Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nguyên liệu nhựa khu vực phía nam đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.37 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐỖ XUÂN VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGUYÊN LIỆU NHỰA TRÊN THẾ
GIỚI
1.1 Đặc điểm và công dụng của một số loại nhựa phổ biến .…..………………………………………1
1.1.1 Nhựa nhiệt dẻo ……………………………………………………………………….………………………………………1
Vật liệu PE …………………………………………………………………………………………………………………………1
Vật liệu PP …………………………………………………………………………………………………………………………3
Vật liệu PS …………………………………………………………………………………………………………………………3
Vật liệu PVC …………………………………………………………………………………………………………………….4
1.1.2 Nhựa nhiệt rắn ………………………………………………………………………………………………………………….4
Vật liệu Melamine .…………………………………………………………………………………………………………4
Vật liệu Composite ….……………………………………………….……………………………………………………4
1.2 Nguồn gốc của nguyên liệu nhựa từ dầu khí ……….……………………………………………………….5
1.2.1 Quy trình chưng cất tách dầu thô ………………………………………………………………………………5
1.2.2 Quy trình tinh luyện và tổng hợp khí thiên nhiên .....................................6
1.3 Tình hình sản xuất nguyên liệu nhựa trên thế giới ….…………………………………………………7
1.3.1 Tốc độ tăng trưởng ………………………………………….……………………………………………………………7
1.3.2 Cơ cấu nguyên liệu nhựa trên thế giới ….………………………………………………………………9
1.3.3 Giá cả liệu nhựa trên thế giới …...………………………………………………………………………….11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU


NHỰA KHU VỰC PHÍA NAM
2.1 Quá trình hình thành ngành nguyên liệu nhựa Việt Nam ……………………………………….12
2.2 Vò trí của nguyên liệu nhựa Việt Nam ……………………………………………………………………………14
2.2.1 Nhựa thay thế kim loại ………………………………………………………………………………….………….14

1


2.3.2 Nhựa thay thế giấy , thủy tinh ………………………………………………………………….……………14
2.3.3 Nhựa thay thế gỗ ………………………………………………………………………………………….…………….15
2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam .…………….15
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng …….………………………………………………………………………………………………15
2.3.2 Cơ cấu sản phẩm nhựa ….………………………………………………………………………………………….15
Sản phẩm nhựa gia dụng ….………………………………………………………………………………………16
Bao bì …….…………………………………………………………………………………………………………………………16
Sản phẩm vật liệu xây dựng ….……………………………………………………………………………….17
Sản phẩm kỹ thuật cao ….………………………………………………………………………………………….18
2.3.3 Các cơ sở sản xuất nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam …………………………….19
Công ty liên doanh Việt Thai Plaschem …….………………………………………………………19
Công ty TNHH Atochem ……………………………………………………………………………………………20
Công ty liên doanh hoá chất LG Vina ………………………………………………………………….20
Công ty TPC Vina …………………………………………………………………………………………………………21
Công ty TNHH Nhựa và Hoá chất Phú Mỹ ..............................................21
2.3.4 Trang thiết bò và công nghệ …….………………………………………………………………………………23
2.3.5 Thò trường và giá cả …………………………………………………………………………………………………….24
Thò trường cung ứng nguyên liệu nhựa ………………………………………………………………..24
Thò trường tiêu thụ nguyên liệu nhựa ……………………………………………………………………25
Giá cả …………………………………………………………………………………………………………………………………25
2.3.6 Lao động ……………………………………………………………………………………………………………………………26
2.3.7 Vốn đầu tư …..……………….………………………………………………………………………………………………….27

2.3.8 Cơ chế và chính sách …………………………………………………………………………………………………..27
2.3.9 Đánh giá chung thực trạng của ngành sản xuất nguyên liệu ở phía Nam 28
Những thành tựu …………………………………………………………………………………………………………...28

2


Những tồn tại ………………………………………………………………………………………………………………….28
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH
NGUYÊN LIỆU NHỰA KHU VỰC PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010
3.1 Đánh giá các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành nguyên liệu nhựa
khu vực phía Nam…………….…………………………………………………………………………………………………….…30
3.1.1 Các nhân tố kinh tế ……………………………………………………………………………………………………...30
3.1.2 Các nhân tố xã hội …..…………………………………………………………………………………………………..31
3.1.3 Các nhân tố tự nhiên …….……………………………………………………………………………………………32
3.1.3 Các nhân tố khoa học công nghệ …….…………………………………………………………………….33
3.1.4 Cơ chế chính sách quản lý ngành ………..….……………………………………………………………33
3.2 Quan điểm phát triển ngành nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam ………………………35
3.2.1 Quan điểm phát triển ……………………………………………………………………………………………………35
3.2.2 Mục tiêu ……………………………………………………………………………………………………………………………35
3.3 Đònh hướng phát triển ngành nguyên liệu nhựa ở phía Nam .............................35
3.3.1 Dự báo thò trường nguyên liệu nhựa thế giới 2005 ……………………………………………35
3.3.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa Châu Á…….……………………………………36
3.3.3 Dự báo nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu nhựa ở phía Nam …………………………………37
Cơ sở dựï báo …………………………………………………………………………………………………………………….37
Dựï báo ……………………………………………………………………………………………………………….………………38
Sản phẩm nhựa gia dụng …………………………………………………………………………………………….38
Bao bì ………………………………………………………………………………………………………………………………….38
Sản phẩm vật liệu xây dựng ………………………………………………………………………………………39
Sản phẩm kỹ thuật cao …………………………………………………………………………………………………40

