Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số giải pháp nhằm tái cấu trúc các tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ-công ty con hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THỊ HẢI LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY
CON VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI ............. 01
1.1. Những vấn đề cơ bản về tập đoàn kinh tế .............................................. 01
1.1.1. Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới ........................ 01
1.1.1.1. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc .................................... 01
1.1.1.2. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản ..................................... 03
1.1.1.3. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc ................................. 05
1.1.1.4. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Mỹ và các nước Châu Âu ........... 06
1.1.2. Đặc điểm của các tập đoàn kinh tế trên thế giới................................. 08
1.1.3. Các phương thức liên kết của các tập đoàn kinh tế trên thế giới ........ 10
1.1.4. Động cơ liên kết của các công ty trên thế giới .................................... 12
1.1.4.1. Liên kết để tồn tại và tăng trưởng.......................................... 12
1.1.4.2. Liên kết để gia tăng lợi ích về tài chính................................. 13
1.1.4.3. Liên kết do xu thế toàn cầu hóa.............................................. 13


1.1.5. Vai trò của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới14
1.2. Những vấn đề cơ bản về mô hình công ty mẹ – công ty con ở các tập
đoàn kinh tế trên thế giới ......................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm về công ty mẹ – công ty con ............................................ 16
1.2.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con. ............................. 17
1.3. Những ưu và nhược điểm của cấu trúc tổ chức công ty mẹ – công ty con ở
các tập đoàn kinh tế trên thế giới.................................................................. 18


2

Kết luận chương 1 ................................................................................................ 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH TỔNG CÔNG TY NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM. ................................................................ 21
2.1. Tổng quan về Tổng công ty nhà nước. ....................................................... 21
2.1.1. Khái niệm về Tổng công ty nhà nước. ............................................... 21
2.1.2. Sự ra đời các Tổng công ty nhà nước.................................................. 21
2.1.3. Mục đích thành lập các Tổng công ty nhà nước ................................. 22
2.2. Thực trạng hoạt động của các Tổng công ty nhà nước trong những năm
qua................................................................................................................ 23
2.2.1. Kết quả hoạt động của các Tổng công ty ............................................ 23
2.2.2. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty. ............. 30
2.2.3. Thực trạng hoạt động của các công ty tài chính trong các Tổng công
ty........................................................................................................... 33
2.2.3.1. Tình hình huy động vốn của các công ty tài chính.................. 34
2.2.3.2. Tình hình sử dụng vốn của các công ty tài chính. ................... 35
2.2.3.3. Nguyên nhân hạn chế hoạt động của các công ty tài chính.... 36
2.3. Những hạn chế trong dự thảo Nghò đònh chuyển đổi Tổng công ty theo


mô hình công ty mẹ - công ty con.............................................................. 37
2.3.1. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con. .............................. 38
2.3.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các cơ quan quản lý nhà nước ...... ..39
2.4. Những vấn đề tồn tại trong mô hình Tổng công ty hiện nay so với các
tập đoàn kinh tế trên thế giới.................................................................... 39
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 46


3

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TÁI CẤU TRÚC CÁC TỔNG
CÔNG TY NHÀ NƯỚC SANG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY
CON HÌNH THÀNH NHỮNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ MẠNH .......... 47
3.1. Thực hiện đa dạng hóa sở hữu – điều kiện tiên quyết để các Tổng công ty
chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.................. 47
3.1.1. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên thuộc

Tổng công ty để hình thành những công ty cổ phần đa sở hữu........... 49
3.1.2. Gắn kết với thò trường chứng khoán để thúc đẩy nhanh sự hình thành
và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam................................... 50
3.1.3. Tổ chức lại các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ–công ty con. 51
3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm soát của công ty mẹ đối
với công ty con – tạo sự gắn kết chặt chẽ trong tập đoàn. ..................... 53
3.2.1. Lựa chọn công ty đảm trách vai trò công ty mẹ. ................................. 53
3.2.2. Tập trung vốn cho công ty mẹ. ............................................................ 54
3.2.3. Thành lập, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của công ty tài
chính trong các tập đoàn kinh tế ......................................................... 54
3.2.4. Thò trường hóa mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con trong
tập đoàn............................................................................................... 56
3.2.4.1. Thò trường tài chính ................................................................ 57

3.2.4.2. Thò trường lao động ................................................................ 60
3.2.4.3. Thò trường hàng hóa. .............................................................. 61
3.3. Kiến nghò đối với Chính phủ về đổi mới quản lý nhà nước đối với các
tập đoàn kinh tế.......................................................................................... 61
3.3.1. Quản lý về sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế ................... 61
3.3.1.1. Phân đònh rõ chức năng quản lý nhà nước và đại diện sở hữu
nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế.................................... 62
3.3.1.2. Phân đònh rõ đại diện sở hữu và quản lý trong các tập đoàn .. 64


4

3.3.2. Quản lý nhà nước trên phương diện pháp lý. ....................................... 64
3.3.2.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các đạo luật tạo hành lang
pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn ................................ 64
3.3.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với các tập đoàn.......... 65
3.3.2.3. Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ......... 66
3.4. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh
tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam. ............................................... 66
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 69
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


5

LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức cho

các quốc gia. Để nền kinh tế một quốc gia hội nhập một cách hiệu quả thì ở đó
cần phải có những đầu tàu kinh tế – những tập đoàn kinh tế mạnh, có sức cạnh
tranh cao. Có thể nói, các tập đoàn kinh tế đã trở thành nhân tố cơ bản cho sự
phát triển kinh tế.
Ở nước ta, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sắp
xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty nhà nước được xem là trụ
cột của nền kinh tế ra đời trong tiến trình sắp xếp này với mục đích là thành lập
những tập đoàn kinh tế mạnh, có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh cao.
Sau gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, các Tổng công ty đã có
những đóng góp thiết thực cho nền kinh tế. Tuy nhiên, những kết quả mà các
Tổng công ty đã đạt được không như mong muốn. Mô hình Tổng công ty còn thể
hiện nhiều bất cập như cách thức tổ chức và quản lý bằng các biện pháp hành
chính nên không tạo được sức mạnh tổng hợp; mối quan hệ giữa Tổng công ty và
các doanh nghiệp thành viên thiếu chặt chẽ, không dựa trên cơ sở đầu tư vốn;
cấu trúc đơn sở hữu Nhà nước đã dẫn đến tình trạng thiếu vốn và nhiều tiêu cực
khác nảy sinh; một số chính sách và cơ chế quản lý nhà nước can thiệp quá sâu
vào hoạt động của Tổng công ty. Do vậy, việc tái lập Tổng công ty nhà nước
sang một mô hình mới nhằm loại bỏ hoàn toàn những bất cập nói trên để các
Tổng công ty hoạt động có hiệu quả, mở rộng quy mô và lónh vưc đầu tư là một
yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để Việt nam sớm có những tập đoàn
kinh tế mạnh thật sự.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã đi vào nghiên cứu đề tài “MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM TÁI CẤU TRÚC CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC SANG
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON HÌNH THÀNH NHỮNG TẬP
ĐOÀN KINH TẾ MẠNH”.


