Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

THẨM ĐỊNH tài CHÍNH dự án NHÀ máy sản XUẤT ỐNG NHỰA tân TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.01 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

#"

Tên đề tài:

THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN NHÀ MÁY
SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN

GVHD

: ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH

SVTH

: NGUYỄN AN KHƯƠNG

MSSV

: 40580033

Lớp

: QN 05

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2008


Lời cảm ơn


Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp không ít những khó khăn,
trở ngại về tài liệu tham khảo, cách thức tiến hành một đề tài niên luận.
Tuy nhiên, được sự tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, động viên của
cô Đoàn Thị Mỹ Hạnh, sự giúp đỡ của các anh chị em nhân viên trong
công ty mà tôi hoàn thành đề tài theo đúng tiến độ đã đề ra.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình trước sự
giúp đỡ vô cùng quý báo của cô hướng dẫn, các thầy cô đã từng dạy dỗ
tôi, các anh em nhân viên công ty đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn, dịch giả của những tài liệu, những bài
tham khảo mà tôi đề cập đến trong đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn những người đã chỉ dẫn,
đã dạy dỗ, đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Chân thành cảm ơn!

i


Mục lục
Trang

Chương 1: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ........................ 01
1.1 Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư .............................. 02
1.1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư.... .................................................... 02
a – Định nghĩa dự án đầu tư ....................................................... 02
b – Những yêu cầu của một dự án đầu tư..................................... 02
1.1.2 Thẩm định dự án đầu tư và mục đích thẩm định dự án đầu tư

03


a – Định nghĩa và mục đích thẩm định dự án đầu tư ................... 03
b – Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư .............................. 04
1.1.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ............................................. 04
a – Về pháp lý ............................................................................. 04
b – Về thị trường .......................................................................... 05
c – Về kỹ thuật ............................................................................. 05
d – Về môi trường......................................................................... 05
e – Về tổ chức quản trị ................................................................. 05
f – Về tài chính ............................................................................. 06
g – Về kinh tế - xã hội................................................................... 06
1.1.4 – Quy trình thẩm định dự án .................................................... 07
a – Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư................................. 07
b – Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư............................................ 08

1.2 Nội dung thẩm định tài chính và những kết luận sau
thẩm định ............................................................................................... 09
1.2.1- Nội dung thẩm định tài chính .................................................. 09
a – Hiện giá thuần NPV ............................................................... 09
b – Tỷ suất lợi phí BCR ............................................................... 10
c - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (T hoàn vốn) ...................... 11
d – Tỷ suất doanh lợi IRR ............................................................. 12
iv


1.2.2- Những kết luận sau thẩm định ................................................ 13

Chương 2: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY
SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN ...................................... 14
2.1 Giới thiệu công ty CP Nhựa Tân Tiến ................................. 15
2.1.1- Giới thiệu chung ...................................................................... 15

2.1.2- Tình hình hoạt động của công ty ............................................. 15

2.2 Giới thiệu dự án Nhà máy ....................................................... 16
2.2.1- Giới thiệu dự án ....................................................................... 16
2.2.2– Đặt vấn đề ............................................................................... 17
2.2.3– Dự kiến nhu cầu sử dụng ống nhựa ở các Tỉnh ...................... 18
2.2.4– Đặc điểm kỹ thuật của ống nhựa............................................. 19

2.3 Những cơ sở để lập dự án đầu tư và khu đất lập dự án 20
2.3.1- Những cơ sở để lập dự án ........................................................ 20
2.3.2- Khu đất dự án đầu tư xây dựng................................................ 20
2.3.3- Cấp dự án ................................................................................. 21

2.4 Các hạng mục xây dựng .......................................................... 21
2.5 Phân tích tài chính ..................................................................... 22
2.5.1- Tổng hợp vốn đầu tư................................................................ 22
a – Vốn cố định............................................................................. 22
b – Vốn lưu động .......................................................................... 22
2.5.2- Chi phí hoạt động hàng năm của dự án ................................... 23
a – Chi phí nguyên vật liệu........................................................... 23
b – Chi phí hoạt động ................................................................... 24
c - Vốn vay, lãi vay...................................................................... 26
2.5.3 – Doanh thu hàng năm của dự án ............................................. 26
2.5.4- Thuyết minh suất chiết khấu áp dụng cho dự án ..................... 28

v


a – Suất chiết khấu thực (r)......................................................... 28
b – Suất chiết khấu danh nghĩa( rn)............................................. 29

