Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 83 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




NGUYỄN VĂN TRỌNG


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH




LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN





HÀ NỘI - 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


===========




NGUYỄN VĂN TRỌNG


SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN
TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số : 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh



HÀ NỘI - 2013

3
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài: 8

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 10
4. Giả thuyết nghiên cứu 10
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: 11
7. Đóng góp của luận văn 11
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu 11
9. Bố cục của luận văn 11
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 131
1.1 Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện… 11
1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 131
1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và thông tin trong hoạt động thông tin thư
viện. 142
1.2. Tổng quan về Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
153
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Thông tin khoa học 164
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thông tin thư viện tại học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh 208
1.3. Vai trò và yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện ở Học
viện 297
1.3.1. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 297
1.3.3. Yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 308

4
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
THƢ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH 331
2.1. Các sản phẩm thông tin thƣ viện 33

2.1.1. Thông tin những vấn đề lý luận (phục vụ lãnh đạo) 33
2.1.2. Thông tin những vấn đề chính trị- xã hội 353
2.1.3. Thông tin chuyên đề. 364
2.1.4. Thư mục thông báo sách mới 386
2.1.5. Hệ thống tra cứu 397
2.2. Các dịch vụ thông tin 442
2.2.1 . Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc 442
2.2.2. Dịch vụ phổ biến thông tin có chọn lọc 497
2.2.3. Dịch vụ hỏi đáp thông tin 519
2.2.4. Dịch vụ tra cứu thông tin trực tuyến qua mạng 520
2.2.5. Các dịch vụ khác 542
2.3. Nhận xét, đánh giá chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin 564
2.3.1. Điểm mạnh 564
2.3.2. Hạn chế 608
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ _ HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 642
3.1. Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm và dịch vụ thông tin 642
3.2. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin, đáp ứng nhu cầu ngƣời
dùng tin: 653
3.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các sản
phẩm và dịch vụ 675
3.4. Tăng cƣờng kinh phí và cơ sở vật chất 686
3.5. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ thông tin- thƣ viện 686
3.6. Tăng cƣờng công tác đào tạo ngƣời dùng tin 686
KẾT LUẬN 700

5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 720
PHỤ LỤC 742


6
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự
Từ viết tắt
Từ đầy đủ
1
TTKH
Thông tin khoa học
2
CT-HC
Chính trị - Hành chính
3
QGHCM
Quốc gia Hồ Chí Minh
4
CSDL
Cơ sở d liệu
5
NDT
Người dùng tin
6
NCT
Nhu cầu tin

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2.2: Ngƣời dùng tin sử dụng các ngôn ngữ khác nhau tại Viện
TTKH 27

Bảng 2.2.1.2.1: Thống kê chất lƣợng phục vụ bạn đọc từ năm 2007-2011 46
Bảng 2.2.1.2.2: Hiệu quả sử dụng phòng mƣợn từ năm 2007-2011 47
Bảng 2.3.1.1: Loại sản phẩm thông tin đƣợc ngƣời dùng tin sử dụng tại Học
viện 57
Bảng 2.3.1.3: Chất lƣợng và giá thành sản phẩm và dịch vụ thông tin tại
Học viện 59

8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan nghiên
cứu lý luận về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các khoa học
xã hội, nhân văn, đồng thời là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu,
giảng dạy trình độ đại học và trên đại học nhằm cung cấp cán bộ lãnh đạo, cán
bộ nghiên cứu chủ chốt cho các viện nghiên cứu, các học viện, các trường chính
trị và các khoa Mác-Lê Nin ở các trường đại học; đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản
lý, cán bộ lãnh đạo trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước và các đoàn thể xã hội
từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra Học viện còn có chức năng tư vấn cho
Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các chủ trương chính sách
góp phần đấu tranh bảo vệ Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng HCM, ổn định
chính trị xã hội nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước. Có thể nói Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
là cơ quan hàng đầu về công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị.
Là một bộ phận quan trọng trong Học viện, Viện Thông tin khoa học đã có
nhng đóng góp to lớn phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
học tập của cán bộ lãnh đạo, giảng viên và học viên. Trong nhng năm qua Viện
Thông tin khoa học đã đạt được nhng thành tích đáng khích lệ nhờ được đầu tư
tốt về nguồn lực thông tin cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ …Tuy nhiên, nhứng
sản phẩm và dịch vụ tại thư viện vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu tìm tin ngày một
đa dạng và không ngừng gia tăng của người dùng tin trong Học viện. Quá trình

đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo đang diễn ra mạnh mẽ
trong phạm vi cả nước nói chung và trong Học viện nói riêng đã đặt Thư viện
Viện thông tin khoa học trước một nhiệm vụ mới là phải hỗ trợ tốt hơn na cho
các hoạt động nghiên cứu giảng dạy và học tập của cán bộ, học viên trong Học
viện. Thực tế đó đòi hỏi Viện Thông tin khoa học phải nhanh chóng giải quyết
nhiều vấn đề khác nhau để tăng cường khả năng phục vụ của mình, trong đó
việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và phát triển hơn na các sản phẩm và

9
dịch vụ thông tin để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin là vấn đề rất cần thiết.
Chính vì lẽ đó tôi đã chọn đề tài “Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại
Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ Khoa học Thư viện của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát tài liệu, vấn đề nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện là đề tài đã được nhiều luận văn đề cập đến.
Luận văn:
Đỗ Văn Châu (2004) “Phát triển dịch vụ thông tin – thư viện trong các thư
viện công lập ở TP Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Văn Hóa Hà Nội
Phạm Thị Thanh Huyền (2009), Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin –
thư viện tại thư viện các trường Đại học khối văn hóa nghệ thuật ở Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ, Đại học Văn hóa Hà Nội
Vũ Huy Thắng (2009), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông
tin – thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đào Linh Chi (2007), Nghiên cứu phát triển sản phẩm và dịch vụ thông
tin – thư viện tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học
Văn hóa Hà Nội
Tuy nhiên đề tài Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh thì chưa có luận văn hay đề tài

nghiên cứu nào đề cập đến.

10
Thực tế cho thấy, đề tài luận văn “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” phù hợp với chủ
trương, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin khoa học Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện tại và phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước trong thời đại mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện tại Viện thông tin khoa học, đề xuất các giải pháp nhằm đa
dạng hóa, nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện hơn na, đáp ứng nhu cầu người dùng tin của Học viện Chính trị- Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nhng vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin, cũng
như tổng quan về Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Khảo sát hiện trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại
Viện thông tin khoa học.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện tại Học viện.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu Trung tâm Thông tin khoa học Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh chú trọng tới việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và phát
triển hơn na các sản phẩm và dịch vụ thông tin thì sẽ góp phần thực hiện đúng
chủ trương, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo học viện cạnh đó góp phần nâng cao hơn
na vị thế của Trung tâm Thông tin khoa học.



11
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các sản phẩm và dịch vụ
thông tin thư viện tại Viện thông tin khoa học- Học viện Chính trị- Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện tại.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Leenin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh, dựa trên các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà mước vận dụng một cách khách quan vào thực tế để phân tích đánh giá các
sản phẩm và dịch vụ thư viện tại Trung tâm Thông tin khoa học của Học viện.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp sau:
- Điều tra xã hội học bằng phiếu điều tra
- Phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp so sánh.
Thống kê số liệu.
7. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa nhng vấn đề lý luận về sản
phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, đã luận giải về vai trò và yêu cầu đối với các
sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm Thông tin khoa học Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận văn có độ dày khoảng 80 trang trên
khổ giấy A4 với kết cấu, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương.
9. Bố cục của luận văn


12
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá
luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

13
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN
THƢ VIỆN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
1.1. Những vấn đề chung về sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện
1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện
Sản phẩm thông tin thƣ viện
Bước vào thế kỷ XXI, khi thông tin trở thành một yếu tố tiên quyết tạo nên
sự thành công, thì cùng với đó các sản phẩm thông tin cũng ngày càng chứng tỏ
được vai trò của mình. Đó không chỉ là chiếc cầu nối gia các trung tâm thông
tin- thư viện với người dùng tin mà còn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho
nhng đối tượng người dùng tin biết khai thác và sử dụng
Để tạo ra các sản phẩm thông tin thư viện khác nhau sẽ có các phương
pháp khác nhau cụ thể: Nếu xử lý theo phương pháp thư mục, sản phẩm thông
tin nhận được sẽ là các mục lục, thư mục, tạp chí tóm tắt, chỉ dẫn khoa học và
các cơ sở d liệu (CSDL) tương ứng. Các sản phẩm tạo ra từ phương pháp xử lý
này có thể đáp ứng nhu cầu dạng tra cứu- chỉ dẫn. Nếu xử lý thông tin d liệu
cho sản phẩm thông tin là hệ thống phiếu điều tra d liệu, danh mục và các
CSDL tương ứng. Xử lý phân tích tin cho các sản phẩm là tổng quan, tổng luận,

các bản tin ,tạp chí…
Như vậy sản phẩm thông tin thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông
tin, do một cá nhân hay một tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người dùng tin. Quá trình xử lý thông tin được thực hiện thông qua các khâu
nghiệp vụ như : mô tả phân loại, đánh chỉ số, tóm tắt, tổng luận…
Dịch vụ thông tin thƣ viện
Trong hoạt động thông tin thư viện, dịch vụ được ra đời cùng lúc với sự
hình thành của các cơ quan thông tin thư viện. Theo đà phát triển của hoạt động
thông tin thư viện, dịch vụ thông tin thư viện ngày càng đa dạng hơn nhằm đáp
ứng nhu cầu khai thác thông tin tăng cao của người dùng tin.

