Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động khu chế xuất khu công nghiệp TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
----------------

TRẦN CÔNG KHA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHU CHẾ
XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Năm 2000


MỤC LỤC
X—Y

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC KCX-KCN

Tran 1

1.1. Các khái niệm về bất động sản công nghiệp

Trang 1

1.1.1. Khái niệm về bất động sản công nghiệp

Trang 1

1.1.2. Môi trường đầu tư



Trang 6

1.2. Vai trò của các bất động sản công nghiệp và một số bất động

Trang 7

sản công nghiệp tiêu biểu
1.2.1.Vai trò của các BĐSCN trong quá trình phát triển kinh tế quốc

Trang 7

gia.
1.2.2.Một số bất động sản công nghiệp tiêu biểu

Trang 10

1.3. Kinh nghiệm phát triển các bất động sản tại một số quốc gia

Trang 13

trên thế giới
1.4. Các KCN ở Việt Nam

Trang 15

1.4.1. Quá trình thành lập các KCN ở nước ta

Trang 15


1.4.2. Về tình hình thu hút đầu tư

Trang 16

1.4.3. Về tình hình triển khai xây dựng hệ thống CSHT và mức độ lấp

Trang 16

đầy của các KCN
1.4.4. Về hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN

Trang 17

1.4.5. Về công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN

Trang 18

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

Trang 21

KCX-KCN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.1. Về quy hoạch tổng thể các KCX-KCN

Trang 21

2.2.Về phát triển cơ sở hạ tầng

Trang 23


2.3. Kết quả thu hút đầu tư

Trang 25
2


2.4. Về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp KCX-KCN

Trang 36

2.5. Tình hình lao động

Trang 45

2.6. Công tác quản lý nhà nước đối với KCX-KCN

Trang 46

2.7. Đánh giá tổng hợp tình hình hoạt động của các KCX-KCN trên

Trang 49

đòa bàn Thành phố
2.7.1. Thành tựu đạt được

Trang 49

2.7.2. Các yếu kém tồn tại và nguyên nhân

Trang 50


CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU

Trang 53

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KCX&KCN TP.HCM
3.1. Đối với việc quy hoạch và phát triển hạ tầng các KCN

Trang 53

3.2. Về quan điểm đối với KCX

Trang 54

3.3. Về hoàn thiện chế độ quản lý một cửa của BQL các KCX-KCN

Trang 55

TP.HCM
3.4. Về công tác quản lý của BQL các KCX-KCN TP.HCM:

Trang 56

3.5. Về quan hệ gia công, mua bán giữa KCX và nội đòa

Trang 56

3.6. Môi trường đầu tư bên trong các KCX-KCN

Trang 57


3.7. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu

Trang 58

3.8. Về thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trang 59

3.9. Về thu hút đầu tư

Trang 59

3.10. Về xử phạt vi phạm hành chánh

Trang 59

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và chiến lược sản
xuất hướng về xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu
vực Châu Á, như Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… mô hình khu chế xuất, khu
công nghiệp, đặc khu kinh tế, khu mậu dòch tự do… đã đóng góp rất lớn đối với nền
kinh tế và là hạt nhân quan trọng trong quá trình phát triển.
Đối với Việt Nam, qua hơn 10 năm đổi mới, Khu công nghiệp, Khu chế xuất

đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia, thực hiện chính sách
mở cửa, hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài và được xác đònh là một
trong các công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
quốc gia.
Tuy nhiên hoạt động của các KCX-KCN trong thời gian qua phát sinh nhiều
vấn đề mới cần được nghiên cứu, tổng kết và đề ra các giải pháp kòp thời nhằm tạo
điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong
KCX-KCN phát triển.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Khu
chế xuất - Khu công nghiệp trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án
tốt nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: các KCX-KCN trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
được thành lập từ năm 1992 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật lòch sử, duy vật biện chứng,
phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…

4


Bố cục của luận án: Luận án được trình bày theo 3 chương, bao gồm:
Chương I: Tổng quan về các KCX – KCN.
Chương II: Phân tích tình hình hoạt động của các KCX – KCN trên đòa bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Chương III: Một số kiến nghò nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN
- KCN ở Thành Phố Hồ Chí Minh.

5



CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ KHU CHẾ XUẤT – KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về bất động sản công nghiệp
Bất động sản công nghiệp: có thể được hiểu là một khu vực điïa lý xác đònh,
nơi tập trung các doanh nghiệp mang bản chất công nghiệp. Các bất động sản công
nghiệp được xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh: giao thông, điện, nước,
thông tin liên lạc…sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp và thông thường
được quản lý bởi một cơ quan duy nhất.
Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, các khu vực đòa lý này có thể thực hiện các
chức năng khác nhau và cũng có thể bao gồm các khu sau: Khu công nghiệp, Khu
chế xuất, Khu mậu dòch tự do, Đặc khu kinh tế, Khu kinh tế mở, Khu phát triển
kinh tế…
1.1.1.1. Ở Thái Lan: các BĐSCN cung cấp nhiều loại phương tiện và các
tiện ích công cộng: như đường giao thông, thoát nước, nhà máy xử lý nước thải,
điện, nước, văn phòng, ngân hàng, khu dân cư, dòch vụ xăng dầu.
BĐSCN ở Thái lan được chia làm 3 loại:
- KCN thông thường: nhằm thu hút các ngành công nghiệp và các ngành
kinh doanh khác liên quan đến công nghiệp.
- KCX: nhằm thu hút các ngành công nghiệp chủ yếu sản xuất để xuất khẩu.
Các doanh nghiệp trong KCX được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bò và các
gnuyên liệu đầu vào sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, có bố trí trạm Hải quan
tại chổ.
1.1.1.2. Ở Trung Quốc: hiện tại ở Trung quốc có 6 loại hình Khu kinh tế,
mỗi khu có những chính sách ưu đã đầu tư khác nhau, sự khác nhau thể hiện ở sự
nới lỏng những giới hạn quản lý.
6


