Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 196 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG ANH HOÀNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOÀNG ANH HOÀNG

QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.34.04.10

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Ngô Quang Minh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích
dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Hoàng Anh Hoàng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

11

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về quản lý tài sản công

11

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc về quản lý tài sản công

17

1.3. Những giá trị của các công trình nghiên cứu luận án cần tham
khảo và vấn đề đặt ra cần nghiên cứu


30

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TÀI
SẢN CÔNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

33

2.1. Tài sản công trong đơn vị sự nghiệp

33

2.2. Quản lý tài sản công trong đơn vị sự nghiệp

48

2.3. Một số kinh nghiệm và bài học về quản lý tài sản công

61

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

79

3.1. Khái quát về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và bộ
máy quản lý tài sản công của Học viện

79

3.2. Thực trạng tài sản công tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh

85

3.3. Thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2014

94

3.4. Đánh giá chung về quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh

115

CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI SẢN
CÔNG TẠI HỌC VIỆN CTQG GIA HỒ CHÍ MINH

122

4.1. Quan điểm, yêu cầu hoàn thiện quản lý tài sản công tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

122

4.2. Những giải pháp chủ yêu nhằm hoàn thiện quản lý tài sản công
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

131

4.3. Một số kiến nghị


150

KẾT LUẬN

153


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT

:

Công nghệ thông tin

ĐVSN

:

Đơn vị sự nghiệp

GTCL

:

Giá trị còn lại

HCSN


:

Hành chính sự nghiệp

Học viện

:

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
(nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)

HV1

:

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 1 (nay là Học
viện Chính trị khu vực 1)

HV2

:

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 2 (nay là Học
viện Chính trị khu vực 2)

HV3

:

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 3 (nay là Học

viện Chính trị khu vực 3)

HV4

:

Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 4 (nay là Học
viện Chính trị khu vực 4)

HVBC

:

Học viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền

HVHC

:

Học viện Hành chính (nay là Học viện Hành chính
quốc gia)

NSNN

:

Ngân sách nhà nƣớc

NXBLLCT


:

Nhà xuất bản Lý luận - Chính trị

TSC

:

Tài sản công

TSCĐ

:

Tài sản cố định

TSNN

:

Tài sản nhà nƣớc

TTHV

:

Trung tâm Học viện

VPHV


:

Văn phòng Học viện


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Kết quả thẩm định kinh phí mua sắm Tài sản công của
Học viện từ năm 2009 đến năm 2014.

Trang
105

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Cơ cấu tài sản công của Học viện

85

Hình 3.2:

Cơ cấu TSC là nhà của Học viện

88

Hình 3.3:

Số lƣợng xe ô tô của Học viện


91

Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:

Tỷ lệ giá trị còn lại/nguyên giá của tài sản có giá trị trên
500 triệu tại Học viện (%)
Kinh phí duy tu, bảo dƣỡng tài sản của Học viện giai
đoạn 2009-2014
Tình hình duy tu, bảo dƣỡng từng loại tài sản tại Học
viện giai đoạn 2009-2014

93
112
113


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở mỗi quốc gia, tài sản công (TSC) có vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình sản xuất và quản lý xã hội, đồng thời việc quản lý tốt TSC luôn
đƣợc coi là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lƣợng quản lý nhà
nƣớc của quốc gia đó.
Ở nƣớc ta, sau khi giành đƣợc độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Tài sản công cộng là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng
kinh tế chung, để làm cho dân giàu nƣớc mạnh, để nâng cao đời sống của
nhân dân”[65]. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, khi nƣớc ta đang thực hiện

đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới nhằm phát triển đất nƣớc nhanh, bền
vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh, vững bƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội, thì TSC ngày càng
đƣợc khẳng định là có vai trò trọng yếu, là nguồn lực quan trọng để Nhà nƣớc
hỗ trợ phát triển nền kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Cùng với đó, quản lý để đảm bảo TSC đƣợc khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả đang là vấn đề đƣợc chú trọng quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn
xã hội.
Trong những năm qua, TSC ở nƣớc ta đã luôn đƣợc quan tâm phát triển
cả về quy mô, giá trị, chất lƣợng và đƣợc giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc
bộ máy nhà nƣớc trực tiếp quản lý, sử dụng nhằm thực hiện những chức năng,
nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao. Tổng giá trị TSC tính đến ngày 31/12/2015
(chỉ tính riêng 4 loại tài sản có giá trị lớn gồm: đất, nhà, ô tô, tài sản khác có
giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản và chƣa bao gồm tài sản tại
các đơn vị lực lƣợng vũ trang nhân dân) là 1.031.313,82 tỷ đồng. Trong đó,
các ĐVSN hiện đang quản lý, sử dụng 311.606 tài sản (chiếm 64,36% tổng số
lƣợng TSC), với tổng nguyên giá là: 709.869,59 tỷ đồng (chiếm 68,83% tổng
giá trị TSC), bao gồm: 76.120 khuôn viên đất với tổng giá trị là 485.794,06 tỷ