14
Theo bách khoa toàn thư quốc tế về thư viện và thông tin học (international
encyclopedia of library an information science) “ dịch vụ thông tin bao gồm lý
thuyết và thực tiễn của việc cung cấp dịch vụ giúp kết nối nhng người tìm kiếm
thông tin với các nguồn tin ”
Theo từ điển giải nghĩa Thư viện học và tin học Anh Việt “ Dịch vụ thư
viện (library service) là một từ chung dùng để chỉ tất cả các hoạt động cũng như
chương trình được thư viện cung cấp để đáp ứng với nhu cầu về thông tin của
cộng đồng độc giả”.
Như vậy, có thể khái quát: “dịch vụ thông tin thư viện bao gồm nhng hoạt
động nhằm thỏa mãn nhng nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người
dùng tin các cơ quan thông tin thư viện nói chung ”.[ Dịch vụ cung cấp thông tin
theo chuyên đề trang .24].
1.1.2. Mối quan hệ giữa sản phẩm và thông tin trong hoạt động thông tin thư
viện.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện là hai mặt hoạt động không thể
thiếu trong bất cứ một thư viện hay trung tâm thông tin nào , gia chúng có mối
quan hệ hu cơ chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Sản phẩm dịch vụ thông tin- thư viện là một trong nhng cơ sở quan trọng

để cơ quan thông tin thư viện triển khai và phát triển các loại hình dịch vụ thông
tin thư viện khác nhau. Sản phẩm thông tin chính là một trong nhng nguồn khai
thác thông tin quan trọng và tin cậy nhất của cơ quan thông tin bởi vì đó là kết
quả của quá trình xử lý thông tin do cán bộ thông tin thư viện tiến hành. Đặc
biệt, nhiều sản phẩm thông tin thư viện có giá trị cao như các bài tóm tắt, dịch
thuật, tổng luận, các CSDL, d kiện… Chất lượng và sự phong phú của sản
phẩm thông tin thư viện có tác động lớn đến chất lượng và sự đa dạng của dịch
vụ thông tin- thư viện trong cơ quan thông tin.
Sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện có mối quan hệ và sự tương tác
qua lại chặt chẽ . Đảm bảo sự phát triển cân đối, đồng bộ hệ thống sản phẩm và
dịch vụ của cơ quan thông tin thư viện là hết sức cần thiết. Chẳng hạn, cơ quan

15
thông tin thư viện có sản phẩm thông tin thư viện phong phú thì cần phát triển
nhiều dịch vụ thông tin thư viện thích hợp với tâm lý người dùng tin để nâng cao
hiệu quả khai thác sản phẩm. Ngược lại nếu muốn phát triển nhiều dịch vụ thông
tin thư viện thì cơ quan thông tin thư viện cần đảm bảo có các sản phẩm thông
tin thư viện đa dạng và có chất lượng tốt.
1.2. Tổng quan về Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban
chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
Chính trị, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chủ chốt bậc
trung cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các
đoàn thể xã hội, đồng thời là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lí luận
Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước, nghiên cứu về khoa học chính trị nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo cán bộ, đồng thời phát triển lý luận, tổng thể thực tiễn, cung cấp cơ sở
khoa học cho việc hoạch định đương lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Gồm 37 đơn vị trực thuộc Giám Đốc Học viện:
- 4 phân viện: Phân viện Hà Nội, phân viện Đà Nẵng , phân viện Tp Hồ

Chí Minh, phân viện Báo chí – Tuyên truyền.
- 7 khoa: Khoa Triết học, khoa Kinh tế chính trị, khoa Quản lý kinh tế,
khoa Kinh tế phát triển, khoa Nhà nước - pháp luật, khoa Tâm lý xã hội, khoa
Văn hoá xã hội chủ nghĩa.
- 8 viện: Viện Lịch sử Đảng, Viện Xây dựng Đảng, Viện Chủ nghĩa xã hội
khoa học, Viện quan hệ quốc tế, Viện Hồ Chí Minh và các lãng tụ của Đảng,
Viện Khoa học chính trị, Viện Kinh điển Macxit, Viện Thông tin khoa học.
- 7 vụ: Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Quản lý đào tạo, Vụ Quản lý đào tạo sau đại
học, Vụ Quản lý khoa học, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Các trường chính trị.
- 3 trung tâm: Trung tâm xã hội học, trung tâm khoa học về tín ngưỡng và
tôn giáo, trung tâm nghiên cứu quyền con người.
- 2 bộ môn: Bộ môn tin học, bộ môn Ngoại ng

