Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong nhập khẩu sắt thép tại công ty kinh doanh sắt thép trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN THÚY LIÊN

LUẬNVĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2001


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
KINH DOANH NHẬP KHẨU SẮT THÉP . . . . . ……………….
1.1

1

Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro . .. .. . ……………………………………………....1

1.1.1 Khái niệm về rủi ro ……………………………………………………………………………….…………………… 1
1.1.2 Các loại rủi ro ………………………………………………………………………………………………………...

1

1.1.3 Phương pháp nhận dạng, phân tích, kiểm soát phòng ngừa rủi ro…...
1.1.3.1 Phương pháp nhận dạng rủi ro ………………………………. ………………………………………. 2
1.1.3.2 Phân tích rủi ro …………………………………………………………………………………………………..



3

1.1.3.3 Đo lường rủi ro ……………………………………………………………………………………………..……

3

1.1.3.4 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro ……………………………………………………………………….

4

1.2 Những rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép …………..……..………….

6

1.2.1 Khái quát thò trường thép thế giới ……………………………………………………………………. 6
1.2.2 Tình hình nhập khẩu thép tại Việt Nam …………………………………………………………

8

1.2.3 Các rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép ……………………………………..

10

1.2.3.1 Rủi ro về chính trò ………………………………………… ……………………………………………….

10

1.2.3.2 Rủi ro về kinh tế ………………………………………….. ………………………………………………. 11
1.2.3.3 Rủi ro về văn hóa ……………………………………………………………………………………..……


11

1.2.3.4 Rủi ro về tài chính ………………………………………... …………………………………………….

11

1.2.3.5 Rủi ro do thiên tai ………………………………………... ………………………………………………

12

1.2.3.6 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng …………………………………………… . 12
1.2.4 Kinh nghiệm phòng chống rủi ro của một số quốc gia trên thế giới
trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép ……………………………... ……………………………….. 13
Nhận xét cuối chương I …………………………………….……………….. …………………………………..
1

14


CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHỮNG RỦI RO TRONG NHẬP
KHẨU SẮT THÉP TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH SẮTTHÉP TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM ………..……………………………………………………………………………………………. 15
2.1 Giới thiệu tổng quan các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh sắt
thép trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh .…………………………………....

15

2.2 Phân tích những rủi ro trong nhập khẩu sắt thép tại các doanh
nghiệp kinh doanh sắt thép trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh ..….. ……….. 20

2.2.1 Rủi ro trong khâu thu thập xử lý thông tin, lựa chọn đối tác ……………....

20

2.2.2 Đàm phán, ký kết hợp đồng ……………………………………………………………………..……….. 23
2.2.2.1 Rủi ro trong đàm phán …………………………………. ………………………………………………..

24

2.2.2.2 Rủi ro trong soạn thảo ký kết hợp đồng ………………………………………………………. 26
2.2.3 Rủi ro trong khâu tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu sắt thép ………30
2.2.3.1 Rủi ro trong thanh toán ...…………………………….………………………………………..……….

30

2.2.3.2 Rủi ro trong giao nhận hàng ...………………….…………………………………………………….

32

2.2.3.3 Rủi ro trong giám đònh hàng hóa .. …………………………………………………………………

35

2.2.3.4 Rủi ro trong bảo hiểm hàng ..……………………………………………………………….………...

37

2.2.4 Rủi ro về chính trò …………………………………………………………………………….……………….…...

40


2.2.5 Rủi ro về kinh tế ..………………………………………………………………………………………………….

41

2.2.5.1 Lạm phát và khủng hoảng kinh tế ………………………………………………..…..….…

41

2.2.5.2 Tỷ giá hối đối …………………………………………………………………………………………………..

42

2.2.6 Rủi ro về giá cả ...………………………………………………. ……………………………………………….

43

2.2.7 Rủi ro về luật pháp ..…………………………………………………………………………………….……

45

2.3 Đánh giá ...……………………………………………………………………………………………………………….…

47

Nhận xét cuối chương II …………………………………….…………………………………………………..…

50

2



CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ PHÒNG NGỪA RỦI
RO TRONG KINH DOANH NHẬP KHẨU SẮT THÉP TẠI CÁC
CÔNG TY KINH DOANH NHẬP KHẨU SẮT THÉP TÂN ĐỊA BÀN
TP.HCM ………………………..…………………………………………………………………………………….………….

51

3.1 Những giải pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép . 51
3.1.1 Giải pháp “hạn chế rủi ro trong khâu đàm phán ký kết hợp đồng”
thông qua việc “thu thập thông tin, lựa chọn khách hàng nhanh chóng hính xác.
Đàm phán và ký kết hợp đồng chặt chẽ. Bảo đảm hợp ồng hợp lệ, phối hợp kòp
thời các khầu trong giao nhận hàng” .….… …………………………………………………………………. 51
3.1.1.1 Nội dung của giải pháp …...……………………………………………………………………..….…

51

3.1.1.2 Điều kiện thực hiện ……………………………………………………………………………………..…….

52

3.1.1.3 Dự kiến hiệu quả mang từ giải pháp ……………………….…… …………………………….. 54
3.1.2 Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế thông qua việc
“nắm vững nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giảm tối đa các tình uống và chi
phíkhông có lợi trong khâu thanh toán” ….……………………………………………………………...

