Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 800m cho đội tuyển điền kinh nữ trường THPT Nam Sách - Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.99 KB, 47 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Nguyễn Thị Tƣơi
Sinh viên lớp: K34 GDTC- GDQP
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả trong đề tài là trung thực và không trùng với bất cứ đề tài nào đã nghiên
cứu ở trường THPT Nam Sách- Hải Dương. Toàn bộ những vấn đề được
nghiên cứu đều mang tính khách quan và đúng với thực tế trường THPT Nam
Sách- Hải Dương.

Hà Nội, ngày… tháng…năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Tƣơi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC

: Đối chứng

LLTT

: Lưu lượng tâm thu

LLP

: Lưu lượng phút


LVĐ

: Lượng vận động

TG

: Thời gian

TDTT

: Thể dục thể thao.

THPT

: Trung học phổ thông

TN

: Thực nghiệm

SL

: Số lần

TSM

: Tần số mạch

VĐV


: Vận động viên

HLV

: Huấn luyện viên

S

: Giây

QN

: Quãng nghỉ

GDTC

: Giáo dục thể chất



: Giây



: Phút

KT

: Kiểm tra



DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên bảng biểu
Bảng 3.1. Nội dung bài tập sử dụng trong quá trình huấn
luyện
Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ giảng dạy môn thể dục ở trường
THPT Nam Sách – Hải Dương.
Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn giáo viên về nội dung bài tập
phát triển sức bền chuyên môn trong chạy cự ly 800m (n=20)
Bảng 3.4. Nội dung bài tập phát triển sức bền chuyên môn
của VĐV chạy 800m.
Bảng 3.5. Lựa chọn test đánh giá sức bền chuyên môn.
Bảng 3.6. Xác định mối tương quan giữa các test với
thànhtích chạy 800m.
Bảng 3.7. Kết quả thành tích của 2 nhóm TN và ĐC trước
thực nghiệm(n= 20)
Bảng 3.8. Kết quả hệ số sức bền của cả 2 nhóm trước và sau
thực nghiệm (nA=nB=10)


Trang
22
24
25
26
28
28
29
32

9

Biểu đồ 3.1: Biểu diễn kết quả test chạy 100m(s)

33

10

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn kết quả test chạy 400m(s)

33

11

Biểu đồ 3.3: Biểu diễn kết quả test chạy 800m(phút)

34


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1. Những khái niệm và quan điểm sức bền.

4

1.2. Cơ sở lý luận của sức bền.

5

1.3. Cơ sở sinh lý của việc phát triển sức bền chuyên môn.

7

1.4. Ý nghĩa của việc phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 800m với

9

việc nâng cao thành tích.
1.5. Những phương pháp huấn luyện sức bền.

10


1.6. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 – 18.

14

CHƢƠNG 2. NHIỆM VỤ - PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 18
NGHIÊN CỨU
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.

18

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

18

2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.

18

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.

18

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.

19

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.

19


2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

19

2.2.6. Phương pháp toán học thống kê.

20

2.3. Tổ chức nghiên cứu

20

2.3.1. Thời gian nghiên cứu.

20

2.3.2. Đối tượng nghiên cứu.

21

2.3.3.Địa điểm nghiên cứu.

21

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU

22


3.1. Thực trạng công tác giảng dạy và huấn luyện sức bền chuyên môn 22
cho đội tuyển Điền kinh trường THPT Nam Sách – Hải Dương.
3.1.1. Về tài liệu giảng dạy, cơ sở vật chất đảm bảo cho huấn luyện.

22

3.1.2 Thực trạng về các bài tập được sử dụng trong huấn luyện sức bền 22
chuyên môn của học sinh nữ trường THPT Nam Sách – Hải Dương.
3.1.3. Thực trạng về đội ngũ giảng dạy bộ môn thể dục

23

3.2. Lựa chọn ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức

24

bền chuyên môn cho đội tuyển Điền kinh nữ trường THPT Nam SáchHải Dương
3.2.1.Nghiên cứu lựa chọn bài tập bài tập phát triển sức bền chuyên môn 24
cho đội tuyển Điền kinh nữ trường THPT Nam Sách- Hải Dương.
3.2.2.ứng dụng các bài tập phát triển sức bền chuyên môn nhằm nâng

28

cao thành tích chạy 800m cho đội tuyển Điền kinh nữ trường THPT
Nam Sách và đánh giá hiệu quả.
3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong

29


chạy 800m cho Đội tuyển Điền kinh nữ trường THPH Nam Sách.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

Kết luận

35

Kiến nghị

36

Tài liệu tham khảo

37

Phụ lục


6

Phụ lục 1
PHIẾU PHỎNGVẤN
Kính gửi :Thầy(cô):.................................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................
Thâm niên công tác:................................................................................
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và huấn luyện đặc
biệt là để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho
đội tuyển Điền kinh nữ trong chạy 800m trường THPT Nam Sách- Hải

Dương xin thầy cô vui lòng bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi sau đây
của chúng em. Chúng em hy vọng rằng với kinh nghiệm và sự hiểu biết của
thầy cô sẽ giúp chúng em tìm hiểu rõ hơn về thực trạng các bài tập nhằm phát
triển sức bền chuyên môn cho các em.
Câu 1: Theo thầy( cô ) các bài tập nào sau đây có tác dụng quan
trọng trong huấn luyện học sinh nữ trong chạy 800m của đội tuyển Điền
kinh trƣờng nhằm nâng cao thành tích chạy 800m.
Cách trả lời: Bài tập nào thầy (cô ) đồng ý thì xin thầy(cô ) đánh dấu X
vào


Bài tập 1: Các bài tập hỗn hợp (600m, 400m, 200m, 100m).
+ Yêu cầu chạy 400m, 600m là 80% tốc độ tối đa.
+ Chạy 200m, 100m là 85% tốc độ tối đa.
+ Nghỉ giữa các lần là 3 - 5 phút, giữa các tổ là 10 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền yếm khí.
Bài tập 2: Chạy 600m.
+ Yêu cầu chạy 80% tốc độ tối đa.


