Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Khả năng sản xuất của hai dòng gà lông màu hướng thịt LV4, LV5, đàn bố mẹ và thương phẩm qua 5 thế hệ chọn lọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.66 KB, 24 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gà thả vườn đã và đang phát triển mạnh từ năm 1990
với tỷ lệ 75 – 80% tổng đàn gà tại Việt Nam, bao gồm các giống gà
địa phương và nhập nội. Hầu hết các giống gà thả vườn lông màu đều
có các ưu điểm dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao và sinh sản
tốt như gà Tam Hoàng 882, gà Jiangcun, Lương Phượng của Trung
Quốc, gà Kabir của Israel, gà Isa, Sasso của Pháp,… Xu hướng chăn
nuôi gia cầm trên thế giới là chọn lọc định hướng các dòng thuần và
trên cơ sở đó cho lai giữa các dòng thuần với nhau tạo con lai thương
phẩm có năng suất cao.
Từ nguồn nguyên liệu các giống gà thả vườn địa phương và
nhập nội, công tác nghiên cứu chọn tạo các giống gà năng suất cao
phù hợp điều kiện Việt Nam được nhiều tác giả nghiên cứu. Công tác
nghiên cứu chọn lọc, nhân thuần và lai tạo các dòng, giống mới cũng
được nhiều tác giả nghiên cứu để tăng khả năng thích nghi, đạt năng
suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu ở các
trại chăn nuôi tập trung và trong điều kiện vùng sinh thái miền Bắc
Việt Nam. Hơn nữa, hầu như chưa có nghiên cứu nào chọn lọc nâng
cao năng suất của các dòng/giống gia cầm thông qua giá trị giống ước
tính, đặc biệt trên gà lông màu và trong điều kiện Việt Nam.
Từ nguyên liệu là giống gà Lương Phượng hoa của Trung Quốc,
Trại Thực nghiệm Chăn nuôi Gia cầm Thống Nhất - Đồng Nai (nay là
Trại gà giống Đồng Nai – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn
nuôi Gia cầm VIGOVA) đã chọn tạo thành công 3 dòng gà LV1 (dòng
trống), LV2 và LV3 (dòng mái) có đặc điểm ngoại hình, năng suất ổn
định (Nguyễn Văn Bắc và cs., 2004). Từ các dòng gà này đã tiếp tục
tiến hành chọn tạo dòng trống LV4 (lai gà trống Sasso với mái LV1)
và dòng mái LV5 (lai gà trống Kabir với mái LV1).


Tuy nhiên, áp lực của thực tế sản xuất đòi hỏi các dòng/giống
gà liên tục được cải thiện, nâng cao năng suất và chất lượng qua các
năm. Đây là các lý do để thực hiện đề tài “Khả năng sản xuất của hai


2

dòng gà lông màu hướng thịt LV4, LV5, đàn bố mẹ và thương phẩm
qua 5 thế hệ chọn lọc”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể của dòng trống LV4 và
nâng cao năng suất trứng của dòng mái LV5.
- Đánh giá năng suất của gà bố mẹ và thương phẩm từ tổ hợp
lai các dòng mới chọn lọc.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu có hệ thống về chọn lọc dựa trên giá trị giống để
nâng cao năng suất 2 dòng gà LV4 và LV5, khả năng sản xuất và hiệu
quả của các tổ hợp lai từ 2 dòng gà này.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học có giá trị
phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đã nâng cao được năng
suất của 2 dòng gà LV4 và LV5, tạo ra gà bố mẹ, gà thương phẩm từ
tổ hợp lai 3 dòng có năng suất cao, phục vụ kịp thời cho sản xuất và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Góp phần hoàn thiện về công tác di truyền giống trong chọn
lọc và nhân giống gia cầm.
- Bước đầu đã xác định được các tham số di truyền và sử dụng

các tham số di truyền để đánh giá hiệu quả chọn lọc nâng cao các tính
trạng sản xuất trong công tác giống gà.
- Qua 5 thế hệ chọn lọc đã nâng cao năng suất hai dòng gà LV4,
LV5, từ đó tạo được tổ hợp lai có năng suất cao phục vụ sản xuất.
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 112 trang (không tính Tài liệu tham khảo và Phụ
lục), gồm 3 chương, 40 bảng số liệu, 31 hình, 123 tài liệu tham khảo
(72 tiếng Việt và 51 tiếng nước ngoài), có 2 công trình nghiên cứu khoa
học liên quan đến luận án được công bố và 10 ảnh minh họa.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở khoa học của đề tài dựa trên những căn cứ khoa học chủ
yếu 1) Cơ sở di truyền và tham số di truyền của các tính trạng số
lượng và 2) Hiệu quả chọn lọc và các yếu tố ảnh hưởng đến chọn lọc
và 3) Đặc điểm di truyền một số tính trạng năng suất của gà.
Một cách tổng quát, giá trị kiểu hình của cá thể được biểu thị:
P = A + D + I + Eg + Es
Điều này có nghĩa là muốn cải tiến khả năng sản xuất (P) của
vật nuôi, cần phải tác động vào kiểu gen (G) bằng cách tác động vào
hiệu ứng cộng gộp (A) thông qua chọn lọc, tác động vào các hiệu ứng
trội (D) và át gen (I) bằng biện pháp lai giống, tác động vào môi
trường (E) bằng cách cải thiện các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ
sinh thú y, chuồng trại,... Trong thực tế chỉ có thể đo lường được giá
trị kiểu hình, nhưng chúng ta lại mong muốn ước tính giá trị giống.
Đối với việc chọn lọc một tính trạng đơn lẻ, giá trị giống được ước
tính (Estimated Breeding Value – EBV) dựa trên phần chênh lệch của

năng suất cá thể so với năng suất trung bình của các con cái của nó do
di truyền mang lại được thể hiện trong công thức sau:
EBV = h2( Pi - µ)
Trong đó :
EBV: Giá trị giống của con vật
h2: Hệ số di truyền của tính trạng chọn lọc
Pi: Giá trị kiểu hình của con vật
µ: Giá trị kiểu hình trung bình của nhóm tương đồng
Phương pháp BLUP (Best Linear Unbiased Prediction – Dự
đoán tuyến tính không thiên vị và tốt nhất) là phương pháp tiên tiến
hiện nay ước tính giá trị giống chính xác hơn nhiều so với các phương
pháp chọn lọc kiểu hình trước đây.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước nhằm nâng cao năng suất của các dòng/giống gà. Các tác
giả tập trung vào 2 lĩnh vực: nghiên cứu về chọn lọc cải tiến di truyền
và nghiên cứu về năng suất của các dòng thuần và các tổ hợp lai. Các


4

nghiên cứu về chọn lọc cải tiến di truyền bao gồm nghiên cứu phương
pháp chọn lọc theo kiểu hình, theo chỉ số và chọn lọc theo giá trị
giống cùng với việc xác định các tham số di truyền như hệ số di
truyền, hệ số tương quan các tính trạng năng suất. Từ các dòng/giống
gà có năng suất, chất lượng cao mới chọn tạo hoặc mới được chọn lọc
cải tiến, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá năng suất của các
dòng/giống này và tạo các tổ hợp lai, xác định công thức lai thích hợp
cho các phương thức nuôi cũng như các vùng sinh thái khác nhau.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều rất công phu và có nhiều ý
nghĩa, giá trị trong thực tiễn.

CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Gà dòng trống LV4 và gà dòng mái LV5.
- Gà bố mẹ và thương phẩm từ tổ hợp lai 3 dòng giữa gà LV4, LV5 và
dòng trống LV1, dòng mái LV2 và LV3 (là các dòng gà cũ của trại).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Chọn lọc định hướng nâng cao năng suất gà LV4 và LV5
- Chọn lọc gà dòng trống LV4 tăng khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi.
- Chọn lọc gà dòng mái LV5 tăng năng suất trứng đến 38 tuần tuổi.
2.2.2. Khả năng sản xuất của gà bố mẹ (trống LV4, mái LV25)
- Khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà bố mẹ.
2.2.3. Khả năng sản xuất của gà thương phẩm từ tổ hợp lai của các
dòng gà mới chọn lọc
- Khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt của gà thương phẩm LV425.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà giống
Đàn gà được chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý theo quy trình của Trại
gà giống Đồng Nai (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi
Gia cầm VIGOVA).
2.3.2. Phương pháp chọn lọc, nhân dòng gà LV4 và LV5


5

Gà LV4 chọn lọc định hướng tăng khối lượng cơ thể lúc 8
tuần tuổi. Thế hệ 1 chọn theo kiểu hình, từ thế hệ 2 chọn lọc theo giá
trị giống ước tính (EBV), lấy các cá thể có EBV từ cao xuống thấp
nhưng phải cao hơn giá trị giống trung bình toàn đàn. Đến hết 38 tuần
tuổi chọn những cá thể có năng suất trứng từ 40 - 60 quả/mái để lấy

thay thế cho thế hệ sau.
Gà LV5 chọn lọc định hướng tăng năng suất trứng đến 38 tuần
tuổi. Theo dõi năng suất trứng cá thể đến hết 38 tuần tuổi, chọn theo
giá trị giống ước tính (EBV), chọn những cá thể có EBV từ cao xuống
thấp nhưng không nhỏ hơn năng suất trứng trung bình toàn đàn.
Phương pháp nhân dòng gà LV4 và LV5
Sử dụng phương pháp nhân dòng thuần khép kín. Thực hiện
luân chuyển trống qua các thế hệ để tránh giao phối cận thân.
Phương pháp xác định ảnh hưởng của yếu tố cố định đến tính
trạng năng suất
Xác định ảnh hưởng của yếu tố thế hệ đến các tính trạng năng
suất bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model –
GLM). Mô hình thống kê:
Yij = µ + THi + eij
Yij: Giá trị thu được của tính trạng theo dõi
µ: Giá trị trung bình của quần thể
THi: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 1, 5)
eij: Sai số ngẫu nhiên
Phương pháp ước lượng các tham số di truyền và giá trị giống
Các tham số di truyền được ước lượng bằng phương pháp
REML (tương đồng tối đa có giới hạn). Ước lượng giá trị giống bằng
BLUP theo mô hình thú đa tính trạng. Mô hình thống kê phân tích di
truyền các tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi và năng suất trứng
đến 38 tuần tuổi:
Yijk = µ + THi + aj + eijk
Yijk: Giá trị thu được của tính trạng theo dõi
µ: Giá trị trung bình của quần thể
THi: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 1, 5)
aj: Ảnh hưởng di truyền cộng gộp của cá thể thứ j



6

eijk: Sai số ngẫu nhiên
Phương pháp xác định khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền
Đáp ứng chọn lọc được đánh giá qua phân tích khuynh hướng
di truyền và tiến bộ di truyền. Khuynh hướng di truyền được xác định
thông qua sự biến thiên của các giá trị giống trung bình mỗi thế hệ.
Tiến bộ di truyền của mỗi tính trạng được xác định thông qua phân
tích hồi quy tuyến tính của giá trị giống các cá thể theo thế hệ bằng
phần mềm MINITAB 16.2.0 với mô hình: Y = a + bx
Y: Giá trị giống tính trạng nghiên cứu của các cá thể
a: Hằng số
x: Thế hệ (x = 1, 5)
b: Hệ số hồi quy (tăng/giảm giá trị giống/thế hệ) là tiến bộ di truyền
Phương pháp bố trí thí nghiệm chọn lọc và đánh giá hiệu quả chọn
lọc gà LV4 và LV5 qua các thế hệ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà con 1 ngày tuổi xuống chuồng nuôi để tiến
hành chọn lọc, đánh giá hiệu quả chọn lọc trên đàn gà LV4 và LV5.
Bảng 2.5: Số lượng gà LV4, LV5 nuôi thí nghiệm chọn lọc các thế hệ
Gà LV4
Gà LV5
Thế hệ
Trống
Mái
Tổng
Trống
Mái
Tổng
1

250
350
600
300
290
590
2
200
300
500
350
340
690
3
250
250
500
400
420
820
4
200
200
400
350
350
700
5
200
150

350
350
370
720
Bảng 2.6: Bố trí thí nghiệm khảo sát khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà
LV4 nuôi ăn tự do
Thế hệ Thế hệ Thế hệ Thế hệ Thế hệ
Danh mục
1
2
3
4
5
Trống (con)
25
25
25
25
25
Mái (con)
25
25
25
25
25
Tổng (con)
50
50
50
50

50
Số lần lặp lại
3
3
3
3
3
Tổng số gà TN (con)
150
150
150
150
150


7

Bảng 2.7: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng sản xuất gà LV4 sinh
sản
Danh mục
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Trống (con)
10
10
10
10
10
Mái (con)
100
100

100
100
100
Tổng (con)
110
110
110
110
110
Số lần lặp lại
3
3
3
3
3
Tổng số gà TN (con)
330
330
330
330
330
Bảng 2.8: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng sản xuất gà LV5 sinh
sản
Danh mục
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Trống (con)
10
10
10
10

10
Mái (con)
100
100
100
100
100
Tổng (con)
110
110
110
110
110
Số lần lặp lại
3
3
3
3
3
Tổng số gà TN (con)
330
330
330
330
330
2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất của gà bố mẹ và
thương phẩm từ tổ hợp lai của các dòng gà mới chọn lọc
Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố đánh giá
khả năng sản xuất của gà bố mẹ, thương phẩm từ hai dòng mới chọn
lọc và gà bố mẹ, thương phẩm đang sử dụng phổ biến tại trại.