Bởi vì phần còn lại của Trung Quốc tiếp tục duy trì mối quan hệ chặt chẻ

với ĐTNN, những khu vực mở được các nhà lãnh đạo Trung ương xem như là một
“cửa sổ”, thông qua đó có thể thử nghiệm với các công cụ của hệ thống kinh tế tư
bản chủ nghóa. Các Khu này được thành lập nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến,
phương pháp quản lý hiện đại, và thu ngoại tệ thông qua các hoạt động sản xuất.
Chuyển giao công nghệ hay hợp tác kinh tế và phát triển có thể xảy ra trong bất kỳ
khu kinh tế nào thông qua nhiều hình thức khác nhau như liên doanh, hợp tác..
-

Đặc khu kinh tế: Bốn đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung quốc là

Shenzhen, Zhuhai, Xiammen, Shantou là những cảng nhỏ nằm dọc theo bờ biển
phía Đông. Phạm vi của các ĐKKT thường là một phần của thành phố có quyền tự
trò rộng rãi. Những đặc trưng của ĐKKT là:
♦ Phát triển quy hoạch của các ĐKKT trực tiếp gắn chặt với quy hoạch tổng
thể của Trung ương;
♦ ĐKKT là một khu vực hải quan riêng biệt và các yếu tố sản xuất đầu vào
từ nội đòa khi đưa vào bên trong khu phải có giấy phép nhập khẩu và chòu các
kiểm tra hành chính khác;
♦ Phí Hải quan ưu đãi đối với các thành phẩm, thông thường là 50%;
♦ Các yếu tố sản xuất đầu vào, nguyên vật liệu, thành phẩm tạm nhập có
thể được miễn thuế nhập khẩu;
♦ Thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN ĐTNN là 15% thay vì 35% như
bên ngoài;
♦ Miễn thuế có thể áp dụng tùy theo tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu.
-

Thành phố cảng mở (Open Port City): Năm 1985 Chính quyền Trung

ương quy hoạch 14 thành phố ven biển thành” thành phố cảng mở” với các chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài. Hầu hết các thành phố cảng mở này, sau

này đều phát triển thành khu phát triển kinh tế và kỹ thuật.

7


-

Khu phát triển kinh tế và kỹ thuật (Economic and Trade Development

Zone): Bốn khu phát triển kinh tế và kỹ thuật được quy hoạch nằm gần các thành
phố cảng mở. Chính phủ quyết đònh mở các khu vực này vì triển vọng phát triển
công nghệ sẽ được cải thiện nếu các thành phố cảng mở nằm gần các trung tâm
công nông nghiệp. Từ thực tế phát triển trong đất liền, nhiều thành phố thành lập
Khu phát triển kinh tế và kỹ thuật có sự chấp thuận hoặc không có sự chấp thuận
của Chính quyền Trung ương. Hiện nay ước tính có khoảng 200 Khu phát triển
kinh tế và kỹ thuật tồn tại. Các ưu đãi giửa các Khu này rất đa dạng tùy thuộc họ
được thành lập theo quy đònh của chính quyền Trung ương hay đòa phương.
-

Khu phát triển kỹ thuật cao: Vào năm 1995, 52 khu phát triển kỹ thuật

cao được Chính phủ ủy quyền và nhiều khu kỹ thuật cao khác được thành lập theo
quyết đònh của các chính quyền thành phố hoặc đòa phương. Các khu phát triển kỹ
thuật cao nằm trong khu vực nới có các viện nghiên cứu và các nhà máy với khả
năng công nghệ tốt ở Beijing, Tianjin, Xian, Shanghai, Wuhan, Chengdu. Do quá
trình “mở cửa về phía Tây” và sự phát triển dần của qua 16 năm, một số khu phát
triển kinh tế kỹ thuật đã dần chuyển sang khu phát triển kỹ thuật cao. Các hoạt
động nghiên cứu và phát triển bên trong các khu phát triển kỹ thuật cao rất đa
dạng, tuỳ thuộc và thế mạnh của các viện nghiên cứu của đòa phương, vốn…
-


Khu mậu dòch tự do: năm 1992, 3 khu mậu dòch tự do được thành lập:

Khu mậu dòch tự do Waigaoqiao ở Pudong- Shanghai, Cảng tự do mậu dòch Tianjin
ở Tianjin và khu tự do mậu dòch Futian ở Shenzhen.
Khu mậu dòch tự do là một khu vực tách biệt với phần còn lại bởi tường rào.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tự do luân chuyển không phải chòu thuế hay phí miễn
sao các sản phẩm này không được bán vào nội đòa. Nếu bán vào nội đòa thì phải
chòu thuế và các loại phí khác theo quy đònh.
Các khu tự do mậu dòch đều áp dụng các chính sách ràng buộc tối thiểu đối
với các hàng động thương mại mậu dòch, hoạt động đầu tư.
8


