Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.92 KB, 78 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------

TRẦN NGÔ MINH QUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005
- 2015
Chuyên ngành:

Mã số:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

5.02.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG LÂM TỊNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2004


-2-

MỤC LỤC
Mục lục


i

Phần mở đầu

i
Trang

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI)

1

1.1 Cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

1

1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế

1

1.1.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế của các quốc gia
1.1.3 Các nội dung thu hút FDI
1.2 Các chiến lược, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI)

2
3
3

1.2.1 Quy trình đầu tư và chuổi giá trò của nhà đầu tư nước ngoài


3

1.2.2 Các chiến lược thu hút FDI

3

1.2.3 Các chính sách và biện pháp khuyến khích FDI

5

1.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)của một số nước

7

1.3.1 Những chiến lược chính sách khuyến khích FDI thành công

7

1.3.2 Những chiến lược, chính sách hạn chế FDI

9

1.4 Các vấn đề cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
1.4.1 Các vấn đề quốc tế liên quan đến thu hút FDI
1.4.2 Các vấn đề cơ bản trong nước liên quan đến thu hút FDI

9
9
10


Tóm tắt chương 1

13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2004

14

2.1 Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năm 2004

14

2.2 Thực trạng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

15

2.2.1 Thực trạng chiến lược xúc tiến đầu tư

15


-3-

2.2.2 Thực trạng các yếu tố, chính sách pháp luật hình thành môi trường
đầu tư

18


Tóm tắt chương 2

30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 2015

31

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế
xã hội đến 2020

31

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế xã
hội đến 2020

31

3.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đònh hướng thu hút FDI đến
2015

31

3.2 Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn
2005 - 2015
3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược xúc tiến đầu tư

32
32


3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện các yếu tố, chính sách pháp luật hình
thành môi trường đầu tư

36

3.3 Một số đề xuất, kiến nghò

47

3.3.1 Các cơ quan cấp trung ương

47

3.3.2 Các cơ quan, chính quyền đòa phương

49

Tóm tắt chương 3

49

Kết luận

50

Tài liệu tham khảo

52


Phụ lục


-4-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Toàn cần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu hiện nay và
Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài quá trình này. Vừa qua, chúng ta đã
có các bước hội nhập kinh tế quốc tế qua gia nhập ASEAN, APEC, ký hiệp đònh
thương mại Việt Mỹ, Hiệp đònh bảo hộ đầu tư Việt - Nhật … và các hiệp đònh,
hiệp ước song và đa phương với các quốc gia, lãnh thổ và các vùng trên thế giới
cũng như chuẩn bò các bước gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Quá trình hội nhập luôn có những thời cơ và thách thức cho Việt Nam chúng ta
trong điều kiện kinh tế nước ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh kém, trình độ nhân
lực, khoa học công nghệ lạc hậu và thấp kém. Do đó, để có thể đương đầu với
những thách thức khi thực hiện quá trình hội nhập, đòi hỏi chúng ta phải đề ra
nhiều chiến lược phát triển trong đó chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài nói
chung và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng là một trong những
chiến lược trọng tâm của quá trình hội nhập.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của luận văn là (1) nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, các kinh
nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia; (2) trên cơ sở bảng
câu hỏi điều tra, phân tích để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại
Việt Nam đến 2004. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thu hút FDI và đề ra các giải pháp thu hút FDI giai đoạn 2005 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là lónh vực FDI và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các
doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó, đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.



-5-

4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
của chủ nghóa duy vật biện chứng, lập bảng câu hỏi điều tra khảo sát, thống kê
và phân tích tổng hợp, sử dụng phần mềm phân tích thống kê và quản trò hệ
thống dữ liệu (SPSS) để thu nhận kết quả.
5. Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nghiên
cứu cơ sở lý thuyết; các chiến lược và kinh nghiệm của các quốc gia trong thu
hút FDI; các quy trình của nhà đầu tư nước ngoài; điều tra, phân tích tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến năm
2004.
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam đến năm 2004: Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các vấn đề cơ bản của Việt
Nam và kết quả điều tra phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong việc thu hút FDI,
nghiên cứu đánh giá thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đó đến năm 2004.
Đồng thời, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, nguy cơ để xác đònh các
giải pháp hoàn thiện thu hút FDI cho giai đoạn 2005 - 2015 tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại
Việt Nam giai đoạn 2005 -2015: Bản luận văn nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện thu hút FDI và các kiến nghò để nâng cao khả năng thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài cho giai đoạn 2005 – 2015 tại Việt Nam.


-6-


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI)
1.1 Cơ sở lý thuyết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế và các hình thức đầu tư quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để
tiến hành sản xuất, kinh doanh, dòch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những
mục tiêu kinh tế xã hội nhất đònh. Về bản chất, đầu tư quốc tế là những hình
thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hóa.
1.1.1.2 Các hình thức đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế có các hình thức sau:
Một là, đầu tư trực tiếp (FDI): là hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp một
số vốn đủ lớn vào lónh vực sản xuất hoặc dòch vụ để cho phép họ trực tiếp tham
gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đây là hình thức đầu tư chủ yếu.
Hai là, đầu tư gián tiếp (FPI): là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài
chỉ được góp số vốn tối đa nào đó dưới hình thức mua cổ phiếu, sao cho bên
nước ngoài không tham gia trực tiếp điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư.
Ba là, tín dụng quốc tế: thực chất đây cũng là hình thức đầu tư gián tiếp,
nhưng dưới dạng cho vay và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
1.1.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế của các quốc gia
1.1.2.1 Nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh của quốc gia
khác, giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận do lợi thế so sánh và trình độ phát triển
của các nước không giống nhau dẫn tới chi phí sản xuất ra sản phẩm khác nhau;


