Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN CÔNG THỌ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN CÔNG THỌ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM
PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ GẤM



THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong đề cương luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày

tháng

Tác giả Luận văn

Nguyễn Công Thọ

năm 2017


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các thầ y giáo,cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Với lòng kính tro ̣ng và biế t ơn sâu
sắ c, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:
- Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo và các thầy, cô giáo của
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành

luận văn tốt nghiệp.
- PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, chia sẻ, động
viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Công Thọ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
4. Đóng góp thực tế của luận văn .................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................. 5
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình ........................................................ 5
1.1.1.1. Dự án đầu tư ....................................................................................... 5
1.1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng ....................................................................... 7

1.1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước ................. 9
1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng ........................................................... 11
1.1.2.1. Khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư ...................................... 11
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................ 12
1.1.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư ......................................................... 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng ................. 17
1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư ................................................ 18
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý dự án
đầu tư ............................................................................................................. 18
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý các dự án đầu tư .... 22


iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 23
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 23
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 23
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................. 23
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ............................................... 23
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................... 24
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 24
2.3. Các tiêu chí nghiên cứu .......................................................................... 25
Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ .......................................................................... 28
3.1. Giới thiệu chung về Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả ...... 28
3.1.1. Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả .............................. 28
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy củaTrung tâm phát triển quỹ đất thành
phố Cẩm Phả ................................................................................................. 28
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ được giao. ........................................................ 31

3.1.4. Các dự án đầu tư do Trung tâm phát triển quỹ đất Cẩm phả giai
đoạn 2014-2016 quản lý ................................................................................ 33
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả ...................................... 38
3.2.1. Tình hình thực hiện quản lý quá trình lập, thẩm định, phê duyệt
dự án, thiết kế bản vẽ thi công (BVTC) và tổng dự toán .............................. 38
3.2.2. Trình thẩm định và phê duyệt dự án ................................................... 40
3.2.3. Lựa chọn nhà thầu ............................................................................... 43
3.2.5. Tình hình thực hiện quản lý dự án về chi phí ..................................... 51
2.4.6. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình .................................... 53
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây
dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả ....................... 62


v
3.4. Đánh giá chung về công quản lý dự án đầu tư xâydựng tại Trung
tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả................................................. 65
3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 65
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 65
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................... 68
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
QUỸ ĐẤT THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TRONG NHỮNG NĂM TỚI .... 71
4.1. Quan điểm và định hướng về quản lý nhà nước đối với công tác
quản dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới ............................................ 71
4.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng ......................... 71
4.1.2. Định hướng quản lý nhà nước dự án đầu tư xây dựng........................ 72
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Trung
tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả................................................. 74
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện các công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự

án thiết kế BVTC và tổng dự toán ................................................................ 74
4.2.1.1. Về công tác lập dự án ....................................................................... 74
4.2.1.2. Về công tác thẩm định dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự
toán và phê duyệt dự án đầu tư ..................................................................... 75
4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế ............................... 76
4.2.2.1. Đối với việc lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế .................... 76
4.2.2.2. Trong thực hiện nhiệm vụ Khảo sát, thiết kế ................................... 77
4.2.2.3. Trong công tác nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát, thiết kế ........ 78
4.2.3. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng .................. 78
4.2.4. Các giải pháp tăng cường quản lý trong giai đoạn thi công XDCT ... 79
4.2.4.1 Các biện pháp quản lý tiến độ dự án ................................................. 80
4.2.4.2. Các biện pháp cho công tác quản lý chi phí: ................................... 81
4.2.4.3. Các biện pháp hoàn thiện công tác cho quản lý chất lượng dự án......... 83


vi
4.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực của Trung tâm Phát triển Quỹ đất ........ 84
4.2.5.1. Đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực:....................................... 84
4.2.5.2. Sử dụng các phương pháp quản lý hiện đại, tin học hóa trong
quản lý ........................................................................................................... 86
4.2.5.3. Đối với cơ chế và tổ chức quản lý dự án đầu tư: ............................. 87
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 89
4.3.1. Đối với nhà nước ................................................................................. 89
4.3.2. Đối với tỉnh ......................................................................................... 90
KẾT LUẬN .................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 93
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 94


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CĐT

Chủ đầu tư

CTXD

Công trình xây dựng

DA

Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng



Giám đốc

GPMB


Giải phóng mặt bằng



Hợp đồng

KTXH

Kinh tế xã hội

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách nhà nước



Quyết định

QHC

Quy hoạch chung

QLDA

Quản lý dự án


QN

Quảng Ninh

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản


viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.

