Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.92 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ: “VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM – CHI NHÁNH MỸ HÀO”
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Mỹ Hào
(Vietinbank Mỹ Hào) tiền thân là một phòng giao dịch của NHCT Hưng Yên
được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 phụ thuộc NHCT Hưng Yên. Đến
tháng 8 năm 2006 được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT
Việt nam. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Mỹ Hào gắn liền
với những mốc lịch sử quan trọng của toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Từ
khi thành lập (tháng 8/2006) là thời điểm NHCT Việt nam chính thức triển
khai chương trình hiện đại hóa giai đoạn I của hệ thống hạch toán tập trung
(BDS). Là thời điểm NHCT chuyển đổi hình thức sở hữu từ Ngân hàng Nhà
nước sang hình thức Thương mại cổ phần và đổi tên giao dịch quốc tế
INCOMBANK thành VIETINBANK. Liên tục có sự thay đổi mô hình giao
dịch để phục vụ khách hàng phù hợp với từng thời kỳ: Mô hình giao dịch
theo chuyên môn hóa từng bộ phận (thực hiện đến tháng 3/2006). Mô hình
giao dịch một cửa (từ tháng 4/2006 đến 2010), và từ đầu năm 2011 đến nay
đã triển khai Mô hình ngân hàng bán lẻ.
Toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoạt động với
Sứ mệnh: Là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt
động đa năng, cung cấp sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế nhằm
nâng giá trị cuộc sống. Với Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn tài chính ngân
hàng hiện đai, hiệu quả hàng đầu trong nước và Quốc tế. Và xuyên suốt quá
trình hoạt động là Giá trị cốt lõi: Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
năng động sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại; Người lao
động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được quyền

Nguyễn Thu Nga – M0511
1



hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp –
được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Với triết lý kinh doanh đã ăn sâu vào mỗi cán bộ nhân viên Vietinbank:An
toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế - Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ
và trách nhiệm xã hội - Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của
VietinBank.
Vietinbank đã thực sự: Nâng giá trị cuộc sống ( Sologan)
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, là ngân hàng tiên phong
trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam;
không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Hoà chung với sự phát triển lớn mạnh của Vietinbank, Vietinbank Mỹ
Hào cũng không ngừng đổi mới, chú trọng đầu tư công nghệ, hiện đại hoá
ngân hàng và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại; nâng cao
chất lượng quản trị nội bộ và chuẩn hoá các hoạt động ngân hàng theo tiêu
chuẩn quốc tế; đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu
cầu phát triển hội nhập.
Với mô hình Ngân hàng bán lẻ, hiện nay cơ cấu tổ chức của Vietinbank
Mỹ Hào bao gồm:
• Ban giám đốc gồm:
− Giám đốc
− Phó giám đốc: phụ trách công tác tín dụng
− Phó giám đốc: phụ trách công tác kế toán
• Các phòng tổ nghiệp vụ trực thuộc: gồm 09 phòng chức năng và 2
tổ nghiệp vụ
Với các hoạt động chính: Huy động vốn, Đầu tư và cho vay, Bảo lãnh,
Thanh toán và tài trợ thương mại, Ngân quỹ, Thẻ và Ngân hàng điện tử và
các dịch vụ tài chính, ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (đặc biệt là

6 huyện phía Bắc tỉnh Hưng Yên).
Nguyễn Thu Nga – M0511
2


Những năm vừa qua, nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến động do
ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, dù vậy với sự đúng đắn trong định
hướng phát triển của Ban lãnh đạo chi nhánh cùng với sự nỗ lực phấn đấu
của toàn thể cán bộ nhân viên, sự đoàn kết gắn bó nội bộ, Vietinbank Mỹ
Hào đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, đặc biệt tự hào hơn trong
năm 2011 vừa qua Vietinbank Mỹ Hào đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
được suy tôn là: Lá cờ đầu ngành Ngân hàng toàn tỉnh Hưng Yên.
Để đạt được những thành quả và xác định được vị thế trên thương trường
thời hội nhập, thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Vietinbank nói chung và Vietinbank Mỹ
Hào nói riêng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn thử thách, mà nổi cộm lên
là Kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, nguồn nhân lực có trình độ, làm được
việc quá ít so với yêu cầu, khối lượng công việc đặt ra. Vì vậy mà vấn đề cấp
thiết được đặt ra là: Vietinbank Mỹ Hào cần phải làm gì để có thể phát triển,
bứt phá vươn lên? Với kinh nghiệm của nước ta cũng như các nước cho thấy:
kinh tế không thể phát triển bền vững nếu không dựa trên nền tảng văn hoá.
Do vậy, Vietinbank đã xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Vietinbank nói chung.
Như một định hướng, Văn hoá Vietinbank đã trở thành mục tiêu mang
tính chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank Mỹ Hào. Trong
bài tập này, bằng những kiến thức đã học về Văn hoá tổ chức trong môn học
Quản trị hành vi tổ chức, tôi xin nêu lên những giải pháp nhằm tăng cường
khả năng cạnh tranh thông qua việc thực hiện chiến lược văn hoá tổ chức,
phát triển văn hoá doanh nghiệp (VHDN) trong hoạt động kinh doanh của
VietinBank Mỹ Hào.