6

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu mô hình công ty mẹ – công ty con ở các tập đoàn kinh
tế trên thế giới và phân tích thực trạng hoạt động của các Tổng công ty nhà nước
ở Việt Nam, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào quá trình cấu
trúc lại các Tổng công ty, tiến tới hình thành những tập đoàn kinh tế mạnh của
Việt Nam.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Trước tiên, đề tài đề cập đến mô hình tập đoàn kinh tế ở một số quốc gia
trên thế giới từ để rút ra các đặc điểm, cơ chế tổ chức và điều hành ở đó. Kế
đến, đề tài nghiên cứu hoạt động của các Tổng công ty hiện nay thông qua các
chỉ tiêu về tài chính, cơ chế tài chính và các mối quan hệ liên kết, quản lý trong
mô hình này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp lòch sử kết hợp với phương pháp
khảo sát, so sánh, thống kê. Theo đó, các số liệu được thu thập để phân tích và
đánh giá tình hình hoạt động của các Tổng công ty trong những năm qua, đồng
thời xem xét mô hình công ty mẹ – công ty con của các tập đoàn kinh tế phổ
biến trên thế giới nhằm tìm ra những khác biệt của hai mô hình này.
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung của đề tài được thể hiện trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan về mô hình công ty mẹ – công ty con và tập đoàn
kinh tế trên thế giới
Chương 2: Thực trạng mô hình Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tái cấu trúc các Tổng công ty nhà nước
sang mô hình công ty mẹ – công ty con hình thành những tập
đoàn kinh tế mạnh.
Luận văn có khối lượng 69 trang đánh máy, 13 bảng, 7 hình cùng một danh
mục tài liệu tham khảo và một bản phụ lục.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY
CON VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1.1. Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới.
1.1.1.1. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc.
Tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc xuất hiện vào những năm 1955-1965 với mục
tiêu là đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước. Các tập đoàn kinh tế xuất hiện dưới
hình thức tổ hợp công nghiệp với tên gọi là các cheabol. Sở hữu các cheabol này
thuộc về các nhóm gia đình. Có thể nói các cheabol đã đóng góp hết sức to lớn
vào công cuộc phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc, nó được coi là đầu tàu, là
xương sống của nền kinh tế quốc gia này. Nếu như năm 1965, Hàn Quốc có 10
cheabol thì năm 1975 đã có 20 cheabol và đến năm 2002 con số đã lên tới 200
cheabol. Các cheabol có những đặc trưng cơ bản sau:
Về lónh vực hoạt động: Các cheabol hoạt động ở nhiều ngành nghề lónh vực
khác nhau, chẳng hạn tập đoàn Samsung hoạt động trong các lónh vực như ngân
hàng, bảo hiểm, bách hóa, chứng khoán, xây dựng, phân bón, đóng tàu, điện
tử…và có mạng lưới các chi nhánh hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới, tập
đoàn Huyndai hoạt động trong hơn 33 ngành công nghiệp và có số chi nhánh lên
tới gần 40 chi nhánh trên phạm vi toàn cầu.
Về quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Kinh tế của các cheabol chiếm
tỷ lệ rất cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân: trên 80% ngành điện gia dụng
của Hàn Quốc nằm trong tay 3 cheabol lớn là Samsung, Jinxin, Daewoo; hai
trong số ba công ty lớn trong ngành xe hơi là các xí nghiệp của Samsung và
Hyundai; ngành đóng tàu chủ yếu thuộc về sự khống chế của Hyundai,
Samsung, Daewoo. Tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho năm cheabol lớn
Samsung, Hyundai, Daewoo, Lucky Goldstar, Hanji bao gồm các khoản tiền vay
và tín dụng bảo đảm chiếm 8,73% tổng kim ngạch về vốn sản xuất. Nếu mở



8

rộng phạm vi thống kê lên khoảng 30 cheabol trong biểu thứ tự vốn sản xuất, thì
tỷ suất đó đã chiếm 18,29%. Điều này có thể nói mức độ hòa hợp và quan hệ tín
dụng của tập đoàn tài chính ngân hàng với các cheabol đã trở thành mấu chốt
trong sự phát triển của các tập đoàn này.
Về cơ quan điều hành: Công ty mẹ sử dụng bộ máy lãnh đạo, quản lý của
mình để điều hành và quản lý tập đoàn. Bộ máy quản lý của công ty mẹ bao
gồm: Hội đồng quản trò, ủy ban giám sát điều hành, ủy ban của các ban nghiệp
vụ chức năng là giúp chủ tòch tập đoàn phối hợp hoạt động của các công ty chi
nhánh, điều hành về nhân sự, tài chính, đầu tư và phát triển làm cho hoạt động
của tập đoàn có hiệu quả nhất.
Đầu tư nội bộ giữa các công ty thành viên trong cheabol: Đầu tư nội bộ
giữa các công ty thành viên của chabol diễn ra khá mạnh mẽ. Đầu tư nội bộ
được tiến hành thông qua việc một công ty con của cheabol mua cổ phần của các
công ty con khác trong cùng cheabol đó. Đầu tư nội bộ ở các cheabol thường
được thực hiện dưới 3 hình thức đó là: đầu tư chéo-khi 2 công ty nắm giữ cổ
phần lẫn nhau; đầu tư vòng tròn-khi một công ty nắm cổ phần của công ty khác;
và đầu tư tỏa-khi một công ty nắm giữ cổ phần của nhiều công ty khác.
Việc sử dụng các hình thức đầu tư nội bộ khác nhau có liên quan chặt chẽ
đến vai trò khác nhau của chúng đối với sự tăng trưởng của các cheabol hay nói
cách khác, nó có liên quan chặt chẽ đến chiến lược kinh doanh của cheabol.
Dạng đầu tư tỏa thường được sử dụng ở giai đoạn hai của sự phát của cheabol,
khi các cheabol thực hiện chiến lược nhất thể hóa theo chiều dọc và phát triển
đa dạng hóa quan hệ. Dạng đầu tư vòng tròn được sử dụng khi các cheabol bước
vào giai đoạn thứ 3 của quá trình phát triển, thường thấy ở các cheabol lớn như
SK, LG, Sanyong trong những năm đầu thập niên 90. Đầu tư nội bộ dạng vòng
tròn được các cheabol sử dụng như là một công cụ phục vụ cho việc thực hiện
chiến lược phát triển theo chiều ngang.
Nguồn gốc xuất hiện đầu tư nội bộ: Nhu cầu huy động vốn với quy mô lớn