Sơ đồ tạo gà bố mẹ, thương phẩm và bố trí thí nghiệm được
trình bày theo sơ đồ và trong bảng 2.9, 2.10.
Bố mẹ:
♂LV4
x
♀LV25 (BM1)
Thương phẩm
Bố mẹ:
♂LV1
(BM2)

LV425
x

♀LV23

Thương phẩm
LV123
Bảng 2.9: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng sản xuất của gà bố mẹ
Danh mục
Gà BM1
Gà BM2


8

Trống
LV4
20
3


Mái
LV25
130
3

Tổng

Trống
LV1
20
3

Mái
LV23
130
3

Tổng

n (con)
150
150
Số lần lặp lại
3
3
Tổng số gà
60
390
450

60
390
450
thí nghiệm (con)
Bảng 2.10: Bố trí thí nghiệm khảo sát khả năng sản xuất gà thương
phẩm
Gà LV425
Gà LV123
Danh mục
Trống
Mái
Tổng
Trống
Mái
Tổng
n (con)
25
25
50
25
25
50
Số lần lặp lại
3
3
3
3
3
3
Tổng số gà

75
75
150
75
75
150
thí nghiệm (con)
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau (theo Bùi
Hữu Đoàn và cs., 2011):
* Nhóm chỉ tiêu về sinh trưởng và sản xuất thịt:
- Tỷ lệ nuôi sống (%)
- Khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi (g/con). Xác định sinh
trưởng tương đối (%) và sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)
- Một số chỉ tiêu mổ khảo sát (tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi và
thịt lườn)
- Chỉ số sản xuất (PN)
* Nhóm chỉ tiêu về sinh sản và sản xuất trứng:
- Tuổi đẻ: các đàn gà sinh sản nuôi quần thể tính khi tỷ lệ đẻ
5% toàn đàn, đàn gà theo dõi cá thể tính khi đẻ quả trứng đầu tiên.
- Khối lượng vào đẻ: Đối với gà nuôi quần thể khi đàn có tỷ lệ
đẻ 5%, đối với gà theo dõi cá thể khi đẻ quả trứng đầu tiên.
- Tỷ lệ đẻ: tính theo tuần và trung bình cả giai đoạn.
- Năng suất trứng: quả/mái đến thời điểm 38 tuần tuổi và 68
tuần tuổi


9


- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
- Một số chỉ tiêu chất lượng trứng khảo sát ở 38 tuần tuổi
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ phôi và ấp nở: Trứng của gà thí nghiệm
được thu nhặt và theo dõi ấp nở từ khi đẻ đến 68 tuần tuổi.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu của các lô thí nghiệm được phân tích phương sai. So
sánh các giá trị trung bình có phân bố chuẩn bằng t-test, so sánh các tỷ
lệ bằng χ2, sử dụng phần mềm MINITAB 16.2.0. Xác định hồi quy
tuyến tính bằng MINITAB 16.2.0. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố cố
định đến các tính trạng bằng phần mềm SAS 9.1. Các tham số di
truyền được ước tính bằng phương pháp REML, giá trị giống ước tính
bằng BLUP sử dụng bộ phần mềm PEST 4.2.3 và VCE 6.0.2.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chọn lọc định hướng nâng cao năng suất gà LV4 và LV5
3.1.1. Chọn lọc gà dòng trống LV4 tăng khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi
3.1.1.1. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố thế hệ đến một số tính trạng
năng suất của gà LV4
Các tính trạng số lượng được xem xét đánh giá ảnh hưởng là
khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi, năng suất trứng và khối lượng trứng 38
tuần tuổi. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố thế hệ có ảnh hưởng rõ rệt
(P<0,001) đến cả 3 tính trạng. Như vậy, cần thiết sử dụng yếu tố cố
định này trong mô hình phân tích di truyền để ước tính giá trị giống và
các tham số di truyền làm cơ sở chọn lọc các tính trạng này.
3.1.1.2. Hệ số di truyền, tương quan kiểu hình, kiểu di truyền một số
tính trạng năng suất của gà LV4 qua các thế hệ
Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi là
2
h = 0,74 ± 0,15 là cao, giúp cho việc chọn lọc cải tiến di truyền có
hiệu quả. Tính trạng có hệ số di truyền cao nên chọn lọc cá thể sẽ cho

hiệu quả chọn lọc cao (Powell, 1985; Trần Long và cs., 2008).
Bảng 3.1: Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu
hình của các tính trạng sản xuất của gà LV4 qua các thế hệ


10

Tính trạng
Khối lượng cơ
thể 8 tuần tuổi
Năng suất trứng
38 tuần tuổi
Khối lượng trứng
38 tuần tuổi

Khối lượng cơ
thể 8 tuần tuổi
(n=1602)

Năng suất trứng
38 tuần tuổi
(n=1602)

Khối lượng
trứng 38 tuần
tuổi (n=1602)

0,74 ± 0,15

-0,15 ± 0,25


0,49 ± 0,18

-0,14

0,46 ± 0,22

-0,87 ± 0,17

0,38

-0,80

0,67 ± 0,17

Ghi chú: Đường chéo (in đậm) là hệ số di truyền, các giá trị nằm trên đường
chéo là tương quan di truyền, dưới đường chéo là tương quan kiểu hình

Tương quan di truyền giữa tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần
tuổi với tính trạng năng suất trứng là -0,15 và tính trạng khối lượng
trứng 38 tuần tuổi là 0,49. Kết quả này phù hợp với quy luật khi chọn
lọc tăng khối lượng cơ thể thì năng suất trứng sẽ giảm, đồng thời khối
lượng trứng tăng.
3.1.1.3. Kết quả thí nghiệm chọn lọc tính trạng khối lượng cơ thể 8
tuần tuổi của gà LV4 qua các thế hệ
Hệ số di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi giảm
dần từ 0,74 ở thế hệ 2 xuống 0,15 ở thế hệ 5, phù hợp với quy luật qua
quá trình chọn lọc mức độ biến động của quần thể giảm và hệ số di
truyền cũng giảm theo.
Khối lượng cơ thể của gà trống LV4 đã tăng từ 1541,14 g/con