56

3.1.2.1 Nội dung giải pháp ..………………………………………….... …………………………………………… 56

3.1.2.2 Hiệu quả dự kiến mang lại từ giải pháp ………………………………………………….

57

3.1.3 Giải pháp “hạn chế rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu”
thông qua việc “lựa chọn các cơ quan Bảo hiểm, giám đònh có uy tín,
thực hiện tốt các qui trình bảo hiểm và giám đònh” …..……………

………………………. 58

33.1.3.1 Nội dung của giải pháp ………………………………………………………………………….…..

58

.1.3.2 Hiệu quả dự kiến mang lại từ giải pháp ……...…………………………………………..

61

3.1.4 Giải pháp hạn chế rủi ro về tỷ giá hối đoái thông qua việc“nắm vững
thông tin về thò trường ngoại tệ, kết hợp xuất khẩu,sử dụng các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối để phòng chốngrủi ro về tỷ giá hối đoái” ……………………….……… 62
3.1.5 Giải pháp hạn chế rủi ro về giá cả thông qua việc “nắm vững biến
động thò trường sắt thép, sử dụng các biện pháp bảo toàn vốn” ………………………. 62
3


3.1.5.1 Nội dung giải pháp ..…………………………………………………………………………….………..

65


3.1.5.2 Hiệu quả dự kiến mang lại từ giải pháp …..…………………………………..……….

66

3.1.6 Giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép
thông qua việc “đào tạo đội ngũ cán bộ mẫu cán, có tinh thần trách nhiệm, giỏi
ngoại ngữ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ”
3.2 Kiến nghò ……….……………………………………………………………………………………………………………

69

3.2.1 Một số kiến nghò đối với nhà nước ……………………………. ………………………………..

69

3.2.2 Một số kiến nghò đối với công ty ………………….………………………………………………..

70

Nhận xét cuối chương III …………………………………………………………………………………………….

70

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Các nhà khoa học thường ví von gọi thép là “lương thực” của ngành công
nghiệp . Qủa vậy thép cực kỳ quan trọng, không có thép thì không có ngành
công nghiệp, ảnh hưởng lớn tới các ngành sản xuất, xây dựng, giao thông vv.....
Sản phẩm thép được sử dụng phục vụ hầu khắp mọi lónh vực cuộc sống. Tầm
quan trọng của thép không ai có thể phủ nhận, không những để phục vụ những
nhu cầu cần thiết của cuộc sống, mà còn đểâ đưa đất nước Việt nam vượt qua sự
kém phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành công nghiệp thép Việt Nam đã có một qúa trình phát triển lâu dài,
từ lúc tiếp quản những thiết bò cũ kỹ của thực dân Pháp, đến thời kỳ mở cửa hiện
nay, đã tiếp thu được một số thành tựu trên thế giới, các liên doanh, các nhà máy
thép ra đời, công nghệ sản xuất thép đã khá tiên tiến, hiện đại, nhưng so với thế
giới vẫn còn chưa đáng kể và sức sản xuất chỉ đáp ứng một phần nào của nhu
cầu trong nước, đặc biệt là còn loại thép trong nước chưa sản xuất được cho nên
là vẫn cần phải nhập khẩu sắt thép. Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi
cho mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất này, cho phép nhập khẩu các
loại thép đặc biệt để phục vụ nhu cầu trong nước. Hàng năm lượng nhập khẩu
sắt thép rất lớn, trung bình mỗi năm hàng triệu tấn (năm 1999 nhập khẩu
2.266.000 tấn, năm 2000 ước thực hiện 2.500.000 tấn)1 . Lónh vực nhập khẩu sắt
thép trở nên rất quan trọng, không những Nhà nước quan tâm mà tất cả các
doanh nghiệp khác đều quan tâm hay nói cách khác là rất nhiều công ty đã đổ
xô vào kinh doanh mặt hàng đặc biệt này, trong đó có công ty chúng tôi, Công ty
Điện Máy Thành Phố Hồ Chí Minh (TODIMAX HCMC), là một doanh nghiệp

5


nhà nước, doanh số hàng trăm tỷ đồng mỗi năm thế nhưng càng làm càng thấy
phát sinh ra rất nhiều rủi ro, trong khi số lượng thép công ty nhập khẩu ngày

càng tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong doanh số hàng năm của công ty, do đó, các rủi
ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
qủa kinh doanh của công ty mà còn có thể ảnh hưởng tới tính chất sống còn của
công ty. Việc nghiên cứu đề ra các biện pháp phòng chống rủi ro trong lónh vực
này là một vấn đề bức xúc bao lâu nay. Không những cần trong thực tế mà cần
cho cả lónh vực nghiên cứu, cần đối với các nhà nghiên cứu cũng như đối với
lãnh đạo các doanh nghiệp đều thấy rất bức xúc về vấn đề này. Nghiên cứu vấn
đề này sẽ có lợi cho tất cả các công ty kinh doanh nhập khẩu sắt thép nói chung
và cho công ty của tác giả nói riêng. Chính vì những lý do như trên, tôi đã quyết
đònh chọn đề tài “Những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong nhập khẩu sắt thép
tại các công ty kinh doanh sắt thép trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh “ để làm
luận văn tốt nghiệp cao học.
2) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Từ những lý do trên chúng tôi đã để nhiều công sức tập trung đi sâu
nghiên cứu lónh vực này và hoàn thành đề tài này với những mục đích sau :
- Tiếp cận những lý luận mới về quản trò rủi ro, đặc biệt là những rủi ro
trong kinh doanh nhập khẩu.
- Phân tích một cách hệ thống các rủi ro trong nhập khẩu sắt thép tại
TODIMAX HCMC, nói riêng, tại các công ty nhập khẩu sắt thép trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, nói chung.
- Đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu
sắt thép.
3) PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Vì việc nghiên cứu về rủi ro là một vấn đề rất lớn và dù có giới hạn riêng
cho mặt hàng sắt thép thì cũng còn là vấn đề rất rộng, chính vì vậy mà trong một
6