2
đồng; 199.451 ngôi nhà với tổng nguyên giá là 173.895,13 tỷ đồng; 16.032 xe
ô tô công với tổng nguyên giá là 9.360,59 tỷ đồng và 20.003 tài sản khác có
giá trị từ 500 triệu đồng trở lên với tổng nguyên giá là 40.891,80 tỷ đồng [17].
Cùng với đó, quản lý nhà nƣớc về TSC nói chung và quản lý TSC tại các
ĐVSN nói riêng đã từng bƣớc đi vào nề nếp, kỷ cƣơng, công khai và có hiệu
quả, nhất là sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc đƣợc Quốc hội
thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009. Tuy nhiên, bên cạnh những
nỗ lực và kết quả rất đáng khích lệ đã đạt đƣợc, quản lý TSC ở nƣớc ta hiện
nay cũng còn nhiều hạn chế nhƣ: Cơ chế quản lý TSC còn bất cập so với thực

tế, nhiều cơ quan, đơn vị còn sử dụng lãng phí nguồn lực TSC, sử dụng TSC
sai mục đích, thậm chí gây thất thoát tài sản… Chính vì vậy, một trong số các
giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lƣợc tài chính đến năm 2020 đƣợc
Chính phủ đề ra (theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ) là: “Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý tài sản công,
đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản quốc gia”. Đồng thời, Chiến lƣợc
cũng chỉ rõ định hƣớng quản lý TSC trong khu vực HCSN: "Tách bạch cơ chế
quản lý tài sản công khu vực hành chính và sự nghiệp; thực hiện giao quyền
tự chủ gắn với trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc mua sắm, sử
dụng và thanh lý tài sản công".
Quản lý TSC tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cũng nằm trong bối
cảnh chung nêu trên, song do đặc thù về vị trí trong hệ thống các cơ quan của
Đảng, Nhà nƣớc (là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng và
Chính phủ; đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thƣờng xuyên của Bộ
Chính trị, Ban Bí thƣ) và chức năng (là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của
hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của


3
Nhà nƣớc, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý) nên quản lý
TSC tại Học viện mặc dù đƣợc phân định cơ chế quản lý, sử dụng nhƣ đối với
các ĐVSN nhƣng cũng có rất nhiều đặc thù so với các cơ quan, đơn vị khác.
Sau khi Học viện chuyển đổi mô hình quản lý tài chính năm 2006, tách khỏi
Ban Tài chính - Quản trị Trung ƣơng (là đơn vị dự toán cấp 1, chịu trách
nhiệm quản lý tài chính, ngân sách của các cơ quan Đảng) để trở thành đơn vị
dự toán cấp 1 và chuyển đổi cơ chế quản lý về tài chính (từ thực hiện cơ chế
quản lý tài chính Đảng theo Thông tƣ liên tịch số 216/2004/TTLT-BTCQTBTC ngày 29/3/2004 của Ban Tài chính - Quản trị Trung ƣơng và Bộ Tài
chính chuyển sang thực hiện theo Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày

23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật ngân sách
nhà nƣớc và từ năm 2008 thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp) thì quản lý TSC tại Học viện đã xuất hiện ngày càng nhiều những bất
cập cần đƣợc nghiên cứu, giải quyết để có cơ sở xây dựng một hệ thống cơ
chế chính sách, mô hình và các quy trình quản lý đảm bảo ổn định, hiệu quả,
thống nhất và tuân thủ những quy định, định hƣớng mới của Nhà nƣớc về
quản lý TSC, đồng thời phù hợp những đặc thù hoạt động của Học viện.
Trên thực tế, quản lý TSC ở Học viện trong thời gian qua đã cơ bản đáp
ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng và phát triển
Học viện cũng nhƣ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc giao. Quản lý tài sản từng bƣớc đƣợc hoàn thiện theo hƣớng sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả. Quy trình quản lý tài sản đã đƣợc quan tâm nghiên cứu, xây
dựng, sửa đổi để đảm bảo phù hợp với quy định chung của Nhà nƣớc và đặc
thù hoạt động của Học viện; các biện pháp cụ thể để quản lý tài sản cũng liên
tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc,
quản lý TSC tại Học viện cũng bộc lộ một số bất cập nhƣ: mô hình, tổ chức


4
bộ máy quản lý TSC còn chƣa hoàn thiện; các quy định liên quan đến quản lý
TSC chƣa đầy đủ; tiêu chuẩn, định mức về sử dụng tài sản đang áp dụng chƣa
phù hợp với một số đối tƣợng cán bộ, học viên; quản lý TSC trong một số
trƣờng hợp chƣa đƣợc giám sát chặt chẽ; những tồn tại về quản lý đất công
chƣa đƣợc xử lý dứt điểm; cơ chế dùng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết
chƣa phù hợp; quản lý hồ sơ, giấy tờ chƣa thật sự khoa học, chƣa đúng quy
định…
Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ
thống để tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý TSC ở

Học viện trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý
tài sản công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh”
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về TSC và quản lý
TSC trong ĐVSN, Luận án khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý
TSC tại Học viện trong giai đoạn 2009-2015 (từ sau khi Luật Quản lý, sử
dụng tài sản nhà nƣớc có hiệu lực thi hành), rút ra những kết quả đạt đƣợc,
hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý TSC tại
Học viện trong thời gian tới (giai đoạn 2016-2025).
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ bản về TSC, quản lý TSC
nói chung và quản lý TSC trong ĐVSN nói riêng.
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm quản lý TSC có hiệu quả, từ đó rút ra
những bài học thực tế phù hợp, có thể vận dụng trong quản lý TSC tại Học
viện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TSC tại Học viện, rút ra những
kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.