Đối tượng lựa chọn điều tra .................................................... 24

Bảng 3.1:

Số lượng các dự án theo các giai đoạn ................................... 33

Bảng 3.2:


Số lượng các dự án theo nguồn vốn........................................ 34

Bảng 3.3:

Tổng hợp nhóm các dự án điển hình giai đoạn 2012 - 2016 ....... 35

Bảng 3.4:

Công tác lập dự án tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả ................................................................. 39

Bảng 3.4:

Công tác thẩm định dự án tại Trung tâm phát triển quỹ
đất- thành phố Cẩm Phả ......................................................... 42

Bảng 3.5:

Công tác lựa chọn nhà thầu tại Trung tâm phát triển quỹ
đất- thành phố Cẩm Phả ......................................................... 46

Bảng 3.6:

Công tác quản lý chất lượng công trình tại Trung tâm
phát triển quỹ đất- thành phố Cẩm Phả .................................. 50

Bảng 3.7.

Một số dự án phải điều chỉnh Tổng mức đầu tư ..................... 52


Bảng 3.8:

Công tác quản lý chi phí công trình tại Trung tâm phát
triển quỹ đất- thành phố Cẩm Phả .......................................... 53

Bảng 3.9:

Các sai sót trong công tác thiết kế và dự toán ........................ 57

Bảng 3.10: Những vướng mắc thường gặp trong quá trình thực hiện
GPMB..................................................................................... 59
Bảng 3.11: Những vướng mắc thường gặp trong quá trình thi công
xây dựng công trình ................................................................ 61


ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ................................. 8
Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án đầu tư .................................................. 11
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố Cẩm Phả .............................................................................. 29
Hình 3.2: Quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế BVTC
và tổng dự toán ........................................................................... 38
Hình 3.3: Kiểm soát Quy trình lập dự án đầu tư của Trung tâm Phát
triển Quỹ đất, Thành phố Cẩm Phả ............................................ 41


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hoá,
toàn cầu hoá trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công
tác quản lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự
phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành và của nhiều đối tác liên quan. Do đó,
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải quản lý tốt, có tính
chuyên nghiệp hơn để có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình xây
dựng ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định
bền vững cho đất nước cũng như các địa phương. Các dự án đầu tư cho đầu tư
cho xây dựng cơ bản (XDCB) bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN)
không những góp phần quan trọng tạo trong việc xây dựng sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng
vào việc thực hiện, giải quyết những vấn đề xã hội.
Đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược, một giải pháp chủ yếu để thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng cao, ổn định,
bền vững cho địa phương. Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai và hoàn thành
nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay, công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN,
tuy đã được không ngừng cải tiến, hoàn thiện, song do tính đặc thù và phức
tạp nên đến nay còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Đáng kể nhất là trình trạng đầu
tư dàn trải, kéo dài, chất lượng thấp và kém hiệu quả…đã trở thành vấn đề
bức xúc hiện nay; các hiện tượng tiêu cực còn khá phổ biến trong hoạt động
XDCB bằng nguồn vốn NSNN, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tiến
độ công trình, gây thất thoát, lãng phí lớn, đang là vấn đề được quan tâm sâu
sắc của Nhà nước và toàn xã hội.



