Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vận dụng kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động vào ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
----------------

NGUYẾN VĂN HỒNG

VẬN DỤNG KẾ TOÁN GIÁ THÀNH TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG VÀO NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Năm 2000


LỜI MỞ ĐẦU
----oOo---Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của
Việt Nam với các loại thủy hải sản dồi dào quanh năm, trong đó có nhiều
loại có giá trò kinh tế cao như: tôm, cua, mực, hào….Trong những năm gần
đây, ngành thủy sản Việt Nam đã tạo được vò trí có ý nghóa chiến lược trên
thò trường Thế Giới. Sản lượng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều tăng, cụ
thể như sau:
Năm 1995 đạt sản lượng 1.344.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 550
triệu USD
Năm 1996 đạt sản lượng 1.373.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 670
triệu USD
Năm 1997 đạt sản lượng 1.570.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 776
triệu USD
Năm 1998 đạt sản lượng 1.650.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 858
triệu USD
Năm 1999 đạt sản lượng 1.700.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu 971


triệu USD
Năm 2000 dự kiến đạt sản lượng 1.800.000 tấn và kim ngạch xuất
khẩu 1,3 tỷ USD
Tuy các sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 30 nước, nhưng
nhìn chung vẫn còn khá nhiều mặt yếu kém cần phải khắc phục. Có nhiều
lý do như: Cách thức khai thác còn quá thô sơ, công nghệ chế biến còn quá
lạc hậu dẫn đến chất lượng kém, tính toán chi phí không chính xác làm cho
việc phản ánh giá thành không phản ánh đúng. Trong khuôn khổ của luận
án tác giả xin trình bài về lónh vực hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

Trang

1


thành nếu không chính xác thì nó ảnh hưởng rất lớn đến ngành kinh tế mũi
nhọn này. Bởi vì, giá thành sản phẩm là hệ thống thông tin làm cơ sở vững
chắc cho các quyết đònh của các doanh nghiệp, nhất là trong môi trường
cạnh trạnh quyết liệt như hiện nay thì thông tin về chi phí sản xuất – giá
thành đòi hỏi ngày càng cao và chính xác.
Mặc dù trong những năm qua các doanh nghiệp của Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nói riêng đã có nhiều thay đổi
về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm, song
trên thực tế hiện nay thì thông tin từ lónh vực này còn bộc lộ nhiều bất cập,
chưa đáp ứng yêu cầu bức thiết cho các nhà quản trò doanh nghiệp. Như vậy,
kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động là một hệ thống kế toán mới, đáp ứng
được những yêu cầu cao cho việc phục vụ công tác quản trò ở các doanh
nghiệp chế biến thủy sản hiện nay và trong tương lai. Chính vì vậy mà tác
giả chọn đề tài “Vận dụng kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động vào
ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam” cho luận án tốt nghiệp của

mình dựa trên những cơ sở như sau:
1- Mục đích nghiên cứu luận án:
Dựa trên cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán giá thành trên cơ sở
hoạt động kết hợp với thực trạng công tác kế toán tại một vài doanh nghiệp
chế biến thủy sản làm đại diện (Xí nghiệp tân Thành, Stapimex Sóc Trăng,
Cafatex Cần Thơ). Trên cở sở đó đưa ra một số mô hình và các giải pháp
mang tính đònh hướng cho việc áp dụng vào ngành chế biến thủy sản xuất
khẩu nước ta.
2- Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở những lý luận nghiên cứu, cùng với việc áp dụng ở một số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam và ba doanh nghiệp chế
biến thủy sản xuất khẩu đã nói ở trên.

Trang

2


3-Phương pháp nghiên cứu:
Với những lý luận cơ sở của việc áp dụng hệ thống tính giá ABC, kết
hợp với việc vận dụng của một số công ty nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó
khảo sát, phân tích, và mô hình hóa.
4- Bố cục của luận án:
Gồm có 3 phần:
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về giá thành trong các xí nghiệp công
nghiệp và giá thành trên cơ sở hoạt động
Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
tại Xí nghiệp Tân Thành, Stapimex Sóc Trăng, Cafatex
Cần Thơ
Chương 3: Vận dụng kế toán giá thành vào ngành chế biến thủy sản xuất

khẩu Việt Nam

Trang

3


MỤC LỤC
Trang
Chương I : CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA GIÁ THÀNH
TRONG XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ
THÀNH TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG......................... 1
I.1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA GIÁ THÀNH TRONG XÍ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP:............................................................. 1
I.1.1-Bản chất và chức năng của giá thành................................................ 1
I.1.2-Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong xí nghiệp
công nghiệp.................................................................................. 1
I.1.2.1- Bản chất của chi phí sản xuất............................................. 1
I.1.2.2- Phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu tính giá thành...... 2
I.1.3-Tổ chức công tác tính giá thành..................................................... 3
I.1.3.1- Căn cứ xác đònh nội dung tính giá thành............................. 3
I.1.3.2- Các phương pháp tính giá thành.......................................... 4
I.1.3.2.1-Phương pháp tính giá thành trực tiếp...................... 4
I.1.3.2.1.1- Phương pháp loại trừ........................................ 5
I.1.3.2.1.2-Phương pháp tính giá thành hệ số..................... 5
I.1.3.2.1.3-Phương pháp tính giá thành tỷ lệ...................... 6
I.1.3.2.1.3-Phương pháp tính giá thành liên hợp................. 6
I.1.3.2.2-Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng................ 6
I.1.3.2.3-Phương pháp tính giá thành phân bước.............................. 6
I.1.3.2.4-Phương pháp tính giá thành đònh mức................................ 7

I.1.4- Những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung và tổ chức hệ thống
kế toán giá thành........................................................................... 8
I.1.4.1- Sự tác động của cơ chế và trình độ quản lý......................... 8
I.1.4.2- Sự tác động của nhân tố kỹ thuật......................................... 9
I.1.4.3- Nhóm nhân tố thuộc về phương pháp hạch toán............... 10
I.2- TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG......................................... 11
I.2.1- Sự ra đời và phát triển kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động... 11
I.2.2- Kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động......................................... 13
I.2.2.1- Đặc trưng của kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động.........13
I.2.2.2- Thiết kế hệ thống ABC........................................................ 14
I.2.3- Một số ưu điểm và hạn chế của ABC............................................ 16

