Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bai 10 sinh học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.66 KB, 10 trang )

Chương II: Cấu trúc tế bào
Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
2. Về kĩ năng
- Sử dụng ngôn ngữ trình bày
- Làm việc nhóm
- Quan sát tranh ảnh
3. Về thái độ
- Hiểu biết về cấu trúc và chức năng màng tế bào, các cấu trúc bên ngoài màng để giải
thích những tình huống thực tế.

II. Đồ dùng và phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa
- Máy chiếu
- Mô hình câm

III. Phương pháp dạy học
-

Sách giáo khoa - hỏi đáp
Trực quan - hỏi đáp
Phiếu học tập - hỏi đáp
Thuyết trình – tái hiện thông báo

IV. Trọng tâm của bài học
Cấu trúc và chức năng màng sinh chất



V. Tiến trình bài học (hoạt động dạy học)
Bước 1: Ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ (nếu có)
Câu hỏi 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của ty thể.
Trả lời:
Ty thể là bào quan có cấu trúc màng kép.
Màng trong gấp nếp thành các mào, trên đó chứa nhiều enzym hô hấp.
Bên trong ti thể có chất nền chứa AND và riboxom.
Chức năng: ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của
tế bào.


Câu hỏi 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
Trả lời:
Lục lạp là bào quan của thực vật, có 2 màng bao bọc.
Bên trong chứa chất nền và các hạt tilacoit.
Chất nền có chứa AND và riboxom.
Trên màng tilacoit chứa diệp lục và các enzym quang hợp.
Chức năng: lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ)
Bước 3: Tiến trình bài giảng
- Đặt vấn đề vào bài:
Nhờ đâu tinh trùng có thể di chuyển được? Tại sao khi ghép tạng thì thường xảy ra
hiện tượng tự đảo thải? Những điều này sẽ được giải đáp khi ta tìm hiểu các bào quan
còn lại của tế bào nhân thực.
- Bài mới:
Thời
Hoạt động thầy và trò
Nội dung

gian
7 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và I. Khung xương tế bào
1. Cấu trúc
chức năng khung xương tế bào
Khung xương tế bào là
GV : HS nghiên cứu sách giáo khoa, trả hệ thống các vi ống, vi sợi,
lời câu hỏi :
sợi trung gian.
Bào tương ở tế bào nhân thực có gì khác
Khung xương tế bào chỉ
so với tế bào nhân sơ ?
có ở tế bào nhân thực.
HS : Bào tương ở tế bào nhân thực được
gia cố bởi một hệ thống các vi ống, vi 2. Chức năng
Giá đỡ cơ học cho tế
sợi, sợi trung gian.
bào.
Giúp tế bào có hình
(GV : Học sinh quan sát hình 10.1 và 10.2 dạng xác định.
phụ lục cho biết tế bào nhân thực có
Là nơi neo đậu các bào
bào quan nào khác so với tế bào nhân quan.

Giúp một số tế bào di
HS : Những bào quan chỉ có ở tế bào nhân chuyển.
thực mà không có ở nhân sơ là : ty thể,
Là nơi bám của nhiễm
lưới nội chất, thể Golgi, khung xương tế sắc
thể

trong quá trình phân
bào, trung tử, peroxixom.
bào.
GV : Các bào quan như ty thể, lưới nội
chất,…chúng ta đã được tìm hiểu ở bài
trước. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu
khung xương tế bào.)


GV : HS quan sát hình 10.1 trang 44 sgk
(hoặc hình 10.4 phụ lục), xác định các
thành phần của khung xương tế bào.
(Đối với hình 10.4 phụ lục, quan sát các
thành phần, kích thước và cấu trúc của
các loại sợi.)
HS ghép nối các thông tin ở cột I tương
ứng với thông tin ở cột II :
Cột I :
A. Ống dài, rỗng, không nhánh, đường
kính 25 nm, cấu tạo từ protein tubulin.
B. Dạng sợi đơn, bó hoặc lưới, đường kính
7 nm, cấu tạo từ protein actin.
C. Kích thước trung gian, cấu tạo từ nhiều
protein khác nhau.
Cột II :
1. Sợi trung gian
2. Vi ống
3. Vi sợi.
HS : Đáp án : A-3, B-2, C-1
GV: Nêu chức năng của khung xương tế