2
Cẩm Phả là một trong 4 thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, một trong
những khu công nghiệp khai khoáng lớn của tỉnh cũng như cả nước. Thành
phố Cẩm Phả đã nỗ lực trong việc phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh
tế, tập trung đẩy mạnh việc chỉnh trang đô thị. Việc công nhận Cẩm Phả là đô
thị loại II có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế, thúc đẩy sự phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như việc phát triển đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng và đô thị là tất yếu. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng là 1 trong 5
nhóm giải pháp mà thành phố đặt ra nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để thực
hiện được mục tiêu, Thành phố Cẩm Phả cần tiến hành đồng bộ nhiều giải
pháp, trong đó hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là
một nội dung quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của thành phố nói riêng và của cả tỉnh nói chung.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm phả là một đơn vị sự
nghiệp thuộc UBND thành phố Cẩm Phả, chịu trách nhiệm trước pháp luật của
Nhà nước và UBND thành phố về quản lý kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng để đấu giá quyền sử dụng đất, di chuyển các công trình công cộng phục vụ
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn thành phố từ
ngân sách nhà nước và chất lượng các dự án công trình được giao quản lý,
giám sát. Với mong muốn vận dụng kiến thức đã học để đi sâu nghiên cứu, góp
phần vào hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Trung tâm, tôi đã
chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung
tâm phát triển Quỹ đất Thành Phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” để làm luận
văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận văn là đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản



3
lý các dự án đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Trung tâm
Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói
chung trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thố ng hóa cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về quản lý dự án
đầu tư.
- Đánh giá thực trạng quản lý công tác quản lý các dự án đầu tư xây
dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu
tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm phả, Tỉnh
Quảng Ninh trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất
Thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Phát triển Quỹ
đất Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: sử dụng các số liệu thống kê các dự án đầu tư xây
dựng công trình từ năm 2014 đến 2016 để phân tích đánh giá và đề xuất giải
pháp cho các năm từ 2017-2022;
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra các công trình đang xây dựng do Trung tâm
Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả quản lý tháng 3-4/2017



4
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án
đầu tư xây dựng tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả với
các nôi dung chính như: Quản lý quá trình lập dự án, thẩm định, lựa chọn nhà
thầu, công tác quản lý chất lượng công trình, quản lý dự án về chi phí, công
tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.
4. Đóng góp thực tế của luận văn
Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:


Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về quản lý dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước.


Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý

dự án đầu từ (QLDAĐT) tại Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả.
Đưa ra những tồn tại trong công tác QLDAĐT ở Trung tâm và nguyên nhân
của những tồn tại đó.
♦ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận đề xuất những giải pháp phù hợp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trung tâm phát
triển quỹ đất thành phố Cẩm Phả trong điều kiện hiện nay. Các giải pháp đề
xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố Cẩm Phả hoàn thiện về tổ chức, nội dung và phương pháp QLDAĐT.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết
cấu thành 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung tâm
Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại
Trung tâm Phát triển Quỹ đất Thành phố Cẩm Phả trong những năm tới.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Trong vài thập niên trở lại đây, công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước với xu hướng hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá trong mọi lĩnh
vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng
ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó, công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng và mang tính chuyên
nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng ở
nước ta trong thời gian tới.
1.1.1.1. Dự án đầu tư
Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như để vận hành một loại tài sản
kinh doanh nào đó như nhà xưởng, máy móc và vật tư, mà ở đây những tài sản
đầu tư này có thể sinh lợi dần hoặc thỏa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó
cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương
lai (thường gọi là vòng đời dự án đầu tư) (Nguyễn Văn Chọn, 2006).
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản
phẩm/dịch vụ nào đó trong một thời gian xác định (Đỗ Đình Đức và Bùi

Mạnh Hùng, 2012).
Theo Đỗ Đình Đức và Bùi Mạnh Hùng (2012), một dự án đầu tư bao
gồm các yếu tố cơ bản sau:
(1) Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án được thể hiện ở hai mức:
(i) mục tiêu phát triển và (ii) mục tiêu trước mắt. Mục tiêu phát triển là những
lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án đem lại và mục tiêu trước mắt là các
mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.


