Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI THEO HƯỚNG SINH HỌC BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 14 trang )

CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI THEO HƯỚNG SINH HỌC
BỀN VỮNG
Nhóm cây có múi là tên gọi chung của nhóm cây cam, chanh, quýt,
bưởi... là loại cây tương đối dễ trồng, do nhu cầu thực tế thị trường
nên người dân đã lạm dụng lượng phân, thuốc hóa học để đạt được
năng suất, nhưng chính vì lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mà hiện
nay các dịch bệnh sâu hại ngày càng khó kiểm soát đặc biệt chất
lượng sản phẩm không đảm bảo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người dùng. Để kiểm soát các vấn đề về sâu bệnh hại, cho
sản phẩm đạt chất lượng và năng suất cho bà con nông dân, Công
ty cổ phần quốc tế KFT đưa ra quy trình trồng và chăm sóc cây có
múi theo hướng sinh học bền vững.

1. Trồng cây có múi
- Đất phù sa tơi xốp thoát nước tốt thích hợp với cây có múi, tầng
canh tác dày 0.5-1m, độ pH 5.5-6.5, không nên trồng cây có múi
trên đất sét, đất nhiều cát, đất có tầng canh tác mỏng, mực thủy cao
- Khoảng cách trồng: Tùy vào đất đai, giống và kĩ thuật canh tác mà
bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp, có thể tham khảo như sau:
Bưởi 5x5m, hoặc 6x6m. Cam sành 2,5x2,5m hoặc 2x3m.
- Xử lý đất hố trước khi trồng: Xử lý đất bằng vôi bột 0,5-1kg cho 1
hố, sau 5 ngày bón10-15kg phân chuồng+1kg 3 sao số 1 MT trộn
đều với đất cho vào hố trồng để hạn chế côn trùng sâu bệnh hại.
- Trồng cây con: Khi trồng đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu
và rộng hơn bầu cây con một chút. Đặt cây thẳng và lấp đất cao
hơn bầu 3-5cm, nén đất chặt tười nước. Sau đó cứ một ngày lại
tưới 1 lần sao cho đất, thường xuyên có độ ẩm 70% độ ẩm đã, bão



CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

hòa trong 10 ngày liên tục. Về sau tùy theo độ ẩm của đất mà, tiến
hành tưới 3-5 ngày một lần

Chọn giống

Đào hố xử lý Bón
phân Trồng cây
vôi
chuồng+3 sao
số 1 MT1

2. Vệ sinh vườn
- Khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh và đối với những cây sau
thu hoạch đã tiến hành vệ sinh cắt tỉa cành
- Xử lý Chế phẩm KFT Nano Đồng: 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5-7
ngày.
- Rải vôi bột để khử sạch môi trường
- Làm vệ sinh cỏ xung quanh gốc để vườn được thông thoáng.
3. Bón phân
- Bón lượng phân NPK theo khuyến cáo phần dưới
 Tỷ lệ phân bón phân cho 1 cây có múi (điển hình cam) như
sau:
- Cây 1 - 3 năm tuổi: 70 - 300g ure; 100 - 300g DAP và 100
kaliclorua
- Cây 4 - 6 năm tuổi: 350 - 450g ure; 450 - 550g DAP và 250g kali
clorua.



CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

- Cây 7 - 9 năm tuổi: 600 - 750g ure; 650 - 850g DAP; 350g kali
clorua.
- Cây trên 10 năm tuổi: 800 - 1.700g ure; 900 - 1.100g DAP; 450g
kali clorua.
- Cách bón: đối với cây 1 - 2 năm tuổi pha phân hóa học với nước
tưới cho cây.
 Còn cây đã cho quả thì chia 4 lần ra để bón:
- Lần 1: Trước khi ra hoa bón 1/3 lượng phân đạm và xử lý phân
hóa mầm hoa Siêu Lân (phục hồi rễ)
- Lần 2: Sau khi đậu quả 6-8 tuần, bón 1/3 lượng đạm và ½ kali
clorua hoặc sử dụng superman và 3 sao số 2 life
- Lần 3: Trước khi thu hoạch 1-2 tháng sử dụng 3 Sao Số 3 LIFE +
KFT Nano PICO để tăng chất lượng trái.
- Sử dụng phân HCVS 3 sao số 1 MT 1 với liều lượng 1-2 kg/gốc
(Đào xung quanh tán cây rộng 20-30 cm sâu 20 – 25 cm rải cùng
phân chuồng hoai mục 15 – 20 kg/gốc sau đó lấp đất lại ) tưới đủ
ẩm để cho Hệ vi sinh vật của 3 sao số 1 MT 1 phát triển trong đất
để cải tạo và bảo vệ bộ rễ.
- Lần 4: Thu hoạch xong, bón toàn bộ phân lân và 1/3 đạm. Bón
thêm phân hữu cơ với 15g/cây. Hoặc sử dụng KFT superman để
phục cây.
3. Sự ra hoa và biện pháp xử lý ra hoa cây có múi
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá,
thường là hoa lưỡng tính (Hình a và b). Hầu hết các loại cam quýt
đều tự thụ phấn, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ phấn chéo như
một số loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng
trái sẽ có nhiều hạt.
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá,

thường là hoa lưỡng tính (Hình a và b). Hầu hết các loại cam quýt
đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể có loài thụ phấn chéo như một số
loài quýt. Sự thụ phấn chéo sẽ làm tăng năng suất nhưng trái sẽ có


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

nhiều hạt.
(a)

(b)
4. Sự phân hoá và sự kích thích ra hoa
Sự kích thích mầm hoa bắt đầu với sự dừng sinh trưởng dinh
dưỡng trong thời gian nghỉ đông ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới
hoặc trong thời gian khô hạn ở vùng nhiệt đới. Nói chung, trên cây
trưởng thành, sự sinh trưởng của chồi dừng và tỉ lệ sinh trưởng của
rễ giảm trong mùa đông ngay khi nhiệt độ xuống chưa đến 12,5oC.
Trong thời gian sinh trưởng nẫy mầm phát triển khả năng ra hoa.
Do đó, sự kích thích ra hoa bao hàm sự kiện trực tiếp chuyển từ
sinh trưởng dinh dưỡng sang ra hoa Theo nghiên cứu của
(Davenport, 1990) và Garcia-Luis và ctv. (1992) cho rằng sự tượng
phân hóa mầm hoa có thể xảy ra trước sự kích thích nhưng những
bằng chứng về vấn đề nầy còn giới hạn. Nhiệt độ thấp và khô hạn
là hai yếu tố kích thích đầu tiên, trong đó nhiệt độ thấp là yếu tố đầu
tiên ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới trong khi khô hạn là yếu tố kích
thích ra hoa cho cam quýt ở vùng nhiệt đới. Nhiệt độ dưới 25oC
trong nhiều tuần lễ là yêu cầu kích thích mầm hoa (Inoue, 1990).
Ngưỡng nhiệt độ thấp cảm ứng ra hoa là 19oC trong vài tuần và
ngưỡng tối thấp là 9,4oC. Số hoa sản xuất tỉ lệ với sự khắc nghiệt
của nhiệt độ thấp hoặc khô hạn. Nhiệt độ càng thấp hay sự khô hạn

càng khắc nghiệt tỉ lệ ra hoa càng cao. Ngoài ra, tỉ lệ phát hoa có lá
hoặc không lá có liên quan với sự khắc nghiệt của Stress. Điều kiện
stress càng khắc nghiệt sẽ tạo ra nhiều bông không mang lá. Ở
ngoài đồng, sự khô hạn dài hơn 30 ngày kích thích số mầm hoa có