bào.
HS:
- Giá đỡ cơ học cho tế bào.
- Giúp tế bào có hình dạng xác định.
- Là nơi neo đậu các bào quan.
- Giúp một số tế bào di chuyển.
GV: Khung xương tế bào giúp tinh trùng
di chuyển, một số động vật nguyên sinh
di chuyển và bắt mồi nhờ lông và roi.
Lông và roi được cấu tạo từ thành phần
nào của khung xương tế bào?
HS: Vi ống
25 phút

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc và
chức năng của màng sinh chất
GV: Màng sinh chất là gì?
HS: Là màng bao phủ bên ngoài tế bào
chất, ngăn cách các thành phần của tế -

II. Màng sinh chất (màng tế
bào)
1. Cấu trúc của màng sinh
chất
Màng sinh chất được cấu tạo


bào với môi trường bên ngoài.
GV: Quan sát mô hình câm (10.7a hoặc
10.7b phụ lục) và hình 10.2 trang 45

sgk, hãy lên bảng chú thích các thành phần của màng sinh chất vào mô hình
màng sinh chất.
HS: Quan sát và lên bảng chú thích.
GV: HS nhắc lại cấu trúc phân tử
photpholipit.
HS: Photpholipit cấu tạo từ một phân tử glixerol liên kết với 2 phân tử axit béo
và một nhóm photphat.
GV: Vẽ hình minh họa phân tử photpholipit lên bảng (hoặc cho HS
xem hình 10.5, 10.6 phụ lục) và chỉ rõ
đầu photphat ưa nước và đuôi axit béo
kị nước.
Những phân tử có cấu tạo đầu ưa
nước đuôi kị nước thường có xu hướng
quay đầu ưa nước ra ngoài và quay đuôi
kị nước vào nhau.
Giải thích glioprotein là đường liên
kết protein, lipoprotein là lipid liên kết
protein.
Chia lớp làm 4 nhóm.
HS nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát
hình 10.2 tr.45 trả lời các câu hỏi sau:

Trong màng tế bào, các thành phần
protein, photpholipit, colesteron sắp xếp
như thế nào ?

Các phân tử protein và photpholipit
đứng yên, cố định vị trí hay chúng có
thể di động?


Giải thích thế nào là mô hình khảm
động?
Gọi bất kì học sinh trong nhóm trình bày.
HS: Tiến hành thảo luận.
- Phân tử photpholipit quay đầu ưa nước
ra ngoài, quay đầu kị nước vào nhau.

từ hai thành phần chính và
photpholipit và protein.
Ngoài ra còn có cacbohiđrat,
colesteron,…
Màng được cấu tạo theo mô
hình khảm động.
Các phân tử photpholipit
luôn quay đầu ưa nước ra
ngoài và quay đuôi kị nước
vào nhau tạo thành lớp
photpholipit kép.
Căn cứ vào cách sắp xếp thì
có 2 loại protein là protein
bám màng và protein xuyên
màng.
Màng của các bào quan như
ty thể, lục lạp, lưới nội chất,
…cũng có cấu trúc lớp
photpholipit kép xen kẽ
protein.
2. Chức năng của màng sinh

chất

Trao đổi chất với môi trường
một cách có chọn lọc.
Màng sinh chất có các protein
thụ thể thu nhận thông tin
cho tế bào.
Màng sinh chất có các dấu
chuẩn glycoprotein đặc trưng
cho từng loại tế bào, giúp tế
bào nhận biết nhau và nhận
biết tế bào lạ.


- Protein bám màng hoặc xuyên màng.
- Colesteron xếp xen kẽ trong màng




photpholipit.
Các phân tử protein và photpholipit có
thể chuyển động trong màng.
Mô hình khảm động:
Tính chất khảm: lớp photpholipit kép
tạo nên khung liên tục của màng.
Protein phân bố (khảm) rải rác trong
khung hoặc xuyên qua hoặc bám màng.
Tính động: các cấu trúc không đứng yên
mà có khả năng di động tương đối trong
màng.