6
(2) Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có định lượng được tạo ra
từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện
được các mục tiêu của dự án.
(3) Các hoạt động: Mỗi dự án đều có những nhiệm vụ hoặc hành động
được thực hiện để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành
động này cùng với một kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể
của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
(4) Các nguồn lực: Nguồn lực để thực hiện dự án chính là các yếu tố vật
chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá
trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
Theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014: “Dự án đầu tư
là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động
đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Căn cứ theo Luật Đầu tư, dự án đầu tư có thể được hiểu theo hai cách
như sau:
Xét về mặt hình thức, dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày
một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch
để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định
trong tương lai.
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên

quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng
việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử
dụng các nguồn lực xác định.
Xét về mặt quản lý, thông qua dự án đầu tư nhà đầu tư có thể quản lý về
việc sử dụng vốn, vật tư, trang thiết bị,… nhằm đem lại kết quả tốt về tài
chính và kinh tế trong thời gian dài.


7
1.1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định: “Dự án đầu
tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục
đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm/dịch vụ
trong một thời gian nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Phân loại theo quy mô và tính chất của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ vào tính chất và quy mô, dự án đầu tư xây dựng công trình
được phân thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.
- Phân loại theo nguồn vốn đầu tư
+ Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
+ Dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách
+ Dự án sử dụng vốn khác
- Theo các bước lập dự án
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu
tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

+ Dự án đầu tư xây dựng công trình cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
và lập dự án đầu tư xây dựng.
- Quy trình của dự án đầu tư xây dựng được thể hiện qua các giai
đoạn sau:
Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Giai đoạn II: Giai đoạn thực hiện đầu tư.
Giai đoạn III: Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng.


8

báo cáo
đầu t-

Dự án
đầu txây dựng

thiết kế

giai đoạn i

đấu thầu

giai đoạn ii

thi công

nghiệm thu
bàn giao


giai đoạn iii

quản lý dự án

Hỡnh 1.1: Quy trỡnh thc hin d ỏn u t xõy dng
* Giai on I: Giai on chun b u t.
Giai on chun b u t cú vai trũ rt quan trong, quyt nh s thnh
cụng hay tht bi ca cỏc giai on sau. Trong giai on chun b u t, vn
cht lng, s chớnh xỏc ca cỏc kt qu nghiờn cu, vic tớnh toỏn lp d
toỏn l quan trong nht. Tng chi phớ cho giai on chun b u t chim t
0,5% n 15% vn u t. Thc hin tt cỏc cụng tỏc chun b u t s to
tin cho cỏc giai on tip theo t hiu qu kinh t (ỳng tin , trỏnh phỏ
i lm li, trỏnh cỏc chi phớ khụng cn thit), to iu kin cho quỏ trỡnh hot
ng ca d ỏn c thun li, nhanh chúng thu hi vn u t v cú lói. Tt
c cỏc cụng trỡnh d nh u t u phi tri qua giai on chun b u t.
Qun lý giai on chun b u t xõy dng cn chỳ trong cỏc cụng
vic: t chc lp, thm nh, phờ duyt bỏo cỏo nghiờn cu kh tin kh thi
(nu cú); lp thm nh, phờ duyt d ỏn u t hoc Bỏo cỏo kinh t - k
thut u t xõy dng xem xột, quyt nh u t xõy dng.
Giai on ny kt thỳc khi nhn c vn bn quyt nh u t hoc
giy phộp u t ca cp cú thm quyn.
* Giai on II: Giai on thc hin u t
Qun lý giai on thc hin u t xõy dng l giai on chớnh v ti quan
trong ca d ỏn u t xõy dng. giai on ny cn chỳ trong n cỏc cụng vic
sau: thc hin giao t hoc thuờ t (nu cú); chun b mt bng xõy dng, r phỏ
bom mỡn (nu cú); kho sỏt xõy dng; lp, thm nh, phờ duyt thit k, d toỏn
xõy dng; cp giy phộp xõy dng (i vi cỏc cụng trỡnh yờu cu cú giy phộp
xõy dng; t chc la chon nh thu v ký kt hp ng xõy dng; thi cụng xõy