2.5.5– Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả của dự án .............................. 29

2.6 Thời gian thực hiện dự án ....................................................... 30
2.6.1– Thời gian ................................................................................. 30
2.6.2– Các yếu tố bị ảnh hưởng bởi địa điểm xây dựng .................... 30
2.6.3 – Những thuận lợi và bất lợi đối với dự án .............................. 31

Chương 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH TÀI
CHÍNH DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA
TÂN TIẾN ............................................................................................. 32
3.1 Phân tích rủi ro của dự án .......................................................... 33
3.1.1- Tỷ lệ lạm phát trong nước........................................................ 33
3.1.2- Lãi vay ngân hàng.................................................................... 33
3.1.3- Giá bán sản phẩm..................................................................... 34
3.1.4- Nguyên vật liệu đầu vào ......................................................... 34
3.1.5- Điện năng tiêu thụ .................................................................. 35
3.1.6- Chỉ tiêu kỳ vọng của dự án ...................................................... 35

3.1.2 – Phân tích về kinh tế .............................................................. 35
3.2.1- Việc làm và thu nhập của người lao động .............................. 35
3.2.2- Đóng góp cho ngân sách nhà nước ....................................... 36

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................... 37
1 - Kiến nghị ............................................................................................ 38
2 - Kết luận ................................................................................................ 38

vi


LỜI NÓI ĐẦU

Khi hoạt động kinh doanh phát triển, thị trường được mở rộng, doanh
nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư công nghệ mới, vì vậy thẩm
định dự án đầu tư nói chung và thẩm định về mặt tài chính nói riêng là khâu quan
trọng nhất, vì nó góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án và
cũng ngăn ngừa việc thực hiện những dự án xấu, giảm rủi ro và tốn kém về tiền, về
của …. Từ đó các cơ quan nhà nước ra quyết định và cấp giấy phép đầu tư.
Để đầu tư một dự án mới, với năng lực tài chính và trình độ chuyên
môn về đầu tư dự án có hạn nên Công ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến thuê Công Ty
TNHH DV – TM – ĐT Toàn Hưng Thịnh lập và thiết kế toàn bộ dự án. Sau đó
thẩm định toàn bộ dự án xem có đáp ứng được năng lực tài chính của dự án qua
các năm hoạt động và kỹ thuật của dây truyền sản xuất ống nhựa của dự án, ... đáp
ứng được về mặt kinh tế xã hội, cũng như giải quyết được công việc cho người lao
động không. Nếu đạt dự án được khởi công và ngược lại.
Do đây là đề tài được quan tâm rất nhiều và ứng dụng được rất nhiều
trong thực tiễn nên tôi quyết định chọn đề tài này để làm đề tài tốt nghiệp, đồng
thời đây cũng là dịp giúp tôi ôn lại những kiến thức và hiểu biết của mình trong
suốt quá trình học tập và làm việc ở Công Ty Cổ Phần Nhựa Tân Tiến.
Đề tài chỉ chuyên sâu vào việc thẩm định về phương diện tài chính dự
án đầu tư, trong giới hạn phạm vi chương trình đã học. Vì vậy khó tránh khỏi
những thiếu sót trong quá trình làm đề tài, mong Quý thầy cô hổ trợ thêm để tôi có
thể hoàn thành tốt bài luận này.
Bố cục của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1

: Thẩm định tài chính dự án

Chương 2

: Thẩm định tài chính dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa
Tân Tiến


Chương 3

: Phân tích kết quả thẩm định dự án Nhà máy sản xuất
ống Nhựa Tân Tiến
Kiến nghị và kết luận


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

Chương 1
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

Trang 1


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.1 Giới thiệu về dự án đầu tư
a – Định nghĩa dự án đầu tư
Là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó được trình bày một cách
chi tiết việc sử dụng tài nguyên lâu dài để mang lại lợi ích kinh tế – xã hội.
b – Những yêu cầu của một dự án đầu tư
- Tính pháp lý
Là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần
phomg mỹ tục cũng như pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời các dự
án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án.
- Tính khoa học
Các dự án phải đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải hoàn