3.4 Một số giải pháp phát triển ngành nguyên liệu nhựa phía Nam 2010 ……………….42
3.4.1 Đổi mới quản lý và sản xuất của công ty sản xuất nguyên liệu nhựa …..42
3.4.2 Giải pháp về vốn …………………………………………………………………………………………………………43
Vay từ các tổ chức tín dụng …………………………………………………………………………………….43
Tạo vốn thông qua liên doanh , đầu tư trực tiếp …………………………………………….43
Nguồn vốn tự có …………………………………………………………………………………………………………..43

3


Tạo nguồn vốn trong dân cư ……………………………………………………………………………………44
3.4.3 Giải pháp về công nghệ ………………………………………………………………………………………………45
Mua công nghệ ………………………………………………………………………………………………………………45
Liên doanh để thu hút công nghệ ……………………………………………………………………………46
Đầu tư của Nhà nước về công nghệ ….……………………………………………………………..…46
3.4.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ….……………………………………………………………….47
Đào tạo quản lí ……………………………………………………………………………………………………………….47
Đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật ….….………………………………………………………..…47
3.4.5 Giải pháp về nguyên liệu ………………………………………………………………………………………….48
3.4.6 Giải pháp về chất lượng sản phẩm ………………………………………………………………………49
3.4.7 Giải pháp đẩy mạnh công tác Makerting .................................................50
Về sản phẩm ……………………………………………………………………………………………………………………50
Về chính sách giá cả …………..………………………………………………………………………………………50
Về phân phối ………………………………………………………………………………………………………………….51
Về hoạt động khuyến mãi …………………………………………………………………………………………51
3.4.8 Giải pháp về môi trường ……………………………………………………………………………………………51
3.4.9 Giải pháp về thông tin kinh tế ……………………………………………………………………………….53
3.4.10 Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách ………..…………………………………………………53
Chính sách về thuế ……………………………………………………………………………………………………….53
Chính sách về luật pháp …………………………………………………………………………………………….53

Chính sách về đầu tư ………………………………………………………………………………………………….54
KẾT LUẬN

4


TÊN VIẾT TẮT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU NHỰA
Tên viết tắt

Tên gốc

Tên hoặc nghóa tiếng việt

PE

Polyethylene

Etylene cao phân tử

PELD

Low density Polyethylene

Etylene cao phân tử mật độ
thấp

PEHD

High density Polyethylene


Etylene cao phân tử mật độ
cao

PELLD

Linear Low Density Polyethylene

Etylene cao phân tử mật độ
thấp mạch dài

PP

Polypropylene

Propylene cao phân tử

PET

Polyethylene Terephthalate

PET

PA

Polyamide

PA

PC


Polycarbonate

PC

PU

Polyurethanes

PU

GPPS

General Purpose Polystyrene

GPPS

HIPS

High Impact Polystyrene

HIPS

AS

Acrylonitrile Styrene

AS

ABS


Acrylonitrile Butadiene Styrene

ABS

BOPP

Biax Orientex Polyethylene

Propylene cao phân tử có
đònh hướng

TPE

Thermoplastics Elastomer

TPE

DOP

Dioctyl Phthalate

Chất hoá dẻo

PVC

Polyvinyl Chloride

PVC

VCM


Vinyl Chloride Monomer

VCM

5


LỜI NÓI ĐẦU
guyên liệu nhựa là sản phẩm của công nghiệp hoá dầu là một trong những
ngành công nghiệp quan trọng đối với một quốc gia . Nó cung cấp nguyên liệu cho
nhiều lónh vực khác nhau thuộc các ngành công nghiệp , nông nghiệp , vật liệu xây
dựng …. VV .. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân ngày càng lớn .
Trong thập niên 1991-2000 , ngành nhựa Việt nam đã có những bước phát
triển đáng kể . Những năm gần đây , ngành nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam đã
đạt được nhiều thành tựu góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và có xuất khẩu .
Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế của ngành so với các nước trong khu vực và thế
giới .
Với mong muốn góp một phần nhỏ cho sự phát triển có hiệu quả của ngành
nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam trong thời gian tới đồng thời làm cơ sở cho
những giải pháp, chính sách về quản lý và phát triển ngành nguyên liệu nhựa khu
vực phía Nam cho thời kỳ 2010 . , chúng tôi chọn đề tài
“ Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nguyên liệu nhựa ở khu vực
phía Nam đến năm 2010”
Mục tiêu đề tài :
Mục tiêu đề tài này nhằm xác đònh thực trạng của ngành nguyên liệu nhựa
khu vực phía Nam . Xây dựng mục tiêu phát triển trong thời gian tới (2010) và đề
xuất các giải pháp để phát triển ngành nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam đến
năm 2010 . Để thực hiện được mục tiêu nêu trên luận án bao gồm các nội dung cơ

bản sau đây :

6


Lời nói đầu
Chương 1 : Tổng quan về ngành nguyên liệu nhựa trên thế giới
Chương 2 : Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu nhựa ở khu vực phía Nam
Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nguyên liệu nhựa khu vực
phía Nam đến năm 2010
Kết luận

:

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nêu trên , chúng tôi đãõ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu kinh tế kết hợp với khảo sát thực nghiệm để nghiên cứu từng vấn đề
sau đó dùng phương pháp tổng hợp hệ thống , phương pháp phân tích thống kê , so
sánh đối chiếu để đánh giá thực trạng , phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu tiêu
thụ của ngành nguyên liệu nhựa Việt nam hiện nay (đặc biệt chú trọng đến khu vực
phía Nam) và đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành nguyên liệu .
Luận văn còn căn cứ vào các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nướùc .
Do đề tài quá rộng , có liên quan đến nhiều vấn đề nên phạm vi của luận
văn chỉ nghiên cứu đặc điểm của ngành nguyên liệu nhựa ở khu vực phía Nam , các
dự án mang tính tổng quát , không đi sâu vào phân tích các dự án hay từng nguyên
liệu riêng biệt .