để tham gia vào các ngành công nghiệp cần vốn đầu tư lớn trong điều kiện tài


9

sản gia đình còn nhiều hạn hẹp là nguyên nhân cơ bản của việc sử dụng rộng rãi
đầu tư nội bộ ở các cheabol. Đầu tư nội bộ xuất hiện lần đầu tiên tại Hàn Quốc
vào những năm 1960, Samsung là cheabol đầu tiên sử dụng đầu tư nội bộ. Vào
thời điểm đó nhờ đầu tư nội bộ mà Samsung đã có thể huy động được một lượng
vốn lớn để tham gia vào hai ngành công nghiệp trọng điểm của chính phủ đó là
công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng. Đánh dấu lần đầu tiên dự án phát
triển của nhà nước được thực hiện bởi khu vực kinh tế tư nhân. Một nguyên nhân
khác dẫn đến sự mở rộng của đầu tư nội bộ là nhu cầu nắm quyền kiểm soát tập
đoàn của chủ sở hữu chaebol. Sau khủng hoảng kinh tế 1968-1972 nhằm mục
đích tái cơ cấu vốn của các công ty lớn, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành luật
khuyến khích các công ty lớn bán cổ phiếu cho công chúng. Theo luật này, hơn
51% cổ phần phải bán cho các cổ đông không phải là thành viên của các gia
đình sở hữu. Tuy vậy, để không đánh mất quyền kiểm soát các cheabol, chủ sở
hữu và gia đình họ chỉ nắm giữ cổ phiếu ở các công ty nòng cốt của các cheabol.
Khi các công ty nòng cốt đầu tư vào các công ty thành viên thì các chủ sở hữu
vẫn duy trì được quyền hạn của mình.
Ngoài việc giúp chủ sở hữu của các cheabol nắm quyền kiểm soát và huy
động vốn với quy mô lớn, đầu tư nội bộ còn tạo điều kiện để huy động vốn với
thời gian ngắn hơn nhiều so với tài trợ từ bên ngoài, khai thác cơ hội kinh doanh
nhanh chóng và hiệu quả, giảm chi phí huy động vốn và gia tăng lợi nhuận.
1.1.1.2. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật Bản.
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế Nhật Bản có nhiều chuyển
biến, nỗi bật là sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế lớn gọi là các Zaibatsu.
Đặc điểm chính của các Zaibatsu: Các công ty trong những ngành công
nghiệp khác nhau gắn bó với nhau vì cùng nguồn gốc và cùng chung một quyền

sở hữu, cùng được một ngân hàng cung cấp tiền và thường buôn bán giao dòch
với nhau.
Mỗi Zaibatsu có một ngân hàng hoạt động với chức năng cung cấp tiền.
Tiền gửi của công chúng được đưa tới các công ty thành viên khác của nhóm


10

bằng những khoản cho vay hoặc bảo hiểm cho việc phát hành cổ phần và giấy
nợ. Khả năng dễ dàng huy động vốn đã cho phép các Zaibatsu dẫn đầu trong
công cuộc phát triển ngành công nghiệp nặng cần nhiều vốn như cơ khí và hóa
chất giữa hai cuộc đại chiến thế giới.
Ở trung tâm của mỗi Zaibatsu có một công ty mẹ do gia đình sáng lập ra
kiểm soát. Công ty này sở hữu phần lớn công ty trong số khoảng chục công ty
con cốt lõi, kể cả ngân hàng, công ty thương mại, công ty bảo hiểm. Mỗi công ty
con cốt lõi đó lại sở hữu thêm phần trăm cổ phần của nhiều công ty khác, khiến
cho Zaibatsu với tính cách một nhóm, kiểm soát 40 - 100% vốn của mỗi thành
viên chủ yếu. Do đó Zaibatsu là tổ hợp rộng lớn các công ty có liên quan với
nhau nằm trong những ngành nghề khác nhau như tiền tệ, bảo hiểm, công nghiệp
nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, thương nghiệp và dòch vụ…
Quy mô và mức độ chi phối nền kinh tế: Phần lớn nền kinh tế công nghiệp
Nhật Bản lúc bấy giờ bò chi phối bởi bốn Zaibatsu lớn là Mitsubishi, Yasuda,
Iwasaki, Mitsui và một số Zaibatsu nhỏ. Vào năm 1941 thì bốn Zaibatsu này đã
có thể kiểm soát 39% đầu tư toàn quốc vào ngành công nghiệp nặng và gần 50%
tài nguyên ngân hàng.
Cơ chế điều hành: Các Zaibatsu có mức độ phối hợp quản lý rất lớn ở trung
tâm, với các quan chức của công ty mẹ nắm giữ các chức vụ chủ tòch và giám
đốc của các công ty con nòng cốt. Các công ty thành viên kinh doanh với nhau
và điều đặc biệt là sử dụng các công ty thương mại của nhóm làm trung tâm và
có thể làm người khởi xướng những ngành kinh doanh mới.

Vào năm 1945-1950, Mỹ đã buộc Nhật phải giải tán các Zaibatsu, chuyển
83 công ty mẹ với 4500 công ty con thành công ty nắm giữ cổ phần, sau đó đem
toàn bộ kim ngạch cổ phần mà họ nắm giữ và cổ phiếu cá nhân của các nhân vật
hàng đầu của 10 gia tộc lớn, cả cổ phiếu của 9/10 công ty con giao cho ủy ban
chỉnh đốn công ty của nhà nước nắm giữ và thực hiện phân tán hóa. Về mặt
nhân sự, buộc khoảng 1500 lãnh đạo của công ty mẹ, công ty con và công ty
cháu trong đó bao gồm cả 56 nhân vật hàng đầu của các Zaibatsu như Mitsui,


11

Mitsubishi, Sumitomo, Nakasima từ bỏ chức vụ lãnh đạo công ty. Sau khi quân
đồng minh rời khỏi Nhật Bản, với phương châm tổ chức xây dựng và phát triển
tập đoàn tài chính của chính phủ, các xí nghiệp cốt lõi của các Zaibatsu bò phân
tán trước năm 1950 lại tập trung và hợp nhất lại với nhau. Mỗi nhóm bao gồm
một ngân hàng và một công ty thương mại. Bên trong mỗi nhóm, các công ty
cũng buôn bán và hợp tác với nhau, có cổ phần đan xen nhau song sự phối hợp
giữa chúng lỏng lẽo hơn trước, chúng được gọi là các Keiretsu.
1.1.1.3.