GV: Quan sát đoạn video 1 (củng cố kiến
thức cho HS).
GV: Kể tên một số bào quan có màng bao
bọc.
HS: ty thể, lục lạp, lưới nội chất, màng
nhân,…
GV: Màng của các bào quan như ty thể,
lục lạp, lưới nội chất,…cũng có cấu trúc
lớp photpholipit kép xen kẽ protein.

GV: Colesteron đóng vai trò gì đối với
màng sinh chất?
HS: Colesteron làm tăng độ ổn định của
màng sinh chất.
GV: Tại sao chúng ta thường được khuyên
không nên ăn thức ăn chứa nhiều
colesteron như mỡ động vật, trứng gà,
óc heo,…?
HS: Vì sẽ dẫn đến xơ vữa động mạch.
GV: Như vậy, colesteron là thành phần tốt
hay xấu? Tại sao tốt? Tại sao xấu?
HS:
- Colesteron giúp ổn định cấu trúc màng
tế bào.
- Nhưng nếu cơ thể có quá nhiều


colesteron, nó sẽ kết hợp với ion Ca2+,
đóng lớp ở thành động mạch, gây xơ
vữa động mạch, làm động mạch tắc

nghẽn và mất tính đàn hồi.
- Như vậy nếu colesteron trong cơ thể
duy trì ở một mức độ vừa phải thì tốt
cho cơ thể. Nếu colesteron tăng cao quá
mức cho phép thì nó sẽ gây hại.
GV: Nêu chức năng thứ nhất của màng
sinh chất.
HS: Trao đổi chất với môi trường một cách
có chọn lọc.
GV: Nghiên cứu sách giáo khoa và cho
biết chất nào sau đây có thể qua màng
photpholipit, chất nào phải có kênh
protein vận chuyển?
a. CO2, O2
b. H2O
c. Na+, K+, Cld. Glucozo
e. Vitamin A, E, K, D…
HS: a, e có thể qua màng photpholipit
b,d,e phải có kênh protein vận chuyển.
GV: Những nhóm chất đó có tính chất gì?
HS: Những phân tử có kích thước nhỏ,
không phân cực, tan trong dầu mỡ có
thể qua màng kép photpholipit để vào
trong tế bào.
Còn những phân tử có tính chất phân cực,
tích điện phải nhờ kênh protein vận
chuyển.
GV: Thế nào là trao đổi chất với môi
trường một cách có chọn lọc?
Với đặc tính đó, người ta còn gọi màng

sinh chất là màng gì?
HS: trao đổi chất một cách có chọn lọc là
chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế


bào.
Người ta thường nói màng sinh chất có
tính chất bán thấm.
GV: Hãy giải thích thí nghiệm:
Ngâm rễ cây còn sống và rễ cây đã
được luộc chín vào dung dịch xanh
metylen.
Sau một thời gian, ta thấy ở rễ cây
còn sống, xanh Metylen chỉ bám lên bề
mặt bên ngoài,không thấm vào bên trong.
Còn ở rễ cây đã luộc chín, xanh
metylen thấm sâu vào bên trong.
HS: Xanh metylen là một chất không cần
thiết cho cây. Rễ cây sống có tính thấm
hút chọn lọc nên xanh metylen không
được hấp thụ vào trong cây.
Rễ cây chết đã mất tính thấm chọn lọc nên
xanh metylen có thể thấm tự do vào cây.
GV: Qua thí nghiệm trên, rút ra nhận xét
gì về tính bán thấm của tế bào?
HS: Chỉ có tế bào sống mới có tính thấm
chọn lọc.
GV: Tại sao nói tế bào là một hệ thống
mở?
HS: Tế bào luôn thu nhận các thông tin lí

