Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Định giá chuyển giao và chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại việt nam và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.38 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN QUANG TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


PHẦN DẪN NHẬP
Cơ sở khoa học và lý luận của luận án là những vấn đề mang tính cấp thiết
phục vụ cho sự nghiệp CNH và HĐH đến những vấn đề mang tính toàn cầu hiện
nay như:
Vấn đề toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với các nước đang phát triển:



Sau hội nghò cấp bộ trưởng WTO ở Seattle (Mỹ), sau diễn đàn kinh tế thế
giới ở Davos (Thụy Sỹ), một lần nữa vấn đề toàn cầu hóa đối với các nước đang
phát triển lại được đem ra xem xét, thảo luận tại Hội Nghò Phát triển và Thương
Mại của Liên Hợp Quốc lần thứ 10(UNCTAD-X) diễn ra tại BangKok (Thai Lan)
vừa qua.
Hội nghò lần này nêu bật lên những bất công và những bất lợi, rủi ro mà các
nước đang phát triển phải gánh chòu khi tham gia vào thương mại quốc tế, tìm kiếm
một chương trình hành động chung vì sự phát triển bền vững của các nước này và
làm giảm hố sâu ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo. Theo báo cáo Phát triển
thế giới 1999 của Ngân hàng Thế Giới thì khoảng cách giữa các quốc gia phát triển
và đang phát triển ngày càng rộng và chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng này
sẽ giảm xuống. Các nguồn viện trợ tài chính đã giảm mạnh chỉ còn bằng 1/3 so với


thập kỷ 90, thay vào đó các nước đang phát triển nhận được sự thúc ép từ các nước
phát triển tự do hóa kinh tế, tham gia vào thò trường thế giới. Tuy nhiên khi tiến
hành cải cách, mở cửa nền kinh tế, các nước nghèo phải chòu rất nhiều bất lợi và rủi
ro. Toàn cầu hóa là một cuộc chơi không công bằng cho các nước đang phát triển.
Mậu dòch quốc tế ở các nước đang phát triển có lợi thế so sánh tự nhiên như nông
sản, dệt, nguyên liệu thô,… tăng trưởng rất chậm chạp, giá cả thường xuyên biến
động mạnh. Từ giữa thập niên 80 đến giữa thập niên 90, buôn bán hàng nông sản
chỉ tăng dưới 2%, so với mức tăng gần 6% của hàng chế tạo. Các nước công nghiệp


phát triển thúc ép các nước đang phát triển cải cách nền kinh tế, dòch vụ tài chính:
nhưng lại dựng lên các hàng rào bảo hộ phi thuế quan mới bằng cách đề ra các quy
đònh về bảo vệ môi trường, điều kiện lao động,…thay thế cho hàng rào thuế quan.
Hàng hóa xuất khẩu từ các nước đang phát triển phải chòu mức bảo hộ cao gấp 4 lần
so với giữa các nước phát triển với nhau. Ước tính hạn ngạch hàng nông sản của các
nước thuộc Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD) gây thiệt hại cho các
nước đang phát triển lến đến 20 tỷ USD mỗi năm, ảnh hưởng trực tiếp đến những
người lao động trong khu vực nông nghiệp, chiếm đến 2/3 dân số các nước này. Sự
lo ngại trước những rủi ro mà quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại mang lại
cho các nước đang phát triển là một vấn đề lớn hiện nay. Khi mở cửa nền kinh tế,
các quốc gia phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong nước. Việc cải cách, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện nhiều
biện pháp cứng rắn rất tốn kém và có tác động xấu về mặt xã hội. Những người thất
nghiệp dư ra từ các ngành không còn được bảo hộ, không dễ dàng tìm việc làm mới
ở các nước khác do thò trường lao động chưa hoàn thiện. Hệ thống các chương trình
phúc lợi xã hội hoạt động không hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực khác
có tác động rất lâu dài, là nguy cơ bất ổn đònh tiềm ẩn. Xu hướng sáp nhập các công
ty đa quốc gia thành các công ty khổng lồ có tiềm lực tài chính lớn hơn cả các quốc
gia trung bình, các công ty này sẽ nuốt chửng các công ty nội đòa khi xâm nhập vào
thò trường trong nước. Tình trạng các tập đoàn lũng đoạn nền kinh tế các nước đang

phát triển là một thực tế cần xem xét. Từ đó mà vấn đề xem xét lại một số luật lệ
trong thương mại quốc tế, cải cách hệ thống tài chính quốc tế, nếu không sự bất ổn
sẽ tiếp tục theo sự toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là một xu hướng chung, một đất nước đang phát triển, đang
thực hiện mở cửa để hòa nhập và đón nhận đầu tư như Việt nam thì việc hòa theo
xu hướng đó là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là chúng ta hòa nhập trong tư thế
như thế nào, điều đó còn phụ thuộc vào mức độ chuẩn bò và khả năng của chúng ta.




Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ sự nghiệp Công

Nghiệp Hóa và Hiện Đại Hóa đất nước.
Trong chiến lược tài chính để thực hiện CNH và HĐH cần phải tính đến tổng
vốn đầu tư toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng khu vực: Nhà nước, doanh nghiệp
và nhân dân, cũng như hệ số ICOR trong hoạt động đầu tư. Để đảm bảo tốc độ tăng
trưởng cao và bền vững trong điều kiện hệ số ICOR thời kỳ sau thường cao hơn thời
kỳ trước, thì tổng vốn đầu tư sẽ tăng lên rất nhanh. Thời kỳ 1991-1995 tổng vốn đầu
tư là 15,6 tỷ USD. Theo dự tính ban đầu, để duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 88,5% như đã đạt được, thì tổng vốn đầu tư của thời kỳ 1996-2000 là 40-42 tỷ USD,
bằng 2,7 lần 5 năm trước đó. Từ đó suy ra tổng vốn đầu tư cho thời kỳ 2001-2005
khoảng 100-120 tỷ USD và 5 năm tiếp đó khoảng 200-220 tỷ USD. Dù cho rằng
trong tình hình suy thoái kinh tế, hiện chưa tính được điểm dừng của nó nên mức
tăng trưởng đề ra khoảng 5-6%/năm và như vậy tổng vốn đầu tư sẽ ít hơn. Tuy
nhiên nếu ý kiến này được chấp nhận thì việc thực hiện mục tiêu CNH sẽ chậm lại
hàng thập kỹ. Vốn đầøu tư là một yếu tố quyết đònh tốc độ tăng trưởng, do vậy việc
tăng tỷ lệ vốn đầu tư từ nước ngoài là một một nội dung quan trọng của chiến lược
tài chính. Trong vốn đầu tư nước ngoài thì vốn ODA đã được các nhà tài trợ cam kết
từ năm 1993-1998 là 13,5 tỷ USD, đã được giải ngân khoảng 5, tỷ USD; vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã được đăng ký từ năm 1988-1998 là 35,5 tỷ USD và

đã thực hiện khoảng 13,5 tỷ USD. Như vậy, so với nhu cầu vốn đầu tư và năng lực
tiếp nhận vốn nước ngoài của ta thì con số vốn đã thực hiện là quá ít. Nếu so với
Trung Quốc, thì sự tác động của FDI ở nước ta còn rất thấp. Ví dụ, trong hơn 170 tỷ
USD kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 1998, các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (DN FDI) chiếm 45%, trong khi đó con số này tại nước ta chỉ là vài tỷ
USD và chiếm một phần không đáng kể.