-7-

- Toàn cầu hóa gia tăng tạo điều kiện thuận lợi để các công ty xuyên

quốc gia bành trướng mạnh mẽ chiếm lónh và chi phối thò trường thế giới.;
- Xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công nghiệp phát triển
cùng với hiện tượng dư thừa tương đối tư bản nên đầu tư ra nước ngoài nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
- Đầu tư ra nước ngoài nhằm nắm được lâu dài và ổn đònh thò trường,
nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu chiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế trong nước;
- Cuối cùng, tình hình bất ổn về chính trò an ninh quốc gia, cũng như nạn
tham nhũng hoàn hành ở nhiều khu vực trên thế giới, nạn rửa tiền ..
1.1.2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế của các quốc gia
FDI đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế thể hiện qua các mặt:
- Là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, mang lại cho
nước tiếp nhận đầu tư một lượng ngoại tệ rất lớn giúp cho các quốc gia đầu tư
vào kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành kinh tế góp phần phát triển kinh tế;
- Góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thương mại và
cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia;
- Với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, làm cho kinh tế của các
vùng lãnh thổ của quốc gia phát triển theo hướng chuyển dòch sang các ngành
công nghiệp, dòch vụ tạo ra giá trò gia tăng cho nền kinh tế;
- Các dự án FDI đóng góp quan trọng trong nâng cao trình độ kỹ thuật và
công nghệ. tạo nên sự kích thích các doanh nghiệp nội đòa phải đổi mới tư duy
quản lý để tạo được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh;
- Các dự án FDI góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thò trường, đưa
nền kinh tế các nước hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới.


-8-

1.1.3 Các nội dung thu hút FDI
Thu hút FDI là nhằm mục đích lôi kéo, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài

quan tâm đến điều kiện kinh tế chính trò xã hội, các lợi thế của nước tiếp nhận
đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn lập trụ sở, cơ sở sản xuất, chuyển
giao công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược, chính
sách đầu tư tại nước tiếp nhận. Bên cạnh đó, nước tiếp nhận đầu tư còn nhận
được nhiều lợi ích khác như nâng cao trình độ quản lý, trình độ lao động, nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế …. Nội dung chủ yếu của thu hút FDI là việc
đề ra các chiến lược, chính sách, các biện pháp, vạch ra lộ trình tư do hoá thương
mại và đầu tư, loại bỏ các hạn chế, rào cản đầu tư, hình thành các khuyến khích
đầu tư.
1.2 Các chiến lược, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.2.1 Quy trình đầu tư và chuỗi giá trò của nhà đầu tư nước ngoài
Để thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh tại một quốc gia nào, đòi hỏi nhà
đầu tư thực hiện hàng loạt công việc có liên quan theo một quy trình nhất đònh
(xem sơ đồ 1.1). Quy trình đầu tư đó, nhà đầu tư không chỉ quan tâm giá trò về
tính ổn đònh về kinh tế, chính trò mà còn quan tâm các giá trò như: thông tin phải
minh bạch, dễ tiếp cận, thủ tục phải đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém, năng
lực cơ quan Nhà nước phải đồng bộ và đơn giản, nhập cảnh, hải quan, thuế, sở
hữu trí tuệ, chính sách đất đai, giá phí, sự đồng bộ của hệ thống pháp luật…
1.2.2 Các chiến lược thu hút FDI
Có hai chiến lược thu hút FDI là chiến lược thu hút FDI về thay thế hàng
nhập khẩu và chiến lược thu hút FDI hướng về xuất khẩu. Chiến lược FDI về
thay thế hàng nhập khẩu nhằm thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn lập trụ sở, cơ sở
sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư để tổ chức sản xuất kinh doanh những mặt
hàng thay thế hàng nhập khẩu.


-9-

Thủ tục chấm dứt hoạt
động, thanh lý doanh

nghiệp

Nghiên cứu các chiến lược phát
triển và môi trường đầu tư
Xác đònh, đánh giá cơ hội đầu tư

Điều chỉnh giấy
phép đầu tư, điều
chỉnh vốn đầu tư

Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật

Thay đổi vốn, tổ chức
lai doanh nghiệp

Tìm đối tác đầu tư
Đàm phán liên kết dầu tư

Hoàn tất hồ sơ xin giấy phép đầu tư
Xin giấy phép đầu tư hoặc đăng ký
hoat động đầu tư
Thẩm đònh dự án đầu tư
Lập Văn phòng, ban điều hành
Đăng báo, đăng ký kinh
doanh, chứng chỉ hành nghề
Xin thuê đất
Đăng ký nhân sự, trụ sở, con dấu,
chế độ kế toán …
Xin phép cho lao động nước ngoài
Đăng ký thủ tục nhập cảnh, lưu trú,

phương tiện .. điện nước, nhãn hiệu,

Nghóa vụ thuế, kiểm tra

Hủy
ngang,
tạm
ngừng
hoặc
kéo
giãn
tiến độ
thực
hiện dự
án

Tái đầu tư, chuyển
lơi nhuận về nước
Xuất khẩu, kê
khai hải quan

Tổ chức SXKD,
chuyển giao CN

Ký hợp đồng cung
ứng lao động, nguyên
nhiên vật liệu …
Đấu thầu tuyển chọn tư
vấn, nhà thầu xây lắp,
mua sắm hàng hóa

