Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN KINH TẾ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
…………..o0o…………..

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHIÊN
LIỆU SINH HỌC BÌNH PHƢỚC

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : NGUYỄN KHÁNH DUY
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN ĐỨC MINH

TP.Hồ Chí Minh-Tháng 05-2011


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 2


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn các thầy cô đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trƣờng cũng nhƣ thời gian thực hiện

luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy NGUYỄN KHÁNH DUY- ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận
văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa Kinh Tế
Phát Triển đã tạo kiện tốt cho tôi làm việc, học tập và nghiên cứu trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn học cùng lớp VB2-K12 KTKHDT, các bạn đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng
chắc chắn vẫn còn có những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn vui
lòng đóng góp ý kiến.
Chân thành cám ơn!

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 3


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc có công suất 300.000 lít/ngày
(100 triệu lít bio-Ethanol/năm), tiêu thụ 230.000 tấn sắn lát/năm đƣợc xây dựng
tại xã Minh Hƣng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc bên cạnh hồ thủy điện
Thác Mơ với diện tích đất dự kiến 40 ha.
Nhà máy sẽ bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và hoàn thành sau 24 tháng(đã bao
gồm 3 tháng vận hành thử), hoạt động trong 20 năm. Tổng vốn đầu tƣ dự toán
cho Nhà máy là 84,86 triệu USD khoảng hơn 1.740 tỷ đồng bao gồm chi phí
xây dựng, đền bù giải tỏa, máy móc thiết bị, vốn lƣu động và chi phí dự phòng.

Tổng chi phí máy móc thiết bị khoảng 58,2 triệu USD.
Nhà máy do Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trực thuộc Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PetroVietnam) liên doanh với Tập đoàn Itochu, Nhật Bản. Liên
doanh sẽ thành lập công ty TNHH nhiên liệu hinh học Bình Phƣớc để quản lý
và vận hành nhà máy .
Nhà máy sẽ có doanh thu hơn 1.450 tỷ đồng/năm vào năm 2015, sử dụng trực
tiếp gần 200 công nhân, đóng góp cho ngân sách 50 tỷ đồng/năm.
Kết quả phân phân tích tài chính của dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ:
- NPV: 667,56 tỷ đồng
- IRR : 26,89%
- MIRR: 22%
- B/C : 1,09
- DSCR : 2,20
Ngoài ra nhà máy sẽ tạo ra thị trƣờng ổn định cho khoảng trên 10 ngàn hộ trồng
sắn trong khu vực, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nông
dân.

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 4


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN .............................................. 2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .............................................................................................. 4
MỤC LỤC ......................................................................................................... 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ................................................... 9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... 10
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................ 11
CÁC PHỤ LỤC .................................................................................................. 12
Chƣơng 1

GIỚI THIỆU.................................................................................. 13

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 13

1.1.1

Vấn đề an ninh năng lƣợng của Việt Nam .............................................. 13

1.1.2

Vấn đề môi trƣờng tại các thành phố lớn của Việt Nam ......................... 13

1.1.3

Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo .................................................... 14

1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 15

1.3


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................... 15

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15

1.5

NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................................... 16

1.6

BỐ CỤC LUÂN VĂN............................................................................. 16

Chƣơng 2

TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................... 18

2.1

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................... 18

2.1.1

Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ ........................................................................ 18

2.1.2

Giai đoạn đầu tƣ xây dựng ...................................................................... 18


2.1.3

Giai đoạn nghiệm thu và đƣa vào sử dụng .............................................. 19

2.2

CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TICH DỰ ÁN ............................................. 19

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 5


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

2.2.1

Theo quan điểm tổng mức đầu tƣ (quan điểm ngân hàng) ...................... 19

2.2.2

Theo quan điểm chủ đầu tƣ (quan điểm cổ đông) ................................... 19

2.2.3

Theo quan điểm cơ quan ngân sách, chính quyền ................................... 20

2.2.4


Theo quan điểm kinh tế các đối tƣợng liên quan .................................... 20

2.2.5

Theo quan điểm phân phối thu nhập ....................................................... 20

2.3

CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN ................................................ 20

2.3.1

Phân tích tài chính ................................................................................... 20

2.3.2

Phân tích kinh tế ...................................................................................... 21

2.3.3

Phân tích rủi ro ........................................................................................ 21

2.3.4

Phân tích xã hội ....................................................................................... 21

2.3.5

Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính ............................... 22


