Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Phân tích tài chính - công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.88 KB, 32 trang )

BÀI TẬP
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
MPC – CTCP THUỶ HẢI SẢNMINH PHÚ
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Các thành viên:
1. Nguyễn Đình Khôi
2. Trần Đăng Hoan
3. Nguyễn Quang Huy
4. Doãn Thị Tuyết Mai
5. Nguyễn Mạnh Cường
Hà Nội, tháng 5/2010
Mục Lục
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CTCP MINH PHÚ…………..…….……..…3
Thông tin chung …………….……………….………………………..…...3
Ngành nghề kinh doanh chính…………………………….…………..…...3
Cơ cấu sở hữu vốn…………... …………………….….….………………..4
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP MINH PHÚ …..………….…6
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh……….………………………....13
Phân tích khả năng thanh toán và dòng tiền…………………………...…..16
Phân tích hoạt động tài chính………………….………...………..........….18
Phân tích hoạt động đầu tư……………………………….………...…...…21
Phân tích khả năng sinh lợi…………………………….……...…...……...26
Dự báo và lập kế hoạch tài chính…………………….……………………29
PHẦN III: LỜI KẾT……………………...………………….…………....32
Phần I
Tổng quan về công ty cổ phần MINH PHÚ
1. Thông tin chung:
Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú là Xí Nghiệp Chế
Biến Cung Ứng Hàng Xuất Khẩu Thuỷ Sản Minh Phú, được thành lập Ngày
14 Tháng 12 Năm 1992. Sau 15 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh
Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và


trên toàn thế giới. Đến nay Minh Phú là một trong những nhà chế biến -
xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới
của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm
2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty
cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006
cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc áp dụng qui trình khép kín sản
xuất; Minh Phú đã đi từ khâu sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm,
chế biến và đến xuất khẩu. Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắc khe của thị trường. Trong mô hình khép
kín đó, Minh Phú trở thành công ty mẹ của các công ty thành viên gồm:
• Công Ty Sản Xuất Giống Thủy Sản Minh Phú - Ninh Thuận, chuyên
sản xuất tôm giống, với công suất 4,5 tỉ con tôm post mỗi năm.
• Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang, chuyên nuôi
tôm công nghiệp theo công nghệ sinh học, đảm bảo nguồn cung cấp
tôm nguyên liệu sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, công suất
7.000 tấn tôm nguyên liệu mỗi năm.
• Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau, chuyên nuôi
tôm theo phương thức quảng canh cải tiến và nuôi tôm công nghiệp
theo công nghệ vi sinh, đảm bảo nguồn cung cấp tôm nguyên liệu
sạch, không nhiễm kháng sinh và hoá chất, với công suất 33.000 tấn
tôm nguyên liệu mỗi năm.
• Công Ty Cổ Phần Thuỷ Hải Sản Minh Phú, với công suất chế biến
10.000 tấn sản phẩm mỗi năm.
• Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Quí, công suất 5.400 tấn thành
phẩm mỗi năm
• Công Ty Chế Biến Thuỷ Sản Minh Phát, công suất 5.400 tấn thành
phẩm mỗi năm.
Minh Phú là một trong những nhà tiên phong trong chiến dịch huy động,
gìn giữ và phát huy hiệu quả chất xám, nhờ đó đã tạo được động lực phát

triển mạnh mẽ cho công ty. Ngoài ra, Minh Phú cũng đã chú trọng đến vấn
đề đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến theo hệ thống HACCP, GMP, SSOP, ISO
9001:2000, BRC và ACC trong qui trình sản xuất khép kín của mình. Chính
điều này đã giúp cho sản phẩm Minh Phú luôn an toàn, đạt chất lượng cao
và được khách hàng trên toàn thế giới tín nhiệm.
TỔNG CÔNG TY MINH PHÚ
- Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ
- Tên giao dịch MINH PHU SEAFOOD JOINT - STOCK COMPANY
- Tên viết tắt MINH PHU SEAFOOD CORP
- Địa chỉ trụ sở chính KCN phường 8 - TP. Cà Mau - tỉnh Cà Mau
- Điện thoại (84-780) 838262
- Fax(84-780) 833119
- Email
-
- Vốn điều lệ: 70.000.000.000 đồng
2. Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh

Tôm thẻ chân trắng mặt hàng xuất
khẩu chính của MPC. Chế biến,
xuất khẩu thủy sản; nhập khẩu
nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất
khẩu; nhập khẩu máy móc, thiết bị
phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu;
kinh doanh bất động sản, đầu tư
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công
nghiệp, khu dân cư; nuôi trồng
thủy hải sản, kinh doanh giống hải
sản, thức ăn thủy hải sản, vật tư,

máy móc, thiết bị phục vụ ngành
nuôi trồng thủy hải sản; kinh
doanh cao ốc và văn phòng cho
thuê. Sản phẩm – Dịch vụ Sản phẩm chính của Công ty là tôm sú được xuất
khẩu dưới dạng tôm tươi, tôm đã qua chế biến và các mặt hàng giá trị gia
tăng từ tôm. Doanh thu từ mặt hàng tôm tươi đông lạnh chiếm 2/3 sản
lượng xuất khẩu, phần còn lại làcác mặt hàng giá trị gia tăng và hàng cao
cấp.
Thị trường tiêu thụ
Hệ thống khách hàng của Công ty đều là các nhà phân phối thực
phẩm lớn. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng.
Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm hơn ½ kim ngạch xuất khẩu
của Công ty, Minh Phú đã thành lập ra công ty con Mseafood đế cung
cấp cho khách hàng theo giá DDP (Minh Phú sẽ phải ký quỹ cho Hải
quan Mỹ nhằm đảm bảo rằng liên minh tôm Miền Nam (SSA) sẽ thu
được tiền thuế từ Việt Nam, sau đó SSA yêu cầu DOC xem xét lại
mức thuế bán phá giá của Minh Phú. Đến một thời hạn đã định SSA
sẽ hoàn lại khoản tiền cọc này cho Minh Phú). Như vậy các nhà nhập
khẩu sẽ an tâm nhập hàng của MPC do đã tránh được rủi ro nếu thuế
chống bán phá giá tăng. Đối với thị trường Nhật Bản, đây là thị
trường có những yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm
nhưng là nơi tiêu thụ chính các sản phẩm giá trị gia tăng của Minh
Phú.
Năng lực sản xuất
Công ty hiện có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất 19.500
tấn/năm.Qui trình sản xuất đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe của những
thị trường khó tính. Quy trìnhsản xuất của Công ty đang dần được
khép kín từ con giống, nuôi, chế biến đến thành phẩm. Đến nay,
vùngnuôi của Công ty đã chủ động được10% nhu cầu nguyên liệu và
Minh Phú cũng liên kết khá chặt với người nuôi thông qua việc hỗ trợ

giống, thức ăn… Với hình thức này Công ty luôn có được nguồn
nguyên liệu ổn định tránh được những biến động giá lớn và có thể
kiểm soát tốt chất lượng đầu vào.
Đối thủ cạnh tranh:
MPC gặp phải sự cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn với các
đối thủ nước ngoài khác. Các công ty trên địa bàn Cà Mau cạnh tranh trực
tiếp với công ty Minh Phú như Cavimex; Minh Hải Jostoco; Phú Cường;
Cadovimex...Mặc dù vậy hầu hết các công ty thủy sản trên địa bàn Cà Mau
đã hình thành và hoạt động lâu năm nên đều có một mạng lưới cung cấp
nguyên liệu khá ổn định; do đó tính cạnh tranh mới chỉ mang tính thời vụ.
Sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ không phải là trở ngại lớn đối với
MPC khi công ty luôn nằm trong Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản có giá
trị lớn nhất Việt Nam. Riêng về mặt hàng chế biến tôm xuất khẩu công ty
luôn giữ thị phần thứ nhất ở thị trường Mỹ và EU của nước ta. Đối thủ cạnh
tranh trực tiếp với MPC ở nước ngoài hiện nay là các nhà xuất khẩu trong
cùng khu vực ASEAN như Thái Lan; ndonexia… và Trung Quốc. Đặc biệt
là Thái Lan do nhận thấy những ưu thế vượt trội hơn của tôm thẻ chân trắng
so với tôm sú nên họ đã chuyển dịch cơ cấu trong vòng 3 năm nay nên đã
tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm. Tôm thẻ của Thái Lan đã nuôi
đến đời thứ 7 cho nên sức chịu bệnh tốt và kích thước lớn hơn của MPC.
Triển vọng phát triển:
Từ năm 2010 khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA) được triển
khai đồng bộ sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam
vào Nhật với thuế suất 0%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp
nông, thủy sản đồng thời đòi hỏi chất lượng sản phẩm khắt khe hơn. Chiến
lược của MPC là tập trung vào ngành nghề sản xuất chính như: sản xuất
tôm giống sạch bệnh; mở rộng diện tích nuôi tôm thương phẩm; sản xuất
chế phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và chế biến tôm xuất
khẩu. Kế hoạch trong tương lai của công ty là đầu tư thêm nhà máy sản
xuất chế biến tôm xuất khẩu ở Hậu Giang. Liên kết với các đơn vị sản xuất

