Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận chủ trương của Đảng về vấn đề diệt giặc dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ΩΩ
NHÓM 8
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ DIỆT
“GIẶC DỐT” SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
1945

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
TRẦN HỮU THẮNG


Mục lục
Lời mở đầu
I. Tình hình chung của đất nước sau cách mạng tháng Tám
1.Hoàn cảnh đất nước ta
2. Khái niệm “giặc dốt”
3.Nguyên nhân “giặc dốt” ăn sâu vào dân tộc ta
4. Tác hại nhân dân phải chịu từ “ giặc dốt”
II. Các chính sách của Đảng
1. Nhận định của Bác Hồ về “giặc dốt” và lời kêu gọi toàn dân chống nạn mù chữ
2. Các chính sách của Đảng
III. Công tác thực hiện
1.Bước đầu khó khăn quá trình diệt giặc dốt
2.Sự cổ vũ nhiệt tình của Bác Hồ thúc đẩy phong trào phát triển mạnh
3.kết quả đạt được
4.Phong trào tiếp tục được thực hiện


5. Ý nghĩa
Kết Luận

LỜI MỞ ĐẦU


Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng được
nâng cao, các vấn đề an sinh càng được nhà nước chú trọng hơn. Trong đó giáo dục
luôn là vần đề được ưu tiên hàng đầu.
Như câu danh ngôn người pháp đã nói "đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận rất
cao". Quả thực tri thức đã đem lại cho con người sự sáng tạo không ngừng phát
triển, mà sự phát triển là điều rất cần thiết để đánh giá cho sự lớn mạnh của mỗi tổ
chức và quốc gia. Nhận biết được tầm quan trọng của tri thức, ngay sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã đứng lên kêu gọi toàn dân chống "giặc dốt
" vốn là “mấu chốt” và “tàn dư” khi bị xâm lược đô hộ. Để thực hiện lời kêu gọi đó
đó Đảng ta đã đề ra nhiều chính sách và đã đạt được những thành công vang dội,
đẩy lùi được cái dốt, tạo điều kiện cho đất nước ta phá triển lên một tầm vóc mới.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và khắc ghi công ơn của thế hệ trước đã giúp
chúng ta có được cuộc sống tươi đẹp hiện tại chúng em đã quyết định chọn đề tài:
“Những chính sách của Đảng về vấn đề diệt “giặc dốt” sau Cách mạng tháng Tám,
năm 1945-1946 ”.
Bài tiểu luận vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn tài liệu cũng như tư duy nhận thức
của mỗi người có thể khác nhau và chưa hoàn thiện, nên mong các bạn và thầy
đóng góp để có được những kiến thức đầy đủ và bổ ích nhất. Xin chân thành cảm
ơn.

I. Tình hình chung của đất nước sau cách mạng tháng Tám


1.1.Hoàn cảnh đất nước ta

Sau ngày 2/9/1945 chính quyền nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính
thức được thành lập. Lần đầun tiên sau gần 90 năm đô hộ của thực dân Pháp nhân
dân ta được độc lập, tự do. Trên thế giới hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ra đời với nồng
cốt là Liên Xô. Các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình và dân chủ
phát triển mạnh mẽ. Trong nước chính quyền cách mạng được thành lập từ Tung
ương đến cơ sở dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và đuôc nhân dân ủng hộ.
Tuy nhiên, nhà nước non trẻ mới vừa hình thành cũng gặp ko ít khó khăn.
Trên lĩnh vực kinh tế xã hội, chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế rơi vào tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu và kiệt quệ. Nạn đói vẫn chưa được khắc phục, ruộng đất
bị bỏ hoang, công nghiệp thì đình đốn. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay
tư bản Pháp.
Trên mặt trận chính trị quân sự, các thế lực phản động bao vây chống phá. Miền
Bắc với 20 vạn quân Tưởng, miền Nam hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa quân
đồng minh vào áp giải Nhật nhưng thực chất là giúp Pháp quay lại xâm lược Việt
Nam. Các lực lương phản động Việt quốc, Đại việt…ra sức chống phá cách mạng.
Trên mặt trận ngoại giao, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được
nước nào đặt qan hệ ngoại giao.
Trên lĩnh vực văn hóa, nền văn hóa nô dịch ngu dân nặng nề khiến hơn 95% dân
số mù chữ. Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại vẫn còn nặng nề.
Tổ quốc lâm nguy, vận mệnh dân tộc rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
1.2. Khái niệm “giặc dốt”
“Giặc dốt” là từ dùng để chỉ sự mù chữ, thiếu kiến thức, trình độ dân trí thấp của
đại bộ phận nhân dân của một quốc gia, dân tộc. Từ này đặc biệt được dùng để chỉ
một trong những khó khăn lớn nhất trong nước ta sau Cách mạng tháng Tám thành
công, nạn mù chữ của hơn 95% dân số.
1.3. Nguyên nhân “giặc dốt” ăn sâu vào dân tộc ta
Nền dân trí sau hàng trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến khiến
hơn 95% dân số mù chữ. Chúng thực hiện các biện pháp ngu dân để có thể dễ dàng
cai trị, vì chúng biết kiến thức chính là sức mạnh. Từ khi hình thành, điều khiến
con người khác với những loài thú khác chính là tư duy, trí tuệ. Đó là những yếu tố