Sự thử nghiệm các khu mậu dòch tự do ở Trung quốc được xem là thành
công, một số khu phát triển khác như khu phát triển kinh tế kỹ thuật ở Dalian,
Guangzhou phải chuyển sang hình thức khác phù hợp hơn.
1.1.1.3. Ở Đài Loan: khái niệm Khu chế xuất đầu tiên được hình thành trên
cơ sở kết hợp của Khu mậu dòch tự do và bất động sản công nghiệp. Tháng 12 năm
1966, KCX Kaohsiung được thành lập và 3 năm sau đó 2 KCX khác cũng ra đời:
Nantze và Tantze.
Mục tiêu của các KCX ở Đài Loan: (1) giải quyết công ăn lao động; (2) hấp
thu đầu tư công nghiệp cả từ nước ngoài và từ nội đòa; (3) thúc đẩy đònh hướng sản
xuất hàng xuất khẩu; (4) giới thiệu công nghệ kỹ thuật hiện đại cũng như phương
pháp quản lý tiên tiến từ nước ngoài, từ đó nâng cao chuẩn mực của các ngành
công nghiệp nội đòa.
Một số ưu đãi và lợi thế của KCX: bên cạnh các ưu đãi về miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc thiết bò, nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ
tài chính, KCX còn được hưởng những ưu đãi và các lợi thế khác như: (1) được
trang bò đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình tiện ích công cộng; (2) áp dụng

chính sách trãi thảm đỏ và cơ chế quản lý hành chánh “một cửa” (one-stop
service): cấp giấy phép đầu tư, giấy phép xuất nhập khẩu, thanh toán ngoại tệ,
xuất nhập cảnh, dòch vụ ngân hàng, lao động.
1.1.1.4. Ở Việt Nam: (theo nghò đònh 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của
Chính Phủ):
Khu công nghiệp: là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện các dòch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới
đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính
phủ quyết đònh thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Khu chế xuất: là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu, thực hiện các dòch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
9


xuất khẩu, có ranh giới đòa lý đòa lý xác đònh, không có dân cư sinh sống; do Chính
phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ quyết đònh thành lập.
Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật
cao và các đơn vò hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm:
nghiên cứu - triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dòch vụ có liên quan,
có ranh giới đòa lý xác đònh; do Chính phủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ quyết đònh
thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Tóm lại, mặc dù hiện nay, ở các quốc gia khác nhau thì việc đònh nghóa về
các KCX, KCN, Khu khoa học kỹ thuật cao, Khu kinh tế mở, khu phát triển kinh
tế… nhưng theo tôi, việc hình thành nhiều tên gọi như thế là tùy thuộc vào mục tiêu
phát triển và chính sách áp dụng đối với từng khu của quốc gia sở tại.
Vì vậy, khái niệm về các dạng phổ biến của Bất động sản công nghiệp có
thể được hiểu như sau:
Khu kinh tế đặc biệt: là khu vực phát triển cao hoặc có tiềm năng phát triển
công nghiệp, du lòch, thương mại, ngân hàng, trung tâm đầu tư và tài chính. Khu
kinh tế đặc biệt có thể bao gồm Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu mậu dòch tự

do, trung tâm giải trí, du lòch.
Khu công nghiệp: là khu đất được phân chia và phát triển theo quy hoạch
tổng thể dưới sự quản lý thống nhất với hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng
và phương tiện giao thông liên lạc hoàn chỉnh sẵn sàng cho các ngành công nghiệp
hoạt động.
Khu chế xuất: Là khu công nghiệp được chuyên môn hóa, nằm ngoài vòng
rào Hải quan, chủ yếu nhằm để sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp nằm
trong Khu chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác.
Khu mậu dòch tự do: Khu vực tách biệt thường nằm cạnh cửa khẩu (cảng
biển hoặc sân bay là nơi hàng hóa nhập khẩu có thể dỡ hàng để chuyển tải, lưu
kho, đóng gói, phân loại, pha trộn hoặc các thao tác khác mà không phải thuộc đối
10


tượng chòu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên nếu di chuyển hàng hóa nhập khẩu từ Khu
mậu dòch tự do ra bên ngoài phải chòu thuế nhập khẩu. Thông thường các doanh
nghiệp bên trong khu được hưởng ưu đãi về thuế và cư trú.
1.1.2. Môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó
chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư.
Người ta có thể phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Chẳng hạn:
Căn cứ vào phạm vi không gian, môi trường đầu tư có thể bao gồm: môi
trường đầu tư nội bộ doanh nghiệp, môi trường đầu tư trong nước, môi trường đầu
tư quốc tế.
Căn cứ vào lónh vực, môi trường đầu tư có thể bao gồm: môi trường chính
trò, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, cơ sở hạ tầng…
Căn cứ vào mức độ cạnh tranh, môi trường đầu tư có thể bao gồm: môi
trường đầu tư có tính cạnh cao, môi trường có tính cạnh tranh trung bình, môi
trường có tính cạnh tranh thấp, môi trường không có tính cạnh tranh.

Các loại môi trường thành phần ứng với từng cách phân loại trên đây cùng
tồn tại đồng thời, cũng tác động qua lại lẫn nhau và cùng chi phối các hoạt động
đầu tư. Môi trường đầu tư là kết quả của sự thống nhất và tác động qua lại giữa các
môi trường thành phần trên. Môi trường đầu tư có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, môi trường đầu tư không phải là cố đònh mà luôn luôn biến đổi do
sự thay đổi của các yếu tố cấu thành. Tính chất của môi trường đầu tư luôn luôn
thay đổi là do mối tương quan giữa môi trường đầu tư trong nước và môi trường
đầu tư của các nước khác. Không có môi trường đầu tư cố đònh.
Thứ hai, môi trường đầu tư là sự đan xen của các môi trường thành phần và
sự tác động qua lại giữa chúng. Sự thay đổi trong từng môi trường thành phần kéo
theo và tác động đến sự thay đổi trong môi trường đầu tư.
11


Thứ ba, ngày nay xu thế hội nhập không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp
không chỉ kinh doanh ở trong nước mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước
ngoài. Các doanh nghiệp cần đánh giá cả môi trường đầu tư trong nước trong mối
tương quan với môi trường đầu tư của các quốc gia liên quan. Tính chất mới trong
việc hấp dẫn các nhà đầu tư hoàn toàn do mối tương quan giữa môi trường đầu tư
của một nước cụ thể với môi trường đầu tư của các quốc gia khác quyết đònh.
1.2. VAI TRÒ CỦA CÁC BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ
BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP TIÊU BIỂU.
1.2.1. Vai trò của các BĐSCN trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia.
Trãi qua quá trình phát triển ở các quốc gia trên thế giới, các bất động sản
công nghiệp nói chung đã chiếm một vò trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu
và thể hiện vai trò đầu tàu đối với quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
1. Là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu.
Đầu thế kỷ XX các nhà kinh tế đã bàn nhiều về xuất khẩu tư bản. V.I.
Lenin cho rằng xuất khẩu tư bản là một đặc điểm của chủ nghóa tư bản hiện đại.