7

+ Thời gian nghỉ 5 - 7 phút.
+ Mục đích: Nâng cao sức bền yếm khí.
Bài tập 3: Chạy lặp lại 800m(2 lần).
+ Yêu cầu: Chạy 80% - 85% tốc độ tối đa, nghỉ giữa các lần là 8 - 12
phút.
+ Mục đích: Tăng khả năng ưa - yếm khí, hoàn thiện cơ chế Glucophân.
Bài tập 4: Chạy 200m, 400m, 600m, 200m.
+ Yêu cầu: Chạy 80% - 85% tốc độ tối đa, thời gian nghỉ giữa các lần

là : 3 - 5 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền ưa - yếm khí.
Bài tập 5: Chạy(100m, 200m, 300m, 400m).
+ Yêu cầu: Chạy 85% -90% tốc đột tối đa, thời gian nghỉ 3 - 5 phút,
nghỉ giữa tổ là 10 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền yếm khí và ưa khí.
Bài tập 6: Chạy (300m, 400m) x 2 tổ.
+ Yêu cầu: Chạy 85%- 90% tốc độ tối đa, thời gian nghỉ 3 - 5 phút,
nghỉ giữa các tổ 7 - 10 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền yếm khí, hoàn thiện cơ chế Glucophân.
Bài tập 7: Chạy lặp lại(200m, 400m, 600m) x 2 tổ.
+ Yêu cầu: Chạy khoảng 85% - 90% tốc độ tối đa, thời gian nghỉ giữa
các lần là 3- 5 - 7 phút, nghỉ giữa các tổ là 10 - 15 phút.
+ Mục đích: Phát triển khả năng yếm khí.
Bài tập 8: Chạy biến tốc (100m nhanh + 100m chậm) 3 tổ x 4 lần.
+ Yêu cầu: Với đoạn chạy nhanh tốc độ khoảng 85% tốc độ tối đa, với
đoạn chạy chậm chạy nâng cao trọng tâm, hít thở sâu, thời gian nghỉ giữa tổ là
6 - 8 phút.
+ Mục đích: Phát triển khả năng ưa khí.


Bài tập 9: Chạy việt giã 1km - 2km.
+ Yêu cầu: Chạy 75% - 80% tốc độ tối đa.
+ Mục đích: Phát triển khả năng ưa khí.
Bài tập 10: Bài tập chạy biến tốc (300m nhanh, 200m chậm)
2 tổ x 4 lần.
+ Yêu cầu: Đoạn nhanh chạy tốc độ 80% tốc độ tối đa, với đoạn chạy
chậm hít thở sâu, nâng cao trọng tâm, thời gian nghỉ giữa tổ 6 - 8 phút.
+ Mục đích: Nhằm nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể đối với sự
thay đổi LVĐ, giáo dục khả năng ưa - yếm khí.

Bài tập 11: Bài tập lặp lại 400m x 3 lần.
+ Yêu cầu: Chạy 85% tốc độ tối đa, nghỉ giữa các lần là 6 - 8 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền ưa yếm khí.
Bài tập 12: Chạy (200m nhanh, 100m chậm) 2 tổ x 6 lần.
+ Yêu cầu: Đoạn nhanh chạy 85% tốc độ tối đa, đoạn chậm hít thở sâu,
nâng trọng tâm, nghỉ giữa tổ là 6- 8 phút.
+ Mục đích: Phát triển sức bền ưa - yếm khí.
Bài tập 13: Chạy lặp lại 800m x 2 lần.
+ Yêu cầu: Chạy 100% tốc độ tối đa, thời gian nghỉ 15 phút.
+ Mục đích: Tạo trạng thái thi đấu.
Bài tập 14: Nhảy lò cò
+ Yêu cầu: Nhảy hết sức
+ Mục đích: Phát triển sức nhanh và sức bền
Bài tập 15: Đánh tay, thở
+ Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác đánh tay, thở nhịp nhàng
+ Mục đích: Giữ thăng bằng cho cơ thể và tăng tấn số bước chạy.
Bài tập 16: Chơi trò đuổi bắt
+ Yêu cầu: Đuổi bắt phải đúng luật


+ Mục đích: Phát triển sự nhanh nhẹn và sức bền, tạo sự thoải mái
trong tập luyện.
Bài tập 17: Chạy lặp lại 800m x3 lần
Câu 2: Ngoài ra trong giảng dạy và huấn luyện, thầy(cô ) còn sử
dụng những phƣơng pháp và bài tập nào khác để nâng cao thành tích
chạy 800m cho đội tuyển Điền kinh nữ của trƣờng:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn thầy(cô )!