Nêu ra những con số trên để chúng ta thấy được nhu cầu bức thiết của việc
thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thế nào trong thời gian sắp tới. Việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, chấp nhận làm ăn với các tập đoàn đầu tư quốc tế là đồng nghóa
với hòa nhập vào xu hướng toàn cầu hóa, là chấp nhận cuộc chơi với những thủ
đoạn và cạnh tranh khốc liệt mà vấn đề hơn thiệt ở đây không phải giữa các cá
nhân, các doanh nghiệp mà nó ảnh hưởng đến bước tiến, đến sự giàu nghèo của cả
một dân tộc, một quốc gia. Một quốc gia vừa thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh
dành độc lập vó đại nhất trong lòch sử loài người như Việt Nam, đang vật lộn với
nghèo nàn lạc hậu thì cuộc chiến này cũng sẽ không kém phần khó khăn như hai
cuộc kháng chiến trước.
Nghiên cứu vấn đề chuyển giá, là chúng ta muốn đóng góp một phần nhỏ bé
vào công cuộc xây dựng đất nước ấy. Ý thức được tầm quan trọng và mức độ
nghiêm trọng của vấn đề để làm kim chỉ nam cho đề tài này và thực tế đang diễn ra
trong lónh vực đầu tư nước ngoài là nguồn số liệu cho đề tài. Phương pháp duy vật
biện chứng, đặc biệt là những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
như “cái riêng và cái chung”, “nguyên nhân và kết quả”, những lý luận biện chứng
của sự nhận thức thực tại khách quan và những phương pháp thống kê, phân tích, dự
báo và những tài liệu nước ngoài đã được sử dụng trong đề tài này.


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ

CHUYỂN GIAO VÀ CHUYỂN GIÁ
1. Khái niệm về đònh giá chuyển giao và chuyển giá:
Trước hết chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt và mối quan hệ giữa hai
thuật ngữ “đònh giá chuyển giao – transfer pricing” và “chuyển giá – price
transfering”.
Các công ty đa quốc gia (MNC) theo đuổi chính sách toàn cầu hóa và chiến
lược xuyên quốc gia đã ngày càng mở rộng hoạt động của chúng trên khắp thế giới.
Do đó, một sản phẩm có thể được thiết kế, vẽ mẫu tại một số nước, còn một số bộ
phận cấu thành của nó được sản xuất ở nước thứ hai, các bộ phận cấu thành khác
được sản xuất ở nước thứ ba. Tất cả sẽ được lắp ráp ở nước thứ tư và các sản phẩm
hoàn thành sẽ được bán rộng rãi trên toàn cầu. Vấn đề này làm phát sinh các
nghiệp vụ nội bộ công ty rất phong phú và đa dạng. Giá mà tại đó hàng hóa hay
dòch vụ được chuyển giao gọi là giá chuyển giao – transfer price. Mặc dù là giá
hình thành trong nội bộ (tức là dựa trên cơ sở có mối quan hệ hữu cơ) nhưng luật
pháp quốc tế thông thường đòi hỏi giá chuyển giao này phải được đánh giá theo tiêu
chuẩn giá thò trường – Arm’s-length Standard), có nghóa là nó được thực hiện với
những doanh nghiệp khác không có liên kết trên thò trường. Như vậy, khi thực hiện
một nghiệp vụ chuyển giao qua lại giữa các MNC, có một nhu cầu nảy sinh trước
hết là phải tính toán giá chuyển giao giữa các bộ phận. Theo thuật ngữ tài chính thì
công việc này được gọi là đònh giá chuyển giao-transfer pricing.
Việc đònh giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trò doanh nghiệp tập
đoàn, nhưng khi giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn thò trường thì xảy ra
hiện tượng chuyển giá. Xét về khía cạnh thuế, chuyển giá là một hành vi nhằm làm


giảm đi số lợi tức, thu nhập mà các công ty con thực tế phải kê khai với cơ quan
thuế để trốn và tránh thuế. Nhìn chung có hai dấu hiệu cơ bản của hiện tượng
chuyển giá, đó là: nâng giá đầu vào với các tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật
liệu, chí phí gián tiếp,… Đối với các yếu tố đầu ra thì kê khai thấp hơn giá bán thực
tế trên thò trường. Các nghiệp vụ chuyển giao được đònh giá thấp hơn hay cao hơn

giá thò trường. Các nghiệp vụ chuyển giá này có thể thực hiện dưới hai hình thức:
chuyển giao giữa công ty mẹ với công ty con và ngược lại hoặc giữa các công ty có
mối quan hệ liên kết với nhau-related parties.
Như vậy, về thực chất hai khái niệm đònh giá chuyển giao và chuyển giá là
không đồng nhất với nhau.
Đònh giá chuyển giao là một khái niệm hàm ý thực hiện một hành vi với các
khía cạnh tích cực của một chính sách tài chính của một tập đoàn nhằm tăng cường
quản lý hoạt động của từng thành viên, ở khía cạnh nó hoàn toàn là một khoa học
quản lý tài chính kế toán và khác hẳn với chuyển giá. Tuy nhiên nếu hiểu theo
nghóa rộng hơn là đònh giá chuyển giao giữa hai công ty thành viên ở hai nước khác
nhau thì nó lại có điểm gần nhau ở chỗ được thực hiện đối với nước chủ nhà (the
host country) và với chính quốc (the home country).
Trong khi đó chuyển giá là một hoạt động chủ quan, cố ý của các tập đoàn
nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp và tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm thò
phần, loại bỏ đối tác thông qua việc xác đònh giá trò các nghiệp vụ chuyển giao nội
bộ không đúng với giá thò trường.
Khi nói đến chuyển giá là ta đề cập đến vấn đề chuyển giá quốc tếinternational transfer pricing- là quản lý thuế, trốn thuế và thôn tính đối thủ của các
tập đoàn và do đó phải có những phương pháp đònh giá chuyển giao phù hợp và các
giải pháp để chống lại vấn đề này, đây chính là hướng nghiên cứu chính của đề tài.
Bên cạnh đó chúng ta còn có vấn đề đònh giá chuyển giao nội đòa- domestic transfer
pricing- khái niệm nội đòa không còn là ranh giới giữa các quốc gia nữa mà ở đây


nó có nghóa là không đề cập đến chính sách thuế của các quốc gia mà chỉ chú trọng
đến vấn đề quản lý của nội bộ một tập đoàn.
Sau đây chúng ta sẽ đi lướt sang phần này trước khi vào hướng chính của đề
tài.
2. Các phương pháp đònh giá chuyển giao giữa các doanh nghiệp thành viên, ý
nghóa và sự cần thiết:
Là một khoa học quản lý, đònh giá chuyển giao (ĐGCG) như là một công cụ