Lập thủ tục thiết kế,
xin giấy phép xây dựng

Đăng ký nhập khẩu
máy móc, giám
đònh hải quan

Sơ đồ 1.1:Quy trình đầu tư, chuỗi giá trò của nhà đầu tư nước ngoài


- 10 -

Ngược lại, chiến lược FDI hướng về xuất khẩu, các nhà đầu tư thành lập
trụ sở, cơ sở sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư để tổ chức sản xuất các mặt hàng
để xuất khẩu.
Cả hai chiến lược trên đều có cùng mục đích là thu hút vốn, công nghệ,
năng lực quản lý … cho công cuộc phát triển nền kinh tế nội đòa để từng bước có
đủ sức hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chiến lược thu hút FDI thay thế hàng nhập
khẩu còn có thể đáp ứng thò trường nội đòa. Do đó, nhiều nước hiện nay sử dụng
chiến lược thu hút FDI hỗn hợp vừa thay thế nhập khẩu, vừa hướng xuất khẩu.
1.2.3 Các chính sách và biện pháp khuyến khích FDI
1.2.3.1 Nguyên tắc thu hút FDI
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các quốc gia muốn thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài cần tuân thủ một số nguyên tắc chủ yếu sau:
- Nguyên tắc cùng có lợi: là nguyên tắc vừa không để thiệt hại đến lợi
ích cần có và hợp lý của nước tiếp nhận, vừa phải chấp nhận chia sẻ hợp lý lợi
ích cho các đối tác tuỳ theo mức độ đóng góp của các bên hợp tác;
- Nguyên tắc tối huệ quốc: Là nguyên tắc chống phân biệt đối xử giữa
các nhà đầu tư khác nhau hoạt động trên cùng lãnh thổ, để tạo ra môi trường đầu
tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư;

- Nguyên tắc đối xử quốc gia: là nguyên tắc nước tiếp nhận FDI dành
điều kiện thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà đầu tư từ các nước khác đến đầu tư
không kém hơn những điều kiện nhà đầu tư nội đòa được hưởng;
Bên cạnh đó, các quốc gia còn tuân thủ một số nguyên tắc như nguyên tắc
không phân biệt đối xử, nguyên tắc công khai - minh bạch, toàn diện, trưng thu
và bồi thường, quốc hữu hóa…


- 11 -

1.2.3.2 Các phương pháp thu hút FDI
Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia nhìn chung đều thực
hiện phương pháp cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh sao cho
thật minh bạch, rõ ràng và lành mạnh. Bên cạnh đó, để thu hút một số lónh vực,
ngành đặc biệt cần thiết cho nền kinh tế hoặc tạo ra một môi trường đầu tư cạnh
tranh hơn, các quốc gia sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp ưu đãi đầu tư: Là phương pháp mà nước sở tại sử dụng
một số biện pháp ưu đãi về thuế (miễn, giảm), hỗ trợ về tài chính, tín dụng,
nhân lực và kỹ thuật … cho nhà đầu tư.
- Phương pháp bảo hộ đầu tư: Là phương pháp mà nước sở tại sử dụng
để hạn chế bớt các nhà đầu tư nước ngoài khác tham gia theo các hiệp đònh, hiệp
ước hợp tác được ký kết bởi nước sở tại và một nước hoặc một số nước (như
Hiệp đònh bảo hộ đầu tư Việt Nhật).
1.2.3.3 Các chính sách và biện pháp khuyến khích FDI
Không nằm ngoài các chính sách kinh tế vó mô, các Chính phủ thực hiện
chính sách khuyến khích FDI như: chính sách thương mại, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tài khóa chính sách về lao động, môi trường, đất đai ….Bên
cạnh đó, Chính phủ còn thu hút đầu tư qua các chính sách vi mô như chọn lọc
một số ngành, lónh vực hoặc một số vùng để tạo dựng năng lực cạnh tranh trên
thò trường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Từ những chính sách trên, Chính phủ, lãnh đạo các vùng lãnh thổ vạch ra

các biện pháp ưu đãi cụ thể để thực thi chính sách như ưu đãi về thuế, thời gian
hưởng ưu đãi, các mức trợ cấp, mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài,
vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ hoạt động xúc tiến
thng mại và đầu tư …


- 12 -

1.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia thường sử
dụng một cách tổng hợp các chính sách khuyến khích và hạn chế đối với FDI.
Những năm 60 và 70 thế kỷ 20, xu hướng hạn chế đối với FDI nhiều hơn là
khuyến khích và nhiều nước đã thất vọng vì kết quả FDI. Những năm gần đây,
việc áp dụng chính sách khuyến khích uyển chuyển hơn, có nhiều chính sách
khuyến khích đã thực hiện để hấp dẫn các nhà đầu tư.
1.3.1 Những chiến lược, chính sách khuyến khích FDI thành công
Để tăng cường thu hút FDI, các quốc gia thường sử dụng các chính sách
khuyến khích có thể được phân chia thành hai loại: “bảo hộ hàng hóa” làm thay
đổi giá cả của những mặt hàng do các công ty đầu tư nước ngoài bán hoặc mua;
“bảo hộ yếu tố” làm thay đổi giá cả đầu vào của quá trình sản xuất (xem phụ
lục 1). Thành công tại các nước trên có thể đúc kết những bài học cho Việt Nam:
Một là, các chính sách miễn thuế đối với dự án FDI cần phải thực hiện
trong thời gian dài để đảm bảo các dự án đạt hiệu quả cao;
Hai là, Chính phủ cần tài trợ cho các ngân hàng để thực hiện chính sách lãi
suất ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển thò trường vốn
bản đòa và tăng hiệu quả các dự án đầu tư do giảm chi phí;
Ba là, cải tổ cơ cấu hành chính, các quy đònh pháp luật thật cụ thể, rõ ràng,
nhất quán và ổn đònh, có chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh
tế cũng như các ngành, tiêu chuẩn công nghiệp và đo lường, hạn chế thông tin …
bài trừ tệ nạn quan liêu tham nhũng vốn dó là một trong những chính sách rất

nhạy cảm đối với các nhà đầu tư. Những quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc đã
gặt hái nhiều thành công.