Trang

4


I.2.3.1- Một số ưu điểm.....................................................................16
I.2.3.2- Một số hạn chế.................................................................. 18

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHI PHÍ
SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY
SẢN XNK ...................................................................... 20
II.1-XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
TÂN THÀNH.................................................................................... 20
II.1.1-Đòa chỉ................................................................................... 20
II.1.2-Đặc điểm sản xuất................................................................. 20
II.1.3- Quy trình công nghệ.............................................................. 20

II.1.4- Sơ đồ bộ máy kế toán............................................................ 21
II.1.5- Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm
tại Xí nghiệp......................................................................... 22
II.1.6- Đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất tính giá
thành tại Xí nghiệp.............................................................. 25
II.2 - XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SÚC SẢN XUẤT KHẨU
CẦN THƠ .......................................................................................... 25
II.1.1-Đòa chỉ..................................................................................... 25
II.2.2- Đặc điểm sản xuất kinh doanh............................................. 25
II.2.3- Qui trình công nghệ.............................................................. 26
II.2.4- Các bộ phận điều hành phục vụ Xí nghiệp........................... 27
II.2.5- Hệ thống các phân xưởng và các bộ phận sản xuất............. 27
II.2.6- Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành
tại Xí nghiệp........................................................................ 27
II.3 - CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HP SÓC TRĂNG....... 29
II.3.1-Đòa chỉ................................................................................... 29
II.3.2- Đặc điểm sản xuất kinh doanh........................................... 29
II.3.3- Qui trình công nghệ.............................................................. 29
II.3.4- Cơ cấu bộ máy công ty......................................................... 30
II.3.5- Hệ thống phân xưởng........................................................... 30
II.3.6- Tổ chức công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành
tại Công ty............................................................................ 30

Trang

5


II.4 - NHẬN XÉT THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH Ở 3 DOANH ................................................................... 31


Chương III : PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN
GIÁ THÀNH TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG VÀO
NGÀNHCHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU........... 34
III.1- SỰ CẦN THIẾT KHI VẬN DỤNG KẾ TOÁN GIÁ THÀNH
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG VÀO NGÀNH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU.........................................................

34

III.2- THỬ NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG ABC VÀO CÁC
DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU......... 35
- Bước 1: Thực hiện phân tích giá trò theo qui trình...................... 36
- Bước 2: Nhận diện các trung tâm hoạt động............................... 36
- Bước 3: Ghi nhận các chi phí cho từng trung tâm...................... 38
- Bước 4: Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung..... 39
III.3 - XÂY DỰNG MÔ HÌNH ABC VÀO CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU......................................... 39
III.3.1 - Mô hình.............................................................................. 39
III.3.2 - Tài khoản sử dụng.............................................................. 40
III.3.3 - Sổ sách kế toán................................................................ 41
III.3.4 - Sơ đồ kế toán...................................................................... 45
III.4 – KẾT LUẬN...................................................................................... 47

Trang

6


Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ THÀNH TRONG XÍ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ THÀNH TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG
-----oOo----I.1- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA GIÁ THÀNH TRONG XÍ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP.
I.1.1 - Bản chất và chức năng của giá thành.
* Bản chất.
Bản chất của giá thành sản phẩm là sự dòch chuyển giá trò của các yếu tố
vật chất vào giá trò sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ, chưa có sự dòch chuyển
này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện của
nền kinh tế thò trường, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản hao phí vật chất
thực tế cần được bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong giá thành sản
phẩm.
* Chức năng.
Giá thành có 3 chức năng như sau:
- Chức năng thước đo bù đắp chi phí.
-

Chức năng lập giá.

-

Chức năng đòn bẩy kinh tế.

I.1.2- Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong xí nghiệp công
nghiệp.
I.1.2.1- Bản chất của chí phí sản xuất.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm, các doanh
nghiệp thường xuyên phải đầu tư vào các chi phí khác nhau nhằm tạo ra một
khối lượng sản phẩm nhất đònh cho quá trình tiêu thụ để mục đích kiếm lời.

Các loại chi phí này luôn vận động và thay đổi cùng với sự vận hành của doanh
nghiệp. Nói cách khác, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp là quá trình làm phát sinh các chi phí. Trong nền kinh tế thò trường hiện
nay, sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt buộc các doanh nghiệp phải nhận
thức muốn tồn tại hay không tồn tại là phải quan tâm đến chi phí. Để nhận thức
được điều này cần phải tìm hiểu bản chất các loại chi phí, giá thành đồng thời
xem xét mối quan hệ của chúng làm cơ sở cho công tác hạch toán chí phí sản
xuất và tính giá thành.
Xét về mặt kinh tế, chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí vật chất và lao
động sống đã bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng sản phẩm cụ thể, một
giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quá trình sản xuất trong một thời kỳ nào đó.

Trang

7


Chi phí sản xuất được hình thành do có sự chuyển dòch giá trò của các yếu tố
vật chất vào sản phẩm trong quá trình sản xuất được tiếp cận dưới hai giác độ:
- Về mặt đònh tính: Bản thân các yếu tố vật chất phát sinh và tiêu hao
nên quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo nên sản phẩm.
- Về mặt đònh lượng: Xem xét mức độ tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật
chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện thông qua các thước đo
giá trò, thước đo hiện vật và thời gian lao động. Sự dòch chuyển các yếu tố vật
chất vào sản phẩm đã trở thành nội dung căn bản phản ánh bản chất chi phí
của sản xuất. Không có sự dòch chuyển này sẽ không có được khái niệm về chi
phí sản xuất.
I.1.2.2- Phân loại chi phí sản xuất theo yêu cầu tính giá thành.
* Phân loại theo yếu tố chi phí (nội dung kinh tế).
Chi phí sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp được qui đònh bao

gồm các yếu tố:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu.
-

Chi phí nhân công.

-

Chí phí khấu hao TSCĐ.

-

Chi phí dòch vụ mua ngoài.

-

Chi phí khác bằng tiền.

* Phân loại theo khoản mục chi phí (theo công dụng kinh tế và đòa điểm
phát sinh).
Chi phí sản xuất sản phẩm theo qui đònh bao gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-

Chi phí nhân công trực tiếp.