hóa học bên ngoài và đưa ra những đáp
ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều
kiện ngoại cảnh.
GV: Nghiên cứu sách giáo khoa và quan
sát hình 10.10 phụ lục, mô tả hiện
tượng xảy ra.
(GV: HS xem đoạn video 2 và mô tả hiện
tượng xảy ra.
GV chú thích các chi tiết trong video:
synap, màng sau synap, chất dẫn truyền
xung thần kinh.)
HS: Chất dẫn truyền xung thần kin được
chứa trong các bóng màng. Tế bào


synap phía trước giải phóng chất dẫn
truyền xung thần kinh vào khoảng giữa
hai tế bào synap, các chất dẫn truyền
xung thần kinh bám vào thụ thể trên
màng sau synap, nhờ đó tín hiệu thần
kinh được truyền từ tế bào thần kinh
này sang tế bào thần kinh khác.
GV: Bản chất của thụ thể là protein. Nhờ
các thụ thể protein mà tế bào có thể thu
nhận thông tin bên ngoài.
Từ đó rút ra chức năng thứ hai của màng
sinh chất là gì?
HS: Màng sinh chất có các protein thụ thể
thu nhận thông tin cho tế bào.
GV: Làm sao tế bào có thể nhận biết đâu

là tế bào của cùng một cơ thể, đâu là tế
bào lạ?
HS: Màng sinh chất có các dấu chuẩn là
glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế
bào. Nhờ các dấu chuẩn này mà tế bào
có thể nhận biết nhau và nhận biết tế
bào lạ.
(GV: xem đoạn video 3 và mô tả hiện
tượng xảy ra.
GV chú thích các chi tiết: tế bào lạ, dấu
chuẩn glycoprotein, kháng thể, đại thực
bào, tế bào thường.
HS: Tế bào lạ theo dòng máu xâm nhập cơ
thể, dấu chuẩn của nó gắn với dấu
chuẩn trên màng tế bào thường. Vì dấu
chuẩn là đặc trưng cho từng loại tế bào
nên cơ thể nhận ra đây là tế bào lạ, tiết
ra kháng thể làm vừa vô hiệu tế bào lạ,
không cho chúng bám lên tế bào thường
vừa làm dấu hiệu cho đại thực bào nhận
biết và tiêu diệt chúng).
GV: Trả lời câu hỏi lệnh trang 46 sgk.
HS: Vì dấu chuẩn glycoprotein là đặc


8 phút

trưng cho từng loại tế bào nên cơ thể
nhận biết được tế bào lạ. Khi đó, hệ
miễn dịch sẽ được huy động để đào thải

tế bào lạ đó.
GV: Vì vậy sau khi ghép, để phòng ngừa III. Các cấu trúc bên ngoài
hiện tượng đào thải, người ta đã sử
của màng sinh chất
dụng các thuốc ức chế hoặc ít ra cũng (phiếu học tập)
hạn chế các phản ứng miễn dịch.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các cấu trúc
bên ngoài màng sinh chất.
GV: Chúng ta đã tìm hiểu các cấu trúc
bên trong tế bào và màng sinh chất.
Vậy bên ngoài màng sinh chất có
những cấu trúc nào?
HS: thành tế bào và chất nền ngoại bào.
GV: Cho HS quan sát hình 10.11 và 10.12
phụ lục để xác định được thành tế bào
và chất nền ngoại bào
GV: Học sinh điền vào phiếu học tập (4
phút).
Gọi học sinh trình bày
HS: Trình bày
Phiếu học tập

Cấu
trúc
Thành tế
bào

Vị trí
Bên ngoài

màng sinh
chất

Chất nền
ngoại bào

Cấu tạo
Thực vật: xenlulozo
Nấm: kitin
Các loại sợi glycoprotein kết
hợp với các chất vô cơ, hữu
cơ khác

Chức năng
- Quy định hình dạng tế bào
- Bảo vệ tế bào

- Liên kết các tế bào tạo thành

mô.
- Thu nhận thông tin.

Bước 4: Củng cố
HS hoàn thành các câu hỏi điền khuyết trong mô hình củng cố được xây dựng trên phần
mềm Prezi.
Bước 5: Dặn dò


-


Học bài cũ và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Xem trước bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×