9
dựng công trình; giám sát thi công xây dựng. Trong giai đoạn này chi phí phải bỏ
ra chiếm từ 85% đến 99% vốn đầu tư và ứ đọng suốt trong những năm thực hiện
đầu tư. Do đó, việc rút ngắn thời gian là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm hạn
chế những thiệt hại như việc ứ đọng vốn, hư hỏng vật liệu do thời tiết hoặc thi
công dở dang... Thời gian thực hiện đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn
bị đầu tư, vào việc quản lý thực hiện đầu tư và quản lý thực hiện các hoạt động
khác có liên quan trực tiếp đến kết quả của quá trình thực hiện đầu tư. Giai đoạn
thực hiện đầu tư giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình đầu tư nhằm
vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế.
*Giai đoạn III: Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai
thác sử dụng
Sau khi dự án đã được xây dựng, giai đoạn này chú trọng đến các công
việc: nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; thanh toán khối lượng hoàn
thành bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và vận hành, chạy thử,
quyết toán hợp đồng xây dựng và bảo hành công trình.
Cả 3 giai đoạn của quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng đều đóng
vai trò quan trọng trọng việc quản lý có hiệu quả công trình xây dựng, các
giai đoạn này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình quản
lý đầu tư xây dựng chủ đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định
đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng.
1.1.1.3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Dự án đầu tư xây dựng khu vực công là các dự án do Nhà nước đầu tư từ
nguồn vốn NSNN và luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngành xây dựng. Sự thành
công hay thất bại của loại dự án này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội về nhiều mặt.
Như chúng ta đã biết, đối với bất kỳ một dự án đầu tư xây dựng công
trình sử dụng ngân sách nhà nước luôn đi kèm với một trình tự, thủ tục tương
đối phức tạp, trải qua nhiều công đoạn từ khâu chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn
hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, cũng như liên quan tới nhiều cơ quan
Nhà nước khác nhau (cơ quan quản lý về xây dựng, cơ quan quản lý tài chính,

ngân hàng, kho bạc...).


10
Một số các dự án đầu tư công từ ngân sách nhà nước như: các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (các dự án xây dựng công trình giao thông,
điện năng, thủy lợi... ) và các dự án hạ tầng xã hội tạo thành hệ thống các
công trình phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân như: trường
học, bệnh viện, công trình văn hóa thể thao, trung tâm thương mại.
* Đặc thù của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN
Có thể nói các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN có phạm vi lớn: ảnh
hưởng một khu vực rộng, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều, sử dụng nhiều đất
đai, tài nguyên.
Tổng mức đầu tư của dự án lớn, được chính phủ cấp kinh phí theo tổng
mức được duyệt và theo kế hoạch cấp hàng năm.
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử
dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiều, kinh phí cho đền bù lớn.
Thời gian từ khi khởi công đến kết thúc dự án thường kéo dài, mức độ
rủi ro chi phí phát sinh tăng.
Công trình hoàn thành nghiệm thu bàn giao cho tổ chức khác quản lý
vận hành, sử dụng, khai thác.
* Đặc tính của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN
Dự án phục vụ lợi ích công cho toàn xã hối và đối tượng được hưởng
lợi từ dự án mang lại là cộng đồng nhân dân trong khu vực của dự án.
Dự án liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người.
Tác động ảnh hưởng của dự án đến các lĩnh vực: môi trường, văn hoá
và các cơ sở hạ tầng khác.
Dự án vì các mục đích, nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhiều khi chỉ một
mục đích chính trị không xét đến hiệu quả kinh tế, hoặc bảo vệ tài sản, tính

mạng, khắc phục hậu quả của thiên tai, biến đổi khí hậu, chương trình xóa đói
giảm nghèo... Dự án phục vụ cho lợi ích của quốc gia, an ninh quốc phòng.