2.3.6

Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội .................. 23

Chƣơng 3

MÔ TẢ DỰ ÁN ............................................................................ 25

3.1

GIỚI THIỆU DỰ ÁN .............................................................................. 25

3.1.1

Địa điểm xây dựng .................................................................................. 26

3.1.2

Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 28

3.1.3

Điều kiện khí hậu:.................................................................................... 28

3.1.4

Hiện trạng lô đất ...................................................................................... 29

3.1.5


Chí phí lô đất ........................................................................................... 31

3.2

CÁC HẠNG MỤC CHÍNH CỦA DỰ ÁN ............................................. 32

3.2.1

Quy trình sản xuất bio-ethanol từ sắn lát................................................. 32

3.2.2

Kho chứa nguyên liệu .............................................................................. 33

3.2.3

Phân xƣởng nghiền nguyên liệu .............................................................. 34

3.2.4

Phân xƣởng sản xuất chính ...................................................................... 34

3.2.5

Phân xƣởng thu hồi CO2 ......................................................................... 35

3.2.6

Phân xƣởng xử lý nƣớc cấp ..................................................................... 35


3.2.7

Phân xƣởng xử lý nƣớc thải..................................................................... 35

3.2.8

Phân xƣởng phụ trợ ................................................................................. 35

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 6


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

3.2.9

Phân xƣởng cung cấp điện – hơi ............................................................. 36

3.3

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƢ ........................................................................ 36

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ............................................................ 38

4.1


MÔ HÌNH TÀI CHÍNH .......................................................................... 38

4.2

CÁC CƠ SỞ CỦA MÔ HÌNH TÀI CHÍNH ........................................... 38

4.2.1

Cơ sở về tỉ lệ lạm phát và tỉ giá hối đoái ................................................. 39

4.2.2

Cơ sở về lịch giải ngân và trả nợ của dự án ............................................ 39

4.2.3

Cơ sở về suất chiết khấu .......................................................................... 39

4.2.4

Cơ sở về doanh thu .................................................................................. 40

4.3

CHI PHÍ ĐẦU TƢ................................................................................... 40

4.3.1

Chi phí đầu tƣ .......................................................................................... 40


4.3.2

Lãi phát sinh trong quá trình xây dựng ................................................... 42

4.4

CHI PHÍ SẢN XUẤT .............................................................................. 42

4.4.1

Chi phí sản xuất theo thiết kế .................................................................. 42

4.4.2

Cơ cấu giá thành Ethanol......................................................................... 42

4.4.4

Thuyết minh về lãi vay ............................................................................ 44

4.4.5

Thuyết minh về khấu hao ........................................................................ 45

4.4.6

Thuyết minh về thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 46

4.5


PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH....................................................................... 46

4.5.1

Ngân lƣu của dự án .................................................................................. 46

4.5.2

Các tiêu chí đánh giá ............................................................................... 47

Chƣơng 5

PHÂN TÍCH RỦI RO ................................................................... 48

5.1

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY......................................................................... 48

5.2

XÁC ĐỊNH BIẾN RỦI RO ..................................................................... 48

5.2.1

Giá sắn lát khô ......................................................................................... 48

5.2.2

Giá điện.................................................................................................... 49


5.2.3

Giá xăng ................................................................................................... 49

5.2.4

Lạm phát .................................................................................................. 49

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 7


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

5.2.5

Vốn đầu tƣ ............................................................................................... 50

5.2.6

Vốn tài trợ ................................................................................................ 50

5.3

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY......................................................................... 50

5.3.1


Độ nhạy của giá thành sản xuất ............................................................... 50

5.3.2

Độ nhạy của NPV .................................................................................... 51

5.3.3

Độ nhạy của IRR ..................................................................................... 53

5.4

PHÂN TÍCH RỦI RO ............................................................................. 53

5.4.1

Xác định biến đầu vào và các phân phối xác suất ................................... 53

5.4.2

Kết quả phân tích ..................................................................................... 53

Chƣơng 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 55

6.1

KẾT LUẬN ............................................................................................. 55


6.2

KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 57
PHỤ LỤC

....................................................................................................... 58

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 8


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
B/C

: Profit against Cost - Tỉ số lợi ích chi phí

DSCR

: Debt-Service Coverage Ratio – Tỷ lệ an toàn nợ vay

IRR

: Internal ratio of Return - Suất sinh lợi nội tại


MARR

: Minimum Acceptable Rate of Return – Suất thu lợi hấp dẫn tối thiểu

NPV

: Net Present Value - Giá trị hiện tại thuần

USD

: United States Dollar– Đồng Đôla Mỹ.