Ngƣời lập phiếu

Nguyễn Thị Tƣơi


Phụ lục 2

PHIẾU PHỎNGVẤN
Kính gửi :Thầy(cô):.................................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................
Thâm niên công tác:................................................................................
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và huấn luyện đặc
biệt là để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho
đội tuyển Điền kinh nữ trong chạy 800m trường THPT Nam Sách- Hải
Dương xin thầy cô vui lòng bớt chút thời gian trả lời câu hỏi sau đây.
Theo thầy( cô ) các test nào sau đây có tác dụng quan trọng trong
huấn luyện học sinh nữ trong chạy 800m của đội tuyển Điền kinh trƣờng
nhằm nâng cao thành tích chạy 800m.
Cách trả lời: Test nào thầy (cô ) đồng ý thì xin thầy(cô ) đánh dấu X vào

Test 1: 100m
Bài tập 2: 400m
Bài tập 3: 800m
Xin trân trọng cảm ơn thầy(cô )!
Ngƣời lập phiếu

Nguyễn Thị Tƣơi


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới, môn Điền kinh đã xuất hiện và thu hút được sự quan tâm
của nhiều người. Bắt nguồn từ những hoạt động quen thuộc của con người
như: Leo trèo, chạy nhảy, săn bắt….Theo thời gian, môn Điền kinh ngày càng
phát triển và hoàn thiện hơn.
Việt Nam là một nước đang có nền kinh tế phát triển rất cao, đi đôi với
việc phát triển kinh tế, nhà nước đã tạo điều kiện cho sự phát triển về TDTT
trong đó có môn Điền kinh - môn thể thao đã có nhiều VĐV tham gia vào các
kỳ Olympic, Seagame, Á vận hội và đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Bùi
Thị Nhung, Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Nguyễn Đình Cường…
Nhưng để đạt được những thành tích đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng hết mình
của các VĐV, sự quan tâm đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với sự phấn
đấu hết mình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh trong các trường trung
học.
Hải Dương là một tỉnh thành đang có sự phát triển mạnh trên nhiều
lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế,
tỉnh đã nhận thấy tầm quan trọng của TDTT trong sự phát triển toàn diện con
người cũng như thúc đẩy nền kinh tế văn hoá xã hội. Vì thế tỉnh đã có sự quan
tâm tới công tác phát triển TDTT đặc biệt là phát triển TDTT trong các
trường phổ thông, trong đó Điền Kinh là một môn cơ bản có ý nghĩa quan
trọng trong việc rèn luyện các em trở thành một con người phát triển toàn
diện cả về thể chất và tinh thần. Quá trình tập luyện và thi đấu đòi hỏi các em
phải có đủ các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo và mềm dẻo. Trong đó sức
bền đặc biệt quan trọng vì nó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
đến thành tích thể thao của các VĐV khi thi đấu.


Chạy cự ly trung bình trong đó có cự ly 800m làm cho thể chất các em
phát triển, đồng thời qua đó giúp các cơ quan nội tạng phát triển hơn... Tác
động trực tiếp là hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ cơ... qua đó tạo điều kiện nâng
cao và phát triển thể lực chung.

Việc phát triển sức bền chuyên môn giúp cho cơ thể người tập chịu
được lượng vận động trong thời gian nhất định đáp ứng được các yêu cầu bài
tập đưa ra. Nếu các em chạy 800m không có sức bền chuyên môn thì khả
năng chống lại cực điểm sẽ bị giảm sút. Chính vì vậy nâng cao sức bền
chuyên môn cho học sinh nữ là điều rất quan trọng. Song để đạt được điều đó
cần chú ý đến phương pháp và kế hoạch tập luyện.
Đi đôi với việc tìm hiểu sức bền chuyên môn chúng tôi đã tìm hiểu đối
tượng tập luyện là các học sinh nữ trường THPT Nam Sách - Hải Dương, do
thời gian và điều kiện tập luyện còn ít, phương pháp, phương tiện tập luyện
còn hạn chế nên thể lực chưa đạt yêu cầu. Do vậy mà thành tích tuy cao
nhưng chưa đạt được kết quả tốt nhất trong các cuộc thi đấu ở các Hội khoẻ
Phù Đổng do huyện và tỉnh tổ chức.
Nghiên cứu nhằm nâng cao thành tích môn Điền kinh là một vấn đề
khá phổ biến trong các đề tài làm khoá luận tốt nghiệp của sinh viên ngành
GDTC. Ở nội dung cự ly trung bình, trong đó có nội dung về chạy cự ly 800m
đã có tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học như Doãn Thị Oanh với đề
tài: “Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy
800m cho nữ vận động viên đội tuyển Điền kinh trường THPT Khoái Châu –
Hưng Yên” - năm 2011 - Thư viện trường ĐHSPHN 2. Từ đề tài nghiên cứu
đó chúng tôi tiếp tục nghiên cứu xây dựng các bài tập để có thể đưa ra được
bài tập và phương pháp phù hợp cho nội dung về sức bền chuyên môn phù
hợp với thực tiễn của từng đối tượng trong các trường phổ thông để có thể đạt
kết quả tốt nhất.


Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
" Lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 800m
cho đội tuyển Điền kinh nữ trường THPT Nam Sách – Hải Dương".
Mục đích nghiên cứu :
Tìm ra các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển

Điền kinh nữ trong chạy 800m qua đó giúp đánh giá được tình trạng thể chất
của học sinh THPT, cũng như sự hợp lý để nâng cao thành tích chạy cho học
sinh THPT.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những khái niệm và quan điểm sức bền.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sức bền trong huấn luyện thể
thao. Việc huấn luyện sức bền là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của các
nhà khoa học, các chuyên gia cũng như các huấn luyện viên thể thao.
Theo quan điểm của các nhà lý luận cho rằng: Sức bền là khả năng thực
hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng
hoạt động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Hay nói cách
khác: Sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào
đó. Về khái niệm sức bền luôn liên quan đến khái niệm mệt mỏi; mệt mỏi là
sự giảm sút tạm thời khả năng vận động hoặc hoạt động do sự vận động gây
nên[10].
Sức bền có rất nhiều loại và đa dạng, nó tuỳ thuộc vào cơ chế mệt mỏi
do các hình thức vận động khác nhau gây nên. Nhưng dựa vào khả năng
chuyển động sức bền từ hoạt động này sang hoạt động khác mà ta có thể phân
chia sức bền thành 2 loại: Sức bền chung và sức bền chuyên môn.
+ Sức bền chung: Là sức bền đối với hoạt động kéo dài và cường độ
trung bình, có sự tham gia của phần lớn hệ cơ [9]
+ Sức bền chuyên môn: Là khả năng duy trì hoạt động cao trong các
bài tập nhất định [10]
- Căn cứ vào nguồn cung cấp oxy, sức bền được chia thành 3 loại: Sức
bền ưa khí, sức bền yếm khí và sức bền hỗn hợp.
+ Sức bền ưa khí: Là sức bền trong thời gian dài tức là sử dụng sức bền
cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần trên 11 phút cho đến 1 giờ.



+ Sức bền yếm khí: Là sức bền trong thời gian ngắn, tức là sức bền cần
thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần 45 giây đến 2 phút.
+ Sức bền hỗn hợp: Là sức bền trong một thời gian trung bình, tức là
sức bền cần thiết để vượt qua một cự ly mà VĐV cần 2 phút đến nhiều giờ.
- Theo Anerextop Nhicop: Sức bền là khả năng hoạt động trong thời gian
dài [10].
- Theo quan điểm của Gunter Schanabel: Sức bền là tố chất thể lực chống
lại mệt mỏi trong LVĐ thể thao [6].
- Theo quan điểm của VX Pharophen cho rằng: Thời gian mà con người có khả
năng duy trì được cường độ hoạt động nhất định trước là một trong những
tiêu chuẩn đánh giá sức bền [12].
- Theo tiến sĩ Dietrch Harre thì: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi trong
vận động với tốc độ gần tối đa và tối đa.
Theo ông thì sức bền được chia thành:
+ Sức bền trong thời gian ngắn ( 40" - 2' ).
+ Sức bền trong thời gian trung bình( 2' - 11' ).
+ Sức bền trong thời gian dài( 11' - nhiều giờ )[7].
- Theo Mat veep: Sức bền là cơ sở, là khả năng đối kháng lại của cơ thể VĐV
khi thực hiện LVĐ trong thời gian kéo dài. Sức bền là khả năng chống lại
mệt mỏi và duy trì hoạt động dài của VĐV [10].
- Theo quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: Sức bền là khả
năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay duy trì khả
năng hoạt động trong thời gian dài cơ thể chịu đựng được [5].
Sức bền không những là nhân tố ảnh hưởng và xác định lớn tới thành
tích thi đấu mà còn là nhân tố xác định kích thích tập luyện và khả năng chịu
đựng LVĐ của VĐV. Sức bền tốt cũng là điều kiện để hồi phục nhanh.
1.2. Cơ sở lý luận của sức bền:



Trong thể thao, sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể chống lại mệt
mỏi trong một hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một
cường độ lớn. Sức bền còn đảm bảo cho chất lượng động tác cao và giải quyết
hoàn hảo các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly. Do đó sức bền
không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng tới thành tích thi đấu mà còn
là nhân tố xác định thành tích tập luyện, khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV,
sức bền phát triển tốt cũng là điều kiện để hồi phục nhanh.
Mục đích của huấn luyện thể thao ảnh hưởng tới các yêu cầu của năng
lực sức bền, nó phải được huấn luyện như các điều kiện cơ bản.
Việc huấn luyện sức bền chuyên môn phụ thuộc trực tiếp cho việc hình
thành và thể hiện thành tích thể thao, điều này cần phải nói tới các yêu cầu
trong tập luyện và thi đấu, những yêu cầu này trong mối tác động tổng hợp
của chúng vào việc hình thành các phẩm chất chuyên môn của cá nhân và các
kỹ thuật thể thao tương ứng với thi đấu các kỹ xảo, chiến thuật cũng như các
tố chất thể lực và các điều kiện thích nghi với các tính chất sinh vật học tương
ứng.
Tập luyện một cách có hệ thống sẽ nâng cao sức bền một cách đáng kể.
Nhưng cũng cần thấy khả năng về sức bền phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di
chuyển (đặc điểm cơ bắp, năng lực hấp thụ Oxy của cơ thể…). Vì vậy ngoài
việc tổ chức tập luyện đúng phương pháp thì cần các thí nghiệm, dự báo, để
tuyển chọn và xác định các cự ly chuyên môn hoá phù hợp nhất cho từng
VĐV.
Vì VĐV tập luyện sức bền chuyên môn chủ yếu sử dựng nguồn năng
lượng yếm khí nên tạo ra nhiều Axit Lactic hơn. Do đó quá trình tập luyện
sức bền chuyên môn cần làm tăng khả năng hấp thụ oxy để làm giảm lượng
Axit Lactic trong máu và như vậy làm tăng khả năng hoạt động yếm khí kéo
dài của cơ thể, đó là một trong những điều kiện quan trọng nhất để nâng cao
sức bền chuyên môn cho VĐV.