- 13 -

1.3.2 Những chiến lược, chính sách hạn chế FDI
Bên cạnh những chính sách khuyến khích FDI, các quốc gia đang phát
triển đều áp dụng chính sách hạn chế đầu tư như lập ra danh mục dự án, quy
đònh quyền sở hữu và kiểm soát, tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội đòa hóa, các chính
sách về an ninh quốc phòng … (xem phụ lục 2). Có thể rút ra một số kinh
nghiệm:
Một là, các hạn chế vì mục đích bảo hộ sản xuất trong nước có thể kích
thích các công ty nội đòa phát triển và trưởng thành với một số chi phí xã hội do
giá cao và chất lượng hàng hóa thấp nhưng phần nào kìm hãm sự phát triển của
những ngành công nghiệp, của hai quốc gia nhưng lại bảo vệ các ngành công
nghiệp phụ trợ như tại Trung Quốc;
Hai là, quyền sở hữu nước ngoài của các công ty bò giới hạn như Trung
Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapore … có thể dẫn đến sự giảm thiểu FDI vào
những ngành công nghiệp công nghệ cao, những ngành đặc biệt quan tâm trong
thế kỷ 21.
Ba là, hạn chế tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc và tỷ lệ nội đòa hoá đều làm tăng
chi phí của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến tình trạng sản xuất không hiệu
quả và không có khả năng cạnh tranh nếu không được bảo hộ và cũng có thể
nảy sinh sự trả đũa trong thương mại quốc tế;
Bốn là, kinh nghiệm thành công trong thu hút FDI từ các quốc gia cho thấy
bên cạnh chính sách khuyến khích về cải tổ hành chính và chế độ một cửa một
dấu, các chính sách làm hạn chế về thủ tục đầu tư đang dần được đơn giản hóa
như trường hợp Singapore.
Năm là, các quốc gia phải xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể

phát triển các vùng kinh tế, các ngành, phải có cơ sở hạ tầng phềm mềm rõ


- 14 -

ràng, trình độ năng lực các cơ quan quản lý nhà nước phải ngang tầm, cơ sở hạ
tầng kinh tế đầy đủ, lực lượng lao động phong phú lành nghề, quy đònh về tiêu
chuẩn công nghiệp và đo lường … thông tin phải được minh bạch.
1.4 Các vấn đề cơ bản thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

1.4.1 Các vấn đề quốc tế liên quan đến thu hút FDI
1.4.1.1 Đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 là nguyên nhân nhiều nhà đầu tư
vào thò trường Trung Quốc. Sâu xa hơn, Trung Quốc chiếm nhiều ưu thế hơn các
nước ASEAN về quy mô thò trường, tốc độ tăng trưởng, chi phí sản xuất … Hơn
nữa, Trung Quốc được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN đối
với các ngành công nghiệp chế tạo, có các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển
… chưa kể đến Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Tuy vậy, lý do lớn nhất mà
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ASEAN đặc biệt đối với ngành công
nghiệp chế tạo, cơ khí chính xác, điện, điện tử giao thông vận tải, dòch vụ … là
triển vọng mở rộng thò trường.
1.4.1.2 Hiệp đònh thương mại Việt - Mỹ, hiệp đònh bảo hộ thúc đẩy tự do đầu
tư giữa Nhật và Việt Nam và vấn đề gia nhập WTO của Việt Nam
Hiệp đònh thương mại Việt - Mỹ (BTA) đề cập đến khả năng môi trường
đầu tư của Việt Nam trong tương lai được cải thiện mạnh mẽ hơn nữa. Tại điều 2
về “ đối xử bình đẳng và quy chế tối huệ quốc” trong chương 4 về “Đầu tư” của
BTA sẽ áp dụng chính sách bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư
Việt Nam. Ngoài ra, theo chương 5 về “Tính minh bạch”, Chính phủ Việt Nam
có nghóa vụ nhanh chóng công khai các thủ tục hành chính, các quy đònh pháp
luật liên quan đến đầu tư. Hơn nữa, BTA còn đề cập đến việc nới lõng các hạn

chế về tham gia vào ngành dòch vụ của Việt Nam nếu các doanh nghiệp Việt
Nam không thể cung ứng dòch vụ với chất lượng cao, gía thành hạ.