VAT

: Value added tax– Thuế giá trị gia tăng

WACC

: Weighted average cost of capital – Chi phí vốn bình quân trọng số

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 9


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 1. Nhu cầu xăng từ 2001 đến 2010 của Việt nam ………………………14
Bảng 2. Cơ cấu vốn của dự án…………………………………………………37
Bảng 3. Giá thành nhập khẩu Ethanol từ Bra-xin vào Việt Nam...……………40
Bảng 4. Tổng vốn đầu tƣ………………………………………....……………41
Bảng 5. Chi phí sản xuất (chƣa bao gồm khấu hao và lãi vay)…….…………42
Bảng 6. Kết quả phân tích tài chính (Tổng mức đầu tƣ)...............….…………47
Bảng 7. Độ nhạy của giá thành sản xuất với biến giá sắn lát khô......................50
Bảng 8. Độ nhạy của giá thành sản xuất với biến giá điện................................51
Bảng 9. Độ nhạy của giá thành sản xuất với biến giá xăng...............................51
Bảng 10. Độ nhạy của NPV với biến vốn đầu tƣ..............................................51
Bảng 11.Độ nhạy của NPV với biến giá xăng và giá sắn lát (tỷ đồng).............52
Bảng 12. Độ nhạy của NPV với biến vốn tài trợ và lạm phát...........................52
Bảng 13. Độ nhạy của IRR với biến vốn giá sắn lát và giá xăng......................53
Bảng 13. Độ nhạy của IRR với biến vốn giá sắn lát và giá xăng......................53

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 10


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1. Bản đồ và vị trí lô đất …………………………………………………27
Hình 2. Quốc lộ 14………….………………………………………………….30
Hình 3. Đƣờng vào khu đất ……………...…………………………………….30
Hình 4. Lòng Hồ Thác Mơ……………...……………………………………...31
Hình 5. Quy trình sản xuất bio-ethanol từ sắn lát……………………………...33

Hình 6. Cơ cấu vốn đầu tƣ...................................……………………………...41
Hình 7. Cơ cấu giá thành bình quân....................……………………………...43
Hình 8. Cơ cấu giá thành bình quân trong 20 năm….………………………...43
Hình 9. Ngân lƣu của dự án.……………………..….………………………....46
Hình 10. Mô phỏng NPV của dự án….………………………………………..54

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 11


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ luc 1. Chi phí đầu tƣ xây dựng…………………………………………….58
Phụ luc 2. Lịch vay và trả nợ………………………………………….……….62
Phụ luc 3. Lịch khấu hao….……..…………………………………………….63
Phụ luc 4. Báo cáo ngân lƣu……..…………………………………………….66
Phụ luc 5 Mô phỏng Monte Carlo ……..……………………………………....71

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 12


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy


Chƣơng 1
1.1

GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.1 Vấn đề an ninh năng lƣợng của Việt Nam
Việt Nam là nƣớc có trữ lƣợng dầu mỏ đƣợc đánh giá là trung bình trong khu
vực, sau Indonexia và Malaysia. Hoạt động khai thác dầu thô trong những năm
qua tăng nhanh và có đóng góp quan trọng vào trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển kinh tế đất nƣớc. Năm 2007, sản lƣợng khai thác là 20 triệu tấn dầu thô.
Theo báo cáo của Viện Chiến lƣợc Bộ KH-ĐT, Viện Năng Lƣợng Việt Nam,
Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam,
ở nƣớc ta trong hơn 10 năm qua, việc khai thác năng lƣợng sơ cấp (than, dầu
khí, thủy năng) tăng trung bình 16.4%. Sử dụng năng lƣợng sơ cấp tăng bình
quân trên 10%. Tốc độ tăng trƣởng năng lƣợng tăng 11%, cao hơn tăng trƣởng
kinh tế 1,46 lần. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế thời gian tới và với trữ lƣợng
năng lƣợng hóa thạch hiện có thì khả năng khai thác dầu khí cũng chỉ đủ dùng
trong vòng 30-40 năm, than còn đủ sử dụng trong vòng hơn 60 năm, sau đó sẽ
cạn dần và không còn khả năng khai thác. Do vậy, cần sớm tìm ra nguồn nhiên
liệu thay thế, và nhiên liệu sinh học (NLSH) là một lựa chọn tất yếu.
Đối với lĩnh vực NLSH, tập đoàn dầu khí quốc gia-PetroVietnam đang triển
khai chƣơng trình tổng thể phát triển NLSH, cả về bio-ethanol và bio-diesel, từ
đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu, đến sản xuất, phân phối và xuất khẩu.
1.1.2 Vấn đề môi trƣờng tại các thành phố lớn của Việt Nam
Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực dẫn đến di dân cơ học từ nông
thôn ra thành thị với tốc độ ngày càng cao. Do đô thị hóa nhanh, sự gia tăng các
phƣơng tiện giao thông làm không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tại mức độ ô
nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh đã ở mức báo động. Sự xuống cấp về môi trƣờng đã ảnh hƣởng không
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 13