-

Chí phí sản xuất chung.


Các yếu tố và các khoản mục chi phí nêu trên có thể được chi tiết hóa
thành nhiều yếu tố hoặc khoản mục phù hợp với đặc điểm phát sinh và hình
thành chi phí tại doanh nghiệp cũng như yêu cầu kiểm tra phân tích chi phí của
doanh nghiệp.
* Ngoài hai cách phân loại trên để phục vụ cho việc phân tích đánh giá
tình hình sử dụng chi phí, chi phí sản xuất còn được phân loại thành:
- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.
-

Chi phí cơ bản và chi phí chung.

-

Chi phí bất biến và chi phí khả biến.

-

Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.

Trang

8


-

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

-


Chi phí tổng hợp và chi phí đơn nhất.

-

Chi phí năm trước và chi phí năm nay.

Mỗi cách phân loại có những tác dụng nhất đònh trong công tác quản lý
và hạch toán chi phí ở doanh nghiệp.
I.1.3- Tổ chức công tác tính giá thành.
I.1.3.1- Căn cứ xác đònh nội dung tính giá thành:
Hạch toán giá thành là khâu quan trọng, phức tạp nhất trong toàn bộ
công tác kế toán ở doanh nghiệp, có liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào
và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo việc hạch toán giá
thành chính xác, kòp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát triển chí phí
ở doanh nghiệp cần đưa vào một số căn cứ để xác đònh giá thành cho phù hợp.
Bao gồm:
I.1.3.1.1 Loại hình sản xuất:
Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay hàng loạt sản phẩm với
khối lượng lớn thì tổ chức công tác kế toán tính giá thành phù hợp với đặc điểm
của họat động của doanh nghiệp.
I.1.3.1.2 Quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất của doanh nghiệp đơn giản hay phức tạp hoặc quy
trình chế biến liên tục hay lắp ráp,…
I.1.3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Doanh nghiệp có tổ chức một hay nhiều phân xưởng, có các đơn vò trực
thuộc hay không…
Như vậy, từ những căn cứ đã nêu trên là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức
công tác theo dõi chi phí, lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc
điểm kinh doanh của mình.
I.1.3.2- Các phương pháp tính giá thành sản phẩm:

I.1.3.2.1- Phương pháp trực tiếp.
Đây là phương pháp hạch toán giá thành theo sản phẩm áp dụng cho
những doanh nghiệp có qui trình sản xuất đơn giản, chỉ sản xuất một hoặc một
số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có
sản phẩm dở dang.
Công thức tính giá thành:
Tổng giá thành
CPSX
CPSX
Các khoản
CPSX
SP hoàn thành = dở dang + phát sinh - làm giảm - dở dang
trong kỳ
đầu kỳ
trong kỳ
chí phí
cuối kỳ

Trang

9


Xuất phát từ đặc điểm sản xuất sản phẩm nêu trong phương pháp giản
đơn còn phải thực hiện một số biện pháp kỹ thuật tính toán để xác đònh giá
thành cho từng loại sản phẩm cụ thể như sau:
I.1.3.2.1.1- Phương pháp loại trừ:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quá
trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm
phụ không được tính giá thành mà là tận thu). Do vậy để tính giá thành sản

phẩm chính cần loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi chí phí. Công thức tính giá thành
cũng tương tự như trên.
I.1.3.2.1.2- Phương pháp hệ sốø:
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một qui
trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính và không theo dõi chi
tiết chi phí từng loại sản phẩm. Do vậy, để tính giá thành từng loại sản phẩm
chính cần phải qui đổi các sản phẩm chính khác nhau về một loại sản phẩm
duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn. Sản phẩm có hệ số 1 được làm sản phẩm
tiêu chuẩn.
Công thức tính giá thành:
Tổng số sản phẩm
Số lượng hoàn thành
Hệ số qui đổi
=

tiêu chuẩn
Z đơn vò
Sản phẩm
tiêu chuẩn

X

của từng loại SP chính

=

của từng loại

Tổng giá thành của các loại sản phẩm chính
hoàn thành trong kỳø

Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn

.

Z đơn vò
Giá thành
Hệ số qui đổi
của từng
=
đơn vò SP
x
của từng loại
loại SP
tiêu chuẩn
sản phẩm
I.1.3.2.1.3 Phương pháp tỉ lệø:
Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự
như đã nêu ở phương pháp hệ số nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không
xác lập một hệ số qui đổi. Để xác đònh tỉ lệ người ta có thể sử dụng nhiều tiêu
thức khác nhau: Z kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,… Thông thường
có thể sử dụng Z kế hoạch (hoặc Z đònh mức)
I.1.3.2.1.4 Phương pháp liên hợp:
Phương pháp này áp dụng trong điều kiện trong cùng một qui trình sản
xuất vừa tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và cả sản phẩm phụ nên kết hợp
phương pháp hệ số hoặc tỉ lệ với phương pháp loại trừ mới xác đònh được giá
thành của từng loại sản phẩm chính.
I.1.3.2.2 Phương pháp đơn đặt hàng.
Đây là phương pháp tính giá thành trong điều kiện doanh nghiệp sản
xuất đơn chiếc hoặc hàng sản xuất loại nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua.


Trang

10


Đặc điểm của phương pháp này là tính giá thành riêng biệt theo từng đơn đặt
hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải được chi tiết từng hóa đơn.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được
hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan riêng chí phí sản xuất
chung do liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên việc theo dõi chi phí từng phân
xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu
thức phù hợp.Vậy đối tượng tính giá thành theo phương pháp này là từng đơn
đặt hàng.
I.1.3.2.3 Phương pháp phân bước.
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất theo qui
trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm phải trải qua nhiều giai
đoạn công nghệ theo một thứ tự nhất đònh để có được sản phẩm hoàn chỉnh,
các giai đoạn công nghệ có thể là một hoặc nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi
giai đoạn công nghệ có thể tạo ra bán thành phẩm cho bước sau hoặc chỉ tham
gia vào quá trình chế biến có tính chất liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Đối tượng tính giá thành có thể là nữa thành phẩm hoặc chi tiết sản phẩm của
từng giai đoạn công nghệ, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chí phí công
nhân trực tiếp thì tiến hành qui nạp trực tiếp vào đối tượng chòu chi phí, còn chí
phí sản xuất chung thì sẽ phân bổ theo tiêu chuẩn phù hợp.
Do qui trình công nghệ phức tạp nên có nhiều dạng tính giá thành theo
phương pháp trên như sau:
- Phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp các giai đoạn
công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn
chỉnh và không thực hiện tính giá thành của bán thành phẩm.
- Phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp các giai đoạn

