Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Biện pháp góp phần hoàn thiện thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.6 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HOÀNG THỊ PHƯƠNG THI

LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ

4

1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUẾ

4

1.2. PHÂN LOẠI THUẾ

6

1.2.1. Căn cứ theo đối tượng đánh thuế

6



1.2.2. Căn cứ theo áp lực chòu thuế

6

1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH SẮC THUẾ.

7

1.3.1. Tên gọi của thuế

7

1.3.2. Người nộp thuế (đối tượng nộp thuế)

7

1.3.3. Đối tượng tính thuế

7

1.3.4. Thuế suất

8

1.3.5. Chế độ miễn giảm thuế

8

1.3.6. Thủ tục thu, nộp thuế


9

1.4. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ
1.4.1. Hiệu quả kinh tế

9
9

1.4.2. Tính linh hoạt và độ tăng trưởng của nguồn thu

11

1.4.3. Tính công bằng

14

1.5. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

14

1.5.1. Thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước

14


1.5.2. Thuế là công cụ để quản lý và điều tiết vó mô của nền kinh
tế

15


1.5.3. Thuế với vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội

15

1.6. VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ THU NHẬP CAO TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
HIỆN NAY

17

1.6.1. Vai trò của thuế giá trò gia tăng

17

1.6.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

18

1.6.3. Vai trò của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

19

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP,
THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU
NHẬP CAO
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG


20
20

2.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU
NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

23

2.2.1. Thuế giá trò gia tăng

23

2.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

25

2.2.3. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

27

2.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC SAU HAI NĂM TRIỂN KHAI
LUẬT THUẾ MỚI

28


2.3.1. Về tác dụng của thuế đối với việc quản lý, điều tiết vó mô
nền kinh tế

2.3.2. Về tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

28
30

2.3.3. Về công tác quản lý, hạch toán kinh doanh của các doanh
nghiệp
2.4. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG THUẾ HIỆN HÀNH
2.4.1. Tồn tại của hệ thống thuế nói chung

31
31
31

2.4.2. Tồn tại đối với thuế giá trò gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

33

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN HOÀN
THIỆN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
3.1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ

40
40

3.1.1. Đảm bảo tính linh hoạt và độ tăng trưởng của nguồn thu,
tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sác nhà nước


41

3.1.2. Hệ thống thuế phải bao quát các nguồn thu và đảm bảo tính
trung lập, công bằng và hiệu quả
3.1.3. Là công cụ điều tiết vó mô linh hoạt, hiệu quả của nhà nước

41
42

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ
THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

42

3.2.1. Đối với thuế giá trò gia tăng

42

3.2.2. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

47

3.2.3. Đối với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

51

KẾT LUẬN


54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1987, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành cải cách và hiện đại hoá hệ thống
thuế của mình. Quá trình cải cách đã được thực hiện với tốc độ nhanh chóng. Đến
tháng 10/1990, hệ thống thuế của Việt Nam đã có sự “lột xác”khá toàn diện so với
trước đó với sự xuất hiện những thành tố quan trọng của một hệ thống thuế hiện đại.
Tuy nhiên, “những thành tựu bề nổi đó có thể làm cho chúng ta nhầm lẫn, do trên
thực tế, điều đã cứu Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài khóa trong giai
đoạn 1988-1992 chính là khoản thu nhập tăng lên nhờ vào dầu mỏ” [1,53]. Vì vậy,
đến năm 1997, Quốc hội đã lần lượt thông qua luật thuế giá trò gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế doanh thu, thuế lợi tức và sửa đổi bổ sung một
số sắc thuế khác, cùng có hiệu lực ngày 01/01/1999. Trên thực tế, dù đã có nhiều
thay đổi nhưng nhìn chung hệ thống thuế Việt Nam và các sắc thuế giá trò gia tăng,
thu nhập doanh nghiệp và thu nhập đối với người có thu nhập cao vẫn còn bộc lộ
nhiều nhược điểm, tính hiệu quả chưa cao, nguồn thu từ thuế thiếu sự ổn đònh, v.v.v.
Chính vì thế, trong dự thảo Báo cáo chính trò của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Khoá VIII trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặt ra mục tiêu:
“Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết
quốc tế; đơn giản hoá các sắc thuế; từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất,
không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nuôi dưỡng nguồn thu và
thu đúng, thu đủ. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế của Nhà nước”.
Xuất phát từ suy nghó đó, do tính cấp bách và thiết thực của nó, chúng tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện thuế giá trò gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” làm
Luận án Thạc só của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận về thuế, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực

trạng về hệ thống thuế Việt Nam, chú trọng đến ba sắc thuế : thuế giá trò gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Từ đó
xác đònh yêu cầu khách quan cần có để hoàn thiện các sắc thuế này phù hợp với tình
hình thực tiễn ở nước ta.
Thông qua phân tích quá trình áp dụng các sắc thuế nói trên ở Việt Nam qua
các giai đoạn phát triển của đất nước, các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và


thực thi các sắc thuế này, đồng thời tham khảo kinh nghiệm ở các quốc gia đã và
đang phát triển, Luận văn sẽ đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện đối với ba sắc
thuế nói trên sao cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh nền kinh tế ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện thuế giá trò gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” lấy hệ
thống thuế Việt Nam và các sắc thuế giá trò gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành ở Việt Nam làm đối tượng
nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là những nội dung quản lý về phía Nhà nước đối với
việc thực thi các sắc thuế này.
4. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghóa Mác-Lênin,
có tham khảo một số học thuyết về kinh tế thò trường và các học thuyết kinh tế hiện
đại trong lónh vực thuế, kết hợp với phương pháp thống kê phân tích, phân tích tổng
hợp, quy nạp, diễn dòch. Đồng thời tham khảo những kinh nghiệm thực thi hệ thống
thuế ở các quốc gia có nền kinh tế đã và đang phát triển để đi sâu có trọng điểm nội
dung của Luận văn nhằm nâng cao lý luận từ thực tiễn, phát hiện, đònh hướng các
giải pháp cần thiết và khả thi để hoàn thiện các sắc thuế mà Luận văn đề cập, phù
hợp với chủ trương, đường lối xây dựng nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã
hội chủ nghóa đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong các Nghò quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII.
5. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và phụ lục, bố cục của Luận án gồm có
3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về thuế
Chương 2 : Thực trạng về việc áp dụng thuế giá trò gia tăng, thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Chương 3 : Một số biện pháp chủ yếu góp phần hoàn hiện thuế giá trò gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao.
Do phạm vi nghiên cứu giới hạn nên Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ba sắc
thuế: thuế giá trò gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao. Tuy nhiên, do bởi ba sắc thuế này là một trong những sắc
thuế quan trọng hình thành hệ thống thuế Việt Nam nên sẽ là khiếm khuyết nếu như


chỉ phân tích độc lập ba sắc thuế này. Vì vậy, Luận văn sẽ nghiên cứu ba sắc thuế
này đặt trong tổng thể hệ thống thuế Việt Nam, có xem xét đến mối liên hệ giữa các
sắc thuế này với các sắc thuế khác để có cái nhìn toàn diện và thuyết phục, chính
xác hơn.
Để minh họa cho việc phân tích, Luận văn có sử dụng nguồn số liệu của Tổng
Cục Thống Kê, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ
Quốc tế, và một vài tài liệu thống kê từ các nguồn thông tin khác.
Thuế là vấn đề hết sức phức tạp nên Luận văn sẽ khó tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất đònh, rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý thầy cô và những
người quan tâm.