Để hoạt động mang tính tuần tự cao trên cơ sở phát triển sức bền
chuyên môn chúng tôi dựa trên các yếu tố sau:
+ Cường độ bài tập.
+ Thời gian thực hiện bài tập.
+ Thời gian nghỉ giữa quãng.
+ Tính chất nghỉ ngơi.
+ Số lần lặp lại.
Các yếu tố này có ý nghĩa rất lớn và có mối quan hệ mật thiết bổ sung
cho nhau trong quá trình huấn luyện. Nếu thay đổi các yếu tố trên thì cơ thể sẽ
xuất hiện những biến đổi bất lợi từ đó giảm thành tích thể thao.
1.3. Cơ sở sinh lý của việc phát triển sức bền chuyên môn:
Sức bền chuyên môn trong chạy 800m phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2 Max) của cơ thể.
- Khả năng duy trì lâu dài mức hấp thụ oxy cao.
Mức hấp thu oxy tối đa của người sẽ quy định khả năng làm việc trong
điều kiện ưa khí tối đa càng lớn, cơ thể thực hiện hoạt động ưa khí càng dễ
dàng và lâu hơn. Như vậy về bản chất thì sức bền là khả năng hấp thụ oxy tối
đa của cơ thể, khả năng này sẽ quyết định được bởi khả năng của 2 hệ thống
chức năng chính.
Theo Pharơphen: Các bài tập định lượng được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm các bài tập có chu kỳ.
+ Nhóm các bài tập không có chu kỳ[5].
Các bài tập trong nhóm phụ thuộc vào công suất, cường độ và các yếu
tố xử lý khác nhau của hoạt động với công suất tối đa, dưới tối đa, lớn và
trung bình.
Chạy 800m là cự ly không đòi hỏi tốc độ quá cao trên toàn cự ly như
các môn chạy ngắn, trong chạy 800m đòi hỏi VĐV phải có trình độ chuẩn bị



thể lực chuyên môn để khắc phục cực điểm cũng như phát huy tốc độ trên
toàn cự ly. Chạy 800m thuộc vùng công suất dưới tối đa (gần tối đa) và thuộc
nhóm bài tập chu kỳ có những biến đổi sinh lý trong cơ thể biến đổi trên toàn
cự ly với thời gian từ 1h30' - 3h.
+ Mạch: Tăng nhanh từ lúc xuất phát, chạy đều giữa quãng và nhanh
nhất lúc về đích. Tần số nhịp tim tăng 180lần/ phút, huyết áp tối đa là 180 200mmHg, huyết áp tối thiểu ít biến động, lưu lượng tâm thu tăng gấp 3 lần
trong yên tĩnh, lưu lượng phút gấp 6 lần. Sau thời gian từ 3' - 4' hoạt động thể
tích có thể đạt 35 - 40 lần/ phút, 1/2 cự ly về cuối tuần hoàn, hô hấp đạt giá trị
tối đa.
+ Hệ máu: Thay đổi rõ rệt, số lượng máu tăng khi tham gia hoạt động
do huy động từ kho dự trữ, số lượng hồng cầu trong máu tăng do phân huỷ
Glucogen trong gan tăng.
+ Hệ hô hấp: Tần số hô hấp và độ sâu hô hấp tăng nhanh, thông khí
phổi đạt giá trị tối đa 140 - 160 lần/ phút, nhu cầu oxy cao, khả năng cung cấp
đạt đến mức VO2 Max, xuất hiện nợ oxy khoảng 80% dẫn đến ổn định giả.
+ Hệ năng lượng: Cung cấp cho cơ thể hoạt động tuỳ theo cự ly hoạt
động và thời gian duy trì chạy 800m, với thời gian chạy khoảng 2' - 3' lúc này
20% năng lượng do ATP - CP, 55% do hệ Glucophân, 25% do hệ oxy, nguồn
cung cấp Glucogen (chủ yếu là Glucogen trong cơ còn việc sử dụng Glucogen
trong máu là rất ít).
+ Hệ bài tiết: Ít thay đổi, mất ít mồ hôi, thân nhiệt lúc này tăng 1,5˚C.
Khả năng tiêu hao năng lượng trong các bài tập công suất dưới tối đa phụ
thuộc vào thời gian cũng như tính chất của các bài tập từ 20 - 40 Kcal/ phút.
Do sản phẩm trao đổi chất tích luỹ trong cơ thể làm giảm PH và nội
môi về phía Axit Lactic do đó cơ thể rất căng thẳng và mệt mỏi đối với bài tập
ở vùng công suất dưới tối đa nói chung và 800m nói riêng là bài tập hỗn hợp
đòi hỏi phải duy trì khá cao khả năng ưa khí và yếm khí.