- 15 -

Bên cạnh đó, 14/11/2003 Hiệp đònh Bảo hộ, thúc đẩy và tự do đầu tư giữa
Nhật Bản và Việt Nam đã được ký kết, khi hiệp đònh này có hiệu lực thì hoạt
động xây dựng khung pháp lý nhằm thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư
quốc tế sẽ được thực hiện trên quy mô lớn. Một chi tiết nữa là Việt Nam muốn
gia nhập WTO vào năm 2005 nên các quy đònh pháp luật về đầu tư có thể sẽ
được xem xét một cách toàn diện nhằm xóa bỏ tỷ lệ nội đòa hóa vào năm 2005
hoặc sau đó.
1.4.2 Các vấn đề cơ bản trong nước liên quan đến thu hút FDI
Dựa vào những kinh nghiệm thành công và những hạn chế trong việc thu
hút FDI của các nước trong khu vực, chúng tôi đã tiến hành lập bảng 53 câu hỏi
được nhóm thành nhiều 9 lónh vực khác nhau và điều tra khảo sát 317 doanh
nghiệp FDI để tìm hiểu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI
vào Việt Nam. Kết quả phân tích SPSS cho thấy, với mức ý nghóa 0.037 và 0.046
đề nhỏ hơn mức ý nghóa chuẩn 0.05 (độ tin cậy 95%) thì chỉ có hai trong ba yếu
tố xem xét có ảnh hưởng đến chiến lược tăng trưởng thu hút FDI, đó là “chiến
lược xúc tiến đầu tư” và “môi trường đầu tư” với phương trình hồi quy bội:
Bảng 1.1: Kết quả phân tích ANOVA
Yếu tố

Phương sai

1. Chiến lược xúc tiến đầu tư
2. Môi trường đầu tư


0.037
0.046

Bảng 1.2: Phương trình hồi quy tuyến tính
ANOVA(b)
Model
1

Regression

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

3,478

2

1,739

2,703

,001(a)


Residual

201,320

313

Total

204,797

315

a Predictors: (Constant), cau b3, cau b2
b Dependent Variable: nganh nghe

,643


- 16 -

Coefficients(a)
Unstandardized Coefficients
Model
1

B
(Constant)

Std. Error
0,283


,437

cau b2

,311

,070

cau b3

,337

,072

Standardized
Coefficients
t

Beta

Sig.
1,540

.325

,358

3,258


,001

,314

3,242

,000

a Dependent Variable: nganh nghe

Qua Bảng1.2, ta thấy với biến b2 và biến b3 có mối liên hệ với biến a với
sigb2= 0.001 và sigb3= 0.000. Nhìn chung, chiến lược xúc tiến đầu tư và môi
trường đầu tư có quan hệ tuyến tính với chiến lược thu hút đầu tư (ngành nghề
đầu tư). Do đó, phương trình tuyến tính là:
Y {0:1}: Biến a thể hiện mức độ hài lòng về chiến lược thu hút FDI
X1{0:1}: Biến b2 mức độ hài lòng về chiến lược xúc tiến đầu tư
X2{0:1}: Biến b3 mức độ hài lòng về môi trường đầu tư
Y = 0.283 + 0.311 X1 + 0.337 X2
Tương tự, với mức ý nghóa 0.05, chọn ngẫu nhiên các câu hỏi đại diện cho
nhiều nhân tố và sử dụng phương pháp phân tích Chi-quare Test để tìm ra các
nhân tố ảnh hưởng đến hai yếu tố trên, kết quả: có 4 trong 5 nhân tố được xem
xét có ảnh hưởng đến yếu tố 1 “chiến lược xúc tiến đầu tư” (Bảng 1.3) và có có
24 nhân tố đại diện ảnh hưởng đến yếu tố 2“các yếu tố, chính sách pháp luật
hình thành môi trường đầu tư” (xem Phụ lục 3) được nhóm thành 4 lónh vực
(Bảng 1.4)
Bảng 1.3: Kết quả Phân tích Chi –Square Test của Yếu tố 1
Nhân tố

Phương sai


Quy hoạch phát triển công nghiệp cơ bản
Công nghiệp phụ trợ
Nguồn nhân lực
Chưong trình xúc tiến đầu tư

0.049
0.035
0.440
0.039

Hạn chế xuất nhập cảnh

0.048


- 17 -

Bảng 1.4: Nhóm nhân tố đại diện Yếu tố 2
Nhóm nhân tố đại diện
Cơ sở hạ tầng kinh tế
Cơ sở hạ tầng phần mềm liên quan đến đầu tư
Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư
Năng lực của các cơ quan thi hành pháp luật
Do đó, chúng tôi cho rằng, để thu hút vốn FDI vào Việt Nam, chúng ta
cần phải nghiên cứu thực trạng những nhân tố ảnh hưởng trên để tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu và từ đó, đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung, bao gồm “Xây dựng giải
pháp xúc tiến đầu tư” và “Cải thiện các yếu tố, chính sách pháp luật hình thành
môi trường đầu tư”. Nội dung chính của các giải pháp như sau:
1.4.2.1 Xây dựng và thực hiện giải pháp xúc tiến đầu tư nước ngoài:

Trọng tâm của giải pháp xúc tiến đầu tư nhằm xây dựng chế độ ưu đãi
cho nhà đầu tư, ngoài ra, việc xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể ngành
công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ vốn được coi là điểm yếu
trên phương diện thu hút đầu tư của Việt Nam cũng là giải pháp quan trọng trong
giai đoạn 2005 – 2015.
1.4.2.2 Các giải pháp cải thiện các yếu tố, chính sách pháp luật hình thành
môi trường đầu tư
- Các vấn đề liên quan đến củng cố cơ sở hạ ầng kinh tế như giao thông
đô thò, quy hoạch chức năng đô thò; tăng cường hiệu quả trong vận tải lưu thông;
điện lực, bưu chính viễn thông, xử lý nước thải và chất thải công nghiệp …;


- 18 -

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế độ tư pháp, xây dựng tiêu
chuẩn công nghiệp và chế độ quản lý đo lường, thống kê kinh tế… ở Việt Nam có
tốc độ tiến triển chậm nên cần phải từng bước cải thiện các vần đề này;
- Các quy đònh về pháp luật có liên quan mật thiết đến hoạt động kinh
doanh sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cần được cải tiến trong hệ thống pháp luật như liên quan đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài, chính sách đất đai, lao động, chính sách thuế, hoạt động xúc
tiến chuyển giao công nghệ;
- Năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật: Công cuộc cải thiện môi
trường kinh doanh thông qua việc nâng cao năng lực của các cơ quan này sẽ
đóng góp to lớn trong hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam. như hải quan có
nhiều vấn đề liên quan đến tính minh bạch và độ tin cậy của nghiệp vụ hải quan,
cơ quan thuế , bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ …
Tóm tắt chương 1:
Trong chương này, chúng tôi đặt trọng tâm là trình bày các cơ sở lý luận
có thể ứng dụng trong thu hút FDI Tại Việt Nam.