16
- 2 tạp chí: Tạp chí lịch sử Đảng, Tạp chí lý luận Chính trị
- 2 văn phòng: Văn phòng học viện, Văn phòng Đảng ủy công đoàn
- 1 ban thanh tra
- 1 nhà xuất bản lý luận chính trị.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Thông tin khoa học
Viện thông tin khoa học có lịch sử hình thành và hoạt động khá lâu dài
trong Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Trải qua hơn 55
năm xây dựng và trưởng thành, Viện thông tin khoa học đã trải qua nhiều biến
đổi:
Năm 1949, khi trường Nguyễn Ái Quốc được thành lập thì hoạt động thông
tin-tư liệu cũng được hình thành. Đầu năm 1961, nhà trường đã thành lập Phòng
Tư liệu - Thư viện trực thuộc Ban giám hiệu (tháng 1- năm 1962), tiền thân của
Viện thông tin khoa học ngày nay.
Ngày 15 tháng 4 năm 1978 Ban giám đốc trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái
Quốc đã kí kết quyết định số 48 về việc thành lập Vụ Tư liệu trực thuộc Giám
đốc nhà trường. Trên cơ sở phòng Tư liệu trước đó, Vụ được chia làm 4 phòng:

phòng nghiên cứu sưu tập và biên dịch; Phòng lưu tr - thư viện; phòng in ấn -
phát hành, phòng Tư liệu - thư viện.
Năm 1986, trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Học viện
Khoa học xã hội Nguyễn Ái Quốc. Học viện đã đầu tư xây dựng đề án cải tổ
công tác thông tin, xây dựng bộ máy làm công tác thông tin, với sự tham gia tích
cực và hiệu quả của Ban lãnh đạo Vụ Tư liệu. Ban Giám đốc Học viện Nguyễn
Ái Quốc đã ra quyết định số 06 ngày 5 tháng 7 năm 1988: chuyển Vụ Tư liệu
thành trung tâm thông tin - Tư liệu trực thuộc Ban Giám đốc Học viện Nguyễn
Ái Quốc.
Ngày 10 tháng 3 năm 1993. Bộ Chính trị ra quyết định số 61/QĐ-TW “ Về
việc sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương chuyển thành Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh” nhằm tăng cường vai trò, nhiệm vụ của các trường
Đảng, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới.

17
Tháng 5 năm 1997, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hợp nhất với
Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác –Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (56B Quốc Tử
Giám). Trung tâm Thông tin – Tư liệu cũng hợp nhất với Viện thông tin khoa
học và lấy tên gọi là Viện thông tin khoa học như hiện nay.
Ngày 7 tháng 5 năm 2007, Bộ Chính trị ra Quyết đinh 60/QĐ-TW về việc
hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Học viện
CT-HC QGHCM ) đồng thời có ban hành văn bản về vị trí, chức năng, nhiệm
vụ của Học viện trong thời gian tới. Cùng với quyết định này Viện thông tin
khoa học (Viện TTKH) cũng ít nhiều có sự thay đổi.
 Vai trò và nhiệm vụ của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh
* Về đào tạo cán bộ:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung cao cấp của
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội về chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về khoa
học chính trị và lãnh đạo chính trị.
- Đào tạo bồi dưỡng các cán bộ khoa học lý luận chính trị có trình độ đại
học, sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ ) nhằm cung cấp cán bộ chủ chốt cho các cơ
quan lãnh đạo và các viện nghiên cứu khoa học xã hội, đội ngũ giảng viên lý
luận chính trị cho các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, các trường bồi dưỡng cán bộ quản lý của các bộ.
ngành và đoàn thể.
- Đào tạo và bồi dưỡng ở bậc đại học, bậc sau đại học nhng cán bộ chủ
chốt trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên truyền, cán bộ làm công tác tư tưởng
tổ chức, kiểm tra, dân vận, văn phòng, cán bộ lãnh đạo, cán bộ lý luận, quản lý
cho một số nước ban, đảng bạn.
* Về nghiên cứu khoa học:
- Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm đường lối của Đảng, thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam;