7



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGUYÊN LIỆU NHỰA
TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Đặc điểm và công dụng của một số loại nhựa phổ biến :
Nguyên liệu nhựa nói chung là hợp chất hữu cơ cao phân tử . Nó được tạo ra
ở trạng thái dẻo trong hoặc sau khi chuyển những phân tử nhỏ thành những phân tử
lớn . Hay nói đơn giản là những phân tử nhỏ liên kết với nhau tạo thành một phân
tử lớn trong phản ứng trùng hợp . Đây là nhóm sản phẩm quan trọng nhất của ngành
công nghiệp hoá dầu . Sau đây là những chủng loại nguyên liệu nhựa mà ngành
công nghiệp hoá dầu sản xuất phổ biến :
1.1.1 Nhựa nhiệt dẻo :
Nhựa nhiệt dẻo bao gồm những phân tử dài , mỗi phân tử có chứa nhiều
chuỗi hoặc nhóm , những chuỗi này không liên kết với các phần tử khác . nghóa là
nó không có liên kết chéo . Vì vậy , nó có thể tan khi đốt nóng và đóng cứng lại
khi làm lạnh , quá trình này có thể lập đi lập lại . Vì thế những phế liệu tạo ra
trong quá trình gia công có thể được sử dụng lại và bản chất hoá học của chúng
không thay đổi trong quá trình gia công. Thông thường nhựa nhiệt dẻo ở dạng hạt ,
có chứa những phụ gia để tăng cường khi gia công hoặc cung cấp những tính chất
cần thiết . Nhựa nhiệt dẻo ban đầu được gọi là nhựa thương mại bởi vì nó chủ yếu
dùng vào mục đích thương mại . Các loại này bao gồm PP , PE , PVC , PS …..
Vật liệu PE :
PE có đặc điểm cứng , không hấp thu độ ẩm , chống lại các tác động của hoá
chất rất tốt , có đặc tính cách điện tốt , hệ số ma sát thấp và dễ gia công .
Là sản phẩm có sản lượng cao nhất trong các loại chất dẻo .Sản phẩm này
dựa trên các sản phẩm gốc là etylene bằng quá trình trùng hợp (hay còn gọi là

8


polymer hoá).Tùy theo điều kiện thực hiện phản ứng trùng hợp etylene có thể nhận

được PE có các tính chất khác nhau . Thông thường có các loại sau :
- Vật liệu PELD
Vật liệu PELD là loại PE có tỉ trọng thấp dưới 0.925 , PELD có cấu trúc phân
nhánh . Phương pháp chủ yếu để sản xuất PELD là trùng hợp etylene dưới áp suất
rất cao từ 1700-3500 bar và ở nhiệt độ 150-350oC với một ít xúc tác peroxyd để
khơi màu phản ứng theo cơ chế gốc tự do .
PELD khá dẻo , chòu được lực va đập cao , kháng được ở nhiệt độ thấp .
Công dụng làm màng bao bì , tráng trên giấy , dây điện và dây cáp , làm ống .
- Vật liệu PEHD
Vật liệu PEHD là loại PE có tỉ trọng cao từ 0.941-0.965 , PEHD có cấu trúc
thẳng là chủ yếu . Phương pháp sản xuất PE có tỉ trọng cao là trùng hợp etylene
dưới áp suất thấp khoảng từ 10-40 bar với xúc tác oxyd crôm . Tuy vậy hiện nay
theo công nghệ mới , việc chế tạo PELD hay PEHD không lệ thuộc vào áp suất ,
có nghóa là trùng hợp ở áp suất thấp vẫn có thể nhận được bằng cách đưa thêm vào
một số comonomer .
PEHD và PELD khác nhau ở nhiều tính chất , tỉ trọng tăng thì độ cứng
polymer tăng , độ chòu nhiệt tăng nhưng độ mềm dẻo giảm , độ thấm khí giảm , độ
trong suốt giảm , độ bền va đập giảm , độ bền kéo đứt giảm . Cảø loại PELD và
PEHD có tính chất chung là trơ với hoá chất , với đa số dung môi , cách điện tốt .
PEHD thường được sử dụng để sản xuất các dụng cụ chứa thực phẩm , chứa hoá
chất ,làm ống dẫn , đúc các chi tiết , dụng cụ , màng truyền dòch , bọc phủ dây điện.
- Vật liệu PELLD :
Hiện nay , ngoài hai loại trên còn xuất hiện một loại PE mới . có rất nhiều
đặc tính quý . Đó là PE tỷ trọng thấp có cấu trúc mạch thẳng (PELLD) . Loại này
có độ chòu nhiệt cao hơn PELD , độ chòu mài mòn cao , cứng , độ bền đứt và kéo
dãn rất cao , rất dễ gia công . Đặc biệt , công nghệ sản xuất thực hiện ở áp suất rất
9