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, câu hỏi: Văn hoá doanh
nghiệp là gì? Không khó để trả lời, tuy nhiên để có được câu trả lời hoàn
chỉnh nhất, được tất cả mọi người chấp nhận quả không dễ do tư duy, quan
điểm và cách hiểu về khái niệm này rất phong phú, đa dạng. Có thể hiểu
Nguyễn Thu Nga – M0511
3


rằng: Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực
giải quyết vấn đề được xây dựng trong quá trình hình thành và phát
triển của doanh nghiệp, được thể hiện trong các hình thái vật chất và
hành vi của các thành viên
Qua đó, có thể thấy rằng: Văn hoá doanh nghiệp thể hiện rõ nhu cầu,
mục đích và phương hướng hoat động kinh doanh của DN vì nó được hình
thành nên trong quá trình liên hệ tác động qua lại và quan hệ, như một giải
pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho
doanh nghiệp.
Ngày nay, Văn hoá kinh doanh (VHKD) không chỉ ở những biểu hiện
bề ngoài như trang phục, bài trí trụ sở, là những câu chào hỏi theo lối nghĩ
xưa “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, mà nó còn là những chuẩn
mực về đạo đức, là tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, là văn hoá lãnh
đạo, văn hoá quản lý, là văn hoá giao tiếp giữa người với người…cũng
không phải chỉ là những khẩu hiệu của Ban Lãnh đạo, mà chính là các ý
tưởng, triết lý sống, triết lý kinh doanh được xác định từ Lãnh đạo doanh
nghiệp, từ đó đưa vào hoạt động kinh doanh để trở thành bản sắc riêng có
của doanh nghiệp đó. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh
nghiệp ngày càng trở nên cần thiết. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây
chính là sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào

nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững và phát triển
bền vững được.(GS.TS Nguyễn Thị Mùi – GĐ Trường ĐT&PTNNL
Vietinbank- Nguồn: www.vietinbank.vn)
Có thể nói rằng: Văn hoá doanh nghiệp là “liều thuốc bổ” có tác dụng
tăng cường uy tín cho doanh nghiệp, là nguồn gốc của sức sáng tạo, đoàn kết
doanh nghiệp; là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển
của doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới. Do vậy, xây dựng văn hoá doanh
nghiệp chủ yếu là sáng tạo nên các hệ thống biểu tượng văn hoá trong lòng

Nguyễn Thu Nga – M0511
4


các biểu tượng luôn hàm chứa những giá trị - chuẩn mực cao quý của toàn
doanh nghiệp. Qua đó gắn kết doanh nghiệp thành một khối thống nhất.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của VHDN, Vietinbank đã tạo một nét
riêng giúp nhận diện giá trị văn hoá của mình thông qua thương hiệu và logo:
Bất cứ một doanh nghiệp nào để có thể phát triển lâu dài đều coi việc
xây dựng và quảng bá thương hiệu là nhân tố hết sức quan trọng trong hoạt
động kinh doanh. Khi đã tạo được dấu ấn về thương hiệu với xã hội nói
chung và khách hàng nói riêng, doanh nghiệp sẽ trở nên cực kỳ lợi thế trong
việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến tay người tiêu dùng. Thương hiệu là
thứ tài sản vô hình quý giá được tạo lập từ nền tảng giá trị chứa đựng trong
tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Thương hiệu (Trademark)
có mối quan hệ biện chứng với uy tín kinh doanh (Goodwill). Một thương
hiệu mạnh chỉ có thể được xác lập bền vững bởi uy tín về chất lượng sản
phẩm, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm đối với môi trường, xã
hội và cộng đồng… Ngược lại, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp là nhân
tố quyết định sức mạnh của thương hiệu. Vì vậy, thật không có gì ngạc nhiên
khi nhiều nhà nghiên cứu thị trường đã nói rằng văn hoá thương hiệu sẽ là