1.4. Ý nghĩa của việc phát triển sức bền chuyên môn trong chạy 800m với

việc nâng cao thành tích.
Huấn luyện sức bền nhằm nâng cao thành tích các môn Điền kinh nói
chung và chạy 800m nói riêng thì cần phải huấn luyện toàn diện cả sức bền
chuyên môn, bởi vì các tố chất sức bền có quan hệ mật thiết khăng khít với
nhau. Khi sức bền chung phát triển sẽ làm cơ sở cho sức bền chuyên môn phát
triển. Qua nghiên cứu, đánh giá thực tế các nhà lý luận chuyên ngành Điền
kinh khẳng định: Việc phát triển sức bền chuyên môn thực chất làm cho cơ
thể thích nghi dần với LVĐ ngày càng cao, nếu như không có sức bền chuyên
môn tốt thì khả năng chống lại ( khắc phục) trạng thái cực điểm sẽ yếu dần
dẫn đến VĐV không đạt thành tích cao. Hơn nữa việc phát triển sức bền
chuyên môn đòi hỏi người tập phải có sự nỗ lực ý trí lớn, sự kiên trì, chịu
đựng và chống lại những sự mệt mỏi, nhàm chán, đơn điệu của bài tập, hơn
nữa đòi hỏi người tập phải có sự tích luỹ, thích nghi dần và kéo dài liên tục
trong nhiều năm, không nên nôn nóng gò ép vì phát triển sức bền chuyên môn
không phải ngày một ngày hai là được. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng
trong cự ly chạy 800m thì sức bền chuyên môn là yếu tố ảnh hưởng lớn tới
thành tích của VĐV.
Do vậy, các bài tập huấn luyện và giảng dạy sức bền chuyên môn được
sử dụng phải là các bài tập có khối lượng vận động lớn và tăng lên một cách
có hệ thống theo từng buổi tập, cường độ và các LVĐ này chỉ cao tới mức khi
năng lượng có thể sử dụng một cách rộng rãi nhất theo con đường oxy hoá.
Những bài tập này nhằm nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể trong điều
kiện trao đổi chất đầy đủ dưỡng khí của cơ thể hoạt động với giai đoạn tập
luyện khác nhau của VĐV. Sinh viên, học sinh thì việc lựa chọn bài tập nhằm
phát triển sức bền chuyên môn là rất có ý nghĩa.
1.5. Những phƣơng pháp huấn luyện sức bền.


Để phát triển sức bền thì việc lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức
bền chuyên môn của VĐV chạy cự ly trung bình nói chung và chạy 800m nói

riêng, ngoài việc cần củng cố và hoàn thiện hoạt động của các hệ thống tim
mạch, hô hấp còn cần phải hoàn thiện quá trình trao đổi chất, làm tăng hệ số
sử dụng oxy.
Chạy 800m đòi hỏi phải sử dụng tốc độ tương đối cao trên cả cự ly. Bởi
vậy nó là một hoạt động bao gồm cả hai quá trình ưa khí và yếm khí. Vì thế
trong huấn luyện sức bền chuyên môn việc nâng cao khả năng ưa khí và yếm
khí của VĐV là điều kiện quan trọng không thể thiếu được.
1.5.1. Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí.
Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho
hoạt động cơ bắp thông qua quá trình oxy hoá các hợp chất giàu năng lượng
trong cơ thể. Để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể cần giải quyết 3 nhiệm
vụ;
- Nâng cao khả năng hấp thụ oxy tối đa.
- Nâng cao khả năng kéo dài thời gian duy trì hấp thụ oxy tối đa.
- Làm cho hệ tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động
với hiệu suất tối đa.
Các phương pháp giáo dục khả năng ưa khí của cơ thể thường sử dụng
các bài tập có tính chu kỳ với tốc độ gần cực hạn và tập luyện trong môi
trường giàu oxy trong đó có sự thạm gia của phần lớn nhóm cơ, để nâng cao
khả năng ưa khí người ta thường sử dụng các phương pháp huấn luyện sau:
- Phương pháp đồng đều liên tục.
- Phương pháp biến đổi.
- Phương pháp lặp lại.
- Phương pháp giãn cách và biến đổi được sử dụng để nâng cao khả năng
ưa khí của cơ thể.
Phương pháp đồng đều liên tục được áp dụng rộng rãi trong các giai


đoạn đầu của quá trình huấn luyện nâng cao sức bền, đặc điểm của phương
pháp này là thực hiện bài tập liên tục, không có nghỉ giữa quãng, với mức độ