5
- Đề xuất các phƣơng hƣớng, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện
quản lý TSC tại Học viện trong giai đoạn 2016-2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án đƣợc xác định là nội dung quản lý
TSC ở Học viện cả về giá trị và hiện vật, gắn chặt với các khâu của quá trình
quản lý: từ quản lý quá trình hình thành tài sản; quản lý quá trình khai thác, sử
dụng tài sản và quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản theo những quy định

của Nhà nƣớc đối với quản lý TSC tại các ĐVSN. Việc nghiên cứu sẽ đƣợc
tiếp cận từ góc độ quản lý của đơn vị dự toán cấp 1 (Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh) đối với toàn bộ TSC đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý và cũng
chính là toàn bộ TSC giao cho các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 trực thuộc
trực tiếp quản lý và sử dụng. Chính vì vậy, sau khi có chủ trƣơng của Đảng và
Nhà nƣớc chuyển HVHC (là một trong số 8 đơn vị dự toán trực thuộc Học
viện) về trực thuộc Bộ Nội vụ (theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013
của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Khóa XI, Kế hoạch số 12KH/TW ngày 18/9/2013 của Bộ Chính trị về một số vấn đề tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở; Công văn số 176CV/TW ngày 23/10/2013 của Ban Bí thƣ về việc chuyển Học viện Hành
chính về trực thuộc Bộ Nội vụ; Thông báo số 400/TB-VPCP ngày 06/11/2013
của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tƣớng Nguyễn
Xuân Phúc về việc chuyển Học viện Hành chính từ Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ) dẫn tới việc chuyển tên gọi Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh sẽ không làm ảnh hƣởng tới mục tiêu, nhiệm vụ, kết
quả nghiên cứu của Luận án và nghiên cứu sinh sẽ sử dụng từ viết tắt là Học
viện để chỉ chung cho tên gọi Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Mặt khác, theo


6
hƣớng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, Học viện có trách nhiệm về quản
lý tài chính, tài sản của HVHC đến hết niên độ ngân sách năm 2014 (hết
31/12/2014), do đó các nội dung về thực trạng quản lý, số liệu về TSC của
HVHC sẽ vẫn đƣợc sử dụng trong Luận án cùng với thực trạng, số liệu của
các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 khác để phục vụ công tác nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Quản lý TSC trong cả hệ thống Học viện, bao
gồm tại TTHV (số 135, đƣờng Nguyễn Phong Sắc, phƣờng Nghĩa Tân, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội); 4 Học viện khu vực: HV1 (số 15, đƣờng Khuất

Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội), HV2 (số 99, đƣờng Man
Thiện, phƣờng Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh), HV3 (số 232,
đƣờng Nguyễn Công Trứ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), HV4 (số 6,
đƣờng Nguyễn Văn Cừ nối dài, phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ); 2 Học viện Chuyên ngành: HVHC (số 77, đƣờng Nguyễn Chí
Thanh, phƣờng Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội), HVBC (số 36,
đƣờng Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) và NXBLLCT (số
56B, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).
- Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý TSC tại
Học viện trong giai đoạn 2009 -2015 (là thời gian ngay sau khi Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nƣớc có hiệu lực thi hành đến khi tác giả hoàn thành các
hoạt động nghiên cứu để viết luận án). Các số liệu, dữ liệu trƣớc năm 2009 sẽ
đƣợc đề cập với một liều lƣợng nhất định nhằm đảm bảo tính lôgic của vấn đề
nghiên cứu.
- Phạm vi về nội dung quản lý: Quản lý TSC có thể đƣợc tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau nhƣ: cơ chế quản lý, bộ máy quản lý... Nghiên cứu
trong luận án đƣợc nghiên cứu sinh tiếp cận từ góc độ đơn vị dự toán cấp 1
(Học viện) là cơ quan đƣợc Nhà nƣớc giao trực tiếp quản lý, sử dụng TSC; do
đó, phạm vi về nội dung quản lý đƣợc xác định là những vấn đề có liên quan


7
đến việc thực hiện cơ chế quản lý và nội dung tổ chức quản lý, gắn với ba quá
trình: Hình thành tài sản; khai thác, sử dụng tài sản và kết thúc sử dụng tài
sản.
- Phạm vi về đối tượng quản lý: TSC tại Học viện rất đa dạng, có số
lƣợng, chủng loại và giá trị khác nhau. Trong nghiên cứu của Luận án, các
TSC đƣợc nghiên cứu chủ yếu gồm các loại tài sản đã đƣợc tập hợp vào cơ sở
dữ liệu quốc gia về TSNN do Bộ Tài chính đang quản lý, gồm: tài sản là nhà;
quyền sử dụng đất; tài sản là phƣơng tiện vận chuyển (ô tô); tài sản khác có

nguyên giá 500 triệu đồng/1đơn vị tài sản trở lên. Ngoài ra, một số tài sản có
nguyên giá nhỏ hơn 500 triệu đồng/1đơn vị tài sản đƣợc sử dụng trong nghiên
cứu của Luận án là những tài sản đƣợc coi là TSCĐ, phục vụ cho hoạt động
thƣờng xuyên của Học viện: máy tính, máy in, photo, ... (không bao gồm
những tài sản là công cụ, dụng cụ, vật mau hỏng).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử đƣợc sử dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và phân tích các nội dung
nghiên cứu của Luận án.
- Phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo đƣợc sử dụng trong Luận án là phân
tích và tổng hợp. Ngoài ra, Luận án sử dụng các phƣơng pháp chuyên ngành
nhƣ thống kê, so sánh… Các kết luận của Luận án đƣợc dựa trên suy luận
logic và các số liệu tổng hợp, thu thập đƣợc. Tùy từng nội dung, Luận án sẽ
sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp:
Đối với mục tiêu tổng hợp, hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý
thuyết ở Chƣơng 1 và Chƣơng 2, phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng là
nghiên cứu tài liệu có liên quan, thu thập và tổng hợp những tài liệu trong và
ngoài nƣớc, qua đó xây dựng khung lý thuyết cho các nội dung nghiên cứu
tiếp theo.