thời gian hạn chế, tôi xin tập trung giới hạn vấn đề chỉ nghiên cứu những rủi ro
xảy ra trong vòng 10 năm trở lại đây và chủ yếu tập trung vào những đơn vò

nhập khẩu sắt thép lớn trên đòa bàn Tp. HCM hoặc là có chi nhánh hay văn
phòng đại diện đóng tại Tp. HCM. Trong đó điển hình là tôi chọn Vinametal,
TODIMAX HCMC và công ty Cẩm Nguyên, ngoài ra khảo sát thêm tình hình
của 46 doanh nghiệp cùng hoạt động trong lónh vực này.
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Cho đến bây giờ, ở các nước có nền kinh tế thò trường việc nghiên cứu rủi
ro được hết sức quan tâm nhưng ở những nước mới chuyển sang nền kinh tế thò
trường như Việt Nam thì việc nghiên cứu về rủi ro chưa được quan tâm thích
đáng, mới chỉ được người ta quan tâm gần đây nên chính vì vậy khi thực hiện đề
tài này chúng tôi đã phải dày công sưu tập các tài liệu từ những tài liệu trong và
ngoài nước, những tài liệu thực tế và đặc biệt là có những tài không thể lấy ở
đâu được mà chúng tôi phải tự đi điều tra thu thập số liệu dưới những dạng số
liệu sơ cấp. Với những số liệu đó tôi xin sử dụng những phương pháp sau đây để
thực hiện đề tài : phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, thống
kê, tổng hợp và điều rất đặc biệt là chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra,
phương pháp chuyên gia, tức là phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia trong và
ngoài ngành. Ngoài ra còn sử dụng một số phần mềm ví dụ như phần mềm
Winword, Excel để xử lý những thông tin mà chúng tôi đã điều tra được.
5) NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN :
Như trên đã trình bày việc nghiên cứu về quản trò rủi ro ở Việt Nam trong
thời gian quá khứ là rất yếu, gần đây đã bắt đầu có nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm lónh vực này nhưng riêng trong lónh vực kinh doanh nhập khẩu sắt thép thì
chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này cả, chưa có một hội nghò
nào tổng kết về vấn đề này, chính vì vậy mà khi thực hiện đề tài này chúng tôi

7


cho rằng chúng tôi đã có được một số đóng góp mới sau đây cho lý luận khoa
học cũng như thực tiễn cụ thể, những đóng góp mới đó là :

. Luận văn đã rút ra được những bài học về rủi ro trong kinh doanh nhập
khẩu sắt thép tại các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là tại các doanh nghiệp tại
Tp. HCM.
. Luận văn đã đưa ra những giải pháp mà những giải pháp này hữu ích
đồng thời có tính khả thi nhằm giúp các doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép trên
đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể phòng ngừa được các rủi ro và kinh doanh
có hiệu quả hơn nữa.
6) BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN :
Trong 6 tháng chúng tôi đã hoàn thành luận văn của mình với số trang là
70 trang và chia làm 3 chương ngoài ra còn có phần mở đầu, kết luận, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo :
. Phần mở đầu
. Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và biện pháp phòng
ngừa rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép.
. Chương II

: Phân tích đánh giá những rủi ro trong nhập khẩu sắt thép

tại các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
. Chương III

: Các giải pháp và kiến nghò về phòng ngừa rủi ro trong

kinh doanh nhập khẩu sắt thép tại các công ty kinh doanh sắt thép trên đòa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
. Kết luận
. Phụ lục
. Danh mục tài liệu tham khảo
Vì đây là một đề tài rất mới, phạm vi nghiên cứu lại rất rộng cho nên
chúng tôi đã rất cố gắng để mà hoàn tất luận văn của mình. Thế nhưng, do nó

quá mới và rất khó, chưa có người nghiên cứu đi trước cho nên chúng tôi cũng

8


gặp không ít khó khăn, chúng tôi đã cố gắng, hết sức phấn đấu vượt qua những
khó khăn đó và hoàn thành được luận văn kòp thời. Nhưng cũng phải nói thật là
khó tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung cũng như hình thức nên chính vì
vậy mà chúng tôi mong rằng tất cả các thầy cô, các thầy cô phản biện, các thầy
cô trong hội đồng, cũng như tất cả các bạn đọc gần xa sẽ chân tình góp ýkiến để
tôi có thể hoàn thiện được công trình mà tôi rất tâm đắc này trong tương lai, để
thực sự có thể giúp ích cho đơn vò mà tôi đang làm việc, đó là TODIMAX
HCMC, nó i riê n g và giú p ích cho nề n kinh tế nướ c nha,ø nó i chung.