thấp 7-14 bar với nhiệt độ từ 25-300oC . Từ khi xuất hiện PELLD do giá thành hạ

và đặc tính ưu việt của nó , người ta dần dần sử dụng nó để thay thế PELD trong
một số lónh vực như : màng bao bì …..
Vật liệu PP
PP là loại nhựa có nhiều tính năng trong số các loại nhựa nhiệt dẻo . Điều
này giải thích vì sao nó được sử dụng ngày càng nhiều . PP chòu nhiệt tốt và chống
lại các tác động của hoá chất hơn các loại nhựa khác có cùng giá thành , ngoài ra
PP không hấp thu nước , có tính dẫn điện tốt và dể gia công .
Khác với etylene , propylene có thêm nhóm metyl trong phân tử , nên khi
trùng hợp tạo ra PP có thể có đến ba cấu trúc khác nhau . vì vậy tính chất của PP
phụ thuộc vào cấu trúc của mỗi loại trên . Ngoài ra tính chất của PP phụ thuộc vào
trọng lượng phân tử và độ tinh thể . Trọng lượng phân tử càng cao , sản phẩm càng
cứng , càng bền với va đập . Độ tinh thể càng cao điểm nóng chảy càng cao, độ
bền kéo đứt và va đập càng tốt , độ thấm khí càng khó . Các sản phẩm chế tạo từ
PP có tính chất cách điện tốt , chòu được hoá chất , độ hút nước ít , chòu nhiệt , đồng
thời sảùn phẩm có độ chống mài mòn tốt , ít độc và cũng trong suốt . Tuy nhiên sản
phẩm để ngoài trời nóng sẽ cứng và dòn .
Công dụng của nó : dệt bao (gạo , phân bón , đường….), sản xuất đồ gia dụng,
các bộ phận xe gắn máy …..
Vật liệu PS
Vật liệu PS được sản xuất từ monomer styrene , trùng hợp bằng chất xúc tác
phối trí . Có hai loại :
- GPPS :
GPPS có giá thành thấp nhất trong các loại nhựa có gốc styrene . Đặêc tính
của loại nhựa này , cứng , bền , trong suốt , ổn đònh được nhiều hướng , dễ sử dụng
. Loại nhựa này có công dụng làm bao bì cho thực phẩm , cho mỹ phẩm và dược

10


phẩm , những vật che bụi , hộp băng Video cassette và hộp đóa CD , ly uống nước

sử dụng một lần , dao nóa muỗng …vv
- HIPS :
HIPS là loại nhựa có gốc styrene tốt nhất , là loại vật liệu rất cứng nhưng nó
không chòu lực căng trong thời gian dài . Công dụng của loại này : làm bao bì cho
thực phẩm , ly , tách , nắp , sản phẩm văn phòng , băng cassette và băng Video ….
Vật liệu PVC
PVC là loại chất dẻo được sử dụng rất rộng rãi sau PE do nó có nhiều công
dụng . Đặc tính chung của PVC là dễ pha với nhiều phụ gia nên có thể cải thiện
tính chất cơ , lí, hoá , Vì vậy , ít khi chế tạo sản phẩm trong đó chỉ chứa một mình
PVC . Thường phải đưa vào thành phần phối liệu các chất hoá dẻo , chất ổn đònh ,
chất pha loãng , chất độn , chất màu …… Mỗi chất hoá dẻo được chọn lựa tùy theo
thành phần cuối cùng . Độ bền hóa học của PVC nói chung là tốt , có thể chòu được
một số dung môi , sự giới hạn chủ yếu của PVC là độ chòu nhiệt kém , sự biến
dạng luôn xảy ra ở nhiệt độ 80oC , vì vậy , khi sử dụng không vượt quá 80oC . Tính
chất điện cơ , nhiệt của PVC nói chung tốt . Từ PVC sản xuất ra hai loại sản phẩm
cứng và mềm . Sản phẩm PVC cứng như : ống nước , bình lọ đựng hoá chất , can ,
vỏ máy , đế giày , dây cáp điện , đồ chơi …... Sản phẩm PVC mềm như : dây curoa ,
tấm lát sàn nhà , áo mưa , màng bao gói …….
Ngoài ra , còn có các loại nhựa nhiệt dẻo khác : AS , ABS , TPE , PC , PA……
1.1.2 Nhựa nhiệt rắn :
Trong các loại nhựa , nhựa nhiệt rắn nói chung có những ưu điểm sau : tính
ổn đònh nhiệt cao , không bò biến dạng , cứng và bền .Có nhiều loại nhựa nhiệt rắn .
Sau đây là một số loại thường gặp :
- Vật liệu Melamine :
Melamine được biết như loại nhựa có độ cứng tốt nhất , có khả năng phối
màu rất tuyệt, khó cháy , nó không màu , không mùi không bò biến dạng dưới tác
11


động của hoá chất , bởi các dược phẩm và thực phẩm .

Công dụng của nó được dùng làm tô , chén , các đồ dùng nhà bếp , và một số
sản phẩm về điện . Giống như các loại nhựa khác . Melamine được sử dụng rộng rãi
dưới nhiều hình thức như : chất kết dính , chất phủ hoặc tráng các loại nhựa khác .
- Vật liệu Composite
Composite là loại vật liệu mới , xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm gần đây
, nhưng đối với các nước phát triển thì nó đã có mặt từ lâu . Composite là vật liệu
hỗn hợp gồm hai hay nhiều thành phần khác nhau tạo ra một vật liệu mới có tính
chất đặc biệt mà các loại vật liệu ban đầu không có .
Composite là loại vật liệu được gia cường bằng các loại độn (dạng hạt , dạng
sợi …). Sự kết hợp này nhằm hạn chế khuyết điểm của vật liệu ban đầu , tạo ra vật
liệu mới có tính năng cơ lí hoá cao hơn hẳn .
Thành phần của composite là hợp chất hữu cơ được trùng hợp (polymer) nền
và chất độn :
• Polymer nền : là chất kết dính đóng vai trò chuyển ứng suất sang độn khi có
ngoại lực tác dụng . Người ta có thể sử dụng nhựa nhiệt dẻo (PE,PS,PVC…) được
trộn với độn và gia công ở trạng thái nóng chảy, nhựa nhiệt rắn (PU , EPOXY….) có
thể gia công ở nhiệt độ cao hoặc gia công bằng tay ở nhiệt độ thường tùy theo từng
loại nhựa . Nói chung , nhựa nhiệt rắn cho ra vật liệu composite có tính năng cơ , lí ,
hoá cao hơn nhựa nhiệt dẻo .
• Chất độn : đóng vai trò ứng suất tập trung , thường có lí tính cao hơn nhựa .
Người ta có thể đánh giá tính độn dựa vào các đặc điểm sau : tính gia cường
hoá học , tính kháng hoá chất , môi trường nhiệt độ , tính truyền và giải nhiệt tốt ,
hạ giá thành .
Công dụng của Composite dùng để đóng tàu , canô…….
Ngoài ta còn có các loại nhựa nhiệt rắn khác như PU , Epoxy , Phenolic …….