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

nhỏ tới chất lƣợng sống và thậm chí đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con
ngƣời.
Sử dụng nhiên liệu sinh học pha vào nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp cải thiện vấn
đề ô nhiễm môi trƣờng nhờ giảm thiểu đáng kể các khí thải nhƣ CO, SO2, hạt
bụi và khí CO2.Bio-ethanol dần thay thế các phụ gia MTBE và ETBE đã bị cấm
sử dụng vì gây ô nhiễm.
Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu một lƣợng lớn xăng dầu các loại để đáp ứng
cho nhu cầu phát triển kinh tế. Điều này không chỉ tạo ra một sức ép đáng kể về
nhu cầu ngoại tệ mà còn đẩy đất nƣớc vào tình trạng bị phụ thuộc vào xăng dầu
nhập khẩu. Lƣợng xăng dầu mà Việt Nam phải nhập khẩu hàng năm khoảng 13
tỷ lít các loại, trong đó khoảng 20% là xăng. Error! Reference source not
found. dƣới đây khái quát lƣợng xăng nhập khẩu của Việt Nam.
Bảng 1. Nhu cầu xăng từ 2001 đến 2010 của Việt nam
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Xăng (1000 tấn) 1.732 2.098 2.180 2.604 2.630 2.849 3.296 3.501 3.636 1.968
Tăng trƣởng (%) 17
21,17 3,91 19,45 0,99 8,33 15,68 6,22 3,86 -45,9

Nguồn: Tổng cục Hải Quan


Tổng lƣợng ngoại tệ tiết kiệm đƣợc do giảm 5% nhu cầu xăng phải nhập khẩu
(tƣơng đƣơng lƣợng bio-ethanol pha xăng) khoảng gần 100 triệu USD/năm.
1.1.3 Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Với trên 70% dân số sống tại nông thôn và trên 40% GDP là từ nông nghiệp,
Việt Nam cơ bản vẫn là nƣớc nông nghiệp. Trong quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế, khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị còn rất lớn và
ngày càng có xu hƣớng mở rộng. Trên lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, mặc dù có
những thành tựu rất lớn và đƣợc thế giới ca ngợi, số lƣợng ngƣời nghèo tại nông
thôn vẫn còn khá cao. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ đồng bào ta, chủ yếu là
đồng bào dân tộc, ở vùng miền núi, vùng sâu vùng xa còn sống nghèo đói. Năm
2004, tại miền núi Tây Bắc, cứ 3 ngƣời có 1 ngƣời phải đi ngủ trong tình trạng
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 14


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

đói bụng. Tỷ lệ hộ đói tại Tây nguyên là gần 20%. Phát triển sản xuất, tạo thu
nhập cho nông dân và xóa đói giảm nghèo tại các khu vực này là vấn đề hết sức
cấp bách, vừa mang tính kinh tế và xă hội.
Nhà máy bio-ethanol dùng sắn lát tại Bù Đăng, Bình Phƣớc sẽ giúp ngƣời trồng
sắn có đầu ra ổn định hơn. Theo tính toán, nhà máy sẽ thu mua ổn định cho trên
10 ngàn hộ trồng sắn tại các xã hẻo lánh của Bình Phƣớc và 2 tỉnh Đắc Lắc và
Đắc Nông của Tây Nguyên. Nhà máy sản xuất Bio-ethanol sẽ đầu tƣ vùng
nguyên liệu, giúp nông dân về giống cũng nhƣ kỹ thuật canh tác mới. Mục tiêu
là tăng thu nhập của nông hộ, tăng sản lƣợng và không tăng diện tích canh tác.
Với thu nhập ổn định, cây sắn không những là loại cây trồng giúp xóa đói giảm
nghèo ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Phƣớc và khu vực Tây Nguyên mà

còn giúp cải thiện cuộc sống với nguồn thu nhập ổn định.
1.2

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xét trên
quan điểm của nền kinh tế và tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của
chủ đầu tƣ và tổng đầu tƣ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. PetroVietnam có nên triển khai dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học
Bình Phƣớc không?
2. Dự án khả thi về mặt tài chính hay không?
3. Lợi ích và chi phí về mặt kinh tế của dự án nhƣ thế nào?
4. NPV biến đổi thế nào khi có sự thay đổi của các thông số đầu vào?
1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc đƣợc thực hiện ở
giai đoạn nghiên cứu khả thi.