giúp con người thống trị thế giới này. Quái ác thay, những con người đó lại muốn
thống trị giống loài của mình, chúng xem ta như nô lệ phục vụ cho chúng. Chúng


tước mất quyền được học hành của chúng ta để dân tộc ta không bao giờ có thể
ngóc đầu dậy được. Nhưng chúng sẽ không bao giờ làm được điều đó vì nỗi căm
thù và uất hận cùng lòng yêu nước sâu đậm đã đem lại sức mạnh để Đất nước ta
giải phóng mình khỏi xiềng xích. Và giờ đây, chúng ta sẽ không còn phải sống
trong sự ngu dốt, không còn phải tách biệt với phần phát triển của thế giới này.
1.4. Tác hại nhân dân phải chịu từ “ giặc dốt”
Toàn nước ta có đến hơn 95% dân số không biết chữ. Cứ trong 100 người dân
thì có 3 trẻ em từ 8 đến 16 tuổi được đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người
không được đi học. Nếu đi sâu vào các làng mạc, các thôn xóm xa thành thị và nhất
là vùng núi thì có nơi không một người biết chữ. Theo thống kê, vào thời điểm đó,
cứ 3.245 trẻ em mới có một trường học mà cứ 1.000 dân thì có một nhà tù.
II. Chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm diệt “giặc dốt”
2.1. Nhận định của Bác Hồ về “giặc dốt” và lời kêu gọi toàn dân chống nạn mù
chữ
Đứng trước tình hình "ngàn cân treo sợi tóc" như vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xác định đúng nguy cơ của từng loại kẻ thù, trong đó kiên quyết diệt giặc
dốt.Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức sâu sắc rằng “một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu.” Nếu dân không biết đọc, không biết viết thì làm sao người dân có thể nắm
được thông tin Cách mạng, làm sao thực hiện được quyền dân chủ.
Chính vì vậy, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3/9/1945), Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó “chiến dịch diệt giặc dốt” đóng
vai trò quan trọng thứ hai, chỉ sau diệt giặc đói. Khi dân trí được nâng cao sẽ tạo
tiền đề, mở lối cho những tư tưởng cách mạng thấm nhuần vào quần chúng, tôn
thêm nền móng vững chãi để chính quyền non trẻ vượt qua những thử thách sống
còn.
Ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi “chống nạn thất học”

gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào. Người nhấn mạnh: “…Muốn giữ vững nền độc
lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền
lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công
cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những
người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình
dân học vụ… Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học.” Người khẳng
định: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [1.tr.20]


2.2. Các chính sách của Đảng
Chiến dịch chống nạn mù chữ chính thức được phát động từ ngày 8/9/1945 khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh:
- Sắc lệnh số 17 thành lập Nha Bình dân học vụ và đặt ra quy định bình dân học vụ
trên toàn đất nước;
- Sắc lệnh số 19 quy định mọi làng phải mở lớp học bình dân, trong đó thiết lập
cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối;
- Sắc lệnh số 20 nêu rõ việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền.
Để phục vụ chiến dịch xóa mù chữ, Nha Bình dân học vụ chính thức ra đời ngày
18/9/1945. Khóa huấn luyện cán bộ bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí
Minh đã mở tại Hà Nội.