12


1.2 Nguồn gốc của nguyên liệu nhựa từ dầu khí

Nguyên liệu nhựa được cung cấp bởi một số nguồn thiên nhiên nhưng chủ
yếu vẫn là dầu mỏ và khí thiên nhiên . Bất kì một quốc gia nào có một trữ lượng
hydrocarbon này , như nước ta , cũng đều có chiến lược tận dụng sản phẩm của nó .
Nguyên liệu nhựa là một trong những sản phẩm được điều chế từ ngành công
nghiệp gọi là hoá dầu .
1.2.1 Qui trình chưng cất tách dầu thô
Dầu thô khi đưa vào chưng cất thì tách ra thành 8 cấu thành cơ bản , sau đó
được đưa vào chưng cất lần thứ hai gọi là craking . ở đây cần có nguồn nhiệt cao
hơn và nguồn xúc tác. Sau giai đoạn craking dầu thô cho ra rất nhiều sản phẩm .
Một sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất nguyên liệu nhựa là naphta . Qua
xúc tác thích hợp naphta sẽ tạo ra ít nhất 3 nhóm sản phẩm để sản xuất nguyên liệu
và nhóm sản phẩm khác kể cả thuốc trừ sâu , hoá chất , cao su nhân tạo .
Sơ đồ 1 : SƠ ĐỒ KẾT QUẢ CHƯNG CẤT DẦU THÔ TRONG CỘT TINH LỌC
DẦU MỎ
<90oC ---------------Butan và khí nhẹ hơn --------Nạp khí
cột

90oC-220oC--------Xăng----------------------------- Động cơ nổ

dầu

220oC-315oC----- -- Naphta ----------------------- Cải tiến có xúc tác



315oC-450oC--------Dầu lữa--------------------------Thủy trò
450oC-650oC--------Khí dầu nhẹ---------------------Dầu chưng cất
650oC-800oC--------Khí dầu nặng- ------------------Craking có xúc tác
>800oC--------------Cặn dầu thô---------------------- Hoá trò
Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt nam


1.2.2 Qui trình tinh luyện và tổng hợp khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên là một tổng hợp các loại khí nằm trong mỏ . Khi hoá lỏng,
chúng được tách ra thành những loại sau
13


• Khí thiên nhiên hoá lỏng gồm mêtan và nitơ
• Chất lỏng của khí thiên nhiên gồm có ethane
• Khi dầu mỏ hoá lỏng có chứa butane và propane
Bằng cách chuyển ethane thành ethylene , rồi chuyển ethylene thành
polyethylene và styrene người ta chế được nhiều sản phẩm ở các dạng khác nhau
trong đó có : PE , PET , PVC…
Sơ đồ 2 : SƠ ĐỒ GIẢI THÍCH CÁC CÔNG ĐOẠN CỦA HOÁ DẦU
TỪ NGUỒN NGUYÊN LIỆU DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Khí thiên

Ethen

nhiên

Polyethylene
Ethanol

Hoá chất

Styren

Plastics keo dán


Dầu mỏ
Benzen

Thuốc trừ sâu
Cyclohecxan

Naphta

Xylen

Sợi nhân tạo

Polyester
Sơn , vecni

Toluen

Phenol

Plastics

Propylene

Plastics
Axeton

Hoá chất , sợi nhân tạo
Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam

1.3 Tình hình sản xuất nguyên liệu nhựa trên thế giới

1.3.1 Tốc độ tăng trưởng :
Trên thế giới một số quốc gia có ngành nguyên liệu nhựa phát triển thường
tập trung ở những nước có trữ lượng dầu rất lớn như các nước Trung đông , các nước
trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ : Kuweit , Arabia Saudi , Iran …… Tuy nhiên cũng có
một số nước có trữ lượng dầu ít như Thái lan , Hàn quốc ….hoặc không có nguồn dầu

14


khí như Singapore , Nhật Bản cũng có ngành công nghiệp nguyên liệu nhựa phát
triển .
Ở những nước phát triển ngành nguyên liệu nhựa đi theo một trong hai cách
lọc dầu (chưng cất lấy naphta hoặc khai thác khí thiên nhiên) hoặc hoá dầu (craking
, dehydrat hoá) . Song đối với các nước đang phát triển người ta đi theo kiểu : nhập
bột PVC để gia công trực tiếp , tiến đến sản xuất bột PVC từ VCM nhập khẩu , sau
đó sản xuất VCM từ DCE (Do PVC là một trong những nguyên liệu được tiêu thụ
với số lượng lớn và vốn đầu tư cho một nhà máy không lớn lắm so với các nguyên
liệu nhựa khác) từ đó tạo thành một quy trình khép kín từ nguyên liệu dầu khí đến
sản phẩm cuối cùng . Các nhà sản xuất nguyên liệu nhựa lớn là các tập đoàn dầu
khí lớn . Sau đây là một số nhà sản xuất dầu khí lớn trên thế giới .
Biểu số 1 :

CÔNG SUẤT HIỆN NAY CỦA

CÁC NHÀ SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU NHỰA LỚN NHẤT TRÊN TOÀN CẦU
Các nhà sản xuất

Quốc gia

Dow-UCC

Exxon-Mobil
BASF
Total-Fina-ELF
Borealis
Solvay
BP-Amoco
Formosa
Equistar
Nova
Tổng công suất của các nhà
máy trên
Tổng công suất toàn cầu