công nghệ tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này được
chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến, đồng thời bán thành phẩm
cũng có thể là sản phẩm hàng hóa nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu
cầu xác đònh giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn.
-Phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp kết
hợp nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác nhau để tạo ra các chi tiết sản
phẩm và sau đó thực hiện việc lắp ráp để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh.
I.1.3.2.4 Phương pháp đònh mức:
Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp những doanh nghiệp đã
xác lập hệ thống các đònh mức về chi phí cho từng loại sản phẩm trên cơ sở các
đònh mức tiêu hao hiện hành.
Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những
khoản chêch lệch về chi phí thực tế phát sinh so với đònh mức của từng khoản
mục, theo từng nơi phát sinh chi phí cũng như đối tượng chòu chi phí và các
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ngay trong quá trình sản xuất, nên giúp
cho các nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết đònh kòp thời, hữu ích

Trang

11


nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí
đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong phương pháp này là từng lọai
sản phẩm, từng phân xưởng hoặc từng giai đoạn sản xuất.
Công thức tính giá thành đònh mức:
Z thực tế =Z đònh mức + (-)CL do thay đổi đònh mức +(-) CL do thực hiện đònh mức
I.1.4- Những nhân tố ảnh hưởng đến nội dung và tổ chức hệ thống kế toán
giá thành.

I.1.4.1- Sự tác động của cơ chế quản lý và trình độ quản lý.
Giá thành sản phẩm biểu thò một cách tập trung nhất mọi giải pháp kinh
tế mà doanh nghiệp đã thực hiện để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Mọi sự biến động về kinh tế – xã hội đều có những tác động mạnh mẽ đến giá
thành sản phẩm, nội dung các chi phí biểu thò toàn bộ đầu vào mà doanh
nghiệp đã tác động và bò tác động theo cơ chế vận hành của nền kinh tế trong
từng giai đoạn nhất đònh. Như vậy, vấn đề cần rút ra là ở bất kỳ doanh nghiệp
nào thì mọi đầu vào là trực tiếp hoặc gián tiếp điều chòu sự tác động và khống
chế của cơ chế vận hành nền kinh tế.
Xét về mặt kinh tế có thể cho thấy sự tác động của cơ chế quản lý kinh
tế đến giá thành sản phẩm được biểu hiện thành các đặc điểm sau:
- Giá thành trước hết chòu sự tác động của các giải pháp kinh tế cụ thể
mà từng doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình khai thác và sử dụng các
tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn và các yếu tố vật chất khác có liên
quan.
- Giá thành là sự biểu hiện những quan hệ kinh tế đã được điều tiết từ
phía Nhà nước nên nội dung giá thành chòu sự tác động hàng loạt chính sách,
chế độ về quản lý kinh tế – tài chính gắn liền với từng giai đoạn nhất đònh.
- Giá thành biểu thò những quan hệ kinh tế vốn có của nền kinh tế thò
trường mà nội dung của những quan hệ này thuộc về các qui luật kinh tế đang
tồn tại và vận động khách quan trong bản thân nền kinh tế.
Chúng ta thử nhìn lại thời kỳ cơ chế tập trung, bao cấp thì chính sách giá
thành trong thời kỳ này đã chứng minh về sự lỗi thời, lạc hậu và kìm hãm sản
xuất kinh doanh của bản thân cơ chế, nó đã vi phạm nghiêm trọng những điều
kiện vận động của các quy luật kinh tế khách quan trong nền sản xuất hàng
hóa. Chính việc xác lập cơ chế vận hành của nền kinh tế mang tính chất tập
trung một cách quá đáng, có sự bao biện thường xuyên và toàn diện của nhà
nước đối với các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước đã làm cho nội dung cấu thành
giá thành tách rời với sự vận động của các yếu tố vật chất tham gia vào quá
trình sản xuất sản phẩm, làm cho các quan hệ kinh tế gắn liền với các đầu vào

của sản xuất tách rời bản chất kinh tế vốn có của nó.Với nội dung cấu thành
giá thành như vậy nên bản thân giá thành không còn là giá thành đúng theo

Trang

12


bản chất kinh tế của nó, mà biểu thò tính chủ quan, áp đặt về mặt ý chí của con
người để thực hiện quá trình tái sản xuất.
Trong nền kinh tế thò trường đầu vào và đầu ra của hệ thống kế toán giá
thành chòu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan trong bản thân nền
kinh tế: quy luật giá trò, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu
thông tiền tệ… Sự tác động của từng quy luật khác nhau nhưng tựu trung lại ở
một yêu cầu: toàn bộ các đầu vào trong quá trình sản xuất cần phải bù đắp và
chỉ có thể bù đắp bằng chính thu nhập đạt được từ việc tiêu thụ sản phẩm trên
thò trường.
I.1.4.2- Sự tác động các nhân tố kỹ thuật đến kế toán giá thành:
Ngoài sự tác động của cơ chế quản lý, giá thành sản phẩm còn chòu sự
tác động trực tiếp của nhân tố kỹ thuật sản xuất đó là quy trình công nghệ sản
xuất. Chính quy trình này xác đònh trình tự sản xuất, nội dung và cách thức kết
hợp các yếu tố sản xuất cũng như hình thái biểu hiện các yếu tố đầu ra. Nói
một cách tổng quát hơn chính quy trình công nghệ chi phối trực tiếp đến việc
đầu tư và sử dụng các đầu vào cũng như khối lượng và dạng biểu hiện của bản
thân đầu ra. Và do vậy, chi phối trực tiếp về trình tự và nội dung hạch toán giá
thành cũng như sự biến động của chỉ tiêu giá thành. Sự biến động của giá thành
do sự tác động của nhân tố kỹ thuật được biểu hiện trên nhiều mặt khác nhau:
- Sự đổi mới tài sản cố đònh nhằm hiện đại hóa và tăng cường sức sản
xuất làm cho giá thành giai đoạn đầu tăng, song xét về mặt tổng thể thì giai
đoạn sau giá thành hạ thấp là do đầu tư trang thiết bò hợp lý.