ở thế hệ 1 lên 1684,33 g/con ở thế hệ 5, hiệu quả chọn lọc thực tế qua
5 thế hệ là 28,64 g/con. Trung bình qua 5 thế hệ, hiệu quả chọn lọc
mong đợi khối lượng cơ thể gà trống LV4 đạt 68,11 g/thế hệ. Khối
lượng cơ thể 8 tuần tuổi gà mái LV4 tăng từ 1335,74 g/con ở thế hệ 1
lên 1506,10 g/con ở thế hệ 5. Hiệu quả chọn lọc thực tế qua 5 thế hệ là
34,07 g/con. Trung bình qua 5 thế hệ, hiệu quả chọn lọc mong đợi
khối lượng cơ thể gà mái LV4 đạt 27,13 g/thế hệ.
3.1.1.4. Kết quả thí nghiệm khảo sát gà LV4 nuôi theo chế độ ăn tự do
hết 8 tuần tuổi qua các thế hệ
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát khối lượng cơ thể gà LV4 nuôi ăn tự do
hết 8 tuần tuổi qua các thế hệ


11

Thế hệ
1

2

3

4

5

Tham số thống kê
n (con)
Mean (g)
SD (g)

TTTA/kg tăng KL (kg)
n (con)
Mean (g)
SD (g)
TTTA/kg tăng KL (kg)
n (con)
Mean (g)
SD (g)
TTTA/kg tăng KL (kg)
n (con)
Mean (g)
SD (g)
TTTA/kg tăng KL (kg)
n (con)
Mean (g)
SD (g)
TTTA/kg tăng KL (kg)

Trống
72
1929,86
202,04
71
2038,45
258,01
71
2119,30
225,31
67
2223,43

244,88
72
2286,81
249,87

Mái
71
1381,55
114,63
2,54
71
1451,13
146,79
2,52
73
1540,82
138,60
2,48
72
1616,94
153,21
2,47
69
1676,23
143,20
2,42

Chung
143
1657,62a

322,50
142
1744,79ab
361,38
144
1826,04bc
344,60
139
1909,28cd
365,05
141
1988,01d
368,03

Ghi chú: Trong cùng 1 cột, các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05); TTTA: tiêu tốn thức ăn; KL: khối lượng

Thế hệ 1 khối lượng của gà trống và gà mái LV4 lần lượt là
1929,86 và 1381,55 g/con, trung bình trống mái là 1657,62 g/con. Đến
thế hệ 5, khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi của gà trống và mái LV4 đạt
2286,81 và 1676,23 g/con, trung bình trống mái là 1988,01 g/con.
Như vậy khối lượng trung bình trống mái của thế hệ 5 đã tăng hơn
330,39 g so với thế hệ 1. Đồng thời, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng của gà LV4 cũng giảm dần, từ 2,54 kg thế hệ 1 giảm còn 2,42
kg ở thế hệ 5 tương ứng với mức giảm 4,96%.
3.1.1.5. Kết quả ước tính giá trị giống của gà LV4 qua các thế hệ
Giá trị giống ước tính tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi
của gà LV4 các thế hệ có xu hướng tăng dần, giá trị giống của gà trống



12

có tốc độ tăng nhanh và đạt cao hơn so với giá trị giống của gà mái ở
cùng thế hệ.
Bảng 3.4: Giá trị giống ước tính của tính trạng khối lượng cơ thể 8
tuần tuổi gà LV4 qua các thế hệ
Trống
Mái
Thế hệ
1
2
3
4
5
Tiến bộ di truyền
(g/thế hệ)
Hệ số xác định R2
cùa hồi quy (%)

n (con)

Mean (g)

SD (g)

n (con)

Mean (g)

SD (g)


231
150
90
60
60

-77,56
-22,35
1,81
33,35
69,44

273,57
166,27
133,56
140,00
136,38

326
280
164
159
82

-56,99
-33,96
1,43
16,81
22,82


213,16
185,95
153,83
158,55
137,44

34,97

21,04

97,70

92,00

Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi của gà trống có tiến bộ di truyền
đạt được khá tốt 34,97 g/thế hệ và cao hơn của gà mái chỉ đạt 21,04
g/thế hệ. Hệ số xác định của hồi quy ở gà trống, mái đạt 97,7% và
92,0% là rất cao cho thấy đường hồi quy tuyến tính phù hợp quy luật.
3.1.1.6. Một số chỉ tiêu sinh sản của gà LV4 qua các thế hệ
* Tỷ lệ nuôi sống của gà LV4 nuôi sinh sản qua các thế hệ
Giai đoạn 1NT - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống ở thế hệ 1 đạt
97,58% và thế hệ 5 đạt 97,27%. Giai đoạn 9-24 tuần tuổi tỷ lệ nuôi
sống của gà LV4 đạt cao hơn so với giai đoạn 0-8 tuần tuổi, từ 97,20%
ở thế hệ 1 và 96,88% ở thế hệ 5, không có sự sai khác ở các thế hệ (P
> 0,05).
* Khả năng sinh sản của gà LV4 qua các thế hệ
Tuổi đẻ 5% của gà LV4 qua các thế hệ tương đương nhau từ
174 – 178 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ trung bình đến 68 tuần tuổi của gà LV4
qua 5 thế hệ từ 51,01% ở thế hệ 1 còn 49,36% ở thế hệ 5 với năng suất

trứng tương ứng là 158,31 và 151,62 quả/mái, có xu hướng giảm nhẹ
khi tăng khối lượng cơ thể (P > 0,05).
Bảng 3.6: Tuổi đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng


13

của gà LV4 qua các thế hệ
Chỉ tiêu
Tuổi đẻ đạt 5%
(ngày tuổi)
Tỷ lệ đẻ TB đến 68
tuần tuổi (%)
Năng suất trứng
đến 68 tuần tuổi
(quả/mái)
Tiêu tốn thức ăn/10
quả trứng (kg)

