Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.9 KB, 32 trang )

ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục

Trang
1
A. Phần mở đầu
2
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phạm vi nghiên cứu
2
V. Phương pháp nghiên cứu
2
B. Nội dung
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Thực trạng
3
1. Thuận lợi, khó khăn
3
2. Thành công, hạn chế
4


3. Mặt mạnh, mặt yếu
4
4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
4
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
4
III. Giải pháp, biện pháp
6
1. Mục tiêu giải pháp, biện pháp
6
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
6
3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
9
4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
9
5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
10
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
10
nghiên cứu.
C. Kết luận, kiến nghị
10
I. Kết luận
10
II. Kiến nghị
11
Tài liệu tham khảo
13


Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

1


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Dự án Mô hình trường học mới VNEN là Dự án về Giáo dục nhằm xây dựng và
nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển
của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy và học theo mô hình VNEN. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử
nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Từ năm học 2012 2013 trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN) nhằm
tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi được trực tiếp thực hiện
giảng dạy lớp 4 và lớp 5 theo mô hình này. Điều đó tạo cơ hội cho nhà trường và bản
thân tôi được tiếp tục học hỏi thêm nhiều điều hay và mới ở Mô hình trường học mới
này, nhưng thách thức cũng không phải là ít. Chính vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh
nghiệm “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục” để nghiên cứu và vận dụng trong năm học này.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm giúp Hội đồng tự quản của lớp tự tin, nâng cao về năng lực quản lí, giám sát,
điều hành các hoạt động. Giáo dục rèn luyện các em có thêm kiến thức bổ trợ về các kĩ
năng, kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường và trong cuộc sống hàng
ngày. Các giáo viên chủ nhiệm nắm được các kiến thức cơ bản để hướng dẫn cho các
em và tổ chức thành lập, rèn luyện được Hội đồng tự quản mạnh về mọi mặt.
III. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến này được nghiên cứu cho các lớp học theo Mô hình lớp học VNEN ở
trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2014-2015.
IV. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” ở lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Một số phương pháp được vận dụng nghiên khi cứu như: Điều tra, quan sát, vấn
đáp, hội thảo…Khi triển khai thí điểm sáng kiến đã tổ chức rút kinh nghiệm sau đó tư
vấn, hỗ trợ những vấn đề cần điều chỉnh.
B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận:
Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục
Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo phù hợp với mục
tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam.
Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động
mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

2


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu tư về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con
người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập
và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học.
II. Thực trạng
1.Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ

của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi
hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
- Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt,
cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ,
thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập
huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại tỉnh.
- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có tranh ảnh
rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm
giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Học sinh lớp 5 các em đã lớn và chăm học, ngoan nên trong quá trình học các
em đều rất sôi nổi và tự giác.
b.Khó khăn
* Về giáo viên
Đây là năm học thứ hai, tôi được trực tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô hình
trường học mới, nhưng với bản thân cũng đang vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm
nên đôi lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ
của lớp được tốt.
* Về phía học sinh
Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, tổ chức chưa có hiệu quả, chưa linh hoạt trong việc
điều hành lớp, nhóm hoạt động. Một số em vẫn có thói quên nghe lời cô chứ không nghe
lời bạn. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những
tồn tại, cụ thể như sau:
2. Thành công, hạn chế
a. Thành công
- Cho dù đang trên bước đường vừa thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nhưng hiệu quả
mang lại tương đối cao. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua
từng hoạt động. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng tự quản là rất quan trọng , các em có thể

điều hành mọi hoạt động của giáo viên. Hội đồng tự quản đảm bộ toàn bộ các hoạt động

