Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Định hướng phát triển ngành cây ăn trái ở tỉnh vĩnh long giai đoạn 2005 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.63 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU BÁ

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN NHƯ Ý

TP. HỒ CHÍ MINH
NĂM 2004


MỤC LỤC
DE
Trang
Danh mục các chữ viết tắt.
Danh mục các sơ đồ và bảng biểu.
PHẦN MỞ ĐẦU

1
Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI.


1.1 Lý thuyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội......................................3
1.1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................3
1.1.2 Vai trò của kế hoạch ..........................................................................4
1.1.3 Quan hệ cân đối trong kế hoạch ........................................................5
1.2 Lý thuyết về hoạch đònh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ................5
1.2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................5
1.2.2 Nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội .........................6
1.3 Lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững .......................................11
1.3.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................11
1.3.2 Các mối liên hệ và hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp
phát triển bền vững .........................................................................13
Chương 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH VĨNH LONG,
ĐÁNH GIÁ & DỰ BÁO CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.
2.1 Phân tích thực trạng ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long ........................15
2.1.1 Vò trí của ngành cây ăn trái trong nền kinh tế tỉnh .........................15
2.1.2 Thực trạng sản xuất, kinh doanh cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long ......16
2.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ngành cây ăn trái ở Vónh Long ...23
2.2.1 Các nhân tố bên trong .....................................................................23
2.2.2 Các nhân tố bên ngoài .....................................................................26
2.3 Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến ngành cây ăn trái ở Vónh Long ......28
2.3.1 Nguồn nhân lực ...............................................................................28


2.3.2 Quỹ đất đai .......................................................................................29
2.3.3 Nhu cầu tiêu thụ trái cây ..................................................................30
2.3.4 Các loại trái cây có triển vọng phát triển ở tỉnh Vónh Long ...........34
Chương 3


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2005 - 2015.
3.1 Các quan điểm phát triển ngành cây ăn trái ............................................35
3.2 Các mục tiêu phát triển ngành cây ăn trái ...............................................36
3.3 Các đònh hướng phát triển ngành cây ăn trái ..........................................37
3.3.1 Mở rộng diện tích đất trồng cây ăn trái ..........................................37
3.3.2 Phân vùng thích nghi cây ăn trái .....................................................38
3.3.3 Phát triển các loại trái cây chủ lực ..................................................39
3.3.4 Đònh hướng xâm nhập thò trường......................................................41
3.3.5 Phát triển các mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
trái cây..............................................................................................43
3.4 Các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh cây ăn trái ........................47
3.4.1 Đẩy mạnh công tác khuyến nông.....................................................47
3.4.2 Tăng cường công tác quản lý sản xuất, cung ứng cây giống ..........48
3.4.3 Tăng cường công tác thông tin thò trường và xúc tiến thương mại
49
3.4.4 Xây dựng hệ thống các chợ phục vụ tiêu thụ trái cây .....................51
3.4.5 Phát triển công nghệ bảo quản, chế biến trái cây ...........................53
3.4.6 Nhà nước nên can thiệp vào thò trường trái cây ...............................54
3.4.7 Bảo vệ môi trường tự nhiên ............................................................56
3.4.8 Huy động vốn đầu tư cho phát triển cây ăn trái ..............................57
PHẦN KẾT LUẬN

59

Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


PHẦN MỞ ĐẦU

DE
1. Sự cần thiết của đề tài.
Vónh Long là một tỉnh có nhiều lónh vực mà tiềm năng phát triển của chúng
là rất lớn nếu được quan tâm đúng mức, một trong số đó phải kể đến là cây ăn
trái. Vườn cây ăn trái ở Vónh Long trong những năm gần đây đã phát triển nhanh
do tỉnh đã thực hiện tốt chủ trương cải tạo vườn tạp và chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi để gia tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vò diện tích. Hệ quả là
ngành cây ăn trái ngày càng chiếm vò trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và
có xu hướng ngày càng lấn át cả cây lúa - loại cây luôn ở thế độc tôn trong cơ
cấu giá trò sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Giai đoạn 1995 - 2003 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của cây ăn trái
đạt 10,68%, còn tốc độ này của cây lúa chỉ đạt 0,03%. Về mặt hiệu quả sản
xuất, với một ha canh tác, cây ăn trái thu lợi nhuận gấp 12 - 33 lần so với cây
lúa, 2 - 11 lần so với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, nếu so
với tiềm năng có thể phát triển ngành cây ăn trái của tỉnh và đặc biệt là xu
hướng tiêu dùng trong tương lai của nhiều quốc gia là tăng dinh dưỡng bằng thực
vật và các loại sinh tố khác có trong rau quả thì nói chung ngành cây ăn trái
Vónh Long vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của mình. Nguyên nhân chủ yếu là
do các vườn cây ăn trái ở tỉnh phát triển còn tự phát, chưa được đònh hướng một
cách rõ ràng. Chính vì vậy, việc phân tích thực trạng và đề ra các đònh hướng,
các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long là
vô cùng cấp bách. Đó chính là lý do để tác giả chọn đề tài luận văn: “Đònh
hướng phát triển ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long giai đoạn 2005 - 2015”.
2. Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài.


ƒ Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiếp cận tổng thể ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh
Long, từ lónh vực phân vùng thích nghi, sản xuất, bảo quản, chế biến đến thò
trường tiêu thụ. Nhưng trong đó chú trọng vào các vấn đề bức xúc nhất để xây
dựng các đònh hướng và giải pháp cho giai đoạn dài hạn 2010 - 2015.