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3

Thế hệ 4

Thế hệ 5

177


178

174

175

177

51,01a

50,43a

50,30a

49,62a

49,36a

158,31

155,81

156,42

153,56

151,62

2,83a


2,82a

2,87a

2,86a

2,92a

Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, các giá trị mang chữ cái giống nhau thì sai
khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng có xu hướng tăng từ 2,83 - 2,92
kg, tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa (P>0,05). Kết quả này
đạt tương đương với gà dòng trống TN1 là 150,06 quả/mái và 2,98 kg
(Nguyễn Quý Khiêm và cs., 2015b).
* Chất lượng trứng của gà LV4 qua các thế hệ
Đã có sự khác biệt rõ rệt về khối lượng trứng của gà LV4
qua các thế hệ chọn lọc, thế hệ 1 khối lượng trứng là 52,3g/quả và
đến thế hệ 5 khối lượng trứng tăng lên 57,0g/quả (P<0,05).
Chỉ số hình thái trứng gà LV4 dao động từ 1,31 - 1,32; đơn vị
Haugh đạt 81,11 - 89,29; chỉ số lòng đỏ đạt từ 0,43 - 0,46; chỉ số lòng
trắng 0,086 - 0,094; tỷ lệ lòng đỏ 29,22 - 30,19%; tỷ lệ lòng trắng
58,73 - 59,53%; tỷ lệ vỏ 9,25 - 10,16%; độ dày vỏ trứng từ 0,32 - 0,35
mm. Các chỉ tiêu này đều đạt tiêu chuẩn chất lượng trứng tốt.
* Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở
Qua 5 thế hệ với 12 lô ấp/thế hệ, tỷ lệ trứng có phôi của gà
LV4 đạt cao từ 95,65 - 97,10%; tỷ lệ nở/trứng có phôi 84,93 - 87,73%;
tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp 82,21 - 83,91%; tỷ lệ gà loại 1 đạt 95,48 97,90%. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ
nở/trứng có phôi không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao



14

hơn so với gà dòng trống TP4 (Phùng Đức Tiến và cs., 2015) và TN1
(Nguyễn Quý Khiêm và cs., 2015b).
3.1.2. Chọn lọc gà dòng mái LV5 tăng năng suất trứng đến 38 tuần
tuổi
3.1.2.1. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố thế hệ đến một số tính trạng
sản xuất của gà LV5
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố thế hệ có ảnh hưởng đến cả
3 tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi, năng suất trứng và khối
lượng trứng 38 tuần tuổi của gà LV5 rất rõ rệt (P<0,001). Như vậy,
cần thiết sử dụng yếu tố cố định này trong mô hình phân tích di truyền
để ước tính giá trị giống và các tham số di truyền làm cơ sở chọn lọc.
3.1.2.2. Hệ số di truyền, tương quan kiểu hình, kiểu di truyền của các
tính trạng năng suất của gà LV5
Bảng 3.9: Hệ số di truyền, tương quan di truyền và tương quan kiểu
hình các tính trạng năng suất của gà LV5
KL cơ thể 8 Năng suất trứng KL trứng 38
Tính trạng
tuần
tuổi 38 tuần tuổi tuần
tuổi
(n=2177 con) (n=1159)
(n=1159)
KL cơ thể 8
0,00 ± 0,00
-0,07 ± 5,51
0,07 ± 5,51

tuần tuổi
Năng suất trứng
-0,07
0,15 ± 0,25
-0,95 ± 0,08
38 tuần tuổi
KL trứng 38
0,06
-0.98
0,70 ± 0,29
tuần tuổi
Ghi chú: Đường chéo (in đậm) là hệ số di truyền, các giá trị nằm trên đường
chéo là tương quan di truyền, dưới đường chéo là tương quan kiểu hình

Do đàn gà được nuôi theo quy trình giống khống chế khối
lượng cơ thể để đảm bảo năng suất sinh sản nên hệ số di truyền của
tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi rất thấp, hầu như bằng 0. Hệ
số di truyền của tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi là 0,15.
Tương quan di truyền tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi
và tính trạng năng suất trứng 38 tuần tuổi là tương quan âm (-0,07),
tương quan di truyền giữa tính trạng khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi và


15

khối lượng trứng 38 tuần tuổi là tương quan dương. Các giá trị tương
quan này của gà LV5 thấp hơn so với gà LV4.
3.1.2.3. Hiệu quả chọn lọc tính trạng năng suất trứng đến 38 tuần tuổi
của gà LV5
Bảng 3.10: Hiệu quả chọn lọc năng suất trứng của gà LV5 đến 38 tuần

tuổi qua các thế hệ
Chỉ tiêu

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3

Thế hệ 4

Thế hệ 5

Số gà mái trước
180
249
285
204
241
chọn lọc (con)
NST trước chọn
58,07 ±
64,39 ± 59,95 ± 67,83 ± 70,96 ±
lọc (quả)
18,63
19,71
15,44
17,86
17,90
Số gà mái sau

100
100
100
100
100
chọn lọc (con)
NST sau chọn
72,14 ±
81,70 ± 74,26 ± 81,37 ± 85,81 ±
lọc (quả)
11,27
5,82
5,88
6,37
5,13
Hệ số di truyền
0,74 ±
0,58 ±
0,59 ±
0,16 ±
(h2)
0,25
0,24
0,23
0,19
Gà LV5 qua 5 thế hệ chọn lọc tăng năng suất trứng đến 38
tuần tuổi đã có hiệu quả. Thế hệ 1 năng suất trứng là 58,07 quả/mái,
đến thế hệ 5 năng suất trứng là 70,96 quả/mái. Tính chung qua 5 thế
hệ, năng suất trứng hết 38 tuần tuổi đã tăng 12,89 quả và hiệu quả
chọn lọc thực tế là 2,58 quả.

Từ thế hệ 2 đến thế hệ 5 hệ số di truyền giảm dần từ 0,74 còn
0,16, đồng thời hiệu quả chọn lọc mong đợi cũng giảm dần tương ứng
từ 12,81 quả về còn 2,39 quả. Như vậy việc chọn lọc nâng cao năng
suất trứng có thể dừng ở thế hệ 5, từ thế hệ sau tiến hành chọn lọc ổn
định năng suất trứng đến 38 tuần tuổi của gà LV5.
3.1.2.4. Kết quả ước tính giá trị giống tính trạng năng suất trứng đến
38 tuần tuổi của gà LV5 qua các thế hệ
Qua từng thế hệ chọn lọc, giá trị giống tính trạng năng suất
trứng tăng lên rõ rệt, tiến bộ di truyền đạt 1,43 quả/thế hệ. Hệ số xác
định đạt 90,50% ở mức cao. Thông qua chọn lọc năng suất trứng 38


16

tuần tuổi của gà LV5 đã tăng từ 58,07 quả/mái ở thế hệ 1 đạt 70,96
quả/mái ở thế hệ 5.
Bảng 3.11: Giá trị giống của tính trạng năng suất trứng đến 38 tuần
tuổi gà LV5 qua các thế hệ
Thế hệ
N (con)
Mean (quả)
SD (quả)
1
180
-2,99
4,36
-1,66
2
249
3,92