9


CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢÛN VỀ RỦI
RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG
KINH DOANH NHẬP KHẨU SẮT THÉP
1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro :
1.1.1 Khái niệm rủi ro :
Khi nói đến rủi ro thường người ta nghó ngay đến những tổn thất, những
thiệt hại, “ rủi ro “ tồn tại ở trong tất cả mọi lónh vực của cuộc sống, làm ảnh
hưởng đến hoạt động của con người. Khi rủi ro xảy ra, thường làm hoạt động của
con người trong lónh vực đó gặp khó khăn, không ít thì nhiều, gây tác động xấu.
Không ai mong muốn rủi ro nhưng rủi ro lại có thể xảy ra bất cứ khi nào. Vậy rủi
ro là gì ? Theo các nhà quản trò rủi ro thì “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở
những kết qủa. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán chính xác kết qủa. Sự
hiện diện của rủi ro gây nên sự bất đònh “ hay có thể nói “Rủi ro là sự tổn thất

ngẫu nhiên hay một khả năng gây ra tổn thất hoặc khả năng xuất hiện những
biến cố không mong đợi”. Nói một cách tổng quát thì “ Rủi ro là khả năng một
kế t qủ a có lợ i hoặ c khô n g có lợ i sẽ xả y ra từ hiể m họ a hiệ n hữ u "
Tóm lại, rủi ro là điều kiện trong đó khả năng một sự bất lợi sẽ xuất hiện
so với dự đoán khi có biến cố xảy ra, rủi ro đi với bất ổn, đi với lo lắng, tổn thất.
Đây là khái niệm rủi ro mà tác giả tâm đắc nhất, nó tổng quát cho mọi lónh vực,
trong đó có lónh vực kinh doanh nhập khẩu. Sau khi tìm hiểu nghiên cứu chúng
tô i xin đưa ra khá i niệ m rủ i ro trong kinh doanh nhậ p khẩ u như sau :
“ Rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu là những gì tồn tại khách quan và chủ
quan trong môi trường kinh doanh nhập khẩu tạo ra những tổn thất, mất mát,
hoặc bỏ qua những cơ hội hoặc mất đi những gì đáng ra phải có trong tương lai
đối với các nhà kinh doanh nhập khẩu trong qúa trình thực hiện thương vụ nhập
khẩu.”
10


1.1.2 Các loại rủi ro :
Có rất nhiều loại rủi ro và tuỳ thuộc vào việc chọn các tiêu chí khác nhau
sẽ dẫn đến là có thể phân loại rủi ro thành những cách khác nhau, ở đây tôi xin
chọn cách tiêu chí phổ biến nhất đó là phân loại rủi ro dựa vào nguồn rủi ro và
rủi ro có thể chia thành những nhóm sau đây :
- Môi trường vật chất : Rõ ràng, một trong những nguồn rủi ro cơ bản
nhất là môi trường vật chất xung quanh ta. Động đất, hạn hán, mưa dầm … đều
có thể dẫn đến tổn thất. Sự bất lực của chúng ta trong việc hiểu biết môi trường
chúng ta đang sống, các ảnh hưởng của chúng ta đối với nó cũng như của nó đối
với chúng ta là nguyên nhân chủ yếu của nguồn rủi ro này.
- Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trò, hành vi của con
người, cấu trúc xã hội, các đònh chế … là nguồn rủi ro thứ hai. Nhiều nhà kinh
doanh Mỹ đã thất bại ê chề khi nhảy vào môi trường quốc tế. Chẳng hạn sự
khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật đã cho thấy đây là một nguồn bất

đònh quan trọng đối với các doanh nhân phương tây và Mỹ.
- Môi trường chính trò: trong một đất nước, môi trường chính trò có thể là
một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một Tổng Thống mới có thể có
ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm ngân sách các đòa phương,
ban hành các quy đònh mới). Trên phương diện quốc tế, môi trường chính trò còn
phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành,
nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước
ngoài có thể bò nước chủ nhà tòch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi
trường chính trò cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài
chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng.
- Môi trường luật pháp: Có rất nhiều sự bất đònh và rủi ro phát sinh từ hệ
thống pháp luật. Luật pháp không phải chỉ đề ra các chuẩn mực và các biện
pháp trừng phạt, vấn đề là bản thân xã hội có sự tiến hóa và các chuẩn mực này

11


có thể không tiên liệu được hết. Ở phạm vi quốc tế còn phức tạp hơn vì các
chuẩn mực luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác.
- Môi trường hoạt động: Qúa trình hoạt động của tổ chức có thể làm
phát sinh rủi ro và bất đònh. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho
môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất đònh do hệ thống
giao thông vận chuyển không tin cậy.
- Môi trường kinh tế: Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo
môi trường chính trò, sự phát triển rộng lớn của thò trường toàn cầu đã tạo ra một
môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một
chính phủ có thể ảnh hưởng tới thò trường vốn thế giới, nhưng hầu như một quốc
gia không thể kiểm soát nổi thò trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình
đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào
có thể kiểm soát nổi.

- Vấn đề nhận thức: Khả năng của một nhà quản trò rủi ro trong việc
hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan
trọng đối với hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác
nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện
và phân tích rủi ro, vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như: “làm
sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất đònh lên tổ chức?” hay “làm sao biết được
cái mình nhận thức là đúng với thực tế?”
Các yếu tố mạo hiểm và mối nguy hiểm phát sinh từ các nguồn rủi ro này
nhiều vô kể. Dựa vào cách phân loại như thế này người ta có thể hình dung được
các loại rủi ro có thể xảy ra đối với một vấn đề, vấn đề ta đang quan tâm ở đây
là rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh nhập khẩu
sắt thép nói riêng.
1.1.3 Phương pháp nhận dạng, phân tích, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro:
1.1.3.1 Phương pháp nhận dạng rủi ro :
Là quá trình xác đònh liên tục và có hệ thống của một tổ chức trong việc
kinh doanh. Các hoạt động nhận dạng nhằm phát triển thông tin về nguồn rủi ro,
12


các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro, và các loại tổn thất. Nhận
dạng bao gồm các công việc nghiên cứu, xem xét môi trường hoạt động của
công ty kinh doanh nhằm theo dõi các rủi ro đang có, nhận dạng rủi ro mới để có
thể đề ra các biện pháp phòng tránh rủi ro cho công ty kinh doanh.
Để xác đònh được tất cả các khả năng được và mất, trước tiên cần một
phương pháp nhằm tìm hiểu tất cả các kết quả có thể xảy ra đối với nhà kinh
doanh. Phương pháp thường dùng hiện nay hay được các nhà quản trò rủi ro sử
dụng đó là dùng bảng liệt kê. Một bảng liệt kê các tổn thất tiềm năng hầu như
luôn luôn hình thành từ một bảng câu hỏi được thiết kế để phục vụ cho một mục
đích rộng hơn. Thông thường bảng câu hỏi yêu cầu các thông tin cần thiết để
nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi ro. Ví dụ : người ta có thể hỏi xem công ty