Trong giai đoạn cạnh tranh tự do đặc điểm của CNTB là xuất khẩu hàng hóa, còn
trong giai đoạn hiện đại là xuất khẩu tư bản. Ông cho rằng “việc xuất khẩu tư bản
ảnh hưởng đến sự phát triển của CNTB và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó
trong những nước tiếp nhận đầu tư…” và kết luận: “các nước xuất khẩu tư bản hầu
như bao giờ cũng có khả năng thu được một số “khoản lợi” nào đó, và tính chất
của những khoản lợi này làm sáng tỏ đặc trưng của thời đại tư bản tài chính và độc
quyền.
Mặt khác, trong lý thuyết “cái vòng lẩn quẩn” và “cú huých” từ bên ngoài,
nhà kinh tế học Samuelson cho rằng, đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn,
mức thu nhập chỉ đủ sống ở mức tối thiểu, do đó khả năng tích lũy vốn hạn chế.
Ngoài ra ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực bò hạn chế bởi tuổi thọ và dân
12


trí thấp; tài nguyên khan hiếm; kỹ thuật lạc hậu và gặp trở ngại trong việc kết hợp
chúng. Do vậy, ở nhiều nước đang phát triển ngày càng khó khăn và càng tăng cái
vòng lẩn quẩn.
Samuelson cho rằng” để phát triển kinh tế phải có “cú huých từ bên ngoài
nhằm phá vỡ cái vòng lẩn quẩn”. Đó là đầu tư của nước ngoài vào các nước đang
phát triển.
Trong cuốn “ những vấn đề hình thành vốn ở các nước chậm phát triển” R.
Nurkse đã trình bày một cách có hệ thống việc giải quyết vấn đề vốn. Ông lấy
vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói làm lý luận về tạo vốn: xét về lượng cung, người
ta thấy khả năng tiết kiệm ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thấp của thu nhập thực
tế, mức thu nhập thực tế phản ánh năng suất lao động thấp, đến lượt mình năng
suất thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả của
khả năng tiết kiện ít ỏi đưa lại. Và thế là cái vòng được khép kín. Trong cái vòng
lẩn quẩn của sự nghèo đói đó nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy mở cửa thu
hút đầu tư nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước
đang phát triển.

Trên thực tế, đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển,
trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, bộ máy và trình độ quản lý còn
nhiều hạn chế, thì việc hình thành các khu vực được xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng hoàn chỉnh và được quản lý bởi một cơ quan duy nhất theo cơ chế đầu mối tập
trung, thủ tục đơn giản, nhanh chóng là môi trường thuận lợi nhất để thu hút các
doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các NĐT, đầu tư sản xuất công nghiệp tại các BĐSCN không những
giúp các NĐT chia sẻ sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình tiện ích
công cộng, giúp các NĐT tiết kiệm chi phí, tăng cường lợi thế cạnh tranh mà còn
được hưởng cơ chế quản lý đầu mối, đơn giản và chính sách ưu đãi khác của Nhà
nước.
13


2. Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng đối với các quốc gia đang phát
triển trong quá trình xây dựng và phát triển các BĐSCN. Các nhà đầu tư có thể sử
dụng nguồn nhân công rẽ và khá dồi dào để tăng khả năng cạnh tranh trên thương
trường.
Thông qua việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh, các KCX-KCN sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao
động tại chổ và các đòa phương lân cận. Người lao động tại các xí nghiệp có điều
kiện phát triển chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng lao động… sẽ là một nguồn lực
quý giá trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia.
3. Giúp kiểm soát và xử lý chất thải công nghiệp có hiệu quả, đảm bảo vệ
sinh môi trường.
Với quy mô thích hợp và tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
tách biệt với khu dân cư thêm vào đó các BĐSCN được đầu tư xây dựng các hệ
thống xử lý chất thải hoàn chỉnh và hệ thống cây xanh, thảm cỏ nên sẽ đảm bảo
tốt cảnh quan và vệ sinh môi trường.

4. Là công cụ công nghiệp hóa và quy hoạch tổng thể quốc gia. Các
BĐSCN với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh và được hưởng các chính sách ưu
đãi của Nhà nước, có thể nói đây là nơi lý tưởng để tiến hành các hoạt động sản
xuất công nghiệp. Một số quốc gia phát triển các BĐSCN tại các khu vực cách xa
các thành phố nhằm thu hút các doanh nghiệp và lao động di dời ra khỏi các đô thò
đông đúc, tránh ô nhiểm đến các khu vực dân cư, từ đó hình thành các đô thò vệ
tinh.
5. Là công cụ thúc đẩy mậu dòch quốc tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.

14


Thông thường các BĐSCN thường được quy hoạch nhằm các mục tiêu chủ
yếu sau: di dời các nhà máy ra khỏi khu vực thành thò, tránh ô nhiểm; đáp ứnh nhu
cầu sản xuất trong nước; và thu hút đầu tư, tập trung sản xuất hướng về xuất khẩu
(các KCX, ĐKKT). Hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế của các doanh nghiệp sẽ
làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Thông qua quá trình sản xuất, gia công
chế biến, các doanh nghiệp sẽ tạo ra phần giá trò gia tăng, là nguồn thu ngoại tệ
ròng của mỗi quốc gia sở tại. Ngoài ra các quốc gia còn có nguồn thu ngoại tệ
khác thông qua việc xuất khẩu lao động tại chổ, hoạt động gia công chế biến cho
các doanh nghiệp trong KCX, ĐKKT..
6.