Mô hình tập đoàn kinh tế ở Trung Quốc.

Ở Trung Quốc các tập đoàn kinh tế được biết đến với tên gọi là các tập
đoàn xí nghiệp. Do yêu cầu cạnh tranh của thò trường, một số xí nghiệp đã liên
kết lại với nhau thành một thực thể kinh tế. Tập đoàn xí nghiệp là một pháp
nhân kinh tế có đặc điểm là lấy xí nghiệp lớn và trọng tâm làm cốt lõi, có thực
lực kinh tế hùng hậu, có vò trí tương đối quan trọng trong nền kinh tế. Tập đoàn
xí nghiệp ở Trung Quốc có nhiều chức năng như sản xuất, nghiên cứu khoa học,
tiêu thụ, phục vụ. Các xí nghiệp thành viên trong tập đoàn xí nghiệp có mối
quan hệ trao đổi, tức là thực hiện nguyên tắc lãi cùng hưởng, lỗ cùng chòu,

khuyến khích cạnh tranh và gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự ra đời của các tập
đoàn xí nghiệp ở Trung Quốc là sự phát triển quan trọng trong việc liên hợp kinh
tế ngang, nó thích ứng với yêu cầu hiệp tác sản xuất lớn, chuyên môn hóa, xã
hội hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và tỏ ra có sức sống khá mạnh trong nền kinh
tế thò trường xã hội chủ nghóa.
Từ năm 1997 Trung Quốc cũng đã từng bước tiến hành xây dựng các doanh
nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả thành các tập đoàn kinh tế lớn. Mô
hình được các nhà hoạch đònh chính sách chú ý nhiều nhất là tổ chức kinh doanh
chaebol của Hàn Quốc, vốn có nhiều đặc trưng gần gũi với điều kiện Trung
Quốc. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp sắp
chuyển đổi này như ưu tiên khi đăng ký gia nhập thò trường chứng khoán và vay
vốn ngân hàng. Các doanh nghiệp này có thể thành lập công ty tài chính phục vụ
nội bộ và được trực tiếp hoạt động ngoại thương. Ngoài ra, các doanh nghiệp


12

này còn được Nhà nước trả lại 15% khoản thuế hàng năm. Một số tập đoàn còn
được Nhà nước dành cho một khoản chi lớn để hỗ trợ công tác nghiên cứu và
phát triển.
1.1.1.4. Mô hình tập đoàn kinh tế ở Mỹ và các nước Châu Âu.
Cuối thế kỷ XIX tích tụ, tập trung tư bản và sản xuất được xúc tiến mạnh
mẽ, các công ty nhỏ đã bò phá sản hàng loạt trong khi các công ty lớn thì mở
rộng quy mô bành trướng của mình. Ban đầu các công ty trong cùng một ngành
liên kết với nhau hình thành nên những Cartel, Trust, Syndicate.
Cartel: là hình thức tập đoàn kinh tế theo một ngành chuyên môn hóa, bao
gồm những công ty sản xuất một loại sản phẩm hoặc dòch vụ kinh doanh nhằm
hạn chế sự cạnh tranh bằng thỏa thuận thống nhất về giá cả, phân chia thò trường
tiêu thụ, về mẫu mã, kiểu loại…. Trong Cartel các công ty thành viên vẫn giữ
tính độc lập về sản xuất và tiêu thụ. Họ chỉ cam kết làm đúng những thỏa hiệp

trong hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tuy nhiên Cartel thường dẫn đến độc quyền,
hạn chế cạnh tranh, đi ngược với xu thế của cơ chế thò trường. Do vậy chính phủ
ở nhiều nước đã hạn chế hoặc ngăn cấm hình thức tập đoàn này. Hình thức tập
đoàn kinh tế này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thế kỷ 19 và sau đó lan ra ở các
nước Phương Tây. Đây là hình thức tập đoàn kinh tế có trình độ liên kết thấp
nhất.
Syndicate: Là hình thức tập đoàn kinh tế có mức độ liên kết cao hơn
Cartel. Các công ty trong tập đoàn này vẫn giữ độc lập về sản xuất mà chỉ mất
độc lập về lưu thông: mọi việc mua bán do ban quản trò chung của Syndicate
đảm nhận. Mục đích của tập đoàn liên kết dạng này là thống nhất đầu mối mua
và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ và bán hàng hóa với giá cao.
Trust: Là hình thức tập đoàn kinh tế có mối liên kết cao hơn Cartel và
Syndicate. Các thành viên trong tập đoàn này không chỉ liên kết với nhau ở
khâu lưu thông mà còn liên kết cả ở khâu sản xuất. Việc sản xuất, tiêu thụ đều


13

do một ban quản trò thống nhất quản lý. Do vậy các thành viên trong Trust đều
mất quyền độc lập về cả sản xuất lẫn thương mại.
Tuy vậy, đến những năm 20 của thế kỷ XX, các mô hình trên đã thể hiện
tính không hiệu quả về kinh tế, đặc biệt là sự yếu kém về khả năng thích ứng
với những thay đổi của thò trường, thay đổi chủng loại mặt hàng và chất lượng
sản phẩm, buộc các Cartel, Trust, Syndicate hoạt động trong những ngày khác
nhau nhưng có liên quan với nhau về mặt kinh tế kỹ thuật phải liên kết lại với
nhau hình thành nên các Consortium.
Consortium: là hình thức tập đoàn kinh tế được hình thành do mối quan hệ
liên kết giữa các Cartel, Trust, Syndicate. Hình thức tập đoàn này có trình độ và
quy mô lớn hơn các hình thức tập đoàn trên.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới đó là liên