gần tới hạn, và thời gian tập luyện tương đối dài, với phương pháp này khả
năng phối hợp hoạt động của các hệ thống bảo đảm việc hấp thụ oxy được
nâng nên ngay trong quá trình vận động, đồng thời bài tập có thể đạt hiệu quả
cao do chúng tác động lên cơ thể trong thời gian tương đối lâu. Thời gian bài
tập dài (10' - 12') đối với những VĐV cấp cao có thể từ 1h - 1h30'.
Phương pháp lặp lại( gọi là phương pháp giãn cách) và phương pháp
biến đổi được áp dụng để phát triển sức bền là phương pháp dựa trên những
bài tập yếm khí (tức là với tốc độ trên tới hạn) và thời gian mỗi lần thực hiện
bài tập tương đối ngắn, những quãng nghỉ giữa (quãng giãn cách) có tính toán
kỹ lưỡng để phát huy tối đa khả năng ưa khí của cơ thể. Nếu bài tập được lặp
lại vào thời điểm mà các chỉ số tuần hoàn và hô hấp đang ở mức độ tương đối
cao thì mức hấp thụ oxy sẽ tăng dần đến mức tối đa và nhiều trường hợp tăng
cao cả mức hấp thụ oxy tối đa vốn có của VĐV. Như vậy, tác động của bài
tập diễn ra chủ yếu là trong thời gian giãn cách giữa các lần lặp lại, tức là mức
hấp thụ oxy cao nhất đạt được vào lúc nghỉ giữa quãng, chứ không phải trong
lúc thực hiện bài tập.
Qua đó có thể thấy tác động của bài tập chủ yếu diễn ra trong thời gian
giãn cách giữa các lần lặp lại của bài tập thường có cấu trúc các thành phần
của lượng như nhau:
+ Cường độ hoạt động (tốc độ di chuyển) cao hơn mức tới hạn, tức là
vào khoảng 75% - 80% tốc độ tối đa sao cho cuối mỗi lần lặp lại tần số mạch
đạt xấp xỉ 180 lần/ phút (đây là tần số nhịp tim có hiệu suất cao nhất).
+ Độ dài cự ly, phải được lựa chọn sao cho thời gian thực hiện không
quá 1' - 1.5' để cơ thể hoạt động trong điều kiện đủ oxy, từ đó làm cho cơ thể
hấp thụ được lượng oxy tối đa vào lúc nghỉ ngơi.
+ Thời gian nghỉ giữa quãng: Sao cho lần tập tiếp theo bắt đầu vào thời


điểm tuần hoàn và hô hấp còn đang giữ được ở mức hoạt động tương đối khẩn
trương và thường thì 45" - 120" trong mọi trường hợp quãng nghỉ không nên

vượt quá 3' - 4'.
+ Tính chất quãng nghỉ: Nên tiếp tục hoạt động với cường độ thấp để
tránh sự chuyển đổi đột ngột từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh và ngược
lại, nhằm tăng nhanh quá trình hồi phục, tạo điều kiện thuận lợi cho lần lặp lại
tiếp theo.
+ Số lần lặp lại phải đảm bảo duy trì được trạng thái ổn định trong sự
phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ thể, thực hiện ở khả năng hấp thụ oxy
ổn định ở mức tương đối cao, đồng thời số lần lặp lại còn phụ thuộc vào trình
độ của VĐV.
1.5.2. Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí.
Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa
vào nguồn cung cấp năng lượng yếm khí. Nâng cao khả năng ưa khí cũng là
yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm khí tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện những hoạt động yếm khí. Bởi vì trong quá trình trả nợ oxy
được diễn ra một phần ngay trong lúc vận động và nếu có khả năng ưa khí cao
thì phần trả nợ oxy trong lúc vận động đó sẽ lớn hơn khi đó hiệu quả hoạt
động của cơ thể sẽ tăng lên.
Để nâng cao khả năng yếm khí thì phải giải quyết 2 nhiệm vụ nhờ sự
phân huỷ của hai phản ứng:
Hoàn thiện cơ chế ATP - CP và Glucôphân:
- Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ phốtpho
Creatin (CP), là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào nguồn
cung cấp năng lượng yếm khí:
+ Cường độ bài tập (tốc độ bài tập) gần tốc độ tối đa hoặc thấp hơn một
chút (90%) tốc độ này không ảnh hưởng đến trao đổi chất, tạo điều kiện kiểm
tra kỹ thuật bài tập và tránh hiện tượng" Hàng rào tốc độ".
+ Thời gian bài tập: Chỉ giới hạn từ 3" - 8", sở dĩ như vậy là do dự trữ


photpho Creatin trong cơ rất ít, sự phân huỷ hợp chất này chỉ diễn ra trong

thời vài giây (3" - 8") sau khi bắt đầu hoạt động.
+ Thời gian nghỉ giữa quãng: Từ 2' - 3' đó cũng là thời gian đủ để hồi
phục photpho Creatin không tạo ra Axit Lactic lên tốc độ trả nợ oxy diễn ra
quá nhanh. Nhưng do dự trữ CP trong cơ quá ít, chỉ sau 3 - 4 lần lặp lại thì
hoạt động của cơ chế Glucophân tăng lên, còn cơ chế photpho Creatin giảm
đi. Để khắc phục hiện tượng này, người ta chia bài tập thành 2 đến 3 nhóm,
mỗi nhóm 3 - 5 lần lặp lại, thời gian nghỉ giữa các nhóm là 7'- 10'.
+ Cần sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực, nhất là trong thời gian nghỉ
giữa các nhóm, như đi bộ, bơi thả lỏng... Ngay sau mỗi lần lặp lại, sau đó có
thể nghỉ ngơi thoải mái để cho cơ thể trở về trạng thái tương đối tĩnh ban đầu.
+ Số lần lặp lại: Tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện của VĐV, sao cho tốc
độ không bị giảm.
- Để hoàn thiện cơ chế Glucophân: Tức là khả năng yếm khí của cơ thể.
+ Cường độ vận động( tốc độ di chuyển) 90% - 95% xấp xỉ tốc độ tối
đa ở các cự ly tương ứng được sử dụng. Sau mỗi lần lặp lại chỉ số tốc độ tuyệt
đối có thể giảm đi một ít, nhưng vẫn được coi là xấp xỉ tốc độ tối đa trong
trạng thái hiện có của cơ thể.
+ Thời gian mỗi lần lặp lại có thể từ 20"- 2'.
+ Thời gian nghỉ ngơi được giảm dần sau mỗi lần lặp lại. Giữa lần 1 và
lần 2 là từ 5'- 8', lần 2 và lần3 là từ 3' - 4'.
+ Tính chất nghỉ ngơi: Không cần nghỉ ngơi tích cực nhưng tránh trạng
thái tĩnh hoàn toàn.
+ Số lần lặp lại: Trong trường hợp thời gian quãng nghỉ giảm dần
thường không quá 3 - 4 lần lặp lại và chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 15' 20' để thanh toán phần lớn lượng oxy.
Trong quá trình rèn luyện sức bền cần chú ý thực hiện trình tự: Trước