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 15


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

Dự án tập trung vào khía cạnh tài chính và lợi nhuận, không đi sâu vào các yếu

tố xã hội, kinh tế, môi trƣờng (các yếu tố xã hội, kinh tế, môi trƣờng, yêu cầu về
kỹ thuật và pháp lý xem nhƣ thỏa mãn).
Các số liệu: giá nguyên liệu, nhiên liệu, dự toán xây dựng nguồn có sẵn và lấy
từ các cơ quan có liên quan.
Nguồn nguyên liêu: tại Bình Phƣớc, Tây Ninh, Gia Lai, Đông Nam Bộ và Nam
Tây Nguyên.
Thị trƣờng tiêu thụ: Việt Nam (Mặt bằng giá NLSH chung của thế giới).
1.5

NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài nghiên cứu nhằm đƣa ra các đánh giá về tài chính, kinh tế, xã hội của dự
án cho nhà đầu tƣ.
1.6

BỐ CỤC LUÂN VĂN

Luận văn đƣợc bố cục gồm 6 chƣơng, với các nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 Phần giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về dự án, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, các câu hỏi nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn của nghiên cứu, sơ lƣợc phƣơng pháp nghiên
cứu và cấu trúc tổng quát của đề tài.
Chƣơng 2 Tổng quan và phƣơng pháp luận
Tổng quan cơ sở lý thuyết và các phƣơng pháp luận, các quan điểm và nội dung
phân tích dự án cũng nhƣ các phƣơng pháp phân tích đƣợc ứng dụng trong đề
tài.
Chƣơng 3 Mô tả dự án
Giới thiệu chi tiết về dự án nhƣ vị trí, quy mô, các hạng mục chính, cũng nhƣ
các mục tiêu hƣớng đến của dự án. Phân tích các đặc điểm cơ cấu nguồn vốn
cũng nhƣ các thông số cơ bản của dự án.


Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 16


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

Chƣơng 4 Phân tích tài chính
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích tài chính để phân tích tính khả thi của dự án
về mặt tài chính theo các quan điểm khác nhau, kết quả phân tích dựa vào các
tiêu chí tài chính của dự án bao gồm NPV, IRR, B/C.
Chƣơng 5 Phân tích rủi
Phân tích rủi ro của dự án bao gồm xác định các biến rủi ro, xây dựng các kịch
bản, phân tích độ nhạy một chiều, hai chiều, phân tích kịch bản và phân tích rủi
ro bằng mô phỏng Monte Carlo để xác định các rủi ro có thể xảy ra khi dự án
đƣợc triển khai.
Chƣơng 6 Kết luận và kiến nghị
Đƣa ra các kết luận về tính khả thi của dự án cũng nhƣ các tác động về kinh tế
và xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ cho chủ đầu tƣ cái nhìn tổng thể về
dự án và đƣa ra các chính sách tối ƣu.

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 17


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy


Chƣơng 2 TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Tổng quan cơ sở lý thuyết đƣợc ứng dụng vào các phân tích trong đề tài này
nhƣ chu trình phát triển một dự án, các quan điểm phân tích dự án và nội dung
phân tích dự án.
2.1

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Một dự án đƣợc triển khai thì yêu cầu quan trọng là các công tác thiết kế, đấu
thầu, xây lắp, nghiệm thu và bàn giao đƣa vào sử dụng, tiến độ, đảm bảo chất
lƣợng và chi phí tốt nhất. Một dự án thông thƣờng đƣợc thực hiện theo các
bƣớc:
2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ
Trong gia đoạn chuẩn bị đầu tƣ, dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học
Bình Phƣớc cần thực hiện các công việc sau đây:
- Lập dự án đầu tƣ, trình và duyệt Báo cáo đầu tƣ
- Tìm các đối tác, nhà đầu tƣ để huy động vốn
- Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng công trình
- Đăng ký và nhận giấy chứng nhận đầu tƣ cho dự án
- Giải tỏa đền bù và chuẩn bị mặt bằng
- Lập và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi: nghiên cứu thị trƣờng
nguyên liệu và sản phẩm, nghiên cứu lựa chọn công nghệ và hình thức đầu
tƣ, báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng.
2.1.2 Giai đoạn đầu tƣ xây dựng
- Lập thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán
- Phân chia gói thầu và lập kế hoạch đấu thầu
- Lập thƣ mời thầu EPC và gói thầu khá
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh


Trang 18


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

- Lựa chọn nhà thầu EPC
- Thƣơng thảo và ký hợp đồng EPC
- Nhà thầu thiết kế chi tiết nhà máy
- Xây dựng nhà xƣởng, chế tạo máy móc, lắp đặt thiết bị.
2.1.3 Giai đoạn nghiệm thu và đƣa vào sử dụng
- Kết nối vận hành
- Vận hành thử
- Bàn giao nhà máy
- Chính thức đƣa vào hoạt động
2.2 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TICH DỰ ÁN
Với mục tiêu nêu trên, nội dung của luận văn sẽ tập trung phân tích theo các
quan điểm sau:
2.2.1 Theo quan điểm tổng mức đầu tƣ (quan điểm ngân hàng)
Chủ thể phân tích thƣờng là các ngân hàng, Các ngân hàng xác định tính khả
thi, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của
số vốn vay mà dự án có thể cần. Các ngân hàng xem dự án nhƣ là một hoạt
động có khả năng tạo những lợi ích tài chính rõ ràng và sử dụng nguồn tài chính
rõ ràng. Qua phân tích các dòng tài chính, các ngân hàng xem xét có nên cho
vay toàn bộ nhu cầu về vốn hay chỉ theo một tỉ lệ nhất định.
2.2.2 Theo quan điểm chủ đầu tƣ (quan điểm cổ đông)
Chủ đầu tƣ là những ngƣời dùng nguồn lực riêng của mình để đầu tƣ vào dự án,
vì vậy quan điểm của chủ đầu tƣ là xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của
dự án so với những gì họ kiếm đƣợc trong tình huống không có dự án. Chủ đầu
tƣ xem chi phí là những gì họ mất đi khi thực hiện dự án. Chủ đầu tƣ cộng vốn


Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 19


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

vay ngân hàng là một khoản tiền mặt và trừ tiền trả lãi vay và nợ gốc nhƣ khoản
chi tiền mặt.
2.2.3 Theo quan điểm cơ quan ngân sách, chính quyền
Đối với cơ quan ngân sách, chính quyền, họ xem xét dự án có thể cần chi ngân
sách dƣới dạng trợ giá hay các hình thức chuyển giao khác, có thể tạo nguồn thu
từ phí sử dụng và các loại thuế.
2.2.4 Theo quan điểm kinh tế các đối tƣợng liên quan
Khi phân tích kinh tế, các nhà phân tích sử dụng giá kinh tế để định giá các
nhập lƣợng và xuất lƣợng của dự án và thực hiện những điều chỉnh cần thiết
khác. Các mức giá kinh tế này đã bao hàm thuế và trợ giá. Theo quan điểm của
quốc gia, các hoạt động bị thay thế để dự án có thể thực hiện đƣợc xem nhƣ là
một chi phí.
2.2.5 Theo quan điểm phân phối thu nhập
Đối với phân phối thu nhập, các nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng
mà dự án mang lại cho các nhóm đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp hay gián
tiếp của dự án sau khi trừ chi phí cơ hội của họ. Phân tích phân phối đƣợc xây
dựng trên cơ sở phân tích kinh tế và tài chính với điều kiện chúng đƣợc thực
hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan tới dự án.
2.3 CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN
Trong thời gian giới hạn cho phép, luận văn tập trung phân tích tài chính, phân
tích kinh tế, phân tích rủi ro và phân tích xã hội

2.3.1 Phân tích tài chính
Phân tích khả năng sinh lợi của dự án cho chủ đầu tƣ và những ngƣời đóng góp
nguồn lực tài chính khác cho dự án, các phƣơng án hỗ trợ từ nhà nƣớc. Chủ đầu
tƣ dựa trên kết quả này để quyết định đầu tƣ vào dự án hay không, các công ty
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 20