Tạo động lực thúc đẩy phát triển triển khu vực.

Như một tất yếu, quá trình phát triển của các BĐSCN sẽ thúc đẩy các đòa
phương chuyển dòch mạnh mẽ từ đòa phương lạc hậu trở thành thành phố phát triển
nhanh. Hệ thống cơ sở hạ tầng: các đại lộ, hệ thống đường giao thông, viễn
thông…được xây dựng, tốc độ đô thò hóa diễn ra nhanh chóng.

7.

Tiếp thu khoa học - công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sản xuất nội đòa

phát triển.
Thông qua các hoạt động gia công và mua bán thành phẩm, nguyên vật liệu
từ nội đòa của các DN ĐTNN tại các BĐSCN, đã giúp các doanh nghiệp bên ngoài
nắm bắt được trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý và tay nghề của công
nhân được nâng cao để từ đó công nghệ sản xuất của họ được cải tiến và đồng thời
chất lượng sản phẩm của các Doanh nghiệp bên ngoài cũng được cải tiến, nâng
cao.
8.

Giúp Chính phủ các quốc gia có thể chuyển đổi phương thức quản lý

theo tập hợp và thực hiện cung cấp các nhóm dòch vụ thay vì theo cơ sở riêng rẻ
như hiện nay.
Theo khái niệm các BĐSCN là khu vực xác đònh và tập trung nhiều doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đây là khu vực rất thuận
15


lợi để các quốc gia thực hiện quản lý theo đầu mối, giúp tiết kiệm thời gian và chi
phí. Và điều quan trọng là nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh
được tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu bên ngoài, thường phổ biến ở các quốc gia
đang phát triển.
1.2.2. Một số bất động sản công nghiệp tiêu biểu.
1.2.2.1. Khu công nghiệp Jurong Town (Singapore).
Hiện tại Singapore có 30 KCN do Nhà nước sở hữu, trong đó tiêu biểu là
KCN Jurong do công ty Jurong Town Corporation quản lý.

KCN Jurong Town được thành lập vào năm 1968 với đònh hướng sản xuất
hướng về xuất khẩu, thu ngoại tệ. Đây là khu công nghiệp lớn nhất và thành công
nhất của Singapore với diện tích 6.180 ha chiếm 1/10 diện tích và chiếm 30% tổng
số xí nghiệp công nghiệp, sử dụng 48,2% nhân công của Singapore. Tại đây có đủ
các ngành quan trọng: khu lọc dầu, cảng thương mại, khu dòch vụ tàu biển, các
ngành kỹ thuật cao như: công nghệ máy tính, sản xuất phần mềm, phụ tùng máy
bay, linh kiện điện tử, cơ khí chính xác. KCN Jurong Town được xem là biểu tượng
của sự thành công và phát triển của quốc đảo này.
1.2.2.2. Các KCX ở Đài Loan.
Trãi qua hơn 30 năm phát triển, các KCX ở Đài Loan: KEPZ, NEPZ, TEPZ
đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của
Đài Loan.
Năm 1998, doanh số xuất khẩu của các KCX này đạt 7,27 tỷ USD, giảm so
với 7,93 tỷ năm 1997, trong đó xuất khẩu vào thò trường Mỹ chiếm 21% doanh số
(tương đương 1,5 tỷ USD). Nhập khẩu năm 1998 đạt 5,17 tỷ USD, tăng nhẹ so với
5,1 tỷ USD của năm 1997, trong đó 17% hàng hoá được nhập khẩu từ Mỹ. Mỹ
cũng là một trong hai nguồn nhập khẩu hàng đầu của Đài Loan sau Nhật Bản.
Các KCX vẫn tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi thuế đặc biệt và cơ chế
quản lý tập trung đầu mối “một cửa”đối với các công việc hành chánh, Hải quan
16


và các dòch vụ tài chính khác. Đồng thời các KCX cũng đang mở rộng chức năng
của họ thành Khu chuyển tải và kho hàng. Hiện nay các nhà quản lý các KCX
đang xúc tiến thu hút đầu tư mới vào các Khu chuyển tải và kho hàng này.
Kể từ năm 1997 các cơ quan quản lý kinh tế của Đài Loan đã tập trung tìm
kiếm nhằm mở rộng vai trò của các KCX. Theo dự kiến của các nhà hoạt đònh
chính sách, các khu chuyển tải và kho hàng sẽ tiếp tục cung cấp các nền tảng phục
vụ cho sản xuất (mặc dù các KCX đã được xác đònh lại mục tiêu theo hướng các
ngành có công nghệ cao và tiên tiến và các ngành gia tăng giá trò) cũng như cung