8
Ở nội dung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý TSC tại Học viện,
phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng là phƣơng pháp thu thập tƣ liệu, số liệu
tại các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản; điều tra khảo sát các đối
tƣợng có liên quan, quan sát, phân tích, so sánh,…
Ở Chƣơng 4, phƣơng pháp chủ đạo đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân
tích - tổng hợp, đề xuất giải pháp dựa trên suy luận logic từ các kết quả phân
tích ở các nội dung trƣớc.

Phƣơng pháp điều tra khảo sát đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng,
củng cố thêm các kết luận và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, khả thi.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4 của Luận án.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Nguồn tài liệu, số liệu sử dụng bao gồm: hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến quản lý TSC; các số liệu thứ
cấp từ sách, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, kết quả công bố của một
số cuộc điều tra, tổng kiểm kê tài sản, số liệu nghiên cứu, điều tra, khảo sát
của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Học viện.
- Số liệu sơ cấp:
Các thông tin, số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện trong quá trình nghiên cứu
bằng các phƣơng pháp điều tra xã hội học do tác giả thực hiện: tiến hành phát
phiếu hỏi liên quan đến các nội dung của quản lý TSC đối với 2 nhóm đối
tƣợng (120 cán bộ liên quan đến quản lý TSC tại các đơn vị dự toán cấp 1,
cấp 2, cấp 3 và 80 cán bộ trực tiếp sử dụng TSC tại các đơn vị trực thuộc Học
viện).
Dữ liệu, số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra bằng phiếu tiêu
chuẩn đƣợc thực hiện bằng cách lựa chọn đại diện các cán bộ trực tiếp quản
lý, sử dụng TSC tại các đơn vị trực thuộc Học viện để thu thập thông tin.
Tổng số phiếu lấy ý kiến: 200 phiếu; số phiếu thu về: 165 phiếu.


9
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê so sánh: để phân tích, đánh giá và so sánh giữa các thời
điểm, thời kỳ; so sánh các chỉ tiêu phản ánh thực trạng.
- Thống kê mô tả: sử dụng các số bình quân, số tƣơng đối, số tuyệt đối,
biểu bảng, số liệu, sơ đồ biểu diễn các nội dung của Luận án.
- Sử dụng công cụ phần mềm SPSS để xử thông tin thu đƣợc sau điều

tra, rút ra những nhận xét cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của Luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
Hiện nay quản lý TSC đƣợc coi là vấn đề rất cần đƣợc nghiên cứu cả
về lý luận và thực tiễn, đang đƣợc các nhà quản lý, cũng nhƣ các nhà nghiên
cứu kinh tế rất quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu một cách thấu đáo về quản lý
TSC tại một cơ quan quan trọng, đặc thù và đang có nhiều bất cập về quản lý
TSC nhƣ Học viện để từ đó đƣa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý là hết sức cần thiết. Luận án “Quản lý tài sản
công tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” sẽ có
những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống
và khoa học. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn thể hiện chủ
yếu trên các mặt sau:
Một là, Luận án đã góp phần hệ thống hóa, đánh giá những nội dung
đƣợc quan tâm nghiên cứu đối với quản lý TSC của một quốc gia nói chung
và ở Việt Nam nói riêng, nhất là đối với một cơ quan nhà nƣớc, ĐVSN. Trên
cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về quản lý TSC trong ĐVSN và dựa trên
lý thuyết để phân tích, làm rõ hơn bản chất các vấn đề ảnh hƣởng tới mục
tiêu, yêu cầu, chất lƣợng và hiệu quả quản lý TSC.
Hai là, phân tích một số kinh nghiệm quản lý TSC hiệu quả, rút ra
những bài học tham khảo nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của
quản lý TSC.
Ba là, Đóng góp nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp mới, thu thập từ quá trình


10
thực hiện điều tra xã hội học đối với 200 cán bộ trực tiếp, sử dụng TSC.
Nguồn cơ sở dữ liệu này không chỉ có ý nghĩa với công tác quản lý của một
đơn vị đặc thù nhƣ Học viện mà còn dùng tham khảo, đóng góp vào việc
hoàn thiện quản lý TSC nói chung và quản lý TSC trong ĐVSN nói riêng.
Bốn là, Khái quát một cách đầy đủ về quản lý TSC tại Học viện Chính

trị quốc gia Hồ Chí Minh (đặc biệt là kể từ năm 2009, sau khi Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nƣớc có hiệu lực thi hành), chỉ ra những bất cập, tồn tại
và các nguyên nhân của tồn tại, trong đó có các nguyên nhân mang tính chủ
quan từ phía đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản và các nguyên nhân
khách quan từ phía bên ngoài Học viện. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện quản lý TSC tại Học viện trong bối cảnh Đảng và Nhà nƣớc đang
đẩy mạnh cải cách mô hình hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, ĐVSN và
tăng cƣờng các biện pháp quản lý nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực từ
TSC; đồng thời kiến nghị Nhà nƣớc và các cơ quan có liên quan trong việc
hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý TSC đối với một cơ quan có hoạt động
đặc thù nhƣ Học viện.
6. Kết cấu của luận án
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công trong đơn
vị sự nghiệp.
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài sản công tại Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài sản công tại Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