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ
1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUẾ
Thuế trên thực tế đã tồn tại từ khi các Chính phủ được tổ chức. Các nhà nghiên

cứu đã chỉ ra rằng ngay trong Kinh thánh đã có đề cập đến việc một phần mười các
loại cây trồng được để dành phân phối lại và hỗ trợ cho nhà tu. Tuy nhiên, trong
Kinh thánh không đề cập rõ ràng về cơ chế bắt buộc và cũng không nói gì về mức
độ trốn thuế. Vào thời kỳ trung cổ, các cá nhân cung cấp trực tiếp các dòch vụ cho
chủ, đây chính là thuế mặc dù nó không được tiền tệ hoá. Ngày nay, thuế hiện đại
hầu như đã được tiền tệ hoá, tức là các cá nhân và tổ chức không bò buộc phải cung
cấp dòch vụ mà trả bằng tiền. Các nghiên cứu cũng cho thấy có hai sự khác biệt
giữa thuế của thời kỳ phong kiến và thuế hiện đại. Thứ nhất, dưới chế độ phong
kiến, các cá nhân không được phép rời bỏ lãnh chúa của mình nếu không được các
lãnh chúa cho phép trong khi đó hiện nay, các cá nhân được phép chọn nơi cư trú
và vì thế cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh thuế các cá nhân này. Thứ hai, ở thời kỳ
trung cổ các cá nhân buộc phải làm việc, còn dưới chế độ thuế hiện đại họ chỉ phải
chia sẻ với Chính phủ cái mà họ nhận được do làm việc hoặc cái mà họ nhận được
từ việc họ đầu tư hay chi tiêu. Họ có thể chọn nộp thuế ít đi nếu họ sẵn sàng làm
việc ít đi và nhận ít đi.
Như vậy, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước và là một công
cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng sử dụng để thực hiện chức năng của
mình. Bản chất của thuế do bản chất của Nhà nước quy đònh vì thế có rất nhiều
quan điểm khác nhau về thuế tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức sử
dụng nguồn thu từ thuế.
Những người theo thuyết thuế ước cho rằng thuế là kết quả tất yếu của một khế
ước mặc đònh giữa nhà nước và dân chúng, tổng số thuế do sự thỏa thuận giữa một
bên là Chính phủ và bên kia là đại biểu dân chúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
rằng, việc đóng thuế của người dân không dựa trên sự tự nguyện và cũng không
hàm ý sự thỏa thuận nào giữa Chính phủ và đại diện của dân chúng. Những người
theo thuyết quyền lực nhà nước thì cho rằng, nộp thuế là bổn phận của người dân
đối với Nhà nước, việc đóng thuế mang tính cưỡng bách chứ không thể dựa vào
lòng hảo tâm hay sự tự nguyện.
Nhìn chung, quan điểm cho rằng thuế mang tính cưỡng bách và được thu bằng
quyền lực Nhà nước được thể hiện rõ thông qua các phát biểu của những nhà kinh

tế hiện đại. Các quan điểm này không chỉ dừng lại phân tích ở khía cạnh “cưỡng


bách” mà còn đề cập đến mục tiêu của thuế đồng thời họ cũng chỉ ra rõ đối tượng
chòu thuế, theo đó thuế được dùng vào mục tiêu công cộng và suy cho cùng, người
chòu thuế là dân chúng, cụ thể :


“Thuế là khoản đóng bằng tiền mà chính quyền đòi hỏi ở các tư nhân đóng
góp vónh viễn, không đối phần, để tài trợ các gánh nặng công cộng” [2,123 ]



“Thuế là sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính phủ để trang trải
các chi phí vì quyền lợi chung, không căn cứ vào các lợi riêng được
hưởng”[6,27 ].



“Thuế là sự cung cấp tiền tài trực tiếp, đòi hỏi ở các công dân bằng quyền lực,
để tài trợ các gánh nặng công cộng - sự cung cấp này có tính cách chung cục
và không có đối giá” [6,27 ]

Như vậy, có thể hiểu “Thuế là một khoản đóng góp mang tính pháp đònh do
các tổ chức và cá nhân nộp vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu theo chức năng của nhà nước”, vì vậy, bất kỳ một sắc thuế nào cũng sẽ có
các đặc trưng cơ bản:


Thuế mang tính cưỡng chế, bắt buộc, khác hẳn với những khoản đóng góp

tự nguyện vào ngân sách nhà nước. Tính cưỡng chế được thể hiện thông qua
các điều khoản pháp luật. Ngay từ khi mới ra đời, nhà nước đầu tiên của xã
hội loài người, thuế đã được thu bằng sức mạnh quyền lực. Tuy nhiên, khi xã
hội phát triển thuế càng phát triển, tính cưỡng chế, bắt buộc sẽ phải tinh vi
hơn, mang tính dân chủ hơn.



Thuế mang tính vónh viễn và không hoàn trả trực tiếp. Điều này có nghóa
khi người dân nộp thuế thì không bao giờ được hoàn trả trực tiếp hay nói khác
đi, nộp thuế là một nghóa vụ – nghóa vụ xã hội, mà người dân không có quyền
trốn và cũng không được quyền đòi hỏi trả lại. Tuy vậy, mọi khoản do dân
chúng đã nộp sẽ quay lại với họ bằng nhiều con đường khác nhau thông qua
chi tiêu của chính phủ từ ngân sách nhà nước.