18
nghiên cứu phong trào cách mạng thế giới và các quan hệ quốc tế; nghiên cứu
chính trị học nói chung.
- Phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban khoa giáo trung
ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo tổ chức
biên soạn giáo trình, đổi mới nội dung chương trình học tập về các môn khoa
học Mac –Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống các trường đại học,
cao đẳng.
- Hướng dẫn nghiên cứu và biên soạn lịch sử Đảng ở các địa phương và các
bộ, ban, ngành trung ương.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với
các nước, các đảng cộng sản và phong trào cách mạng, các đảng cánh tả trên thế
giới.
- Tổ chức nghiên cứu tổng kết và thông tin nhng vấn đề lý luận, thực tiễn

trong nước và quốc tế, nhng kết quả nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
 Cơ cấu tổ chức của Viện thông tin khoa học:
Hiện tại đội ngũ cán bộ của Viện TTKH gồm 22 người kể cả 2 hợp đồng
thời vụ (19 n, 3 nam) , trong đó trình độ tiến sĩ : 01; 06 trình độ thạc sĩ; 02 cán
bộ đang bảo vệ luận văn thạc sĩ ; 09 trình độ cử nhân; 03 cao đẳng ; Đa số cán
bộ công chức ở đây đều tốt nghiệp ngành thông tin thư viện nên nắm bắt và vận
dụng kịp thời kiến thức của ngành. Bên cạnh đó lãnh đạo Viện cũng như Viện
(mở các lớp và mời giảng thuộc chuyên ngành thông tin thư viện về giảng dạy
tại Học viện, cho các cán bộ ra các Trung tâm thông tin hoặc các cơ quan về thư
viện học ).
Cơ cấu tổ chức của Viện TTKH ngoài phó Viện trưởng Viện Thông tin
khoa học cùng sinh hoạt, có thể thấy thông qua sơ đồ sau:




19


















- Tổ nghiệp vụ (còn gọi là tổ xử lý kỹ thuật): gồm 04 cán bộ thực hiện các
công việc: bổ sung, phân loại và xử lý kỹ thuật, phục vụ tra cứu trên máy tính, in
phích và thông báo sách mới. Các loại tài liệu được xử lý gồm: sách, luận văn,
luận án, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ phát hành báo - tạp chí : gồm 02 cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ đặt
và bổ sung báo - tạp chí, phát hành Thư mục trích báo - tạp chí. Theo đơn đặt,
báo – tạp chí về Thư viện được phân loại theo tên và có sự lựa chọn loại báo -
tạp chí nào đóng lưu mới đưa ra để xử lý, bài trích được nhập thẳng vào phần
mềm ISIS, không có biểu hiện ghi và không làm tóm tắt.
Ngoài ra, cơ cấu của tổ còn có một quầy sách (Quầy sách 19/5 đặt ngay
trong khuôn viên Học viện) do 01 cán bộ thư viện đảm nhận.
Chủ nhiệm thư viện
(01)
Phó chủ nhiệm thư viện
(02)
Tổ xử lý kỹ thuật
Tổ Phát hành Báo – Tạp chí
Tổ bạn đọc

Phòng kỹ
thuật
nghiêp vụ
và ứng
dụng mã
vạch


Phòng
mượn
sách
học tập

Phòng
đọc
sách
kinh
điển
Phòng
đọc
tổng
hợp
Phòn
g đọc
sau
đại
học
Phòng
mượn
tổng
hợp
Phòn
g đọc
trực
tuyến
Phòng
phát hành
báo, tạp

chí +
Quầy
sách 19/5


20
- Tổ bạn đọc: Gồm 7 cán bộ, chia làm 6 phòng (3 phòng đọc truyền thống,
2 phòng mượn và 1 phòng đọc trực tuyến) để phục vụ bạn đọc về tài liệu đồng
thời phục vụ sao chụp tài liệu.
+ Phòng đọc tổng hợp: gồm 2 cán bộ vừa làm công tác phục vụ bạn đọc
vừa sao chụp tài liệu tại tầng 2 của viện
+ Phòng đọc sau đại học: có 1 cán bộ
+ Phòng mượn tổng hợp: có 2 cán bộ (gồm 1 đồng chí trong biên chế và 1
đồng chí hợp đồng thời hạn với Viện).
+ Phòng mượn sách học tập: có 1 cán bộ
+ Phòng đọc sách kinh điển: có 1 cán bộ. Việc phục vụ của phòng này phụ
thuộc vào các lớp kinh điển do Học viện mở. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các
cán bộ công tác tại Học viện và các Viện trực thuộc đang học tập tại các lớp bồi
dưỡng ,nâng cao kiến thức về các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Phòng đọc trực tuyến: có 1 cán bộ. Phòng này do Chính phủ Hàn Quốc
tài trợ thông qua KOICA, được khai trương và đưa vào sử dụng từ cuối tháng 12
năm 2007. Phòng được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có khả năng kết nối
cao nhằm phục vụ cán bộ và học viên trong Học viện trong quá trình tra cứu, tìm
tin trực tuyến.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động thông tin thư viện tại học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh
* Nguồn lực thông tin
Trong hoạt động thông tin – thư viện, nguồn lực thông tin có vai trò vô
cùng quan trọng, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, hợp tác,
chia sẻ nguồn lực thông tin gia các cơ quan thông tin thư viện.