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

tài trợ vốn có tài trợ hay không. Thẩm định về mặt tài chính dựa trên nguyên tắc
ƣớc lƣợng ngân lƣu tài chính của dự án, chiết khấu về hiện tại với một suất chiết
khấu thích hợp. Trong thẩm định tài chính, suất chiết khấu áp dụng chính là chi
phí vốn mà chủ dự án phải trả để huy động vốn của dự án.
2.3.2 Phân tích kinh tế
Phân tích kinh tế chính là xem xét giá trị thực của dự án, là hiệu quả kinh tế - xã
hội của dự án đem lại cho nền kinh tế. Thẩm định kinh tế dựa trên nguyên tắc
ƣớc lƣợng ngân lƣu kinh tế của dự án, chiết khấu về hiện tại với một suất chiết
khấu thích hợp. Trong thẩm định kinh tế, suất chiết khấu áp dụng chính là chi
phí vốn của nền kinh tế.
2.3.3 Phân tích rủi ro
Các dự án cần xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết
quả kỳ vọng theo kế hoạch. Trong quá trình thẩm định, chúng ta luôn ƣớc tính
về các hoạt động hay kết quả của dự án trong tƣơng lai và các kết quả này luôn
tồn tại những yếu tố ngẫu nghiên, bất định. Vì vậy cần tiến hành phân tích rủi ro
để xem xét sự thay đổi của kết quả dự án khi có các yếu tố ảnh hƣởng đến dự
án. Trong phân tích rủi ro thƣờng tiến hành các phân tích sau:
- Phân tích độ nhạy

- Phân tích tình huống
- Phân tích mô phỏng
2.3.4 Phân tích xã hội
Phân tích xã hội là lƣợng hóa các tác động kinh tế phát sinh của dự án. Những
tác động này bao gồm ảnh hƣởng đến các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội.
Phân tích hiệu quả xã hội có thể ít chính xác hơn phân tích tài chính hay kinh tế
của một dự án, nhƣng về mặt ý nghĩa, phần đánh giá xã hội thƣờng gắn liền với
các yếu tố đã đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế.
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 21


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

2.3.5 Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính
Nhóm các phƣơng pháp dòng tiền tệ chiết giảm
- Phƣơng pháp giá trị hiện tại ròng NPV
Giá trị hiện tại ròng NPV: Là giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ nhận trừ đi giá
trị hiện tại của các khoản đầu tƣ. Giá trị hiện tại ròng đƣợc tính theo công thức
sau:
n

NPV  
t 1

CFt
 C0
(1  r )t


Trong đó:
C0 :

Đầu tƣ ban đầu

NPV : Giá trị hiện tại ròng
r:

Suất chiết khấu

CFt : Ngân lƣu ròng kỳ vọng vào thời điểm t
Tiêu chuẩn đánh giá:
Nếu NPV >=0, quyết định đầu tƣ
Nếu NPV < 0, không đầu tƣ.
Suất chiết khấu càng cao, giá trị hiện tại ròng càng giảm.
Cùng một mức sinh lợi trông đợi, giữa hai dự án thì chọn dự án có NPV cao
hơn.
- Phƣơng pháp suất thu lợi nội tại IRR
Suất thu lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return): là suất chiết khấu làm cho giá
trị hiện tại ròng của đầu tƣ bằng 0
Tiêu chuẩn đánh giá dựa theo IRR: dự án khả thi khi có IRR ≥ MARR. Trong
đó (MARR ) là suất sinh lợi tối thiểu mà nhà đầu tƣ trông đợi.
- Phƣơng pháp tỉ số lợi ích – chi phí B/C
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 22