đã gặp rủi ro nào, tổn thất bao nhiêu, các tổn thất tiềm năng… Thông tin thu thập
được cũng hữu ích cho việc xây dựng các biện pháp phòng tránh rủi ro sau này.
Chúng thường bao gồm các câu hỏi được thiết kế để nhắc nhà nhập khẩu các tổn
thất có thể có, thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải
các tổn thất tiềm năng đó.
1.1.3.2 Phân tích rủi ro
Việc liệt kê các rủi ro mới chỉ là bước khởi đầu trong quá trình nghiên cứu
phòng ngừa rủi ro. Một bước quan trọng tiếp theo đó là phân tích các rủi ro. Bất
cứ rủi ro nào cũng phải được phân tích. Dan Peterson một chuyên gia hiện đại
còn lưu ý rằng đằng sau một rủi ro không phải chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố
cấu thành, có nguyên nhân gần, nguyên nhân xa và ông tin là các nguyên nhân
chủ yếu thường có liên hệ đến hệ thống quản lý. Việc tìm ra các nguyên nhân có
vai trò quan trọng xác đònh xây dựng các biện pháp phòng tránh rủi ro.
Phân tích tổn thất: phân tích tổn thất sẽ thấy được rất nhiều chi tiết, hiểu
thêm về nguyên nhân rủi ro và tầm quan trọng của việc kiểm soát chúng. Một
kỹ thuật tỏ ra ngày càng hữu dụng trong việc phân tích các nguyên nhân tai nạn
là phương pháp truy lỗi. Kỹ thuật này có thể được dùng trong phân tích tổn thất
để xác đònh các nguyên nhân của tổn thất thực sự hay trong phân tích sự mạo
13


hiểm để xác đònh nguyên nhân và hậu quả rủi ro. Nó chỉ ra nhiều nguyên nhân
rủi ro và có phải là tất cả hay chỉ cần một nguyên nhân phải có để tạo nên rủi
ro. Từ đó cung cấp cơ sở để ngăn ngừa các rủi ro này.
1.1.3.3 Đo lường rủi ro
Nhận dạng rủi ro và các kết quả có thể có là bước khởi đầu trong quá
trình đánh giá rủi ro. Tuy nhiên bước này cung cấp ít thông tin để đo lường mức
độ quan trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp. Sự đo lường là quan trọng vì nó
cho ta thấy mức độ nghiêm trọng của rủi ro ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ đó
nhận biết được rủi ro nào cần phải được quan tâm nhiều và doanh nghiệp cần

phải đầu tư chú trọng tới việc quản trò và kiểm soát rủi ro.
Để có thể đo lường rủi ro chúng ta cần phải nghiên cứu các yếu tố sau:
- Tần suất xuất hiện của rủi ro: là số lần xảy ra tổn thất hay suất xảy ra của một
biến cố nguy hiểm trong một đơn vò thời gian.
- Hậu quả của tổn thất hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro.
Sau đây là ma trận cung cấp một cấu trúc khái niệm cho vấn đề đo lường
rủi ro
Bảng 1.1 : Ma trận đo lường rủi ro

Tần số thấp

1

Độ nghiêm trọng thấp

Tần số cao

3

Độ nghiêm trọng thấp

Tần số thấp

2

Độ nghiêm trọng cao

Tần số cao

4


Độ nghiêm trọng cao

Nguồn : Giáo trình quản trò rủi ro – Nguyễn Quang Thu

14


- Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro này ít
khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp.
- Ô số II diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao, rủi ro ít khi
xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng.
- Ô số III diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp tổn thất
thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp.
- Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao, tổn thất xảy
ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng.
Cả hai số liệu về tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều cần
thiết để đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một nguy cơ rủi ro đối với tổn
thất tiềm năng. Sự quan trọng của một nguy cơ rủi ro thường phụ thuộc vào mức
độ nghiêm trọng của tổn thất chứ không phải của tần số. Một rủi ro có thể gây ra
thiệt hại to lớn dù hiếm khi xảy ra đáng quan tâm hơn nhiều so với rủi ro thường
gây ra những tổn thất nhỏ và không có tổn thất lớn.
1.1.3.4 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro:
“Kiểm soát rủi ro là những nỗ lực trong việc né tránh rủi ro, ngăn ngừa
rủi ro hoặc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của rủi ro đến doanh nghiệp”
Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược hoặc tiến trình
nhằm tìm cách để né tránh, ngăn ngừa hay là sự kiểm soát về tần suất và mức
độ tổn thất hoặc những ảnh hưởng không mong đợi đến doanh nghiệp.
* Kỹ thuật và công cụ kiểm soát rủi ro:
Phòng tránh rủi ro được xem như một “nghệ thuật” bởi vì nó luôn chứa