ƒ Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích thực trạng ngành cây ăn trái
ở tỉnh Vónh Long, đánh giá và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Từ đó đề
xuất các đònh hướng và giải pháp cần thiết cho ngành cây ăn trái của tỉnh.
3. Phương pháp nghiên cứu.
ƒ Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập:
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua cuộc khảo sát dã ngoại của tác giả về nguyện
vọng của các nhà vườn ở tỉnh Vónh Long.
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập qua Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Vónh Long; trên các sách, báo chí và mạng internet.
ƒ Phương pháp xử lý và sử dụng dữ liệu:
- Phương pháp toán chuyên ngành: Phương pháp được sử dụng để tính toán các dữ
liệu nhằm xây dựng các bảng thống kê và các căn cứ cần thiết.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp được biểu hiện qua việc ứng dụng
những dữ liệu đã được xử lý để chứng minh cho kết quả nghiên cứu.
4. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
ƒ Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài.
ƒ Chương 2: Phân tích thực trạng ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long, đánh giá
và dự báo các nhân tố ảnh hưởng.
ƒ Chương 3: Đònh hướng phát triển ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long giai
đoạn 2005 - 2015.


1.1 LÝ THUYẾT VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.

ƒ Về khái niệm, có thể hiểu kế hoạch là một trong những công cụ quản lý
kinh tế - xã hội của Nhà nước, là một bản luận cứ tập hợp các mục tiêu và các
phương thức để đạt được mục tiêu. Còn kế hoạch hoá là “Sự vận dụng tổng hợp
các quy luật khách quan, trong đó có các quy luật của kinh tế thò trường vào các

mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, vào việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tổ chức tốt việc thực hiện, kiểm tra, phân
tích, tổng kết tình hình thực hiện các kế hoạch”

(∗)

. Như vậy giữa kế hoạch và kế

hoạch hóa có sự phân biệt. Kế hoạch là một bản luận cứ, kết quả của quy trình
hoạch đònh kế hoạch; còn kế hoạch hóa là một quá trình, không chỉ gồm quy
trình hoạch đònh kế hoạch, mà còn bao gồm cả việc tổ chức thực hiện, kiểm tra
và tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch.
ƒ Kế hoạch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, người
ta thường tiếp cận ở tiêu chí thời gian. Theo đó, hệ thống kế hoạch gồm ba loại:
(1) Kế hoạch dài hạn: thường lập cho thời kỳ từ 10 năm trở lên.
(2) Kế hoạch trung hạn: thường lập cho thời kỳ 5 năm, nhằm để cụ thể hoá
kế hoạch dài hạn.
(3) Kế hoạch ngắn hạn: thường lập cho từng năm nhằm để cụ thể hoá hơn
nữa kế hoạch trung hạn.
Vấn đề đặt ra là kế hoạch có ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống kinh tế
- xã hội và có vò trí ra sao trong hệ thống các công cụ quản lý của Nhà nước?
Việc phân tích rõ vai trò của kế hoạch là điều rất quan trọng, vì đó là cơ sở lý
luận cho việc ứng dụng công cụ kế hoạch vào công tác quản lý kinh tế - xã hội.
(∗)

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế Chính trò Mác - Lênin, NXb
Chính trò Quốc gia, Hà Nội, tr 411.


1.1.2 VAI TRÒ CỦA KẾ HOẠCH.


Kế hoạch có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội. Điều này
xuất phát từ cơ sở khách quan của kế hoạch là quá trình xã hội hoá sản xuất phát
triển nhanh. Một khi xã hội hoá sản xuất phát triển tới mức độ nào đó thì đòi hỏi
phải tổ chức nền sản xuất xã hội theo kế hoạch, nếu không có thể sẽ làm xuất
hiện khủng hoảng kinh tế. Đứng ở khía cạnh này, kế hoạch có những vai trò cụ
thể như sau:
ƒ Kế hoạch có vai trò đònh hướng và phối hợp sự phát triển của nền kinh tế,
ổn đònh và cân bằng tổng thể, tạo nhân tố mới kích thích đón đầu sự phát triển.
Hay nói các khác, nó vạch ra và tạo lập những cân đối chủ yếu mang tính đònh
hướng về sự phát triển kinh tế và xã hội.
ƒ Kế hoạch là đòn bẩy quan trọng, có động lực mạnh mẽ, huy động được mọi
tiềm năng vào phát triển kinh tế. Nếu có mục tiêu đúng đắn cùng với sự quan
tâm đầy đủ đến lợi ích của con người, kế hoạch sẽ tạo ra động lực to lớn lôi cuốn
và động viên mạnh mẽ người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hấp
dẫn thu hút mọi nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế.
ƒ Kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế phù hợp
với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, kế hoạch còn có vai trò riêng so với các công cụ quản lý khác trong
hệ thống các công cụ quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước:
ƒ Kế hoạch có vai trò trong việc đònh hướng, liên kết, cân đối và thống nhất
mọi hành động trong hệ thống quản lý thông qua việc sử dụng hệ thống luật
pháp, chính sách và nhiều công cụ khác để phối hợp, đònh hướng sự phát triển,
cân bằng tổng thể, kích thích phát triển theo mục tiêu kế hoạch.
ƒ Kế hoạch là cơ sở, căn cứ quan trọng bảo đảm tính đồng bộ, tính liên tục
và tính hệ thống của tất cả các công cụ chính sách. Thông qua các kế hoạch mà


đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế được cụ thể hoá thành mục
tiêu chương trình hành động trong từng thời gian nhất đònh.

Như vậy, kế hoạch là một công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ
quản lý của Nhà nước và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội.
1.1.3 QUAN HỆ CÂN ĐỐI TRONG KẾ HOẠCH.