III. Công tác thực hiện xóa nạn mù chữ
3.1.Bước đầu khó khăn quá trình diệt giặc dốt
Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào Bình dân học vụ nhanh
chóng được triển khai, lan rộng và ăn sâu vào từng thôn xóm, bản làng.Bình dân
học vụ trở thành một phong trào nhân dân thực sự với những hình thức tổ chức hết


sức linh động, thích nghi với điều kiện sinh hoạt của nhân dân lao động.
Người học bao gồm đầy đủ các thành phần xã hội, từ trẻ em đến thanh niên, phụ

nữ và cả các cụ già. Giáo viên là thầy giáo dạy ở các trường học, là cán bộ các
ngành, là học sinh, bộ đội, từ mọi tầng lớp nhân dân và cả những người vừa thoát
nạn mù chữ, ai đọc thông viết thạo đều có thể trở thành giáo viên Bình dân học vụ.
Lớp học là trụ sở của các trường phổ thông, các cơ quan chính quyền, doanh trại
quân đội, nhà của người dân, đình, chùa…
Sau một ngày lao động mệt nhọc, những người mặc áo nâu đi chân đất lại thắp
đuốc, cầm đèn, cắp sách đi tìm con chữ trong những căn nhà lá đơn sơ. Học viên là
những em bé, cụ già râu tóc bạc phơ hay người phụ nữ vừa đánh vần vừa ngại
ngùng cho con bú. Khắp mọi xóm thôn vang lên tiếng đọc đánh vần. Cứ như vậy,
việc học được nhân lên trong từng nhà và lan ra tới cả những không gian bên ngoài
lớp học bình dân.

Việc học được mọi người nhận thức và thực thi như một nghĩa vụ dưới nhiều hình
thức có một không hai trong lịch sử dân tộc: Trẻ chăn trâu tập viết dưới đất, bảng
chữ cái được đặt dưới gốc cây gần ruộng làng để mọi người ra đồng có thể đọc vần,
còn trước cổng chợ cũng treo mấy con chữ làm đề thi sát hạch, ai không đọc được
thì phải quay về hoặc chui rạp mình qua cây tre, thậm chí thanh niên còn phải lội
vòng qua ruộng mà vào chợ…
Bình dân học vụ đã dấy lên tinh thần say mê học chữ từ Bắc chí Nam, từ đồng
bằng đến miền núi. Công nhân học trong xưởng thợ, thương binh học ở an dưỡng
đường, ngư dân học ngay trên thuyền chài, nông dân học trên cánh đồng, sân đình
chùa, gốc đa, bến nước, trẻ nhỏ học trên lưng trâu. Dụng cụ học tập thiếu thốn,


người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn; bảng viết là bức tường, cánh cửa, tấm
phản dựng lên; phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy;
còn mực thì dùng bất cứ hoa, cây có thể làm màu.
Giáo viên bình dân học vụ thuộc đủ các giới, lứa tuổi, không có lương bổng, hễ
biết chữ là tham gia. Họ dạy học, dựng trường, tạo lớp, tìm kiếm học phẩm, cổ
động học viên. Có lớp có giáo viên, nhưng có lớp giao cho người trong nhà dạy lẫn

nhau, chồng dạy vợ, con dạy mẹ, anh chị dạy em. Cách dạy cũng được cải biên cho
phù hợp với tình hình dân trí lúc bấy giờ, đó là đọc lên thành tiếng, chữ cái, vần
được tạo thành câu thơ lục bát, so sánh để dễ nhớ: I, tờ ( i, t) giống móc cả hai/ I
ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà/ Ô thì đội mũ, Ơ thời thêm
râu.
"Bàn không có, người ta còn úp ngược thúng lên làm bàn học. Vở ghi không có,
người dân rải cát ra sân, cầm que tập viết chữ, viết xong rồi xóa lại học viết chữ
khác", ông Nguyễn Thìn Xuân (90 tuổi), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chiến sĩ diệt dốt,
cán bộ của Nha Bình dân học vụ kể lại kỷ niệm những ngày toàn dân đi học.Ông
Xuân nhớ rõ một kỷ niệm vui mà nhiều người vẫn truyền cho nhau nghe. Để kiểm
tra việc học chữ của người đi học, ban kiểm tra thường đứng ở đầu làng, bến phà,
nơi đông người qua lại. Ai đọc được chữ thì mới được đi qua. Có lần, Bộ trưởng
Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đi xem tình hình các lớp bình dân học vụ. Người của
đội kiểm tra không biết bộ trưởng, kiên quyết giữ ông lại hỏi xem thuộc chữ hay
chưa. Cần vụ định nhắc nhở người thanh niên kia, nhưng Bộ trưởng Huyên chỉ cười
ngăn lại, trả lời trôi chảy rồi mới đi qua.
3.2.Sự cổ vũ nhiệt tình của Bác Hồ thúc đẩy phong trào phát triển mạnh
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào diệt giặc dốt nhanh
chóng được triển khai. Các lớp bình dân học vụ mở ra ở khắp mọi nơi với sự tham
gia của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân. Kế hoạch đặt ra là trong một
năm, tất cả mọi người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ. Một đội ngũ đông đảo
giáo viên và cán bộ bình dân học vụ tình nguyện tham gia phong trào. Họ công tác
trong điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn, nhưng với lòng nhiệt tình cách mạng
và quyết tâm cao, họ đã vượt lên mọi khó khăn gian khổ, hy sinh phấn đấu để mở
mang tri thức cho đồng bào, xây dựng một nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc. Hồ Chủ
tịch đánh giá rất cao những cống hiến to lớn đó, Người viết thư cho anh chị em giáo
viên bình dân học vụ: “Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công
mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người vô danh anh hùng. Tuy là vô