thức ăn cho tôm cá hàng đầu ở Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy
nguyên liệu tạo thành quy trình sản xuất khép kín từ thức ăn; con giống
sạch bệnh; nuôi tôm; thương phẩm sạch đến sản xuất chế biến xuất khẩu.
Công ty cũng có kế hoạch liên kết với các đơn vị sản xuất bao bì thù
Caston; bọc PA; bọc PE hàng đầu của Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất bao bì cung cấp cho Minh Phú. Hiện nay MPC cũng đang có
kế hoạch liên doanh với đối tác Singapore để xây dựng cảng Container tại
tỉnh Hậu Giang.
Thuận lợi
• Thủy hải sản là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy nhà
nước có rất
nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành phát triển như: hỗ trợ lãi suất,
hỗ trợ nông
dân nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản…
• Điều kiện thiên nhiên thuận lợi và ưu thế về nguồn nhân công lớn
là những cơ
sở cho thủy sản trở thành ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam. Tỷ
trọng đóng
góp trung bình trong GDP của ngành trong giai đoạn từ năm 2000 –
2008 là
3,83% .
• Việt Nam có nguồn cung thủy sản dồi dào và ổn định. Trong khi đó,
nhu cầu
mặt hàng thủy sản cả ở Việt Nam và trên thế giới được dự đoán vẫn sẽ
cao trong
những năm sắp tới. Giá thủy sản vì vậy dự báo sẽ tiếp tục tăng trong
tương lai.
• Tôm đông lạnh và cá đông lạnh là hai sản phẩm có tỷ trọng cao nhất
trong cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Khó khăn
• Ngành thuỷ sản VN trong thời gian qua đã chịu sự tác động rất lớn
của khủng
hoảng kinh tế với việc giảm sút nghiêm trọng các đơn đặt hàng
cũng như giá
nhập tại các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU và Nhật.
• Một số thị trường đưa ra quá nhiều rào cản kỹ thuật để chặn hàng
thủy sản
Việt Nam.
• Mức độ cạnh tranh nghành tăng đang thu hẹp lợi nhuận biên của
ngành thủy
sản. Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn càng làm cho mức
độ cạnh
tranh càng tăng.
Ngành có mức tăng trưởng cao nhưng hiệu quả chưa tương xứng, số
đơn vị
thuyền nghề thua lỗ, hoà vốn chiếm tới ¾.
• Tình trạng phát triển tự phát cũng như quy luật “được mùa, mất giá”
thường
xuyên diễn ra.
• Tính cạnh tranh chưa cao; việc xây dựng thương hiệu trên thị trường
thế giới
gần như mới bắt đầu.
Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến không ổn định.
• Nguồn lợi thuỷ sản, diện tích mặt nước bị khai thác cạn kiệt; hạ tầng
kỹ thuật
nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển; hệ
thống cầu cảng,
khu neo đậu tránh trú bão, công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu
cá hoạt

động trên các vùng biển, hoạt động quản lý Nhà nước về ngành còn
nhiều bất
cập...
3.Cơ cấu sở hữu vốn:
Phần II
Phân tích tài chính công ty cổ phần MINH PHÚ
1. Báo cáo tài chính:
Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: TRIỆU VND

Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: TRIỆU VNĐ

×