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

3


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
của lớp, khi cần thiết mới cần cô giáo trợ giúp. Vì vậy công việc của giáo viên chỉ còn
vai trò là người định hướng và hướng dẫn cho các em.
b. Hạn chế
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào cũng có khả
năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì thế để lựa chọn ra được
một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn là một việc làm phải tốn rất
nhiều thời gian.
3.Mặt mạnh, mặt yếu
a. Mặt mạnh
- Giáo viên đã thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, chủ động ,
linh hoạt sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học, có nhiều tiết học thành công được
Sở và Phòng Giáo dục đánh giá tốt.
- Phụ huynh đã tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp.
- Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm tham gia
vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả. Hội đồng tự quản linh hoạt hoạt, chủ động sáng
tạo trong việc quản lí điều hành các hoạt động của lớp.
b. Mặt yếu
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói
chuyện riêng và ỷ lại vào người khác. Một vài em luôn quen nghe theo sự chỉ dẫn của
giáo viên nên khi các bạn trong Ban tự quản hướng dẫn thì lại không nghe và ngồi nói
chuyện chưa quan tâm đến nội dung của bài học.

4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ ba năm nay đến đây cũng chỉ mới
bước sang năm thứ tư dạy thử nghiệm, việc vận dụng sáng tạo của cả giáo viên và học
sinh còn đang trên bước đường trải nghiệm nên cũng còn nhiều hạn chế. Hội đồng tự
quản vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên. Các em
vẫn chưa thực sự năng động, chưa giám sát điều hành nhóm, lớp hoạt động tốt để mang
lại hiệu quả.
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
a.Thành lập ban hội đồng tự quản :
Nhà trường thông báo tới giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Lấy ý kiến tư vấn
của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh .Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng . Đăng
ký danh sách ứng cử, đề cử. Ứng cử viên trình bày đề xuất hoạt động. Giáo viên, học
sinh tổ chức bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu thành lập các ban của hội đồng.
Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự
tranh cử vào các vị trí Chủ tịch và Phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện
học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử
viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ
thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm.
Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người
giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

4


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành.
Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, giáo viên trao

đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp
mình như: số lượng học sinh giỏi, năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to…
Sau khi tìm hiểu xong, giáo viên phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong
ban HĐTQ thật chính xác như :
- Phải nhanh nhẹn, năng nỗ
- Mạnh dạn, tự tin
- Có năng khiếu
- Năng lực học tập tốt
b. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban Hội đồng tự quản
Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học sinh về
nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc.
- Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp chủ tịch giới
thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc.
- Phó chủ tịch HĐTQ (Đối ngoại): giới thiệu lớp với khách, tên lớp, Sĩ số hoch sinh,
tên giáo viên chủ nhiệm, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội đồng tự quản.
-Phó chủ tịch HĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của học sinh, hỗ
trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học sinh yếu.
-Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức sinh hoạt 15
phút đầu giờ.
* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài liệu và
đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu
giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối
mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để
ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn
làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập ở lại để giao
nhiệm vụ trước cho các em.
*Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải
phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ

sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.
* Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết học thể dục
xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
* Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về sức khỏe thì
đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế.
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư viện
gọn gàng ngăn nắp.
* Ban ngoại giao: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách vào và biết
giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn….

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

5


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
- Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những
việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư
vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
III. Giải pháp, Biện pháp.
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua
những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của
các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của
nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn
kết của học sinh.
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo;

đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và
bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản học sinh: Thành lập vì học sinh, cho học sinh, bởi học sinh; học sinh
tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều
hành hoạt động.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau.
Học sinh tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có
4 đến 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời.
Những tuần học đầu giáo viên đóng vai trò nhóm trưởng cùng tham gia điều hành
các hoạt động của nhóm, nhằm giúp các em nắm được vai trò, nhiệm vụ của nhóm
trưởng và các thành viên trong các hoạt động cần phải làm gì?
Ví dụ: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm đôi nhóm trưởng biết nêu yêu cầu, phân công
nhiệm vụ để các bạn làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau, nhóm trưởng báo cáo kết quả
với giáo viên, đối với hoạt động nhóm lớn, nhóm trưởng biết nêu yêu cầu của hoạt động,
biết hỏi ý kiến, lắng nghe ý kiến và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại
tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc
xong thì giơ tay lên)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai….
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên biết
đến kiểm tra).