danh nhưng rất hữu ích. Một phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố
gắng của anh chị em. Tôi mong rằng, trong một thời kỳ rất ngắn, lòng hăng hái và
sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả rất vẻ vang: đồng bào ta ai cũng biết đọc,
biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng” [2.tr.20]
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Dốt thì dại, dại thì hèn; vì không chịu dại,
không chịu hèn cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong việc cấp bách và quan
trọng của nhân dân các nước dân chủ mới”.[3.tr.64] Người kêu gọi đồng bào cả
nước tích cực ủng hộ cho những “chiến sỹ trên mặt trận văn hoá” hoàn thành sứ
mệnh cao cả của mình, để “trả lời cho thế giới biết nước ta là một nước văn minh ai
cũng biết chữ”. Người chỉ rõ trong tình hình hơn 95% nhân dân mù chữ thì nhiệm
vụ diệt giặc dốt cũng cấp thiết như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Bởi vậy, Người
thường xuyên theo dõi một cách sâu sát mọi diễn biến của công tác xoá mù chữ
trong từng địa phương. Người hiểu và thông cảm với những khó khăn trong công
việc của anh chị em giáo viên cũng như của cán bộ Ban văn hoá địa phương. Người
chủ trương: dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đến mấy cũng phải tìm mọi cách để
mà học: Không có giấy thì viết vào cát, không có bút thì dùng lô tre... cả làng
chung gạo nuôi một thầy giáo. Người đọc rất kỹ cuốn “Phương pháp và cách thức
dạy vỡ lòng chữ quốc ngữ” do Nha bình dân học vụ xuất bản. Người đã tự tay viết
vào cuốn sách dòng chữ: “Anh chị em giáo viên bình dân học vụ cố gắng đọc kỹ
sách này rồi tận tâm dạy bảo đồng bào thất học, làm cho nạn mù chữ chóng hết.
Thế là làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc” [2.tr.234]
Đều đặn hàng năm, Hồ Chủ tịch theo dõi tổng kết thành tích của công tác bình
dân học vụ. Người quan tâm, tìm hiểu, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân,
từ trẻ đến già trong việc học chữ. Tháng 2/1947, trong chuyến đi thị sát Thanh Hoá
trở về qua đồn điền Chi Nê (Ninh Bình), Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm từng gia
đình nông dân. Trong lúc hỏi chuyện, Người đặc biệt quan tâm đến việc học hành
của các cháu nhỏ, Người vui vẻ khen ngợi những em nhỏ biết chữ, với những em
còn chưa biết chữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải học ngay và Người cho gọi
một số thanh niên địa phương đến, trao trách nhiệm dạy học cho các em rồi hẹn khi
nào Người quay lại thì ai nấy đều phải biết chữ. Khi biết các cụ phụ lão xã Nam

Liên, huyện Nam Đàn- Nghệ Tĩnh đã có nhiều thành tích trong công tác diệt dốt,
Hồ Chủ tịch đã gửi thư hoan nghênh các cụ kịp thời. Biết tin cụ Nguyễn Ban, 77
tuổi, xã An Tường, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đã học xong chữ quốc ngữ,
Người viết thư khen ngợi có đoạn: “Bây giờ ở nước Việt Nam ta cụ 77 tuổi mới đi
học, chắc tiếng thơm sẽ truyền khắp cả nước. Cụ thật xứng đáng với bốn chữ “lão


đương ích tráng”. Cụ là một tượng trưng phúc đức của nước nhà. Các anh chị em
bình dân học vụ có thể tự hào rằng mình đã có công với dân tộc” [2.tr.647]