- Nhân tố kỹ thuật tác động đến đối tượng lao động, tăng cường chất
lượng lao động và làm cho giá thành ngày càng hạ. Việc tạo ra những loại vật
liệu mới có hiệu quả và có khả năng thay thế cho vật liệu đã được sử dụng
trước đây luôn tạo ra những biến động trong cấu thành giá thành sản phẩm.
- Nhân tố kỹ thuật tác động đến tính chuyên môn hóa cao hơn đồng thời
với việc phải tăng cường trình độ lành nghề một cách thích đáng, từ đó phải
đào tạo làm cho giá thành tăng, song tính chất lành nghề cao xu hướng làm cho
giá thành hạ thấp dần.
- Nhân tố kỹ thuật tác động đến thay đổi hoàn thiện quy trình công nghệ
nhằm hạ giá thành đáng kể.
- Nhân tố kỹ thuật làm cho hệ thống quản lý được tăng cường và hoàn
thiện cả về mặt tổ chức lẫn việc trang bò các phương tiện kỹ thuật phục vụ…
làm cho việc quản lý ngày càng hiệu quả.
I.1.4.3- Nhóm nhân tố thuộc về phương pháp hạch toán giá thành:
Chi phí sản xuất liên quan đến nhiều yếu tố vật chất khác nhau, vì vậy
phân loại chi phí sản xuất sẽ cho thấy được cấu thành của giá thành sản phẩm
trong quá trình hình thành, làm chỉ tiêu giá thành phản ánh được từng mặt công

Trang

13


tác của doanh nghiệp. Chính phương pháp hạch toán giá thành thích hợp mới
thực hiện được chức năng thước đo bù đắp chi phí.
Về phương pháp tính giá thành cũng là vấn đề cơ bản trong hạch toán
giá thành, có phương pháp đúng sẽ đảm bảo tính được giá thành sản phẩm
đúng và tiết kiệm được nhiều lao động trong công tác tính toán.
I.2- TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH VÀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)

I.2.1 - Sự ra đời và phát triển của kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động.
Chi phí sản xuất cấu thành trong giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-

Chi phí nhân công trực tiếp.

-

Chí phí sản xuất chung.

Trong đó, xét trong mối quan hệ giữa chi phí với sản phẩm và phương
pháp quy nạp chi phí vào sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp được xem là chi phí sản xuất trực tiếp. Các chi phí này tự
bản thân nó có mối quan hệ hiển nhiên vơiù đối tượng chòu chí phí và do đó,
không có khó khăn gì trong việc ghi nhận chính xác các chí phí trực tiếp cho
từng loại sản phẩm. Chi phí sản xuất chung là một loại chí phí gián tiếp của sản
phẩm sản xuất vì nó không trực tiếp thuộc về một đơn vò sản phẩm hay một
dây chuyền sản xuất nào mà là các chi phí phát sinh để duy trì các hoạt động
phục vụ và quản lý sản xuất. Chí phí sản xuất chung cần phải được phân bổ
vào giá thành sản phẩm để thông tin giá thành phản ánh đầy đủ chi phí sản
xuất. Tính chính xác của thông tin giá phụ thuộc nhiều vào phương pháp và
tiêu thức được lựa chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm.
Đã từ nhiều năm nay, các phương pháp tính giá thành truyền thống đều
có xu hướng sử dụng một tiêu thức dựa trên cơ sở số lượng làm tiêu thức phân
bổ chi phí sản xuất chung. Tiêu thức phân bổ được sử dụng phổ biến nhất là số
giờ công hay chí phí công nhân trực tiếp. Điều này được xem là hợp lý khi mà
lao động trực tiếp còn là yếu tố đầu vào quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi phí sản xuất và là yếu tố đầu vào cần thiết cho mỏi sản phẩm.
ABC được coi là hệ thống kế toán giá thành được thiết lập cho môi

trường kinh doanh mới, khi mà áp lực cạnh tranh mạnh mẽ trong nước và quốc
tế đòi hỏi nhà sản xuất phải hiểu rõ kết cấu chi phí sản xuất của mình để có
thể quản trò chi phí. Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trình độ cơ khí
hóa, tự động hóa sản xuất ngày càng cao. Sự gia tăng tự động hóa làm cho cơ
cấu chi phí sản xuất có sự thay đổi cơ bản, theo xu hướng:
- Chi phí sản xuất chung ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi phí sản xuất.

Trang

14


- Tầm quan trọng của yếu tố lao động trực tiếp đối với quá trình sản
xuất giảm đi và tỷ trọng chí phí công nhân trực tiếp cũng giảm.
Mặc khác, qui mô các doanh nghiệp ngày càng lớn, sản phẩm ngày càng
đa dạng, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều yếu tố sản xuất khác nhau. Khi đó, việc
tính giá thành theo hệ thống kế toán giá thành truyền thống, phân bổ chi phí
sản xuất chung theo tiêu thức số lượng là không còn phù hợp. Nhà sản xuất cần
xem xét lại hệ thống kế toán giá thành, nhất là việc phân bổ chi phí sản xuất
chung.
Những nghiên cứu đầu tiên về ABC được các nhà nghiên cứu người Mỹ
thực hiện trong các công ty Đức. Tên gọi ABC được các nhà quản trò công ty
John Deere đặt ra vào những năm 70. Mỹ cũng là nước đi đầu trong việc ứng
dụng ABC. Ngày nay ABC đang được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước
như Canada, Đức, Anh và một số nước Bắc Âu. Một vài tài liệu nghiên cứu vào
những năm 1994-1995 cho biết:
- Ở Mỹ, có khoảng 36% các công ty được hỏi đã ứng dụng ABC, (Theo
Cost Management Update, No.24)
- Ở Anh, có khoảng 32% các công ty chuyển từ hệ thống giá thành