Vai trò cơ bản và nội dung chính của kế hoạch là vạch ra và tạo lập những
quan hệ cân đối chủ yếu, mang tính đònh hướng về sự phát triển kinh tế và xã
hội. Quan hệ cân đối biểu hiện dưới các hình thức sau đây:
ƒ Sự tương quan giữa cung và cầu về các loại hàng hóa và dòch vụ.
ƒ Sự thích ứng về tỉ lệ và tốc độ phát triển của các bộ phận cấu thành tổng
thể nền kinh tế như cân đối giữa các ngành kinh tế, cân đối trong nội bộ từng
ngành kinh tế, cân đối giữa các vùng chuyên môn hoá, cân đối giữa thành thò và
nông thôn v.v…
ƒ Sự tương quan theo luồng, được biểu hiện qua cân đối ngân sách, tiền mặt,
xuất nhập khẩu, vốn đầu tư v.v…
Việc tạo lập và giữ được những cân đối lớn của nền kinh tế là điều kiện cần
thiết cho sự tăng trưởng và phát triển. Nếu cân đối cục bộ bò vi phạm mà không
được điều chỉnh thì sẽ dẫn đến sự mất cân đối toàn cục, nổi bật là sự mất cân đối
giữa tổng cầu và tổng cung, xuất hiện khủng hoảng kinh tế.
Kế hoạch hóa là một quá trình gồm nhiều khâu, riêng phần sau tác giả sẽ
trình này chi tiết hơn về quy trình hoạch đònh kế hoạch nhằm tạo cơ sở lý luận
phục vụ cho việc xây dựng đề tài luận văn.
1.2 LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
1.2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Hiện nay đã có nhiều đònh nghóa khác nhau về chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên có thể khái quát như sau: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội


là một bản luận cứ có cơ sở khoa học, xác đònh đường hướng phát triển cơ bản
của đất nước trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn. Chiến lược xác đònh
tầm nhìn và đònh hướng của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán

về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Trong quy trình kế hoạch hóa,
chiến lược được coi như một đònh hướng của kế hoạch dài hạn” (∗).
Như vậy có thể nhận đònh các đặc trưng chủ yếu của một chiến lược như sau:
chiến lược là một loại kế hoạch dài hạn; nó làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch
và các kế hoạch phát triển trung hạn và ngắn hạn; chiến lược mang tính khách
quan, có căn cứ khoa học, chứ không phải chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của
người hoạch đònh.
1.2.2 NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

Quy trình hoạch đònh chiến lược dựa trên cơ sở phân tích khoa học các điều
kiện kinh tế - xã hội, khả năng khai thác các nguồn lực, các đường lối trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung để từ đó cụ thể hoá thành các quan
điểm, các mục tiêu, các đònh hướng và các giải pháp cho từng giai đoạn từ 10
đến 20 năm. Theo đó, các yếu tố trong quy trình hoạch đònh chiến lược, hay nội
dung của một chiến lược bao gồm bốn yếu tố hình thành: các căn cứ của chiến
lược; hệ thống quan điểm của chiến lược; các mục tiêu kinh tế - xã hội; các đònh
hướng và giải pháp chiến lược (xem sơ đồ 1.1).

(∗)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện chiến lược phát triển (2002), Một số vấn đề về lý luận,
phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế
Việt Nam, NXb Chính trò Quốc gia, Hà Nội, tr 12.


SƠ ĐỒ 1.1 : CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.
CÁC CĂN CỨ
CỦA CHIẾN LƯC

CÁC MỤC TIÊU

KINH TẾ - XÃ HỘI

HỆ QUAN ĐIỂM
CỦA CHIẾN LƯC

CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ
GIẢI PHÁP CHIẾN
ƯƠ

Sau đây từng yếu tố trong quy trình hoạch đònh chiến lược phát triển kinh tế xã hội sẽ lần lượt được phân tích, để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc xây dựng
đònh hướng phát triển ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long.
1.2.2.1 Các căn cứ của chiến lược.

Việc xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào các
căn cứ sau đây:
ƒ Những thành quả và những kinh nghiệm đã qua, nhất là khoảng thời gian
thực hiện chiến lược 10 năm liền kề với thời kỳ chiến lược mới là những bài học
q báu. Mặt khác, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực, cùng với
các sự kiện quốc tế có liên quan đến đến vấn đề được nghiên cứu thì có giá trò
rất lớn để chúng ta tham khảo khi xây dựng chiến lược.
ƒ Xác đònh điểm xuất phát về kinh tế - xã hội, tức là đánh giá thực trạng thời
điểm mở đầu chiến lược, trả lời các câu hỏi vấn đề được nghiên cứu đang ở giai
đoạn nào trong quá trình phát triển và trong tương quan với quốc tế?
ƒ Đánh giá và dự báo các nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường phát
triển trong thời kỳ chiến lược bao gồm các yếu tố như vò trí đòa lý, tài nguyên
thiên nhiên, dân số và lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn vốn tài chính.


ƒ Đánh giá và dự báo bối cảnh quốc tế, các điều kiện bên ngoài như tác
động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nguồn vốn bên ngoài và khả năng

mở rộng hợp tác quốc tế, khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ.
Trên cơ sở các căn cứ nêu trên, nhà hoạch đònh chiến lược cần làm rõ những
điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển trong
thời gian tới. Đây chính là những chất liệu quan trọng cho việc xây dựng các
bước tiếp theo trong quy trình hoạch đònh chiến lược.
1.2.2.2 Hệ thống quan điểm của chiến lược.