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai


6


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy,
người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không
phải vai trò là một người giáo viên.
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp
cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và
biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm
trưởng các nhóm.
Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và
các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương
kịp thời các nhóm làm tốt .
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận
cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi
xung quanh bốn bức tường của lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng
nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên
sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp
đỡ.
b. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ, kĩ
năng như những người thầy thứ hai:
* Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp
hoạt động
- Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu
khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu.
- Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới
hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động

nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo
dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi
thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho
không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả
công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa
tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát
lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên
trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của ḿnh vừa quan sát được
tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học.
- Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra,
giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

7


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó
khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả,
khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho
bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng
như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết
quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng).
+ Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một
quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một
thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai
biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên
Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ.

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm
được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét
mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích
cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì
nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm.
Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ
mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận
xét như: Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật
tuyệt vời; Cậu cố lên có các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu...
c. Các Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học
Tổ chức cho các Hội đồng tự quản lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các
giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan
điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học
trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi.
Xây dựng kế hoạch cho các Hội đồng tự quản qua một số hoạt động thực tế. Giáo
viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các
em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn.

Dùng phiếu sau:
Hội đồng tự quản

Kĩ năng giao
nhiệm vụ
Bạn
Bạn làm
làm tốt khá tốt

Kĩ năng quan sát
điều hành
Bạn làm Bạn làm

tốt
khá tốt

Kĩ năng nhận xét
đánh giá
Bạn làm Bạn làm
tốt
khá tốt

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

8


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Chủ tịch Hội đồng
Phó CT HĐTQ 1
Phó CTHĐTQ 2
Nhóm trưởng 1
Nhóm trưởng 2
Nhóm trưởng 3
Nhóm trưởng 4
Nhóm trưởng 5
Nhóm trưởng 6
Khi đánh giá trên phiếu giáo viên hỗ trợ và tổ chức cho các em tự nhận xét cho
bạn: Bạn đã làm được những gì? Còn thiếu chỗ nào? Mình học tập bạn ra sao...
d. Giao lưu toàn trường thông qua các hoạt động tập thể và “ Rèn kĩ năng
quản lí điều hành các nhóm, lớp hoạt động”.
Hình thức này nên tổ chức tập trung toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể

đầu tuần, cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cách thức: Tổ chức theo các trò chơi, trong các trò chơi này được phân ra các
nhóm chơi theo hình thức thi đấu (thường nên có 2 đến 3 nhóm chơi) mỗi nhóm đều có
các nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động.
Tác dụng: Qua việc tổ chức các trò chơi, các em thêm có kĩ năng giao nhiệm vụ,
điều hành quan sát và kĩ năng đánh giá nhận xét nhóm bạn. Các em ở dưới mặc dù
không được tham gia trực tiếp song đã học được cách bạn làm ở trên.
3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động
của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các
trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp
để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo
giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ
các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học
tập thì hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học
ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập; Ban văn
nghệ; Ban đối ngoại ; Ban đời sống ; Ban TDVS...) có chức năng giao nhiệm vụ, theo

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

9


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết
quả các hoạt động liên quan.
4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết , đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.

Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vai trò của
hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban văn nghệ của lớp.
Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi ban văn nghệ tự tổ chức,
tự khởi xướng ra các hoạt động, các trò chơi và tôi cũng cùng tham gia chơi với học
sinh. Trước khi chơi, giáo viên thường đưa ra những giải thưởng thú vị, giải nhất có thể
là gói bánh, gói kẹo, hộp phấn, trang pháo tay …. để kích thích tinh thần chơi của các
em.
Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” không chỉ đòi hỏi sức mạnh, sự khéo léo mà còn đòi hỏi tinh
thần đoàn kết cao. Nếu như không có sự hợp tác - đoàn kết cao thì chắc chắn sẽ thua
cuộc.
Qua trò chơi, giáo viên vừa giúp ban văn nghệ thêm mạnh dạn, tự tin, rèn luyện thêm
kỹ năng điều hành lớp vui chơi, văn nghệ, vừa giúp các em thể hiện sự đoàn kết, hợp tác,
giúp đỡ nhau để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thông qua những giờ giải trí thú vị
ấy, học sinh càng thân thiết, quý mến nhau hơn và chắc chắn rằng các em sẽ sẵn sàng
giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình tổ chức thực hiện các giáo viên nắm rõ các giải pháp trong sáng
kiến triển khai nhiệt tình, hiệu quả tới các em trong HĐTQ. Mỗi lớp đã xây dựng được
cho mình môt HĐTQ mạnh toàn diện, các em cơ bản đã biết thực hiện các nhiệm vụ của
mình. Một số điểm nổi bật của HĐTQ trong điều hành quản lí lớp là: Nói to, rõ ràng, câu
lệnh khi giao nhiệm vụ và hướng dẫn các bạn phải cụ thể, dễ hiểu. Tác phong linh hoạt,
nhanh nhẹn …
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu.
Từ việc thành công bước đầu của HĐTQ dẫn đến chất lượng lớp học thay đổi rõ
rệt. Học sinh tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Sự
tương tác giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh diễn ra thường
xuyên. Qua đay giúp các em có ý thức chủ động trong việc tham gia các hoạt động, giảm
bớt sự lệ thuộc vào các thầy, cô giáo. Các em có nhiều cơ hội dể phát huy khả năng của
mình trước tập thể.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I.Kết luận
Việc giảng dạy theo mô hình trường Tiểu học kiểu mới tuy giáo mất nhiều thời gian
ở vài tuần đầu vì học sinh chưa quen nhưng khi đã được sự hỗ trợ của giáo viên, được sự
tín nhiệm của các bạn trong lớp thì ban HĐTQ làm việc rất tốt.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

10


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Việc thành lập ban HĐTQ nhanh nhẹn, năng nỗ là hết sức quan trọng và rất cần thiết
vì nó có thể thay giáo viên điều hành lớp tham gia tất cả các hoạt động trong nhà
trường. Mặc khác giúp các em phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh
thần hợp tác và đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Học sinh rất thích học theo mô hình này, các em trở nên mạnh dạn, tự tin, không còn
nhút nhát rụt trè như trước nữa. Đặc biệt, học sinh yếu giảm hẳn đó là nhờ sự hợp tác,
đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao ở trong các nhóm và thể hiện rất rõ
trong từng tiết học.
II. Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện
sang kiến này tới tất cả các lớp trong toàn trường.
Đội thường xuyên tổ chức cuộc thi HĐTQ tài năng, nhanh nhẹn.
Trên đây là đề tài sáng kiến của bản thân đã đầu tư nghiên cứu và đúc kết được qua
quá trình giảng dạy hai năm nay và tiếp tục áp dụng trong các năm tiếp theo. Kính
mong cấp trên, cùng các đồng nghiệp và các em học sinh tích cực hưởng ứng tham gia,
đóng góp ý kiến kịp thời để chỉnh sửa và vận dụng vào thực tế dạy và học của nhà
trường cũng như của huyện nhà .

Xin chân thành cảm ơn.
Ea Bông ngày 10/3/2015
Người viết

Lương Thị Thanh Hương
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Chủ tịch hội đồng

Nguyễn Thị Minh Thủy

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

11


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

12


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu tập huấn theo mô hình trường Tiểu học kiểu mới
2.Tài liệu tổ chức lớp học theo mô hình trường học kiểu mới.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

13


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

14



PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA
ĐỀ TÀI: Một vài biệnTRƯỜNG
pháp phát TH
huyNGUYỄN
tốt vai trò THỊ
của Hội
đồngKHAI
tự quản nhằm nâng
MINH
cao chất lượng giáo dục

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI BIỆN PHÁP PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG TỰ
QUẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Họ và tên: Lương Thị Thanh Hương
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
Trình độ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm
Môn đào tạo: Giáo viên Tiểu học
Krông Ana, tháng 3 năm 2015

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

15


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng

cao chất lượng giáo dục

Hết

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

16


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục

Trang
1
A. Phần mở đầu
2
I. Lý do chọn đề tài
2
II. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phạm vi nghiên cứu
2
V. Phương pháp nghiên cứu
2