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên gửi thư khen các địa phương trong nước có
thành tích tốt trong công tác bình dân học vụ. Trong những bức thư ấy, Người
không quên nhắc nhở các giáo viên, cán bộ chớ nên tự mãn với kết quả đạt được
mà phải luôn cố gắng hơn nữa, bởi vì công tác bình dân học vụ là một phong trào
rộng rãi phức tạp mà lại phải tự lực cánh sinh là chính, học viên gồm nhiều thành
phần, lứa tuổi khác nhau, khả năng tiếp thu cũng khác nhau nên đòi hỏi giáo viên
phải kiên nhẫn, chịu khó, không được quan liêu mệnh lệnh. Người đề nghị khi đồng
bào đã biết chữ thì phải có sách báo phù hợp với trình độ của đồng bào để họ xem,
nếu không sẽ bị mù lại, cũng như phải có một chương trình để nâng cao thêm trình
độ văn hoá phổ thông của nhân dân .

3.3.Kết quả đạt được
Nhờ phong trào Bình dân học vụ phát triển hết sức mạnh mẽ, chỉ một năm sau
ngày phát động phong trào Bình dân học vụ, đã có 75.000 lớp học được tổ chức với
sự tham gia của 95.000 giáo viên; trên 2,5 triệu người đã biết đọc, biết viết (dân số
lúc đó là 22 triệu người).


3.4.Phong trào tiếp tục được thực hiện
Tháng 12/1946, cả nước bước vào kháng chiến chống Pháp, Chính phủ chuyển

lên Việt Bắc. Theo chủ trương kháng chiến, Bình dân học vụ cũng phải ấn định kế
hoạch làm việc mới, sửa đổi cho phù hợp với tình hình. Các lớp học đi theo đồng
bào tản cư kháng chiến, theo các đoàn dân công tiếp vận. Những lớp học kháng
chiến đã đi vào trong thơ của Tố Hữu một cách tự nhiên Nhớ sao lớp học i tờ/ Đồng
khuya đuốc sáng những giờ liên hoan...(Việt Bắc).
Ở vùng tạm chiếm, các lớp học được tổ chức khác so với vùng tự do, thường là
những lớp học tư gia, không có bàn ghế, bảng, phấn. Thầy trò ngồi xung quanh cái
phản hay chiếu, mỗi người có một ống tre để đựng sách. Ở ngoài có tự vệ canh gác,
hễ có báo động thì sách vở cuộn bỏ vào ống tre đem giấu ở ngoài bờ tre rồi thầy trò
quay ra làm như trong một xưởng thủ công nghiệp nhỏ. Cứ như vậy, Bình dân học
vụ vẫn giữ được ở nhiều vùng bị địch tạm chiếm, mạnh nhất là Hưng Yên, Hải
Phòng, Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…
Trong thư gửi anh chị em bình dân học vụ nhân dịp phát động phong trào thi đua
ái quốc và kỷ niệm ngày Độc lập 2/9/1948, Bác Hồ chỉ rõ hướng đi tiếp theo của
bình dân học vụ: “Trong phong trào thi đua ái quốc, tôi mong các bạn cũng hăng
hái xung phong. Vùng nào còn sót nạn mù chữ thì các bạn cố gắng thi đua diệt cho
hết giặc dốt trong một thời gian mau chóng. Vùng nào đã hết nạn mù chữ thì các
bạn thi đua để tiến lên một bước nữa, bằng cách dạy cho đồng bào:
Thường thức vệ sinh, để dân bớt ốm đau;
Thường thức khoa học, để bớt mê tín nhảm;
Bốn phép tính để làm ăn quen ngăn nắp;
Lịch sử và địa dư nước ta (vắn tắt bằng thơ hoặc ca) để nâng cao lòng yêu nước;
Đạo đức của công dân, để trở thành người công dân đứng đắn.”[2.tr.489]
Như vậy, phong trào Bình dân học vụ đã được nâng lên một bước, không chỉ dạy
cho dân biết đọc, biết viết mà còn phải dạy cho đồng bào kiến thức khoa học
thường thức, nâng cao dần trình độ dân trí.
Người còn nhắc nhở mọi người, mọi đoàn thể phải đoàn kết, đồng tâm hiệp lực
thì mục tiêu “Tất cả đồng bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết” sẽ
hoàn thành thắng lợi.
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Chính

phủ, phong trào Bình dân học vụ ngày càng phát triển. Từ 2,5 triệu người thoát nạn