kết đa ngành dưới dạng những Concern và Conglomerate khổng lồ thâu tóm
nhiều xí nghiệp và công ty thuộc những ngành khác nhau và biến các công ty
này trở thành các chi nhánh của mình, mở rộng mạng lưới hoạt động ra tầm quốc
tế.
Concern: là hình thức tập đoàn kinh tế xuất hiện chủ yếu thông qua mối
liên kết ngang giữa ít nhất là hai công ty lớn kinh doanh độc lập trong cùng một
nghành sản xuất. Concern không có tư cách pháp nhân, tính pháp lý của Concern
thể hiện ở tính pháp nhân độc lập của các công ty thành viên. Trong Concern,
công ty mẹ thông qua ngân hàng độc quyền của mình để đầu tư vào các công ty
khác nhằm biến chúng thành các công ty con và điều hành hoạt động của cả tập
đoàn. Mục tiêu thành lập Concern là tạo tiềm lực mạnh về tài chính để phát
triển kinh doanh, hạn chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong công tác
nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới. Các công ty con của Concern
hoạt động trong các lónh vực như sản xuất, thương mại, ngoại thương và các dòch
vụ có liên quan. Các công ty con độc lập về mặt pháp lý nhưng bò công ty mẹ chi
phối về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện lợi ích chung giữa công ty mẹ và
công ty con thông qua các hợp đồng kinh tế, các khoản vay tín dụng hoặc đầu tư.


14

Conglomerate: là tập đoàn hoạt động tài chính thông qua mua bán chứng
khoán trên thò trường để đầu tư vào các công ty có lợi nhuận và những ngành
nghề kinh doanh có hiệu quả cao. Các công ty khi trở thành thành viên của
Conglomerate phải thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tập đoàn. Đây là tập
đoàn đa ngành, các công ty thành viên có tính độc lập hoặc tự chủ cao trong các
sản phẩm của mình, có mối quan hệ với nhau về công nghệ sản xuất và có mối
quan hệ hết sức chặt chẽ về mặt tài chính. Tập đoàn giữ vai trò chủ yếu trong
việc chi phối và kiểm soát tài chính chặt chẽ các công ty con.
1.1.2. Đặc điểm của các tập đoàn kinh tế trên thế giới

Do sự phát triển của nền kinh tế thò trường, sự tích tụ, tập trung, chuyên
môn hóa, hợp tác sản xuất, và các nhân tố kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ
tác động, nên từ rất lâu các doanh nghiệp đơn lẻ đã kết hợp lại với nhau hình
thành những tập đoàn kinh tế quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề và lónh vực
kinh doanh, phạm vi hoạt động của các tập đoàn này ban đầu từ tầm quốc gia
sau đó vươn ra khu vực và quốc tế. Ngày nay có hàng vạn tập đoàn xuyên quốc
gia đang hoạt động với mạng toàn cầu. Nhìn chung, các tập đoàn này có những
đặc điểm cơ bản sau:
Quy mô lớn về vốn và lao động: Tập đoàn kinh tế vừa có sự tích tụ của bản
thân từng doanh nghiệp, lại vừa có sự tập trung giữa các doanh nghiệp. Tập đoàn
kinh tế vừa nâng cao được trình độ xã hội hóa sản xuất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, vừa có năng lực cạnh tranh mạnh hơn doanh nghiệp riêng lẻ.
Điều này thể hiện rất rõ trước hết ở quy mô vốn của tập đoàn. Ví dụ năm 1999,
vốn cổ phần của tập đoàn General Electric (Mỹ) là 259 tỷ USD, đến cuối tháng
3-2002 là 372,1 tỷ USD; vốn của tập đoàn Citigroup là 256,6 tỷ USD tại tháng 2
năm 2002; tập đoàn Toyota motor là 86 tỷ USD vào năm 1998; tập đoàn General
Motors là 448 tỷ USD vào 31/3/2003. Lực lượng lao động trong các tập đoàn lớn
cả về số lượng và mạnh cả về chất lượng, lực lượng lao động ở đây được tuyển
chọn và đào tạo rất nghiêm ngặt. Theo kết quả điều tra năm 2002 do tạp chí
Forbes thực hiện thì trong số 25 tập đoàn hàng đầu của Mỹ, tập đoàn Freddie


15

Mac có số lao động ít nhất là 3.400 người, tập đoàn có nhiều lao động nhất là
Wal-Mart Stores là 1.313.500 người. Tiếp đến là tập đoàn International Business
Machines là 318.000 người, General Electric là 311.000 người, Citigroup là
253.000 ngàn người. Như vậy có thể nói, quy mô vốn và lao động của tập đoàn
nói chung là rất lớn, mức độ tích tụ và tập trung rất cao.
Phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu: Phạm vi hoạt động của tập đoàn

rất rộng, không chỉ ở phạm vi quốc gia mà ở nhiều nước hoặc toàn cầu.
Nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh, chiếm lónh và khai thác thò trường
quốc tế, các tập đoàn đã mở rộng quy mô bằng việc thành lập các chi nhánh
hoạt động ở các quốc gia, tăng cường hợp tác, liên kết, phân công lao động quốc
tế. Do vậy các tập đoàn đã có hàng trăm công ty con hoạt động ở hầu hết các
nước trên thế giới.
Hoạt động đa ngành: Các tập đoàn hầu hết đều hoạt động kinh doanh đa
ngành, đa lónh vực. Ban đầu các tập đoàn có thể hoạt động trong một hoặc một
số ngành nghề, trong quá trình phát triển thì chiến lược phát triển và hướng đầu
tư luôn thay đổi để phù hợp với sự phát triển của tập đoàn và môi trường kinh
doanh quốc tế, nhưng mỗi ngành nghề đều có đònh hướng chủ đạo, lónh vực đầu
tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Bên cạnh các lónh vực
kinh doanh cổ điển như sản xuất, thương mại, các tập đoàn còn mở rộng ra các
lónh vực hoạt động khác như tài chính, bảo hiểm, nghiên cứu khoa học, tuyển
dụng và đào tạo nhân sự… Hoạt động đa ngành đã góp phần phân tán rủi ro của
các tập đoàn, bảo đảm cho hoạt động của các tập đoàn được an toàn và hiệu quả
hơn trên thương trường kinh doanh quốc tế.
Về mặt tổ chức: Tập đoàn không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một hình
thức liên kết của nhiều công ty có tư cách pháp nhân hoạt động trong một hay
nhiều ngành nghề khác nhau trong một hoặc nhiều nước nhằm tiến hành kinh
doanh dưới sự điều hành của một công ty đầu não – gọi là công ty mẹ. Tập đoàn
kinh tế vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết nhằm tăng cường
tích tụ và tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận.