đựng sự sáng tạo và linh động. Mỗi doanh nghiệp lại có những loại rủi ro khác
nhau và họ cũng có những cách khác nhau để kiểm soát phòng tránh rủi ro. Sau
đây là một số cách thức chủ yếu được áp dụng:
- Né tránh rủi ro: đây là việc né tránh những hoạt động, những điều kiện
làm phát sinh tổn thất có thể có. Có 2 biện pháp:
15


+ Né tránh một cách chủ động trước khi rủi ro xảy ra.
+ Né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro:
việc này không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy
ra.
- Ngăn ngừa tổn thất : bằng cách giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra tức là
giảm tần suất tổn thất hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Các hoạt động ngăn ngừa
rủi ro tập trung vào:
. Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa.
. Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại.
. Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường.
Ví dụ: - Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối hiểm họa

Nguy hiểm

Hoạt động ngăn ngừa tổn
thất

- Chìm tàu

- Mua bảo hiểm

- Lừa đảo


- Tìm hiểu kỹ đối tác

-Hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào môi trường rủi ro :

Môi trường

Hoạt động ngăn ngừa tổn thất

- Ngân hàng yếu kém gây nhiều bất - Lựa chọn ngân hàng uy tín
lợi cho nhà nhập khẩu
- Lực lượng cán bộ ngoại thương

- Đào tạo tuyển chọn cán bộ

được đào tạo không phù hợp

phù hợp chuyên môn

- Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy
hiểm và môi trường
16


Sự tương tác

Hoạt động ngăn ngừa tổn thất

- Tỷ giá ngoại tệ thay đổi


- Sử dụng các phương pháp
mua bán ngoại tệ kỳ hạn

- Thay đổi chính sách

- Theo dõi sát các thay đổi
chính sách

Để giảm được các loại rủi ro ta phải nghiên cứu bản chất của từng loại rủi
ro. H.W.Henrich là người đã phát minh ra phương pháp Domino Seprence có ý
nghóa chỉ dẫn cho con người về các tai nạn và cách phòng ngừa tai nạn bằng
cách: ng cho rằng tai nạn rủi ro là kết quả của các hiện tượng ngẫu nhiên và
nếu một trong các hiện tượng này thay đổi thì rủi ro sẽ không xảy ra nữa.

H ì n h 1. 1 : Mô hì n h c hu ỗ i DOMI N O cu û a H ENR ICH

Phần lớn các hiện tượng xảy ra
là kết qủa của một trong những
hình thức bình thường sau đây

Môi
trường xã
hội

Sai lầm con
người

Phần lớn sự thanh tra được tập
trung vào các dạng sau đây


Hành động
bất cẩn

Tai nạn
rủi ro

Tổn thất

Thay đổi một thành phần

Nguồn :“Risk Maragement And Insurance”, C.Arthur Wiliam, Jr.Michael,
L. Smith.
17


Trên đây là phần cơ sở lý luận về rủi ro và phòng ngừa rủi ro nói chung,
rủi ro và phòng chống rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép cũng không
nằm ngoài lý thuyết này. Sau đây là một số nét về thò trường sắt thép và các loại
rủi ro trong lónh vực kinh doanh nhập khẩu sắt thép.
1.2 Những rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép
1.2.1 Khái quát thò trường thép thế giới
Biều đồ 1.1 : Tình hình sản xuất thép trên thế giới 1998-2000
Đơn vò tính : Triệu tấn

900
800

774 780 800

700

600
500
400

307 315 319

300

176 171 177

200

164 162 169
73 83 85

100
0
Thế giới

Tây u

Liên xô
1998

1999

Châu Mỹ

Á châu


2000

Trên thế giới trong thời gian gần đây lượng thép sản xuất càng ngày càng
gia tăng và có thể chia ra thành những khói sản xuất sắt thép lớn như là Tây u,
Liên Xô cũ, Châu Mỹ và Châu Á số liệu đó được biểu thò trên biểu đồ 1.1 ở
trên.
Từ biểu đồ 1.1 cho thấy sản lượng thép trên thế giới trong những năm gần
đây tăng và tăng không lớn lắm cụ thể là năm 1998 : 774 triệu tấn, năm 2000 :
800 triệu tấn và chia ra thành các khối lớn như trên trong đó có thể coi Châu Á
là khu vực sản xuất thép lớn nhất và khá là quan trọng.
Với tình hình sản xuất như vậy thì tình hình sử dụng sắt thép trong 4 năm
trở lại đây cũng có sự biến động được biểu thò trên biểu đồ 1.2 sau

18


Biểu đồ 1.2 : Tình hình tiêu thụ thép trên thế giới 1997-2000
(Đơn vi tính : triệu tấn)

730
720
710
700

725

690
680

691.8


693.3

698.8

1997

1998

1999

670
Uoc
2000

Nguồn : Báo thò trường 5/2000
Từ biểu đồ 1.2 ta có thể thấy nếu năm 1997 tiêu thụ là 691,8 triệu tấn thì
đến năm 2000 ước tiêu thụ khoảng 725 triệu tấn, sức tiêu thụ tăng mạnh kể từ
cuối năm 1999 và tiếp tục trên đà tăng mạnh trong năm 2000.
Với tình hình cung cầu như trên, giá sắt thép đã biến động có thể thấy qua
biểu đồ 1.3 ở trang sau.
Từ biểu đồ 1.3 cho thấy giá biến động của thép lá cán nóng có thể chia
làm 2 giai đoạn, trong giai đoạn 1996 –1998 có chiều hướng suy giảm còn cuối
1998 trở lại đây lại có chiều hướng tăng điều này gây ảnh hưởng không ít cho
các nhà nhập khẩu.
Biểu đồ số 1.3 : Giá thép cán nóng (giá CIF Mỹ)
(Đơn vi tính USD/Tấn)