11
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG


Nghiên cứu về TSC nói chung, quản lý TSC trong các cơ quan của nhà
nƣớc nói riêng đã đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài đề cập đến khá nhiều.
Sau đây có thể nêu lên một số công trình có liên quan đến lĩnh vực này:
- Về quản lý TSC nói chung, quản lý TSC trong các cơ quan thuộc
Chính phủ và các cơ quan HCSN nói riêng có một số công trình nghiên cứu
đáng chú ý sau:
“Quản lý tài sản công“ của Đinh Học Đông [30] đã phân tích những
vấn đề lý luận cơ bản về TSC, mối quan hệ giữa TSC và tài chính công; hiện
trạng TSC và khái quát về cải cách thể chế quản lý TSC, đặc trƣng cơ bản của
quản lý TSC trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc trong 3 giai đoạn:
Quản lý tài sản quốc hữu trong thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung từ
1949-1978, thời kỳ cải cách thể chế quản lý tài sản quốc hữu 1979-1998 và
thời kỳ hoàn thiện thể chế quản lý TSC từ 1998-2000. Trên cơ sở phân tích
mục tiêu và hiện trạng quản lý của hai loại TSC (TSC mang tính kinh doanh,
TSC mang tính HCSN), tác giả đã nêu định hƣớng cải cách quản lý TSC ở
Trung Quốc trong những năm tiếp theo. Trong đó, đối với quản lý TSC ở đơn
vị HCSN có ba mục tiêu là: Sở hữu thống nhất TSC của nhà nƣớc; quản lý
trên cơ sở phân cấp của Chính phủ đối với TSC của các đơn vị HCSN; làm rõ
quyền chiếm hữu và sử dụng đối với TSC. Nghiên cứu này cũng chỉ ra ba
thực trạng về quản lý TSC tại các đơn vị HCSN ở Trung quốc là: Quản lý
TSC thiếu hiệu quả, tài sản tồn tại không rõ ràng; thiếu chế độ quản lý, việc
bố trí tài sản chƣa thống nhất với quy định, chẳng hạn nhƣ việc chuyển
nhƣợng, điều chuyển tài sản; thiếu sự quản lý có hiệu quả đối với TSC mang


12
tính HCSN phi kinh doanh chuyển sang kinh doanh). Từ đó, tác giả đề xuất
sáu vấn đề cần cải cách quản lý TSC tại các đơn vị HCSN: Một là, xây dựng
và kiện toàn cơ cấu quản lý các cấp, tăng cƣờng xây dựng đội ngũ cán bộ
quản lý, nâng cao nhận thức để đẩy mạnh quản lý. Hai là, quản lý dựa trên

nguyên tắc hiệu suất, thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn định mức. Ba là, đẩy
mạnh hoàn thiện chế độ đăng ký quyền tài sản, thông qua đăng ký quyền tài
sản để làm rõ quyền tài sản và trách nhiệm. Bốn là, tăng cƣờng quản lý các
khâu của chu trình sử dụng tài sản. Năm là, đẩy mạnh quản lý việc bố trí TSC
mang tính HCSN. Sáu là, đẩy mạnh giám sát kế toán và tài chính, phát huy
chức năng giám sát của cơ cấu trung gian trong xã hội.
“Managing Government Property Assets: International Experiences”
(Quản lý tài sản Chính phủ: những kinh nghiệm quốc tế) của các tác giả
Conway Francisand, Charles Undelan, George Peteson, Olga Kaganova và
James McKellar [97] đã tập trung nghiên cứu đánh giá cơ chế quản lý TSC
trong khu vực công ở tầm vĩ mô ở một số nƣớc trên thế giới nhƣ Úc, Pháp,
Canada, Thụy sĩ, Mỹ, New Zealand, Trung Quốc… Kết quả của các nghiên
cứu đó là: đã đánh giá đƣợc những hạn chế trong cơ chế quản lý TSC ở khu
vực HCSN ở các nƣớc nêu trên trƣớc khi cải cách. Tổng kết đƣợc những kết
quả khi tiến hành việc hoàn thiện cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN.
Chỉ ra những thách thức và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn
thiện cơ chế quản lý TSC trong thời gian tới, đó là: (i) mối quan hệ giữa cải
cách kế toán và cải cách cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN. (ii) mức
độ phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý TSC trong khu vực HCSN.
(iii) hệ thống thông tin quản lý TSC trong khu vực HCSN.
“Towards efficient public sector asset management” (Hƣớng tới quản
lý hiệu quả tài sản khu vực công) của các tác giả Grubisic Mihaela, Nusinovic
Mustafa và Roje Gorana [98] đã nghiên cứu thách thức trong việc nâng cao
hiệu quả quản lý TSC tại Croatia nhƣ một biện pháp nâng cao hiệu quả cải


13
cách lĩnh vực quản lý công của Chính phủ. Bằng việc tập trung nghiên cứu,
phân tích mô hình quản lý TSC tại Croatia, phân tích các ƣu nhƣợc điểm và
cuối cùng nhấn mạnh các yêu cầu chính của việc cải cách quản lý công sản tại