toàn khách quan.
+ Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.
Những số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra
phải đủ lớn . . .
+ Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác. Đồ thị, bản
vẽ kỹ thuật phải bảo đảm chính xác kích thước và tỉ lệ.
+ Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội
dung riêng lẻ của dự án.
- Tính khả thi
Là dự án có tính phù hợp với thực tế nghĩa là dự án đầu tư phải có khả
năng ứng dụng và triển khai trong thực tế, vì vậy dự án đầu tư phải phản ánh
đúng môi trường đầu tư, tức là phải xác định đúng trong những hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn . . .
+ Báo cáo đầu tư và xin phép đầu tư
Là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát hiện và
đánh giá nhằm sàng lọc những cơ hội đầu tư có triển vọng và phù hợp
nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn và kỹ lưỡng hơn. Bước
nghiên cứu này thông qua “Luận chứng kinh tế kỹ thuật hay báo cáo kinh
tế kỹ thuật” để chọn ra cơ hội đầu tư có triển vọng nhất. Nếu không hội đủ
Trang 2


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
các điều kiện cần thiết thì dự án sẽ bị loại bỏ hoặc chọn lại cơ hội đầu tư
khác.
Các bộ ngành có liên quan xem xét đơn xin phép đầu tư xây dựng
công trình và đưa ra các ý kiến về ưu nhược điểm, mức độ phù hợp mà dự
án mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.
+ Dự án đầu tư
Đây là bước nghiên cứu chi tiết, toàn diện, sâu sắc, triệt để và cụ

thể trên các mặt: Pháp lý, thị trường, kỹ thuật, quản trị, tài chính và
kinh tế xã hội nhằm sàng lọc lần cuối để xác định phương án tối ưu.
- Tính hiệu quả
Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, thể hiện tính khả thi về mặt tài
chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế – xã hội mà dự án đem lại.
1.1.2 Thẩm định dự án đầu tư và mục đích thẩm định dự án đầu tư
a – Định nghĩa và mục đích thẩm định dự án đầu tư
- Định nghĩa thẩm định dự án đầu tư:
Là việc tổ chức, xem xét một cách khách quan, có cơ sở khoa học và
toàn diện các nội dung cơ bản của dự án; từ đó đưa ra quyết định về đầu tư và
cho phép đầu tư. Kết quả của việc thẩm định dự án là phải đưa ra những kết
luận về tính khả thi hay không khả thi của dự án.
- Mục đích thẩm định dự án đầu tư:
+ Nhằm xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đem lại có
phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, của vùng,
của địa phương hay không và thông qua đó đưa ra những kết luận về sự
chấp nhận hoặc phải sữa đổi, bổ sung hay bác bỏ dự án.
+ Xem xét khả năng sinh lời cho bên đầu tư và sự đóng góp của dự
án đối với nền kinh tế quốc dân, việc thẩm định còn nhằm mục đích xem
xét hướng phát triển lâu dài, ổn định của dự án mà định hướng tài trợ hoặc
cho vay vốn.

Trang 3


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
+ Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế –
xã hội của Nhà nước, quy hoạch và phát triển ngành và địa phương từng
thời kỳ.
+ Thực thi luật pháp và chính sách hiện hành.

+ Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của đất nước.
+ Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
+ Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
b – Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
- Xác định được ích lợi và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt
động trên các lĩnh vực: Pháp lý, thị trường, kỹ thuật - công nghệ, môi trường tài
chính và lợi ích kinh tế xã hội.
- Giúp cơ quan nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với
quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả
nước.
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất (các
chuyên gia trong hội đồng thẩm định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của dự án nên
họ sẽ giúp cho chủ đầu tư chọn được các phương án tối ưu và khả thi của dự
án).
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc
tài trợ cho các dự án đầu tư.
- Qua thẩm định giúp xác định được tư cách pháp nhân và khả năng tài
chính, khả năng sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư.
1.1.3 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
a – Về pháp lý
Cơ quan cấp giấy phép đầu tư xem xét, thẩm định tư cách pháp nhân
của chủ đầu tư thông qua văn bản thành lập công ty hay đơn xin thành lập công
ty, những điều lệ của công phải phù hợp với các điều luật hiện hành và các văn
Trang 4