Bước tiếp theo trong quy trình hoạch đònh là hình thành nên hệ thống các
quan điểm chiến lược. Hệ thống quan điểm phải thể hiện những nét khái quát,
đặc trưng nhất và có tính nguyên tắc về mô hình và con đường phát triển kinh tế
- xã hội hướng tới mục tiêu lâu dài. Nó vừa có ý nghóa chỉ đạo xây dựng chiến
lược, vừa là tư tưởng và linh hồn của bản chiến lược mà trong đó từng phần nội
dung của chiến lược phải thể hiện và quán triệt. Hệ quan điểm cơ bản của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay gồm những nội dung sau:
(1) Chiến lược trước hết phải thể hiện quan điểm phát triển nhanh và bền
vững.
(2) Xây dựng được nền tảng một nước công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm
trong thời kỳ chiến lược tới.
(3) Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động thực hiện hội nhập kinh
tế quốc tế cả song phương và đa phương.
(4) Đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới một cách sâu rộng và đồng bộ, cả
về kinh tế - xã hội và bộ máy Nhà nước, hướng vào giải phóng triệt để lực lượng
sản xuất.


(5) Kết hợp kinh tế, xã hội với quốc phòng và an ninh nhằm thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghóa xã hội và bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc (∗).
1.2.2.3 Các mục tiêu kinh tế - xã hội.


Sau khi đã hình thành được hệ thống các quan điểm, thì bước kế tiếp là xây
dựng hệ thống các mục tiêu của chiến lược. Trong việc xây dựng các mục tiêu,
cần chú ý những vấn đề sau dây:
ƒ Cơ sở để xác đònh mục tiêu:
Các đường lối của Đảng, Nhà nước và những kết quả của công tác nghiên
cứu, dự báo trước đây trong quy trình hoạch đònh chiến lược là cơ sở cho việc xác
đònh các mục tiêu chiến lược. Các ngành và đòa phương căn cứ vào quy hoạch
phát triển tổng thể của ngành và đòa phương mình để xây dựng nên hệ thống các
mục tiêu nhằm cụ thể hoá mục tiêu lớn của quy hoạch tổng thể.
ƒ Những nguyên tắc lựa chọn mục tiêu:
- Nguyên tắc 1: Mục tiêu của mỗi chiến lược đều phải hướng vào mục tiêu
tổng thể, hình thành nên một hệ thống mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau.
- Nguyên tắc 2: Nguyên tắc về tính hiện thực của mục tiêu. Nguyên tắc này
đòi hỏi khi xây dựng mục tiêu phải dựa trên cơ sở các nguồn lực và điều kiện
hiện tại. Tránh đưa ra những mục tiêu quá cao mang tính áp đặt ước muốn chủ
quan, duy ý chí, cũng như các mục tiêu quá thấp không cần cố gắng, nỗ lực gì
cũng có thể thực hiện được.
1.2.2.4 Các đònh hướng và giải pháp chiến lược.

(∗)

GS, TS Đỗ Hoàng Toàn & TS Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý học Kinh tế
Quốc dân (tập 1), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Khoa học Quản lý, NXb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 330 - 331.


Xây dựng các đònh hướng và giải pháp là bước cuối cùng trong quy trình
hoạch đònh chiến lược. Ở giai đoạn này, nhà hoạch đònh cần tập trung vào các
trọng điểm sau:
ƒ Các căn cứ để xây dựng các đònh hướng, các giải pháp của chiến lược:

- Các mục tiêu của chiến lược: mỗi một mục tiêu đòi hỏi phải có các đònh
hướng, các giải pháp nhất đònh để thực hiện. Do đó, mục tiêu là căn cứ để lựa
chọn các đònh hướng, các giải pháp của chiến lược.
- Các mô hình lý thuyết, những kinh nghiệm trong và nước ngoài có liên
quan đến vấn đề đang được nghiên cứu.
- Những ý kiến, những kiến nghò từ phía các tổ chức, cá nhân như các nhà
lãnh đạo, các chuyên gia, các nhà khoa học, dân chúng.
ƒ Các nguyên tắc để lựa chọn các đònh hướng, các giải pháp chiến lược:
- Các đònh hướng, các giải pháp phải bám sát mục tiêu của chiến lược và
phải phù hợp với đònh hướng chính trò của xã hội. Rõ ràng không thể vì công cụ
mà xoay ngược mục tiêu. Các mục tiêu là căn cứ để xây dựng các đònh hướng,
các giải pháp thực hiện.
- Các đònh hướng, các giải pháp phải hợp lý và hiện thực. Không thể đưa ra
các đònh hướng, các giải pháp mà mình không thể thực hiện được, hoặc không
thể có được.
- Các đònh hướng, các giải pháp phải mang tính hệ thống, tức là mỗi đònh
hướng, giải pháp có tính độc lập tương đối của nó nhưng chúng có quan hệ tác
động lẫn nhau. Vì vậy khi đưa ra một đònh hướng, giải pháp nào đó cần xem xét
ảnh hưởng của nó đối với các đònh hướng, các giải pháp khác. Và để thực hiện
một mục tiêu của chiến lược nào đó, thường phải sử dụng tổng hợp các loại đònh
hướng, các giải pháp khác nhau.


1.3 LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG.
1.3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Trong khoa học kinh tế, khái niệm phát triển là một chủ đề quan trọng và đã
trở thành một lónh vực nghiên cứu riêng. Đối với đề tài của luận văn, phân tích
rõ các khái niệm về phát triển và phát triển bền vững là căn cứ quan trọng giúp
tác giả xây dựng các quan điểm, các mục tiêu, các đònh hướng và giải pháp phát

triển ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long.
™ Phát triển kinh tế và phát triển bền vững:

“Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu,
thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống”

(∗)

. Theo đó, phát triển kinh tế đòi hỏi

phải thực hiện đồng bộ ba nội dung cơ bản sau đây:
- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh
mức độ tăng trưởng sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn nào đó.
- Sự biến đổi cơ cấu kinh tế, trong đó quan trọng nhất là tỷ trọng của các
ngành dòch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ
trọng nông nghiệp ngày một giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng
tăng trưởng kinh tế, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất.
- Sự tăng lên của thu nhập thực tế mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung
này phản ánh tính xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
Khi mục tiêu phát triển kinh tế không chỉ đặt trọng tâm vào phục vụ thế hệ
hiện tại, mà còn hướng vào phục vụ cho thế hệ tương lai, chúng ta có khái niệm
phát triển bền vững:

(∗)

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế Chính trò Mác - Lênin, NXb Chính
trò Quốc gia, Hà Nội, tr 46.



“Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu trong hiện tại
mà không xâm phạm đến khả năng làm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương
lai”

(∗)

. Như vậy, phát triển bền vững đòi hỏi phải sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên thiên nhiên và đảm bảo tốt môi trường sinh thái cho thế hệ mai sau.
™ Phát triển nông nghiệp bền vững:

“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu tăng
trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên –
con người và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân
nông thôn”

(∗∗)

. Theo đó, có ba mối liên hệ ràng buộc trong hệ thống nông

nghiệp phát triển bền vững:
(1) Mối liên hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên. Trong
mối liên hệ này, phát triển nông nghiệp bền vững yêu cầu trong khi sử dụng các
phương thức sản xuất tiến bộ để thực hiện tăng trưởng nông nghiệp thì phải đảm
bảo không làm suy thoái cân bằng sinh thái của môi trường tự nhiên.
(2) Mối liên hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói nông thôn.
Phát triển bền vững yêu cầu phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng
sản xuất với việc cải thiện đời sống nhân dân nông thôn thông qua thu hút được
việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp và xoá bỏ nghèo đói.
(3) Mối liên hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp và môi trường con người ở

nông thôn. Mối liên hệ ràng buộc này đòi hỏi tăng trưởng sản xuất phải đi đôi
với việc cải thiện tình trạng sức khoẻ - dinh dưỡng, trình độ văn hoá cho người
dân nông thôn.

(∗)

R.Kerry Turner, David Pearce & Ian Bateman, Kinh tế Môi trường, tr 46.
TS. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, NXb Thống
kê, tr 228.
(∗∗)


1.3.2 CÁC MỐI LIÊN HỆ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP BỀN VỮNG.
™ Sơ đồ hệ thống.

SƠ ĐỒ 1.2: CÁC MỐI LIÊN HỆ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH CẦN THIẾT NHẰM
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG.
Chính sách kinh tế
Nghiên cứu &
Ứng dụng

Giá đầu vào đầu ra

Kỹ thuật
sản xuất

Tăng trưởng
nông nghiệp


(1)

Vốn
nhân lực

Chính sách
giáo dục

Suy thoái
môi trường

Chính sách
môi trường

(2)

Xoá đói Giảm nghèo

Thu nhập
nông dân

Sức khoẻ
Dinh dưỡng

Chính sách Dich
vụ SK & DD

Theo sơ đồ trên, có sáu mối liên hệ và bốn loại chính sách tác động nhằm
thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Chúng ta bắt đầu phân tích
từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất vào nông nghiệp của chính sách kinh tế.

™ Cơ chế thực hiện chính sách.

ƒ Nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất lạc hậu:
Tăng trưởng nông nghiệp sẽ chậm và ảnh hưởng đến suy thoái môi trường tự
nhiên, từ đây dẫn đến hai hệ quả: (1) Nông nghiệp tăng trưởng chậm, thu nhập
của nông dân bò giảm sút và nghèo đói xuất hiện. (2) Ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ của nông dân và rồi ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động
nông nghiệp. Đồng thời vốn nhân lực giảm sút kết hợp với kỹ thuật sản xuất lạc
hậu sẽ làm giảm năng suất lao động, và điều này lại ảnh hưởng đến tăng trưởng


nông nghiệp. Hệ quả tiếp theo là thu nhập giảm, nghèo đói tăng lại tác động
trầm trọng tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân nông thôn. Như vậy
vòng lẩn quẩn “tăng trưởng chậm - suy thoái môi trường tự nhiên - suy thoái
nguồn nhân lực - thu nhập thấp và nghèo đói” lại tiếp diễn.
ƒ Nếu áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ:
Có hai giả đònh khi áp dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ vào nông nghiệp:
(1) Kỹ thuật tiến bộ đảm bảo cân bằng sinh thái, nhưng vốn nhân lực (trình độ
văn hoá, kỹ thuật của nhân lực) yếu kém sẽ không có khả năng áp dụng. Hệ quả
là sự suy thoái môi trường tiếp tục và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp.
(2) Kỹ thuật tiến bộ không đảm bảo cân bằng sinh thái, mặc dù vốn nhân lực
tốt cũng làm suy thoái môi trường và trong dài hạn tăng trưởng sẽ không thể
thực hiện được.
Như vậy, để phá vở được vòng lẩn quẩn nêu trên đòi hỏi phải có kỹ thuật
tiến bộ gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và nguồn nhân lực tốt. Điều này chỉ
được thực hiện tốt khi có sự phối hợp đồng bộ và hợp lý của nhiều chính sách.
Tóm lại:
Việc phân tích rõ vai trò của kế hoạch cũng như nội dung của một chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội như trên là những cơ sở lý luận quan trọng giúp tác giả

xây dựng đònh hướng phát triển ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long giai đoạn
2005 - 2015. Ngoài ra, môi trường sống ngày nay có xu hướng xấu đi nên phát
triển bền vững nền kinh tế là một vấn đề mà mọi quốc gia đều quan tâm. Do đó,
lý thuyết về phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã được tác giả phân tích rõ
để làm căn cứ cho việc xây dựng đề tài luận văn.


2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH VĨNH LONG.
2.1.1 VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CÂY ĂN TRÁI TRONG NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH.