để giúp chúng ta đánh giá, phân bổ chính xác các chi phí hoạt động giữa các công ty
thành viên, từ đó có được những quyết đònh đúng đắn, kòp thời. Vấn đề là đònh như
thế nào để thật hợp lý và thỏa đáng. Giả sử chúng ta có ba công ty thành viên,
thành phẩm của đơn vò thứ nhất là đầu vào của đơn vò thứ hai và ba và thành phẩm
của đơn vò thứ hai cũng là một phần đầu vào của đơn vò thứ ba. Như vậy ở đây ta có
ít nhất là hai lần chuyển nhượng của cải giữa các thành viên trong cùng công ty.
Loại giá nào sẽ được quy đònh cho các quá trình chuyển giao? Có thể đònh giá gồm
lợi nhuận cho bộ phận giao không? Hay giá chỉ nên bao gồm chi phí phát sinh? Việc
chọn giá như vậy là rất phức tạp bởi vì mỗi bộ phận có thể cung cấp sản phẩm của
nó ra ngoài và ngược lại các bộ phận khác cũng có thể mua hàng từ bên ngoài. Điều
quan trọng nữa là giá tính bởi bộ phận này trở thành chi phí của bộ phận khác và chi
phí này càng cao thì tỷ lệ hoàn vốn hay hiệu suất hoạt động của bộ phận nhận sẽ
càng thấp. Đó là mâu thuẫn chính của vấn đề và nó không phải là đơn giản và
thường đưa tới sự tranh cãi kéo dài và sôi nổi giữa các tập đoàn. Trong thựcï tế ta có
các cách cơ bản thường được sử dụng như sau.
2.1 Đònh giá chuyển giao trên căn bản giá thò trường.
Nếu trên thò trường có tồn tại những sản phẩm và dòch vụ tương tự thì giá thò
trường là cách đònh giá độc lập và công bằng nhất. Bằng việc sử dụng giá thò trường
để điều hành các hoạt động chuyển giao, tất cả các bộ phận đều có khả năng thu
được lợi nhuận trên vốn bỏ ra chứ không chỉ có khâu cuối cùng của quá trình


chuyển giao. Cách tính này giúp cho nhà quản lý quyết đònh khi nào nên chuyển
nhượng và các vấn đề khác.
Quan điểm sử dụng giá thò trường là tạo điều kiện cạnh tranh giữa các bộ
phận vì nó cho các kết quả hoạt động chính xác của từng bộ phận và là căn cứ tuyệt
vời để đánh giá hoạt động của nhà quản lý. Có một số nguyên tắc phải tuân theo
khi sử dụng giá thò trường để chuyển nhượng, đó là:
- Bộ phận mua phải mua của bộ phận bán trong nội bộ khi mà bộ phận bán
đáp ứng được tất cả điều kiện của giá mua ngoài và muốn bán nội bộ.

- Nếu bộ phận bán không đáp ứng được tất cả điều kiện của giá mua ngoài thì
bộ phận mua được tự do mua ngoài.
- Bộ phận bán phải được tự do từ chối bán nội bộ nếu nó muốn bán ra ngoài.
- Một ủy ban trung gian phải được thành lập để giúp giải quyết những bất
đồng giữa các bộ phận về giá.
Không phải tất cả các công ty đều có các điều kiện thò trường như nhau. Có
khi khách hàng của một công ty là một công ty khác thành viên khác duy nhất,
nhưng cũng có khi khách hàng của nó là rất rộng, cả những công ty thành viên và cả
những công ty trên thò trường. Ta có thuật ngữ thò trường trung gian, đó là một thò
trường mà ở đó một loại sản phẩm có thể được bán ngay và với dạng hiện hữu của
nó cho những khách hàng bên ngoài nếu muốn, thay vì phải chuyển nhượng cho đơn
vò thành viên. Công thức tính giá chuyển giao trong thò trường trung gian như sau:
Giá chuyển nhượng = Biến phí đơn vò + Số dư đảm phí của một đơn vò thu
được do bán ra ngoài bò thiệt hại
Trong thò trường trung gian, sự nhất trí hoàn toàn về giá thường không tồn tại
hoặc bò phá vỡ bởi một số nhà cung cấp quyết đònh giảm giá. Liệu bộ phận bán có
chấp nhận giảm giá bằng với giá của nhà cung cấp bên ngoài cho bộ phận mua
không? Câu trả lời chung cho cả tập đoàn là tùy thuộc vào bộ phận bán đã hoạt
động hết công suất chưa.


Nếu bộ phận bán đã hoạt động hết công suất: khi đó nó phải hủy bỏ việc bán
ra ngoài để bán cho bộ phận mua. Trường hợp này giá chuyển giao được tính như
sau:
Giá chuyển nhượng = Biến phí đơn vò + Số dư đảm phí của một đơn vò bò thiệt
hại do hủy bán ra ngoài
Công thức này luôn phản ảnh giới hạn thấp nhất đối với một giá chuyển
nhượng vì bộ phận bán phải nhận được một số tiền ít nhất là bằng với tiền tính được
theo công thức để vẫn có kết quả như khi nó bán cho khách hàng ngoài thò trường.
Do đó bộ phận bán sẽ không thể giảm giá xuống thấp hơn giá thò trường để bán cho

bộ phận mua. Nếu nó giảm giá thì nó (và cả tập đoàn) sẽ bò mất đi một khoản số dư
đảm phí, đó chính là phần chênh lệch giữa giá thò trường và giá chuyển nhượng.
Như vậy khi phải hủy bỏ việc bán ra ngoài để bán nội bộ, bộ phận bán có một chi
phí cơ hội (opportunity cost) phải được quan tâm đến trong việc đònh giá chuyển
nhượng. Chi phí cơ hội này chính là số dư đảm phí sẽ bò thiệt hại như là kết quả của
việc hủy bỏ việc bán ra ngoài. Quá trình chuyển nhượng chỉ được thực hiện khi giá
chuyển nhượng được tính đủ để bù đắp chi phí cơ hội này cùng với chi phí khả biến.
Nếu bộ phận bán hoạt động chưa hết công suất và còn nhàn rỗi thì mọi việc
sẽ khác đi, vì lúc này chi phí cơ hội bằng không. Tuy nhiên mặc dù vậy giá chuyển
nhượng cũng nên theo giá thò trường như vậy mới công bằng và hợp lý cho người
bán. Tuy nhiên vẫn có thể thương lượng với giá thấp hơn để tận dụng năng lực của
người bán đang nhàn rỗi, để cả tập đoàn cùng có lợi. Chỉ cần giá cao hơn chi phí
khả biến là việc kinh doanh doanh nội bộ sẽ tốt hơn là bộ phận mua phải mua
ngoài. Giá chuyển nhượng trong trường hợp này là:
Giá chuyển nhượng = Biến phí đơn vò
Như vậy biến phí là giới hạn bé nhất cho giá chuyển nhượng, giá này có thể
giao động từ mức biến phí đơn vò đến giá thò trường hiện tại. Tuy nhiên bộ phận bán
có quyền từ chối bán ngay cả với giá bằng giá thò trường vì có thể họ đã những kế