16

Đa số các tập đoàn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
Công ty mẹ sở hữu số lượng lớn vốn cổ phần trong các công ty con. Nó chi phối
các công ty con về phương diện tài chính, công nghệ và trên cơ sở đó chi phối về

chiến lược phát triển. Sở hữu vốn của tập đoàn thuộc về dạng sở hữu hỗn hợp,
trong đó công ty mẹ đóng vai trò khống chế, chi phối. Công ty mẹ thường là
công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo luật công ty của nước sở tại,
có thể có vốn góp của chính phủ. Công ty con được tổ chức dưới dạng công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Khả năng kiểm soát của công ty mẹ căn cứ
trên tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các công ty này.
Công ty mẹ thành lập hoặc tham gia góp vốn hay mua cổ phần của các
công ty thành viên. Các công ty thành viên lại đi đầu tư vào các công ty khác.
Phần lớn các công ty con, công ty cháu mang họ của công ty mẹ, chẳng hạn như
tập đoàn Citigroup có các công ty con có cùng họ “Citi” như CitiCards,
CitiFinancial, CitiMortgage, CitiInsurance…
Cơ chế điều hành: Công ty mẹ thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ
phần vốn góp của mình để tham gia vào hội đồng quản trò của công ty con nhằm
chỉ đạo và đònh hướng mục tiêu hoạt động của công ty con, xây dựng chiến lược
phát triển, chiến lược thò trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư, đào tạo
nhân sự…cho tập đoàn.
Các chiến lược của tập đoàn được soạn thảo từ cơ quan đầu não của công ty
mẹ và thực hiện thống nhất cho các công ty con. Nhờ việc thực hiện chiến lược
tổng quát như vậy mà tập đoàn vừa tạo được sức mạnh thống nhất tập trung lại
vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt cho các công ty con trong việc lựa chọn chiến
lược phát triển cho riêng mình và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. (1)
1.1.3. Các phương thức liên kết của các tập đoàn kinh tế trên thế giới
• Liên kết theo hàng dọc.

(1)

Xem thêm phụ lục 1 Một số tập đoàn kinh tế trên thế giới


17


Liên kết theo hàng dọc là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng
một dây chuyền công nghệ sản xuất, trong đó mỗi doanh nghiệp đảm nhận sản
xuất ra các sản phẩm ở các công đoạn khác nhau. Quan hệ giữa các doanh
nghiệp thành viên chủ yếu là theo quy trình công nghệ và cung ứng sản phẩm
cho nhau. Quá trình liên kết này bắt nguồn từ yêu cầu của thò trường và phân
công lao động xã hội. Để đứng vững được trên thò trường thì các doanh nghiệp
phải không ngừng đổi mới công nghệ, sản xuất hàng loạt nhằm hạ giá thành sản
xuất. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp riêng lẻ sẽ không đủ tiềm lực để đáp ứng đòi
hỏi này, chính vì lý do đó, sự liên kết các doanh nghiệp trong cùng dây chuyền
công nghệ xảy ra. Liên kết dọc tạo điều kiện để các tập đoàn củng cố vò thế
cạnh tranh của hoạt động chính, quản trò chất lượng tốt hơn, bảo vệ được quyền
sở hữu công nghiệp hữu hiệu hơn.
• Liên kết theo hàng ngang.
Liên kết theo hàng ngang là sự kết hợp giữa các doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh và xảy ra phổ biến trong những
ngành có mức độ cạnh tranh cao. Kết quả là các doanh nghiệp có ưu thế sẽ nắm
vai trò chủ đạo. Các nhà sản xuất thỏa hiệp với nhau để đònh giá cả, chia sẻ thò
trường hoặc đònh mức sản lượng để hạn chế cạnh tranh nhằm tăng lợi nhuận. Ở
mức độ cao hơn, các doanh nghiệp có ưu thế sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp khác đang là đối thủ cạnh tranh của nó. Sự kết hợp kiểu này đặc
biệt phổ biến trong giai đoạn suy thoái kinh tế sau thế chiến thứ nhất, từ năm
1920 đến năm 1930. Gần đây làn sóng liên kết này lại nở rộ lên.
• Liên kết liên ngành.
Liên kết liên ngành là liên kết diễn ra giữa các doanh nghiệp không cùng
lónh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, không có sự cạnh tranh lẫn nhau và
cũng không có quan hệ với nhau về quy trình sản xuất hay cung ứng sản phẩm.
Đây là một hình thức liên kết phong phú, phổ biến hiện nay nhằm đa dạng hóa
ngành nghề, hạn chế rủi ro. Ví dụ: Tập đoàn Samsung từ một doanh nghiệp
thương mại vươn lên thành một tập đoàn mang tính hỗn hợp gồm các lónh vực



18

như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, vật liệu xây dựng, phân bón, đóng tàu,
điện tử, tập trung nghiên cứu, khai thác, chế tạo, tiêu thụ…hợp thành một khối
bao trùm cả nền công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
1.1.4. Động cơ liên kết của các công ty trên thế giới
Trên thế giới hàng ngày có hàng trăm các công ty sáp nhập, hợp nhất và
mua lại (1) lẫn nhau. Thông qua nghiên cứu các sự kiện liên kết

(2)

chúng ta có

thể tóm lược ba động cơ thúc đẩy các công ty liên kết với nhau như sau:
1.1.4.1. Liên kết để tồn tại và tăng trưởng
Chính sự thay đổi thường xuyên các phương thức sản xuất, nhu cầu hoàn
thiện và mở rộng quy mô sản xuất để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong
nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự kết hợp các
doanh nghiệp. Hiệu quả thu được từ việc sáp nhập, hợp nhất hay mua lại để phát
triển sản xuất chủ yếu xuất phát từ lợi thế của sản xuất quy mô lớn, đa dạng hóa
hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Khi quy mô sản xuất phát triển, sự hoạt động sản
xuất phối hợp đem lại hiệu ứng cộng hưởng khiến hiệu quả sản xuất toàn bộ lớn
hơn tổng hiệu quả của từng công ty riêng lẻ. Điều này thực sự đúng với liên kết
hàng ngang, hàng dọc và liên ngành.
ŠSự liên kết theo hàng ngang tạo ra sức mạnh khống chế giá cả và sản
lượng cung ứng trên thò trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sau
khi liên kết, từ đó gia tăng vò thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
ŠSự liên kết theo hàng dọc dẫn đến chuyên môn hóa cao hơn, tăng hiệu

quả sản xuất, chủ động trong các khâu sản xuất sản phẩm mà không phải lệ
thuộc vào nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp bên ngoài.
ŠSự kết hợp đa ngành xuất phát từ mục tiêu đa dạng hóa lónh vực đầu tư
nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia vào những hoạt
động kinh doanh có hiệu quả cao và cắt giảm các hoạt động kinh doanh kém
(1)
(2)