Thuế được sử dụng vào các mục tiêu công cộng, tức là ngoài một phần cung
cấp cho quản lý hành chính đại bộ phận thuế thu được chuyển giao lại cho
người dân khi nhà nước chi ngân sách cho y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, cơ sở
hạ tầng, chống ô nhiễm mội trường, chống tệ nạn xã hội…

Đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về nhà nước và thể hiện sức mạnh của
nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế tái phân phối thu nhập xã hội
và điều chỉnh kinh tế vó mô. Ngoài ra trong xã hội dân chủ, mặc dù không nhận sự
hoàn trả trực tiếp nhưng dân chúng cũng nhận được một cách gián tiếp thông qua


lợi ích từ công chi. Do đó ngoài việc hành thu thuế thật tế nhò và minh bạch, chính
phủ cần phải công bố rõ ràng chương trình hành động của mình và tăng cường giáo

dục ý thức công dân về nghóa vụ nộp thuế, có như vậy dân chúng mới ý thức được
sự cần thiết của thuế và xem thuế là một việc làm tự nhiên, cần thiết cho cuộc
sống cộng đồng.
Tóm lại, thuế đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nhà
nước bởi nó chính là công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lý, điều tiết vó mô đối
với nền kinh tế. Chính phủ tạo nguồn thu chủ yếu thông qua thuế, dẫu rằng trong
ngắn hạn, Chính phủ có thể vay hoặc in tiền, bán tài sản hoặc trưng dụng các
nguồn lực nhưng trong thời gian dài hạn, cần phải có một hệ thống thuế hiệu quả
để tạo nguồn thu có thể đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của khu vực công cộng.
1.2. PHÂN LOẠI THUẾ
1.2.1. Căn cứ theo đối tượng đánh thuế


Thuế đánh vào hàng hoá như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu



Thuế đánh vào giá trò gia tăng như thuế giá trò gia tăng.



Thuế đánh vào thu nhập như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân.



Thuế đánh vào tài sản như thuế nhà đất.




Thuế đánh vào việc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế
sử dụng đất nông nghiệp.

1.2.2. Căn cứ theo áp lực chòu thuế


Thuế gián thu : là hình thức thu thuế gián tiếp bởi người nộp thuế không phải
là người chòu thuế. Thực chất thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá
mua hàng hóa dòch vụ nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng.
Chính vì vậy người tiêu dùng phải trả một khoản thuế nhưng được nộp qua
trung gian người kinh doanh. Ở nước ta, điển hình loại thuế này là thuế giá trò
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…



Thuế trực thu : là loại thuế mà người nộp thuế chính là người chòu thuế. Điển
hình loại thuế này ở nước ta là thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,
thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, đối với các nước đang phát triển thì nhà nước coi trọng thuế
gián thu hơn. Cụ thể ở nước ta thuế gián thu được thực hiện đối với tất cả thành


phần kinh tế nhưng thuế trực thu chỉ áp dụng đối với người có thu nhập cao và đối
với các doanh nghiệp bởi thuế gián thu có ưu điểm:
9

Đảm bảo được nguồn thu ổn đònh cho ngân sách nhà nước, bởi thuế đánh
vào hàng hóa dòch vụ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu mà người
ta không thể ngừng hẳn nhu cầu này khi nền kinh tế suy thoái hay đình

trệ như vậy nhà nước luôn luôn còn nguồn thu.

9

Việc coi trọng thuế gián thu còn xuất phát từ nguyên lý: “Đánh thuế vào
những gì mà người chòu thuế lấy đi từ xã hội sẽ có tác dụng tốt hơn là
đánh vào những gì mà đối tượng chòu thuế nhập vào cho xã hội” [3,18 ].
Hơn nữa thuế gián thu bao quát được hầu hết các lónh vực, ai cũng phải
tiêu dùng, ai cũng phải chòu thuế. Từ đó, về mặt tâm lý, người chòu thuế
bớt được cảm giác gánh nặng thuế, dễ dàng chấp nhận, đôi khi còn “kiêu
hãnh” về sự đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua sự tiêu dùng
cao cấp của mình. Hơn nữa, thuế gián thu thường có phương pháp hành
thu đơn giản thích hợp với trình độ tổ chức bộ máy và nhận thức của đông
đảo dân chúng ở các nước đang phát triển.

1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH SẮC THUẾ
Trên thực tế, hầu như quốc gia nào cũng xây dựng hệ thống thuế với nhiều loại
thuế khác nhau bao trùm mọi hoạt động kinh tế – xã hội. Tuy nhiên với bất kỳ một
sắc thuế nào đi nữa, thì chúng đều phải chứa đựng các yếu tố cơ bản sau:
1.3.1. Tên gọi của thuế
Không thể có loại thuế vô danh bởi tên gọi sẽ thể hiện “nội dung chính” của
thuế, nhận diện nó với các loại thuế khác và bảo vệ công chúng không nộp hai lần
một thứ thuế.
1.3.2. Người nộp thuế (đối tượng nộp thuế)
Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thể nhân được nhà nước công nhận về
mặt pháp lý, có hoạt động, có tài sản, có thu nhập… thuộc phạm vi điều tiết của
thuế và có nghóa vụ nộp thuế.
1.3.3. Đối tượng tính thuế
Đối tượng tính thuế được hiểu là những căn cứ để nhằm vào đó nhà nước sẽ đề
ra những sắc thuế. Cụ thể ở nước ta, hệ thống thuế gồm nhiều loại thuế nhắm vào

những đối tượng khác nhau như thuế giá trò gia tăng dựa trên cơ sở là giá trò tăng


thêm của sản phẩm, dòch vụ khi luân chuyển qua các giai đoạn kinh doanh và tiêu
dùng, thuế xuất nhập khẩu dựa trên cơ sở là giá trò hàng hoá xuất nhập khẩu.
1.3.4. Thuế suất
Thuế suất là một suất thu từ đối tượng tính thuế. Suất thu này có thể được qui
đònh là một số tỉ lệ trên đối tượng tính thuế hoặc là một mức thuế tuyệt đối. Cụ thể
đối với thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là biểu thuế luỹ tiến từng phần
dựa trên thu nhập của người dân, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ áp dụng
một mức thuế cố đònh là 25% hoặc 32%.
Thuế suất là yếu tố quan trọng, là nội dung chủ yếu được nhà nước quan tâm
hàng đầu khi xây dựng hệ thống thuế bởi:
9

Thuế suất là yếu tố để nhà nước điều chỉnh nguồn thu cho ngân sách nhà
nước.

9

Thuế suất giúp nhà nước phát triển hay hạn chế một lónh vực, một ngành nào
đó thông qua việc nhà nước sử dụng thuế suất cao, thuế suất ưu đãi hay
ngược lại.

9

Để góp phần thực hiện công bằng xã hội, yếu tố thuế suất cũng được nhà
nước chú trọng tối đa

9


Còn đối với người dân thì họ có đồng tình hay phản ứng gay gắt một loại
thuế nào đó cũng chỉ tập trung vào vấn đề thuế suất mà thôi.