19



400
378
350

370
318

300

300

263

250
200
150
100
50
0
1996

1997

1998

1999

2000


Nguồn : Báo thò trường T6/2000

Với tình hình sản xuất kinh doanh sắt thép trên thế giới như vậy sẽ có
những tác động nhất đònh ảnh hưởng tới tình hình nhập khẩu sắt thép ở Việt
Nam.
1.2.2 Tình hình nhập khẩu thép tại Việt Nam
Trước tiên chúng ta điểm qua tình hình thò trường thép Việt Nam :
Hiện nay nước ta có trên 40 đơn vò sản xuất thép, trong đó có 9 đơn vò
100% vốn của tổng công ty thép Việt nam hoặc liên doanh với tổng công ty cùng
hàng trăm cơ sở nhỏ của tư nhân, hộ gia đình với tổng công suất khoảng 2,5 triệu
tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 1,4 - 1,5 triệu tấn/năm. Nếu sản
xuất hết công suất thì mỗi năm cả nước thừa trên 1 triệu tấn thép nhưng đó chỉ là
thép xây dựng và toàn bộ các nhà máy hiện có tại Việt nam chỉ thực hiện duy
nhất công việc cán thép xây dựng ( thép thanh, thép dây và thép hình cỡ nhỏ, cỡ
trung.......) Còn các loại thép khác như thép tấm, thép lá, thép không gỉ, phôi
thép, thép hình cỡ lớn, thép chế tạo..vv hoàn toàn phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguyên nhân là do việc đầu tư vào cán thép xây dựng cần ít vốn, thiết bò đơn
20


giản nhưng đem lại hiệu qủa nhanh, nên có rất nhiều đơn vò, tổ chức, cá nhân
đầu tư vào việc xây dựng nhà máy cán thép xây dựng. Còn việc sản xuất các
loại thép tấm thép lá đòi hỏi vốn đầu tư lớn, vì vậy cho đến nay ở nước ta chưa
có đơn vò nào sản xuất được các loại sản phẩm này, hàng năm để đáp ứng nhu
cầu trong nước, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng hơn 1 triệu tấn/năm. Bên cạnh
đó lónh vực sản xuất phôi thép cũng rơi vào tình trạng tương tự. Năng lực sản
xuất phôi thép trong nước chủ yếu là của tổng công ty thép Việt Nam nhưng còn
rất hạn chế, chỉ đạt khoảng 300 ngàn tấn/năm và cũng mới chỉ đáp ứng được
20% nhu cầu về phôi thép cho các nhà máy cán thép xây dựng trong nước. Vì
vậy mà mỗi năm nước ta cũng còn phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn phôi thép

cho sản xuất. Có thể thấy tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam qua bảng 1.2
sau :
Bảng 1.2 : Số lượng Thép Nhập khẩu của Việt Nam từ 1998 đến 2000
Đơn vò tính : Trò giá: 1.000USD ; Số lượng : Tấn
Chỉ tiêu

1998

1999

Ước 2000

SL

TG

SL

TG

SL

TG

-Tổng nhập khẩu

1.735.027

523.620


2.266.000

588.800

2.500.000 650.500

. Phôi thép

812.762

169.801

915.000

163.800

1.100.000 200.000

. Thép các loại

922.265

353.752

1.351.000

425.000

1.400.000 450.500


Nguồn : Tổng cục Hải quan
* Năm 1999 nhập khẩu thép là 2.266.000 tấn tăng 30,6% so với năm 98. Riêng 4
tháng đầu năm 2000 Việt nam nhập khẩu được 818.921 tấn, theo ước tính của
tổng công ty thép năm 2000 Việt nam thực hiện nhập khẩu khoảng 2.500.000 tấn
thép. Như vậy ngay ở Việt nam lượng thép nhập khẩu cũng ngày càng tăng.
* Sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép
21


Trong bối cảnh thò trường thép thế giới và Việt nam có nhiều biến động bất
lợi hoạt động kinh doanh của công ty Điện Máy cũng như các nhà nhập khẩu
thép Việt Nam khác đã và sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro :
- Rõ ràng việc tăng giảm sản lượng thép cũng như giá cả thép là rất thất
thường. Từ cuối năm 99 sự tăng lên nhu cầu về thép dẫn tới sự tăng giá thép đã
là một tín hiệu tốt cho thò trường thép. Việc tăng cao giá thép ở cuối năm 99 đầu
năm 2000 đã làm cho một số nhà nhập khẩu tăng lợi nhuận nhờ những hợp đồng
ký trước, thế nhưng từ trung tuần tháng 4/2000 giá thép ở mức cao ví dụ thép xây
dựng ở Trung quốc đang từ 360 USD/tấn hiện nay giảm xuống chỉ còn 301
USD/tấn. Hay giá thép cán nóng CIF Mỹ từ 320 USD/tấn tụt xuống còn
300USD/tấn. Nói chung giá thép cán nguội trung bình giảm từ 20-30 USD có
loại giảm tới 40-50 USD/tấn. Cán nóng sụt khoảng 20USD/tấn, trung bình giá
thép giảm 30 USD/tấn, việc này gây thiệt hại lớn, cho các nhà nhập khẩu, chỉ
cần 1000 tấn là đã mất 30.000 USD. Ở Việt nam việt sụt giảm giá vừa rồi làm
hầu hết các nhà nhập khẩu trở tay không kòp. Việc giá cả tăng giảm thất thường
là một rủi ro lớn cho các nhà nhập khẩu thép.
- Gía thép biến động liên tục trên thò trường thế giới và trong nước gây nên
tình trạng hàng Công ty nhập trước, giá cao hơn hàng nhập sau, khó tiêu thụ.
- Ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á.
- Tỷ giá ngoại tệ biến động bất lợi cho thép nhập khẩu của Công ty.
- Trừ thép xây dựng, các loại thép còn lại không dùng hạn ngạch nên rất

nhiều đơn vò tham gia nhập khẩu đưa đến lượng hàng tồn kho xã hội lớn hơn nhu
cầu thực, nhiều công ty kinh doanh thép phải bán phá giá, chòu lỗ để thu hồi vốn.
- Cạnh tranh gay gắt trên thò trường đã phát sinh rủi ro trong bán hàng như
việc phải bán trả chậm, chiếm dụng vốn của khách hàng … gây ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả bán hàng của Công ty.