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

ý nghĩa. Mầm hoa được kích thích trong điều kiện khô hạn nhưng
chỉ phát triển nhiệt độ ấm lên hoặc ẩm độ đất tăng (không còn “xiết
nước”). Thường cây sẽ ra hoa sau khi tưới nước 3-4 tuần. Thời
gian từ khi cảm ứng ra hoa đến khi hoa nở thay đổi từng năm. Áp
dụng Siêu ra rễ trong giai đoạn này sẽ kích thích phân hóa mầm
hoa mạnh
Vì vậy nên kết hợp Phục Hồi Rễ hoặc KFT Siêu Lân trong giai
đoạn tưới nước trước khi ra hoa 4-5 tuần.
Sự phân hoá (differentiation) mầm hoa bao gồm sự thay đổi về mô
học và hình thái học chuyển mô sinh trưởng dinh dưỡng trở thành
một mô phân sinh hoa (Davenport, 1990). Khi mà mầm đài hoa
được hình thành thì mầm hoa sẽ không biến đổi lại thành chồi dinh
dưỡng: Ngay sau khi có những hiệu ứng trên sử dụng Siêu Ra Hoa
sẽ tăng cường bung hoa đồng loạt và đậu trái
5. Sự ra hoa và đậu trái
Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. Trên cành
vượt thường ra bông lá trong khi trên gỗ già thường ra bông không
mang lá. Cây còn tơ, ra hoa chưa ổn định thường ra hoa không tốt
như cây trưởng thành.
Hầu hết các loại cam quýt đều tự thụ phấn. Do đó, khi thiết kế vườn
cần chú ý nguồn phấn giúp cho các cây nầy đậu trái. Cây cho phấn
thường được bố trí theo tỉ lệ 3:1 hay 4:2. Côn trùng như ong mật

thụ phấn hiệu quả hơn gió. Một đàn ong có khả năng thụ phấn cho
0,8 ha diện tích trồng cây có múi.
Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn.
Thông thường phát hoa có lá đậu trái cao hơn so với phát hoa
không có lá; chồi có tỉ lệ lá/hoa cao sẽ có tỉ lệ giữ trái đến khi thu
hoạch cao. Nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ gây ra sự rụng
trái non. Nhiều người cho rằng sự rụng sinh lý khi trái có kích thước
từ 0,5-2,0 cm có liên quan đến chất điều hoà sinh trưởng, nước và
các chất carbohydrate.
Sự rụng hoa trước khi thụ phấn là hiện tượng quan trọng trên cây
có múi. Trên cây cam có 15,6% hoa rụng ở giai đoạn nụ, và 25%
hoa rụng ở giai đoạn hoa nở. Nhìn chung, chỉ có khoảng 1-4% hoa
phát triển cho đến khi thu hoạch (Monselise, 1999)
Hầu hết các loại cây có múi quan trọng đều không đều hỏi thụ phấn
chéo để đậu trái hoặc tạo trái. Tuy nhiên để tạo hạt hoặc thúc đẩy


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

bầu noãn phát triển ở những cây có đặc tính trinh quả sinh yếu
(parthenocarpic) như cam ngọt Hamlin. Tuy nhiên, đối với giống có
đặc tính trinh quả sinh mạnh như bưởi chùm Marsh có thể tạo trái
ngay khi cắt chỉ nhuỵ và nướm trước khi thụ phấn
6. Sự rụng trái non
Có 5 loại chồi trên cây có múi sau khi kích thích ra hoa:
a) Chồi sinh sản chỉ mang hoa trên cành hình thành mùa trước,
không có mang lá;
b) Chồi hỗn hợp có mang một ít hoa và lá;
c) Chồi hỗn hợp có mang nhiều hoa và một ít lá lớn;
d) Chồi hỗn hợp có mang ít hoa và nhiều lá;

e) Chồi sinh trưởng chỉ mang lá.
Chồi có mang lá thường có tỉ lệ đậu trái cao hơn chồi không có lá.
Thông thường chồi có mang nhiều lá như chồi loại (d) sẽ có tỉ lệ giữ
trái đến khi trưởng thành cao nhất. Phát hoa mang lá có tỉ lệ đậu trái
cao hơn có lẽ do gia tăng sự đồng hoá CO2 và mức độ cung cấp
carbohydrate hoặc do sự nối các mạch nhựa được cải thiện để làm
trung gian cho trái phát triển bởi các chất điều hoà sinh trưởng từ
các lá non mới hình thành hoặc khả năng chưa (sink) lớn hơn của
các chồi hỗn hợp
Sau khi đã hình thành trái non: cần sử dụng thêm 1 -2 lần Siêu Ra
Hoa để tăng tỉ lệ đậu trái và năng suất và sản xuất trái không hạt
cho thị trường châu Âu và giảm đi tỉ lệ rụng trái non.
Sự rụng trái non bắt đầu sau khi ra hoa cho đến 3-4 tuần sau khi
hoa nở. Sự rụng trái non xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ trên bề
mặt lá từ 35 - 40oC hoặc khi cây bị khô hạn như ở vùng đất khô
cằn. Nhiệt độ cao và sự khô hạn nghiêm trọng làm cho khí khẫu bị
đóng dẫn đến giảm sự đồng hoá khí CO2 và sự rụng trái non gây ra
bởi sự mất cân bằng của carbon.