3
285
0,82
4,35
4
204
2,14
4,27
5
241
2,24
4,06
Tiến bộ di truyền (q/thế hệ)
1,43
Hệ số xác định R2 của hồi
90,50
quy (%)
3.1.2.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của gà LV5 qua các thế hệ
* Tỷ lệ nuôi sống của gà LV5 nuôi sinh sản qua các thế hệ
Tỷ lệ nuôi sống của gà LV5 đạt khá cao ở các thế hệ chọn lọc.
Tỷ lệ nuôi sống trung bình từ thế hệ 1 đến thế hệ 5 giai đoạn 1NT - 8
tuần tuổi đạt 96,36 – 96,97%, giai đoạn 9-24 tuần tuổi đạt 97,49 97,80%. Tỷ lệ nuôi sống trung bình cả giai đoạn 0 - 24 tuần tuổi của
gà LV5 ở các thế hệ đạt 94,24-94,85%. Không có sự sai khác về tỷ lệ
nuôi sống của gà LV5 ở các thế hệ (P > 0,05).
* Khả năng sinh sản của gà LV5 qua các thế hệ
Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu sinh sản của gà LV5 qua các thế hệ
Chỉ tiêu
Thế hệ 1 Thế hệ 2 Thế hệ 3 Thế hệ 4 Thế hệ 5
Tuổi đẻ đạt 5%
170

169
171
167
163
(ngày tuổi)
Tỷ lệ đẻ TB đến
57,02a
57,68a
58,82a
60,51a
61,22b
68 tuần tuổi (%)
Năng suất trứng
đến 68 tuần tuổi
183,60
185,73
189,99
191,62
193,91
(quả/mái)
TTTA/10 quả
2,59a
2,56a
2,51a
2,53a
2,48b
trứng (kg)
Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì sai
khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)



17

Gà LV5 có tuổi đẻ đạt 5% từ 163 - 170 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ của
gà LV5 tăng dần qua các thế hệ, thế hệ 1 tỷ lệ đẻ là 57,02% với năng
suất trứng là 183,60 quả/mái/68 tuần tuổi, đến thế hệ 5 tỷ lệ đẻ đạt
61,22% với năng suất trứng là 193,91 quả/mái/68 tuần tuổi. Như vậy,
qua 5 thế hệ chọn lọc năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi của gà LV5 đã
tăng 10,31 quả tương ứng tăng 5,62% so với thế hệ 1 (P<0,05).
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng giảm dần qua các thế hệ với
khác biệt rõ rệt, từ 2,59 kg ở thế hệ 1 còn 2,48 kg ở thế hệ 5 (P<0,05).
* Chất lượng trứng của gà LV5 qua các thế hệ
Do tác động của chọn lọc tăng năng suất trứng nên gián tiếp
ảnh hưởng đến chất lượng trứng của gà LV5. Khối lượng trứng giảm
từ 52,34g/quả ở thế hệ 1 xuống 50,33g/quả ở thế hệ 5, tuy nhiên sự sai
khác là không có ý nghĩa (P > 0,05).
Chỉ số hình thái của trứng gà LV5 là 1,31 - 1,32; đơn vị
Haugh tăng dần qua các thế hệ từ 82,14 - 87,48. Chỉ số lòng đỏ 0,44 0,46, chỉ số lòng trắng 0,008 – 0,093 và độ dày vỏ 0,32 – 0,35 mm.
Chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn trứng giống tốt.
* Tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở của gà LV5 qua các thế hệ
Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu ấp nở của trứng gà LV5 qua các thế hệ
Chỉ tiêu
Số lô ấp (lô)
Tổng số trứng
ấp (quả)
Tỷ lệ phôi (%)
TL nở/số trứng
có phôi (%)
TL nở/tổng số
trứng ấp (%)

Tỷ lệ gà loại 1
(%)

Thế hệ 1

Thế hệ 2

Thế hệ 3

Thế hệ 4

Thế hệ 5

12

12

12

12

12

13200

14500

13200

13500


14200

96,61a

95,02 a

97,14 a

96,00 a

95,74 a

84,89 a

86,54 a

85,19 a

85,56 a

86,02 a

82,01

82,23

82,76

82,13


82,36

95,98

95,98

95,98

95,89

95,14

Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, các giá trị mang chữ cái giống nhau thì sai
khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05)


18

Các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà LV5 đạt rất cao. Tỷ lệ trứng có
phôi qua các thế hệ đạt 95,02-97,14%; Tỷ lệ nở/số trứng có phôi là
86,54 - 84,89% và không có sự khác biệt qua các thế hệ (P>0,05). Tỷ
lệ nở/tổng số trứng vào ấp đạt 82,01-82,76%. Tỷ lệ gà loại 1 cao nhất
ở thế hệ 1 đạt 95,98% và thấp nhất ở thế hệ 5 đạt 95,14%. Tỷ lệ trứng
có phôi và ấp nở của gà LV5 đạt tương đương với giống gà Lương
Phượng (Hồ Xuân Tùng, 2008) và cao hơn so với các giống đã nghiên
cứu của các tác giả khác (Phùng Đức Tiến và cs., 2003; Ngô Thị Kim
Cúc và cs., 2015; Lê Thị Nga và cs., 2015; Nguyễn Quý Khiêm và cs.,
2015b; Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng., 2016).
3.2. Khả năng sản xuất của gà bố mẹ

3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ qua các tuần tuổi
Giai đoạn 1NT - 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà trống và
mái BM1 đạt 96,67-98,46%, còn tỷ lệ nuôi sống của gà trống và mái
BM2 là 95,00-98,21%. Giai đoạn từ 9 - 24 tuần tuổi, gà BM1 có tỷ lệ
nuôi sống là tương đương gà BM2. Trung bình cả giai đoạn 1NT – 24
tuần tuổi gà BM1 trống và mái có tỷ lệ nuôi sống 93,33 và 97,44%,
cao hơn so với gà BM2 trống và mái có tỷ lệ nuôi sống 91,67 và
96,41%.
3.2.2. Khối lượng cơ thể của gà bố mẹ ở các tuần tuổi
Do nuôi cùng quy trình khống chế khối lượng nên đến 8 tuần
tuổi khối lượng cơ thể của gà BM1 trống và mái đạt 1550,33 và
1341,44g/con tương đương so với gà BM2 là 1557,24 và 1348,44
g/con. Đến 20 tuần tuổi khối lượng cơ thể của gà BM1 trống và mái
đạt 2603,57 và 2191,11 g/con so với khối lượng cơ thể của gà BM2 là
2591,43 và 2004,78g/con. Tương tự khối lượng cơ thể ở 24 tuần tuổi
của gà BM1 là 2926,4 và 2403,3 g/con cũng không có sự khác biệt so
với khối lượng cơ thể của gà BM2 (P > 0,05).
3.2.3. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ của gà bố mẹ
Gà BM1 có tuổi đẻ đạt 5% là 156 ngày sớm hơn so với gà
BM2 là 158 ngày. Khối lượng vào đẻ của gà BM1 là 2358,15g/con,
đạt tương đương so với khối lượng của gà BM2 (P > 0,05).