Mỹ
Mỹ
Đức
Pháp
Hà Lan
Nhật bản
Anh- Mỹ
Mỹ
Mỹ
Canada

Công suất
Triệu tấn
Thò phần (%)
10.1
7.1
6.5

4.6
5.1
3.6
5.1
3.6
4.6
3.3
3.7
2.6
3.6
2.6
3.6
2.6
3.2
2.3
2.9
2.0
52.2
36.8

141.8
100%
Nguồn : Hiệp hội Nhựa Việt Nam

15


Sơ đồ 3 : TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGUYÊN LIỆU NHỰA TRÊN THẾ GIỚI
Đơn vò tính : triệu tấn
160

140
120
100
80
60
40
20
0
1970

1980

1990

1995

1997

1999

Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt nam
Tốc độ phát triển của ngành nguyên liệu nhựa ở các nước đang phát triển rất
cao , năm 1997 một số nước Đông Nam Á phải đương đầu với cuộc khủng hoảng tài
chính , vì thế tốc độ sản xuất nguyên liệu nhựa ở các nước này có bò chựng lại ,
giá nguyên liệu nhựa giảm mạnh , song mức độ tăng trưởng bình quân vẫn cao
(10%-15%) trong vòng 10 năm trở lại đây , trong khi đó , mức độ tăng trưởng ngành
nguyên liệu nhựa ở các nước công nghiệp phát triển không nhiều , khoảng 3% - 5%.
1.3.2 Cơ cấu nguyên liệu nhựa :
Ở các nước đã phát triển như Mỹ , các nước Châu Âu , Nhật Bản ……. tỉ trọng
nguyên liệu nhựa kỹ thuật cao chiếm khoảng 40% - 50% trong tổng số nguyên liệu

nhựa sản xuất trên toàn thế giới , trong khi các nước đang phát triển thì tỉ trọng
nguyên liệu nhựa thông thường rất lớn và hiện nay cơ cấu này đang từng bước thay
đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng nguyên liệu nhựa kỹ thuật cao do sự phát triển

16


nền kinh tế của các nước này và sự phát triển của các ngành kỹ thuật cao như : ô tô
, xây dựng , điện tử , viễn thông …..vv
Biểu số 2 : CƠ CẤU NGUYÊN LIỆU NHỰA CỦA THẾ GIỚI (1998)
Loại nguyên liệu nhựa

Tỉ lệ (%)

Nguyên liệu nhựa thông thường

42%

Nguyên liệu nhựa kỹ thuật cao

48%

Loại khác

10%
Nguồn : Hiệp Hội nhựa Việt Nam

Sơ đồ 4 : CƠ CẤU NGUYÊN LIỆU NHỰA THẾ GIỚI

10%

42%

48%

Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam
1.3.3 Giá cả nguyên liệu nhựa trên thế giới
Xét về mặt giá thành nguyên liệu nhựa trên thế giới , nó bao gồm những
khoản sau :
- Chi phí biến đổi :
trong đó : Chi phí nguyên liệu (naptha) : 60-65%
Chi phí năng lượng (điện)

:

17

5%


Chi phí biển đổi khác

:

20 %

- Chí phí cố đònh : 10% – 15%
Tùy từng loại nguyên liệu nhựa mà tỉ lệ chi phí trên có thể thay đổi nhưng
chi phí nguyên liệu chiếm tỉ lệ rất lớn và phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu mỏ.
Biểu số 3 : DIỄN BIẾN GIÁ CẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI NGUYÊN LIỆU NHỰA
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

STT

Tên hàng

tháng 08/2001
Đơn giá CIF HCMC

01

PELD thổi túi

600 USD/tấn

02

PEHD thổi túi

580 USD/tấn

03

PEHD thổi can

570 USD/tấn

04

PP kéo sợi

520 USD/tấn


05

PP ép

520 USD/tấn

06

PELLD thổi túi

570 USD/tấn

07

GPPS

540 USD/tấn
Nguồn Sumitomo

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NGUYÊN LIỆU NHỰA PHÍA NAM
2.1 Quá trình hình thành ngành nguyên liệu nhựa ở Việt Nam
Ở phía Nam , ngành nhựa phát triển từ năm 1953 do người Hoa chiếm ưu thế
, nhưng rất manh mún chỉ giới hạn ở những thiết bò tự chế , thậm chí có những cơ sở
dùng đèn dầu , đèn hàn chì để đốt nóng khuôn . Vào những năm 60 , 70 ngành nhựa

đã hình thành những hãng lớn và đến năm 1975 đã có 250 nhà sản xuất kinh doanh
trong ngành nhựa được cấp giấy phép hoạt động , trong đó có 30 công ty lớn với 2
xí nghiệp đầu đàn là UFIPLASTICS (Hiện nay là công ty nhựa Rạng Đông ) và
Kiều Trinh (Hiện nay là nhựa Bình Minh) , mỗi nơi vốn đầu tư ban đầu hơn 10.000
lạng vàng , tổng sản lượng sản phẩm nhựa của hai nhà máy hiện nay là 20.000
tấn/năm .
Ở phía Bắc , ngành nhựa phát triển còn khiêm tốn , tiêu biểu là Xí nghiệp
nhựa Thiếu Niên Tiền Phong xây dựng năm 1959 , chuyên sản xuất dép PVC (Hiện
nay là công ty nhựa Tiền Phong lớn nhất phía Bắc chuyên sản xuất ống PVC có
công suất 7.000 tấn/năm)
Sau năm 1975 là thời diểm suy thoái của ngành nhựa kéo dài đến năm 1989 ,
ngành nhựa mới thực sự khôi phục lại như năm 1975 , nhưng tốc độ tăng trưởng rất
chậm . Có thể nói đến năm 1992 ngành nhựa mới bắt đầu khởi sắc tốt đẹp . Sản
lượng nhựa đã có những bước tăng trưởng lạc quan , thoát khỏi bước khởi diểm quá
thấp của ngành để đi lên . Điều này được thể hiện qua biểu số 4