hoạch trong dài hạn và muốn để năng lực nhàn rỗi một thời gian ngắn để triển khai
sau đó một sản phẩm khác có lợi nhuận cao hơn. Không có sự bắt buộc bán với giá
chuyển nhượng ngay cả khi có một bộ phận tạm thời nhàn rỗi, đó là nguyên tắc.
Tuy nhiên bộ phận mua cũng không bò ép buộc phải mua với giá cao hơn giá thò
trường của bộ phận bán, nó có thể mua bên ngoài với giá thò trường đang thấp hơn
giá chuyển nhượng. Trong trường hợp này, toàn tập đoàn có thể bò giảm số dư đảm
phí trong ngắn hạn, do vậy các đơn vò phải cố gắn thương lượng để đạt một giá
chuyển nhượng thỏa mãn cho cả hai.
2.2 Đònh giá chuyển giao trên cơ sở chi phí :
Có rất nhiều đơn vò xác đònh giá chuyển nhượng chỉ trên căn cứ tập hợp chi

phí, không tính tới bất kỳ yếu tố lợi nhuận nào. Tính theo cách này, giá chuyển
nhượng có thể căn cứ trên các chi phí khà biến liên quan, hoặc một phần chi phí bất
biến cũng có thể được tính vào và như vậy nó còn được căn cứ trên chi phí toàn bộ.
Cách này rất đơn giản nhưng có những khuyết điểm lớn mà ta có thể thấy qua minh
họa sau:
Giả sử có tập đoàn gồm bộ phận sản xuất ngắt điện (A) và mô tơ (B). Một
ngắt điện có chi phí khả biến là $12 và giá bán ra là $20. Năng lực sản xuất là
50.000đv/năm. Bộ phận B cần một loại ngắt điện mới và nó phải chọn một trong hai
cách: Mua ngoài với giá $15/cái theo đơn đặt hàng 50.000 cái/năm; hoặc đặt A sản
xuất với biến phí đơn vò $10/cái và bộ phận này phải hủy việc kinh doanh hiện tại.
Giải pháp nào có lợi cho cả tập đoàn. A sẽ hủy việc kinh doanh với bên ngoài để
sản xuất cho B với giá chuyển nhượng là $10/cái hay B nên tìm nhà cung cấp bên
ngoài với giá $15/cái? Để rỏ hơn ta xem xét hai ví dụ sau:
Trường hợp 1: Bộ phận B mua từ ngoài với giá $15/cái và A tiếp tục sản xuất
và bán loại ngắt điện củ giá $20/cái. Giá một môtơ là $60/cái, chi phí khả biến chưa
tính ngắt điện là $25/cái.
50.000 sản phẩm mỗi năm


Doanh số

Bộ phận A

Bộ phận B

Toàn công ty

1.000.000

3.000.000


4.000.000

Trừ chi phí khả biến
Số dư đảm phí

600.000
400.000

2.000.000
1.000.000

2.600.000
1.400.000

Trường hợp 2: B mua ngắt điện từ A với giá chuyển nhượng $10/cái, điều này
cũng có nghóa là A phải hủy việc kinh doanh ra ngoài.

Doanh số

500.000

Trừ chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Số dư đảm phí bò giảm

500.000
0

3.000.000


3.000.000

1.750.000
1.250.000

1.750.000
1.250.000
150.000

Với cách hai số dư đảm phí của công ty bò giảm, chúng ta không chọn phương
án này. Đây là nhược điểm của việc lấy chi phí là căn cứ xác đònh giá chuyển
nhượng. Ta thấy ở đây có hai nhược điểm: thứ nhất A không có lợi nhuận do đó việc
đánh giá ROI để xác đònh chất lượng quản lý không thực hiện được và thứ hai số dư
đảm phí của toàn công ty bò giảm đáng kể. đây không có sự khuyến khích kiểm
soát chi phí vì chi phí được chuyển nhượng một cách quá đơn giản. Và việc phân
tích hiệu suất hoạt động của từ bộ phận là không thể dẫn đến tính thiếu cạnh tranh
trên thò trường. Do vậy nếu cho rằng căn cứ cách đònh giá chuyển nhượng này là dễ
hiểu và tiện lợi thì chi phí nên là chi phí tiêu chuẩn thay vì chi phí thực.

2.3 Đònh giá chuyển giao trên cơ sở giá thò trường thương lượng.
Vẫn có thể biện hộ cho trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá thò trường
trung gian chẳn hạn như các phí tổn lưu thông và quản lý có thể ít hơn khi doanh số


trong nội bộ được tính tăng lên nhiều. Hoặc là khi bộ phận bán còn nhàn rỗi năng
lực. Giá thò trường thương lượng là giá chuyển nhượng trong những tình huống
không bình thường hay giảm nhẹ. Cũng có khi nó được sử dụng khi không có thò
trường trung gian. Có thể xét một ví dụ minh họa sau: Một bộ phận A cần 5000 chi
tiết một loại vật liệu đặc thù X cho sản phẩm mới của mình và bộ phận B (là đơn vò

nội bộ) duy nhất có khả năng cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu của A. Bộ phận B xác
đònh biến phí cho sản phẩm X sẽ là $8, ngoài ra nó còn phải hy sinh mức sản xuất
của sản phẩm Y khác là 35.000 đvsp/năm. Sản phẩm Y được bán với giá được bán
với giá $45 và chi phí khả biến đơn vò là $25. Giá chuyển nhượng sẽ được tính như
thế nào cho sản phẩm X.
Ta có công thức:
Giá chuyển nhượng = Biến đơn vò + Số dư đảm phí đv bò thiệt hại do hủy bỏ
việc bán ra ngoài.
Số dư đảm phí đv (sản phẩm Y) bò thiệt hại là: $45 - $25 = $20, tổng số dư
đảm phí phải hy sinh (thiệt hại) là $20x3.500 = $70.000.
Số dư đảm phí đv (sản phẩm X) bò thiệt hại khi thực hiệc việc sản xuất 5.000
sản phẩm X = $70.000/5.000 = $14.
Vậy giá chuyển nhượng đv sản phẩm X là : $8 + $14 = $22
Bộ phận B phải tính giá chuyển nhượng tối thiểu là $14 hoặc có thể cao hơn
nếu không thì toàn công ty sẽ bò thiệt, bộ phận A có thể tìm nhà cung cấp bên ngoài
nếu không đồng ý với giá $14. Nếu bộ phận B còn nhàn rỗi thì giá có thể thấp hơn
nhưng không được thấp hơn biến phí đv $8.