Các nguồn lực thông tin được thư viện tạo lập và triệt để khai thác trong
quá trình chia sẻ nguồn lực thông tin là phương tiện hu hiệu để tiến hành các
hoạt động thông tin - thư viện.
Nguồn lực thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và
nghiên cứu khoa học. Ngày nay tri thức của nhân loại phát triển theo cấp số

21
nhân và ngày càng được ứng dụng vào thực tiễn với tốc độ nhanh hơn. Mọi lĩnh
vực hoạt động của con người, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu
khoa học sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện không có hiệu quả nếu thiếu
thông tin và tri thức. Chính vì vậy, việc tạo lập nguồn lực thông tin đầy đủ và
trang bị thông tin hiện đại sẽ giúp cho các nhà khoa học rất nhiều.
Trong hoạt động thông tin và nghiên cứu khoa học tại Học viện CT-HC
QGHCM, nguồn lực thông tin đầy đủ có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt.
Hoạt động thông tin tại Học viện CT-HC QGHCM tiến hành nhằm phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lý luận chính trị và khoa học xã hội
nhân văn, đồng thời phục vụ các học viên và cán bộ sinh viên bên ngoài của Học
viện. Là một thư viện chuyên ngành lý luận chính trị và khoa học xã hội- nhân
văn, thư viện cần phải khai thác nhiều nguồn thông tin, nhiều kênh thông tin
khác nhau phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhiều quan điểm
khác nhau. Các nguồn thông tin đó giúp nhà nghiên cứu có thể rút ra được các
kết luận, nhận định khách quan phản ánh bản chất của vấn đề. Nếu thiếu thông
tin cần thiết hoặc nguồn thông tin bị hạn chế thì các công trình nghiên cứu tại
Học viện sẽ không đủ cơ sở khoa học để đi tới nhng kết luận khách quan.
Sự bùng nổ thông tin dẫn đến lượng thông tin và kênh thông tin ngày càng
phong phú, đa dạng. Nội dung thông tin cũng trở nên lỗi thời nhanh hơn, người
dùng tin là nhà khoa học cần được tiếp cận với nhiều nguồn, nhiều dạng thông
tin khác nhau nhung cũng rất cần phải có sự định hướng, giúp đỡ lựa chọn và
khai thác thông tin có hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động, Phòng
thư viện ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn lực thông tin, “ tổ

chức thu thập, chọn lọc, lưu tr các dạng nguồn tin trong nước và ngoài nước
liên quan đến khung đề mục ưu tiên và phù hợp với trình độ, thích hợp với điều
kiện của đất nước. Đẩy mạnh quá trình tạo lập và làm giàu vốn tài nguyên thông
tin quốc gia ”.
Nguồn lực thông tin của thư viện được chia thành 3 nhóm chính:
- Nguồn thông tin văn bản (sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án): Nguồn
lực thông tin của thư viện đã được thừa kế và chọn lọc trong hơn 45 năm xây