19

3.2.4. Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của
gà bố mẹ
Gà BM1 và BM2 có tỷ lệ đẻ tăng dần từ tuần tuổi 23 đến tuần
tuổi 30 và tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao là 82,49% và 80,80% ở tuần tuổi 29 –
30 tương ứng với tuần đẻ 7-8. Sau đó tỷ lệ đẻ giảm dần, tính trung

bình cả giai đoạn 68 tuần tuổi tỷ lệ đẻ của gà BM1 đạt 60,43% cao
hơn gà BM2 đạt 57,24% (P<0,05). Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi
của gà BM1 đạt 194,57 quả cao hơn 10,24 quả so với gà BM2 tương
ứng là 5,55%. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà BM1 trung bình
cả giai đoạn 68 tuần tuổi là 2,41 kg thấp hơn 5,12% so với gà BM2.

Hình 3.23: Tỷ lệ đẻ của gà bố mẹ ở các tuần đẻ
3.2.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng
Khối lượng trứng gà BM1 đạt 54,25g/quả cao hơn khối lượng
trứng của gà BM2 đạt 53,67g/quả, tuy nhiên không có sự sai khác
thống kê (P> 0,05).
Chỉ số hình thái của trứng gà BM1 là 1,32 và gà BM2 là 1,31;
đơn vị Haugh của 2 loại trứng gà đều đạt tiêu chuẩn trứng giống, ở
trứng của gà BM2 đơn vị Haugh là 85,71 cao hơn trứng gà BM1 đạt
83,25. Chỉ số lòng đỏ của trứng từ 0,44 - 0,45 và chỉ số lòng trắng của
2 loại trứng là 0,090 – 0,091; Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà BM1 là


20

29,68% tương đương trứng gà BM2. Tỷ lệ lòng trắng của trứng gà
BM1 là 59,73% cao hơn trứng gà BM2. Trứng của gà BM1 có tỷ lệ vỏ
là 10,02% thấp hơn trứng gà BM2. Độ dày vỏ của 2 loại trứng gà là
tương đương nhau là 0,32 mm.
3.2.6. Một số chỉ tiêu ấp nở của gà bố mẹ
Kết quả cho thấy tỷ lệ trứng có phôi của gà BM1 đạt 96,63%
cao hơn so với tỷ lệ trứng có phôi của gà BM2 đạt 95,72%. Tỷ lệ nở/
trứng có phôi của gà BM1 đạt 86,23% và tỷ lệ nở/tổng trứng vào ấp
đạt 83,32% cao hơn gà BM2 có tỷ lệ nở/trứng có phôi là 85,81% và tỷ
lệ nở/tổng trứng vào ấp là 82,13%. Tỷ lệ gà con loại 1 ở gà BM1 đạt

98,42% cao hơn ở gà BM2 đạt 98,38%. Tuy nhiên, sự sai khác này
không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Trứng gà bố mẹ BM1 có tỷ lệ phôi đạt tương đương, nhưng
tỷ lệ ấp nở lại cao hơn so với so với gà dòng mái LV5 của đề tài này
và cao hơn so với gà dòng mái TN2 và TN3 (Nguyễn Quý Khiêm và
cs., 2015).
Từ những kết quả tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể, tỷ lệ đẻ
và năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, một số chỉ tiêu về
chất lượng trứng và chỉ tiêu ấp nở có thể thấy rằng gà BM1 có khả
năng sản xuất cao hơn so với gà BM2.
3.3. Khả năng sản xuất của gà thương phẩm
Gà thương phẩm LV425 được tạo ra từ tổ hợp lai 3 dòng giữa
gà trống LV4 mới chọn tạo và gà mái bố mẹ LV25. Con lai có màu
lông nâu vàng hoặc vàng nhạt đồng nhất, có sọc lưng.
3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thương phẩm
Gà thương phẩm có tỷ lệ nuôi sống đạt cao ở các tuần tuổi.
Đến hết 8 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà LV425 đạt 97,33% và cao
hơn 2,67% so với gà LV123.
3.3.2. Khối lượng cơ thể của gà thương phẩm
Gà LV425 có khối lượng cơ thể ở các giai đoạn tuổi đều cao
hơn so với gà LV123. Đến 8 tuần tuổi khối lượng cơ thể của gà LV425


21

là 1964,58g/con cao hơn 169,64 g so với gà LV123 tương ứng là
8,63%. Sự khác biệt về khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi giữa gà thương
phẩm LV425 và LV123 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Hình 3.25: Khối lượng cơ thể của gà thương phẩm ở các tuần tuổi

Cùng thời điểm 8 tuần tuổi, gà lai thương phẩm LV42 đạt khối
lượng 1800,3 g (Hoàng Tuấn Thành và cs., 2013). Trong khi đó, gà LV
và gà lai Chọi x LV nuôi thịt đến 8 tuần tuổi chỉ đạt khối lượng tương
ứng là 1416,18 g và 1119,79 g (Phùng Đức Tiến và cs., 2015).
3.3.3. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của gà thương
phẩm
Gà LV425 và gà LV123 có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tăng
từ 1 ngày tuổi đến 6 tuần tuổi đạt đỉnh cao là 49,45 g/con/ngày và
58,25 g/con/ngày sau đó giảm ở giai đoạn tuổi tiếp theo. Đến 8 tuần
tuổi, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà LV425 đạt 39,11 g/con/ngày
cao hơn so với gà LV123 chỉ đạt 28,48 g/con/ngày.
Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà LV425 đạt cao nhất
35,43% và giảm dần còn 8,10% ở 8 tuần tuổi, trong khi đó gà LV123
tốc độ sinh trưởng tương đối đạt cao nhất 35,52% và đến 8 tuần tuổi
đạt 6,25%.