2.4 Đònh giá chuyển giao trên căn bản vốn chủ sở hữu.
Vấn đề đònh giá chuyển giao thường dựa trên chi phí, đó là việc cộng thêm
một tỷ lệ nhất đònh nào đó trên cơ sở chi phí thực hay giá trên thò trường. Tuy nhiên
cũng cần phải thấy rằng đôi khi chúng ta phải quan tâm đến tỷ lệ tài sản vốn của


các bộ phận đóng góp cho toàn thể công ty trong hoạt động kinh doanh khi đònh giá
chuyển giao. Vấn đề là phải chia tách chi phí trên tỷ lệ đóng góp vốn trong những
trường hợp mà hoạt động của nhiều bộ phận là nguyên nhân gây ra chi phí và
không có sự rõ ràng trong việc phân chia chi phí.
2.5 Đònh giá chuyển giao trên quan điểm quản trò:
Nhà quản lý hay một vò quan tòa có thể xác đònh giá chuyển giao nhằm mục

đích quản lý bằng cách lấy giá thò trường trừ 10% hay lấy toàn bộ chi phí cộng thêm
5% cho những nghiệp vụ đặc thù xảy ra thường xuyên. Những giá chuyển giao ấy
không phản ánh sự quan tâm về kinh tế đơn thuần như giá trên căn bản thò trường
hay trên căn bản chi phí mà cũng không quan tâm đến vấn đề kế toán như giá đàm
phán. Nó sẽ tạo ra một nguyên tắc chuyên quyền, tùy ý trong giao dòch nội bộ tập
đoàn, từ đó tạo ra sự bù lỗ trong tập đoàn, tạo ra những động lực tiêu cực ảnh hưởng
đến trách nhiệm của các thành viên với tập đoàn và xã hội, nó hàm chứa một sự bất
công bằng trong cạnh tranh.
Đây chính là một dạng còn được gọi là chuyển giá của các thành viên trong
tập đoàn nhằm mục đích trốn thuế là chủ yếu. Một phương pháp đònh giá mà các
nhà tài chính tập đoàn đang suy tính để bòn rút của cải của đối tác hay của một
quốc gia mà họ đang hợp tác làm ăn. Vì thế cũng là lý do cho chúng ta giành hầu
hết thời gian để nghiên cứu vấn đề này trong khuôn khổ luận án này. Để chuyển
sang những vấn đề sau, chúng ta thử nhìn lại bảng tóm tắc các phương pháp đònh giá
chuyển giao sau:

P.P sử dụng

Căn bản thò

Căn bản chi

Thương

trường

phí

lượng


Giá thò trường Giá thành

Quản lý

Thương lượng p
trực tiếp

dụng

nguyên tắc


Lợi thế

Nếu giá TT Thật dễ dàng Phản ánh khả Đơn giản và
tồn tại thì sẽ cho việc áp năng kế toán có

thể

để

là mục tiêu dụng vì giá và kiểm soát tránh sự mâu
và cung cấp thành thường của các trung thuẩn
sự

khuyến có

sẳn

tại tâm

viên

khích kinh tế xưởng

thành các

giữa
thành

viên

hợp lý
Khó khăn

Không có hay Có nhiều loại Sẽ dẫn đến Dẫn đến sự vi
khó

khăn chi phí khác những

quyết phạm nguyên

phí đònh

không tắc trung thực

đònh giá thò cộng thêm bò cung

cấp và tinh thần

trong việc xác với


trường hợp lý

chi

bỏ sót

những lợi ích trách

nhiệm

kinh tế lớn với xã hội
nhất

3. Vai trò của đònh giá chuyển giao và chuyển giá trong nền kinh tế mở nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng:
Thực hiện nền kinh tế mở, hòa nhập với xu hướng toàn cầu hóa ngày nay
chúng ta phải xem vấn đề chuyển giá là một thách thức lớn cho cả các nhà quản lý
doanh nghiệp và cả cơ quan thuế nhà nước.
Với tư cách là nhà quản lý doanh nghiệp của một tập đoàn, đòi hỏi phải quản
lý, phân tích, đánh giá chặt chẻ và chính xác kết quả hoạt động của từng đơn vò
thành viên. Nhà quản lý sẽ phải đối đầu với những vấn đề mang tính chiến lược
sống còn như quyết đònh đầu tư thêm nhà máy hay đơn giản chỉ hợp đồng khoán
việc cho nhà thầu phụ,….
Với tư cách là nhà quản lý thuế vụ, đòi hỏi cán bộ thuế phải có đủ năng lực
và trung thực trong việc xử lý vấn đề này. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang cần thu


hút vốn đầu tư nước ngoài nên vấn đề chuyển giá sẽ rất tế nhò. Tuy nhiên không thể
để cho các tập đoàn tùy ý đònh giá làm tổn thất nghiêm trọng đến của cải quốc gia.

Trên thực tế hiện nay ảûnh hưởng của chuyển giá đến nước tiếp nhận đầu tư và chính
quốc trên thực tế diễn ra khá phổ biến ở một số mặt chủ yếu:
1.

Các MNC có thể giảm nghóa vụ nộp thuế của mình bằng cách sử

dụng giá chuyển giao để chuyển thu nhập từ một nước có thuế cao sang một nước
có thuế thấp. Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang có
chính sách thuế khóa tương đối cao nên các MNC đều muốn đẩy giá bán và các loại
chi phí cho công ty con nhằm thu lợi ngay từ vòng đầu và khai báo lỗ tại công ty
con. Bằng biện pháp này các công ty mẹ dễ dàng lập kế hoạch kinh doanh, nâng
cao tính cạnh tranh, chiếm thò phần mới; tạo uy tín tại chính quốc bằng cách tăng
các khoản thuế (với mức thuế thấp hơn). Các nước nhận đầu tư sẽ bò thiệt khoản
thuế mất đi, chi phí cao dẫn đến mất ổn đònh trong môi trường kinh doanh như cạnh
tranh không lành mạnh, mất đi lợi thế cạnh tranh làm sản phẩm không thâm nhập
vào thò trường quốc tế, không xuất khẩu, không thu được nguồn ngoại tệ; hơn thế
nữa cán cân thương mại của quốc gia sẽ nghiên về nước đầu tư do có sự nhập siêu,
một lượng lớn ngoại tệ mạnh sẽ được chuyển về nước đầu tư dưới hình thức thanh
toán công nợ, các nước nhận đầu tư lại mất đi một khoản thuế, (ở Việt Nam ta là
thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài - Withholding taxes).
2.