1.3.5. Chế độ miễn giảm thuế
Trên thực tế, mỗi sắc thuế đều có chế độ miễn giảm nhất đònh. Thông thường
nhà nước sử dụng công cụ này để kích thích sự vận hành của nền kinh tế, điều hòa
lợi ích giữa nhiều tầng lớp xã hội theo đònh hướng của nhà nước. Thể hiện: kích
thích phân bổ các nguồn lực xã hội (đất đai, tài nguyên, nhân lực…), khuyến khích
sản xuất và tái đầu tư, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, thực hiện chính sách đối
nhân của thuế.
1.3.6. Thủ tục thu, nộp thuế
Nếu chỉ bao gồm năm yếu tố trên thì thuế vẫn chưa được thực thi. Do đó phải
cần đến yếu tố thứ sáu để tạo khung pháp lý cho thuế. Bao gồm:
9

Các thủ tục về khai báo: đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế như thế nào, ở
đâu ? Khai báo tính thuế như thế nào ?…


9

Xử lý: trốn thuế sẽ bò xử phạt như thế nào?

9

Thời hiệu: Thuế có hiệu lực kể từ thời điểm nào ? Nếu phát hiện các dấu hiệu
vi phạm thì trong thời gian bao lâu còn hiệu lực truy tố?…

Tóm lại, sáu yếu trên là các bộ phận cơ bản để tạo nên một sắc thuế vì vậy khi

ban hành một sắc thuế, nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ từng yếu tố này. Về phía
người nộp thuế, để chấp hành tốt các quy trình của luật thuế, họ cũng không thể
không nghiên cứu kỹ các yếu tố này.
1.4. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ
1.4.1. Hiệu quả kinh tế
Mối quan tâm dai dẳng trong những tranh luận về chính sách thuế là liệu hệ
thống thuế có kìm hãm, cản trở tiết kiệm và việc làm không, nó có bóp méo hành
vi kinh tế bằng những cách khác không bởi lẽ lòch sử đánh thuế đã được đánh dấu
bằng những thực tế cho thấy tác động gây sai lệch (Distortionary taxes). Thông
thường, hiệu quả kinh tế được đánh giá qua các yếu tố sau:
• Thuế ảnh hưởng đến hành vi : Phần lớn các ảnh hưởng của thuế đến hành vi
là rất khó đánh giá. Một loại thuế làm tăng giá của hàng hoá bằng cách cộng
thêm vào giá gốc một tỷ lệ phần trăm của giá (thuế theo phần trăm của giá
trò hàng hoá) hoặc một khoản tiền cố đònh (thuế đơn vò) sẽ tạo ra một mức
chênh lệch giữa giá trò người tiêu dùng phải trả cho hàng hoá đó (giá cầu) và
chi phí nguồn lực kinh tế để sản xuất ra hàng hoá đó (giá cung). Khi một loại
thuế như vậy không áp dụng để bù đắp cho một ngoại tác trên thò trường,
điều đó sẽ làm tạo ra một sự biến dạng trên thò trường và sự biến dạng đó sẽ
ảnh đến hành vi tiêu dùng và nhà sản xuất. Những biến dạng thò trường do
việc đánh thuế gây ra (do thay đổi hành vi của người tiêu dùng, người sản
xuất) sẽ tạo ra tổn thất về hiệu quả kinh tế.
• Thuế ảnh hưởng đến tài chính : Đôi khi, thuế có ảnh hưởng đến hình thức hơn
là thực chất của một giao dòch. Ví dụ, về giá trò thực không có mấy khác nhau
giữa việc doanh nghiệp trả tiền cho nhân viên để nhân viên đi mua bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế hay doanh nghiệp đi mua cho nhân viên. Nhưng xét từ
góc độ thuế thì hai việc này khác nhau rất lớn. Trong trường hợp đầu, cá
nhân nhận “thu nhập” mà khoản thu nhập này bò đánh thuế trong khi đó trong
trường hợp thứ hai “khoản phúc lợi phụ này” không bò đánh thuế. Tất nhiên,
những ảnh hưởng về mặt tài chính này có thể khác nhau đối với từng sắc thuế
khác nhau và ở mỗi nước khác nhau thì sự tác động này cũng khác nhau.



• Thuế có thể gây sai lệch và không gây sai lệch (Distortionary taxes –
Nondistortionary taxes) : Mỗi hệ thống thuế đều có ảnh hưởng đến hành vi
bởi lẽ dù sao dân chúng cũng phải nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho nên
các cá nhân bằng cách nào đó sẽ phản ứng khi thu nhập bò thấp đi. Một hệ
thống thuế được xem là không gây sai lệch nếu như không có gì để cá nhân
có thể làm được nhằm làm thay đổi nghóa vụ đóng thuế của mình. Ngược lại,
hệ thống thuế được xem là gây sai lệch nếu như các cá nhân có thể có những
nổ lực nhằm giảm bớt nghóa vụ thuế của mình. Các sắc thuế đánh vào hàng
hoá đều gây sai lệch do bởi các cá nhân có thể thay đổi nghóa vụ thuế của
mình bằng cách đơn giản là giảm mua hàng hoá. Các loại thuế đánh vào thu
nhập cũng gây ra sai lệch vì cá nhân có thể giảm nghóa vụ thuế của mình
bằng cách làm việc ít hơn. Nhìn chung, chỉ các loại thuế khoán không gây
nên tác động sai lệch.
• Thuế tác động đến sự cân bằng tổng thể : Việc đánh thuế, chẳng hạn như
thuế đánh vào thu nhập, thuế vốn, sẽ làm thay đổi sự cân bằng của nền kinh
tế. Thuế đánh trên lợi nhuận sẽ có thể làm giảm cung tiết kiệm và từ đó sẽ
làm giảm năng suất công nhân và tiền công của họ. Những tác động này sẽ
ảnh hưởng gián tiếp đến cân bằng tổng thể trong nền kinh tế.
• Những ảnh hưởng của sự công bố : Nền kinh tế không thể thích ứng ngay
được với một loại thuế mới. Thông thường, những sai lệch về lâu dài lại lớn
hơn nhiều so với ngắn hạn vì khi đó nền kinh tế mới có thể phản ứng một
cách toàn diện hơn với tình huống mới. Tuy nhiên, có thể cảm nhận một số
ảnh hưởng của một sắc thuế ngay từ trước khi đưa sắc thuế đó đưa vào áp
dụng. Chẳng hạn, việc công bố áp dụng thuế giá trò gia tăng ở Việt Nam từ
01/01/1999 đã gây ảnh hưởng đến việc dự trữ hàng hoá của các doanh nghiệp
vào thời điểm cuối năm 1998.
• Tính đơn giản : Hệ thống thuế cần đơn giản để người đóng thuế dễ chấp
hành. Tính đơn giản được áp dụng cho việc quản lý luật thuế cũng như cơ cấu

luật pháp của nó. Tính đơn giản của hệ thống thuế giúp người dân dễ chấp
hành hơn và nhà nước quản lý thuế hiệu quả hơn. Một hệ thống thuế phức
tạp sẽ có thể khiến cho người đóng thuế phải chòu chi phí rất cao khi chấp
hành theo hệ thống thuế và nhà nước phải chòu chi phí quản lý thuế cao.
• Chi phí quản lý thuế thấp và chi phí chấp hành thấp: Vì số thuế thu được chủ
yếu là để tài trợ cho các nhu cầu của Chính phủ nên chi phí thu thuế cao sẽ
làm giảm số thu ròng còn lại của Chính phủ. Một hệ thống thuế tốt cần phải
có chi phí quản lý thuế thấp và chi phí chấp hành thấp. Nếu những chi phí
này chiếm một phần lớn trong số thuế thu được, hệ thống thuế này cần phải
được cơ cấu lại.