nét nổi bật trong xu thế tiêu dùng của thế kỷ 21.
Thương hiệu của Doanh nghiệp được chuyển tải vào xã hội, vào cộng
đồng, vào giới người tiêu dùng thông qua hình ảnh, sự ấn tượng, sự hài lòng,
sự mãn nguyện, sự ngưỡng mộ… đối với những sản phẩm, dịch vụ, tiện ích
và thông qua cả những hành vi, nghĩa cử của doanh nghiệp với cộng đồng, xã
hội. Nói cách khác, nền tảng tạo nên và duy trì sự trường tồn của một thương
hiệu chính là giá trị nội tại của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, thương hiệu thường được biểu đạt bằng một hình tượng
nhãn quan đó là logo. Vậy làm thế nào để logo của doanh nghiệp có thể
truyền tải hết được giá trị đích thực của doanh nghiệp? Muốn vậy, doanh
nghiệp phải tạo cho mình một logo thật ấn tượng hoặc là phải thật bắt mắt,
đơn giản, gần gũi, chứa đựng một ý tưởng triết lý nhất định và điều quan
trọng nhất là gợi mở một sự suy đoán về tên của doanh nghiệp mình
Nguyễn Thu Nga – M0511
5


Với ý nghĩa đó, logo của VietinBank hàm định những triết lý và ý nghĩa sâu
xa mà ngay cả nhà thiết kế đôi khi cũng bất ngờ.
Thứ nhất: Về hình tượng biểu trưng và màu sắc.
Có thể dễ dàng nhận thấy logo VietinBank gồm 2 phần chính: phần
chữ (ViettinBank) và phần hoạ (hình tròn gồm 2 cấu phần ghép lại). Biểu
trưng này đơn giản song lại rất hiệu quả và có hàm ý rõ ràng. VietinBank là
từ rút gọn tên giao dịch quốc tế của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
(VietnamBank Industry and Trade). Tuy nhiên, chữ Vietin lại chứa đựng
một ý nghĩa đẹp trong tiếng việt – đó là hàm ý sự “tin tưởng” hoặc “uy tín”
của người Việt, đất nước Việt. Sự gợi mở này dường như có chủ đích nhưng
cũng có thể chỉ là sự trùng hợp mang lại hiệu ứng rất cao gây sự hiếu kỳ, thu
hút sự chú ý của công chúng. Cái hay chính là chỗ cụm từ biểu trưng có
nghĩa trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là sự sắp đặt tinh tế mà không

phải ở DN nào cũng có được. Vì thế, việc lấy toàn bộ tên VietinBank đưa
thành cấu phần đầu tiên của logo là một sự lựa chọn khôn ngoan, vừa đơn
giản, vừa có ý nghĩa, vừa làm cho công chúng dễ dàng nhận diện DN. Sự
phối màu cho chữ VietinBank cũng là sự tinh xảo có chủ ý. Màu đỏ thường
là màu tượng trưng của trái tim, màu xanh da trời là màu tượng trưng cho
khối óc. Vì thế màu đỏ được gán cho chữ “Vietin” có mang ý nghĩa lớn lao
đối với tình yêu tổ quốc, dân tộc đồng thời còn hàm định sự ước vọng niềm
tin và hy vọng. Màu xanh là mầu truyền thống của Ngân hàng Công Thương
và cũng là màu trời gán cho chữ “Bank” cũng không nằm ngoài những kỳ
vọng tốt đẹp về ngân hàng. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, nếu không
có những bàn tay, khối óc lớn, dám nghĩ, dám làm, tư tưởng quảng đại thì sự
nghiệp khó có thể thành công.
Thứ hai: Phần hoạ của logo là hình tượng cách điệu của một đồng tiền đúc
cổ (hình tròn ở vòng ngoài và hình khuyên vuông ở bên trong). Việc lấy hình
tượng của đồng tiền đúc làm biểu trưng cho các tổ chức, DN hoạt động trong
lĩnh vực Tài chính – ngân hàng không có gì mới. Tuy nhiên, giá trị của biểu
trưng này không phải chỉ dừng lại ở đó. Hình tượng đồng tiền cổ được cách
Nguyễn Thu Nga – M0511
6