Croatia gồm: (1) tăng cƣờng hệ thống thông tin TSC (a public asset registry),
đăng ký tài sản đảm bảo nguyên tắc minh bạch ; (2) có sự phân loại rõ ràng
các loại TSC (public asset classification); (3) sự ghi nhận và đo lƣờng TSC
(public asset recognition and measurement); (4) phải có danh mục đầu tƣ TSC
(public asset portfolio construction); (5) đảm bảo tính thể chế và chuyên
nghiệp trong quản lý công sản (institutionalisation and professionalism in
public asset management); và (6) sử dụng phƣơng pháp đánh giá chi phí và
kết quả đầu ra trong quản lý công sản (cost and outcomes measurement).
“Government Property Assets in the Wake of the Dual Crisis in Public
Finance and Real Estate: An Opportunity to Do Better Going Forward?” (Tài
sản Chính phủ trong điều kiện khủng hoảng kép về tài chính công và bất động
sản: Cơ hội ở phía trƣớc?) của Olga Kaganova [102] đã đánh giá vai trò của
Chính phủ (cả ở Trung ƣơng và địa phƣơng) tại Mỹ và Liên minh Châu Âu
trong quản lý các tài sản là bất động sản, công trình hạ tầng. Theo đó, đối với
công tác quản lý công sản, mặc dù các tài sản trên chiếm phần lớn trong giá
trị công sản nói chung nhƣng lại rất ít đƣợc ghi nhận trong hệ thống chính
quyền. Chúng thƣờng có liên hệ trực tiếp tới hoạt động tài chính công bằng
nhiều cách thông qua việc đầu tƣ vốn, hỗ trợ tài chính và ngân sách của Chính
phủ mà chƣa có sự giới hạn tƣơng ứng giữa số lƣợng và nhu cầu sử dụng TSC
cho các hoạt động công ích của các cơ quan chính phủ. Trên cơ sở các phân
tích thực tế, tác giả nêu ra các quan điểm cho một chính sách quản lý TSC
hiệu quả trong điều kiện khủng hoảng, đó là: xem xét, đánh giá lại các quy
định đã lạc hậu gây cản trở hiệu quả và hiệu năng quản lý TSNN, bao gồm cả
việc dỡ bỏ các rào cản việc tƣ nhân cùng tham gia quản lý TSC; quy định
thêm các nội dung có thể làm tăng cơ hội làm cho giá trị kinh tế của TSNN


14
đƣợc ghi nhận và sử dụng đúng đắn; quy hoạch lại các các tài sản và có chiến
lƣợc sử dụng TSC phù hợp có tính đến tất cả nguồn vốn và tài sản vô hình tại

tất cả các cấp chính quyền; chính phủ cần đƣa ra các hƣớng dẫn cụ thể hoá về
lĩnh vực quản lý tài sản tới các cơ quan, đơn vị.
“Government Property Resources: A Case for Asset Management”
(Nguồn lực tài sản Chính phủ: Nghiên cứu đối với lĩnh vực quản lý tài sản)
của các tác giả Hentschel John và Olga Kaganova [99] đã nghiên cứu, phân
tích sự liên quan vai trò của cả lĩnh vực tƣ nhân và của Chính phủ trong việc
tham gia quản lý TSC (tạo lập, hỗ trợ tài chính và quản lý tài sản); đồng thời
khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa vai trò của
các bên tham gia mô hình công tƣ hợp doanh trong lĩnh vực quản lý tài sản
(public - private partnerships).
“Property management as property rights governance: Exclusion and
internal conflict resolution” (Quản lý tài sản nhƣ là quản trị quyền sở hữu tài
sản: giải pháp ngăn chặn và giải quyết các mâu thuẫn bên trong ) của các tác
giả Yiu C.Y, Wong S.K và Yau Y [105] đánh giá vai trò của quản lý tài sản từ
góc độ thể chế kinh tế vĩ mô. Tác giả cũng nêu ra việc quản trị đối với quyền
tài sản nên đƣợc chia theo 3 phƣơng thức: Tài sản dùng chung (open access),
tài sản sở hữu công - tƣ (communal private property) và tài sản cá nhân
(solely owned private property). Từ đó đƣa ra những ý kiến phân tích đối với
từng phƣơng thức quản lý tài sản nêu trên, cách thức vận hành trong nền kinh
tế vĩ mô.
“The application of public asset management in Indonesian local
government” (Việc áp dụng cơ chế quản lý TSC tại chính quyền địa phƣơng
Indonesia) của Muhammad Hasbi Hanis, Trigunarsyah Bambang và
Susilawati Connie [101] xác định những thách thức chính quyền địa phƣơng
tại Indonesia phải đối mặt khi đƣa ra một khung quản lý TSC. Trong đó,
chính quyền địa phƣơng Nam Sulawesi là đối tƣợng của việc nghiên cứu. Kết