Các MNC có thể sử dụng giá chuyển giao để chuyển vốn và các

quỹ ra khỏi một nước khi có sự giảm giá tiền tệ quan trọng xẩy ra. Bằng cách đó,
công ty sẽ giảm được rủi ro về tỷ giá hối đoái. Vấn đề biến động và kiểm soát tỷ
giá hoái đoái của chính phủ là một vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.
Thực hiện việc chuyển giá, cụ thể là nâng giá bán hàng và các khoản chi phí để
nhận ngay khoản thanh toán (bao gồm cả lãi kinh doanh) dưới dạng thanh toán công
nợ để tránh rủi ro về chênh lệch tỷ giá và những chính sách quản lý ngoại hối của

chính quyền sở tại.


3.

Các MNC có thể sử dụng giá chuyển giao để chuyển tiền từ công

ty con về công ty mẹ hoặc là một “nơi trú ẩn an toàn về thuế” khi việc chuyển giao
tài chính qua hình thức chia lợi tức cổ phần bò thu hẹp hay nới lỏng do chính sách
của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Với mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài và sự khó khăn trong việc chuyển đổi đồng bản tệ thành ngoại tệ mạnh
khi chuyển lợi nhuận về nước, các nhà đầu tư không muốn để công ty con có lãi
nhiều nêu họ ra tay trước bằng hình thức chuyển giá.
4.

Các MNC có thể sử dụng giá chuyển giao thấp hơn để giảm thuế

quan phải trả khi chính phủ của nước nhập khẩu áp dụng biểu thuế quan tính theo tỉ
lệ % trên giá nhập khẩu cao (tòng giá). Để bù đắp khoản giảm giá này, nhà đầu tư
phải bằng mọi cách đẩy các chi phí gián tiếp khác như chi phí quản lý chung, phí tư
vấn, tiếp thò, bản quyền, giá tài sản cố đònh nhập khẩu để tăng chi phí khấu hao,… từ
đó dẫn đến tình trạng chồng chéo và phức tạp cho môi trường kinh doanh, quản lý
thuế. Nguy hiểm hơn họ còn lập ra những công ty ma để làm cho chu trình mua bán
lòng vòng, phức tạp và đẻ ra những loại chi phí ma nhằm làm giảm tối đa lợi nhuận
khai thuế để tránh nộp thuế thu nhập và thuế điều tiết thu nhập doanh nghiệp.
5. Việc toàn cầu hóa ngày càng tăng, khoảng 60% mậu dòch quốc tế ngày
nay được thực hiện giữa các MNC. Các phương pháp thông tin hoàn thiện hơn dựa
trên những thành tựu về kỹ thuật số, đã làm hình thành nên nền kinh tế tri thức, mà
theo đó tầm quan trọng của dòch vụ và giá trò các tài sản vô hình ngày càng tăng đã
tạo điều kiện và cơ hội cho việc chuyển giá. Việc toàn cầu hóa càng tạo ra nhiều

MNC và tập đoàn lớn với nhiền công ty thành viên hay các công ty có quan hệ về
kinh tế, đồng thời làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các công ty cung ứng, làm giảm
giá mà họ nhận được từ hàng hóa và dòch vụ, thu hẹp tỷ suất lợi nhuận. Từ đó khiến
các MNC chú ý đến việc trốn để tiết kiệm thuế.
Như vậy với xu thế phát triển ngày nay, vấn đề đònh giá chuyển giao là hết
sức cần thiết, tuy nhiên theo OECD thì : việc đònh giá chuyển giao không phải là một


môn khoa học chính xác nhưng đòi hỏi phải có sự phán đoán nhận đònh đối với cả hai
bên cơ quan quản lý thuế và ngưới đóng thuế. Nghiên cứu vấn đề này thật sâu sắc và
có cái nhìn nghiêm túc thật sự với nó để dần tiến tới một giải pháp toàn diện bằng
những quy đònh dưới dạng luật (luật hóa) nó là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO VÀ
CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC


A. Thực Trạng Của Vấn Đề Đònh Giá Chuyển Giao Và Chuyển Giá Tại Việt

Nam:
1. Tình hình hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, vốn FDI là một trong những nguồn lực chủ yếu để đẩy
mạnh sự phát triển kinh tế của những nước đang phát triển, đặc biệt là đối với Việt
Nam ta. Tuy nhiên từ khi có Luật đầu tư nước ngoài vào đầu năm 1997 đến nay,
việc thực hiện Luật ĐTNN đang vấp phải hai trở ngại lớn:
- Thứ nhất, xu hướng FDI vào Việt Nam đang chựng lại, thậm chí giảm mạnh,
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một phần do ảnh hưởng chung của cuộc khủng
hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á, một phần là do môi trường đầu tư của Việt nam
chưa thực sự thông thoáng và ổn đònh, do đó chưa có tác dụng thu hút mạnh các nhà

ĐTNN.
- Thứ hai, trong lónh vực ĐTNN nổi lên một hiện tượng đáng báo động là số
các DN FDI khai lỗ ngày một nhiều. Chỉ tính riêng ở Tp.Hồ Chí Minh tỷ lệ này lên
đến 70-80% trong hai ba năm gần đây. Nguyên nhân gây lỗ có thể bắt nguồn từ sự
yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng có thể từ một số phương
pháp quản lý tài chính của các MNC.
Tình hình này thật sự đặc biệt nghiêm trọng nếu so sánh với tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (số làm ăn không hiệu quả tuy
chiếm đến 60% nhưng vẫn chưa bằng với tỷ trọng nêu trên). Tuy nhiên cần thấy
rằng các DN FDI là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế nước nhà, không kể liên
doanh dầu khí Việt Xô khu vực này đã tạo ra 8%GDP vào năm 1998 và 9% trong
năm 1999, đóng góp 7,5% tổng thu về thuế và lệ phí của NSNN, chiếm gần 22%
tổng kim ngạch xuất khẩu và nếu kể cả số xuất dầu thô thì con số này là 1/3 tổng
giá trò sản lượng công nghiệp. Chúng ta không phủ nhận sự đóng góp của thành
phần kinh tế này, nhưng càng kỳ vọng, chúng ta càng phải cảnh giác và xem xét khi


mà tình hình kinh doanh bò lỗ của các DN FDI ngày càng gia tăng qua các năm và
chiếm tỷ trọng lớn trong số các DN FDI kê khai lợi tức trong 4 năm qua (1995,
1996, 1997, 1998). Sau đây là bảng số liệu thực tế:

Chỉ tiêu

‘95

‘96

‘97

‘98


Số

%

Tổn

Số

%

Tổng

Số

%

Tổng

Số

%

Tổng

DN

DN

g giá


DN

DN

giá trò

DN

DN

giá trò

DN

DN

giá trò

(lãi,

trò

(lãi,

(lãi,

(lãi,

(lãi,


(lãi,

(lãi, lỗ)

lỗ)