1.4.2. Tính linh hoạt và độ tăng trưởng của nguồn thu
Tính linh hoạt của hệ thống thuế là đưa ra chỉ đònh rằng thiết kế hệ thống thuế
như thế nào để tạo nguồn thu ổn đònh trong dài hạn. Hay nói khác đi, hệ thống thuế
có tính linh hoạt là gia tăng nguồn thu tương xứng với mức gia tăng của GDP (hay
cao hơn mức tăng trưởng GDP) nhằm đảm bảo việc chi tiêu của Nhà nước.
Nếu như việc đảm bảo số thuế thu được có ý nghóa rất quan trọng trong việc tài
trợ cho các nhu cầu của Chính phủ thì tính ổn đònh của số thuế thu được theo thời
gian cũng là thiết yếu trong việc duy trì tính liên tục trong các chính sách ngân sách
của Chính phủ. Nếu như số thuế thu được không ổn đònh và biến động theo thời
gian thì nó sẽ ảnh hưởng nguy hại đến các chương trình của Chính phủ. Hơn nữa,
tính bất ổn đònh của số thuế thu được sẽ khiến cho các chương trình phát triển mới
không được thực hiện tốt, dẫn đến tình trạng trì hoãn và tăng chi phí, hoặc chương
trình bò bãi bỏ.
Để ước tính mức thay đổi về số thu thuế khi GDP thay đổi, người ta thường dùng
khái niệm độ nổi và độ co dãn.
1.4.2.1. Độ nổi của thuế
Độ nổi của thuế là tỷ số giữa thay đổi phần trăm về số thu thuế (bao gồm các
thay đổi trong việc thu thuế do có các thay đổi về căn cứ tính thuế hoặc thuế suất,

hoặc thay đổi cả hai) với phần trăm trong GDP.
Độ nổi của thuế = %ΔT
%Δ Y

trong đó
%ΔT =

T1 –T0
T0



%ΔY =

Y1 –Y0
Y0

Với T0, T1 lần lượt là số thuế thu được trong năm 0, năm 1. Y0, Y1 lần lượt là
GDP trong năm 0, năm 1.
Như vậy, độ nổi của thuế bò ảnh hưởng bởi các khoản miễn giảm thuế được nêu
trong căn cứ tính thuế. Nếu căn cứ tính thuế bò xói mòn do các khoản miễn giảm
thuế thì số thuế thu được sẽ không tăng theo tỷ lệ với mức gia tăng GDP. Sự xói
mòn căn cứ tính thuế này có thể tìm thấy trong trường hợp thuế thu nhập ở nhiều
nước. Nhằm khuyến khích một số hoạt động nào đó, một số Chính phủ chấp nhận
các khoản miễn giảm thuế khiến cho căn cứ tính thuế bò thay đổi và do vậy làm
giảm độ nổi của thuế hay nói khác đi, nếu Chính phủ cải tiến cơ cấu của hệ thống
thuế thì theo thời gian, độ nổi của thuế sẽ tăng lên.


1.4.2.2. Độ co dãn của thuế

Độ co dãn của thuế là tỷ số giữa thay đổi phần trăm về số thu thuế (nếu không
có thay đổi trong chính sách liên quan về thuế suất hoặc căn cứ tính thuế) với thay
đổi phần trăm về GDP. Tác động của một thay đổi về thuế suất hoặc thay đổi về
căn cứ tính thuế cần phải được tách riêng ra khi tính độ co dãn của thuế. Độ co dãn
của thuế là một số độ nhạy cảm của một cơ cấu thuế đối với các thay đổi trong thu
nhập. Vì cần phải tách rời các tác động đến số thu do các thay đổi trong thuế suất
và căn cứ tính thuế ra khỏi các tác động đến số thu do những thay đổi trong thu
nhập, việc tính độ co dãn của thuế khó khăn hơn nhiều so với việc tính độ nổi của
thuế.
1
Độ co dãn của thuế = %ΔT
%Δ Y

trong đó %ΔT1 là thay đổi phần trăm về số thu thuế nếu không có các thay đổi
trong chính sách liên quan thuế suất hoặc căn cứ tính thuế. %ΔY là thay đổi phần
trăm trong GDP.
Nếu độ co dãn của thuế thấp, số thu thuế sẽ không tăng khi thu nhập hay GDP
tăng. Điều này cho thấy rằng cơ cấu của hệ thống thuế cần được thiết kế lại và các
căn cứ tính thuế cần được xác đònh kỹ càng.
Ngoài các yếu tố trên, khi xem xét đến tính linh hoạt của hệ thống thuế, cần
phải quan tâm tính toán đến yếu tố thời gian : nhòp độ thực hiện những thay đổi
trong luật thuế (khi đã được ban hành) và độ trễ trong việc thu thuế. Nếu những
giao động trong nền kinh tế diễn ra nhanh thì độ trễ có thể làm giảm hiệu lực (xem
đồ thò 1). Phần A của Đồ thò 1 chỉ ra sự dao động của GDP theo thời gian trong một
nền kinh tế lý tưởng. Phần B chỉ ra những dao động của số thu từ thuế theo thời
gian nếu không có độ trễ trong việc thu thuế. Trong trường hợp này, việc thu thuế
thấp trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nghóa rằng người tiêu dùng phải chi tiêu
nhiều hơn, và việc chi tiêu nhiều hơn đó sẽ là sự kích thích quan trọng cho nền kinh
tế. Trong trường hợp việc thu thuế có độ trễ như trong phần C của Đồ thò 1, thu
nhập của Chính phủ đạt đến cao điểm (ví dụ điểm E) khi GDP đã giảm xuống,

Chính phủ cần phải tạo ra kích thích cho nền kinh tế chính là ở điểm này để đẩy
nền kinh tế đi lên. Thật vậy, việc thu thuế đạt cao điểm có nghóa là thuế có tác
động giảm dần. Trường hợp ngược lại xảy ra khi nền kinh tế thoát khỏi tình trạng
suy thoái, ví dụ ở điểm E’. Có thể Chính phủ muốn kìm hãm nền kinh tế lại để nền
kinh tế không bò cuốn vào vòng xoáy lạm phát. Thay vào đó, vì thu thuế phụ thuộc
vào thu nhập của năm trước, lúc đó thu nhập còn rất thấp cho nên thu thuế cũng sẽ
thấp hơn và do đó chi tiêu của người tiêu dùng được kích thích bởi thuế thấp hơn.