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc

Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

Tỉ số lợi ích – chi phí B/C của dự án là tỉ số giữa giá trị tƣơng đƣơng của lợi ích
và chi phí của dự án xét trên cùng một thời kỳ phân tích.
Tiêu chuẩn đánh giá dựa theo B/C: Dự án khả thi khi B/C ≥ 1
Qua số liệu từ dự án, ta thấy đây là dự án có vay nợ, vì vậy các ngân hàng cũng
sẽ tính đến tỉ lệ an toàn nợ vay (DSCR) trong khoản thời gian vay nợ nhằm
đánh giá tính an toàn trả nợ của dự án.
Tỉ lệ an toàn nợ vay đƣợc tính = Tổng tiền mặt đƣợc phép sử dụng để trả
nợ/Tổng nợ công ty phải trả
Tiêu chuẩn đánh giá: Tỉ lệ an toàn trả nợ vay lớn hơn 1 đƣợc xem nhƣ có khả
năng trả nợ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trả nợ, các tổ chức tài chính cho vay
thƣờng yêu cầu tỉ lệ an toàn trả nợ vay phải có giá trị từ 1,2 trở lên.
2.3.6 Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội
Phƣơng pháp phân tích kinh tế nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án
đầu tƣ đối với nền kinh tế. Phân tích kinh tế nhằm đánh giá các tiêu chí NPV,
IRR, B/C nhƣ phân tích tài chính, tuy nhiên phân tích kinh tế đƣợc tính theo
quan điểm của cả nền kinh tế trong khi đó phân tích tài chính chỉ tính đến lợi ích
và chí phí liên quan đến các nhà đầu tƣ và chủ dự án. Các chỉ tiêu này đƣợc xác
định trên cơ sở dòng tiền tích lũy kinh tế trong suốt vòng đời của dự án. Trong
nội dung phân tích kinh tế của đề tài, tác giả sử dụng tỉ suất chiết khấu kinh tế là
20%.
Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chƣa có các qui định cụ thể về phƣơng
pháp tính toán để xác định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Trong thực tế, ta
không thể liệt kê hay lƣợng hóa tất các các lợi ích cũng nhƣ chi phí mà dự án có
thể đem lại cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định bằng cách
điều chỉnh, ƣớc lƣợng các lợi ích và chi phí trong phần phân tích tài chính sang
phân tích kinh tế. Các điều chỉnh, ƣớc lƣợng này có thể bỏ qua nhiều yếu tố,
nhất là các giá trị vô hình của dự án đem lại.
Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh


Trang 23


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

Các số liệu trong dự án mang tính dự báo, trong khi đó tƣơng lai có nhiều rủi ro
không lƣờng trƣớc đƣợc, vì vậy để thực hiện phân tích kinh tế - xã hội, ta căn cứ
trên phân tích tài chính, sau đó điều chỉnh các chi phí đầu vào, đầu ra, doanh thu
của dự án.
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc đƣợc phân tích theo
các quan điểm khác nhau của chủ đầu tƣ, các ngân hàng cho vay, các đối tƣợng
liên quan hay nhƣ trên quan điểm tổng thể của nền kinh tế.

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 24


Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Khánh Duy

Chƣơng 3

MÔ TẢ DỰ ÁN

Nội dung Chƣơng 3 sẽ giới thiệu quy mô, vị trí, các hạng mục chính, cũng nhƣ
các mục tiêu của dự án đặt ra. Đồng thời, chƣơng này cũng sẽ phân tích cơ cấu
nguồn vốn của dự án, các đối tƣợng liên quan đến dự án.

3.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phƣớc có công suất 300.000 lít/ngày
(100 triệu lít bio-ethanol/năm), tiêu thụ 230.000 tấn sắn lát/năm. Dự án dự kiến
xây dựng tại xã Minh Hƣng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phƣớc bên cạnh hồ thủy
điện Thác Mơ với diện tích đất dự kiến 40 ha.
Nhà máy sẽ bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và hoàn thành sau 24 tháng(đã bao
gồm 3 tháng vận hành thử), hoạt động. Tổng vốn đầu tƣ dự toán cho Nhà máy là
84,86 triệu USD khoảng hơn 1740 tỷ đồng bao gồm chi phí xây dựng, đền bù
giải tỏa, máy móc thiết bị, vốn lƣu động và chi phí dự phòng. Tổng chi phí máy
móc thiết bị khoảng 58,2 triệu USD.
Chủ đầu tƣ: Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) trực thuộc Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PetroVietnam).
Đối tác chiến lƣợc của PV Oil trong dự án này là Tập đoàn Itochu, Nhật Bản.
Tập đoàn Itochu hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực năng lƣợng, dầu khí và
NLSH. Hiện tại Itochu đã đầu tƣ vào các dự án NLSH tại Bra-xin, Philippin và
Thái Lan. Việc tham gia của Tập đoàn Itochu vào dự án sẽ giúp tăng cƣờng khả
năng về công nghệ, tài chính và quản trị doanh nghiệp, đảm bảo cho dự án thành
công.
Nhà máy sẽ có doanh thu hơn 1450 tỷ đồng/năm vào năm 2015, sử dụng trực
tiếp gần 200 công nhân, đóng góp cho ngân sách 50 tỷ đồng/năm.Nhà máy sẽ
tạo ra thị trƣờng ổn định cho khoảng trên 10 ngàn hộ trồng sắn trong khu vực.

Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn Đức Minh

Trang 25


×