22
dựng và trưởng thành(1962-2012) và ngày càng phát triển về số lượng và chất
lượng, là nguồn tin chính của thư viện. Nguồn tài liệu này được chia làm 2 loại:
+ Tài liệu công bố hay còn gọi là tài liệu xuất bản thường do các nhà sản
xuất ban ấn hành và thường được đánh chỉ số ISBN hoặc ISSN, được phân phối
qua các kênh phát hành chính thức như các nhà xuất bản, các công ty, các đại lý
phát hành, hiệu sách… Hiện nay, ở thư viện có số lượng tài liệu dạng này lên tới
hàng trăm ngàn cuốn sách. Trung bình mỗi đợt thư viện bổ sung khoảng 60 tên
sách với gần 400 cuốn (mỗi tên sách được nhập từ 3 đến 5 cuốn)
Ngoài ra thư viện còn bổ sung một số lượng báo tạp chí khá lớn. Trung
bình mỗi năm thư viện bổ sung trên 90 tên báo, khoảng 85 tên tạp chí Tiếng
Việt, báo tạp chí ngoại văn khoảng gần 60 tên với nhiều thứ tiếng như : Trung,
Nga, Pháp, Anh….
+ Tài liệu không công bố hay còn gọi là tài liệu “xám”, là tất cả các tài liệu
được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại
học, các tổ chức thương mại công nghiệp dưới dạng in của điện tử và không
kiểm soát được bởi các nhà xuất bản thương mại với hàng ngàn luận án, luận
văn, đề tài nghiên cứu…
Nội dung thông tin trong các tài liệu xám thường rất đa dạng, phong phú,
chứa đựng kinh nghiệm đã tích lũy trong quá trình hoạt động nghiên cứu khoa
học, sản xuất. Việc tiếp cận với các nguồn thông tin này có ý nghĩa to lớn giúp
các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu giảm được thời gian

công sức và tiền của để có được nguồn thông tin quý giá này.
Từ trước đến nay, nguồn tài liệu “xám ”của Học viện là các luận án Tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ của các cán bộ nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học,
bản dịch các tài liệu nước ngoài… Trải qua quá trình hoạt động và phát triển,
nguồn lực thông tin của Viện thông tin khoa học đã phát triển không ngừng,
ngày càng phong phú về số lượng và chất lượng với nhiều loại hình tài liệu khác
nhau.
- Nguồn thông tin điện tử (băng từ, CD- ROM, CSDL): Công nghệ thông
tin đã thâm nhập và làm biến đổi sâu sắc các quy trình thông tin thư viện, làm

23
thay đổi phương thức làm việc của cán bộ thư viện và của người dùng tin. Đó là
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tự động hóa các quá trình xử lý, lưu
tr và phổ biến thông tin tư liệu. Nguồn tài liệu điện tử có ưu điểm rõ rệt so với
tài liệu được xuất bản dưới dạng giấy, tài liệu điện tử còn được truyền trong các
mạng máy tính.
Cùng với sự trưởng thành và phát triển của học viện, Viện TTKH đã từng
bước tăng cường chất lượng vốn tài liệu, hoàn thiện bộ máy tra cứu, nâng cao
chất lượng phục vụ bạn đọc, là một trong nhng thư viện đi đầu trong quá trình
tin học hóa hoạt động thông tin - thư viện. Nguồn lực thông tin của thư viện
ngày càng đa dạng và phong phú, ngoài các nguồn tài liệu văn bản truyền thống,
ngày nay nguồn tin đã được bổ sung thêm các dạng thức điện tử. Nhận thức
được vai trò của nguồn lực thông tin điện tử, Viện thông tin khoa học đã tích
cực triển khai xây dựng cơ sở d liệu từ năm 1992. Đến nay Viện thông tin đã
tiến hành xây dựng được một số cơ sở d liệu như CSDL SACHTV,TM… Các
CSDL này được tổ chức trên hệ quản trị d liệu CDS-ISIS for Windows với các
quy định thống nhất về format, biểu mẫu, nhã trường và thường xuyên được cập
nhật, có hiệu đính, bổ sung và sửa cha.
Ngoài các CSDL dạng thư mục trên máy tính thư viện còn có CSDL toàn
văn Hồ Chí Minh toàn tập.

- Nguồn thông tin khác (phim, ảnh, băng đĩa…): Nguồn thông tin này bao
gồm tranh, ảnh tư liệu, phim, băng hình, băng tiếng, bản đồ… được lưu tr chủ
yếu ở phòng Tổng hợp lưu tr.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Cơ sở vật chất được hiểu như là trụ sở, là hệ thống văn phòng, kho tàng,
phòng đọc tài liệu,,, dành cho thư viện với toàn bộ trang thiết bị của chúng. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị là tài sản, là nguồn vật lực của một thư viện và là một
trong nhng yếu tố cấu thành thư viện. Không có cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ
không thể xây dựng một thư viện, đặc biệt là thư viện truyền thống. Một cơ sở