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

(b)

(a

7. Sự phát triển trái: Sử dụng 3 SAO Số 2 LIFE
Sự phát triển trái của cây có múi theo đường cong đơn giản, gồm
ba giai đoạn như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4-6 tuần sau khi ra hoa

(2) Sự phát triển kích thước trái:
• Chanh: 2–3 tháng
• Cam: hơn 6 tháng
(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và
bề dày của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra
hoa. Cây mang nhiều trái ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái
8. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tính của trái
Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng, màu sắc, thời
gian chín, TSS, TA bị ảnh hưởng rất mạnh bởi yếu tố khí hậu. Tỉ lệ
sinh trưởng của trái tối hảo trong điều kiện nhiệt độ từ 20-25oC,
nhiệt độ lớn hơn 30oC và thấp hơn 13oC ức chế sự sinh trưởng
của trái. Khí hậu ẩm, lạnh trái sẽ phát triển tốt hơn khí hậu khô,
nóng. Cấu trúc của con tép mịn trong điều kiện khí hậu ẩm. Trong
điều kiện Á nhiệt đới màu sắc trái phát triển tốt hơn trong điều kiện
nhiệt đới. Diệp lục tố bắt đầu bị phá huỷ khi nhiệt độ ban đêm thấp
hơn 13oC. Trị số TSS cao nhất đạt được trong điều kiện nhiệt đới
và Á nhiệt đới ẩm, nhiệt độ ban đêm cao làm giảm TSS ở vùng
nhiệt đới. Hàm lượng Acid thấp và giảm nhanh khi nhiệt độ cao,
hàm lượng acid cao nhất ở vùng bán sa mạc hoặc vùng sa mạc Á
nhiệt đới.
9. Trinh quả sinh (Parthenocarpic)
Là khả năng sản xuất trái mà không cần thụ phấn. Có thể chia làm
ba kiểu trinh quả sinh:
• Trinh quả sinh yếu: chỉ một ít trái được sản xuất mà không cần thụ
phấn: cam Navel

• Trinh quả sinh trung bình: Đạt năng suất trung bình nếu không thụ
phấn nhưng đạt năng suất cao nếu được thụ phấn như quýt
Orlando
• Trinh quả sinh mạnh: Đạt năng suất cao nhưng không cần thụ
phấn như Chanh Tahiti
10. Chăm sóc và dưỡng trái
- Sau khi trồng trong vòng 20 ngày -1 tháng tưới 3 sao số 2 Life kết
hợp giữ ẩm, để cây hoàn toàn bén rễ và phát triển nhanh. Đối với
những vùng trũng, mưa nhiều cần có rãnh thoát nước, chống ngập
úng


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

- Thời kì kiến thiết cơ bản, cây cam chưa có quả cần chủ ý xén tỉa
cành tạo tán cho cây. Người ta cắt tỉa bớt các cánh nhỏ, cành vượt
và cành mọc sâu trong tán. Đặc biệt cần tỉa bỏ những cành nhánh
bị sâu bệnh gây hại.
- Cần cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành quả mọc yếu và
những cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo cho tán cây thông thoáng
loại bỏ một phần sâu bệnh hại. Ở thời kì sau đậu quả 1-2 tuần lễ
cần tiến hành sử dụng các chế phẩm sinh học KFT Siêu ra hoa
đậu quả để tăng tỉ lệ đậu quả và thúc đẩy nhanh quá trình lớn của
quả giảm số lượng hạt và làm đẹp mã quả.
- Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc,
trồng xen các cây ngắn ngày tận dụng đất, chống cỏ, giữ ẩm đất.