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

bản pháp lý có liên quan. Dự án phải được tính toán dựa trên những định mức,
những thông số kỹ thuật, . . . phải có giá trị pháp lý cao.
b – Về thị trường
- Thẩm định nhu cầu thị trường
Xem xét những số liệu về nhu cầu trong quá khứ và định hướng phát
triển cấp nước đô thị cho đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ ký ngày
18/03/1998 theo quyết định số 63/1998/QĐ-TTg.
Đánh giá về số cung cầu sản phẩm của dự án: những dự báo, phương
pháp xác định, độ tin cậy, kết quả kiểm chứng, ...
- Thẩm định thị phần của dự án
Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị
trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động …
Đánh giá qui mô của dự án, việc định giá bán các sản phẩm, …
c – Về kỹ thuật
Việc nhập khẩu máy móc thiết bị của dự án phải được thực hiện theo
quy định của Bộ thương mại số 16/2005/TT - BTM ngày 16 /08/2005.
Lý do chọn lựa công nghệ máy móc thiết bị, các khía cạnh về công
nghệ ( Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nguồn chuyển giao, phương thức chuyển
giao, giá cả, cách thức xử lý vấn đề tài chính trong chuyển giao công nghệ,…).
Thời gian đặt hàng, lắp đặt, vận hành sản xuất thử phương thức kiểm
tra nghiệm thu, chứng chỉ giám định, các điều kiện về bảo hành, bảo trì, cung
cấp phụ tùng thay thế,…
d – Về môi trường
- Xem xét mức độ ảnh hưởng của dự án tác động đến môi trường trước
và sau khi thực hiện dự án như: Bụi, phế phẩm, chất thải, . . . và hướng xử lý.
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án theo mẫu do Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
e – Về tổ chức quản trị
Xem xét cơ cấu tổ chức của dự án có phù hợp với tình hình thực tế thi
công không, các hợp đồng mà công ty đã ký kết có liên quan đến dự án, ngày


Trang 5


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
triển khai dự án, hình thức tổ chức của công ty và cấp lãnh đạo cũng như tư
cách cổ đông, . . .
f – Về tài chính
Cơ quan cấp giấy phép đầu tư, xem xét thẩm định năng lực tài chính
của chủ đầu tư thông qua các tài liệu sau: Tổng kinh phí đầu tư của dự án, các
khoản dự phòng, xem xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán hai năm gần
nhất, trong đó chú ý doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm, . . .
g – Về kinh tế - xã hội
- Dự án phải thuộc lĩnh vực ngành nghề phù hợp với quy hoạch. Đối
với các dự án thuộc những ngành nghề hoặc hoạt động tại các điểm chưa rõ quy
hoạch, cơ quan cấp giấy phép đầu tư tham khảo ý kiến của Bộ quản lý ngành và
Bộ kế hoạch đầu tư.
- Xem xét khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề sản phẩm
mới và mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm.
- Xem xét khả năng tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là các dự
án có chương trình đào tạo, thay thế dần người nước ngoài bằng lao động Việt
Nam.
- Phân tích lợi ích kinh tế của dự án, các khoản nộp ngân sách. Khuyến
khích các dự án có khả năng nộp ngân sách cao, có khả năng xuất khẩu sản
phẩm hoặc dịch vụ có thu ngoại tệ.

Trang 6


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

1.1.4 – Quy trình thẩm định dự án
a – Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư

TIẾP
NHẬN
HỒ SƠ
KHỐI CHUYÊN MÔN

Ý kiến Chuyên ngành
Hội
nghị tư
vấn
Thẩm
định

Ban
Quản

Dự
Án

KHỐI QUẢN LÝ
Ý kiến của
địa phương có liên
quan

Báo cáo thẩm định
dự án

GIẤY PHÉP

ĐẦU TƯ

Quy trình thẩm định theo quy định mới về quản lý và đầu tư Xây
Dựng Cơ Bản

Trang 7


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
b – Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư

1. Xác định các thông số
quan trọng trong dự án

2. Kiểm tra độ chính xác
của các thông số quan
trọng của dự án

Không tin cậy

3b. Xây dựng lại các
thông số quan trọng trong
dự án đạt độ tin cậy

Tin cậy
3a. Kiểm tra cơ sở khoa
4b. Xây dựng lại các
Không phù hợp
học và tính thực tiễn của
phương pháp khoa học,

phù hợp thực tiễn đã tính
phương pháp lập dự án
toán
Phù hợp

4a. Đánh giá các bảng kết
quả theo mức lạc quan

Kết quả xấu

5b. Đề nghị bác bỏ dự
án

Kết quả tốt
5a. Xây dựng độ nhạy
theo các thông số chủ yếu
trong các tình huống

6. Bảng nhận định kết
quả tổng hợp theo độ
nhạy

7. KẾT LUẬN, RA
QUYẾT ĐỊNH

Trang 8


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
Muốn thẩm định được độ tin cậy giúp cho việc quyết định về dự án

một cách đúng đắn và chính xác, thì phải xem xét các dữ liệu ban đầu có đáng
tin cậy không, cách lập dự toán của dự án có hợp lý vận dụng phù hợp không,
nếu không chuyên viên thẩm định phải lập lại dự toán với các độ nhạy một
cách có cơ sở. Thực hiện việc này tốn rất nhiều công sức, gần như tái lập
phương án tài chính dự án.