Xem phụ lục 2 Các phương thức hình thành TĐKT trên thế giới
Xem phụ lục 3 Một số vụ mua bán, sáp nhập công ty trên thế giới


19

hiệu quả. Ngoài ra liên kết đa ngành còn là phương cách giúp các công ty tham
gia vào lónh vực kinh doanh mới hoặc chiếm lónh thò trường một cách nhanh
chóng và hiệu quả nhất.
1.1.4.2. Liên kết để gia tăng lợi ích về tài chính.
Khi sát nhập hoặc mua lại một công ty, về cơ bản doanh nghiệp mua có thể
đạt được những lợi ích tài chính như sau:
Giảm thuế: là trường hợp doanh nghiệp mua lại một công ty đang thua lỗ.
Do thua lỗ nên công ty bán không thể khấu trừ lỗ vào thuế và khoản lỗ của công
ty này được phép khấu trừ vào lợi nhuận của nó trong năm tiếp theo. Khi doanh
nghiệp mua lại công ty này thì hiển nhiên phần lợi nhuận do giảm thuế được kết
chuyển vào năm tiếp theo đó sẽ rơi vào tay chủ mới là công ty mua.
Tăng khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn vay. Sau khi sáp
nhập hay mua lại công ty khác, uy tín của công ty mua được nâng lên, công ty có
khả năng đề xuất vay và được giải ngân nhiều hơn. Công ty cũng có thể huy
động vốn cổ phần mới với chi phí thấp hơn do: quy mô phát hành của công ty
tăng lên trong khi chi phí cố đònh cho việc phát hành dường như không đổi hoặc

gia tăng ít; hơn nữa do uy tín công ty trên thò trường tăng nên giá cổ cổ phiếu
mới phát có thể được thò trường đònh giá cao hơn.
Giảm chi phí nhờ quy mô: khai thác được các nguồn lực sẵn có như hệ
thống kế toán, quản trò tài chính và đội ngũ quản lý giỏi.
1.1.4.3. Liên kết do xu thế toàn cầu hóa.
Sự bùng nổ kinh tế thế giới trong những năm 90 bắt nguồn từ sự gia tăng
buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới. Sự buôn bán này đang biến kinh tế thế
giới từ những mảng thò trường riêng lẻ thành một thò trường-xu thế toàn cầu hóa
kinh tế thế giới diễn ra.
Trước xu thế toàn cầu hóa buộc các công ty đa quốc gia (MNC) phải kinh
doanh có hiệu quả hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn. Do đó các MNC đã tiến hành


20

mở rộng quy mô bằng cách xây dựng các chi nhánh, sáp nhập, hợp nhất hay mua
lại các công ty khác ở nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh về các nguồn
lực trong tự nhiên, trình độ kỹ thuật cũng như dân trí của các nước sở tại và kết
hợp các yếu tố này với khoa học công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyên môn hóa
sản xuất để nhanh chóng đưa ra các sản phẩm mới chất lượng cao nhưng giá
thành hạ, chiếm lónh thò trường quốc tế.
1.1.5. Vai trò của các tập đoàn kinh tế đối với sự phát triển kinh tế thế
giới
Các tập đoàn kinh tế trên giới ngày càng lớn mạnh, từ chỉ 3.000 tập đoàn
đa quốc gia vào năm 1900, nay đã tăng lên 63.000. Cùng với 821.000 chi nhánh
trên khắp toàn cầu, đã tạo ra 25% tổng sản phẩm của thế giới, kiểm soát 80%
công nghệ mới, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài. Riêng 1.000
công ty hàng đầu chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp toàn cầu (1) .
Các tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ đạo trong việc thực hiện quốc tế hóa
sản xuất với sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác, điều này biểu hiện rõ nét

trong ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn, ô tô, xe máy mà các MNC của Nhật, Mỹ,
Tây Âu thực hiện như qui trình công nghệ của hãng ô tô Ford được phân chia thành
nhiều công đoạn và thực hiện ở những nước khác nhau: chi nhánh đóng tại Tây Ban
Nha sản xuất khung xe, chi nhánh ở Pháp sản xuất hộp số… còn chi nhánh ở Đức sản
xuất động cơ và lắp ráp. Chính quá trình sản xuất được hợp lý hóa trên phạm vi
quốc tế, nên các tập đoàn kinh tế đã khai thác được tiềm năng của nhiều nước, hạ
giá thành sản phẩm, làm tăng sức cạnh tranh trên thò trường quốc tế và do đó làm
tăng lợi nhuận của MNC.
Với số lượng hàng trăm ngàn chi nhánh cắm sâu vào nền kinh tế thế giới,
các tập đoàn kinh tế đã tạo ra một hệ thống mạng lưới bao trùm trong lónh vực
lưu thông, không một khâu nào của quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ thế giới
lại không có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của chúng. Ngoài ra, các tập
(1)

Tuổi trẻ chủ nhật ngày 15/02/2004


21

đoàn còn là những cầu nối giữa các nền kinh tế khác nhau, ở đâu có các MNC
hoạt động, ở đó nền kinh tế tự cấp tự túc bò phá vỡ và từng bước chuyển thành
nền kinh tế hàng hóa để rồi sản phẩm gia nhập thò trường quốc tế.
Các tập đoàn kinh tế là lực lượng chủ yếu và đi đầu trong thực hiện cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, bởi vì ngoài đầu tư của nhà nước, các MNC là
người đầu tư lớn nhất cho những công trình nghiên cứu và phát triển. Hiện nay
nó kiểm soát tới 80% những phát minh sáng chế của thế giới tư bản chủ nghóa.
Những công trình nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng, vật liệu
mới, nghiên cứu các phương pháp điều khiển từ xa trong lónh vực tự động hóa…
đều có sự tham gia của các tập đoàn kinh tế trên thế giới.
Ngoài ra, trong nền kinh tế của một nước, tập đoàn kinh tế cũng thể hiện

vai trò rất to lớn:
• Cho phép các nhà quản lý kinh doanh huy động tất cả các nguồn lực
trong nền kinh tế để phục vụ việc phát triển kinh tế. Việc tập trung các công ty
vào trong một đầu mối làm cho họ có điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh với
các tập đoàn nước ngoài.
• Khắc phục khả năng hạn chế về vốn của từng công ty riêng lẻ. Các
tập đoàn hình thành các công ty tài chính và ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tài trợ vốn cho các công ty con. Khi có những dự án cần nguồn vốn đầu
tư lớn thì việc huy động vốn của các công ty này được thực hiện dễ dàng hơn, từ
đó nó sẽ góp phần tăng nguồn thu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
• Cung cấp trao đổi thông tin và những kinh nghiệm quan trọng trong
tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nhờ đó các
công ty giảm được hao mòn vô hình, làm thu hẹp khoảng cách về trình độ giữa
các nước chậm phát triển và các nước phát triển, làm thúc đẩy công nghiệp hóa
và hiện đại hóa các nền kinh tế.