Tỉnh Vónh Long đang trên đà cải tạo và phát triển vườn cây ăn trái, từng
bước hình thành được những vùng chuyên canh có giá trò kinh tế cao như bưởi
năm roi, cam sành Tam Bình, nhãn tiêu Long Hồ, chôm chôm, sầu riêng, măng
cụt. Trái cây Vónh Long được tiêu thụ rộng rãi trong nước và bước đầu thâm
nhập thò trường một số nước trong khu vực. Về hiệu quả sản xuất, theo đánh giá
của Cục Thống kê Vónh Long thì cây ăn trái thu được lợi nhuận cao hơn rất
nhiều so với nhiều lónh vực khác trong nông nghiệp. Với một ha canh tác, cây ăn
trái thu lợi nhuận gấp 12 - 33 lần so với cây lúa, 2 - 11 lần so với cây màu và cây
công nghiệp ngắn ngày

(∗)

. Chính sự phát triển có hiệu quả của mình mà các

vườn cây ăn trái Vónh Long, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết
cho con người, còn góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết
việc làm và tạo ra thu nhập cho nhân dân. Vì lẽ đó mà ngành cây ăn trái Vónh
Long ngày càng chiếm vò trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
Trước hết, vò trí của ngành cây ăn trái Vónh Long thể hiện trong cơ cấu giá trò
sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Cây ăn trái chiếm tỷ trọng lớn và chỉ đứng sau

cây lúa trong cơ cấu giá trò sản xuất nông nghiệp tỉnh. Vào năm 2003, giá trò sản
xuất cây ăn trái chiếm 35,7% giá trò sản xuất nông nghiệp, còn của cây lúa
chiếm 37,1% giá trò sản xuất nông nghiệp. Điều quan trọng hơn là cây ăn trái có
xu hướng ngày càng lấn át cả cây lúa. Trong giai đoạn 1995 - 2003, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của cây ăn trái đạt 10,68%, trong khi đó của cây lúa
chỉ ở mức 0,03%. (xem bảng 2.1).
Ngoài ra, vò trí quan trọng của ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long còn thể
hiện ở mức đóng góp với một tỷ lệ lớn và ngày càng gia tăng trong tốc độ tăng
(∗)

Xem phụ lục 4, 5.


trưởng giá trò sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mức đóng góp của cây ăn trái đã
tăng từ 56% trong giai đoạn 1995 - 2000 lên 79% trong giai đoạn 2000 - 2003 (∗).
BẢNG 2.1: CÁC CHỈ TIÊU TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH LONG.

Hạng mục
ƒ Giá trò sản xuất nông nghiệp (triệu đồng):
- Cây lúa
- Cây ăn trái
- Các lónh vực khác
ƒ Cơ cấu giá trò sản xuất nông nghiệp (%):
- Cây lúa trong nông nghiệp
- Cây ăn trái trong nông nghiệp
- Các lónh vực khác trong nông nghiệp

Năm 1995

Năm 2003


2.825.766
1.494.185
639.969
691.612
100
52,9
22,6
24,5

4.034.052
1.498.261
1.441.166
1.094.625
100
37,1
35,7
27,1

ƒ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1995 - 2003 (%):
- Ngành nông nghiệp
4,45
- Cây lúa
0,03
- Cây ăn trái
10,68
- Các lónh vực khác
5,59
Nguồn: Tính toán từ số liệu của: Cục Thống kê Vónh Long (04/2004), Niên giám
Thống kê 2003.


Như vậy, cây ăn trái ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế tỉnh Vónh Long
nói chung. Trong tương lai, vò trí của ngành cây ăn trái Vónh Long sẽ được khẳng
đònh nếu các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh được phát huy tốt hơn nữa để phục vụ
cho việc phát triển sản xuất kinh doanh cây ăn trái.
2.1.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY ĂN TRÁI Ở TỈNH VĨNH LONG.
2.1.2.1 Diện tích, sản lượng và cơ cấu cây trồng.
™ Diện tích các loại cây ăn trái:

Đến tháng 04/2003 tổng diện tích cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long là 33.513 ha,
chiếm khoảng 4,8% diện tích cây ăn trái cả nước, 7,98% diện tích cây ăn trái
(∗)

Xem phụ lục 7.


đồng bằng sông Cửu Long và chỉ đứng thứ hai so với 61 tỉnh thành trong cả nước
về diện tích (sau Tiền Giang)

(∗)

. Hiện nay diện tích cây ăn trái toàn quốc đã có

gần 700.000 ha, trong đó đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 60% diện tích cả
nước

(∗∗)

. Còn so với quy mô trong tỉnh, cây ăn trái Vónh Long chiếm đến 90%


diện tích cây lâu năm, tuy vậy chỉ chiếm 28,2% diện tích đất nông nghiệp và
29,8% diện tích đất tiềm năng trồng cây ăn trái của tỉnh (xem bảng 2.6, mục
2.3.2). Về cơ cấu, cây nhãn chiếm diện tích cao nhất với tỷ lệ 30,4%, kế đến là
cây cam 15,3% và cây bưởi 11,9%. Các loại cây còn lại chiếm tỷ lệ lớn là xoài
và sầu riêng (xem bảng 2.2).
BẢNG 2.2: DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU CÂY ĂN TRÁI TOÀN TỈNH VĨNH LONG.