19


Biểu số 4 : SẢN LƯNG CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
Năm

Tổng sản lượng (tấn)

Chỉ số chất dẻo kg/người Việt Nam

1975

50.000


1,05

1980

10.000

0.19

1989

50.000

0,77

1990

60.000

0,91

1991

75.000

1,11

1992

100.000


1,44

1993

120.000

1,69

1994

197.000

3,72

1995

280.000

3,79

1996

420.000

5,58

1997

500.000


6,52

1998

600.000

7,69

1999

750.000

9,43

2000

937.500

11,57
Nguồn : Hiệp Hội Nhựa TP.HCM

Qua số liệu trên cho thấy , với chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước
ngoài của nhà nước , trong thời kỳ 1991-1995 . ngành nhựa đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 36%/năm , sản lượng nhựa thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 27,38%/năm , sản lượng nhựa bình quân trên đầu người ở Việt Nam tăng
nhanh , năm 2000 đạt 11.57kg/người .
Như vậy trong thời kì 1991-1995 , ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao , nhưng ngành công
nghiệp nguyên liệu nhựa ở nước ta gần như chưa có , toàn bộ 100% nguyên liệu


20


nhựa phải nhập khẩu từ nước ngoài . Trước tình hình đó , năm 1992 , dự án đầu tiên
về sản xuất nguyên liệu hạt nhựa PVC ra đời . Đây là liên doanh giửa Tổng công
nhựa Việt Nam và công ty Thái Plastics và Chemical Public Co.,LTD – công ty sản
xuất các loại PVC lớn nhất tại Thái lan và khu vực Đông nam Á , được xem như là
bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của ngành nguyên liệu nhựa tại Việt Nam . Từ năm
1997 . Việt Nam bắt đầu sản xuất nguyên liệu nhựa đạt 4.200 tấn .
2.2 Vò trí của nguyên liệu nhựa Việt Nam :
Ngành nguyên liệu nhựa Việt Nam , tuy mới phát triển những năm gần đây
nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối cao . Nguyên do là phạm vi ứng dụng của nó
bao trùm một lãnh vực rộng lớn mà không một nguyên liệu nào khác có thể đảm
đang nổi , bao gồm cả việc thay thế một số vật liệu truyền thống như : kim loại ,
giấy , gỗ , thủy tinh …… và giá thành nhựa rẻ hơn so với các vật liệu khác , ngoài ra
nguyên liệu nhựa còn có lợi thế lớn trong quá trình chế biến . Việc sử dụng nguyên
liệu nhựa trong một số lónh vực ở nùc ta vừa qua được thể hiện như sau
2.2.1 Nhựa thay thế kim loại :
Ống nước nhựa trong những năm qua đã được sử dụng trong ngành cấp thoát
nước , có lợi thế lớn so với ống sắt : nhẹ , giá rẻ , dễ gia công , lắp đặt không bò
đóng cặn , đã thay thế dần ống sắt , ống gang …….
2.2.2 Nhựa thay thế giấy , thủy tinh :
Trước đây , ngành công nghiệp cement nước ta thường dùng giấy làm bao
cement , nhưng hiện nay ngành sản xuất này đã dần dần thay thế bằng bao PP ,
với mức giá chỉ bằng 2/3 bao giấy , lại bền hơn , chống ẩm tốt hơn . Điều quan
trọng vốn đầu tư cho dây chuyền sản xuất bao PP chỉ bằng 1/10 so với vốn đầu tư
cho dây chuyền sản xuất bao giấy có cùng công suất .Trong tương lai bao nhựa sẽ
thay thế dần bao giấy và nhu cầu ngày tăng theo tốc độ phát triển của ngành công
nghiệp cement .


21


Ngày nay , bao bì nhựa thường được sử dụng để đựng các sản phẩm nông sản
để thay thế bao đay , ngoài ra bao bì nhựa còn được sử dụng nhiều trong các ngành
công nghiệp khác như : phân bón , thức ăn gia súc , đường ….. vv vừa tăng tính thẩm
mỹ , vừa tiện lợi .Do sự tiện lợi , giá rẻ và thẩm mỹ hơn chai thủy tinh , các cơ sở
sản xuất nước khoáng và nước giải khát đã chuyển hẳn sang sử dụng chai nhựa PET
.2.2.3 Nhựa thay thế gỗ :
Nguyên liệu gỗ ngày càng giảm sút , việc sử dụng các sản phẩm nhựa để
thay thế cho các sản phẩm gỗ là điều tất yếu và do giá thành rẻ , đẹp , bền , dễ vận
chuyển , các sản phẩm nhựa ra đời như : bàn ghế nhựa , giường nhựa , nhà lắp ghép
bằng nhựa , pallet nhựa . Két đựng nước giải khát , két bia trước đây được sử dụng
bằng gỗ , hiện nay các công ty sản xuất nước giải khát đang dần dần thay thế bằng
két nhựa . Tuy giá thành két nhựa có cao hơn két gỗ nhưng thời gian sử dụng bền
hơn rất nhiều . tiện lợi trong vận chuyển .
2.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu nhựa khu vực phía Nam :
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng :
Biểu số 5 : SẢN LƯNG NGUYÊN LIỆU NHỰA KHU VỰC PHÍA NAM
Đơn vò tính : Tấn
Loại nhựa

