quan khi
Trưởng phòng đi vắng
- Cán bộ,công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý nhà nước
về nội vụ trên địa bàn thị xã được bố trí tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện biên chế giao hàng năm của UBND thị xã.
- Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,
cách chức, từ chức, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng do Chủ tịch
UBND thị xã quyết định theo Đảng, Nhà nước về công tác quản lý cán bộ.
- 01 cán bộ phụ trách chính quyền địa phương, hội, tổ chức phi chính phủ.
SVTH:

Trang 13


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
Biên chế được giao cho phòng Nội vụ thị xã Bình Long năm 2013 là 12.
Hiện nay, biên chế của phòng đang thực hiện gồm: biên chế chức danh lãnh
đạo là 3; biên chế theo chức danh chuyên môn là 9 .
Về trình độ đội ngũ cán bộ, công chức của phòng thì trình độ đại học là
7(chiếm tỉ lệ 58.33%); trung cấp là 1(chiếm tỉ lệ 8.33%),còn lại là 4(chiếm tỉ lệ
33.33%) đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.
Về độ tuổi đội ngũ cán bộ, công chức của phòng Nội vụ: độ tuổi dưới 30 là
3 (2 nữ và 1 nam), độ tuổi từ 30-50 là 5 (bao gồm 3 nữ và 2 nam) và độ tuổi trên
50 là 3 (bao gồm 3 nam).
b.5. Mối quan hệ công tác
Phòng Nội vụ thị xã có mối quan hệ công tác với các cơ quan chuyên môn
cấp trên, các ngành và UBND các xã, phường như sau:
 Đối với cơ quan đơn vị Trung ương, tỉnh trú đóng và hoạt động trên

địa bàn thị xã:
Phòng nội vụ thường xuyên liên hệ nắm tình hình về các mặt tổ chức cán
bộ, tình hình hoạt động của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ
chức tôn giáo, hội và tổ cức phi chính phủ với tinh thần hợp tác, bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau để giúp UBND thị xã và cơ quan chuyên môncấp trên thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực này theo đúng quy định của pháp luật.
 Đối với Sở Nội vụ tỉnh:
Phòng Nội vụ chịu sự sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, các
mặt công tác do Sở Nội vụ tỉnh chỉ đạo và giao quyền. Trưởng phòng Nội vụ có
trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn về Sở Nội vụ tỉnh theo chế
độ định kỳ và theo yêu cầu đột xuất.
 Đối với UBND thị xã:
Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND thị xã.
Thường xuyên báo cáo công tác với UBND thị xã, trước khi tổ chức thực hiện
các chủ trương công tác của Sở Nội vụ, tỉnh, các ngành của tỉnh có liên quan đến

SVTH:

Trang 14


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
chương trình kế hoạch chung của thị xã, Phòng Nội vụ phải xin ý kiến chỉ đạo
của UBND thị xã.
4.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa
bàn thị xã Bình Long.
4.2.1.Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thị xã
a. Số lượng
Hiện nay, số lượng cán bộ, công chức hành chính thị xã Bình Long là 91

biên chế; viên chức tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thị xã là 1095 người.
Năm 2012, đã tổ chức cho 5 cán bộ, công chức của thị xã học lớp cao cấp
chính trị được tổ chức tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị thị xã; 02 cán bộ, công
chức học lớp cao cấp chính trị hệ tập trung; trong thời gian tới, thị xã Bình Long
sẽ tổ chức cho 25 cán bộ, công chức học lớp Trung cấp chính trị.
b. Về trình độ
Công chức hành chính thị xã: Đại học 47, đạt tỷ lệ 52,5%; Cao đẳng 05,
đạt tỷ lệ 3,8%; Trung cấp 38, đạt tỷ lệ 43,7%.
-

Nguồn : Phòng Nội vụ thị xã Bình Long

SVTH:

Trang 15


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Đại học: 267,
đạt tỷ lệ 30,41%; Cao đẳng: 231, đạt tỷ lệ 26,15%;Trung cấp 362, đạt tỷ lệ
42,84%; Sơ cấp: 05, đạt tỷ lệ 0,59%.

Nguồn : Phòng Nội vụ thị xãCán bộ công chức cấp xã, phường:
• Cán bộ chuyên trách là: 63, trong đó: Đại học: 19, đạt tỷ lệ 22,2%;
cao đẳng: 06, đạt tỷ lệ 1,6%; trung cấp: 26, đạt tỷ lệ 31,7%; sơ cấp: 06, đạt tỷ lệ
1,6%; chưa qua đào tạo: 32, chiếm tỷ lệ 42,9%.