Chương 1 Bản luận văn nêu các khái niệm chung về đầu tư quốc tế, các
hình thức đầu tư quốc tế trong đó có phân tích nhấn mạnh đến vai trò của FDI
đối với phát triển kinh tế của các quốc gia. Sau đó, đi sâu vào phân tích các
chiến lược, chính sách thu hút FDI, nêu ra quy trình đầu tư và chuỗi giá trò của
nhà đầu tư, các biện pháp khuyến khích FDI. Tiếp theo là khảo sát về kinh
nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia trong thời gian qua để học hỏi những
điểm hay và tránh những sai lầm họ đã mặc phải. Cuối cùng và quan trọng nhất
là đề xuất các nội dung chính trong việc xây dựng các giải pháp thu hút FDI
trong điều kiện của Việt Nam hiện nay của tác giả. Trong đó nêu ra các vấn đề


- 19 -

quốc tế, trong nước, các công cụ phân tích, xây dựng phương trình hồi quy tuyến
tính về thu hút FDI, các yếu tố, nhân tố có được từ kết quả phân tích ảnh hưởng
đến chiến lược thu hút FDI của Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2004
2.1 Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến năm 2004
Với kết quả thu hút FDI 7 tháng đầu năm 2004, đến nay cả nước có 4.722
dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 42,7 tỷ USD, chiếm 35% giá
trò sản lượng công nghiệp của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, đóng góp đáng kể vào GDP (trung bình giai đoạn 1996 -2004 đạt 13%) và
đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu góp phần cải thiện cán cân thanh toán (giai
đoạn 1996 – 2000 đạt 10,6 tỷ USD và giai đoạn 2001 – 2004 đạt trên 20 tỷ
USD), giả quyết công ăn việc làm cho trên 70 vạn người cũng như đóng góp
quan trọng vào ngân sách Nhà nước (10%) (Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Bảng 2.1: Kết quả thu hút FDI giai đoạn 1996 – 7/2004 (ĐVT: triệu USD)
Chỉ tiêu / năm
1996 - 2000 2001 2002 2003 7/2004

1 Số dự án đầu tư
- Cấp mới
1.678
550
802
752
346
- Lượt tăng vốn
825
241
366
393
124
- Giải thể
439
93
111
99
18
2 Vốn cấp mới và tăng
vốn
- Vốn đăng ký
20.772 2.592 1.621 1.914
1.930
- Tăng vốn
3.951
632 1.136 1.150
1.543
- Giải thể
6.691 1.437

805 1.779
505
3 Vốn thực hiện
13.473 2.430 2.591 2.650
942
Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng 30/3/2004, Công anTp HCM 7/8/2004
Tình hình kinh tế chính trò, xã hội ổn đònh, an ninh trong những năm qua
được đảm bảo, môi trường đầu tư - kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Quan hệ


- 20 -

đối ngoại giữa Việt Nam và các nước tiếp tục được mở rộng, nhiều chuyến thăm
và làm việc cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã được tiến hành ở

9 ,0 0 0

V o án đ a ên g k y ù

8 ,0 0 0

942

1 ,0 0 0
0

1,930

5,822


2 ,0 0 0

3,300
2,800

3,000
2,600

2,900
2,500

2,197
2,537

3 ,0 0 0

2,375

4 ,0 0 0

3,218

5 ,0 0 0
2,923

Triệu USD

6 ,0 0 0

4,781


V o án g ia ûi n g a ân

7 ,0 0 0

2,494
2,420

1 0 ,0 0 0

9,428

nhiều quốc gia, gắn liền với việc quảng bá hình ảnhViệt Nam và vận động xúc

N a êm
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

tiến thương mại đầu tư. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI trong những năm giai
đoạn 2001 - 2004 chưa tương xứng với tiềm năng và đang có chiều hướng giảm
sút. Một vấn đề bất ổn nữa là số dự án giải thể tăng cao so với số dự án đăng ký
(Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng 30/3/2004 và tác giả).
Đồ thò 1.1 biểu diễn kết quả thu hút FDI giai đoạn 1996 - 7/2004
2.2 Thực trạng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.2.1 Thực trạng chiến lược xúc tiến đầu tư
Thực trạng chiến lược xúc tiến đầu tư được xem xét trong các lónh vực
sau:
2.2.1.1 Chiến lược và quy hoạch tổng thể các ngành công nghiệp
Khiếm khuyết lớn nhất hiện nay là xử lý phối hợp, tổng hợp các mối quan
hệ đa ngành, liên vùng và xác đònh nội dung ưu tiên trong chính sách công
nghiệp cũng như lợi thế cạnh tranh chủ yếu của quốc gia trong xây dựng chiến

lược quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp cơ bản. Đònh hướng phát triển chưa