truyền thống sang ABC trong vòng 5 năm, có 16% các công ty đang sử dụng và
50% các công ty đang nghiên cứu ứng dụng.(Theo UK National)
- Ở Canada, trong số các công ty được phỏng vấn, có 14% đã sử dụng và
15% còn đang xem xét để ứng dụng.(Theo bài viết của TS Nguyễn Việt, tạp
chí phát triển kinh tế tháng 8/1997)
Ngày nay, các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới đang ứng dụng và gặt
hái nhiều thành công với ABC như: IBM, Hewlett Packard, Aerotech
Corporation, John Deere, General Motor …
Không chỉ trong lónh vực sản xuất, ABC còn được ứng dụng rộng rãi
trong các lónh vực dòch vụ, thương mại như hàng không, bệnh viện, trường học,
siêu thò…
I.2.2 - Kế toán giá thành trên cơ sở họat động:
I.2.2.1- Đặc trưng của kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động:
Không có sự khác biệt đáng kể trong việc hạch toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp giữa ABC với các hệ thống kế toán
giá thành truyền thống, vì việc hạch toán các chi phí này dựa trên những căn cứ
không thể chối cãi về mối quan hệ gữa các chi phí này với khối lượng sản
phẩm sản xuất ra. ABC tập trung vào việc phân bổ chi phí sản xuất chung.
Kế toán giá thành trên cơ sở họat động là hệ thống kế toán giá thành
mà theo đó, chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên mức độ hoạt động
Sự khác nhau cơ bản giữa ABC với các hệ thống giá thành truyền thống
là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chung. Thay vì tập hợp chi phí sản xuất
chung vào các trung tâm trách nhiệm như kế toán giá thành truyền thống, ABC
tập hợp chi phí sản xuất chung theo các trung tâm hoạt động. Một khi các chi

Trang

15



phí sản xuất chung được tập hợp cho các hoạt động, nó sẽ được phân bổ cho
các sản phẩm theo mức độ hoạt động mà sản phẩm tiêu dùng.
Theo ABC quá trình phân bổ chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm là
một quá trình 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Xác đònh những trung tâm hoạt động quan trọng liên quan
đến chi phí sản xuất chung và ghi nhận các chi phí sản xuất chung cho mỗi
trung tâm hoạt động.
Các chi phí sản xuất chung khác nhau nhưng cùng liên quan đến một
trung tâm hoạt động thì hợp thành một “khu vực chi phí”.
- Giai đọan 2: Phân bổ chí phí cho mỗi khu vực chi phí
Xác đònh nguyên nhân gây ra chi phí làm tiêu thức phân bổ chi phí cho
từng trung tâm hoạt động. Mỗi khu vực chi phí được phân bổ theo một tiêu thức
riêng.
Phân bổ chi phí của mỗi khu vực chi phí cho từng đối tượng sử dụng hoạt
động tỷ lệ với số nguyên nhân gây ra chi phí mà mỗi đối tượng đã sử dụng.
I.2.2.2- Thiết kế hệ thống ABC.
Quá trình thiết kế hệ thống ABC được thực hiện 4 bước:
- Phân tích giá trò theo quy trình.
-

Xác đònh các trung tâm hoạt động.

-

Ghi nhận chí phí cho các trung tâm.

-

Lựa chọn nguyên nhân gây ra chi phí.


I.2.2.2.1- Phân tích chi phí phát sinh theo quy trình.
Là việc phân tích một cách hệ thống các hoạt động làm phát sinh chi phí
cần thiết để sản xuất sản phẩm hay thực hiện dòch vụ. Đầu tiên là phân tích ở
bước tổng quát, sau đó phân tích ở bước chi tiết hơn và cuối cùng là sẽ phân
tích cho các hoạt động. Trong quá trình phân tích chúng ta sẽ thấy được những
hoạt động làm tăng thêm giá trò ( quy trình chế biến sản phẩm) và những hoạt
động không là tăng thêm giá trò (chi phí phát sinh nhưng không làm tăng thêm
giá trò sản phẩm).
I.2.2.2.2 - Xác đònh các trung tâm hoạt động.
Thông thường thì một số hoạt động có liên quan giống nhau thì tập hợp
lại thành một trung tâm hoạt động
Để làm tăng tính chính xác trong quá trình phân bổ chi phí, Robin
Cooper, một tác giả Mỹ, đã đề nghò xếp các trung tâm hoạt động thành 4 bậc
chung, căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động với sản phẩm và với quá
trình sản xuất đó là:

Trang

16


- Những hoạt động phát sinh theo đơn vò sản phẩm: Gồm những hoạt
động phải thực hiện cho mỗi đơn vò sản phẩm được sản xuất. Chi phí phát sinh
cho hoạt động này tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất.
- Những hoạt động phát sinh theo lô, nhóm: Gồm những hoạt động liên
quan đến các lô sản phẩm hay nhóm sản phẩm sản xuất. Chi phí cho các hoạt
động này không tùy thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất mà nó tùy thuộc
vào số lượng lô và nhóm sản phẩm sản xuất.
- Những hoạt động hỗ trợ sản phẩm: Gồm những hoạt động thực hiện
cho việc hỗ trợ sản xuất một loại sản phẩm nào đó chứ không nhất thiết phải

thực hiện cho một sản hay lô, nhóm sản phẩm. Những hoạt động này có thể
liên quan đến một vài sản phẩm nhưng không liên quan đến mhững loại sản
phẩm khác như : Các hoạt động thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm…
- Những hoạt động điều hành chung: Những hoạt động này liên quan đến
toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chớ không riêng cho một đơn
vò sản phẩm hay lô, nhóm sản phẩm nào. Chi phí các hoạt động này như: lương
nhân viên quản lý, khấu hao TSCĐ, bảo hiểm …
I.2.2.2.3 - Nhận diện và ghi nhận chi phí cho từng trung tâm hoạt động.
Trong kế toán giá thành trên cơ sở hoạt động, quá trình phân bổ chi phí
sản xuất chung được thực hiện qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn thứ nhất, chi phí
được tập hợp cho từng trung tâm hoạt động. Toàn bộ chi phí được tập hợp mỗi
trung tâm hoạt động hợp thành một “khu vực chi phí”. Thông thường thì những
chi phí liên quan đến trung tâm hoạt động nào sẽ được ghi nhận trực tiếp vào
trung tâm hoạt động đó. Những chi phí liên quan đến nhiều trung tâm hoạt
động thì chúng ta phân bổ từng trung tâm theo nguyên nhân gây ra chi phí.
I.2.2.2.4 - Lưạ chọn nguyên nhân gây ra chi phí.