B. Nội dung
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Thực trạng
3
1. Thuận lợi, khó khăn
3
2. Thành công, hạn chế
4
3. Mặt mạnh, mặt yếu
4
4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
4
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
4
III. Giải pháp, biện pháp
6
1. Mục tiêu giải pháp, biện pháp
6
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
6
3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
9
4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
9
5.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
10
IV. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
10

nghiên cứu.
C. Kết luận, kiến nghị
10
I. Kết luận
10
II. Kiến nghị
11
Tài liệu tham khảo
13

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

17


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Dự án Mô hình trường học mới VNEN là Dự án về Giáo dục nhằm xây dựng và
nhân rộng kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển
của Giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Việc thực hiện đổi mới phương pháp
dạy và học theo mô hình VNEN. Các Sở - Phòng Giáo dục đang thực hiện dạy thử
nghiệm mô hình trường học mới cho một số trường trên toàn quốc. Từ năm học 2012 2013 trường tôi được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới (VNEN) nhằm
tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân tôi được trực tiếp thực hiện
giảng dạy lớp 4 và lớp 5 theo mô hình này. Điều đó tạo cơ hội cho nhà trường và bản
thân tôi được tiếp tục học hỏi thêm nhiều điều hay và mới ở Mô hình trường học mới
này, nhưng thách thức cũng không phải là ít. Chính vì vậy tôi đã chọn sáng kiến kinh
nghiệm “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng

cao chất lượng giáo dục” để nghiên cứu và vận dụng trong năm học này.
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm giúp Hội đồng tự quản của lớp tự tin, nâng cao về năng lực quản lí, giám sát,
điều hành các hoạt động. Giáo dục rèn luyện các em có thêm kiến thức bổ trợ về các kĩ
năng, kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường và trong cuộc sống hàng
ngày. Các giáo viên chủ nhiệm nắm được các kiến thức cơ bản để hướng dẫn cho các
em và tổ chức thành lập, rèn luyện được Hội đồng tự quản mạnh về mọi mặt.
III. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến này được nghiên cứu cho các lớp học theo Mô hình lớp học VNEN ở
trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai năm học 2014-2015.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” ở lớp 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai.
V. Phương pháp nghiên cứu
- Một số phương pháp được vận dụng nghiên khi cứu như: Điều tra, quan sát, vấn
đáp, hội thảo…Khi triển khai thí điểm sáng kiến đã tổ chức rút kinh nghiệm sau đó tư
vấn, hỗ trợ những vấn đề cần điều chỉnh.
B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận:
Mô hình trường học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục
Quốc tế. Vận dụng cách làm của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo phù hợp với mục
tiêu và đặc điểm của Giáo dục Việt Nam.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

18


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục

Mô hình này đã tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh học không thụ động
mà bắt buộc phải trao đổi, tìm tòi kiến thức với giáo viên và các bạn học trong lớp.
Để mô hình vận dụng thành công, hiệu quả thì ngoài việc tăng cường đầu tư về
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Chúng ta cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố con
người, trong đó trang bị cho đội ngũ giáo viên các cách tổ chức dạy học, cách thành lập
và bồi dưỡng năng lực cho Hội đồng tự quản lớp học.
II. Thực trạng
1.Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
- Mô hình VNEN khi được áp dụng tại trường được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ
của ngành và của chính quyền địa phương.
- Được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa để chúng tôi
hoàn thành tốt công việc của mình đúng theo tinh thần VNEN.
- Cơ sở trường lớp khang trang. Lớp học có đầy đủ hệ thống bóng đèn, máy quạt,
cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập. Môi trường học tập sạch sẽ,
thân thiện.
- Bản thân giáo viên nhiệt tình, có tay nghề vững vàng và được tham gia lớp tập
huấn về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình VNEN tại tỉnh.
- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát đầy đủ và trong tài liệu có tranh ảnh
rất đẹp nên thu hút được học sinh học tập.
- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quan tâm
giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp.
- Học sinh lớp 5 các em đã lớn và chăm học, ngoan nên trong quá trình học các
em đều rất sôi nổi và tự giác.
b.Khó khăn
* Về giáo viên
Đây là năm học thứ hai, tôi được trực tiếp tham gia giảng dạy thí điểm mô hình
trường học mới, nhưng với bản thân cũng đang vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm
nên đôi lúc còn lúng túng, chưa biết làm thế nào để lựa chọn và xây dựng ban HĐTQ