22


Qua đây có thể thấy được một cách tổng quát những thực tế ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu sắt thép tại Việt nam, nó gây nên
rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp, các rủi ro này có thể được phân loại như
sau :
1.2.3 Các rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu sắt thép :
Tương tự như những phần trình bày ở trên, nếu xét về nguồn rủi ro thì
trong nhập khẩu sắt thép cũng có đủ các loại nguồn rủi ro, rủi ro về kinh tế, văn
hóa, tài chính, thiên tai, thực hiện hợp đồng … :
1.2.3.1 Rủi ro về chính trò:
Đây là loại rủi ro rất quan trọng đối với các nhà nhập khẩu, mỗi nước đều có
hệ thống pháp lý, chính sách quy đònh về kinh doanh ngoại thương. Khi môi
trường chính trò thay đổi kéo theo hệ thống pháp lý, chính sách thay đổi có thể
ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mua bán hàng hóa, ví dụ : khi một chính phủ
mới lên cầm quyền, các chính sách kinh tế ngoại giao có thể thay đổi, chính phủ
có thể giảm hàng rào thương mại hoặc tăng cơ hội thương mại thông qua những
mối quan hệ thương mại song phương hoặc đa phương hoặc chính phủ sử dụng
những luật lệ và qui đònh cụ thể để hạn chế kinh doanh giữa các quốc gia như
lệnh cấm vận hoặc đạo luật thương mại. Sắc lệnh và lệnh cấm vận kinh tế đã trở
thành một công cụ chủ yếu trong chính sách đối ngoại của nhiều nước. Sắc lệnh
làm cho việc mua hàng hóa trở nên khó khăn hơn đối với nước đang chòu hình
phạt và dễ dẫn đến rủi ro. Ví dụ nhà nhập khẩu đã ký hợp đồng mua hàng của

nước nhập khẩu nhưng do tình hình chính trò thay đổi lệnh cấm vận ban hành
nước nhập khẩu không được phép giao dòch buôn bán với nước xuất khẩu, rủi ro
chắc chắn xảy ra : buộc phải hủy hợp đồng hoặc phải thông qua một nước thứ 3,
tốn kém hơn và rủi ro nhiều hơn. Ngay cả sự thay đổi đó xảy ra ở nước nhập
khẩu cũng bò ảnh hưởng tương tự. Các chính sách thuế má thay đổi cũng làm các
nhà nhập khẩu điêu đứng. Việc tăng thuế mặt hàng đã ký hợp đồng nhập khẩu

23


chắc chắn dẫn đến sự phá vỡ phương án kinh doanh mà chắc chắn kết quả không
được như mong muốn, thiệt hại xảy ra bởi vô vàn nhiều thứ phát sinh như thuế
nhập khẩu cao làm giá tăng, không bán được hàng, nhà NK phải chòu lãi suất
ngân hàng, tiền thuê kho bãi…
1.2.3.2 Rủi ro về kinh tế:
Sự phát triển rộng lớn của thò trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường
kinh tế chung cho tất cả các nước. Tình trạng lạm phát, suy thoái tính đến hiện
nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể
kiểm soát nổi.
Khi lạm phát xảy ra thì có nghóa là đồng tiền mất giá, giá trò nội tệ sụt
giảm làm cho nhà nhập khẩu không đủ đồng bản tệ để đổi lấy đồng ngoại tệ
thanh toán hay đúng hơn thương vụ kinh doanh NK bò phá sản so với phương án
kinh doanh ban đầu. Và khi mất giá đồng bản tệ thường làm nhu cầu ngoại tệ
tăng giả tạo do hiện tượng tâm lý, gây thiếu hụt ngoại tệ trong nước, làm việc
thanh toán khó khăn, càng làm cho giá ngoại tệ nâng cao và càng làm cho các
nhà nhập khẩu càng khó khăn.
Khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà nhập khẩu,
nếu nền kinh tế của một nước xuất khẩu bò suy thoái, tăng trưởng kinh tế thấp thì
chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả xấu trong hoạt động ngoại thương. Khi đó nhà
xuất khẩu xuất hàng kém chất lượng không đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu

ở nước ngoài, hàng nhập khẩu chất lượng kém làm nhà nhập khẩu không bán
được hàng hay phải hạ giá. Kinh tế nước xuất khẩu suy thoái thì khả năng phá
sản của nhà xuất khẩu cao gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu như không nhận
được hàng, mất tiền đặt cọc, không thực hiện được phương án kinh doanh vv…
Nếu kinh tế của nước nhập khẩu xuống dốc thì chính nhà nhập khẩu sẽ bò
khó khăn trong việc tiêu thụ hàng nhập khẩu do sức mua của người tiêu dùng
giảm, hàng không bán được, tồn kho nhiều, phát sinh nhiều thiệt hại như lãi vay

24


×