Trang

17


Giai đoạn thứ hai trong quá trình phân bổ chi phí sản xuất chung, chi phí
của từng trung tâm sẽ lại được phân bổ cho các đối tượng tiêu dùng hoạt động
theo một tiêu thức phân bổ hợp lý nào đó.
Công thức phân bổ chi phí:
Tỷ lệ phân bổ chi phí

Tổng chi phí của trung tâm hoạt động


của trung tâm hoạt động

Mức phân bổ chi phí
của một trung tâm
cho sản phẩm, dòch vụ

Tổng số nguyên nhân gây ra chi phí

=

Tỷ lệ
phân bổ
chi phí

x

Số nguyên nhân gây
chi phí được tiêu dùng
cho sản phẩm dòch vụ

Khi lựa chọn nguyên nhân gây ra chi phí cần chú ý một số điểm sau:
- Mức độ tương quan giữa việc tiêu dùng hoạt động và việc tiêu dùng
nguyên nhân gây ra chi phí.
- Phải dể dàng có được dữ liệu liên quan đến nguyên nhân gây ra chi
phí.
- Phải xem xét đến những ảnh hưởng của việc lựa chọn nguyên nhân
gây ra chi phí đến hành vi của nhà quản trò.
I.2.3- Một số ưu điểm và nhược điểm của ABC.
I.2.3.1 Ưu điểm:

- Tính giá thành theo phương pháp ABC không có gì khó so với phương
pháp tính giá thành truyền thống bấy lâu nay miển là những dữ liệu cần thiết
cho việc tính giá thành được thu thập đầy đủ và chính xác.
- Ngày nay khoa học kỹ thuật càng phát triển, các sản phẩm làm ra
trong điều kiện kỹ thuật cao với chi phí chung chiếm phần lớn trong tổng chi
phí thì việc phân bổ chi phí sản chung cho mức độ hoạt động là chính xác hơn
và hợp lý hơn so với việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo giờ công lao
động hay giờ máy chạy mà theo phương pháp tính giá thành truyền thống đã
làm, vì tỷ lệ phân bổ này chỉ phản ánh mối liên hệ về số lượng hoạt động mà
thôi.
- Với quá trình sản xuất sản phẩm ngày càng phức tạp hơn và hiện đại
hơn thì nhiều nguyên nhân gây ra chi phí là từ các bộ phận chức năng chung
chuẩn bò cho việc sản xuất tức là các hoạt động không thực hiện ngay tại phân

Trang

18


xưởng, nơi sản xuất sản phẩm mà xảy ra ở các nơi khác như: thiết kế mẫu, lập
kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, tiếp thò… Phương pháp tính giá thành
ABC quan tâm đến tất cả các chi phí chung, gồm cả chi phí những bộ phận
chức năng trên. Do vậy, cách tính giá thành này vượt ra khỏi ranh giới truyền
thống bấy lâu nay chỉ tính tại phân xưởng.
- Trong môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt, các công ty phải tính
được mức lợi nhuận thực tế đem lại của từng sản phẩm, muốn vậy các công ty
phải xác đònh được các nguyên nhân gây ra chi phí, phương pháp tính giá thành
ABC giúp cho việc phân tích một cách có ý nghóa các chi phí và do đó sẽ cho
chúng ta một cơ sở phù hợp trong việc tính hiệu quả trong sản xuất ở môi
trường cạnh tranh.

- Phương pháp tính giá thành ABC không chỉ được sử dụng trong việc
tính giá thành cho các ngành sản xuất mà còn được sử dụng để tính giá thành
cho các ngành dòch vụ như: Ngân hàng, tài chính …
Tuy vậy, phương pháp tính giá thành ABC cũng có những lỗ hổng,
những sai sót của nó khi áp dụng.

I.2.3.2 Hạn chế:
Phương pháp tính giá thành ABC có những thuận lợi rất lớn, song bù lại
nó cũng có những hạn chế khi sử dụng cụ thể như:
- Không nên sử dụng phương pháp tính giá thành ABC, nếu phương
pháp này không cho thêm thông tin, dữ liệu cho ban quản lý để sử dụng trong
việc lập kế hoạch hay ra quyết đònh quản lý, điều hành những hoạt động của
doanh nghiệp mà nên sử dụng phương pháp tính giá thành truyền thống vì nó
đơn giản và dễ hơn.
- Ngày nay sử dụng phương pháp tính giá thành ABC thì cũng có những
trường hợp không thể giải quyết được trong việc phân bổ chí phí sản xuất
chung, vì những nguyên nhân gây ra chí phí không tìm thấy được hoặc không
thể phân biệt được là do tính giống nhau của các chi phí.
- Trong thực tế nhiều khoản thuộc chi phí sản xuất chung không có quan
hệ gì đến số lượng hay mức độ phức tạp và đa dạng của sản phẩm, tức là không

Trang

19


có liên hệ gì đến các nguyên nhân gây ra chi phí. Như vậy việc phân bổ chi phí
sản xuất chung theo mức độ hoạt động không xảy ra được.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều khu vực chi phí mà áp dụng phương pháp
tính giá thành ABC thì số lần cần tính toán và phân bổ chi phí ngày càng nhiều

hơn, hơn nữa để xác đònh chính xác chi phí cho một hoạt động nào đó gây ra thì
hoạt động này phải cân, đong, đo, đếm rất phức tạp. Tức là việc thiết kế một
và điều hành là rất tốn kém, cần cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang
lại.
Tóm lại, Phương pháp tính giá thành ABC không phải là một phướng
pháp tính giá thành tối ưu, ABC cũng không phải là một phương pháp mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất khi áp dụng cho tất cả các trường hợp mà nó chỉ là
một hệ thống tính giá thành tinh vi hơn. Phương pháp này hiện nay cũng đã và
đang gây nhiều tranh cãi. Khi áp dụng hệ thống ABC là một thử thách lớn đối
với các doanh nghiệp. Như vậy để thực hiện tốt khi áp dụng ABC thì các doanh
nghiệp cần chú ý một số điểm sau:
+ Môi trường kỹ thuật sản xuất.
+ Môi trường thông tin.
+ Môi trường cạnh tranh.
+ Năng lực của các nhà quản trò doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ kế
toán.
+ Mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại.