Làm cỏ

Cắt tỉa cành vô Cắt tỉa cành vô Tưới nước

hiệu
hiệu

11. Các biện pháp canh tác và quản lý dịch hại bằng chế phẩm
sinh học
11.1. Dùng các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh
- Sử dụng chế phẩm sinh học 3 sao số 2 Fugi + KFT Nano Đồng
để phun xịt toàn bộ vườn cây với liều lượng khuyến cáo (0,5 lít 3
sao số 2 Fugi + 0,5 lít KFT Nano Đồng pha cho 200 – 250 lít
nước) tưới cả gốc để nấm phát triển trên nền vi sinh, dùng định kỳ
20-30/ lần,


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

+ Khi vào mùa mưa. Cần chăm sóc kỹ vì mùa mưa bệnh phát triển
mạnh.
• Dùng sản phẩm Kaido 50 WP để trị tuyến trùng trong đất kết
hợp với tưới phân bón 3 sao số 2 Life để bổ xung dinh dưỡng
cho cây (Liều lượng : 1 kg Kaido 50 wp hòa với 400 lít nước
để tưới cho 1 ha )
• Dùng chế phẩm sinh học 3 sao số 2 Fugi (500ml cho 200 lít
nước) để xịt bổ sung Nấm đối kháng cho vườn cây.
• Dùng kiến vàng để bắt mồi, cùng với chế phẩm KFT côn
trùng Bug để diệt rầy...
+ Khi vào mùa khô : Nhện đỏ phát triển mạnh và rầy rệp cũng phát
triển nên phun nước nhiều để nhện hạn chế phát triển và dùng chê
phẩm sinh học KFT Côn trùng Bug (0,5kg cho 200 lít nước) để diệt
rầy rệp và các côn trùng có lợi tiêu diệt nhận đỏ. Nếu gây hại nhiều
thì mới sử dụng thuốc Hóa học vì nhện hay kháng thuốc ..


11.2. Ra hoa phát triển quả
- Khi chồi tược phát triển mạnh có dấu hiệu nhú hoa, tiến hành sử
dụng chế phẩm KFT Siêu ra hoa đậu quả (500ml cho 200 lít
nước), giúp cây ra hoa đồng loạt, nụ đều, tăng tỷ lệ đậu quả
- Sau khi hoa ra đều chống hiện tượng rụng hoa, quả non: dùng chế
phẩm KFT Bug côn trùng + 3 Sao Số 2 LIFE định kì 10-20 ngày
đến khi quả chắc, để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu và phòng ngừa
các côn trùng sâu hại (nhện đỏ, rệp sáp..) trong giai đoạn này
+ Tiến hành tỉa bỏ các quả vô hiệu để mật độ thích hợp cho quả
phát triên


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

Đào rãnh bón Bón phân 3 sao Xử lý chế phẩm Xử

chế
phân
số 1 MT1
phẩm
vùng
trên cây
gốc cây

11.3. Thu Hoạch
- Trước khi thu hoạch 3-5 ngày để tạo độ bóng đẹp, bảo quản lâu,
thuận lợi trong quá trình vận chuyển, không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm: sử dụng chế phẩm KFT Nano PICO +3 sao số 2
Life.


11.4. Một số sâu bệnh hại cần chú ý trong quá trình chăm sóc
11.4.1. Sâu hại: Bọ trĩ, bọ xít xanh, câu cấu, ngài chích hút, nhện
đỏ, nhện vàng, nhện trắng, rầy chổng cánh, ruồi đục quả, rệp muội
xanh, Rệp sáp, Sâu đục gốc, sâu đục thân...
- Biện pháp phòng trừ:


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

+ Biện pháp sinh học: Là biện pháp bền vững nhất an toàn môi
trường hiệu quả kinh tế
 Sử dụng các loài thiên địch như dùng kiến vàng để diệt bắt
mồi sâu, câu cấu.
 Các sinh vật đối kháng bọ rùa để bắt nhện và sử dụng chế
phẩm KFT Côn trùng Bug cung cấp các chủng nấm đối
kháng diệt rầy, sâu.
+ Biện pháp hóa học: Hạn chế sử dụng, chỉ sử dụng trong trường
hợp cấp thiết thành dịch,