22

3.3.4. Tiêu tốn thức ăn và chỉ số sản xuất của gà thương phẩm
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà LV425 ở các giai
đoạn từ 1 ngày tuổi đến 2, 4, 6 và 8 tuần tuổi đều thấp hơn so với gà
LV123. Đến 8 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà
LV425 là 2,38 kg thấp hơn hơn so với gà LV123 là 2,47 kg tương ứng
3,64%. Gà thương phẩm LV42 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là
2,45 kg (Hoàng Tuấn Thành và cs., 2013).
Chỉ số sản xuất của gà LV425 ở giai đoạn 1-4 tuần tuổi là
160,55 và giai đoạn 1-8 tuần tuổi là 143,47 cao hơn của gà LV123 ở
giai đoạn tương ứng chỉ đạt 121,40 và 122,85. Gà lai Chọi x LV và gà
LV có chỉ số sản xuất đạt 80,60 và 118,08 ở 8 tuần tuổi (Phùng Đức

Tiến và cs., 2015) thấp hơn so với gà LV425.
3.3.5 Năng suất thịt của gà thương phẩm
Kết quả mổ khảo sát gà thương phẩm lúc 8 tuần tuổi cho thấy
gà LV425 có tỷ lệ các chỉ tiêu khảo sát đều cao hơn so với gà LV123.
Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và thịt lườn gà LV425 đạt 73,30 - 17,91 18,42% cao hơn so với gà LV123 có tỷ lệ tương ứng là 73,19% 16,24% - 17,81%. Tuy nhiên, chỉ sự khác biệt về tỷ lệ thịt đùi là có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Bảng 3.27: Năng suất thịt của gà thương phẩm ở 8 tuần tuổi
Gà LV425 (n = 6)
Gà LV123 (n = 6)
Chỉ tiêu
Mean
SD
Mean
SD
P sống (g)
1919,17
205,92
1753,33
169,43
Tỷ lệ thân thịt (%)
73,30a
1,69
73,19a
2,13
Tỷ lệ thịt đùi (%)
17,91a
1,71
16,24b
2,82
Tỷ lệ thịt lườn (%)

18,42a
1,63
17,81a
0,95
Ghi chú: trong cùng một hàng, các giá trị mang các chữ cái khác nhau thì
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tỷ lệ thân thịt này cao hơn con lai F1 giữa gà Tam Hoàng với
gà Tàu Vàng, gà Hồ và gà Mía (Nguyễn Đăng Vang và cs., 1999), gà
lai giữa trống Chọi và mái LV (Phùng Đức Tiến và cs., 2015) và tương
đương với tỷ lệ thân thịt của gà lai giữa trống VCN-Z15 và mái LV
(Trần Quốc Hùng và cs., 2015). Gà LV425 có tỷ lệ thân thịt cao hơn


23

nhưng tỷ lệ thịt đùi lại thấp hơn so với gà lai CĐTP và ĐĐTP
(Nguyễn Quý Khiêm và cs., 2017).
Kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng thịt của gà thương phẩm
nhận thấy không có sự khác biệt giữa gà LV425 và LV123: Tỷ lệ vật
chất khô từ 23,47 – 23,04%, tỷ lệ protein thô 20,88% - 20,93%. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trên gà LV, gà lai 1/2 và gà lai
¾ LV công thức lai giữa gà LV và gà VCN-Z15 của tác giả Trần Quốc
Hùng và cs. (2015).
Từ những kết quả về khối lượng cơ thể, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng, chỉ số sản xuất và kết quả mổ khảo sát của gà thương phẩm
thì nuôi gà LV425 sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn gà LV123.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu đã thu được, rút ra một số kết luận

sau:
1. Chọn lọc định hướng nâng cao năng suất của 2 dòng gà LV4 và
LV5
Gà LV4 chọn lọc tăng khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi có hệ số
di truyền khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi 0,74; tiến bộ di truyền khối
lượng cơ thể 8 tuần tuổi của gà trống và mái đạt 34,97 và 21,04 g/thế
hệ. Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi ở thế hệ 5 của gà trống và mái đạt
2286,81 và 1676,23 g/con. Tính chung trống mái, khối lượng cơ thể 8
tuần tuổi của gà LV4 đã tăng 330,39 g/con sau 5 thế hệ. Năng suất
trứng chọn lọc bình ổn, năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi qua các thế
hệ đạt 151,62 – 158,31 quả với tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng 2,83 2,92 kg. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 95,65 - 96,86% và tỷ lệ gà nở/tổng số
trứng ấp đạt 82,50 – 83,91%.
Gà LV5 chọn lọc tăng năng suất trứng đến 38 tuần tuổi có hệ
số di truyền về năng suất trứng đến 38 tuần tuổi 0,15; tiến bộ di truyền
về năng suất trứng đến 38 tuần tuổi đạt 1,43 quả/thế hệ. Năng suất
trứng/mái/38 tuần tuổi ở thế hệ 5 đạt 70,96 quả, cao hơn 12,89 quả
tương ứng là 22,20% so với thế hệ 1. Năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi


24

qua các thế hệ đạt 183,60 - 193,91 quả với tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng 2,48 – 2,59 kg. Tỷ lệ trứng có phôi 95,74 – 96,61% và tỷ lệ gà
nở/tổng số trứng ấp đạt 82,01 – 82,36%.
2. Khả năng sản xuất của gà bố mẹ (trống LV4, mái LV25)
Gà bố mẹ có tỷ lệ nuôi sống đến 24 tuần tuổi đạt 93,33% ở gà
trống và 97,44% ở gà mái, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% là 156 ngày tuổi với
khối lượng cơ thể gà mái là 2358,15 g/con. Năng suất trứng đạt
194,57 quả/mái/68 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ trung bình 60,43% và tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng là 2,41 kg. Tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ gà

nở/tổng số trứng ấp là 96,63 và 83,32%. Gà bố mẹ có năng suất
trứng/68 tuần tuổi đạt cao hơn 5,55% và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
thấp hơn 5,12% so với đàn gà bố mẹ Trại gà đang sử dụng.
3. Khả năng sản xuất của gà thương phẩm từ tổ hợp lai của các dòng
gà mới chọn lọc
Gà thương phẩm LV425 đến hết 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống
97,33%, khối lượng cơ thể đạt 1964,58 g/con với tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng cơ thể là 2,38 kg. Gà thương phẩm LV425 có khối
lượng cơ thể 8 tuần tuổi cao hơn 8,63% và tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng cơ thể thấp hơn 3,64% so với gà thương phẩm Trại đang
cung cấp ra sản xuất. Gà thương phẩm có tỷ lệ thân thịt đạt 73,30%
với tỷ lệ protein thô 20,88% và chất béo thô 1,44%.
2. Đề nghị
Công nhận kết quả nghiên cứu và có kế hoạch phát triển các
dòng gà LV4, LV5 để tạo gà bố mẹ và thương phẩm phục vụ cho sản
xuất.
Nghiên cứu các chế độ dinh dưỡng và phương thức chăn nuôi
phù hợp để phát triển đàn gà bố mẹ và thương phẩm ở các vùng sinh
thái khác nhau.



×