1.2 NỘI DUNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG
KẾT LUẬN SAU THẨM ĐỊNH
1.2.1 Nội dung thẩm định tài chính
a – Hiện giá thuần NPV
– Định nghĩa:
Là các khoản thu nhập do đầu tư mang lại trong tương lai với giá trị
hiện tại của vốn đầu tư bỏ ra.
– Công thức:
NPV =

n

∑ ( Bi − Ci) * ati
i =0

Trong đó:
- NPV

: Hiện giá thuần của khoản đầu tư

- Bi

: Thu nhập ròng ở năm thứ i


- Ci

: Vốn đầu tư năm thứ i

- ati =

1
Hệ số chiết khấu của dự án
(1 + r) i

-r

: Tỷ suất chiết khấu của dự án(%)

-i

: Thứ tự năm của dự án
(i=0 là thời điểm bắt đầu bỏ vốn)

- Thẩm định:
Điều kiện thoả mãn: NPV > 0
Suất chiết khấu áp dụng cho dự án là:
TSCK = Lãi suất cho vay dài hạn 1năm của VSGF + 5%
trong đó chi phí của vốn chủ tối thiểu là 25%
Trang 9


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

- Kết luận thẩm định:

+ Trường hợp NPV > 0: Hiện giá thuần càng cao thì hiệu quả tài
chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.
+ Trường hợp NPV ≤ 0: Dự án không hiệu quả, cần được bổ sung,
sửa đổi.
- Nhận xét:
+ Ưu điểm: Đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án có tính đến
yếu tố giá trị về mặt thời gian của tiền tệ. Cho phép đo lường giá trị tăng
thêm do vốn đầu tư tạo ra, lựa chọn dự án phù hợp hơn với mục tiêu tối đa
hoá lợi nhuận.
+ Nhược điểm: Không phản ánh mức sinh lời của đồng tiền mà vốn
đầu tư bỏ ra.
- Ý nghĩa:
NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa thu nhập ròng
và vốn đầu tư.
b – Tỷ suất lợi phí BCR
– Định nghĩa:
Là tỷ lệ giữa tổng giá trị qui về hiện tại của dòng thu với tổng giá trị
qui về hiện tại của dòng chi phí( chi phí vốn đầu tư và chi phí vận hành).
– Công thức:
Bi

(1 + r ) i
BCR = i =n0
=
Ci

i
i = 0 (1 + r )
n


n

∑ PV
i =0
n

∑ PC
i =0

Trong đó:
- BCR

: Tỷ suất lợi phí

- Bi

: Thu nhập ròng ở năm thứ i

- Ci

: Vốn đầu tư năm thứ i

-r

: Tỷ suất chiết khấu của dự án(%)

-i

: Thứ tự năm của dự án
(I = 0 là thời điểm bắt đầu bỏ vốn)

Trang 10


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
- Thẩm định:
Điều kiện thoả mãn: BCR > 1
- Kết luận thẩm định:
+ Trường hợp BCR > 1: Tỷ suất lợi phí càng cao thì hiệu quả tài
chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.
+ Trường hợp BCR ≤ 1 : Dự án không hiệu quả, cần được bổ sung,
sửa đổi.
c - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (T hoàn vốn)
Lý do chọn phương pháp chiết khấu, vì đồng tiền có “Chi phí cơ hội”.
Chú ý: Trong trường hợp này không xem xét đến yếu tố lạm phát hay
sự mất giá của đồng tiền theo thời gian.
“Chi phí cơ hội” của đồng tiền là giá trị mất đi do không sử dụng đồng
tiền vào mục đích sinh lời mong muốn của nhà đầu tư.
+ Định nghĩa: Là thời gian cần thiết để thu hồi lại hiện giá vốn đầu
tư đã bỏ ra bằng hiện giá tích luỹ hoàn vốn hàng năm.
+ Công thức:
LKHGTNR(t) = LKHGTNR(t-1) + HGTNRt
Trong đó:
- LKTNR(t)

: Luỹ kế thu nhập ròng năm t

- LKTNR(t-1)

: Luỹ kế thu nhập ròng năm (t-1)


- TNRt

: Thu nhập ròng năm t

- t = 1,2,3, ... : Số thứ tự năm thực hiện dự án.
+ Thẩm định:
Điều kiện thoả mãn: T hoàn vốn ≤ [T hoàn vốn]
Trong đó :
T hoàn vốn : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu tính toán
[T hoàn vốn] : Thời gian hoàn vốn có chiết khấu cho phép
Phụ thuộc: Ngành, nghề kinh doanh và từng vùng, lãnh thổ, địa
phương.