SVTH:


Trang 16


Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

• Cán bộ công chức: 55, trong đó: Đại học: 17, đạt tỷ lệ 21,8%; cao
đẳng: 06, đạt tỷ lệ 1,8%; trung cấp: 43, đạt tỷ lệ 69,1%; sơ cấp: 08, đạt tỷ lệ
5,5%; chưa quan đào tạo: 06, chiếm tỷ lệ 1,8%.


Cán bộ
không chuyên trách cấp xã:121, trong đó: Đại học: 06, đạt tỷ lệ 0,8%; cao
đẳng: 06, đạt tỷ lệ 0,8%; trung cấp: 32, đạt tỷ lệ 22,4%; sơ cấp: 06, đạt tỷ lệ
0,8%; chưa qua đào tạo: 96, chiếm tỷ lệ 75,2%.

SVTH:

Trang 17


Báo cáo thực tập

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

Nguồn: Phòng Nội vụ
•Cán bộ không chuyên trách khu phố, ấp: 150; những trường hợp này
chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
 Về trình độ chính trị:

- Cán bộ, công chức hành chính thị xã: cao cấp chính trị: 16, đạt tỷ lệ:
19,5%; trung cấp: 15, đạt tỷ lệ 18,3%, số còn lại đều đã qua các lớp bồi dưỡng
chính trị.
Đơn vị %

- Cán
công
khối
xã,

bộ,
chức
các

phường: cao cấp chính trị: 06, đạt tỷ lệ: 5,6%; trung cấp chính trị: 28, đạt tỷ lệ
25,4%; số còn lại đều đã qua các lớp bồi dưỡng chính trị.

SVTH:

Trang 18


Báo cáo thực tập
Đơn vị %

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

Nguồn : Phòng Nội vụ thị xã
 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở thị xã.
•Đào tạo

Công tác đào tạo cán bộ,công chức luôn được các cơ quan hành chính
trong thị xã quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Tính đến nay, trình độ CB, CC của thị xã đạt được như sau:
* Tổng số CB, CC cấp thị xã và cấp xã, phường: 191, trong đó:
- Cán bộ, công chức thị xã: 80, trong đó: Biệt phái 03; Hợp đồng theo NĐ
68: 03; biên chế sự nghiệp: 01.
- Cán bộ, công chức xã, phường: 111
 Cán bộ, công chức hành chính thị xã:
* Lý luận chính trị:
- Trình độ cao cấp chính trị: 14, đạt tỷ lệ: 17,5%; trong đó: nữ: 05, chiếm tỷ
lệ: 6,3%.
- Trình độ trung cấp: 13, đạt tỷ lệ 16,3%; trong đó: nữ: 03, chiếm tỷ lệ: 3,8%
* Về quản lý nhà nước:
- Chuyên viên chính: 1, đạt tỷ lệ: 1,3%.

SVTH:

Trang 19


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Chuyên viên: 39, đạt tỷ lệ: 49%; trong đó: nữ: 15, chiếm tỷ lệ: 19%.
- Cán sự: 23, đạt tỷ lệ: 29%; trong đó: nữ: 15, chiếm tỷ lệ: 19%.
* Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Trình độ Đại học: 45, đạt tỷ lệ: 56%; trong đó: nữ: 15, chiếm tỷ lệ: 19%.
- Trình độ cao đẳng: 5, đạt tỷ lệ: 6,3%; trong đó: nữ: 03, chiếm tỷ lệ: 3,8%.
- Trình độ trung cấp: 16, chiếm tỷ lệ: 20%; trong đó: nữ: 14, chiếm tỷ lệ: 18%.
- Trình độ sơ cấp: 4, chiếm tỷ lệ: 5%; trong đó đều là nữ.