Chủng loại
1. Nhãn
2. Cam
3. Bưởi
4. Xoài
5. Sầu riêng
6. Chôm chôm
7. Quýt
8. Chanh
9. Cây ăn trái khác
Tổng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

10.202
5.127
4.001
3.113
1.609
977

493
172
7.819

30,4
15,3
11,9
9,3
4,8
2,9
1,5
0,3
22,4

33.513

100

Nguồn: UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (01/2004),
Báo cáo tóm tắt Đánh giá thực trạng và phân vùng thích nghi cây ăn quả tỉnh
Vónh Long giai đoạn 2003 - 2010.
™ Diễn biến diện tích qua các năm:

(∗)

UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (02/2002), Điều
chỉnh quy hoạch nông nghiệp tỉnh Vónh Long giai đoạn 2001 - 2010, tr 36.
(∗∗)
Trang web (cập nhật 22/10/2004): “Chất lượng, lợi
thế cạnh tranh của trái cây Nam Bộ”.



BẢNG 2.3: DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH CÂY ĂN TRÁI TOÀN TỈNH VĨNH LONG.

Cây trồng

Năm
1992

Diện tích cây lâu năm (ha):
1. Sầu riêng
2. Bưởi
3. Nhãn
4. Cam
5. Xoài
6. Chôm chôm
7. Qt
8. Cây khác

32.291
148
423
1.820
3.192
2.301
931
1.756
21.720

Năm

1998
36.097
604
1.601
8.859
2.345
2.237
787
477
19.187

Năm
2003
39.027
1.609
4.001
10.202
5.127
3.113
977
493
13.505

Tốc độ phát
triển bình quân giai đoạn
1992 - 2003 (%)
24,2
22,7
17,0
4,4

2,8
0,4
-10,9
-4,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của:
(1) UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (01/2004),
Báo cáo tóm tắt Đánh giá thực trạng và phân vùng thích nghi cây ăn quả
tỉnh Vónh Long giai đoạn 2003 - 2010.
(2) UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (02/2002),
Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp tỉnh Vónh Long giai đoạn 2001 - 2010.

Trong giai đoạn 1992 - 2003, diện tích các loại cây ăn trái chủ yếu đều tăng,
cụ thể là sầu riêng tăng 24,2%, bưởi 22,7% và nhãn 17%. Riêng cây qt có diện
tích giảm mạnh, âm 10,9% do ảnh hưởng của sâu bệnh và ngập lũ (xem bảng
2.3)õ. So với tiềm năng và vò trí của tỉnh, sự gia tăng diện tích này cho phép khai
thác được các lợi thế và tài nguyên về nguồn nước, khí hậu, đất đai, lao động, hệ
thống giao thông thủy bộ, du lòch sinh thái v.v.. qua đó làm tăng thu nhập cho
người dân và góp phần chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh (∗).
™ Sản lượng các loại cây ăn trái:

(∗)

Xem mục 2.2.1 đề cập đến các nhân tố bên trong có ảnh hưởng tích cực đến ngành
cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long.


Sản lượng trái cây toàn tỉnh hiện nay gần 352.000 tấn/năm, chiếm đến 12%
sản lượng trái cây toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long và 5,8% sản lượng trái
cây cả nước (hiện tại sản lượng trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,9

triệu tấn/năm, chiếm 48,1% sản lượng trái cây cả nước)

(∗)

. Các loại trái cây

chiếm sản lượng lớn của tỉnh Vónh Long là nhãn, bưởi năm roi và cam sành.
Trong đó, nhãn chiếm sản lượng lớn nhất với 114.700 tấn, kế đến là bưởi với sản
lượng 63.900 tấn và cam với sản lượng 52.600 tấn (xem bảng 2.4). Đây cũng là
ba loại cây có diện tích dẫn đầu ở tỉnh Vónh Long.
BẢNG 2.4: SẢN LƯNG CÂY ĂN TRÁI TOÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2003.

Cây trồng
1. Nhãn
2. Bưởi
3. Cam
4. Xoài
5. Sầu riêng
6. Chanh
7. Chôm chôm
8. Quýt
9. Cây ăn trái khác
Tổng

Diện tích
canh tác (ha)

Diện tích
thu hoạch (ha)


Sản lượng
ước tính (tấn)

10.202
4.001
5.127
3.113
1.609
172
977
493
7.819

7.651
3.063
3.292
1.921
1.126
120
780
330
5.690

114.700
63.900
52.600
24.900
14.600
12.000
10.900

2.300
56.000

33.513

23.973

351.900

Nguồn: UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (01/2004),
Báo cáo tóm tắt Đánh giá thực trạng và phân vùng thích nghi cây ăn quả
tỉnh Vónh Long giai đoạn 2003 - 2010.
2.1.2.2 Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
™ Giống cây ăn trái:

(∗)

Trang web (cập nhật 01/07/2003): “Đồng bằng sông
Cửu Long: 1000 tỷ đồng phát triển công nghiệp chế biến rau quả”.


- Tỉnh Vónh Long có nguồn gen trong cây trồng khá phong phú, đặc biệt
trong quá trình canh tác đã tiến hành điều tra, sưu tập, bình tuyển và chọn lọc
trên 40 giống cây ăn trái q hiếm, trong đó có nhiều giống tốt đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận như bưởi năm roi, cam sành, xoài cát
Hoà Lộc, qt tiều, sầu riêng cơm vàng hạt lép và nhãn xuồng cơm vàng. Đây là
nguyên liệu phục vụ lai tạo và nhân các giống mới.
- Tỉnh đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Trường Đại
học Cần Thơ để tiến hành khảo nghiệm và mạnh dạn đầu tư nhập một số giống
cây ăn trái có triển vọng như xoài, chôm chôm v.v..