điệu bởi hai nửa ghép thành chứa đựng một triết lý sâu xa về sự hoà hợp,
hoàn chỉnh. Phần bán khuyên màu xanh phía trên biểu trưng cho vòm trời có
vầng sáng soi rọi. Phần bán nguyệt màu đỏ phía dưới biểu trưng cho trái đất.
Sự tương phản và chỉ phối giữa hai màu đỏ và xanh không còn chỉ dừng lại ở
ngụ ý hoà hợp giữa trái tim và khối óc như đã bình luận ở trên mà còn là sự
hoà hợp âm dương, trời đất, vũ trụ. Đây là triết lý phong thuỷ sâu xa đã thấm
nhuần trong tư tưởng và quan niệm sống của người phương đông. Không có
gì hoàn chỉnh hơn sự hoàn chỉnh của vũ trụ, trời đất được xác lập bởi những
mối cân bằng vĩnh cửu. Chính sự hoà hợp, hoàn chỉnh này tạo nên sự trường

tồn về thời gian và sức sống mãnh liệt, chứa đựng tư tưởng triết học cơ bản:
mọi sự vật hiện tượng đều là sự tồn tại thống nhất của các mặt đối lập, chúng
phụ thuộc vào nhau, là nền tảng của nhau và bổ sung cho nhau một cách biện
chứng. Rõ ràng, sự thiết kế đồ hoạ biểu trưng của VietinBank thể hiện một ý
tưởng uyên thâm về một cấu trúc mang tính quy luật, hàm ý cho một sự phát
triển, trường tồn, bền vững của Ngân Hàng Công Thương với tư cách là một
thực thể xã hội. (GS.TS. Nguyễn Văn Hiệu - Nguồn: www.vietinbank.vn)
Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Nguyễn Thị Mùi cho rằng: Văn hóa không phải như quy chế, nội quy lao
động mà mỗi CBNV ngân hàng bắt buộc phải thực hiện. Ðể kinh doanh có
văn hóa ở mọi nơi, mọi lúc, cần hơn sự tuyên truyền giáo dục, vận động
CBNV, trang bị cho họ những kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu
sâu sắc ý nghĩa, yêu cầu của việc thực hiện văn hóa kinh doanh trong từng
hoạt động ngân hàng. Từ nhận thức, chuyển biến thành hành động, dần trở
thành phổ biến và đi vào nền nếp. Khi đó văn hóa trở thành một yếu tố quyết
định sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Đến nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã xây dựng cho mình thương
hiệu vững chắc trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Điều đó không thể phủ
nhận. Tuy nhiên, với tư cách là “tài sản vô hình”, văn hóa doanh nghiệp
trong hoạt động ngân hàng cần phải tiếp tục có vị trí xứng đáng trong chiến
lược phát triển của mỗi ngân hàng thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào
Nguyễn Thu Nga – M0511
7


tạo, marketing, quản trị và điều hành thông qua chiến lược phát triển sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích nhằm làm cho công chúng tiếp cận với
ngân hàng dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, an tâm hơn. Niềm tin của công
chúng vào ngân hàng dễ bị lung lay khi mối quan hệ giữa hai bên không
cùng chung lợi ích và bị đối xử bất bình đẳng. Niềm tin chính là chuẩn mực

của ngân hàng văn hóa.
Hoà chung với xu thế của thời kỳ hội nhập, không chỉ các doanh nghiệp
mà hệ thống các ngân hàng trong đó có Vietinbank vốn đã nổi tiếng với vị
thế của một Ngân hàng bán buôn đã chuyển hướng sang kết hợp với Bán lẻ
như một nhu cầu tất yếu. Thể hiện rõ nhất là trong năm 2011, Vietinbank nói
chung và Vietinbank Mỹ Hào đã và đang dần chuyển mình, khẳng định được
vị thế và tìm ra những giá trị văn hoá doanh nghiệp phù hợp.
Bên cạnh dịch vụ bán buôn vốn có uy tín quốc tế dành cho các tổ chức
kinh tế (corporate banking), Vietinbank hiện được biết tới như một địa chỉ tin
cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân (dịch
vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản phẩm cho vay linh hoạt,
thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động
vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều
hối…
Tuy nhiên, Văn hoá doanh nghiệp đã thực sự phát huy hiệu quả giúp
Vietinbank Mỹ Hào tăng khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường
kinh doanh Bán lẻ hiện nay hay chưa?
Câu trả lời nằm ở cách thức vận dụng Văn hoá doanh nghiệp vào mọi hoạt
động kinh doanh của Vietinbank Mỹ Hào.
Muốn vậy, Vietinbank Mỹ Hào phải luôn đặt Sự hài lòng của khách
hàng là mục tiêu hàng đầu, đòi hỏi mọi thành viên đều chú trọng cách cư xử
ngay trong nội bộ tổ chức và với đối tác, với khách hàng. Văn hoá kinh
doanh chính là công bằng trong nội bộ và bình đẳng với đối tác, doanh
nghiệp.