ĐỒ THỊ 1: ỔN ĐỊNH
GDP
GDP
A

Thời gian
Thuế
Thu
thuế

B

Thời gian
Thuế
C

Thu thuế
(có độ trễ)

E


E’

Thời gian


1.4.3. Tính công bằng
Hầu hết những phê phán về hệ thống thuế đều bắt đầu bằng sự không công
bằng. Tuy nhiên, rất khó xác đònh một cách chính xác xem thế nào là công bằng và
thế nào là không công bằng. Có hai quan điểm khác nhau về sự công bằng : công
bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Theo đó, công bằng theo
chiều ngang nếu các cá nhân như nhau về mọi mặt sẽ được đối xử ngang bằng
nhau. Còn công bằng theo chiều dọc được hiểu là nếu một số người có khả năng
nộp thuế cao hơn những người khác thì họ phải nộp thuế cao hơn. Tuy nhiên, trên
thực tế, vẫn còn có những tranh cãi xung quanh việc xác đònh thế nào là hai cá
nhân như nhau về mọi mặt và đối xử hai người như thế nào thì được gọi là ngang
bằng nhau. Vả lại, việc đưa ra nguyên tắc xác đònh ai là người có khả năng nộp
thuế cao hơn cũng không phải là dễ dàng. Và ngay cả khi đã thống nhất nguyên tắc
áp dụng thì vẫn còn có những tranh luận về cách thức đo lường khả năng nộp, điều
kiện kinh tế tốt hoặc lợi ích họ nhận được. Do đó, nguyên tắc này vẫn mang một
tính tương đối nhất đònh.
1.5. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
1.5.1. Thuế tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước:
Đây là vai trò cơ bản nhất của thuế. Trong nền kinh tế thò trường vai trò này
càng được nổi bật bởi hệ thống thuế gần như bao quát tất cả các hoạt động kinh
doanh, các nguồn thu nhập trong xã hội. Và do đặc điểm riêng của thuế, nó đã trở
thành nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước. Điều này được chứng minh qua:
“Khảo sát của The World Bank tại 85 nước trên thế giới, vào năm 1990 có đến 60
quốc gia mà khoản thu thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt ở
các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng này đạt rất lớn Đức 92,7%, Mỹ 95%,
Pháp 95,3%, Nhật 95,4%”. Riêng ở nước ta tỷ lệ này được thể hiện như sau:

Bảng 1:Tổng số thu về thuế trong tổng thu ngân sách
1997
1998
1999
2000
NĂM
Việt Nam
81,2%
80,8%
83,3%
83,22%
Nguồn: Vietnam Statistical Appended and Backgroup Notes, IMF Staff Country
Report No 00/116.
Với những số liệu như trên, đã chứng minh được vò trí hàng đầu của thuế trong
tổng thu ngân sách nhà nước.
Tóm lại, tạo nguồn thu cho ngân sách là chức năng vốn có của thuế. Tuy nhiên
phát huy tốt chức năng này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ tăng trưởng kinh
tế, bởi chính sự tăng trưởng kinh tế là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế, nhà nước


không vì nhu cầu cấp bách của mình để tăng thu mà bỏ qua yêu cầu thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của thuế. Mặt khác khi thu thuế nhà nước phải tính đến nguyên tắc:
“Thuế phải có tác dụng nuôi dưỡng thuế, tránh gây ra tình trạng thuế giết thuế (tức
lạm thu thuế)”.
1.5.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vó mô của nền kinh tế
Thuế có vò trí quan trọng trong việc quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát
triển sản xuất. Ngoài ra nó cũng chính là yếu tố trực tiếp nhất, cơ bản nhất tác
động đến lợi ích của toàn dân. Nhận thức rõ vấn đề này, nhà nước đã sử dụng triệt
để công cụ thuế để quản lý và điều tiết vó mô nền kinh tế. (xem Sơ đồ 1)
Khi năng lực sản xuất của xã hội đạt đến đỉnh cao, nền kinh tế đang ở giai đọan

cực thònh, nhà nước có thể tăng thuế nhằm điều chỉnh thu nhập, đầu tư, cung cầu
giá cả để nền kinh tế phát triển lành mạnh. Mặt khác, tăng thu để nghiêng phần
thu nhập nhiều hơn về mình, tạo ra nguồn vật chất dự trữ an toàn, đề phòng khi nền
kinh tế bò suy thoái. Trái lại, khi làm kinh tế suy yếu, nhà nước có thể dùng chính
sách thuế mở rộng và qua đó sẽ kích thích tiêu dùng, tăng cao tổng cầu, kích thích
sản xuất từng bước ổn đònh phục hồi nền kinh tế. Cụ thể hơn, để tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho ngành này, mở rộng sản xuất cho ngành khác, mở đường cho một
vùng kinh tế mới phát triển hay hạn chế các ngành xét thấy không cần thiết. Nhà
nước sẽ sử dụng mức thuế thấp, chính sách thuế ưu đãi, miễn giảm, đồng thời sử
dụng ngay nguồn thu từ thuế để đầu tư trực tiếp cho ngành đó, vùng kinh tế đó; sử
dụng mức thuế cao để hạn chế sự xâm nhập của ngành đó vào thò trường.
Tóm lại, thuế có vai trò quan trọng trong việc kích thích phát triển kinh tế, góp
phần hướng dẫn khuyến khích hợp tác đầu tư với nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động
xuất nhập khẩu đồng thời với việc sản xuất nội đòa.
1.5.3. Thuế với vai trò điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
Trong nền kinh tế thò trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thò
trường tự điều chỉnh thì việc phân phối của cải và thu nhập của các thành viên
trong xã hội sẽ dễ dàng tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu lên
và số còn lại thì không đạt được sự tiến bộ nào đáng kể, mà mọi nguồn gốc của
mọi bất bình đẳng trong xã hội lại xuất phát từ đây, do vậy nếu không chia xẻ
thành quả phát triển chung cho mọi người thì rõ ràng thiếu công bằng, dễ dẫn đến
sự bất ổn trong xã hội và xung đột giai cấp. Vì thế một lần nữa nhà nước lại phải sử
dụng công cụ thuế để giải quyết những bất ổn nêu trên. Ở đây thuế sẽ gián tiếp
hay trực tiếp điều tiết thu nhập thông qua hai biện pháp :


Sơ đồ 1 : Sơ đồ chu chuyển kinh tế
GDPmp
S


C+I+G

GDPfc = C+I+G-NTi
C

S

G

H

Sub

G

Sub
NDPfc - NTd

Trong đó :
H : Thu nhập hộ gia đình
S : Tiết kiệm của hộ gia đình
C : Chi tiêu của hộ gia đình
I : Đầu tư của khu vực tư nhân
G : Chi tiêu của Chính phủ
Ti : Thuế gián thu
GDPmp : GDP theo giá thò trường
GDPfc : GDP theo chi phí sản xuất


Ti


F

Sub
NDPfc = F - D

Sub : Trợ giá
Nti= Ti-Sub : Thuế gián thu ròng
F : Thu nhập trước thuế của doanh
nghiệp
D : Khấu hao
NDPfc : Sản phẩm quốc nội ròng
Td : Thuế trực thu
NTd = Td-Tr : Thuế trực thu ròng

Qua tác động của thuế gián thu : Với việc áp dụng thuế suất cao vào những
hàng hóa, dòch vụ cao cấp như thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu, thuốc lá,
thuế nhập khẩu cao đối với xe ô tô sẽ giúp nhà nước điều tiết thu nhập của
các tổ chức, cá nhân có thu nhập cao. Qua đó sẽ giảm bớt sự chênh lệch về
thu nhập xã hội.