- Tỉnh cũng đã đầu tư nâng cấp trại giống trung tâm và các cơ sở nhân giống
vệ tinh tại các huyện, đã triển khai xây dựng được 24 nhà lưới sản xuất giống
cây có múi sạch bệnh. Nguồn cung cấp giống của tỉnh có năng lực cung ứng 1,8
triệu cây các loại mỗi năm, đảm bảo nhu cầu trong tỉnh và tiêu thụ ra ngoài tỉnh.
Mặc dù với những lợi thế như trên, song công tác sản xuất, cung ứng giống ở
Vónh Long còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt là những mặt sau đây:
- Tình trạng sản xuất giống kém chất lượng và giống trôi nổi còn phổ biến.
Phần lớn các loại giống chưa qua kiểm nghiệm nên không rõ lý lòch cây đầu
dòng (cây bố mẹ). Giống cây ăn trái chất lượng chưa cao chiếm tới 50% diện
tích nên tỷ lệ cây ăn trái đạt tiêu chuẩn chất lượng rất thấp (chỉ 15 - 20%) (∗).
- Giống cây có múi mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong tỉnh, riêng
cây có múi sạch bệnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu

(∗)

(∗∗)

. Hơn nữa,

UBND tỉnh Vónh Long (01/2002), Dự thảo Chương trình giống nông nghiệp cây trồng
- vật nuôi - thủy sản nước ngọt giai đoạn 2001 - 2005, tr 2.
(∗∗)
UBND tỉnh Vónh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 73/BC.SNN &
PTNT (26/11/2002), Báo cáo Thực hiện chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm
2001- 2002 & kế hoạch năm 2003 - 2005, tr 2.


do giá giống của loại cây này cao nên nông dân vẫn còn sử dụng các giống cây
trôi nổi đang tiềm ẩn bệnh vàng lá có khả năng gây thiệt hại cho sản xuất.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bò cho công tác thực nghiệm - nhân giống kiểm nghiệm giống còn yếu và lạc hậu. Đặc biệt là lực lượng làm công tác

giống còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ.
™ Chăm sóc và bảo vệ thực vật:

Việc sử dụng phân bón tại các nhà vườn trong tỉnh hiện nay rất đa dạng và
phong phú, nhưng kỹ thuật bón phân chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và tập quán,
chưa được hướng dẫn theo quy trình nên thường không đúng liều lượng. Ngoài ra
các vườn cây ăn trái thường sử dụng các loại thuốc hoá học, thuốc kích thích sinh
trưởng nhưng đôi khi việc sử dụng thuốc không đúng đối tượng gây hại nên hiệu
quả phòng trò kém và ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Như vậy hiện nay các tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc và bảo vệ thực vật
đã được ứng dụng vào sản xuất cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long. Một số nhà vườn
trong tỉnh đã áp dụng các tiến bộ về giống, phân bón, bảo vệ thực vật, lên líp,
tạo vụ nghòch để điều khiển cây ra trái vụ nghòch nhằm thu được lợi nhuận cao
hơn - nhất là trên cam, bưởi, chôm chôm, sầu riêng. Nhưng nhìn chung các tiến
bộ kỹ thuật cho các nhà vườn ở Vónh Long chưa được phổ biến rộng khắp, hiệu
quả sử dụng kém và tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt là các vườn nằm sâu
trong nội đồng rất thiếu đầu tư chăm sóc sau cải tạo.
2.1.2.3 Công nghệ sau thu hoạch.
™ Công nghệ bảo quản, chế biến và vận chuyển trái cây:

Công tác bảo quản, chế biến và vận chuyển trái cây là khâu còn yếu của tỉnh
Vónh Long cũng như các tỉnh phía Nam hiện nay. Hầu hết các loại trái cây trong
tỉnh đều được tiêu thụ dưới dạng tươi sống do chưa có nhà máy chế biến, nhưng


đến nay việc bảo quản trái cây tươi vẫn còn theo kinh nghiệm cổ truyền, tác
động của những tiến bộ kỹ thuật mới còn yếu nên chưa kéo dài được thời gian
tồn tại tươi sống của các loại trái cây. Phương tiện vận chuyển đến nơi tiêu thụ
còn giản đơn, thô sơ và hoàn toàn do thương lái đảm nhận. Những hạn chế trên
đây khiến cho tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của trái cây rất cao, thường từ 20 25%. Nếu so với Malaisia và Indonesia là 5% thì tỷ lệ trên là quá lớn (∗).

™ Tiêu thụ trái cây:

Phần lớn trái cây Vónh Long được vận chuyển đến các chợ đầu mối ở Cái Bè,
Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc để tiêu
thụ. Thò trường các tỉnh phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi tiêu thụ
mạnh các loại trái cây có múi của đồng bằng sông Cửu Long, trong đó hai chủng
loại trái cây mà Vónh Long chiếm thò phần khá lớn là cam sành Tam Bình và
bưởi năm roi Bình Minh. Riêng đối với các mặt hàng thu mua để chế biến hoặc
xuất khẩu thì được các công ty, hợp tác xã tiêu thụ mua trực tiếp từ các nhà
vườn. Một thuận lợi là bước đầu tỉnh đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
cho hai loại cây ăn trái đặc sản là bưởi năm roi Bình Minh và cam sành Tam
Bình. Tuy nhiên do những yếu kém của công nghệ bảo quản, chế biến và vận
chuyển nên trái cây đến tay người tiêu dùng bò giảm phẩm chất và hao hụt
nhiều. Do đó, nhiều loại trái cây của tỉnh Vónh Long chưa chủ động được đầu ra,
gây ra nhiều thiệt hại cho nhà vườn.
Tóm lại: Mặc dù ngành cây ăn trái ở tỉnh Vónh Long đã có những bước phát
triển vượt bậc và ngày càng chiếm vò trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh
nhưng chúng cũng tồn tại không ít những hạn chế cần phải khắc phục. Riêng về
phía người làm vườn, họ rất cần sự hỗ trợ về nhiều mặt. Qua khảo sát các nhà
(∗)

Trang web (ngày phát tin 22/04/04): “Tìm thương hiệu
cho trái cây Việt Nam”.


×