Nguyễn Thu Nga – M0511
8


Chia sẻ cơ hội và quan tâm đến lợi ích của nhau cũng là một phần của

văn hoá. Những doanh nghiệp thành đạt nhất là những doanh nghiệp biết
quan tâm đến lợi ích của khách hàng, của người lao động và biết chia sẻ lợi
ích với đối tác kinh doanh. Làm được điều này, sẽ tạo được quan hệ làm ăn
lâu dài và bền vững. Hiện nay phong cách giao tiếp chuẩn mực của
Vietinbank Mỹ Hào đã được xã hội hoá tới tất cả các bộ phận tiếp xúc trực
tiếp với Khách hàng. Tuy nhiên, phong cách đó mang tính cơ học và dây
chuyền nhiều, chưa thực sự tạo thành một giá trị tinh thần hay khẩu hiệu đối
với toàn chi nhánh.
Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng khách hàng, coi Khách hàng là thượng
đế cần được thể hiện rõ nét hơn nếu Ngân hàng muốn giữ chân khách hàng,
tạo được sự tin tưởng và mong muốn tiếp tục được sử dụng các sản phẩm của
Ngân hàng để chiếm được thị phần lớn. Yêu cầu của Khách hàng phải được
coi là mệnh lệnh, nhu cầu của Khách hàng cần phải được thoả mãn. Tất
nhiên để đáp ứng được yêu cầu đó thoả thuận ngầm giữa ngân hàng và khách
hàng phải dựa trên cơ sở lợi ích của hai bên. Tuy nhiên làm thế nào đó vẫn
đạt được mục đích của mình mà không làm mất lòng khách hàng và vẫn
được việc đó là một yêu cầu khó. Những gì mà Tôi quan sát thấy đang diễn
ra hàng ngày, hàng giờ tại nơi tôi làm việc đó là ý thức tôn trọng ý kiến
khách hàng dù Khách hàng đúng hay sai của cán bộ Chi nhánh từ Lãnh đạo
đến nhân viên. Nó cũng khẳng định một giá trị mà Vietinbank Mỹ Hào đang
theo đuổi – “ Khách hàng luôn luôn đúng “.
Nét đẹp trong văn hoá Vietinbank không chỉ thể hiện qua phong cách
giao tiếp lịch lãm, qua giọng nói đầy thiện cảm, ý thức tôn trọng ý kiến của
khách hàng hay kiến trúc trụ sở, cách bài trí bàn quầy, không gian giao dịch...
mà còn thể hiện ở việc hiểu rõ thói quen của từng khách hàng, phong tục tập
quán của địa phương nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Việc tạo dựng mối quan hệ gắn bó, thân thiết với khách hàng, đối tác
và cộng đồng xã hội bằng cách kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích
lâu dài của Vietinbank và khách hàng cần được mỗi cán bộ nhân viên của
Nguyễn Thu Nga – M0511