Trang 11


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
+ Kết luận thẩm định:
• Trường hợp T hoàn vốn ≤ [T hoàn vốn]: Dự án có thu hồi lại
hiện giá vốn càng ngắn thì hiệu quả hoạt động của dự án càng cao, dự án
càng hấp dẫn.
• Trường hợp T hoàn vốn > [T hoàn vốn]: Dự án không đảm bảo
thời gian hoàn vốn, cần được bổ sung, sửa đổi.
- Ứng dụng:
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán trong dự
án khả thi.
d – Tỷ suất doanh lợi IRR
– Định nghĩa:
Là một lãi suất mà với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các
khoản thu trong tương lai do đầu tư đưa lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu

tư.
– Công thức:
IRR = r1 +

NPV1
∗ (r2 − r1 )
NPV1 + NPV2

Trong đó:
- r1

: Tỉ lệ lãi suất thấp sao cho NPV1>0

- r2

: Tỉ lệ lãi suất cao sao cho NPV2<0

- Thẩm định:
Điều kiện thoả mãn: IRR > r
Trong đó r là chi phí sử dụng vốn của dự án
- Kết luận thẩm định:
+ Trường hợp IRR > r: Tỷ suất doanh lợi càng cao thì hiệu quả tài
chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.
+ Trường hợp IRR ≤ r: Dự án không hiệu quả về tài chính, cần
được bổ sung, sửa đổi.
-

Nhận xét:

Trang 12



Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
+ Ưu điểm: Đánh giá mức độ sinh lời của dự án, có mối quan hệ
giữa huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án
đầu tư.
+ Nhược điểm: Không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể
dẫn đến trường hợp kết luận thiếu thoả đáng khi đánh giá dự án.
- Ý nghĩa:
+ IRR Biểu hiện khả năng sinh lời lớn nhất mà bản thân của dự án đạt
được.

+ IRR Biểu hiện mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh
toán.
- Ứng dụng:
+ IRR là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất của dự án.
+ IRR là chỉ tiêu bắt buộc trong thẩm định dự án.
1.2.2 Những kết luận sau thẩm định
- Kết luận về cơ sở pháp lý của báo cáo đầu tư hoặc dự án đầu tư .
- Kết luận về mục tiêu và quy mô của dự án.
- Kết luận về năng lực giải quyết các yếu tố đầu vào nhằm bảo đảm
cho dự án hoạt động bình thường . . .
- Kết luận về công nghệ chế tạo sản phẩm đã được chọn, vấn đề giải
quyết chất thải và môi trường sinh thái.
- Kết luận về địa điểm lựa chọn xây dựng công trình, tính thực thi và
tiến độ xây dựng.
- Đánh giá mức độ chính xác trong tính toán về nhu cầu vốn, các
khoản chi phí, mức lãi suất, các khoản thu nhập, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế,
chỉ tiêu hiện giá thuần (NPV), chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR), tỉ suất lợi
phí (BCR), thời gian hoàn vốn (T hoàn vốn), lập báo cáo ngân lưu, qua đó kết

luận tính khả thi về phương diện tài chính của dự án.
- Kết luận về vai trò và khả năng đóng góp của dự án đầu tư đối với
chiến lược phát triển của vùng và khả năng huy động tiềm lực cũng như khả
năng huy động nguồn tài trợ trong và ngoài nước.
- Kết luận về mặt lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại.
Trang 13


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

Chương 2
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ỐNG NHỰA TÂN TIẾN

Trang 14


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến

2.1 GIỚI THIỆU CTY CP NHỰA TÂN TIẾN
2.1.1- Giới thiệu chung
Công ty CP Nhựa Tân Tiến hoạt động chính thức năm 2002 và được
chuyển thể từ Xí Nghiệp Liên Doanh Nhựa Thành Phố, kinh doanh các mặt
hàng ống nhựa uPVC và PE có đường kính từ ∅ 21 ÷ 500 mm và đang đầu tư
ống PE lên ∅1200mm lớn nhất trong cả nước.
2.1.2- Tình hình hoạt động của công ty
Trên thị trường kinh tế hiện nay Cty CP Nhựa Tân Tiến chiếm khoảng
5% nhu cầu thị trường. Tình hình hoạt động tài chính cũng như doanh thu và
lợi nhuận trong ba năm gần đây như sau:
ĐVT: Triệu đồng