15
quả nghiên cứu cho thấy, khi đƣa ra một mô hình quản lý TSC, các khó khăn

chính quyền địa phƣơng gặp phải là: sự thiếu hụt khung pháp lý hỗ trợ cho
việc áp dụng mô hình quản lý tài sản; nguyên tắc phi lợi nhuận đối với TSC;
sự chồng chéo về pháp lý đối với quy trình quản lý TSC; sự phức tạp của mục
tiêu chính quyền địa phƣơng; sự thiếu hụt dữ liệu đối với TSC và sự giới hạn
về nguồn lực con ngƣời.
- Quản lý TSC là bất động sản, có một số công trình tiêu biểu sau:
“The characteristics of real estate assets management practice in the
Malaysian Federal Government” (Đặc điểm thực tiễn quản lý bất động sản
của Chính phủ Malaysia) của Shardy Abdullah, Arman Abdul Razak và Abd
Hamid Kadir Pakir [103] nghiên cứu đặc điểm thực tiễn quản lý tài sản là bất
động sản tại các cơ quan Chính phủ của Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra 8 đặc điểm để mô tả cách các cơ quan Chính phủ quản lý các tài sản là bất
động sản nhƣ thế nào. Các đặc điểm bao gồm quản lý phi thể thức (ad hoc
management); các tiếp cận phản ứng (reactive approach); các giai đoạn triển
khai dựa trên vòng đời tài sản; xu hƣớng tập trung hơn vào chức năng quản lý
bảo trì; năng lực quản lý của đội ngũ nhân viên thiếu và yếu; chức năng quản
lý bị phân tán ở nhiều đơn vị; thiếu thông tin quản lý và thiếu phƣơng pháp đo
lƣờng, đánh giá hiệu quả quản lý. Từ đó bài viết đƣa ra các kết quả nghiên
cứu này với mục tiêu giúp Chính phủ Malaysia xác định đƣợc các ƣu nhƣợc
điểm trong quản lý tài sản là bất động sản tại các cơ quan Chính phủ để đánh
giá năng lực và hiệu quả của các đơn vị, giúp hỗ trợ và cải thiện tiến trình
quản lý công sản trong nƣớc.
“Effectiveness of property asset management in Scottish councils”
(Hiệu quả quản lý tài sản tại Hội đồng Scottland) của các tác giả Malawi
Makaranga Ngwira, Parsa Ali và Manase David [100] đã nghiên cứu, đánh
giá hiệu quả của quản lý tài sản là bất động sản của Hội đồng Scottland so với
mục tiêu đặt ra nhằm đạt giá trị cao nhất. Trong đó đã nêu và phân tích một số


16

nhân tố chính để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là bất động sản nói
chung và áp dụng riêng đối với đối tƣợng của nghiên cứu gồm: giảm mức độ
bảo dƣỡng cần thiết, giảm chi phí vận hành hàng năm, cải thiện cơ sở cung
cấp dịch vụ, giới thiệu tập quán làm việc mới, tăng không gian sử dụng, cải
thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ, tăng việc sử dụng dịch vụ, mở rộng phạm
vi của các dịch vụ tăng cƣờng tính bền vững của các tài sản.
“Public property management in Italian municipalities: Framework,
current issues and viable solutions” (Quản lý TSC tại các thành phố của
Italia: khung cơ chế, thực trạng và giải pháp) của Vermiglio Carlo [104] đã
phân tích một cách tổng quan về quản lý TSC là bất động sản của chính quyền
địa phƣơng tại Italia. Trên cơ sở đánh giá về cơ chế chính sách và thực trạng
quản lý, tác giả đƣa ra một số phƣơng hƣớng cho các nhà quản lý công trong
việc ra quyết định, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các bên liên quan trong
việc quản lý, trong đó tập trung vào lĩnh vực quản lý bất động sản và tăng
cƣờng hiểu biết trong lĩnh vực quản lý công sản nói chung, lĩnh vực mà hiện
tại Italia vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sâu.
“Efficient management of public sector assets The call for correct
evaluation criteria and techniques” (Quản lý hiệu quả TSC, yêu cầu về chỉ
tiêu và kỹ thuật đánh giá chính xác) của Bond Sandy và Dent Peter [96] nêu
vấn đề tại Anh cũng nhƣ nhiều nƣớc khác, cho đến nay vẫn nhiều cơ quan
Chính phủ thất bại trong việc lƣu trữ hồ sơ sở hữu nhà đất. Theo tác giả, để
thực hiện một cách quản lý chủ động các tài sản loại này, cải cách chế độ kế
toán và thông tin đủ chi tiết về các danh mục đầu tƣ chính là ƣu tiên hàng đầu
cần thực hiện. Điều này cần đƣợc hỗ trợ đầy đủ bởi các phƣơng tiện truy cập
thông tin. Ngoài ra, việc hài hoà giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu xã hội
trong việc quản lý TSC cũng cần đƣợc tập trung xử lý bằng cách xác định rõ
các mục tiêu cuối cùng, đảm bảo việc tối đa hoá lợi ích từ TSC nhƣng không
từ bỏ lợi ích xã hội của chúng.



17
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƢỚC VỀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG

TSC và quản lý TSC có vai trò rất quan trọng, do vậy luôn là vấn đề
không chỉ đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam chú trọng mà còn
đƣợc các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế quan tâm nghiên cứu. Tuy
nhiên, tại Việt Nam thì đây là lĩnh vực quản lý đƣợc chú trọng hoàn thiện
tƣơng đối muộn (có thể coi là bắt đầu từ năm 1995, khi hệ thống các cơ quan
quản lý công sản đƣợc hình thành) nên chƣa có nhiều nghiên cứu đƣợc công
bố rộng rãi, nhất là giai đoạn trƣớc khi Luật Quản lý, sử dụng TSC đƣợc
Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực
thi hành năm 2008.
Trong giai đoạn từ năm 2008 trở về trƣớc, các nghiên cứu trong nƣớc
về TSC và quản lý TSC chủ yếu là các luận văn thạc sĩ, các bài viết đăng trên
các tạp chí nhằm nghiên cứu, trao đổi các vấn đề liên quan hoặc các đề tài
nghiên cứu của các đơn vị thuộc cơ quan quản lý nhà nƣớc về công sản (Bộ
Tài chính) thực hiện. Do giai đoạn này chƣa có Luật Quản lý, sử dụng tài sản
nhà nƣớc nên văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý TSC còn
thiếu, chƣa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Các định
hƣớng, chủ trƣơng, nguyên tắc, quy định cụ thể về quản lý, sử dụng TSC nằm
rải rác trong các văn bản khác nhau: Luật Ngân sách nhà nƣớc 2003, các Nghị
định, Thông tƣ và các Quyết định, chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, các
Quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành quản lý nhà nƣớc… Chính
vì vậy kết quả các nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu hệ thống hóa, tập
hợp lại hệ thống các văn bản liên quan đến TSC và quản lý TSC hoặc đề cập
đến kinh nghiệm quản lý TSC của một số nƣớc trên thế giới để tham khảo,
nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chính sách đồng thời
kiến nghị xử lý những bất cập, tồn tại do những nguyên nhân nêu trên gây ra.
Có thể kể đến một số nghiên cứu nhƣ sau:



18
“Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý tài sản công giai đoạn 2001-2010”
của Nguyễn Văn Xa [94] đã nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng TSC ở
nƣớc ta từ năm 1995 (sau khi thành lập Cục quản lý công sản thuộc Bộ Tài
chính) đến năm 2000, đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân, từ đó kiến nghị những quan điểm, giải pháp để thực hiện đổi
mới cơ chế quản lý TSC tại các đơn vị HCSN giai đoạn 2001-2010. Tuy
nhiên, do thời gian thực hiện từ năm 2000, các số liệu phân tích để nhận định,
đánh giá của đề tài chỉ đƣợc sƣu tầm đến năm 2005 nên các kết quả nghiên
cứu của đề tài hầu nhƣ chỉ có giá trị đóng góp thiết thực ở thời điểm thực
hiện, khi mà lĩnh vực quản lý TSC ở nƣớc ta đang ở giai đoạn xác định đối
tƣợng quản lý (trả lời câu hỏi TSC là gì?), xác định chủ thể quản lý (với việc
hình thành hệ thống các cơ quan công sản) và bƣớc đầu thiết lập hệ thống các
công cụ quản lý (với việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực quản lý TSC); mặt khác nghiên cứu của đề tài chƣa thực sự có sự
phân biệt giữa quản lý TSC trong cơ quan quản lý nhà nƣớc và quản lý TSC
trong các ĐVSN để phù hợp với chủ trƣơng phân định rõ chức năng của cơ
quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan nhà nƣớc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công
cộng (ĐVSN).
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp” của
Phạm Đức Phong [75] đã chú trọng nghiên cứu sâu về cơ chế quản lý TSC
đƣợc Nhà nƣớc giao cho các ĐVSN trực tiếp sử dụng để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ đƣợc Nhà nƣớc giao. Trong đó, đề tài chủ yếu đi sâu hệ thống hóa
các cơ chế, chính sách đang áp dụng đối với quản lý TSC tại các ĐVSN, đánh
giá những kết quả đạt đƣợc khi thực hiện, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn
chế khi thực hiện các cơ chế, chính sách đó để kiến nghị các giải pháp hoàn
thiện, đổi mới. Tuy nhiên, trong điều kiện văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến quản lý TSC còn thiếu, chƣa đồng bộ thì đề tài chƣa thực sự quan

tâm đánh giá đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế chính sách đó để có những


19
giải pháp giúp các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có hiệu lực pháp
lý cao hơn.
“Đổi mới và tăng cường công tác giám sát tài sản nhà nước của Quốc
hội là biện pháp rất quan trọng” của Tào Hữu Phùng [76] đã cho rằng một
trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều vụ việc tham nhũng, lãng phí,
thất thoát liên quan đến TSNN là việc buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra
và giám sát sử dụng TSNN, nhất là công tác giám sát. Tác giả đã đƣa ra một
số kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Quốc hội - cơ quan giám sát
tối cao trong việc giám sát quản lý và sử dụng TSNN; đồng thời khẳng định
việc đổi mới và tăng cƣờng công tác giám sát TSNN của Quốc hội là biện
pháp rất quan trọng để quản lý và sử dụng TSNN có hiệu quả.
“Sớm thực hiện một số biện pháp cấp bách về chống lãng phí trong sử
dụng tài sản nhà nước tại các dự án sử dụng vốn ODA” của Nguyễn Thành
Đô [29] đã cho thấy, mặc dù Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã quy
định rất nhiều biện pháp chặt chẽ để quản lý, bảo đảm thực hành tiết kiệm
chống lãng phí, đặc biệt là chú trọng đến các dự án, công trình sử dụng vốn
ODA của Chính phủ nhƣng vẫn bộc lộ một số trƣờng hợp có dấu hiện sử
dụng vốn kém hiệu quả, gây lãng phí. Do đó, tác giả tập trung đƣa ra một số
biện pháp cấp bách nhằm chống lãng phí trong sử dụng TSNN tại các dự án
sử dụng vốn ODA nhƣ đề ra các nguyên tắc lựa chọn dự án ƣu tiêu sử dụng
vốn ODA, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý nhà nƣớc
đối với nguồn vốn ODA, nâng cao tính tự chủ và vai trò trách nhiệm của chủ
đầu tƣ.
"Hoàn thiện, bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản
nhà nước” của Lê Ngọc Khoa [71] đã khẳng định vai trò quan trọng của hệ
thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản trong quản lý, sử dụng TSNN;

nhƣng cũng cho rằng hệ thống tiêu chuẩn, định mức hiện hành còn thiếu, lạc
hậu, chƣa đồng bộ và chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu quản lý. Vì vậy, để


×