mù chữ năm 1946, tới năm 1948 là 6 triệu người và đến năm 1952 là 10 triệu
người. Chiến dịch xóa nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành.
Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất, những bài
học kinh nghiệm từ phong trào Bình dân học vụ đã được vận dụng linh hoạt trong
từng giai đoạn phát triển nhằm xây dựng xã hội học tập cũng như thực hiện công
cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam.
3.5. Ý nghĩa
"Bình dân học vụ không chỉ xóa nạn mù chữ trong nhân dân, còn giúp người dân
có ý thức về quyền lợi và bổn phận của công dân một nước động lập, đó là ngoài
được tự do thì còn phải được học hành, mở mang kiến thức. Phong trào góp thành
tích lớn, là cơ sở để nâng cao dân trí nước nhà, cùng với nhiều yếu tố khác làm nên
sức mạnh đưa dân tộc bước qua hai cuộc trường chinh kháng chiến", ông Nguyễn
Thìn Xuân, nguyên cán bộ Nha Bình dân học vụ nói.
Xoá mù chữ là một công tác khó nhọc, âm thầm, không có tiếng tăm lừng lẫy
nhưng thực sự là một công tác quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tiến bộ của một
dân tộc, đến sự phát triển văn hoá xã hội như Hồ Chủ tịch đã từng nhận định:
Thanh toán nạn mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá
của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế,
phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần
thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình thống nhất độc lập dân chủ và
giàu mạnh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành, cho nên suốt đời Người đã phấn đấu không mệt mỏi
cho sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam. Xoá mù chữ là một chủ trương sáng suốt mà
Đảng và Hồ Chủ tịch đề ra ngay từ ngày đầu lập quốc. Đó được coi là bước khởi
đầu cho việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân nhằm đưa đất nước đi lên

theo kịp với sự phát triển của các nước tiến bộ khác trên thế giới.
Đã hơn sáu mươi năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào
Bình dân học vụ, nền giáo dục Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc. Từ chỗ
95% dân số mù chữ, đến nay cả nước đã cơ bản phổ cập giáo dục, mỗi năm có hơn
20 triệu học sinh, sinh viên các cấp học đến trường, đội ngũ giáo viên các cấp học
cũng ngày càng phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng. Thấm nhuần tư


tưởng của Người về phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, từ những kinh nghiệm
của phong trào Bình dân học vụ, chúng ta hy vọng ngành giáo dục Việt Nam sẽ
thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề ra: " Phấn
đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân, vì dân, bảo đảm công
bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học
tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”[4]

KẾT LUẬN
Cuối cùng, sau bao nhiêu năm thực hiện chủ trương của Đảng và Hồ chủ tịch, đất
nước chúng ta đã chính thức thoát nạn mù chữ đeo bám dân tộc ta suốt thời gian
qua. Đó là nhờ sự anh minh trong nhận định của Bác Hồ những ngày đầu thành lập
nhà nước. Đó là nhờ những chính sách sáng suốt của Đảng đề ra phú hợp với hoàn
cảnh bấy giờ của nước ta. Đó là nhờ dân ta cùng chung một lòng với mong muốn
sâu sắc tiêu diệT được cái dốt, vươn mình và hòa nhập cùng sự phát triển của thế
giới.
Là con dân của nước Việt Nam, chúng ta cần phải luôn luôn ghi nhớ công ơn của
thế hệ trước , nhờ đó mà chúng ta được sống một cuộc sống như hiện nay, đúng với
sự mong mỏi của Bác Hồ kính yêu, đó là ấm no, hạnh phúc và được học hành. Bên
cạnh đó, phải luôn tự rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ nhận thức, tích cực góp
phần vào xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội Chủ nghĩa.



NHÓM 8 VỚI SỰ GÓP MẶT CỦA CÁC THÀNH VIÊN:
CHIẾNG NGỌC CƯỜNG

16027031

HUỲNH NHƯ QUỐC HIỂU 16016051
PHẠM ĐĂNG KHOA

16062021

TRƯƠNG NGỌC LÂM

16020441

VÕ HOÀI NAM

16021341

VĂN MINH NHẬT

16016001

NGUYỄN TRUNG PHƯƠNG 16034321

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Chính trị Quốc gia,1995), tập IV
2. Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Chính trị Quốc gia,1995), tập V
3. Hồ Chí Minh toàn tập (NXB Chính trị Quốc gia,1995), tập VIII
4.Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCTQG, Hà nội 2006
- (Hoàng Phương)

- (Việt Hà)
-



×