- Chưa đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng có bằng Trung cấp hoặc
cao cấp về Lý luận chính trị : 5, chiếm tỷ lệ: 6,3%; trong đó nữ: 01, chiếm tỷ lệ:
1,3%.
- Không có chuyên môn, nghiệp vụ: 1, chiếm tỷ lệ: 1,3% (thuộc biên chế sự
nghiệp), là nữ.
- Lái xe: 3, trong đó: Biên chế: 01, Hợp đồng theo NĐ 68: 02.
* Về trình độ tin học, ngoại ngữ:
- Số CB, CC, VC có trình độ về Tin học: 48, đạt tỷ lệ: 60%.
- Số CB, CC, VC có trình độ về Ngoại ngữ: 26, đạt tỷ lệ: 33%.
 Cán bộ, công chức khối các xã, phường:
* Lý luận chính trị:
- Trình độ cao cấp chính trị: 04, đạt tỷ lệ: 3,6%; trong đó nữ: 0.
- Trình độ trung cấp: 26, đạt tỷ lệ 23,4%; trong đó: nữ: 05, chiếm tỷ lệ: 4,5%.
* Về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Trình độ Đại học: 16, đạt tỷ lệ: 14,4%; trong đó: nữ: 04, chiếm tỷ lệ: 3,5%.
- Trình độ trung cấp: 47, chiếm tỷ lệ: 42,3% %; trong đó: nữ: 20, chiếm tỷ lệ: 18%.
- Trình độ sơ cấp: 5, chiếm tỷ lệ: 4,4%; trong đó: nữ: 01, chiếm tỷ lệ: 0,9%.
SVTH:

Trang 20


Báo cáo thực tập
* Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú

- Số CB, CC, VC có trình độ về Tin học: 23, đạt tỷ lệ: 21%.
- Số CB, CC, VC có trình độ về Ngoại ngữ: 16, đạt tỷ lệ: 14,4%.
•Bồi dưỡng

- Tổ chức cho 06 cán bộ, công chức dự học bồi dưỡng chương trình chuyên
viên, 01 cán bộ dự học bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính do Sở Nội vụ
tổ chức.
- Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tôn giáo năm 2011 từ ngày 20 đến
22/7/2011 cho 147 cán bộ cơ sở là Trưởng, Phó các ấp, sóc, khu phố; Công an
viên, Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố, Trưởng Ban Công tác Mặt trận.
- Tổ chức 03 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 141 CB, CC, VC.
- Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 282 CB,CC,VC.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ văn hóa, thông tin, thể thao cho 187
CB, CC, VC.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hoà giải ở cơ sở cho 105 hoà
giải viên ở cơ sở.
- Tổ chức 07 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho hội viên của các hội,
đoàn thể thị xã và cơ sở.
- Tổ chức cho 44 cán bộ, công chức của thị xã, của các xã, phường tham dự
lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tôn giáo do Sở Nội vụ tổ chức
4.2.2 Đánh giá về những kết quả đạt được và những mặt tồn tại, hạn
chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thị xã.
a. Những vấn đề đã làm được:
* Nhìn chung, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức hành chính của thị xã
Bình Long, của các xã, phường trực thuộc thị xã đã được nâng cao hơn so với trước.
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
SVTH:

Trang 21


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
+ Tại cấp thị xã, cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở

lên đạt tỷ lệ 82,3%, so với trước khi ban hành kế hoạch tăng 9,2%. Trong đó tỷ
lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học đạt 56%, tăng 14% so với trước khi ban
hành kế hoạch. Số cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ
nhưng có bằng Trung cấp hoặc cao cấp về lý luận chính trị đạt tỷ lệ 6,3%; trình
độ sơ cấp đạt 5%. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ tin học đạt 60%,
ngoại ngữ đạt 33%.
+ Cán bộ, công chức các xã, phường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về cơ
bản đã được nâng cao hơn so với trước, trình độ từ trung cấp trở lên đạt 56,7%,
sơ cấp đạt 4,4%; chưa đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 38,9%. Một
thành tựu quan trọng nữa là số cán bộ có trình độ về tin học đã đạt được 21%,
ngoại ngữ đạt 14,4%.
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cán bộ, công chức cấp thị xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở
lên đạt tỷ lệ 33,8%; cấp xã, phường đạt 27%.
- Về trình độ quản lý nhà nước: Cán bộ, công chức cấp xã đa số đều có
trình độ quản lý nhà nước: từ cán sự đến chuyên viên chính đạt 79,3%.
- Công tác bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đã được chú trọng
thường xuyên nên đã cung cấp đầy đủ cho cán bộ, công chức, viên chức những
kiến thức, kỹ năng cần thiết.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo nên đã động viên được cán bộ,
công chức, viên chức thường xuyên học tập, nâng cao trình độ.
- Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho những người
có chuyên môn, nghiệp vụ phát huy sở trường, năng lực, đóng góp tích cực vào
quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
- Việc tuyển dụng công chức, viên chức đã được chuẩn hoá là một yếu tố
quan trọng góp phần hạn chế tiêu cực trong việc tuyển dụng công chức, viên
chức, cũng là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức của thị xã.
b. Những vấn đề chưa làm được:
SVTH:


Trang 22


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Trình độ cán bộ, công chức, viên chức của thị xã tuy đã được nâng cao
một bước song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý
hành chính nhà nước trong tình hình mới.
- Về chuyên môn, nghiệp vụ: số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ
Đại học, cao đẳng đã được nâng cao hơn so với trước. Tuy nhiên, số cán bộ, công
chức, viên chức có trình độ trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ cán bộ, công
chức, viên chức không có chuyên môn, nghiệp vụ chiếm một tỷ lệ không nhỏ
trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn thị xã cũng đang là một khó khăn
trong công tác quản lý, điều hành của thị xã, đặc biệt là ở các xã, phường.
- Về lý luận chính trị: trình độ lý luận chính trị của một số cán bộ, công
chức, viên chức còn hạn chế.
Cán bộ, công chức xã, phường chưa qua đào tạo quản lý nhà nước.
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ
công chức trong giai đoạn hiện nay.
4.3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
CB, CC trong giai đoạn hiện nay.
Trong giai đoạn 2010 – 2015 công tác đào tạo bồi dưỡng CB, CC của thị xã
hướng tới mục tiêu sau đây:
 Đối với cán bộ công chức hành chính.
- Đào tạo bồi dưỡng đảm bảo trang bị kiến thức quy định theo tiêu chuẩn
cho công chức lãnh đạo, quản lý và công chức các nghạch hành chính.
- 100% CB, CC hành chính được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu
công vụ và có khả năng hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao; trang bị
kiến thức về văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức

các nghạch.
- Tiến hành quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu
nghành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
 Đối với cán bộ, công chức cấp phường:
SVTH:

Trang 23


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trang bị trình độ lý luận chính trị; kiến thức
quản lý nhà nước trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định cho cán bộ chuyên
trách.
- Đào tạo theo chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
- 100% công chức cấp phường xã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên
môn có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không
chuyên trách cấp tổ dân phố.
4.3.2 Quan điểm chỉ đạo của thị xã
Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định đến hoạt động của mọi tổ chức, là
nguồn lực then chốt quyết định đến sự thành công của tổ chức.
Chính vì vậy, trong những năm qua thị xã luôn quan tâm chú trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức và đạt được những kết quả
đáng kể góp phần nâng cao kiến thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ công chức viên chức.
Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức phải bắt đầu từ công
tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục nâng cao đội ngũ cán
bộ,công chức.
Trong đó, “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức” là một trong

những yếu tố quyết định xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất tốt,
chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Phải đặc biệt quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ,cán bộ trong diện quy
hoạch nguồn.
4.3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ mới, em xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
a. Hoàn thiện công tác quản lý về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
SVTH:

Trang 24


Báo cáo thực tập
GVHD: ThS. Phan Ngọc Tú
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng. Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cơ sở rà sát
hệ thống các văn bản hiện hành về đào tạo, bồi duỡng, phát hiện những bất cập
để sửa đổi và hoàn thiện, đặc biệt chú trọng những văn bản quy định về quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng đối với các đối tượng cụ thể, các văn bản vềvăn bằng, chứng chỉ và cấp
văn bằng, chứng chi, về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tham gia
đào tạo, bồi dưỡng.
- Xây dựng hệ thống các chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ,
công chức yên tâm và tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là
hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, phường theo
hướng thúc đẩy các công chức Nhà nước không ngừng nâng cao trình độ, năng
lực nghiệp vụ của mình trong quá trình thực thi công vụ hành chính và quản lý
Nhà nước. Chế độ, chính sách phải đặc biệt chú trọng gắn đào tạo với sử dụng

và tạo động lực mạnh cho cán bộ, công chức nhiệt tình tham gia học tập. Chế độ
tiền lương thấp đang là một vấn đề khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng hiện nay.
b. Hoàn thiện hệ thống các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
- Chuẩn hóa nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng gắn với thực tế,
dễ hiểu, dễ ứng dụng, chuẩn hóa hệ thống nội dung chương trình đối với cáac
đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin,
tài liệu kịp thời cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Hoàn thiện phương pháp đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chú trọng đến
thực hành và kiến thức thực tế. Hạn chế các phương pháp thiên về thuyết giảng.
- Hoàn thiện số lượng và chất lượng giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính
trị trên địa bàn thị xã, đồng thời với việc thực hiện những chính sách khuyến
khích vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác
giảng dạy.
c. Đối với cán bộ, công chức
- Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về tầm quan trọng của
công tác này. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo nâng cao năng lực
SVTH:

Trang 25


×