cấp dòch vụ kho bãi toàn diện và các dòch vụ phân phối hàng hóa (bao gồm gia
công, chế biến, dán nhãn, tái đóng gói, kiểm tra và dòch vụ chuyển tải).
Các nhà hoạch đònh cũng hy vọng các doanh nghiệp sẽ đặt các đơn vò
nghiên cứu và thiết kế trong các khu mới này. Theo kế hoạch của Bộ Kinh tế Đài
Loan, hai khu chuyển tải và kho hàng sẽ được thành lập ở Kaohsiung và Taichung.
Các NĐT vào Khu chuyển tải và kho hàng cũng sẽ được hưởng các ưu đãi và lợi
ích tương tự như các doanh nghiệp đầu tư vào các KCX: dòch vụ hành chánh và hải
quan “một cửa”; ưu đãi thuế, tài chính; giá thuê đất và phí tiện ích cộng cộng ưu
đãi; và các dòch vụ hỗ trợ khác: y tế, thực phẩm, bảo trì, an ninh…).
1.2.2.3. Đặc Khu kinh tế Thâm quyến (Trung Quốc).
ĐKKT Thâm Quyến thuộc Tỉnh Quảng Đông được Chính Phủ Trung quốc
thông qua theo “ Quy chế về ĐKKT của Tỉnh Quảng Đông”. Nó được xem là đặc
biệt bởi vì được áp dụng hệ thống kinh tế và chính sách đặc biệt. Nghóa là Chính
Phủ Trung ương cho phép thực thi các chính sách đặc biệt về ĐKKT và các biện
pháp linh hoạt, đồng thời cho phép các ĐKKT tận dụng hệ thống quản lý kinh tế
đặc biệt, bao gồm:
- Ưu đãi thuế cho các DNĐTNN
- Độc lập hơn về các hoạt động thương mại quốc tế.
- Đặc trưng kinh tế được thể hiện ở 4 điểm ưu việc:
17


♦ Các công trình xây dựng chủ yếu dựa vào việc thu hút và tận dụng nguồn
vốn đầu tư nước ngoài;
♦ Các hình thức kinh tế chủ yếu: liên doanh NN – TQ, góp vốn cổ phần, 100%
VĐTNN;
♦ Các sản phẩm chủ yếu nhằm để xuất khẩu;
♦ Các ĐKKT được quy hoạch riêng rẽ trong quy hoạch tổng thể quốc gia và có
chính quyền tương đương cấp Tỉnh về quản lý kinh tế.
Là một trong những đặc khu thành lập sớm nhất Trung Quốc vào năm 1980,

với tổng diện tích 327,5 km2. Hiện nay ĐKKT Thẩm quyến có hơn 15.700 công ty
công nghiệp với tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ NDT (tương đương 17,8 tỷ USD). Năm
1997 GNP của Thâm quyến là 113 tỷ NDT. Giá trò sản lượng công nghiệp đạt
125,5 tỷ NDT. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt
25,5 tỷ USD. Đóng góp ngân sách đạt 14,48 tỷ NDT. Tạo việc làm cho hơn 2 triệu
lao động.
Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì chất lượng hợp tác kinh tế, kết
quả kinh tế và chất lượng cuộc sống luôn luôn được duy trì và phát triển.
Thâm quyến hiện đã trở thành Thành phố phát triển nhanh nhất trong toàn
lãnh thổ và có thể nói cả trên thế giới.
1.2.2.4. Các Khu phát triển kinh tế và kinh tế mở Suzhou (Trung Quốc).
Sau năm 1988, với những nỗ lực liên tục để tái cơ cấu nền kinh tế, Suzhou
đa dạng hóa các loại hình ngoại thương và hữu dụng hoá các nguồn vốn nước
ngoài. Thành phố Suzhou đã trở thành nơi cung cấp hàng hoá xuất khẩu quan trọng
của Trung quốc và là cảng ngoại thương có ý nghóa. Hiện nay, Suzhou được xếp
hàng thứ hai sau Shanghai trong số 13 thành phố vừa và lớn của Đồng bằng Giang
Tử (Yangtze) về xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài, số lượng dự án đầu tư nước
ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện của nước ngoài.

18


Đến năm 1995, đã có trên 7.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư ký kết đạt trên 14,3 tỷ USD và giá trò sản lượng công nghiệp đạt
trên 8 tỷ USD.
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI.
1. Khi nghiên cứu thành lập một BĐSCC nói chung hay một ĐKKT, KMDTD,
KCN, KCX, cần nghiên cứu thật cẩn thận các tiền đề cần thiết phải có để thành
lập. Thêm vào đó nghiên cứu các chính sách thuế khóa, các ưu đãi khác để thu

hút đầu tư.
Các điều kiện cơ bản để phát triển BĐSCN là:
- Sự ổn đònh về chính trò và luật pháp;
- Có vò trí đòa lý tốt;
- Có nguồn lao động thích hợp;
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiện ích công cộng và các loại dòch vụ hỗ trợ khác.
2. Cần được áp dụng cơ chế quản lý đặc biệt đối với các BĐSCN. Bộ máy quản lý
nhỏ gọn, hiệu quả và cơ chế quản lý đầu mối tập trung “một cửa” đã chứng
minh tính ưu việc vượt trội trong quá trình xúc tiến và phát triển KCX.
3. Chính phủ phải đảm bảo rằng các quy đònh về pháp lý về BĐSCN phải ổn đònh,
rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện rõ quyền và nghóa vụ của cơ quan quản lý BĐSCN,
Công ty phát triển hạ tầng và NĐT.
4. Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước trở thành doanh
nghiệp chế xuất. Đồng thời nuôi dưỡng mối quan hệ giữa nền kinh tế nội đòa và
KCX. Đònh chế KCX không nên chỉ là một trong những chính sách mà các quốc
gia có thể sử dụng để xúc tiến phát triển theo đònh hướng xuất khẩu mà nên
phát triển các KCX như là một phần của nền kinh tế rộng lớn trong tổng thể hệ
thống chính sách.

19


5. Vấn đề quan trọng là quy mô KCX, KCN không nên quá lớn để tránh các vấn
đề khó khăn do sự tập trung dân cư, vận chuyển, nhà ở và các loại dòch vụ
khác. Đối với các ĐKKT cần có quy hoạch tổng thể của cả khu vực để đảm bảo
quá trình phát triển bền vững.
6. Trong chiến lược phát triển, cần chú ý xem xét cẩn trọng cả hai vấn đề các
mục tiêu kinh tế của quốc gia sở tại và lợi ích của các NĐT.
Đối với quốc gia cần xem xét các yếu tố sau:
- Các điều kiện tổng thể của quốc gia như thế nào.