24
vật chất khang trang sẽ giúp thư viện phát triển và phục vụ tốt hơn nhu cầu
dùng tin của người dùng tin.
Trong suốt quá trình xây dựng phát triển, Viện TTKH hiện nay đã có một
cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang. Ngoài các phòng làm việc dành cho
cán bộ (tổ xử lý kỹ thuật, tổ phát hành báo, tạp chí), thư viện gồm 3 phòng đọc
(phòng đọc sách kinh điển, phòng đọc tổng hợp và phòng mượn tổng hợp,
phòng đọc sau đại học), 2 phòng mượn (phòng mượn sách học tập và phòng
mượn sách tổng hợp), 6 kho sách các loại. Ngoài ra thư viện cũng được trang bị
một số máy móc nhằm phục vụ cho bạn đọc như máy vi tính, máy photo.
Về trụ sở của Viện TTKH được xây dựng trong tòa nhà 3 tầng với khoảng
1250m
2
mặt sàn sử dụng bao gồm
Hệ thống phòng đọc
* Một phòng đọc tổng hợp: 170 m
2
với 80 bàn đọc (trong đó 56 bàn đọc
dạng cabin) để người dùng tin làm việc được trang bị hệ thống chiếu sáng và
điều hòa nhiệt độ. Đây là phòng đọc tài liệu tham khảo và báo tạp chí đầy đủ

nhất (sách được phục vụ dưới dạng kho đóng và báo tạp chí được phục vụ dưới
dạng kho mở)
* Một phòng đọc tra cứu sau đại học: diện tích 80m
2
với 40 chỗ ngồi dành
cho cán bộ và học viên sau đại học, nghiên cứu sinh. Đây là phòng đọc kết nối
với kho tài liệu (chủ yếu là luận văn, luận án và sách tham khảo). Phòng đọc
trang bị 6 máy tính (4 máy dành cho học viên tra cứu trực tuyến và 2 máy cho
thủ thư). Hệ thống điều hòa và chiếu sáng đầy đủ điều kiện cho một phòng đọc
tại chỗ.
* Phòng đọc trực tuyến: Có diện tích 80m
2
với 16 bàn đọc gắn với máy tính
và các thiết bị kèm theo do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ trong dự án Thư viện
điện tử qua tổ chức Koica
Hệ thống kho tàng:
* Kho phòng mượn sách kinh điển: có diện tích 150m
2
, là nơi lưu tr
nhng tài liệu của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước ta, các tài liệu văn kiện Đại hội, hội

25
nghị Trung ương… Đây là một kho tài liệu khá đặc thù của Thư viện trường
chính trị.
* Kho sách phòng mượn tổng hợp: có diện tích 220m
2
(chia thành 2
phòng), là nơi lưu tr các sách tham khảo, giáo trình các công cụ tra cứu…
* Kho tài liệu lưu tr: có diện tích 80m

2
để lưu tr các tài liệu nhiều bản
như sách kinh điển (Lê nin toàn tập) và một số tài liệu khác.
* Kho sách phòng đọc tổng hợp (nằm ở tầng 2 và tầng 3) có diện tích là
250m
2
, là kho tài liệu phục vụ cho phòng đọc tổng hợp là nơi lưu tr đầy đủ nhất
tài liệu nghiên cứu, học tập trong thư viện.
* Kho sách sau đại học: với diện tích 90m
2
là kho tài liệu phục vụ cho
phòng đọc sau đại học nằm liền kề với phòng đọc sau đại học. Đây là nơi lưu
gi tất cả luận văn, luận án do các học viên cao học và nghiên cứu sinh nộp lưu
chiểu.
Hệ thống làm việc nghiệp vụ khác: Là nơi làm việc của cán bộ thư viện
như: bổ sung, xử lý kỹ thuật, phát hành báo tạp chí….với diện tích khoảng
130m
2.
Trang thiết bị của thư viện: Viện TTKH đang trong giai đoạn hiện đại
hóa .Về cơ bản thư viện vẫn hoạt động theo lối truyền thống như: vốn tài liệu là
các sách báo in, được sắp xếp trên giá. Hệ thống tra cứu vẫn sử dụng tủ phích
mục lục, các thao tác phục vụ vẫn thực hiện bằng phương pháp thủ công .
Từ năm 1998, Thư viện đã được trang bị 1 số máy tính cấu hình thấp để
phục vụ cho việc lưu tr cơ sở d liệu dưới dạng thư mục, qua đó từng bước tự
động hóa hoạt động thư viện.
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2012: Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong thư viện được đẩy mạnh, phát triển thêm một bậc mới, đặc biệt là sau dự
án thư viện điện tử giai đoạn 1. Nói là dự án thư viện điện tử nhưng thực chất
cũng chỉ là nâng cấp việc ứng dụng tin học và công nghệ ở thư viện tiến lên một
chút vì dự án chỉ có 4,5 tỉ đồng.

Về thiết bị phần cứng chỉ có một máy chủ loại vừa để quản trị mạng nội
bộ (Lan) trong Viện TTKH, số máy trạm được tăng thêm nên đã có một số máy

×