11
1.1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.2.1. Khái niệm cơ bản về quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ
thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn ban
đầu của dự án.
Hay nói cách khác, Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng
thể, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án
từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép.
- Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư:
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch
- Điều phối thực hiện dự án
- Giám sát
LËp kÕ ho¹ch
+ ThiÕt lËp môc tiªu
+ Dù tÝnh nguån lùc
+ X©y dùng kÕ ho¹ch

Gi¸m s¸t
+ §o luêng kÕt qu¶
+ So s¸nh víi môc tiªu
b¸o c¸o

+ Gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò

§iÒu phèi thùc hiÖn
+ Bè trÝ triÕn ®é thêi gian
+ Ph©n phèi nguån lùc
+ Phèi hîp c¸c ho¹t ®éng
+KhuyÕn khÝch ®éng viªn

Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án đầu tư
(Nguồn: Lương Văn Cao, 2016)


12
Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những
công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là
quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu
diễn được dưới dạng sơ đồ hệ thống.
- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý
tiến độ thời gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích
tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo
cáo hiện trạng.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án đầu tư hình thành một chu
trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau
đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án.
1.1.2.2. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Do các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn ngân sách nhà nước
thường có kinh phí lớn, quy mô ảnh hưởng rộng, việc quản ly dựn án đầu tư

xây dựng công trình được thực hiện nhằm mục tiêu đưa dự án vào khai thác
sử dụng đạt được chất lượng, tiến độ, chi phí phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu này cần phải quản lý dự án ngay từ giai đoạn chuẩn bị
đầu tư cho đến giai đoạn thực hiện dự án. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng công trình để:
+ Trình người quyết định đầu tư xem xét việc đầu tư vào dự án có hiệu
quả hay không và có đảm bảo tính khả thi hay không về các mặt như sự phù
hợp với quy hoạch, khả năng giải phóng mặt bằng, huy động vốn, vệ sinh môi
trường, an ninh quốc phòng....
+ Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét dự án có đáp ứng
được các yêu cầu về quy hoạch, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật
ngoài ranh giới dự án, việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn và những nội dung
khác liên quan có ảnh hưởng tới cộng đồng.


13
- Giai đoạn thực hiện đầu tư, việc quản lý dự án nhằm:
+ Đưa dự án vào sử dụng đúng tiến độ đã được duyệt
+ Quản lý việc thực hiện các công việc, các hạng mục, các công trình
của dự án đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt, theo tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật.
+ Quản lý chi phí theo đúng dự án được phê duyệt, phù hợp với
định mức kinh tế kỹ thuật và các quy định có liên quan để đạt được giá
thành hợp lý.
+ Quản lý các hoạt động trong quá trình triển khai dự án để hạn chế tới
mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong an toàn lao động, an toàn công
trình, đảm bảo vệ sinh, môi trường và các vấn đề khác.
1.1.2.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, cụ thể tại điều 66, quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình bao gồm các nội dung chính sau đây.

a. Quản lý quá trình lập dự án
Nội dung của quản lý quá trình lập dự án bao gồm những công việc
sau: Thành lập nhóm dự án, xác định cấu trúc tổ chức dự án; Lập kế hoạch
tổng quan; Phân tích công việc của dự án; lập kế hoạch tiến độ thời gian; Lập
kế hoạch ngân sách; Thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất; Lập kế hoạch
nguồn lực cần thiết; Lập kế hoạch chi phí và dự báo dòng tiền thu; xin phê
duyệt thực hiện (Từ Quang Phương, 2010).
b. Thẩm định
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình
tới người quyết định đầu tư để thẩm định, phê duyệt.
Thẩm định thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc;
Thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng
công trình;


14
c. Lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với
các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết
xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theo các quy
định của pháp luật về đấu thầu.
* Yêu cầu về lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
- Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng,
năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
+ Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;

- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định
hình thức lựa chọn nhà thầu.
* Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng.
- Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn nhà thầu phù hợp
nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.
- Đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực
hiện công việc.
- Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ,
hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá
dự thầu hợp lý.
- Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam được
hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
- Không sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự
thầu, dàn xếp, mua bán thầu, dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả
đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành công trình.


×