- 21 -

khớp với cơ cấu kinh tế đã lựa chọn. Chỉ tiêu quy hoạch đònh lượng, hiện vật còn
nhiều khiến mục tiêu quy hoạch cứng nhắc, không thực tiễn. Các giải pháp chưa
toàn diện và khoa học, đa số mang ý tưởng, thiếu hệ thống pháp lý, chính sách,
phương thức tổ chức và biện pháp chế tài để đảm bảo thực hiện. Công tác dự
báo và phân tích còn yếu, bất cập với thực tế đã làm nảy sinh những vấn đề lớn
trong quản lý doanh nghiệp.
Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch trong nhiều trường hợp lại do các
tổng công ty thuộc ngành công nghiệp đó tham gia, nhiều vấn đề quản lý doanh
nghiệp thường xuyên được ban hành bởi nhiều bộ ngành không phải là chủ quản
cho thấy thiếu một chính sách nền tảng nhất quán, minh bạch và không dự đoán
trước được. Hoặc như không có nội dung cụ thể và chi tiết nào được đưa ra trong
chính sách thuế quan trung hạn hướng tới AFTA, hay chính sách trung và dài hạn
hướng tới WTO. Một thực tế khác là nhiều đòa phương, ngành vẫn còn phân biệt
giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước thể hiện ngay từ khâu quy
hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế.
2.2.1.2 Ngành công nghiệp phụ trợ
Dù Chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển của các ngành công nghiệp
phụ trợ trong nước, nhưng đến nay chỉ quan tâm đến các biện pháp ưu đãi về
thuế, chưa có chính sách lâu dài và ổn đònh trong khi nhu cầu mua trong nước rất
lớn và cần thiết, do đó, vốn nước ngoài chảy sang các nước trong khu vực để tận
dụng ngành công nghiệp phụ trợ đi trước thay vì tạo điều kiện xây dựng ở Việt
Nam. Trình độ phần lớn các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng lại ở mức tiêu
dùng thông thường, rất ít doanh nghiệp (dưới 30%) có khả năng đáp ứng yêu cầu
của các doanh nghiệp lắp ráp. Ngoài ra, Chính phủ chưa thật sự quan tâm nhiều
trong việc làm đầu mối đào tạo nhân lực, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh

nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ, liên kết các doanh nghiệp, thực hiện sự


- 22 -

yểm hộ, phát triển nguồn cung cấp, phát triển các vệ tinh… Bên cạnh đó, đối với
doanh nghiệp FDI, Chính phủ không áp dụng bất cứ một ưu đãi nào để thu hút
công nghiệp phụ trợ phục vụ thò trường trong nước.
2.2.1.3 Hoạt động xúc tiến đầu tư
Thời gian qua, mặt dù đã có nhiều nỗ lực nhất đònh trong hoạt động xúc
tiến đầu tư nhưng hoạt động này diễn ra hết sức tản mạn, không hiệu quả và
thiếu chính sách nhất quán đồng bộ. Công tác xây dựng hình ảnh chỉ tập trung
thông qua phái đoàn, thông tin cung cấp lại giới hạn, trùng lắp, không đầy đủ,
chưa quan tâm xây dựng hình ảnh qua nhiều kênh và hình thức thu hút khác
nhau. Mạng lưới văn phòng xúc tiến chưa dàn trải đều, nội dung đơn điệu, ngân
sách hoạt động thiếu thốn, không có cơ sở dữ liệu kết nối nhà đầu tư trong nước
và nước ngoài, mạng lưới văn phòng đại diện tại nước ngoài chưa có ảnh hưởng
nhiều đến hiệu quả hoạt động thu hút. Dòch vụ tư vấn đầu tư, hỗ trợ cấp phép,
giải quyết vướng mắc … rất yếu và tốn kém, lãng phí thời gian của nhà đầu tư.
2.2.1.4 Thủ tục xuất nhập cảnh
Việc quy đònh nhiều cơ quan đầu mối làm thủ tục xuất nhập cảnh (công
an, lãnh sự của Việt Nam, đại diện ngoại giao …) sẽ tạo những khó khăn khi
người lao động nhập cảnh vào Việt Nam và việc quản lý lao động người nước
ngoài nói chung còn nhiều bất cập khắc khe từ đối tượng đến cơ quan thụ lý, đặc
biệt là sự phối hợp không thống nhất giữa các cơ quan chức năng. Thời gian thực
hiện thủ tục mất rất nhiều thời gian (01 tuần đến 10 ngày) trong khi có trường
hợp thời gian lưu trú chỉ 15 ngày) không phù hợp cho những nhà nghiên cứu thò
trường …, bên cạnh đó, mức lệ phí làm thủ tục lại quá cao so với một số nước
trong khu vực làm hạn chế việc thu hút lao động nước ngoài cũng như khách du
lòch nước ngoài