22

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính năm 2001 của một số TĐKT trên thế giới
Công ty

Doanh số
(triệu đô la)

Lợi nhuận

Vốn

Doanh thu Lợi nhuận


cổ phần

trên VCP trên VCP

Wal-Mart Stores (Mỹ)

219.812

6.671

35.102

626,20%

19,00%

BP (Anh)

174.218

8.010

74.367

234,30%

10,80%

Toyota Motor (Nhật)


120.814

4.925

55.268

218,60%

8,90%

Mitsubishi (Nhật)

105.814

4.817

7.761

1363,40%

62,10%

Sony (Nhật)

80.608

2.424

17.885


338,90%

6,80%

Honda Motor (Nhật)

58.882

2.901

19.420

303,20%

14,90%

Boeing (Mỹ)

58.198

2.827

10.825

537,60%

26,10%

Fiat (Ý)


51.944

399

10.835

479,40%

3,70%

Unilever (Anh)

46.130

1.646

6.406

720,10%

25,70%

Johnson & Johnson (Mỹ)

33.004

5.668

24.233


136,20%

23,40%

PepsiCo (Mỹ)

26.935

2.662

8.648

311,50%

30,80%

Coca-Cola (Mỹ)

20.092

3.969

11.366

176,80%

34,90%

Nguồn: Fortune – Global 500 (Finance ranking)

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON
Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1. Khái niệm về công ty mẹ – công ty con
Qua nghiên cứu mô hình công ty mẹ – công ty con ở một số TĐKT ở trên,
thì công ty mẹ là công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, nắm giữ cổ phần chi
phối của một hay nhiều công ty khác. Công ty con là công ty có cổ phần do công
ty mẹ nắm giữ chi phối. Công ty mẹ với vai trò là người đầu tư vốn vào công ty
con, có quyền hạn trong việc đònh hướng hoạt động của các công ty con theo
nhiều cấp độ, tùy theo tỷ lệ vốn mà công ty mẹ đầu tư vào công ty con.
Các loại hình công ty mẹ:
-Công ty mẹ tài chính: chỉ thuần túy đầu tư vốn vào các công ty con mà
không tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.


23

-Công ty mẹ kinh doanh: Là công ty đầu đàn, mạnh về vốn, tài sản, tiềm
năng, nhân lực, tiên phong trong khai thác thò trường, đầu tư chỉ đạo hỗ trợ các
công ty con.
-Công ty mẹ vừa đầu tư tài chính vào các công ty con, vừa thực hiện nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh.
-Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu thiết kế: công ty mẹ thực hiện nghiên
cứu khoa học và đưa các nghiên cứu này vào ứng dụng sản xuất kinh doanh ở
các công ty con.
Nhìn chung, công ty mẹ ở các tập đoàn trên thế giới đa phần được tổ chức
dưới dạng công ty cổ phần, đa sở hữu.
Các loại hình công ty con:
-Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ
nắm quyền sở hữu.

- Công ty con là công ty TNHH có hai thành viên trở lên, trong đó công ty
mẹ là bên góp vốn chi phối.
- Công ty con là công ty cổ phần, trong đó công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ cổ
phần chi phối. Đây là hình thức phổ biến của các công ty con trong mô hình công
ty mẹ - công ty con ở các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Vì những đặc điểm và
lợi thế của loại hình công ty cổ phần mà nó được phát triển rất sớm ở các nước
phát triển.
- Công ty con là công ty liên doanh trong đó công ty mẹ nắm phần hùn chi
phối.
1.2.2. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con.
Cơ sở kinh tế của cấu trúc công ty mẹ - công ty con đó là cấu trúc “sở hữu”
có nghóa là công ty mẹ thông qua việc nắm giữ cổ phần chi phối của công ty con
để khống chế, đònh hướng hoạt động của các công ty con. Xuất phát từ cơ sở
kinh tế này mà mô hình công ty mẹ – công ty con có 2 đặc trưng cơ bản sau:


24

• Quyền lãnh đạo của công ty mẹ đối với công ty con bắt nguồn từ quyền
sở hữu đại đa số cổ phần của công ty con, vì vậy nó tạo được mối liên kết bền
vững trên cơ sở vốn và đầu tư.
• Các công ty con được tăng cường tính độc lập tương đối, thể hiện ở:
- Về quyền điều hành kinh doanh: các công ty con được quyền tự chủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì mọi quyết đònh của công ty con là do chính
hội đồng quản trò của công ty con đó quyết đònh. Do vậy các công ty con có thể
ứng phó linh hoạt với những biến động trên thò trường, chủ động tìm cơ hội kinh
doanh để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn.
-Về chiến lược phát triển: các công ty con hoạt động theo tôn chỉ phát
triển chung của công ty mẹ và có mối quan hệ chặt chẽ với công ty con khác
trong tập đoàn.

-Về mặt pháp lý: các công ty là những pháp nhân độc lập hoàn toàn với
pháp nhân của công ty mẹ. Công ty con tự chòu trách nhiệm pháp lý về các hoạt
động của mình. Khi công ty con gặp khó khăn về tài chính thậm chí lâm vào tình
trạng phá sản thì công ty mẹ cũng chỉ chòu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn
góp của mình ở các công ty con.
1.3. NHỮNG ƯU VÀ NHƯC ĐIỂM CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC CÔNG TY MẸ
– CÔNG TY CON Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI.

Ưu điểm:
Xét về cấu trúc sở hữu: Các TĐKT trên thế giới đa phần được tổ
chức theo mô hình công ty mẹ – công ty con dưới dạng các công ty cổ phần đa
sở hữu. Cấu trúc tổ chức này này đã mang lại những lợi ích sau:
-Không hạn chế dòng vốn đầu tư trong một khuôn khổ tổ chức -hành chính,
trong một lónh vực ngành nghề được quy đònh trước hay trên một đòa bàn khép
kín nào.


×