của lớp được tốt.
* Về phía học sinh
Hội đồng tự quản chưa mạnh dạn, tổ chức chưa có hiệu quả, chưa linh hoạt trong việc
điều hành lớp, nhóm hoạt động. Một số em vẫn có thói quên nghe lời cô chứ không nghe
lời bạn. Từ những thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những
tồn tại, cụ thể như sau:
2. Thành công, hạn chế
a. Thành công
- Cho dù đang trên bước đường vừa thử nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nhưng hiệu quả
mang lại tương đối cao. Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo thông qua

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

19


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
từng hoạt động. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng tự quản là rất quan trọng , các em có thể
điều hành mọi hoạt động của giáo viên. Hội đồng tự quản đảm bộ toàn bộ các hoạt động
của lớp, khi cần thiết mới cần cô giáo trợ giúp. Vì vậy công việc của giáo viên chỉ còn
vai trò là người định hướng và hướng dẫn cho các em.
b. Hạn chế
Trong một lớp học có nhiều đối tượng học sinh, không phải học sinh nào cũng có khả
năng lãnh đạo được cả tập thể, có nhiều em còn nhút nhát. Vì thế để lựa chọn ra được
một Ban tự quản để giúp giáo viên điều hành lớp thì vẫn là một việc làm phải tốn rất
nhiều thời gian.
3.Mặt mạnh, mặt yếu
a. Mặt mạnh
- Giáo viên đã thành thạo với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN, chủ động ,

linh hoạt sáng tạo trong mỗi yêu cầu của từng bài học, có nhiều tiết học thành công được
Sở và Phòng Giáo dục đánh giá tốt.
- Phụ huynh đã tích cực tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, của lớp.
- Các nhóm trưởng phát huy được hết khả năng của mình điều hành nhóm tham gia
vào các hoạt động học tập đạt hiệu quả. Hội đồng tự quản linh hoạt hoạt, chủ động sáng
tạo trong việc quản lí điều hành các hoạt động của lớp.
b. Mặt yếu
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói
chuyện riêng và ỷ lại vào người khác. Một vài em luôn quen nghe theo sự chỉ dẫn của
giáo viên nên khi các bạn trong Ban tự quản hướng dẫn thì lại không nghe và ngồi nói
chuyện chưa quan tâm đến nội dung của bài học.
4.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ ba năm nay đến đây cũng chỉ mới
bước sang năm thứ tư dạy thử nghiệm, việc vận dụng sáng tạo của cả giáo viên và học
sinh còn đang trên bước đường trải nghiệm nên cũng còn nhiều hạn chế. Hội đồng tự
quản vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên. Các em
vẫn chưa thực sự năng động, chưa giám sát điều hành nhóm, lớp hoạt động tốt để mang
lại hiệu quả.
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
a.Thành lập ban hội đồng tự quản :
Nhà trường thông báo tới giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Lấy ý kiến tư vấn
của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh .Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng . Đăng
ký danh sách ứng cử, đề cử. Ứng cử viên trình bày đề xuất hoạt động. Giáo viên, học
sinh tổ chức bầu cử Chủ tịch và phó chủ tịch được bầu thành lập các ban của hội đồng.
Trong quá trình thành lập HĐTQ, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự
tranh cử vào các vị trí Chủ tịch và Phó chủ tịch, đây là một trong những bước phát hiện
học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử
viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ
thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 3 tháng thử nghiệm.


Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

20


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Việc lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch là vô cùng quan trọng, đây chính là những người
giúp giáo viên rất nhiều trong việc quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết
học. Sau đó, HĐTQ tự mời các thành viên tham gia vào các ban do HĐTQ điều hành.
Nhưng muốn làm được điều này, đầu năm học sau khi nhận danh sách lớp, giáo viên trao
đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm trước để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp
mình như: số lượng học sinh giỏi, năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to…
Sau khi tìm hiểu xong, giáo viên phải đặt ra những tiêu chí để lớp lựa chọn các bạn trong
ban HĐTQ thật chính xác như :
- Phải nhanh nhẹn, năng nỗ
- Mạnh dạn, tự tin
- Có năng khiếu
- Năng lực học tập tốt
b. Phân công nhiệm vụ các thành viên trong ban Hội đồng tự quản
Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ chức tập huấn cho HĐTQ học sinh về
nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc.
- Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức, quản lí lớp học: Khi có khách đến thăm lớp chủ tịch giới
thiệu chung và điều hành các ban lên làm việc.
- Phó chủ tịch HĐTQ (Đối ngoại): giới thiệu lớp với khách, tên lớp, Sĩ số hoch sinh,
tên giáo viên chủ nhiệm, tên và chức danh các ban, nhóm trong hội đồng tự quản.
-Phó chủ tịch HĐTQ (Ban học tập): Kiểm tra Bài tập ứng dụng ở nhà của học sinh, hỗ
trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm việc của các nhóm, giúp đỡ học sinh yếu.
-Ban Văn nghệ: Tổ chức văn nghệ, trò chơi, khởi động đầu tiết, tổ chức sinh hoạt 15
phút đầu giờ.

* Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài liệu và
đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo với cô giáo vào đầu
giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải quan sát bao quát lớp để cuối
mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập của lớp.
Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là ở hoạt động làm việc cả lớp, giáo viên có thể để
ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn
làm được tốt công việc đó, cuối mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập ở lại để giao
nhiệm vụ trước cho các em.
*Ban lao động: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu mỗi buổi học phải
phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ
sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn thực hiện tốt.
* Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể dục giữa giờ và các tiết học thể dục
xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt.
* Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề về sức khỏe thì
đưa bạn lên phòng y tế của trường hoặc chạy đi báo với cô y tế.
* Ban thư viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp xếp thư viện
gọn gàng ngăn nắp.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

21


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
* Ban ngoại giao: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách vào và biết
giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn….
- Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên báo cáo những
việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn để giáo viên kịp thời tư

vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn.
III. Giải pháp, Biện pháp.
1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua
những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của
các em với những người xung quanh.
Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường.
Tạo cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của
nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn
kết của học sinh.
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo;
đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và
bổn phận của mình.
Hội đồng tự quản học sinh: Thành lập vì học sinh, cho học sinh, bởi học sinh; học sinh
tự bầu, tự tổ chức, tự quản. Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động. Tự điều
hành hoạt động.
2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Phát huy vai trò của một nhóm trưởng
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau.
Học sinh tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi nhóm có
4 đến 6 học sinh, ngồi quây tròn, mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời.
Những tuần học đầu giáo viên đóng vai trò nhóm trưởng cùng tham gia điều hành
các hoạt động của nhóm, nhằm giúp các em nắm được vai trò, nhiệm vụ của nhóm
trưởng và các thành viên trong các hoạt động cần phải làm gì?
Ví dụ: Hoạt động cá nhân hoặc nhóm đôi nhóm trưởng biết nêu yêu cầu, phân công
nhiệm vụ để các bạn làm bài và kiểm tra kết quả lẫn nhau, nhóm trưởng báo cáo kết quả
với giáo viên, đối với hoạt động nhóm lớn, nhóm trưởng biết nêu yêu cầu của hoạt động,
biết hỏi ý kiến, lắng nghe ý kiến và thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi lại

tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một.
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn nào đọc
xong thì giơ tay lên)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất
- Mời bạn B đọc mục tiêu thứ hai….