11.4.2. Bệnh hại: Bệnh vàng lá Greening, bệnh tàn lụi (Tristera ),
bệnh vàng lá thối rễ, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm, bệnh
nấm phấn trắng, bệnh héo xanh, bệnh lở cổ rễ, chết cây con, bệnh
bồ hóng….
- Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:
+ Chọn các giống sạch bệnh, vườn cách ly với các khu vực bi bệnh
lân cận
+ Phòng trừ các côn trùng gây hại, sử dụng các loài thiên địch, sư
dụng bẫy
+ Dùng phân bón HCVS 3 sao số 1 MT1: Bón kết hợp với các phân

chuồng hoặc vi sinh khác để phòng tuyến trùng, gây thối rễ, vàng lá
chết chậm.
+ Sử dụng chế phẩm 3 sao số 2 Fugi liên tiếp 2-3 lần cách nhau 7
ngày để phòng trừ, các bệnh do nấm gây ra (bệnh Tristera, Chảy
mũ,
Chảy
mũ,
thối
rễ..)
+ Sử dụng chế phẩm FKT Nano PICO: sử dụng liên tiếp 2-3 lần


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

cách nhau 7ngày, để phòng trừ các bệnh do vi khuẩn gây hại, tăng
sức đề kháng cho cây

Bệnh vàng lá Thối quả
Greening

Giai đoạn

Sau khi thu hoạch

Thối
rễ
do Bệnh ghẻ
tuyến trùng
khuẩn


vi

Nội Dung công việc
- Mục tiêu kích thích cho cây phân cành
giúp cho cây phục hồi các cành dự trữ
- Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành ốm yếu, đan
chéo trong thân
- KFT Nano Đồng: 0.5lít pha 200lít phun
thân cành lá và đổ gốc. (mỗi cây 4-5lít)
- Bón phân: Phân chuồng ủ hoai mục +
0,5kg 3 Sao Số 1 MT1
- Superman: 2 lần mỗi lần cách nhau 10
ngày (để phục hồi và phân cành dự trữ)

Nếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì
bón phân và tưới nước như khuyến cáo
trên
- Phun KFT Côn Trùng ngừa rầy chổng
cánh khi lá non đạt kích thước tối đa
- Phun phân bón lá bổ sung nếu chồi phát
triển chưa được tốt
- Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ
sâu 60 cm trong suốt vụ.
1 tháng trước khi Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của cây


CÔNG TY CP QUỐC TẾ KFT

kích thích ra hoa Bón phân có tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ
(TKKTRH)

lân và kali như phân : 3 Sao số 2 LIFE hoặc
Siêu Lân
Phun 3 Sao số 2 LIFE hoặc Siêu Lân
bắt đầu xiết nước trong mương khô kiệt
7 ngày TKKTRH
(bơm nước ra khỏi mương khi có mưa)
cho đến khi kích thích ra hoa
0

Phun Siêu ra hoa

7 ngày Sau khi phun Phun Siêu ra hoa
Siêu ra hoa
Kết thúc quá trình kích thích ra hoa:
Bón phân và tưới nước giúp cho mầm hoa
31
phát triển
- Bón phân với tỉ lệ 1:1:1
-Tước nước giúp cho cây ra hoa.
51
Bắt đầu nhú hoa
64
Trổ hoa rộ
70
Nở hoa
73
Rụng nhụy, đậu trái
Rụng nhụy, đậu trái: Phun phân bón lá 3
79
Sao sô 2 LIFE

để hạn chế sự rụng trái non
Trái phát triển, rụng trái non:KFT Siêu ra
hoa , hoặc 3 sao số 2 life + 3 Sao số 2
86
FUGI
phun lần 2 cách lần 1 từ 15-20 ngày
Trái phát triển: superman
KFT Nano PICO +3 sao số 2 Life trước khi
93
thu hoạch 15-21 ngày để tăng phẩm chất
trái.
250
Thu hoạch



×