tiên cần phát triển khả năng hô hấp (ưa khí), sau đó là khả năng Glucophân và
cuối cùng là khả năng sử dụng năng lượng do phản ứng phân huỷ Photpho
Creatin, điều này liên quan đến quá trình giáo dục thể chất và huấn luyện.

1.6. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 - 18.
1.6.1. Đặc điểm sinh lý.
- Hệ xương: Trong giai đoạn này hệ xương của các em lớn lên một cách đột
ngột về chiều dài và chiều dầy, tính đàn hồi của xương càng giảm dần do
hàm lượng photpho, canxi, magie tăng, xuất hiện sự cốt hoá một số bộ phận
của xương như: Mặt cột xương sống, các tổ chức dần được thay thế bằng các
mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài cột sống tăng nên có thể có xu
hướng cong vẹo.
- Hệ cơ: Đã phát triển với tốc độ nhanh nhưng vẫn chậm hơn so với hệ xương,
biểu hiện ở các em cao gầy. Khối lượng cơ tăng nhanh, đàn tính của cơ
tăng nhưng không đều và chủ yếu là các cơ nhỏ, dài, độ phì đại của cơ
chưa cao do đó khi hoạt động dễ dẫn đến mệt mỏi.
- Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này kích thước tim tương đối lớn (khoảng 200g)
tập luyện thể thao có ảnh hưởng rất mạnh đến hình thái, kích thước của tim,
tần số co bóp của tim khoảng 70- 75 lần/ phút. Ở những VĐV chỉ có 60 lần/
phút. Tiềm năng hoạt động của tim đã đạt đến mức độ cao. Hệ tim mạch đã
thích nghi với sự tăng công suất hoạt động, sự hồi phục tim mạch sau hoạt
động thể lực phụ thuộc vào độ lớn của LVĐ, thể tích phút tương đối lớn.
- Lứa tuổi: Có ảnh hưởng nhất định về thể tích tâm thu và thể tích phút tối đa.
Thể tích tâm thu dao động trong khoảng từ 120 - 140ml. Thể tích phút dao
động trong khoảng 24 - 28l/ phút, lưu lượng tâm thu ở VĐV nữ tăng tới
160ml trong khi người bình thường từ 60 -70ml/ 1 lần tâm thu.
Lưu lượng này phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch trở về tim và kích
thước buồng tim, phụ thuộc vào lực bóp của tâm thất, lượng máu đọng trong
buồng tim, lứa tuổi, giới tính và trình độ huấn luyện.


Lưu lượng phút đạt giá trị tối đa khi hoạt động thể thao là 32 - 34lần/
phút (thực tế thì không bao giờ đạt giá trị này), lưu lượng phút được tính theo
công thức:

LLP =LLTT x TSM
Trong đó:
LLP : Lưu lượng phút
LLTT: Lưu lượng tâm thu
TSM : Tần số mạch
Như vậy: Lưu lượng phút của tim phụ thuộc vào lưu lượng tâm thu và
tần số mạch. Nếu nhịp tim đạt giá trị tối đa thì lưu lượng phút sẽ giảm bởi vì:
Nhịp tim tăng thì thời gian của một chu chuyển tim sẽ giảm, một chu
chuyển tim kéo dài 0.8" gồm 3 thời kỳ: Tâm nhĩ thu, tâm thất thu và tâm
trương toàn bộ do đó khi nhịp tim tăng, thì thời gian của thời kỳ tâm trương
của một chu chuyển tim bị giảm.
Trong hoạt động TDTT với sự thay đổi thời gian của từng chu chuyển
tim thì thời gian cả hai thời kỳ đều được rút ngắn hơn thời kỳ tâm trương, bởi
vì lượng máu được nạp vào tim nhiều hơn.
Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi, ở lứa tuổi này huyết áp khoảng
100 - 110mmHg, huyết áp tối thiểu tăng 80 - 95 mmHg, hoạt động thể lực làm
tăng huyết áp. Huyết áp tối đa do lực bóp của tim tạo nên, huyết áp này ở
người bình thường là khoảng 110 – 130 mmHg, huyết áp tối thiểu được ghi
lại trong thời kỳ tâm thất trương còn gọi là huyết áp tâm trương, ở người bình
thường huyết áp tối thiểu khoảng 70 - 90mmHg (huyết áp tối thiểu lớn hơn
90mmHg gọi là chứng bệnh cao huyết áp).
- Hệ máu: Khối lượng máu giảm dần so với lứa tuổi. Ở nữ: Số lượng
hồng cầu và số lượng bạch cầu ổn định, khi hoạt động cơ bắp chỉ làm hệ máu
của cơ thể có những thay đổi nhất định. Sau thời gian tập luyện lâu dài và


×