Năm
2005

2006

2007

Sản lượng

3200

4000

5000

Doanh thu

85.235.342

89.000.000

111.000.000

Lợi nhuận

5.124.244

3.254.106

5.635.479


Đối tượng khách hàng chủ yếu hiện nay của Công ty là các nhà đầu tư
xây dựng công trình dự án về cấp thoát nước, Khu công nghiệp, khu dân cư.
Thị trường tập trung từ các tỉnh Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ trở vào đến
tận mũi Cà Mau.
Sắp tới nhắm vào đối tượng khách hàng dân dụng, các nhà thầu xây
dựng nhỏ lẻ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng. Đồng thời mở rộng thị
trường ra Miền Bắc tập trung vào các Khu công nghiệp, khu dân cư. Với những
mục tiêu hoạt động trong tương lai đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực sản
xuất đáp ứng được nhu cầu thị trường ngày càng tăng như hiện nay.
Trên cơ sở đó Công Ty CP Nhựa Tân Tiến xây dựng sản lượng dự kiến
nhu cầu các loại ống cho các năm tiếp theo như sau:

Trang 15


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
ĐVT: Tấn / năm
Năm
Danh mục
2007

2008

2009

2010

2011


Sản lượng

5.000

6.000

8.000

9.000

10.000

uPVC

4.000

4.500

5.500

6.000

6.000

PE

1.000

1.500


2.500

3.000

4.000

2.2 GIỚI THIỆU DỰ ÁN NHÀ MÁY
2.2.1- Giới thiệu dự án
Tên dự án

: NHÀ MÁY NHỰA TÂN TIẾN

Địa điểm

: KCN NHƠN TRẠCH 3 – NHƠN TRẠCH –
ĐỒNG NAI

Tên chủ đầu tư : CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA TÂN TIẾN
Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án: 133.542.723 ngàn đồng
(Bằng chữ: Một trăm ba mươi ba tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, bảy
trăm hai mươi ba ngàn đồng chẳn).
Yêu cầu thời gian hoàn vốn của dự án là 15 năm/50 năm
Quy mô nhà máy : 50.000 m2
Hạng mục xây dựng

:
ĐVT: Triệu đồng

STT


Hạng Mục

S lượng T/trạng

1
2
3
4
5
6

Xưởng 1(6.000 m2)
Xưởng 2(6.000 m2)
Xưởng 3(2.000 m2)
Nhà Kho(4.000 m2)
Nhà văn phòng(800 m2)
Cổng, Tường rào, Nhà bảo vệ