(lãi,

lỗ)

lỗ)

lỗ)

lỗ)

lỗ)

lỗ)
DN

đã

đi

525

681


860

981

vào

hoạt
động
DN kinh

135

25,7

doanh

1.83

180

26,4

2.453

284

33,0

2.553


239

28,5

2.963

481

73.4

1.905

576

67.0

2.646

702

71.5

4.426

2

có lãi
DN kinh
doanh bò


390

74.3

965,
3

lỗ

(Nguồn từ: Viện Kinh Tế đối Ngoại 1998)
Tiếp sau đây là số liệu về một số DN FDI thua lỗ năng trong hoạt động kinh
doanh, có dấu hiệu của sự chuyển giá:

ST
T
01

Tên các DN LD và các Vốn đầu tư &
đối tác
Vốn pháp đònh
(triệu USD)
Coca-Cola
Chương VPĐ: 20,7
Dương
Trong đó:
- Bên NN: Coca-cola - VN 8,3

Số lỗ tính đến
thời điểm báo
cáo

Tính
đến
16/04/98
lỗ
tích lũy: 151 tỉ

Nguyên nhân
chủ yếu dẫn
đến lỗ
Chưa xác đònh
được nguyên
nhân cụ thể

Chú thích

Các bên
đưa
ra
phương án


Indochina
Bên VN; Cty nước
giải khát Chương
Dương
Coca-Cola Ngọc Hồi
- VN: Tổng Cty
XNK Nông sản &
Thực Phẩm Chế
Biến.

- NN:
Coca-Cola
Indochina
-

02

03

04

05

06

-

NN: 12,4

Tổng
VĐT
ban đầu: 20,4
-VPĐ: 15,468,
VN
chiếm
30%.
- đến 02/98
Tổng
VĐT
thực hiện là

48,4 do tăng
vốn vay
Cty LD Rượu Bia BGI VĐT; 43
VPĐ: 13
Tiền Giang
- NN: Cty Bia Đá Quốc VN: 3,9
NN: 9,1
Tế (Pháp)
- VN: XNLH Rau Quả
Tiền Giang
VĐT: 23
Cty LD BGI đà Nẵng
- VN: Nhà Máy Bia VPĐ: 8
Nùc Ngọc đà VN: 3,2
NN: 4,8
Nẵng
- NN: Cty Bia Đá
Quốc Tế
Cty
Thủy
Tinh VĐT: 31,9
Sanmiguel Tamamura VPĐ; 17,45
VN: 6,108
Hải Phòng
VN: Cty Thủy Tinh Hải NN; 11,342
Phòng
NN:
Sanmiguel
(Philipin) & Yamamura
(Nhật)

Cty P&G
VĐT: 14,3
NN: P&G Far East
Đến
11/96
VN: Cty Phương Đông
tăng lên 37
VN: 4,3
NN: 10

đồng

cơ cấu lại
vốn hoặc
giải thể

Lỗ tích lũy từ Chưa xác đònh
‘95 đến ’97 là
130 tỉ đồng

Như trên

Đến cuối năm
1996 lỗ lủy kế
là: 232 tỉ 143
triệu đồng

Chuyển
thành
100% vốn

nước
ngoài

Theo Cty là
sản
phẩm
không hợp thò
hiếu, tiêu thu
thấp

Lỗ lũy kế đến Như trên
cuối 1999 là
60,438 tỉ

Như trên

Đến năm 1997 Lãi vay quá Kéo dài
lỗ 50 tỉ
cao, sản xuất thời gian
không
hết KHTSCĐ,
công suất
các biện
pháp bảo
hộ
sản
phẩm
Đến 06/97 lỗ Chi phí hành Tăng
311,4 tỉ
chánh quá cao VPĐ lên

83 triệu
USD VN
còn
7%VPĐ

(Nguồn từ Viện Kinh Tế Đối Ngoại năm 1999)
Qua bảng trên ta thấy thấp thoáng có sự chuyển giá dẫn đến nguyên nhân lỗ
năng và cuối cùng là đẫy phía Việt Nam ra ngoài cuộc chơi, dần nắm độc quyền.


Chưa hết, theo báo cáo về quản lý thu thuế trong khu vực có FDI của thành phố ta
có một số thông tin sau:
-

Tại Công ty Liên Doanh Gia Cầm Việt Thái, phía Thái Lan góp vốn bằng dây

chuyền giết mỗ trò giá 400.000USD nhưng đã kê khống thành 600.000USD.
-

Một khách sạn liên doan giữa Tổng công ty Du Lòch Sài Gòn và Vina Group đã

quyết toán trò giá thiết bò vật tư của công ty Vina đưa vào liên doanh là
4.340.000USD, nhưng theo công ty giám đònh quốc tế thì chí có: 2.990.000USD, ta
thiệt 1.350.000USD
-

Vừa mới đây, được sự ủy nhiệm của chính phủ, công ty kiểm đònh quốc tế SGS

đả tiến hành giám đònh thí điểm ở 12 đơn vò FDI thì có tới 6 đơn vò có chênh lệch
giá mua vật tư thiết bò nhập khẩu, con số chênh lệch là 14 triệu USD.

Sẽ còn rất nhiều trường hợp nữa, tuy nhiên nếu so sánh các con số trên với
Trung Quốc thì ta thấy rằng đến 1995, sau 17 năm mở cửa thu hút FDI, nước này
chỉ có 30% số DN FDI làm ăn có lãi và như vậy tình hình tại Việt Nam là chưa
đáng lo ngại, nhưng cũng chính vì thế mà cần phải xem Trung Quốc như một bài
học và sớm đề ra những hành lang pháp lý trong vấn đề nhạy cảm này.
Trong thời gian qua, có thể nói chúng ta chưa có một hệ thống hoàn chỉnh các
phương pháp kiểm tra giám sát tài chính đối với các DN FDI mà công cụ kiểm tra
giám sát tài chính chủ yếu là thông qua chính sách thuế như thuế xuất nhập khẩu,
thuế thu nhập doanh nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy chính sách
thuế đối với các DN FDI trở nên bất cập, không thể kiểm tra giám sát chặt chẽ,
dẫn đến tình trạng thất thu thuế, đặc biệt là đối với thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đặc biệt khi Việt Nam và Mỹ ký kết Hiệp Đònh Thương Mại và khi Việt Nam tham
gia khối AFTA và rồi WTO thì chúng ta không thể dùng hàng rào thuế quan, đặc
biệt là thuế xuất nhập khẩu để chống chuyển giá.
2. Phân Tích Tình Hình Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Coca-Cola
Chương Dương- Đơn Vò Được Xem Là Có Dấu Hiệu Chuyển Giá:


Để có thể thấy rỏ hơn thực trạng của vấn đề chuyển giá trong các DN FDI tại
Việt Nam, xin được đi sâu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty
Coca-Cola Chương Dương, một trong sáu đơn vò trong làng FDI có số lỗ lớn nhất
trong thời gian ngắn hoạt động được liệt kể ở bảng trên.
2.1 Tình hình kinh doanh:
Trong niên độ từ 01/10/96 đến 30/09/97 doanh thu của công ty đạt
266.624.884K đòng gồm cả thuế doanh thu. Cũng trong niên độ này số lỗ là
59.060.517K đồng. Trong đó lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 42.547.987K
đồng và lỗ từ hoạt động tài chính là 16.512.530K đồng. Qua báo cáo kết quả kinh
doanh do đơn vò cung cấp và so sánh với các đơn vò cùng ngành và quy mô sản xuất
ta thấy:
2.1.1 Về giá vốn hàng bán: trong niên độ này là 172.555.005K đồng chiếm

64,72% doanh thu. Trong đó: giá trò nguyên vật liệu là 139.775.948K đồng, chiếm
52,42% doanh thu. Trong khi đó nếu so sánh với đơn vò cùng ngành nghề và quy mô
sản xuất (cụ thể là công ty nước giải khát IBC) thì tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh
thu chỉ 51,1%, trong đó tỉ lệ giá trò nguyên vật liệu trên doanh thu chỉ 46,93%. Điều
này không tránh khỏi nghi vấn về nguyên giá nguyên vật liệu nhập khẩu của công
ty này, phải chăng đã có sự tồn tại của hiện tượng chuyển giá? Trong thực tế nếu
căn cứ vào chính sách hiện hành thì những vấn đề này cơ quan thuế vẫn đành phải
chấp nhận là hợp lý và hợp lệ. Điều này tương đương với việc chấp nhận làm giảm
thu nhập chòu thuế lợi tức của doanh nghiệp là 14.637.706K đồng (tính toán trên cơ
sở tỉ lệ chênh lệch giá nguyên vật liệu giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp cùng
ngành, cùng phạm vi).
2.1.2 Chi phí quảng cáo: Từ 01/10/96 đến 30/09/97 chi phí quảng cáo khuyến
mãi của đơn vò này là 21.182.432K đồng chiếm tới 7,94% doanh số bán, trong khi
đó con số này tại IBC chỉ có 4,92%. Trong chiến thuật tranh giành thò trường tiêu
thụ, nếu đem so sánh với IBC thì Coca-Cola Chương Dương đã làm giãm lợi tức


chòu thuế là 8.052.071K đồng. Việc hạn chế tỉ lệ phí khác trong đó có chi phí quảng
cáo tiếp thò đã được thực hiện nhằm chống lại chính sách của một số nhà đầu tư sử
dụng tiềm năng tài chính của mình để tiêu diệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm
độc quyền và lũng đoạn thò trường sau này bằng chiêu thức quảng cáo tiếp thò. Tuy
nhiên nếu căn cứ vào Luật Thuế Thu nHập Doanh Nghiệp (được áp dụng từ
01/01/99) thì công ty sẽ được chi không quá 5% doanh thu (5% này gồm cả các
khoản chi khác không nằm trong 13 khoản mục chi phí hợp lý được quy đònh trong
Luật, do đó chi phí quảng cáo tiếp thò sẽ phải nhỏ hơn 5%). Việc ra đời của Luật
này trong đó có quy đònh về tỉ lệ chi phí khác là điều rất cần thiết nhưng cũng hơi
muộn cho ngành nước ngọt nói riêng tại Việt Nam, bởi hiện nay các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong làng nước ngọt nội đòa chỉ còn sót lại một hai doanh gnhiệp lèo
tèo. Như thế mới thấy tác hại của việc chuyển giá qua các loại chi phí này nguy
hiểm như thế nào.

2.1.3 Chi phí KHTSCĐ: qua nghiên cứu các báo cáo tài chính của Coca-cola
và IBC, ta có bảng sau:
Tên doanh nghiệp
Coca-Cola

Nguyên giá

KH TSCĐ

Chương 312.378.659K

20.733.078K

203.419.869K

20.914.684K

Dương
IBC

Qua bảng trên ta thấy: hai đơn vò cùng ngành nghề và cùng quy mô nhưng giá
trò máy móc thiết bò của Coca-Cola là quá cao, gấp 153,56% so với IBC. Điều này
cho thấy chúng ta cần quan tâm đến chất lượng và giá cả TSCĐ của các đối tác
nước ngoài khi góp vốn tham gia liên doanh.
2.1.4 Hoạt động tài chính: Lỗ từ hoạt động tài chính trong niên độ này là
16.512.530K đồng, trong đó lãi tiền vay là 15.450.367K đồng (thu lãi tiền gởi là
452.978K đồng và lỗ do chênh lệch tỷ giá là 1.507.073K đồng). Điều này cho thấy
nguồn vốn lưu động của đơn vò không đáp ứng đủ theo yêu cầu kinh doanh, nên



doanh nghiệp đã tài trợ cho kinh doanh bằng nguồn vốn vay. Tổng các khoản vay
ngắn hạn là 256.809.661K đồng. Trong khi đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
là 235.072.119K đồng. Đến cuối niên độ này vốn chủ sở hữu chỉ là 141.687.558K
đồng, trong khi đó giá trò TSCĐ và đầu tư dài hạn là 293.616.033K đồng. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng một phần đáng kể (chiếm tới 51.75%) nguồn vốn
lưu động (nguồn từ vay ngắn hạn) tài trợ cho TSCĐ và đầu tư dài hạn. Đây là một
trong những nguyên nhân tạo ra lỗ từ hoạt động tài chính của đơn vò và gây ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi tức chòu thuế chung của công ty. Ở đây ta đặt câu hỏi với
một tình trạng yếu kém và cơ cấu vốn như thế chắc hẳn các ngân hàng thương mại
trong giám cho vay lớn như thế, vì vậy chắc rằng nguồn vốn vay dồi dào này được
cung cấp bởi công ty mẹ ở hải ngoại. Suy cho cùng đây cũng là một thủ thuật
chuyển giá.
2.2 Tình hình tài chính:
2.2.1 Bố trí cơ cấu vốn: Chỉ tiêu phân tích này dùng để đánh giá cơ cấu sử
dụng vốn của doanh nghiệp trong niên độ từ 01/10/96 đến 30/09/97. Căn cứ vào báo
cáo tài chính ta có:
-TSCĐ và đầu tư dài hạn trên tổng giá trò tài sản:
293.616.033K/528.688.152K = 55,54%
Theo cơ cấu vốn này và theo đặc điểm ngành nghề của đơn vò thì cơ cấu vốn
bố trí như trên là không hợp lý (thường tỉ lệ này năm trong khoảng từ 70% đến 80%)
nhằm mục đích tăng cường tính hiệu quả của đồng vốn, tránh tình trạng đồng vốn
nằm tại các khoản không tạo ra hiệu quả của doanh nghiệp như hàng tồn kho, các
khoản phải thu,…
2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của
doanh nghiệp trong niên độ báo cáo. Theo báo cáo của đơn vò ta có:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần:
(42.547.987K)/241.383.531K = (17,63)%



×