- Quốc gia mong muốn đạt được những mục tiêu gì.
- Quốc gia cần cung cấp những gì để NĐT có thể kinh doanh có lãi.
Đối với NĐT cần quan tâm các vấn đề sau:
- Môi trường kinh doanh có lãi và hiệu quả.
- Thủ tục không quá phức tạp và hiệu quả quản lý cao.
- Mối quan hệ tốt đẹp giữa lao động và giới chủ.
- Nguồn cung cầp lao động dồi dào và không quá đắt.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng thích hợp.
- Những ưu đãi khác như: miễn giảm thuế, vò trí quy hoạch BĐSCN được quy
hoạch tốt.
7. Lao động từ khu vực nông thôn chuyển dòch sang khu vực thành thò bắt đầu
bùng nổ khi các BĐSCN được thành lập và phát triển. Điều này có thể phát
sinh nhiều vấn đề như: nhà ở, giao thông đi lại, tội phạm… đòi hỏi chính quyền
đòa phương cần nghiên cứu để có biện pháp xử lý.
1.4. CÁC KCN Ở VIỆT NAM.
Việt Nam hiện có 67 KCN, bao gồm 63 KCN, 3 KCX, 1 KCN cao, được gọi
chung là các KCN, phân bổ rộng và phù hợp với nhòp độ phát triển kinh tế và lợi
thế của các vùng trên đất nước.

20


PHÂN BỐ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Bảng 1:

Miền Bắc
Số lượng KCN

Miền Trung


14

Miền Nam

13

40

Đến nay đã có 28 Tỉnh, Thành phố có KCN. Tổng diện tích đất của các
KCN là trên 1 vạn hecta. Diện tích bình quân của 1 KCN là 160 hecta. Có 1/3
trong số 67 khu có diện tích dưới 100 hecta.
14.1. Quá trình thành lập các KCN ở nước ta
Bảng 2:
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÁC KCN Ở VIỆT NAM
Năm
Số lượng

1991

1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

01

02

01

04

05

16

20

15

3

KCN

Số lượng các KCN bùng nổ mạnh nhất vào 03 năm 1996, 1997 và 1998,
chiếm 51/67 các KCN được thành lập trong 9 năm, từ năm 1991 đến 1999. Tuy
nhiên năm 1999, do số lượng các KCN được thành lập quá nhiều trong khi đó việc
triển khai thực hiện các KCN lại diễn ra rất chậm, nên Chính Phủ đã hạn chế

thành lập các KCN mới nhằm tập trung phát triển các KCN đã được thành lập.
1.4.2. Về tình hình thu hút đầu tư:
Tính đến cuối năm 1999 đã có 914 Doanh nghiệp được cấp GP hoạt động
trong các KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,8 tỷ USD, trong đó có 569 DNNN
với tổng vốn đăng ký là 6,4 tỷ USD.
Nếu như những năm trước đây, ĐTNN chiếm tỷ lệ cao trong các KCN
(chiếm trên 50% vốn đầu tư phát triển hạ tầng và gần 90% số dự án đầu tư và 93%
vốn đầu tư của các DN đầu tư trong các KCN) thì bắt đầu từ năm 1998 đến nay các
hình thức đầu tư trong nước đã tăng dần lên.

21


Đến cuối năm 1999 đã có 345 DN trong nước được cấp GP hoạt động trong
KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký tương đương 1,4 tỷ USD, chiếm 36% số dự án và
17% vốn đầu tư trong tổng số các DN được cấp phép hoạt động. Vốn đầu tư phát
triển CSHT là trên 2 tỷ USD, trong đó vốn ĐTNN chiếm 40%, vốn trong nước
chiếm 60%.
1.4.3. Về tình hình triển khai xây dựng hệ thống CSHT và mức độ lấp
đầy của các KCN.
Đến nay đã có 2/3 số KCN trong cả nước đã tiến hành giải phóng mặt bằng,
đang triển khai xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Diện tích đất
công nghiệp đã được san lấp là trên 2000 ha, bằng 32% tổng diện tích đất các KCN
được cấp theo quy hoạch.
Sở dó tình hình triển khai giải phóng mặt bằng san lấp và các công trình hạ
tầng còn chậm chủ yếu là do các KCN do chủ đầu tư phát triển hạ tầng trong nước
không có thực lực tài chính và kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng. Trong khi đó
các Ngân hàng và các tổ chức tài chính vẫn còn rất e ngại khi tài trợ cho các dự án
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN vì thời gian thu hồi vốn dài và mức độ rủi ro
cao.

Có 12 KCN đã lấp đầy trên 50 % diện tích, dự kiến đến cuối năm 2000 sẽ
có trên 20 khu có mức độ lấp đầy trên 50 %.
Các KCN ở phía Nam đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương là có tỷ lệ lấp đầy cao nhất trong cả nước.
1.4.4. Về hoạt động của các Doanh nghiệp KCN.
Hoạt động của các KCN trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, có
mức độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Bảng 3:
GIÁ TRỊ SẢN LƯNG & XUẤT KHẨU CỦA CÁC KCN VIỆT NAM
Đơn vò tính: triệu USD
22


Giá

trò Giá

trò Tốc độ tăng giá Tốc độ tăng giá

sản lượng

xuất khẩu

trò sản lượng

trò xuất khẩu

1997

1.155


848

-

-

1998

1.871

1.300

61%

53%

1999

2.982

1.761

59%

35%

Căn cứ số liệu thống kê năm 1999, các KCN tạo ra giá trò sản lượng chiếm
25% giá trò sản lượng công nghiệp của cả nước và 16% giá trò xuất khẩu của cả
nước.