01
01
01
01
01
01

Mới
Mới
Mới
Mới
Mới

Mới

10.300.000
9.900.000
4.200.000
7.700.000
5.796.000
2.100.000

7

Bể nước PCCC, Bể nước Thuỷ
đài

01

Mới

600.000

Trang 16

Thành Tiền


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
8

Nhà xe (2 & 4) bánh


01

Mới

300.000

9

Đường nội bộ, Sân bãi

01

Mới

7.700.000

10

Cây xanh

01

Mới

200.000

11
12

Trạm biến áp 2.000 KVA

Hệ thống cấp nước + PCCC
Cộng

01
01

Mới
Mới

2.000.000
600.000
51.396.000

Hệ thống máy móc : Sử dụng 40% máy cũ và 60% máy mới nhập.
ĐVT: Triệu đồng
STT

Máy

Slượng

Năm SX

T/trạng

Tiền

1

Máy đùn PE


01 bộ

2000



12.800.000

2

Máy đùn KM 130

01 bộ

1998



5.650.800

3

Máy đùn KM 75

01 bộ

2003




3.765.600

4

Máy đùn KM 68

04 bộ

2002

Mới

12.350.000

5

Máy đùn KM 58

02 bộ

2001

Mới, cũ

4.445.600

7

Máy đùn KM 45


01 bộ

Đức

Mới

1.907.900

Cộng

40.919.900

Dự án Nhà máy Nhựa Tân Tiến do Công Ty TNHH DV – TM – ĐT
Toàn Hưng Thịnh lập và thiết kế toàn bộ dự án.
Dự án được lập tháng 04/2006, thời gian lập dự án trong vòng sáu(06)
tháng.
Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán, đánh giá tác động môi trường,
PCCC và xin giấy phép xây dựng trong vòng bốn (04) tháng.
2.2.2– Đặt vấn đề
Hiện nay, hệ thống cấp nước ở Tp.Hồ Chí Minh, các Tỉnh phía Nam và
các Tỉnh duyên hải Miền Trung hầu hết được xây dựng từ những năm 70 và
đầu những năm 80 không những lạc hậu về kết cấu lắp đặt mà còn không phù
hợp với sức tải của các đô thị đang phát triển mạnh như hiện nay. Ngoài ra, hệ

Trang 17


Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
thống ống hiện có đang bị hư hỏng nhiều cần phải thay thế mới hàng năm và

các ống gang, thép dần được thay thế bằng ống nhựa.
Theo quyết định số 63/1998/QĐ-TTg, ngày 18/03/1998 của thủ tướng
chính phủ có nêu hiện nay tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước mới đạt từ 50 –
60%, chất lượng cấp nước thấp. Định hướng đến năm 2010 đảm bảo cấp nước
được 80% dân số và tiến tới 100% vào năm 2020.
Việc đầu tư xây dựng nhà máy mới sẽ góp phần giải quyết một cách
căn bản các vấn đề nêu trên.
2.2.3– Dự kiến nhu cầu sử dụng ống nhựa ở các Tỉnh
Các Tỉnh thành phía Nam và Duyên hải Miền Trung
Dự kiến đến năm 2015
ĐVT

Đường kính(mm)

Số lượng

Miền Nam
Tp.Hồ Chí Minh

m

∅ 100 ÷ 1.000

Tiền Giang

m

∅ 800

20.761


∅ 900

20.761

∅ 100 ÷ 500

30.000

∅ 500

4.000

∅ 100 ÷ 315

20.000

∅ 500

3.500

∅ 100 ÷ 400

30.000

∅ 500

1.200

∅ 100 ÷ 315


23.000

Bến Tre

Đồng tháp

Kiên Giang

m

m

m

> 300.000

An Giang

m

∅ 100 ÷ 315

30.000

Long An

m

∅ 100 ÷ 250


15.000

Đồng Nai

m

∅ 100 ÷ 500

50.000

Tây Ninh

m

∅ 100 ÷ 400

25.000

Bình Dương

m

∅ 100 ÷ 400

25.000

Trang 18



Thẩm định tài chính Dự án Nhà máy sản xuất ống Nhựa Tân Tiến
Bà Rịa – Vũng Tàu

m

∅ 100 ÷ 400

35.000

Bình Thuận - Ninh Thuận

m

∅ 100 ÷ 400

30.000

Vĩnh Long

m

∅ 100 ÷ 500

25.000

Trà Vinh

m

∅ 100 ÷ 400


25.000

Cần Thơ

m

∅ 100 ÷ 315

50.000

Khánh Hòa

m

∅ 100 ÷ 400

20.000

Các tỉnh khác

m

∅ 100 ÷ 500

> 200.000

Duyên hải Miền Trung
Thừa Thiên Huế


m

∅ 100 ÷ 800

40.000

Bình Định

m

∅ 100 ÷ 600

30.000

Các Tỉnh Khác

m

∅ 100 ÷ 400

> 80.000

2.2.4– Đặc điểm kỹ thuật của ống nhựa
- Ống uPVC:
+ Cấu trúc nhẹ, tỉ trọng chỉ bằng 1/5-1/6 so với ống làm bằng gang,

thép.
+ Tuổi thọ cao gấp 4 lần ống làm bằng gang, thép, Cách điện tốt,
không độc hại, không bị ăn mòn bởi hóa chất như axít, kiềm,
muối.…Không ảnh hưởng đến chất lượng nước.

+ Có độ bền cơ học và độ chịu va đập cao.
+ Đặc biệt là chống lại sự xâm hại của vi sinh vật, lắp đặt đơn giản,
rất dễ kết nối, tiết kiệm được thời gian và nhân công.
Ứng dụng
+ Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống bảo vệ dây điện.
+Dùng trong các ngành công nghiệp hóa chất.
- Ống PE:
+ Ống PE được chế tạo từ loại nhựa Polyethylene hóa dẻo bằng
phương pháp đùn ở nhiệt độ (200 ÷ 2100C). Áp suất tối đa 16 bar.

Trang 19


×