1997

1998

1999

2000


PVC compound

4.200

7.000

9.000

12.000

DOP

Sản xuất thử

10.000

15.000

18.000

PVC resin

Sản xuất thử

20.000

40.000

30.000


37.000

64.000

60.000

Tổng cộng

Nguồn : Công ty TPC Vina , Công ty TNHH Atochem , công ty LG Vina
Tốc độ tăng của ngành nguyên liệu nhựa ở phía Nam từ năm 1998-2000 bình
quân khoảng 20% , năm 1998 từ mức sản lượng

các loại nguyên liệu nhựa đạt

37.000 tấn , đến năm 2000 sản lượng các nguyên liệu nhựa là 60.000 tấn/năm ,
22


trong hai năm 1999-2000 sản lượng nguyên liệu nhựa giảm 6,25% , chủ yếu do sản
lượng nguyên liệu PVC resin giảm 25% , vì công ty Mitsui Vina bò lỗ nặng , ngưng
sản xuất một thời gian , sản lượng PVC compound tăng 33% và DOP tăng 20% .
2.3.2 Cơ cấu sản phẩm nhựa :
Cơ cấu chủng loại sản phẩm nhựa rất đa dạng , mỗi đơn vò có sản phẩm
truyền thống riêng của mình , cùng với uy tín của đơn vò đối với người tiêu dùng .
Các đơn vò quốc doanh chiếm ưu thế về các sản phẩm ống nước , màng mỏng , chai
PET , tôn nhựa và bao bì ….., các đơn vò tư nhân chiếm ưu thế về các mặt hàng nhựa
gia dụng …. Năm 2000 lượng sản phẩm nhựa sản xuất ở phía Nam là 750.000 tấn .
Trong cơ cấu sản phẩm nhựa , có sự mất cân đối giữa các nhóm sản phẩm ,
sản phẩm nhựa gia dụng chiếm tỉ trọng lớn (50%) , dẫn đến mức dư thừa , trong khi
nhóm sản phẩm nhựa cao cấp chiếm tỉ trọng 8% và nhóm sản phẩm nhựa vật liệu

xây dựng chiếm tỉ trọng 12% . Các sản phẩm nhựa được phân loại thành các nhóm
chính sau :
- Sản phẩm nhựa gia dụng :
Các sản phẩm nhựa gia dụng chiếm tỷ trọng lớn 50% trong các sản phẩm
ngành nhựa , bao gồm các loại như : giày dép , áo mưa , đồ dùng nhà bếp , bàn ghế
, đồ chơi trẻ em ………. 70% các sản phẩm này chủ yếu do cơ sở tư nhân sản xuất ,
hiện nay các sản phẩm loại này được phát triển về chủng loại và mẫu mã rất phong
phú do sự nhập khẩu nhiều khuôn mẫu và máy móc thiết bò hiện đại từ nước ngoài
- Bao bì :
Công nghiệp bao bì phát triển do nhu cầu của các ngành công nghiệp , nông
nghiệp , dược phẩm , hoá chất và công nghiệp chế biến . Ngành bao bì khu vực phía
Nam phát triển mạnh nhất từ trước đến nay , sản lượng bao bì các loại chiếm tỉ lệ
30% trong tổng sản lượng của ngành nhựa Việt Nam . Sản phẩm bao bì gồm nhiều
chủng loại , bao PP , túi xốp , túi nilon , bao container , hộp nhựa cho công nghiệp

23


nước giải khát , bao bì dạng rỗng , chai lọ can nhựa cho công nghiệp nước giải khát
, dầu ăn , hoá mỹ phẩm.
+ Bao dệt PP :
Sản lượng bao dệt PP chiếm tỉ trọng 29,8% trong tổng sản lượng các loại
bao bì , do những năm gần đây nhu cầu rất lớn . Sản lượng bao dệt PP của khu vực
phía Nam là 450 triệu bao (1999) . Đây là con số lớn nhất từ trước đến nay nhưng so
với các nước khác vẫn còn rất khiêm tốn .
Một số đơn vò sản xuất bao PP có công suất lớn là : Công ty Nhựa Cần Thơ ,
Công ty Nhựa 4 , Công ty TNHH Tân Đại Hưng …. vv
+ Bao bì mềm :
Bao bì mềm gồm các bao nhỏ, túi nhỏ mềm và các loại màng khác nhau. Sản
lượng bao bì mềm chiếm tỉ trọng lớn nhất (56,3%) trong tổng sản lượng bao bì .

+ Bao bì rỗng :
Hiện nay nhiều đơn vò quốc doanh lẫn tư nhân sản xuất mặt hàng này như :
Công ty nhựa Rạng Đông , Nhà máy nhựa Tân Thuận , Công ty Bảo Vân , Công ty
nhựa Long Thành . Sản lượng bao bì này chiếm tỉ trọng 13.9% trong tổng sản lượng
bao bì .
- Sản phẩm vật liệu xây dựng :
Với sự phát triển của nền kinh tế , nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng , sản
phẩm vật liệu xây dựng bằng nhựa gần đây đã phát triển nhanh để đáp ứng một
phần nhu cầu vật liệu xây dựng . Tuy nhiên công nghiệp nhựa khu vực phía Nam
chỉ sản xuất một số sản phẩm nhựa như tôn nhựa , tấm trải , ống nhựa , tấm trần
nhà , các thiết bò vệ sinh , khung cửa nhựa .… Nhóm sản phẩm này chiếm tỉ trọng
khoảng 12% trong tổng sản lượng sản phẩm nhựa của cả nước .
Một số sản phẩm chủ yếu :
+ Ống nhựa : bao gồm các loại ống cáp ngầm cho ngành bưu điện , ống nước
cho sinh hoạt và cho tưới tiêu . Khu vực phía Nam hiện nay có khoảng 40 đơn vò sản
24


×