9


Vietinbank Mỹ Hào (không phân biệt là cán bộ chuyên môn nghiệp vụ hay
bộ phận hỗ trợ, lao công tạp vụ...) thực hiện thường xuyên và triệt để hơn.
Đề cập đến vấn đề này, đừng vội cho là “biết rồi... khổ lắm... nói mãi ”.
Bởi, văn hoá không đồng nhất với trình độ, không hẳn CBNV có trình độ
chuyên môn cao, đã là những cán bộ có văn hoá đích thực. Để có văn hoá nó
đòi hỏi mỗi CBNV luôn tự học hỏi, tự rèn luyện, đôi khi suốt cả đời người.
Những hành vi ứng xử, giao tiếp hàng ngày tưởng thật đơn giản, nhưng lại
gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc tạo dựng một hình ảnh riêng của VietinBank
trong con mắt khách hàng.Ví dụ: CBNV VietinBank trang phục, diện mạo
sang trọng lịch sự, nhưng khi giao tiếp không xa cách với khách hàng; Yêu
cầu phải tôn trọng khách hàng, nhưng không quỵ luỵ; Nghiêm túc trong quan
hệ giao tiếp, nhưng không lạnh lùng; Vui vẻ, hoà nhã với khách hàng nhưng
không nói quá nhiều, nói tào lao; Tuân thủ qui trình nghiệp vụ, nhưng không
máy móc, cứng nhắc và phải biết nói không với khách hàng khi thực sự cần
thiết. Lưu ý, biết nói không với khách hàng, điều đó không có nghĩa là chấm
hết quan hệ, mà phải chứng tỏ với khách hàng rằng không ở đâu có được
dịch vụ tiện ích cho khách hàng như ở VietinBank, để khách hàng sẽ quay lại
ngân hàng khi đáp ứng được những yêu cầu cần thiết do tính an toàn trong
hoạt động ngân hàng đặt ra.
Không chỉ vậy, Lãnh đạo Chi nhánh cần tạo dựng và đưa giá trị của nét
văn hoá này đến toàn thể cán bộ nhân viên thông qua các hình thức như: Đưa
ra những khẩu hiệu, tuyên truyền trong các tổ chức đoàn, tổ chức hội thảo về
chủ đề liên quan để mọi người hiểu và nắm được tinh thần của nét văn hoá.
Đồng thời định kỳ hàng tháng nêu gương tốt, thưởng xứng đáng và nhân
rộng những điển hình này để dần dần nét văn hoá đó không chỉ đơn lẻ ở một
quầy giao dịch hay một cá nhân nào đó mà là của cả Chi nhánh. Hiệu quả
đem lại, Khách hàng ngày càng gắn bó, kết quả kinh doanh ngày càng tăng,

lương - thưởng và phúc lợi ngày càng cao sẽ là nguồn động lực cho các
thành viên trong Chi nhánh tin và làm theo.

Nguyễn Thu Nga – M0511
10


Văn hoá không phải như Qui chế Nội quy lao động mà mỗi CBNV ngân
hàng bắt buộc phải thực hiện. Để kinh doanh có văn hoá ở mọi nơi mọi lúc,
cần hơn một sự tuyên truyền giáo dục, vận động CBNV, trang bị cho họ
những kiến thức, giúp họ nâng cao nhận thức và hiểu sâu sắc về ý nghĩa, yêu
cầu của việc thực hiện văn hoá kinh doanh trong từng hoạt động ngân hàng,
để từ nhận thức, chuyển biến thành hành động, dần trở thành phổ biến
và đi vào nề nếp. Khi đó văn hoá VietinBank là yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững và trở thành một nét văn hoá không chỉ của chung toàn hệ
thống Vietinbank, mà còn là nét riêng của Chi nhánh Mỹ Hào.
KẾT LUẬN:
Trong điều kiện toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hoá doanh nghiệp được chú trọng
xây dựng và phát triển, là một công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh
nghiệp không có nền văn hoá mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường.
Đồng thời doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường
thông qua việc xây dựng và phát triển một nên văn hoá doanh nghiệp mạnh.
Qua phân tích và dẫn chứng đã trình bày ở trên, tôi đã bước đầu nhận
thức được tầm quan trọng của việc áp dụng văn hoá doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng thực sự đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho quá
trình tiếp cận thị phần mới, cạnh tranh với các tổ chức khác.
---------&&&------DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Chương trình đào tạo Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế, 201, Quản
trị hành vi tổ chức.

2. Hoàng Linh, 2008, Văn hóa Doanh nghiệp nhìn từ thực tế của Việt Á,
03.10.2008, xem ngày 20.08.2010
/>option=com_content&view=article&id=3957:Vn-ha-Doanh-nghip-nhnt-thc-t-ca-Vit-&catid=66:vanhoadoanhnhan

Nguyễn Thu Nga – M0511
11


3. PGS.,TS. Nguyễn Văn Hiệu, nhận diện giá trị văn hoá Vietinbank qua
thương hiệu và Logo,
4.

/>ml

4. PGS.,TS. Nguyễn Thị Mùi, Văn hoá kinh doanh - yếu tố phát triển bền
vững

của

Vietinbank,

/>5. Sổ tay văn hoá Vietinbank

Nguyễn Thu Nga – M0511
12



×