Qua tác động của thuế trực thu : Ở đây thuế được xây dựng trên quan điểm
khả năng nộp thuế. Trong đó người có thu nhập cao chòu mức thuế cao (mức
thuế này dựa trên nguyên tắc luỹ tiến theo mức thu nhập (xem phụ lục 1).

Mặt khác, thuế còn thể hiện sự công bằng ở quá trình chi tiêu của Chính phủ
thông qua các công trình phúc lợi công cộng như y tế, cầu đường và phát triển toàn

xã hội nhằm chuyển dòch một số lớn thu nhập từ người giàu sang người nghèo, từ
thành thò tới nông thôn. Qua các dẫn chứng nêu trên chúng ta có thể khẳng đònh
thuế đã góp phần tích cực trong việc điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội
1.6. VAI TRÒ CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO TRONG NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
1.6.1. Vai trò của thuế giá trò gia tăng
Thuế giá trò gia tăng là một loại thuế gián thu có nguồn gốc từ Pháp, do kết quả
của một quá trình khá lâu dài nhằm vào việc hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng
đơn giản hoá cơ cấu thuế của nước này. Với những ưu điểm vượt trội so với các
loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng, thuế giá trò gia tăng đã dần được áp dụng
rộng khắp các nước thuộc Liên minh Châu âu, Đông Âu, Châu Á, .v.v. Tính đến
hiện nay, đã có hơn 100 quốc gia trên thế giới áp dụng sắc thuế này. Ở Việt Nam,
luật thuế giá trò gia tăng được triển khai áp dụng từ 01/01/1999 thay cho luật thuế
doanh thu trước đây.
Về mặt lý thuyết, có thể thấy rằng thuế giá trò gia tăng có một số ưu điểm nổi
bật sau:
• Thuế giá trò gia tăng mang tính trung lập đối với nghiệp vụ chuyển dòch
sản phẩm và dòch vụ thông qua việc xóa bỏ được vấn đề thuế đánh chồng
lên thuế.
• Thuế giá trò gia tăng ít mang lại phản ứng nặng nề về phía người chòu
thuế lẫn người nộp thuế bởi lẽ đánh thuế theo phương pháp này, dưới
hình thức một loại thuế gián thu mà người nộp thuế không phải là người
chòu thuế được tổng kết là một cách đánh thuế khôn ngoan, tiện lợi.
• Thuế giá trò gia tăng dễ hành thu vì gánh nặng của thuế được chuyển qua
từng công đoạn để cuối cùng quy vào người tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa,
hệ thống thuế giá trò gia tăng yêu cầu, nếu muốn được khấu trừ thuế của



các công đoạn trước cần thiết phải ghi nhận khoản thuế giá trò gia tăng
trên hoá đơn bán hàng và ghi riêng, rõ ràng.
• Thuế giá trò gia tăng là sự đơn giản trong công tác quản lý thu thuế. Hệ
thống thuế được vận hành một cách tự động, cơ quan thuế không tham
gia tính thuế mà chỉ thực hiện công việc kiểm tra sổ sách kế toán của
doanh nghiệp về sau.
Mặt khác, do thuế giá trò gia tăng là sắc thuế đánh vào tiêu dùng hay nói khác đi
đây là loại thuế đánh trên số tiêu thụ cuối cùng, đặt trên cơ sở sự bù trừ ở biên giới
theo nguyên tắc đáo xứ (destination principle) cho nên mọi hàng hoá tiêu dùng
trong nền kinh tế đều phải chòu một hoặc một số thuế suất như nhau chứ không
phải dựa trên nguyên tắc nguyên xứ (original priciple). Chính nguyên tắc này của
thuế giá trò gia tăng đã “biến” sắc thuế này trở thành một sắc thuế có diện thu
rộng, do đó sắc thuế này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo số thu
cho ngân sách nhà nước. Nói cách khác, mục tiêu và vai trò của thuế giá trò gia
tăng chính là việc tạo số thu cho ngân sách, số thu này phải đảm bảo là số thu lớn,
số thu ổn đònh (vững chắc) và số thu kòp thời. Điều này cũng có nghóa là, chính
sách xã hội và kích thích sản xuất không phải là mục tiêu chính của thuế giá trò gia
tăng.
1.6.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn gọi là thuế thu nhập công ty, là một loại
trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập
của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dòch vụ.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được ban hành ngày 10/05/1997
và có hiệu lực từ 01/01/1999 thay cho luật thuế lợi tức trước đây. Việc ban hành
luật thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm đảm bảo bao quát và điều tiết được tất cả
các khoản thu nhập đã và đang sẽ phát sinh của các cơ sở kinh doanh hoạt động
trong nền kinh tế.
Do bản chất của thuế thu nhập đánh trên thu nhập của cơ sở kinh doanh nên nó
gây tác động trực tiếp đến phần thu nhập còn lại mà nhà đầu tư được giữ lại. Việc
tăng hay giảm mức thuế thu nhập điều tiết vào ngân sách nhà nước sẽ có tác động

lớn đến việc giảm hay tăng khả năng tích luỹ, đầu tư của nhà đầu tư. Vì lẽ đó,
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp mang mục tiêu
và vai trò chính là kích thích đầu tư và đến lượt mình, khi đầu tư được mở rộng và
tăng cao, đem lại hiệu quả rõ rệt thì chính nó lại quay trở lại làm gia tăng số thu từ
thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong những năm trước mắt, khi nhu cầu vốn đầu tư
cho nền kinh tế đang là vấn đề nóng bỏng, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế chưa cao, theo chúng tôi, thuế thu nhập doanh nghiệp nên nhắm