- 23 -

Bảng 2.2: Lệ phí thủ tục nhập cảnh

Thò thực có giá trò
USD
Nguồn: Bộ Tài chính

1 lần Nhiều lần (Tháng)
<= 6
>6
25
50
100

Thẻ tạm trú (Năm)
1
1 -2
2 -3
60
80
100

2.2.2 Thực trạng các yếu tố, chính sách pháp luật hình thành môi trường đầu

2.2.2.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế
Sau 18 năm mở cửa, Việt Nam có những bước tiến rõ nét được nhiều quốc
gia, tổ chức quốc tế thừa nhận, tuy nhiên vấn đề cơ sở hạ tầng kinh tế vẫn bò

phàn nàn, đặc biệt các yếu tố sau:
- Hệ thống giao thông và hiệu quả vận tải, lưu thông
Hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam có từ thời Pháp, Mỹ, được
quy hoạch quá lạc hậu so với nhu cầu phát triển. Hiện nay, chỉ có những đường
quốc lộ được đầu tư tương đối đầy đủ còn đối với các đường nội tỉnh, liên tỉnh thì
đầu tư chấp vá và không đồng bộ kết hợp với mạng lưới giao thông lại quá
mỏng. Tại các thành phố lớn lại phát sinh nhiều vấn đề như đường sá chồng
chéo, an toàn giao thông thấp, ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Tình trạng
không tuân thủ luật giao thông, ý thức tự giác đã từ lâu bò quên lãng trong người
dân và công tác giáo dục, tuyên truyền không thực hiện đầy đủ và thường
xuyên.
Trong lónh vực vận tải hàng hóa, tình trạng thu phí giao thông, nhũng
nhiễudiễn ra thường xuyên, việc hạn chế thời gian ra vào nội đô chỉ là giải pháp
tình thế nhưng chúng ta chưa xây dựng các cảng, điểm tập kết hàng hóa ở xung
quanh thành phố. Hơn nữa, do kết cấu đô thò một số thành phố có từ thời Pháp,
Mỹ không phù hợp nên cơ sở hạ tầng đô thò không thể đáp ứng nhu cầu hiện


- 24 -

nay. Chi phí vận chuyển đường sắt tương đối cao trong khi vận tải đường bộ (xe
tải) không hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu
vận tải chất lượng cao. Trong mậu dòch quốc tế, vận tải biển chiếm trên 80%
lượng hàng hóa vận chuyển nhưng chi phí vận tải biển của Việt Nam rất cao so
với các nước trong khu vực (Bảng 2.3) do hàng hóa phải tập kết và thực hiện
trung chuyển. Bên cạnh đó, đội tàu của Việt Nam hầu như không đủ điều kiện
vận tải quốc tế, do đó, góp phần đẩy giá thành sản phẩm, dòch vụ lên cao. Trong
khi đó, Việt Nam lại không cho phép doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lónh
vực vận tải.
Bảng 2.3: So sánh các chi phí hạ tầng kinh tế của Việt Nam với các nước

Chi phí vận chuyển Hà Nội
Tp.HCM Bác Kinh Hồng
Singapore,
Container 12m đi
Kông
Kualalump
Yokohama
ur
USD
1.300
900
500
600
700
Đi Newyork loại 20f
3.800
2.800 (USD)
3.000
Máy bay khứ hồi đi Tp.HCM
Thái
Singapore
Giá USD
500
250
Giá điện
Việt Nam
Thái
Kualalum Jakarta
Singapo
pur

USD/Kwh
0,07
0,04
0,05
0,04
0,07
Giá thuê văn phòng Việt Nam
Thái
Kuala
Manila
Lumpur
USD/m2/tháng
28 - 35
14 - 18
14-18
10-13
Cước viễn thông từ
Việt Nam
Trung
Philipine
Nhật
Singapore đến
Quốc
USD/phút
0,85
0,4
0,04
0,33
Cước Internet
Việt Nam

Thái
Malaysia Singapo
(USD/30phút/tháng)
14,2
12,22
10,75
4,97
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 2003


- 25 -

- Hệ thống sản xuất và phân phối điện
Theo khảo sát của tổ chức quốc tế, tỷ lệ gia tăng trung bình năm lượng
điện tiêu thụ tại Việt Nam là 13,7%. Theo quy hoạch, Việt Nam có kế hoạch
xây dựng nhiều nhà máy phát điện, tuy nhiên với quy đònh hạn chế tỷ lệ vốn
tham gia của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 20%, khi đó, Việt Nam sẽ không đủ
khả năng tài chính để xây dựng các nhà máy phát điện đáp ứng nhu cầu trong
nước.
Bên cạnh đó, giá điện Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các nước trong
khu vực (Bảng 2.3), thậm chí, có doanh nghiệp có mức chi phí điện năng cao
ngang với chi phí nhân công. Tình trạng mất điện thường xuyên, nguồn điện
không ổn đònh và vẫn tồn tại cơ chế hai giá. Trong khi đó, tình hình tài chính của
EVN gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mạng lưới, đầu tư hạ tầng, giảm hao
hụt điện năng, kiểm soát gian lận, sử dụng công nghệ mới để tận dụng hiệu quả
mạng lưới truyền tải điện, chi phí quản lý duy tu quá cao…
- Hệ thống hạ tầng viễn thông
Hiện nay, lónh vực viễn thông do VNPT và các công ty cổ phần Nhà nước (
VNPT chiếm 92% thò phần) chi phối toàn bộ thò trường viễn thông, đầu tư nước
ngoài được Nhà nước cho phép rất hạn chế, do đó, tính cạnh tranh trên thò trường

rất kém. Bên cạnh đó, VNPT còn được giao xây dựng chiến lược và lộ trình hội
nhập mang tính độc quyền cũng như quản lý hạ tầng viễn thông, các doanh
nghiệp muốn hoạt động kinh doanh buộc phải thuê lại của VNPT với giá rất cao
(thường chiếm 60% – 70% giá thành) nên khó khăn trong việc đầu tư mở rộng.
Nhà đầu tư cho rằng cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam còn yếu kém, giá
phí cao hơn các nước trong khu vực (Bảng 2.3), độ tin cậy của các dòch vụ không
cao, phương thức kinh doanh manh mún, mập mờ tốc độ đường truyền, thái độ
phục vụ kém và một số dòch vụ vi phạm thoả thuận với khách hàng (Bảng 2.4).


×