Các KCN đã thu hút trên 150.000 lao động, tạo ra sức mua cho xã hội trên
1.000 tỷ đồng/năm.
Phần lớn các nhà máy đều có công nghệ tương đối tiên tiến, sản phẩm có
tính cạnh tranh cao trên thò trường quốc tế, góp phần nâng cao tỷ lệ xuất khẩu của
các KCN đạt trên 70%. Các KCN đã tiếp nhận được một số các phương pháp quản
lý tiến bộ, kinh nghiệm tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.
Ngoài một số lao động trực tiếp làm việc trong các DN KCN, các KCN đã
tạo việc làm cho hàng vạn lao động làm việc trong các ngành nghề: dòch vụ, xây
dựng cơ bản….phục vụ cho các hoạt động của KCN. Tay nghề của công nhân, trình
độ cán bộ quản lý người Việt Nam được nâng lên rõ rệt.
Hoạt động của các doanh nghiệp KCN đã tác động tích cực đến các cơ sở
nguyên liệu, dòch vụ, các doanh nghiệp vệ tinh, nâng cao chất lượng và giá trò sản
phẩm, mở rộng thò trường, hình thành các khu đô thò vệ tinh, thu hẹp khoảng cách
giữa các vùng và góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Các KCN Việt Nam đóng vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế
của đòa phương và khu vực. ĐTNN góp phần quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển KCN. Ngược lại KCN với thủ tục hành chíùnh đơn giản, thực hiện cơ

23


chế quản lý tập trung đầu mối là đòa bàn thuận lợi cho các NĐT tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
1.4.5. Về công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN.
Do đặc thù của KCN là khu vực được quy hoạch cụ thể về đất đai, không
gian, ngành nghề, là nơi tập trung nhiều Doanh ngiệp tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh công nghiệp và dòch vụ, rất thuận tiện cho việc đơn giản quá các
thủ tục hành chính. Đối với các KCN Chính Phủ có điều kiện để chuyển sang quản
lý tập trung đầu mối thay vì quản lý theo từng doanh nghiệp riêng lẽ như trước.
Điều quan trọng là khi các doanh nghiệp tập trung tiến hành các hoạt động

sản xuất kinh doanh trong khu vực xác đònh như thế, các cơ quan chức năng có
điều kiện quản lý chất thải và các vấn đề về lao động hiệu quả hơn nhằm hướng
đến sự phát triển bền vững.
Tổ chức bộ máy quản lý KCN VN được hình thành gắn liền với việc ra đời
của các KCX và KCN theo yêu cầu tạo cơ chế quản lý mang tính đột phá nằm cải
thiện thủ tục hành chính với mục tiêu tăng sức hút đầu tư.
BQL các KCN Việt Nam được thành lập theo Quyết đònh số 969/TTg ngày
28 tháng 12 năm 1996 của Thủ tường Chính Phủ. Theo Nghò đònh 36/CP, BQL
KCN Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ Tướng Chính Phủ để giúp
Thủ Tướng chỉ đạo việc chuẩn bò, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN đã
được quy hoạch và phê duyệt.
Đến nay, Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết đònh thành lập 28 BQL KCN
cấp tỉnh và BQL KCN cao Hoà Lạc. Số lượng BQL phân theo khu vực bao gồm:
miền Bắc có 6; miền Trung có 10; miền Nam có 12.
Cơ chế quản lý “một cửa, tại chổ” đối với các KCX-KCN được quy đònh lần
đầu tiên trong Quy chế KCX năm 1991 và được áp dụng trong thực tế cùng với
việc ra đời và phát triển của KCX Tân Thuận. Sau nhiều năm kiên trì vận hành đã
chứng tỏ đó là một cơ chế đúng đắn và tiếp tục được duy trì cho các KCX-KCN
24


cho đến hôm nay. Tuy nhiên việc vận hành cơ chế này đối với các KCN có khó
khăn hơn và ở mức độ thấp hơn.
Mục tiêu của cơ chế quản lý “một cửa, tại chổ” là tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ
pháp luật; giảm bớt thủ tục hành chánh “xin cho” đồng thời đảm bảo sự quản lý
của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt phiền hà, quan
liêu, tiêu cực trong thực thi quyền quản lý nhà nước.
Việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chổ” được thực hiện thông qua
cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành Trung ương và y Ban Nhân dân Tỉnh cho

BQL các KCN cấp Tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về quản lý Nhà nước về đầu tư,
xây dựng, thương mại, lao động… Thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Thương mại đã có ủy quyền sâu và rộng cho BQL các KCN cấp tỉnh thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền. Một số nội dung quản lý thuộc
lónh vực chuyên ngành như Hải quan, Công An, Thuế… thực hiện cơ chế quản lý
theo phương thức đặt cơ quan đại diện đủ thẩm quyền giải quyết trực tiếp công
việc tại từng KCN hoặc cụm các KCN. Xóa bỏ dần cơ chế xét duyệt từng trường
hợp cụ thể; quy đònh mềm dẻo đối với việc quản lý các KCX và các doanh nghiệp
chế xuất.
Song song với việc ủy quyền các cơ quan quản lý nhà nước Trung Ương
chuyển sang làm tốt các công tác quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ, xây dựng các
quy trình, quy phạm, các đònh mức kinh tế kỹ thuật, tăng cường công tác hướng
dẫn, tổ chức lớp tập huấn, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát các BQL KCN cấp
tỉnh thực hiện chức năng Nhà nước được ủy quyền.
Tuy nhiên vẫn còn những chậm trễ, chưa sát cơ sở, đùn đẩy trách nhiệm
trong giải quyết các vướng mắc phát sinh sau giấy phép của các cơ quan quản lý
nhà nước Trung ương.

25


×