Trang

20


Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHI PHÍ SẢN
XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA
NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở NƯỚC TA
-----oOo-----

II.1- XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU TÂN THÀNH


Xí nghiệp chế biến Tân Thành
II.1.1-Đòa chỉ: Cà Mau
II.1.2-Đặc điểm sản xuất:
Chủ yếu là chế biến mặt hàng tôm đông lạnh xuất khẩu.
II.1.3- Quy trình công nghệ.

II.1.3.1- Tôm thòt (PUD)

Tiếp nhận nguyên

Rửa lần 1

Bóc đầu vỏ tôm

KCS

Xẻ lưng rút tim

Phân cở

Rửa lần 2

Cân xếp khuôn

Chờ đông

Trữ lạnh chờ tiêu thụ

Đóng gói, bao bì


Cấp đông

Trang

21


II.1.3.2- Tôm vỏ (PD)

Tiếp nhận nguyên

Rửa lần 1

Bóc đầu vỏ tôm

Rửa lần 2

KCS

Phân cở

Cân xếp khuôn

Cấp đông

Ra tôm từ tủ đông

Trử lạnh chờ tiêu thụ


Đóng gói,bao bì

Công nghệ sản xuất có tính chất dây chuyền, trình tự sản xuất đòi hỏi sự
liên tục cùng với quá trình quản lý phải xuyên suốt, thời gian hoàn thành sản
phẩm trong ngày. Do đặc điểm của nguyên liệu phải có sự bảo quản tươi bằng
nước đá trong suốt quá trình chế biến, yếu tố nước đá quyết đònh trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm.
II.1.4- Sơ đồ bộ máy kế toán.

KẾ TOÁN TRƯỞNG

BAN ĐIỀU HÀNH PX

KT TỔNG HP

KT THANH TOÁN

KT NGUYÊN VL

T.KÊ CHẾ BIẾN

KT CÔNG N

KT VẬT TƯ

T.KÊ NĂNG SUẤT

KT NGÂN HÀNG

KT TSCĐ-CCỤ


T.KÊ T.PHẨM

THỦ QUỸ

KT THÀNH PHẨM

II.1.5- Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp.

Trang

22


Trong công tác kế toán Xí nghiệp chỉ chú ý đến các kỳ báo cáo, chức
năng công tác kế toán ở đây là kế toán tài chính không sử dụng chức năng kế
toán quản trò , việc cập nhật số liệu hàng ngày chưa được chú trọng, không đáp
ứng yêu cầu kòp thời. Khi đến kỳ hạn báo cáo phải tiến hành xử lý một số
lượng lớn chứng từ ban đầu phát sinh từ các phân xưởng sản xuất, các bộ phân
sản xuất chuyển về cho phòng kế toán.
Về công tác kế toán nói chung chưa gắn với hoạt động sản xuất của các
phân xưởng, các số liệu kế toán phát sinh chưa gắn với việc cân, đông, đếm…
Ban điều hành sản xuất chưa sử dụng được thông tin kế toán làm cở sở cho
những giải pháp đề ra quyết đònh việc kinh doanh của Xí nghiệp. Trong khi đó
bộ phận thống kê mặc nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của phòng kế toán, hình
thức như vậy làm cho số liệu phát sinh mất tính khách quan và kế toán không
kiểm được.
* Cách phân loại chi phí sản xuất.
Xí nghiệp chọn hình thức phân loại chí phí theo yếu tố như sau:
1- Nguyên vật liệu mua ngoài.

2- Vật liệu phụ.
3- Nhiên liệu.
4- Động lực.
5- Lương cán bộ và công nhân viên.
6- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
7- Khấu hao tài sản cố đònh.
Khi lựa chọn phương pháp phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố là Xí
nghiệp Tân Thành muốn tìm xem chi phí nào đã tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất sản phẩm đồng thời xác đònh tỷ trọng của từng loại chi phí chiếm
trong tổng chi phí sản xuất. Nó là cơ sở cho việc xây dựng đònh mức, dự toán
chi phí. Vì vậy, các nhân tố khác như đòa điểm phát sinh chi phí, cũng như mục
đích sử dụng chi phí không được quan tâm đúng mức. Do đó theo cách phân
loại thực tế như Xí nghiệp Tân Thành đang áp dụng thì chưa hợp lý với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Mặc khác, việc tập hợp chi phí tách

Trang

23


rời với đối tượng kế toán phát sinh và chòu chi phí, làm mất đi ý nghóa vốn có
của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí
nghiệp.
* Tính giá thành sản phẩm.
621”Tôm NL”
biến”

Sơ đồ hạch toán:

154”Tiếp nhậän NL”

621”Phân cở”

621”BTP chếbiến”

Tôm nguyên liệu
Tôm nguyên liệu đưa đi chế biến
chuyển sang phân cở
BTP phân cở
622”Tiếp NL”

Bán thành phẩm chế biến

622”Chế biến”
622”Phân cở”

Lương CN nhận NL

Lương CN chế biến
Lương CN phân cở

627”Tiếp NL”

627”Chế biến”
627 “Phân cở”

CPSXC tiếp nhận NL

CPSXC chế biến

CPSXC phân cở


627”SX chung”
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung

154”Phân cở”
154”Cấp đông”

Chi phí sản xuất chung

621”Xếp hộp”
154”Xếp hộp”
155”Thành phẩm

Chuyển sang xếp hộp
BTP xếp hộp
BTP cấp đông
Z SP hoàn thành
622”Xếp hộp

621” Cấp đông”

Chuyển sang cấp đông

622 “Cấp đông
Lương CN xếp hộp

Lương CN cấp đông
627”Xếp hộp”


627”Cấp đông”
CPSXC xếp hộp

CPSXC cấp đông

Chi phí sản xuất chung

Trang

Chi phí sản xuất chung

24

154”Chế

BTP


×