đến mục tiêu chủ yếu là kích thích đầu tư hơn là việc tạo số thu cao cho ngân sách
nhà nước. Về lâu dài, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển ở mức độ cao và ổn
đònh, ngoài vai trò kích thích đầu tư như hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
đảm đương thêm vai trò tạo số thu lớn cho ngân sách nhà nước.
1.6.3. Vai trò của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Ở VIỆT
NAM HAY CÒN ĐƯC GỌI DƯỚI TÊN THÔNG DỤNG HƠN LÀ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN Ở CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI THƯỜNG
ĐƯC ĐÁNH VÀO CÁ NHÂN HOẶC ĐƠN VỊ GIA ĐÌNH TRÊN CĂN BẢN
THU NHẬP MÀ HỌ NHẬN ĐƯC. LOẠI THUẾ NÀY THƯỜNG ĐƯC XẾP
VÀO LOẠI THUẾ TRỰC THU VÌ GÁNH NẶNG CỦA NÓ DO CÁC CÁ
NHÂN PHẢI NỘP THUẾ CHỊU.
Ở Việt Nam, thuế thu nhập được gọi dưới tên “thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao” để nói lên chủ đích hướng nhiều đến mục tiêu công bằng hơn là các
mục tiêu kinh tế khác. Thực tiễn ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, số thu từ
thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong
tổng thu từ thuế nói chung và nếu so với thuế giá trò gia tăng thì chỉ chiếm khoảng
10% (theo báo cáo của Tổng Cục thuế, năm 2000 tổng thu từ thuế giá trò gia tăng
vào khoảng 18.000 tỷ đồng trong khi đó thu từ thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao chỉ hơn 1.700 tỷ đồng).
Trong những năm trước mắt, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (hay là

thuế thu nhập cá nhân trong tương lai gần) của Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò
góp phần điều hoà thu nhập xã hội, tạo sự công bằng nhất đònh hơn là nhắm đến
mục tiêu tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích sản xuất, tạo số thu lớn cho ngân
sách nhà nước.
Tuy có những vai trò quan trọng như trên nhưng thuế giá trò gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của Việt Nam
hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng của nó và
tìm ra một số biện pháp hoàn thiện là điều cần thiết.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG
Thực hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghò Quyết Đại hội lần thứ VI của
Đảng, chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa
có nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước
theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, Việt Nam đã tiến hành cải cách hệ thống tài
chính, trong đó cải cách thuế được đặc biệt chú ý.
Từ năm 1987, Việt Nam đã tiến hành cải cách khá toàn diện và hiện đại hoá hệ
thống thuế. Theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp vào thời điểm ấy, Nhà
nước quy đònh giá cả của các loại hàng hoá và dòch vụ của phần lớn các xí nghiệp
sao cho các xí nghiệp có được giá trò thặng dư lớn để nộp vào ngân sách nhà nước
và vì vậy việc quản lý hệ thống thuế nhằm phần lớn vào việc phục vụ nền kinh tế
kế hoạch hoá một cách thụ động. Cho đến tận cuối năm 1987, 4/5 tổng thu ngân
sách từ thuế tức là tương đương khoảng 2/3 tổng thu ngân sách là số thu từ các xí
nghiệp quốc doanh. (xem bảng 2)
Kể từ khi đổi mới, đặc biệt từ năm 1989, các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh
tranh với nhau, cạnh tranh với hàng nhập khẩu và với các đơn vò sản xuất tư nhân

do vậy lợi nhuận bò cắt giảm đáng kể. Và vì vậy, cách thức quản lý thuế như trước
đó đã không còn thích hợp.
Năm 1990, Quốc Hội đã thông qua các Luật thuế quan trọng làm thay đổi khá
toàn diện “bộ mặt” của hệ thống thuế với sự xuất hiện những thành tố cơ bản của
một hệ thống thuế hiện đại.


Bảng 2 : Chi tiết nguồn thu ngân sách

Đơn vò : Tỷ đồng
1987 1988 1989 1990 1991
1992
1993
1994
379,3 1.740 3.899 6.153 10.353 18.970 28.660 37.700
26,8
179
556
835 1.080 2.440 3.600 3.200
14,6
82
215
508
622 2.050 1.920 2.000

Tổng thu
1 Phí, thu xổ số
2. Thu ngoài thuế
gồm cả khấu hao
3. Thu thuế

337,9 1.479 3.128 4.810 8.381 13.910 23.140 32.500
- Thu từ dầu mỏ
280
850 1.700 3.850 5.150 5.900
- Thu ngoài dầu 337,9 1.479 2.818 3.960 6.681 10.060 17.990 26.600
mỏ
Nguồn : Tổng hợp các nguồn từ Bộ Tài Chính, Niên giám thống kê 1992, Ngân hàng
Thế giới.
Tính theo giá cố đònh, kể từ năm 1991 đến năm 1993, mức chi ngân sách của
Chính phủ đã tăng lên gấp đôi đồng thời thu ngân sách cũng tăng tới 80% [1,2].
Những yếu tố cơ bản của một hệ thống thuế hiện đại được triển khai tại Việt Nam
đã giúp cho nền kinh tế không còn bò phụ thuộc quá mức vào nguồn thu từ khu vực
quốc doanh như trước đây. Tính đến năm 1995, hệ thống thuế nói chung đã rất
thành công trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước mặc dù vẫn bò
nhiều tác động sai lệnh và chi phí quản lý cao. Nguồn thu từ thuế gia tăng một cách
đáng kể, hơn gấp hai lần nếu tính từ năm 1991, đạt 5,1% GDP và đến năm 1996
đạt 11,4% GDP.
Mặc dù có những thay đổi như vậy nhưng nhìn chung hệ thống tài chính công nói
chung và hệ thống thuế nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề không kém phần
nghiêm trọng. Tỷ lệ tăng trưởng nguồn thu từ thuế đã bắt đầu chựng lại trong năm
1996 và tiếp tục giảm trong hai năm 1997 và 1998. Nói cách khác, hệ thống thuế
đến thời điểm cuối năm 1998 vẫn chưa thể đáp ứng được sự đòi hỏi cần có để
“theo kòp” sự chuyển biến, thay đổi và phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời
kỳ mới. Hầu hết các chuẩn mực linh hoạt, ổn đònh, hiệu quả và công bằng chưa
được thể hiện hoặc thể hiện chưa rõ ràng trong hệ thống thuế.
Để khắc phục những nhược điểm của từng sắc thuế nói riêng và của cả hệ thống
thuế nói chung, từ những năm 1994-1996 Bộ Tài Chính và các cơ quan hữu quan đã
thực hiện hàng loạt các nghiên cứu, đề xuất đònh hướng cho việc cải cách. Đến
năm 1997, Quốc Hội đã lần lượt thông qua những luật thuế quan trọng để thay thế
cho các luật thuế cũ và cùng với các sắc thuế vẫn đang còn hiệu lực khác hình

thành nên hệ thống thuế mới có bao gồm các sắc thuế sau :
• Luật thuế Giá trò gia tăng, có hiệu lực kể từ 01/01/1999, thay cho Luật
thuế Doanh thu trước đây.


×