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

22


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáo viên biết
đến kiểm tra).
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì vậy,
người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởng chứ không
phải vai trò là một người giáo viên.
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập xếp
cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã biết việc và
biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm mỗi bạn làm nhóm
trưởng các nhóm.
Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và
các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. GV cũng không quên động viên, tuyên dương
kịp thời các nhóm làm tốt .
- Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận
cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên đi
xung quanh bốn bức tường của lớp vì vừa có thể bao quát các nhóm, vừa đánh giá đúng
nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hay lên

sau hay nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp
đỡ.
b. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ, kĩ
năng như những người thầy thứ hai:
* Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp
hoạt động
- Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu
khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu tránh câu dài, rườm rà, khó hiểu.
- Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới
hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động
nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo
dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi
thành viên trong lớp. Nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho
không? Tích cực hay thờ ơ ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả
công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa
tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát
lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên
trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của ḿnh vừa quan sát được
tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học.

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

23


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
- Kĩ năng hướng dẫn, nêu vấn đề, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra,
giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tốt tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải

quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó
khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả,
khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần sử dụng phương pháp nêu vấn đề cho
bạn mình, xem bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? Cuối cùng
như thế nào? (Kĩ năng này cần lưu ý thành viên Hội đồng tự quản tránh bảo bạn ngay kết
quả đúng, nếu làm như vậy sẽ không có tác dụng).
+ Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này đòi hỏi cả một
quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm được. Để có một
thành viên có thể hướng dẫn được bạn điều đầu tiên phải có kiến thức bài học, thứ hai
biết cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên
Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ.
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm
được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét
mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích
cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì
nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm.
Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ
mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận
xét như: Hôm nay bạn học rất tốt tuy nhiên nếu bạn cần cố gắng một chút nữa thì thật
tuyệt vời; Cậu cố lên có các bạn sẽ hỗ trợ cho cậu...
c. Các Hội đồng tự quản tư vấn, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau cách điều hành lớp học
Tổ chức cho các Hội đồng tự quản lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các
giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Cho các em nêu các ý kiến, quan
điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em làm mẫu và rút ra những bài học
trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi.
Xây dựng kế hoạch cho các Hội đồng tự quản qua một số hoạt động thực tế. Giáo
viên chủ nhiệm thiết kế phiếu đánh giá hiệu quả của Hội đồng tự quản đã làm để cho các
em nhận xét sau mỗi lần học tập bạn.

Dùng phiếu sau:

Hội đồng tự quản

Kĩ năng giao
nhiệm vụ

Kĩ năng quan sát
điều hành

Kĩ năng nhận xét
đánh giá

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

24


ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục
Bạn
làm tốt

Bạn làm
khá tốt

Bạn làm
tốt

Bạn làm
khá tốt


Bạn làm
tốt

Bạn làm
khá tốt

Chủ tịch Hội đồng
Phó CT HĐTQ 1
Phó CTHĐTQ 2
Nhóm trưởng 1
Nhóm trưởng 2
Nhóm trưởng 3
Nhóm trưởng 4
Nhóm trưởng 5
Nhóm trưởng 6
Khi đánh giá trên phiếu giáo viên hỗ trợ và tổ chức cho các em tự nhận xét cho
bạn: Bạn đã làm được những gì? Còn thiếu chỗ nào? Mình học tập bạn ra sao...
d. Giao lưu toàn trường thông qua các hoạt động tập thể và “ Rèn kĩ năng
quản lí điều hành các nhóm, lớp hoạt động”.
Hình thức này nên tổ chức tập trung toàn trường vào các buổi sinh hoạt tập thể
đầu tuần, cuối tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cách thức: Tổ chức theo các trò chơi, trong các trò chơi này được phân ra các
nhóm chơi theo hình thức thi đấu (thường nên có 2 đến 3 nhóm chơi) mỗi nhóm đều có
các nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động.
Tác dụng: Qua việc tổ chức các trò chơi, các em thêm có kĩ năng giao nhiệm vụ,
điều hành quan sát và kĩ năng đánh giá nhận xét nhóm bạn. Các em ở dưới mặc dù
không được tham gia trực tiếp song đã học được cách bạn làm ở trên.
3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động
của lớp. Có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các

trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp
để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo
giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ
các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học
tập thì hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học
ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập; Ban văn

Lương Thị Thanh Hương – Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai

25


×